Các bước xây dựng kế hoạch dạy học có sử dụng Di sản văn hóa phi vật thể

Giáo viên chốt ý, ghi bảng. Giáo viên bình luận: Khẩu ngữ dân dã như “cái” đàn chân quê riêng biệt, lời cảm thán “sướng lắm, lợi lắm” so sánh đàn mưa đàn sấm Bên cạnh đó, hát sắc bùa còn có cả hát đi đường, hát mở cổng vào nhà, hát mời, có thể phường bùa cùng gia chủ hát đối đáp. Điều đặc biệt là đi chúc tết nhưng không phải là nói hay hướng dẫn mà lại hoàn toàn bằng hát. Lời hát tuỳ thuộc vào gia cảnh, khả năng ý muốn của gia chủ. Tất cả các câu hát đều do sự ngẫu hứng của hai bên trên thực tế bối cảnh tại nơi hát và trên nền tảng truyền thống của dân ca Mường.

pdf84 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các bước xây dựng kế hoạch dạy học có sử dụng Di sản văn hóa phi vật thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu thí nghiệm đầu tiên của bài học hôm nay. Các em đọc nội dung thí nghiệm 1. Dựa vào nội dung của phần I, một bạn hãy cho biết mục đích của thí nghiệm này là gì? Mời các em hướng lên màn hình, thầy hướng dẫn cách quan sát và đếm số dao động. Chiếu PowerPoint hướng dẫn. Bây giờ các nhóm có 3 phút để tiến hành thí nghiệm, ghi kết quả vào bảng phụ và treo lên bảng sau khi hoàn thành. - Từ kết quả thí nghiệm trong bảng phụ của các nhóm, gợi ý để học sinh tự định nghĩa được khái niệm tần số. Sau khi đi đến kết luận từ kiến thức của thí nghiệm 1, các em hãy quan sát hình vẽ và cho thầy biết chiều dài của dây đàn nào tương ứng với chiều dài của con lắc A (con lắc A có dây treo dài hơn con lắc B)? Đọc nội dung thí nghiệm 1. Nêu mục đích của thí nghiệm, ghi bài. Theo dõi hướng dẫn. Thực hiện thí nghiệm, ghi kết quả vào bảng phụ, treo lên bảng trước lớp. Nêu định nghĩa tần số, ghi bài. Trả lời câu hỏi: chiều dài của dây đàn đáy tương ứng với chiều dài của con lắc A. I. Dao động nhanh, chậm: Tần số 1. Thí nghiệm 1 1.1. Mục đích - Xây dựng khái niệm tần số. - Xây dựng mối quan hệ giữa tần số và sự dao động nhanh chậm của vật. 1.2. Tiến hành 2. Kết luận - Tần số là dao động của vật trong 1 giây. (SGK) Đơn vị tần số là Hz VD: Con lắc A có tần số: Hz Con lắc B có tần số: Hz - Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn. 49 Tiếp theo, các em hãy so sánh tần số dao động của dây trên 2 cây đàn (đàn đáy và đàn nguyệt)? Qua thí nghiệm vừa rồi, chúng ta cũng thấy được: Dây treo càng dài, tần số dao động càng nhỏ; dây treo càng ngắn, tần số dao động càng lớn. Tuy nhiên, chúng ta đang muốn tìm hiểu tại sao lại có âm trầm và âm bổng. Vậy tần số dao động chúng ta vừa tìm hiểu có mối liên hệ gì với độ cao của âm, chúng ta cùng tìm hiểu mối liên hệ này thông qua thí nghiệm 2 sau đây. Trả lời câu hỏi: Tần số dao động của đây đàn nguyệt lớn hơn tần số dao động của dây đàn đáy. Hoạt động 3: Tìm hiểu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm (8 phút) Thầy mời 1 bạn đọc cách tiến hành thí nghiệm 2 trên màn hình. Hướng dẫn bằng cách làm mẫu. Chú ý, các em tì sát tay ra mép hộp gỗ sao cho khi thước dao động, thước không đập lên mặt hộp. Các em có 2 phút để hoàn thành thí nghiệm này. Hướng dẫn học sinh hoàn thành Bài tập 3. Rút ra kết luận về mối liên hệ giữa tần số và sự cao, thấp của âm thanh. Đọc cách tiến hành thí nghiệm. Tiến hành thí nghiệm. Ghi bài. II. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) 1. Thí nghiệm 2 1.1. Mục đích Tìm được quan hệ giữa tần số và sự trầm bổng của âm thanh. 1.2. Tiến hành 2. Kết luận - Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao. - Dao động càng chậm, tần số dao động càng nhỏ, âm thanh phát ra càng trầm. Hoạt động 4: Vận dụng (20 phút) Như vậy, chúng ta vừa nghiên cứu quan hệ giữa tần số và sự trầm bổng của âm thanh. Bây giờ, vận dụng kiến thức vừa học, chúng ta cùng giải thích hiện tượng ở phần đầu tiết học. Bạn nào có thể trả lời giúp thầy tại sao đàn đáy lại phát ra âm trầm hơn đàn nguyệt? Trả lời câu hỏi. Học sinh có thể trả lời: dây đàn của đàn đáy dài hơn dây đàn của đàn nguyệt, vì thế, dao động của dây đàn đáy chậm hơn, tần số dao động nhỏ hơn khiến âm thanh phát ra trầm hơn. 50 (Trường hợp học sinh chưa trả lời được chính xác, giáo viên giải thích lại cho rõ ràng.) Như thầy đã nói từ đầu tiết học, đây là cây đàn đáy được sử dụng trong nghệ thuật ca trù. Âm nhạc ca trù có lịch sử phát triển rất lâu đời các em ạ! Ca trù xuất hiện từ thế kỷ thứ 10 và gắn với rất nhiều loại nhạc cụ. Nhưng, mãi cho tới thế kỷ thứ 15, đàn đáy mới xuất hiện và gắn chặt với ca trù. Từ khi cây đàn đáy xuất hiện, các nhạc cụ dùng trong ca trù được tinh giản, chỉ còn 3 loại nhạc cụ (thầy vừa nói vừa chỉ vào 3 loại nhạc cụ này cho học sinh thấy). Thầy xin giới thiệu với các em nhạc cụ thứ nhất là cây đàn đáy mà chúng ta vừa chơi. Nhạc cụ thứ hai là phách, đi kèm với nó là 2 cái dùi để gõ. Phách của ca trù rất đặc biệt. Một phách chẻ đôi ra gọi là phách âm, phách kia giữ nguyên gọi là phách dương. Người hát ca trù sẽ gõ phách khi hát. Còn nhạc cụ thứ 3 trong ca trù là trống chầu. Cách sử dụng trống chầu rất đặc biệt các em ạ! Người sử dụng trống không phải là người trình diễn ca trù mà là một khán thính giả, gọi là quan viên. Khi nghe và thưởng thức ca trù, quan viên sẽ sử dụng trống để khen thưởng hoặc trách phạt người hát. Sự giản lược về số lượng nhạc cụ chơi trong ca trù đem lại sự hoàn hảo trong kết hợp âm thanh, đồng thời khiến đàn đáy trở thành một nhạc cụ đặc biệt. Vậy nét đặc sắc của đàn đáy là gì và nó hòa quyện vào âm nhạc trong ca trù như thế nào, thầy mời các em cùng xem một đoạn phim tư liệu sau... Chiếu phim Nghệ thuật ca trù. Theo dõi phóng sự ngắn về ca trù và nghe những giải thích cụ thể hơn về nhạc cụ dùng trong môn nghệ thuật đặc sắc của dân tộc. Xem phim. 51 Như các em vừa xem phim, đàn đáy đặc biệt bởi nó có cần đàn dài nhất trong các loại đàn, và là loại nhạc cụ chỉ sử dụng trong bộ môn nghệ thuật ca trù. Nhưng tại sao đàn đáy lại có cần đàn dài như vậy? Vậy tại sao người ta lại cần âm thanh thật trầm của đàn đáy trong nghệ thuật ca trù? Trong âm nhạc, người ta xử lý một cách nhuần nhuyễn sự kết hợp về độ cao của âm để tạo ra những sản phẩm âm nhạc hay. Trong ca trù, tiếng phách và tiếng hát của đào nương với tiếng đàn chia làm 3 khoảng, tiếng phách rất đanh cao, tiếng hát ở trung và tiếng đàn trầm đục tạo ra sự tương phản, song lại hoà quyện lại thành một khối âm thanh đặc sắc và trở thành một bản hòa tấu vô cùng phong phú với nhiều âm sắc, dễ đi vào lòng người, tất cả làm nên vẻ đẹp trong âm nhạc của ca trù. Với những nét đặc sắc như vậy, vào ngày 01/10/2009, hát ca trù đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nếu các em muốn tìm hiểu sâu hơn về ca trù, các em có thể đến Bảo tàng dân tộc học Việt Nam ở ngay cạnh trường chúng ta. Sáng Chủ Nhật tuần đầu tiên hàng tháng, CLB Ca trù có biểu diễn ở đó. Các em có thể đến nghe và trực tiếp trò chuyện với những kép đàn, ca nương ca trù để hiểu sâu hơn và yêu quý hơn nghệ thuật này. Ngoài ra, chúng ta có thể đến với CLB Ca trù ở Triển lãm Giảng Võ, CLB của phường Cống Vị, quận Ba Đình. Ở đó, thầy biết có nhiều bạn cùng trang lứa với các em đang theo học. Chứng tỏ nghệ thuật ca trù có sức cuốn hút mạnh mẽ đối Trả lời câu hỏi. Học sinh có thể trả lời: Để cho đẹp. / Để đàn tạo ra âm thanh thật trầm. Trả lời câu hỏi (Học sinh có thể không trả lời được câu hỏi này.) 52 với giới trẻ. Bên cạnh những nghệ sĩ hát ca trù, chơi đàn đáy, chúng ta thấy còn có những nghệ nhân chế tác ra các nhạc cụ dành cho ca trù. Đó chính là những người được giới thiệu trong đoạn phim sau đây. Các em hãy theo dõi đoạn phim về quá trình làm cây đàn đáy, một nhạc cụ rất đặc sắc. Chiếu phim Làng làm nhạc cụ Đào Xá (xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội). Đoạn phim cho thấy, không chỉ các ca nương, nghệ sĩ chơi đàn, đánh trống, mà những nghệ nhân chế tác đàn cũng đóng góp vào công cuộc bảo tồn ca trù, di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam nói riêng, và của nhân loại nói chung. Thầy cũng muốn nói thêm với các em về phách ca trù. Ở đây thầy có 2 bộ phách khác nhau. Bàn phách của ca trù dài hơn. Chiếc bàn phách kia được sử dụng trong hát văn, hay còn gọi là hát hầu đồng. Thầy mời một bạn lên gõ 2 chiếc phách này. Sau khi học sinh gõ phách, giáo viên phát cho mỗi nhóm 2 bộ phách để quan sát. Ai cho thầy biết sự khác nhau của 2 chiếc bàn phách này? Bộ phách nào phát ra tiếng to hơn? Vậy cấu tạo của phách có quyết định đến độ to của âm không? Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu trong bài sau – Độ to của âm. Về nhà, các em tìm hiểu thêm về hát văn qua các phương tiện truyền thông như đài, báo và mạng Internet. Bài học của chúng ta kết thúc ở đây. Xem phim. Một học sinh lên gõ cả 2 phách. Quan sát và trả lời câu hỏi. Học sinh có thể trả lời: Bàn phách hát văn có rãnh ở mặt trước. Bàn phách ca trù lõm ở mặt dưới. Phách hát văn phát ra tiếng to hơn. 53 Nhóm:........ Kết quả thí nghiệm dao động của con lắc đơn Câu hỏi 1: Quan sát và đếm số dao động của 2 con lắc đơn A và B và điền vào bảng kết quả thí nghiệm bên dưới: Con lắc Con lắc nào dao động nhanh? Con lắc nào dao động chậm? Số dao động trong 10 giây Số dao động trong 1 giây A B Chú ý: Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số là Hz (đọc là héc). Câu hỏi 2: Từ bảng trên, cho biết con lắc nào có tần số lớn hơn? Nêu mối quan hệ giữa tần số dao động và dao động nhanh chậm của con lắc? ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... B A PHIẾU HỌC TẬP 54 55 Môn: Vật lí (lớp 7) 3. Người soạn: Trần Văn Hùng, trường THCS Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 56 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong thực tế. - Nắm được khái niệm về vị trí cân bằng và dao động. - Hiểu biết về một số nhạc cụ truyền thống của người Mường và bản chất khoa học của di sản đó - Giúp học sinh có cảm nhận ban đầu về âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm). 2. Kỹ năng - Có kỹ năng quan sát thí nghiệm, kiểm chứng để rút ra các đặc điểm của nguồn âm là dao động. - Có thể giải thích được bản chất khoa học của các hiện tượng trong đời sống hàng ngày. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức học tập, làm việc nghiêm túc, yêu thích môn học, yêu thích di sản văn hóa của người Mường và có ý thức trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Sưu tầm tư liệu về các nhạc cụ Mường qua sách báo, internet. - Nghiên cứu, sưu tầm tư liệu và nhạc cụ dân tộc Mường trực tiếp từ các nghệ nhân dân gian Mường như: sáo, chiêng. - Dựng phim về các dịp sử dụng chiêng của dân tộc Mường và cách chế tạo sáo ôi của người Mường. - Nhờ các đồng nghiệp đóng góp ý kiến về mặt chuyên môn. - Xây dựng các hoạt động sử dụng di sản làm thí nghiệm cho học sinh và chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm. 2. Học sinh - Đọc trước bài 10, tiết 11, Nguồn âm. III. Hoạt động dạy học (45 phút) 1. Ổn định tổ chức 2. Giới thiệu chương II theo sách giáo khoa Ở tiết trước chúng ta đã kết thúc chương quang học nên tiết học này ta không nghiên cứu quang học nữa. Các em thân mến, bộ môn Vật lí nghiên cứu về âm thanh gọi là âm học, nghiên cứu về âm thanh giúp con người tạo ra những âm thanh nghe thấy vui hơn, thêm yêu cuộc sống hơn. Và cũng biết tìm cách ngăn cản những tiếng ồn. Vậy từ tiết học này thầy và các em sẽ cùng nhau nghiên cứu Chương II: Âm học. Nội dung nghiên cứu của chương Âm học bao gồm: - Nguồn âm có đặc điểm gì? - Âm trầm, âm bổng khác nhau như thế nào? - Âm to, âm nhỏ khác nhau ra làm sao? - Âm được truyền qua những môi trường nào? - Và âm trong trường hợp nào thì được gọi là tiếng ồn và cách phòng chống chúng? Sử dụng cồng chiêng vào bài học Vật lí TIẾT 11. BÀI 10: NGUỒN ÂM 57 3. Vào bài mới Chúng ta đang sống trong thế giới âm thanh. Nhờ có âm thanh mà các em nghe được tiếng nói của nhau. Nghe được tiếng thầy cô giảng bài. Nghe được những bài hát, điệu nhạc hay, nghe được tiếng chim hót líu lo, tiếng suối chảy róc rách. Nhưng bên cạnh đó cũng có lúc buộc phải nghe những tiếng còi xe inh ỏi, tiếng búa đập ầm ầm và tiếng ồn ào ngoài phố. Vậy âm được tạo ra như thế nào? Chúng có đặc điểm gì? Nghiên cứu bài hôm nay thầy và các em sẽ làm sáng tỏ vấn đề trên. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập để nhận biết nguồn âm (5 phút) Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm(25 phút) Phương pháp: Quan sát và nghiên cứu nội dung C1: Chúng ta cùng hướng lên màn hình Giáo viên chiếu đoạn video về các loại nhạc cụ Chiếu đoạn phim 1: Nhạc cụ. Em hãy nêu những âm mà em nghe được và tìm xem chúng phát ra từ đâu. Chiêng, kèn, trống, nhị, sáo Em hãy nêu một số âm khác mà em nghe được trong cuộc sống. - Những vật phát ra âm như: Kèn, trống, chiêng, còi xe... gọi là nguồn âm. Vậy nguồn âm là gì? Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Vậy nguồn âm có chung đặc điểm gì? Sang phần II, thầy và các em nghiên cứu vấn đề trên. a. Thí nghiệm 1 (6 phút) Giáo viên giới thiệu các bước tiến hành thí nghiệm. Giáo viên dùng tay bật dây cao su mà một học sinh đang đứng căng trước lớp. Giáo viên giới thiệu vị trí cân bằng (bằng dây cao su). Giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm. - Tiếng chiêng, kèn, trống... - Tiếng thầy cô giảng bài, tiếng chim hót, tiếng còi xe... -Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. I. Nhận biết nguồn âm Kết luận: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Một bạn lên đứng trước lớp căng dây cao su. Các nhóm hai học sinh tiến hành thí nghiệm theo ba bước: II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? 1.Thí nghiệm a.Thí nghiệm với dây cao su C3 Khi phát ra âm dây cao su rung động, 58 Các em nêu kết quả thí nghiệm. Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su được gọi là dao động. Nhạc cụ truyền thống của người Mường rất đa dạng và phong phú gồm: sáo ôi, sáo ngang, kèn, nhị, chiêng, trống. Trong đó đặc sắc hơn cả và thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa rất riêng của người Mường so với các dân tộc khác đó là hai nhạc cụ chiêng và sáo ôi. Chúng ta vừa làm thí nghiệm trên dây cao su. Khi phát ra âm dây cao su rung động. Vậy, chiêng phát ra âm, mặt chiêng có dao động không? Thầy và các em chuyển sang phần b. b.Thí nghiệm với chiêng (10 phút) Phương pháp: Hoạt động nhóm C4 Cho học sinh gõ vào mặt chiêng Vật nào phát ra âm? Mặt chiêng có dao động không? Nhận biết điều đó bằng cách nào? Giáo viên hướng dẫn: Dùng dùi gõ vào núm chiêng. Sau đó sờ tay vào núm và nhận xét. Các em có cảm nhận gì? Nhưng sờ tay thì chỉ có mình em cảm nhận được. Để nhận biết được sự dao động trực quan hơn các em dùng quả cầu bấc sẽ cho kết quả rõ ràng hơn. Dùng dùi gõ vào núm chiêng. Sau đó đưa quả cầu bấc từ từ lại gần tiếp xúc với núm chiêng 1. Một bạn căng dây cao su 2. Một bạn khác bật dây cao su. 3. Hai bạn quan sát sợi dây cao su và lắng nghe rồi mô tả điều mà các bạn nghe và nhìn thấy được. Khi phát ra âm dây cao su rung động. - Mặt chiêng phát ra âm. - Học sinh gõ và sờ tay vào vào núm chiêng. Mặt chiêng rung động 1. Một bạn gõ vào mặt chiêng. Một bạn khác đưa quả cầu bấc lại gần tiếp xúc với mặt chiêng b. Thí nghiệm với chiêng 59 Khi chiêng phát ra âm quả cầu bấc có dao động không? Quả cầu dao động chứng tỏ điều gì? Vậy khi phát ra âm, mặt chiêng dao động không? Giáo viên có thể cung cấp thêm thông tin, nếu phù hợp: Không biết chính xác chiêng Mường có từ bao giờ. Chỉ biết rằng ở thời kỳ đồ đồng Đông Sơn (cách đây khoảng 3.500 năm) trên mặt trống đồng Ngọc Lũ có khắc những hình người đang đánh chiêng. Trong áng mo “đẻ đất đẻ nước” - thiên sử thi đồ sộ của dân tộc Mường cũng có nhiều chỗ nói tới chiêng. Điều này chứng tỏ cùng với trống đồng, chiêng của người Mường đã có niên đại cách đây khoảng 3.000 năm. Điều đó cũng chứng tỏ từ cái thủa xa xưa đó người Mường đã đạt tới trình độ sáng tạo được âm nhạc có hòa âm theo mức độ thẩm âm của con người thời kỳ đó. Vì vậy chúng ta là con cháu của dân tộc Mường có thể tự hào về điều này. Chúng ta đã thí nghiệm với chiêng. Khi phát ra âm mặt chiêng dao động còn với sáo ôi khi phát ra âm thì vật nào dao động đây? Để làm sáng tỏ điều này thầy và các em chuyển sang phần c c. Thí nghiệm với sáo ôi (7 phút) Thầy giáo mời một học sinh thổi sáo ôi. Bộ phận nào phát ra âm? Cột khí có dao động không? Kiểm tra điều đó bằng cách nào? Giáo viên hướng dẫn học sinh gắn lông gà vào lỗ sáo và thổi Lông gà dao động chứng tỏ điều gì? Cho học sinh tháo miếng băng dính bịt ở lỗ phát âm trên cây sáo mà các em vừa thổi 2. Cả nhóm lắng nghe, quan sát và rút ra kết luận: Quả cầu dao động chứng tỏ khi phát ra âm, mặt chiêng dao động - Một học sinh thổi sáo - Cột khí trong ống sáo phát ra âm. Học sinh thảo luận đưa ra phương án kiểm tra. Học sinh làm theo giáo viên và quan sát lông gà. - Cột khí trong ống sáo dao động. Học sinh thổi sáo không có băng dính bịt ở ½ lỗ phát âm. c. Thí nghiệm với sáo ôi C5 Khi phát ra âm, cột khí trong ống sáo dao động. C4 Khi phát ra âm, mặt chiêng dao động 60 Các em hãy so sánh với lần thổi đầu tiên? Các em có biết tại sao? Giáo viên giải thích: Luồng khí từ miệng bị băng dính cản một nửa chia luồng khí làm 2 phần. Một phần va đập vào băng dính làm lớp không khí xung quanh băng dính bị nén lại gây ra áp suất tạo ra sóng âm thanh lan truyền đến tai ta gây cho con người có cảm giác âm. Khi tháo băng dính luồng khí không bị cản một nửa không tạo ra sự va đập trên nên không tạo ra âm. Theo truyền thống, người Mường thường dùng lá chuối để bịt miệng lỗ âm sẽ tạo ra âm thanh hay hơn băng dính, nhưng do lá chuối dễ bị héo, phải thay thường xuyên nên hiện nay người Mường dùng băng dính để bịt miệng lỗ âm như chiếc sáo các em vừa làm thí nghiệm. Giáo viên kết luận: Qua các thí nghiệm trên, khi phát âm, dây cao su, mặt chiêng, cột khí trong ống sáo đều dao động. Các em hãy cho biết các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì? - Khi phát ra âm, các vật đều dao động. Giáo viên kể chuyện Sự tích sáo ôi vùng Mường Bi: Chuyện kể rằng xưa kia trong một gia đình, có bốn người con, người con út bị câm, không nói được. Đến khi cha chết, không biết làm cách nào để khóc cha, người con câm bèn lấy ống nứa khoét 4 lỗ tượng trưng cho bốn người con, để thổi lên thay cho lời khóc than để tiễn đưa cha về nơi vĩnh hằng Từ ấy trở đi, người Mường có chiếc sáo ôi. Chiếc sáo nhìn trông thì rất đơn giản tưởng chừng ai cũng làm được nhưng không phải vậy. Không biết cách sẽ không tạo ra được âm thanh. Chính vì vậy những người biết làm sáo ôi hiện còn rất ít. Để có thể làm ra được chiếc sáo ôi tạo ra âm thanh người nghệ nhân phải có rất nhiều kinh nghiệm và các tri thức dân gian mà thầy và các em Sáo không phát ra âm. 2. Kết luận Khi phát ra âm, các vật đều dao động. 61 chúng ta sẽ cùng khám phá qua đoạn băng sau. Cho học sinh xem đoạn băng cách làm sáo ôi (Đoạn phim 2: Sáo ôi). Học sinh xem phim Giáo viên cho học sinh làm C6 sách giáo khoa. Làm thí nghiệm với tờ giấy và lá chuối III. Vận dụng Trước đó chúng ta đã làm thí nghiệm với chiêng. Vậy các em có biết chiêng được sử dụng trong những dịp nào? Đối với người Mường, chiêng không chỉ tạo ra âm thanh tươi vui, rộn rã mà còn thể hiện uy quyền, sức mạnh và sự linh thiêng có thể vang động tới tận trời xanh, xua đi các tà khí. Vì vậy chiêng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Mường, được người Mường sử dụng trong rất nhiều dịp khác nhau. Xưa kia nhà nào cũng phải sắm cho nhà mình một vài chiếc chiêng. Chiêng không những là nhạc cụ truyền thống trong đời sống của người Mường mà còn là vật báu tượng trưng cho sự giàu có, sang trọng của mỗi gia đình. Mời các em xem đoạn băng. Chiếu đoạn phim 3: Chiêng. Hát sắc bùa, lễ khai hạ IV. Củng cố 1. Bài hôm nay chúng ta cần nắm được: - Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. - Khi phát ra âm các vật đều dao động ( Giáo viên vẽ bản đồ tư duy ) 2. Học sinh đọc phần ghi nhớ 3. Giáo viên tổ chức cho học sinh tập đánh chiêng theo câu C9 Các em vừa được nghe các giai điệu chiêng khác nhau. Bây giờ thầy mời một số bạn lên tập đánh chiêng theo một số giai điệu sau: Pênh Póng Pênh, Pềnh Póng Khầm Giáo viên sử dụng nội dung để đặt vấn đề vào bài sau (bài Độ cao của âm) và hướng dẫn bài tập về nhà: Tại sao các chiếc chiêng lại phát ra những âm thanh khác nhau? Chiêng to phát ra âm trầm, chiêng nhỏ phát ra âm cao. Vì sao? V. Hướng dẫn học ở nhà 1. Học thuộc kết luận 2. Làm bài tập 10.3 – 10.5 (nếu có thời gian) 62 63 Môn: Ngữ văn (lớp 7) 4. Người soạn: Tô Ngọc Thúy, trường THCS Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 64 Sử dụng dân ca vào bài học Ngữ văn Tiết 134: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG: DÂN CA MƯỜNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Đảm bảo mục tiêu của chương trình địa phương (là một phần quan trọng của môn ngữ văn) giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm với cộng đồng dân tộc. - Giúp học sinh hiểu được về dân ca, lời hay ý đẹp của dân ca Mường. - Thu hút sự tham gia của gia đình và cộng đồng. 2. Kỹ năng - Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, trình bày, bình luận viết văn. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức sưu tầm, nghiên cứu, trải nghiệm tức là phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Các em cũng là chủ thể của hoạt động đưa di sản vào bài học, chương trình học. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên - Tự sưu tầm tư liệu qua sách báo, internet. - Đi nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, hiện vật, tranh ảnh phục vụ cho tiết dạy từ trong cộng đồng (tháng 1/2014). - Dựng phim tư liệu về di sản phục vụ cho tiết dạy (tháng 1,2/2014). - Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm những đồ vật, tranh ảnh có liên quan đến dân ca; Học sinh vẽ hoặc chụp ảnh những đồ vật liên quan đến dân ca (trang phục, các vật dụng sử dụng trong đời sống hàng ngày, lễ hội); Học sinh viết những lời nhận xét, bình luận về các bài dân ca đã sưu tầm được. - Chuẩn bị 1 góc cho học sinh trưng bày sản phẩm: Trang phục người Mường, nhạc cụ (quả còn, mảng, guồng sợi; tranh ảnh, bài viết). - Mời nghệ nhân đến tham gia tiết học. 2. Học sinh - Tự sưu tầm tư liệu (viết, tranh, ảnh), hiện vật trong gia đình, làng bản. - Tự viết, vẽ, chụp ảnh về di sản. - Tìm hiểu trước từ gia đình (ông bà, cha mẹ, cô chú), láng giềng về các bài dân ca của người Mường như: Hát ru, đồng dao, hát trong lễ hội, hát trong đám cưới, hát trong sinh hoạt hàng ngày - Vẽ hoặc chụp ảnh những đồ vật liên quan đến dân ca (trang phục, các vật dụng, đồ dùng sử dụng trong đời sống hàng ngày, lễ hội); Học sinh viết những lời nhận xét, bình luận về các bài dân ca đã sưu tầm được. - Trưng bày sản phẩm sưu tầm được: Trang phục người Mường, nhạc cụ, quả còn, mảng, guồng sợi; tranh ảnh, những bài viết liên quan đến chủ đề bài học III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức 65 2. Kiểm tra bài cũ - Giáo viên kiểm tra trong quá trình học nội dung của tiết học 3. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Văn học dân gian của người Mường được ví như là dòng chảy của một con sông được tích góp lại từ các dòng suối nhỏ dạt dào với những thể loại văn học truyền miệng: Tục ngữ, dân ca, đến truyền thuyết, truyện cổ tích và cả những trang thơ dài. Trong đó ta thật thiếu sót khi không nhắc đến dân ca Mường. Dân ca Mường là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của người Mường, nó có nét đặc sắc riêng bởi các làn điệu dân ca dễ truyền dạy, dễ đi vào lòng người. Tại sao chúng lại dễ đi vào lòng người như vậy? chúng có nét đặc sắc riêng gì? Câu hỏi đó sẽ được trả lời cho cô và các em trong tiết học ngày hôm nay. Để giúp các em hiểu về dân ca Mường hơn, cô xin giới thiệu tới dự với tiết học của chúng ta hôm nay có bác Bùi Văn Ểu và bác Bùi Thị Quynh là hai nghệ nhân dân gian vùng Mường Bi. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm, tư liệu về Di sản dân ca Mường - nhận xét đánh giá sản phẩm, tư liệu Cho học sinh lên trưng bày tư liệu theo nhóm Cho học sinh các nhóm trình bày kết quả. Hôm trước cô đã chia lớp mình thành 3 nhóm và giao bài tập về nhà cho các em sưu tầm về dân ca Mường. Bây giờ cô mời nhóm trưởng các nhóm lên trình bày kết quả của mình. - Giáo viên nhận xét: Qua phần trưng bày của các nhóm cô thấy tất cả các em đều có ý thức trong việc sưu tầm, tìm hiểu về dân ca Mường. Các cá nhân trong nhóm đều thể hiện tinh thần đoàn kết. Mặc dù các tư liệu, hiện vật chưa được phong phú và đa dạng xong mỗi sản phẩm mà các em tìm được đều đúng chủ đề liên quan đến dân ca Mường và bản sắc văn hóa người Mường. ? Qua công việc đi sưu tầm các em thấy việc đi sưu tầm về dân ca Mường khó hay dễ? Vì sao? ? Qua việc học và tìm hiểu em hãy cho Trưng bày sản phẩm, tư liệu theo nhóm vào góc của 3 nhóm: Mỗi nhóm cử đại diện lên trưng bày. Đại diện nhóm trưởng lên thuyết minh các sản phẩm của mình. - Khó, vì còn ít người biết.... Học sinh trả lời. Hoạt động của giáo viên - Nghệ nhân Hoạt động của học sinh Nội dung 66 biết dân ca là gì? - Dân ca là những lời hát do nhân dân sáng tác ra và được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Chuyển ý: Dân ca Mường có những làn điệu nào?...-> 1. Các làn điệu dân ca Mường Hoạt động 3: Tìm hiểu về dân ca Qua phần trưng bày sản phẩm sản phẩm và trình bày của các nhóm, cô thấy các em đã hiểu phần nào về dân ca Mường. Vậy sau đây các em sẽ thể hiện hiểu biết của mình về các làn điệu dân ca Mường qua bài tập sau. (Làm bài tập nhóm trên giấy A0) Phát phiếu học tập cho học sinh làm việc theo nhóm. Yêu cầu: Kể tên các làn điệu dân ca Mường? Nêu những hiểu biết của mình về các làn điệu dân ca đó? (Theo hình thức trình bày bằng sơ đồ tư duy). Thời gian: 3 phút. Sau khi thời gian kết thúc, giáo viên yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng. Giáo viên cho học sinh nhận xét kết quả làm việc của 3 nhóm. Giáo viên nhận xét, đánh giá và đưa kết quả đúng lên máy chiếu. -> Dân ca Mường có 6 làn điệu (hát ru; đồng dao; hát kể; hát chúc, hát mời; đúm, ví giao duyên; mo). Giáo viên: Dân ca Mường có nội dung phong phú và đa dạng, có loại dân ca được hát với nhạc cụ cồng chiêng người ta gọi là hát sắc bùa - hát chúc, hát mừng vào dịp Tết; có loại nằm trong hát nghi lễ có thể có nhạc và múa; có loại do người hát hát theo những vần thơ, sự tích và có cả những làn điệu sẵn trong truyền thống, hát giao duyên (hát đúm, ví) của trai gái, đồng dao của con trẻ... Tất cả các làn điệu dân ca này đều gắn bó với cuộc đời của con người Mường từ khi sinh ra cho đến khi về với tổ tiên ông bà. Làm việc theo nhóm. Cử nhóm trưởng ghi kết quả. Dán kết quả lên bảng. 1. Các làn điệu dân ca Mường Dân ca Mường gồm 6 làn điệu. 67 Có thể nói, dân ca Mường là đời sống tinh thần, tâm linh của người Mường. Để hiểu sâu sắc hơn về nội dung, hình thức, ngôn ngữ, tâm hồn người Mường, cô và các em sẽ đi sâu tìm hiểu một số làn điệu dân ca đặc sắc nhất của người Mường. Làn điệu cô muốn nói đầu tiên ở đây mang tính phổ biến - nhiều người thích hát, biết hát và có ý nghĩa nhất đối với người Mường là hát ru. Đặc biệt các làn điệu cổ xưa hát bằng giọng thường đang lại vô cùng hiếm. Trên tay các em đã có lời của bài hát ru của bà Quách Thị Trại (xóm Chùa) mà cô đã sưu tầm được trong thời gian vừa qua. Các em sẽ cùng cô theo dõi, đọc thầm và suy ngẫm những lời ca có trong bài. Kết hợp đưa lên máy chiếu lời bài hát. Giáo viên đọc lại lời hát trên. Bài 1: Tiếng nịnh trẻ (Ì í là óm) Tóm róm cái trái bu bờm (bứt quả) ... ? Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của lời ru? ? Em hãy cho biết bài hát ru có nội dung gì? Giáo viên chốt ý, ghi bảng. Giáo viên bình luận: Ngôn ngữ của lời hát trong sáng, không cầu kỳ trau chuốt, lời hát mộc mạc, giọng điệu thiết tha, sâu lắng, không du dương trầm bổng nhưng lại chân chất giản dị. Nó chứa đựng tâm hồn, trái tim của người dì ru cháu, nịnh cháu mong cho cháu ngoan cháu nghịch, chiều chuộng cháu, mang cho cháu nhiều đồ chơi, đồ dùng, đồ trang sức: chuỗi hạt cườm, khăn vắt vai, hoa tai tất cả đều gợi lên lòng yêu thương con trẻ hết mực của người Mường. Hát ru của người Mường như cây đàn muôn điệu, mỗi cây đàn là một cung bậc hát ru: hát ru con, hát ru kể chuyện, ru để giáo dục trẻ ngoan, biết cách làm Theo dõi – đọc thầm lời bài hát. Theo dõi. Học sinh trả lời. Theo dõi. a. Hát ru: Bài 1: Tiếng nịnh trẻ - Nịnh cho trẻ chơi, trẻ ngoan mang nhiều quả về cho trẻ. -> Lời nói giản dị, trong sáng. 68 người, ca ngợi cuộc sống người Mường... Do thời gian có hạn nên các em sẽ về nhà tìm hiểu thêm các loại hát ru đó thông qua ông, bà, cha mẹ hoặc những người xung quanh mình. Giáo viên chuyển ý: Đời sống tinh thần của người Mường thật sâu sắc và dân ca Mường cũng vậy. Lời ca có thể bắt nguồn từ cuộc sống, từ công việc. Người Mường có thể nói thành thơ, nói thành hát đó là khả năng sáng tạo tuyệt vời của nguời Mường. Vì vậy chúc nhau cũng bằng hát, mời ăn mời uống cũng bằng những câu hát thiết tha khó lòng từ chối. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm lời bài Mời rượu của bà Trại. Giáo viên chiếu lên máy chiếu. ? Xuất hiện trong lời hát là lời của những ai? - Lời của chủ nhà và khách ? Lời hát của chủ và khách xoay quanh nội dung gì? - Mời rượu ? Thái độ của chủ nhà được bộc lộ như thế nào? Em có suy nghĩ gì về từ ngữ được sử dụng? Giáo viên chốt ý, ghi bảng. ? Trước lời mời khiêm tốn của chủ nhà, khách bộc lộ thái độ gì? ? Em thấy trong lời đáp của khách có gì đặc biệt về ngôn từ? Giáo viên chốt ý, ghi bảng. Giáo viên bình luận: Thậm xưng là khen hết lời, ngợi ca không gì hơn nữa nhưng vẫn thật, vẫn chân tình, không sáo rỗng, lời khen chứa đựng nhiều hình ảnh: con voi, cái xuồng nước, ong khoái . số từ chỉ nhiều để chỉ cái lớn, cái to cái ngon của chĩnh rượu, cảnh rượu, cái tài cái khéo của chủ nhà. Lời mời lời khen thật tài tình tế nhị đi vào lòng người không uống không đừng. Lời mời ngọt như mật ong khoái đánh vào vị giác cùng với cử chỉ ân cần đon đả khiêm tốn nên khách thấy “sướng đời, lợi đời làm sao” -> chủ Theo dõi lời hát Mời rượu giáo viên đã phát trước. Học sinh trả lời: Lời của chủ nhà và khách Học sinh trả lời. Học sinh trả lời. Học sinh trả lời. b. Hát chúc, hát mời: - Chủ nhà mời rượu khiêm tốn, tế nhị, cách nói so sánh ví von. - Khách khen ngợi cái ngon, cái khéo của chủ nhà trong việc làm rượu, mời rượu-> dùng lối nói thậm xưng, số từ chỉ nhiều. 69 và khách hả hê thích thú đắm mình tận hưởng men rượu cần ngây ngất trong men say tình người đó là phong cách mời rượu của người Mường – một nghệ thuật, một bản sắc văn hóa. Giáo viên: Chúng ta vừa tìm hiểu lời hát chúc, hát mời. Sau đây mời các em hay lắng nghe lời hát mơì rượu của bà Quách Thị Trại bằng giọng thường đang, một giọng hát cổ và hiếm. Cho học sinh xem đoạn phim bà Quách Thị Trại hát bài mời rượu. Giáo viên: Người Mường không những mời bằng hát, mà chúc cũng bằng hát. Các em hãy cùng lắng nghe đoạn video sau có gì đặc biệt trong cách chúc. Giáo viên cho học sinh xem đoạn video trên máy chiếu về lời hát sắc bùa. ? Lời hát trong đoạn video trên được cất lên trong dịp nào? - Hát chúc tết. Giáo viên: Đi chúc tết phường bùa luôn quan sát nhà, đồ vật, con vật, cây cối của gia chủ để từ đó tìm nội dung chúc cho phù hợp và bộc lộ thái độ tình cảm. Giáo viên đưa lời chúc lên máy chiếu. ? Đọc bài, em thấy lời chúc hàm chứa điều gì? Giáo viên chốt ý, ghi bảng. Giáo viên bình luận: Khẩu ngữ dân dã như “cái” đàn chân quê riêng biệt, lời cảm thán “sướng lắm, lợi lắm” so sánh đàn mưa đàn sấmBên cạnh đó, hát sắc bùa còn có cả hát đi đường, hát mở cổng vào nhà, hát mời, có thể phường bùa cùng gia chủ hát đối đáp. Điều đặc biệt là đi chúc tết nhưng không phải là nói hay hướng dẫn mà lại hoàn toàn bằng hát. Lời hát tuỳ thuộc vào gia cảnh, khả năng ý muốn của gia chủ. Tất cả các câu hát đều do sự ngẫu hứng của hai bên trên thực tế bối cảnh tại nơi hát và trên nền tảng truyền thống của dân ca Mường. Giáo viên chốt ý: Hát ru, hát chúc hát Học sinh quan sát. Học sinh quan sát Học sinh trả lời. Đọc thầm bài chúc đã phát sẵn. Học sinh trả lời. c. Hát sắc bùa: - Chúc để khen. - Chúc mong cho gia chủ có cuộc sống sung túc. - Cách nói so sánh ví von và miêu tả theo trình tự quan sát. 70 mời, hát sắc bùa là những làn điệu dân ca thể hiện tâm hồn, tình cảm, cuộc sống cách quan sát, cách miêu tả cách dùng từ ngữ rất riêng của người Mường. Điều đó tạo nên một bản sắc riêng của họ. Giáo viên chuyển ý: Ngoài các làn điệu dân ca trên cô cùng các em vừa tìm hiểu các em còn thấy có: Hát kể, hát đúm, ví, mo, hát giao duyên. Giáo viên giới thiệu hai nghệ nhân hát một đoạn giao duyên (Bùi Văn Ểu, Bùi Thị Quynh). Nghệ nhân giới thiệu thêm về hát giao duyên. Giáo viên chốt ý: các làn điệu còn lại chúng ta sẽ được tìm hiểu trong một dịp khác. Nghệ nhân hướng dẫn học sinh chới trò chơi: Giấu hạt lúa. Giáo viên: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” (Luật di sản văn hóa 2009). Qua việc đi tìm hiểu thực tế và đi sâu vào tìm hiểu một số làn điệu dân ca, càng khẳng định dân ca là một di sản văn hóa phi vật thể rất có giá trị của người Mường. ? Em hiểu di sản văn hóa phi vật thể là gì? Ngoài dân ca, em còn biết người Mường còn có di sản văn hóa phi vật thể nào khác? Giáo viên chốt ý. Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời 4. Củng cố: - Giáo viên chốt lại nội dung bài học: Qua tiết học vừa rồi, cô và các em đã được tìm hiểu và có thêm kiến thức về các làn điệu dân ca, một trong những di sản văn hóa phi vật thể rất có giá trị của dân tộc Mường. Bản thân các em là học sinh đã và đang sống cùng với những di sản văn hóa của cha ông truyền lại mà đôi khi chúng ta không nhận thấy được hoặc vô tình lãng quên. Nên qua tiết học này cô muốn các em tự rút ra cho mình những thông điệp về cuộc sống nơi đất Mường. ? Vậy theo em, em sẽ có những hành động gì để bảo tồn nét đẹp của di sản văn hóa của người Mường? 71 - Sau đây mời bác Ểu và bác Quynh lên chia sẻ suy nghĩ của các bác về buổi học ngày hôm nay của cô trò chúng ta. - Cô trò chúng ta cùng gửi tặng các bác một tràng pháo tay thay cho lời cảm ơn. Dân ca Mường vô cùng phong phú và đa dạng mà trong phạm vi một tiết học cô và các em không thể tìm hiểu hết được. Mong rằng sau tiết học này các bác sẽ tiếp tục giúp cô trò chúng ta hiểu thêm về dân ca Mường 5. Bài tập về nhà - Yêu cầu học sinh về sưu tầm và học hỏi thêm các làn điệu dân ca Mường ở địa phương. - Tìm hiểu về văn hóa của người Mường, áng Mo Mường. 6. Rút kinh nghiệm ...................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................... 72 73 Môn: Hóa học (lớp 8) 5. Người soạn: Lê Thị Hương, trường THCS Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 74 Sử dụng tri thức về khai thác và bảo vệ nguồn nước trong bài học Hóa học Tiết 55: NƯỚC (tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh biết và hiểu được tính chất vật lí và tính chất hóa học của nước (hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí). Tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và khí hiđrô, tác dụng với một số oxit kim loại tạo thành bazơ, tác dụng với nhiều oxit phi kim tạo thành axit. 2. Kỹ năng - Học sinh hiểu và viết được phương trình hóa học thể hiện được các tính chất hóa học nêu trên của nước. - Rèn luyện kỹ năng tính toán thể tích các chất khí theo phương trình hóa học. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, thu thập thông tin, tư liệu. - Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm và thuyết trình. 3. Thái độ - Học sinh biết những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiễm, có ý thức sử dụng hợp lí nguồn nước. - Học sinh nắm được vai trò của nước trong đời sống và sản xuất thông qua các di sản văn hóa ở địa phương như: Ruộng bậc thang, cối giã gạo, bánh xe nước... II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm gồm: Cốc, phễu, ống nghiệm, lọ thủy tinh nút nhám, muôi sắt. - Hóa chất: Quỳ tím, natri, nước cất, Canxioxit, Photpho đỏ. - Máy chiếu, hình ảnh, đoạn phim tư liệu, bút dạ, giấy Ao, băng dính. 2. Học sinh: Tranh vẽ, tự sưu tầm tài liệu qua thực tế, cộng đồng. III. Phương pháp - Phương pháp trực quan. - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. - Đàm thoại vấn đáp. - Hoạt động nhóm. IV. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Nước có thành phần hoá học như thế nào? Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết Nước rất quan trọng. Vậy một em hãy đọc những câu thành ngữ, tục ngữ thể hiện tầm quan trọng của nước và cho biết ở địa phương em có những phong tục tập quán nào thể hiện vai trò của nước. Học sinh trả lời. Giáo viên bổ sung: Các em đang sống trong cái nôi của văn hóa Mường Hòa Bình. Người Mường có câu thành ngữ: “Nấu cơm phải có nước, trồng lúa phải có nước”, “Có nước có cá, có dạ có con”. Nước đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Mường, vì vậy người Mường có tục thờ nước vào dịp đầu năm. Vào dịp 75 đầu năm dân làng thường tổ chức nghi lễ khấn thần nước ở khu vực đầu nguồn nước. Vào buổi sáng ngày đầu tiên của năm mới, các gia đình phải ra mó nước đầu nguồn lấy nước mới cúng ông bà tổ tiên. Hàng năm trong lễ hội khai hạ Mường Bi, người dân tổ chức thờ cúng ông Ai Lý- Ai Lo người đầu tiên dạy người Mường đào mương đắp bai, dẫn nước vào ruộng. Vì vậy, để tìm hiểu tính chất và vai trò của nước cũng như những tri thức dân gian của người Mường trong việc sử dụng khai thác và bảo vệ nguồn nước, hôm nay cô và các em cùng nghiên cứu tiết 55: Nước (tiếp theo) 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Cho học sinh quan sát mẫu nước cất. - Qua quan sát mẫu nước cất + Hiểu biết thực tế + Kiến thức SGK. ? Em hãy cho biết những tính chất vật lí của nước? Chuyển ý: Trong thực tế khi ta cho nước tiếp xúc với các kim loại: Fe, Cu, Al... ; những Oxit bazơ: CaO(Vôi sống), FeO, CuO... ; các oxit axit: CO2, SO2, P2O5...... Em nào cho cô biết nước có tác dụng được với những chất này không? Học sinh trả lời. - Giáo viên: Để biết được Nước có thể tác dụng được với những chất nào ta sẽ nghiên cứu phần 2. - Học sinh quan sát. Học sinh trả lời: Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC (p =1atm) hóa rắn ở OoC. Khối lượng riêng là 1g/ml. Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí. Liên hệ thực tế. Đại diện nhóm lên lấy hóa chất, dụng cụ thí nghiệm. Các nhóm tiến hành thí nhiệm và hoàn thành bảng. Hoạt động 1: Tính chất vật lí. Hoạt động 2: Tính chất hóa học. Để nghiên cứu chất hóa học của nước chúng ta hãy tiến hành thí nghiệm và hoàn thành bảng theo mẫu. Chia lớp thành 3 nhóm. Phân công nhóm trưởng, thư ký. Yêu cầu đại diện nhóm lên nhận dụng cụ, hóa chất, giấy bút. Các nhóm tiến hành đồng thời 3 thí nghiệm và hoàn thành nội dung vào bảng sau. II. Tính chất của nước 1. Tính chất vật lí: sgk 2. Tính chất hóa học: 76 Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Phương trình phản ứng Nhận xét a. Tác dụng với kim loại Cho một mẩu kim loại Natri (Na) vào cốc nước. b. Tác dụng với một số oxit bazơ Cho 1 cục vôi nhỏ vào cốc bát sứ, rót một ít nước vào vôi sống. Nhúng một mẩu giấy quỳ vào dung dịch nước vôi. c. Tác dụng với một số oxit axit Đốt phốt pho đỏ đưa nhanh vào bình oxi. Sau phản ứng cho vào bình khoảng 3ml nước lắc nhẹ, thả mẩu giấy quỳ tím vào bình. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, phỏng vấn nhóm bạn. Nhóm 1 trình bày thí nghiệm a. Giáo viên đưa thêm một số câu hỏi cho nhóm 1: ? Khí thu được trong ống nghiệm là khí gì? làm thế nào xác định được? ? Tại sao Natri nóng chảy thành giọt tròn? ? Tại sao mẩu Natri chạy trên mặt nước? Giáo viên bổ sung: - Nếu làm bay hơi nước của dung dịch thu được chất rắn trắng là NaOH. - Nhóm trưởng lên treo bảng. - Nhóm khác nhận xét bổ sung từng thí nghiệm. a. Tác dụng với kim loại 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 Natri hidroxit (Bazơ) 77 b. Tác dụng với một số oxit bazơ CaO + H2O → Ca(OH)2 Canxi hidroxit (bazơ) c. Tác dụng với một số oxit bazơ P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 Axit photphoric - Nước có thể tác dụng được với một số kim loại khác: K, Ca, Ba (Lưu ý: Nhiều kim loại không tác dụng được với nước.) Nhóm 2 trình bày thí nghiệm b. Giáo viên đưa câu hỏi thêm cho nhóm 2: ? Để điều chế bazơ: NaOH ta có thể cho nươc tác dụng với những chất nào? ? Làm thế nào để nhận ra có NaOH trong dung dịch? Giáo viên bổ sung: - Trong thực tế phản ứng giữa Cao với nước xảy ra trong quá trình tôi vôi.Ngoài ra Nước còn hóa hợp với K2O, Na2O. - Hợp chất tạo ra do oxit bazơ tác dụng với nước thuộc loại Bazơ dung dịch Bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. Giáo viên chốt bổ sung kiến thức. Nhóm 3 trình bày thí nghiệm c. Giáo viên đưa thêm câu hỏi cho nhóm 3: - Em hãy cho biết P2O5 được tạo ra bằng phản ứng hóa học nào? Làm thế nào để nhận ra có H3PO4 trong dung dịch. - Có phải tất cả các oxitaxit đều tác dụng với nước tạo thành axit không? Giáo viên bổ sung: Nước hóa hợp với 1 số oxit axit tạo thành axit. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. 78 Bảng hoàn thiện Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Phương trình phản ứng Nhận xét a. Tác dụng với kim loại Cho một mẩu kim loại Natri (Na) vào cốc nước. Miếng Natri chạy nhanh trên mặt nước (nóng chảy thành giọt tròn) Na tan dần cho đến hết 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 Natri hidroxit (Bazơ) Natri phản ứng với nước. có khí thoát ra là Hiđrô Dung dịch làm quỳ tím chuyển thành mầu xanh. b. Tác dụng với một số oxit bazơ Cho 1 cục vôi nhỏ vào cốc bát sứ rót một ít nước vào vôi sống. Nhúng một mẩu giấy quỳ vào dung dịch nước vôi. CaO chuyển thành chất nhão. CaO + H2O → Ca(OH)2 Canxi hidroxit (bazơ) Có hơi nước, CaO chuyển thành chất nhão. Là vôi tôi. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Dung dịch làm quỳ tím chuyển thành mầu xanh. c. Tác dụng với một số oxit axit Đốt phốt pho đỏ đưa nhanh vào bình oxi. Sau phản ứng cho vào bình khoảng 3ml nước lắc nhẹ, thả mẩu giấy quỳ tím vào bình. Khói trắng (P2O5) tan P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 Axit photphoric P2O5 tác dụng với nước tạo thành dd axit làm quì tím chuyển thành màu đỏ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Vận dụng kiến thức vừa học làm nhanh bài tập 1: Dùng cụm từ: oxit axit, oxit bazơ, nguyên tố, hiđrô, oxi, kim loại. Điền vào chỗ trống trong các câu sau: - Nước là hợp chất tạo bởi hai là ..và .. Nước tác dụng với một số .. tạo ra bazơ; tác dụng với nhiều .tạo ra axit. 79 Chuyển ý: Như vậy nước có phản ứng với nhiều chất nếu ta cho những chất khác vào nước sẽ dẫn đến điều gì? Sẽ làm thay đổi tính chất của nước. Dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Nước lại có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất. Phải làm gì để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm để trả lời câu hỏi này chúng ta chuyển sang phần tiếp theo. Ở tiết học trước các em đã được cô giao bài tập về nhà tìm hiểu vai trò của nước trong đời sống và sản xuất ở địa phương em theo nhóm. Vậy bây giờ mời đại diện các nhóm lên trình bài sản phẩm và thuyết trình theo 3 nội dung. - Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của nước trong đời sống. - Nhóm 2: Tìm hiểu truyền thống khai thác và bảo vệ nguồn nước của người Mường. - Nhóm 3: Tìm hiểu về ô nhiễm nguồn nước và hệ sinh thái. Nhóm 1 trình bày. Sau khi nhóm 1 trình bày, giáo viên cho các nhóm khác nhận xét, giáo viên bổ sung và chiếu đoạn phim nói về vai trò của nguồn nước. Nhóm 2 trình bày. Giáo viên nhận xét và hỏi: ? Em hãy kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương có sử dụng nguồn nước? Ruộng bậc thang là sáng tạo của đồng bào miền núi, dựa vào địa hình núi cao tạo nên các thửa ruộng phân cấp để: "dẫn thủy nhập điền". Đây là kiểu canh tác với hệ thống thủy lợi khá tinh vi cung cấp nước cho cây lúa, ruộng bậc thang là kiểu canh tác rất riêng của dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường... ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Chiếu hình ảnh về ruộng bậc thang. Nước với ruộng bậc thang là một trong những nhân tố hàng đầu. Để đưa được nước lên các thửa ruộng cao và xa hơn người Mường Tân Lạc vẫn sử dụng bánh xe nước (xe đác). Các em hãy xem một đoạn phim về Học sinh hoạt động theo nhóm. Nhóm trưởng lên trình bày. Các nhóm nhận xét. Học sinh bổ sung. Học sinh trả lời: - Ruộng bậc thang. - Xe đác (bánh xe nước). - Hệ thống mương, bai. - Cối giã gạo dùng sức nước. III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước: Nội dung: SGK 80 tri thức dân gian trong việc sử dụng con nước để dẫn nước vào ruộng. (Chiếu đoạn phim) Nhóm 3 trình bày. Giáo viên bổ sung: Các em hãy trình bày nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Chúng ta hãy nghe người dân địa phương nói về điều này. Chiếu đoạn phim về ô nhiễm nước. Để bảo vệ nguồn nước các em đã đưa ra rất nhiều thông tin và chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu xem người dân ở đây sử dụng biện pháp gì để bảo vệ rừng đầu nguồn. Chiếu đoạn phim về bảo vệ rừng đầu nguồn. ? Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước và gìn giữ những tri thức dân gian của người Mường trong việc khai thác sử dụng nguồn nước? Giáo viên bổ sung: Ngoài ra, để bảo vệ nguồn nước người Mường còn nhiều quy định khác: - Nguồn nước sinh hoạt: Cấm giết mổ gia súc, vứt rác thải, xác của súc vật .... xuống nguồn nước. - Nguồn nước sản xuất: Cấm không được phá hoại mương bai, tự ý xả nước tháo nước, bảo vệ thủy sản,... 3. Kiểm tra , đánh giá: ? Hãy kể ra những dẫn chứng về vai trò quan trọng của nước trong đời sống và sản xuất. Nêu những biện pháp phòng chống ô nhiễm ở địa phương em. - Giáo viên kết luận: Như vậy chúng ta đã nắm được tính chất của nước, vai trò của nước, các tri thức dân gian về cách khai thác sử dụng bảo vệ nguồn nước của người Mường. Cô mong rằng sau tiết học này, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về các tri thức dân gian và các phong tục tập quán liên quan đến nước của người Mường, cũng như tuyên truyền vận động mọi người có ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước và môi trường. 4. Hướng dẫn học tập: - Làm bài tập 3, 4, 5 trong SGK trang 125. - Học bài. Đọc trước bài: Axit - Bazơ - Muối. 5. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... - Học sinh trả lời. Biên soạn TS. Trần Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam TS. Nguyễn Xuân Trường, Chuyên viên Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo ThS. Nguyễn Đức Tăng, Chuyên viên Ban văn hóa, Văn phòng UNESCO Hà Nội Chịu trách nhiệm về nội dung TS. Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo PGS. TS. Võ Quang Trọng, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam TS. Dương Bích Hạnh, Trưởng ban Văn hóa, Văn phòng UNESCO Hà Nội Thiết kế Vũ Thị Ngân Hà Hướng dẫn được biên soạn dựa vào quá trình xây dựng các bài học minh họa, với sự tham gia của các thành viên: Trần Viết Cương, Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Hối, Hòa Bình Trần Văn Hùng, giáo viên Vật lí, trường THCS Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình Trần Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Tử Nê, Hòa Bình Tô Ngọc Thúy, giáo viên Văn học, trường THCS Tử Nê, Tân Lạc, Hòa Bình Lê Thị Hương, giáo viên Hóa học, trường THCS Tử Nê, Tân Lạc, Hòa Bình Nguyễn Thị Mai Lan, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, Hà Nội Nguyễn Hoàng Quyên, giáo viên Sinh học, trường THCS Lê Quý Đôn, Cầu Giấy, Hà Nội Dương Văn Sự, giáo viên Vật lí, trường THCS Lê Quý Đôn, Cầu Giấy, Hà Nội TS. Võ Thị Mai Phương, Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm văn hóa Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ThS. Lê Tùng Lâm, Phòng Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ThS. Vũ Phương Nga, Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm văn hóa Nước ngoài, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Nguyễn Thị Vân, Phòng Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Hoàng Đức, Phòng Phim ảnh và Âm nhạc dân tộc học, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Chu Quang Cường, Phòng Bảo tàng ngoài trời, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Chu Thái Bằng, Phòng Hành chính, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Các bước xây dựng Kế hoạch dạy học có sử dụng Di sản văn hóa phi vật thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfy_cac_buoc_xay_dung_ke_hoach_day_hoc_co_su_dung_di_san_van_hoa_phi_vat_the_5077_8074_2030386.pdf
Tài liệu liên quan