Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Đồng Hỷ

Woman labor force plays an important role in social economic development in the world in general and in Vietnam in particular. The main contribution for economic development and poverty fighting were conducted by woman in both paid and unpaid. Woman participated in agriculture sector increasingly and they responsible for the main work in agriculture. In addition, they also keep a key activity in family in production and reproduction. Educating a man getting a man, but educating a woman getting whole family. Improving the role of family in the society is also improving the role of woman.

pdf8 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Đồng Hỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Tâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 93 - 100 93 VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ Nguyễn Thị Tâm*, Lê Thị Phương Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng lao động nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước [2]. Lao động nữ là người đóng góp chính cho nền kinh tế và đấu tranh chống đói nghèo bằng cả những công việc được trả công và không được trả công ở gia đình, ngoài cộng đồng và nơi làm việc [3]. Tỷ lệ lao động nữ tham gia các ngành nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng cao. Nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp do lao động nữ đảm nhiệm. Lao động nữ luôn là người đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng sản xuất và tái sản xuất. Không phải ngẫu nhiên mà con người hiện đại đã khẳng định rằng “Giáo dục một người đàn ông - được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà - được cả một gia đình” (R.Tagor). Đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội cũng chính là đề cao vai trò của người phụ nữ. Từ khóa: Vai trò, phụ nữ nông thôn, phát triển, kinh tế hộ, quản lý, sản xuất, thu nhập ĐẶT VẤN ĐỀ* Vai trò của người phụ nữ luôn được đánh giá cao trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Họ đã và đang tích cực tham gia với các hoạt động sản xuất và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn [3]. Trong nền kinh tế thị trường lấy kinh tế hộ làm đơn vị sản xuất cơ sở như hiện nay, phụ nữ nông thôn chiếm 80% trong tổng số phụ nữ của cả nước, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình và kinh tế xã hội. Thế nhưng trong thực tế, người phụ nữ nông thôn còn chịu nhiều thiệt thòi, chưa được sự quan tâm đúng mức về sức khoẻ, việc làm, địa vị xã hội, cả về tâm tư tình cảm; thiếu thông tin, thiếu điều kiện học tập để nâng cao trình độ [1]Trong gia đình, vai trò của họ mờ nhạt so với người chồng trong việc ra các quyết định [2]. Đây là những bức xúc, trăn trở của không ít các nhà hoạch định chính sách. Vai trò của người phụ nữ hiện nay trong gia đình và ngoài xã hội như thế nào? Thực trạng vị trí của lao động nữ ở nông thôn hiện nay trong phát triển kinh tế ra sao? Giải pháp nào nhằm tháo gỡ những khó khăn mà lao động nữ đang gặp phải. Chính vì vậy, nghiên cứu vai trò của người phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Đồng Hỷ được đặt ra như một yêu cầu cấp bách. * Tel: 0985.869.130; Email: tamcoiktkt@gmail.com PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành dựa trên các phương pháp thu thập thông tin, xử lý thông tin, phân tích thông tin. Phương pháp chọn mẫu điều tra: Lựa chọn mẫu theo nhiều cấp trong đó đầu tiên các hộ nghiên cứu sẽ được phân thành 2 nhóm: thành thị và nông thôn, nhóm hộ nghèo và không nghèo. Các mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên nhưng đảm bảo sao cho có cả hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ cận nghèo và hộ nghèo. Do giới hạn nghiên cứu của đề tài nên tác giả chọn 200 hộ gia đình đại diện cho đại bộ phận các hộ của huyện Đồng Hỷ. Trong đó có 100 hộ nghèo và 100 hộ không nghèo. Trong tổng số 200 hộ được chọn thì có 40 hộ ở khu vực thành thị cụ thể ở trung tâm huyện Đồng Hỷ, còn 160 hộ ở khu vực nông thôn được phân bổ đều tại các xã: Tân Long, Văn Hán, Văn Lăng, Hợp Tiến. Mỗi xã chọn ra 40 hộ ngẫu nhiên để phục vụ cho việc nghiên cứu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Vai trò của lao động nữ tham gia quản lý điều hành sản xuất Ngày nay để phát triển kinh tế hộ gia đình, một trong những yếu tố không thể thiếu đó là vai trò của người phụ nữ. Phụ nữ không chỉ tham gia lao động chính trong các công việc trong gia đình, mà họ còn có vai trò quan 98Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Tâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 93 - 100 94 trọng trong quản lý điều hành sản xuất của hộ. Qua phỏng vấn các hộ trong huyện Đồng Hỷ về quyền làm chủ hộ trên hai khu vực thành thị và nông thôn được thể hiện qua bảng 1. Thông qua số liệu phân tích từ bảng 1 ta thấy, tỉ lệ nữ làm chủ hộ ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn đều chiếm tỉ lệ ít hơn so với nam giới. Trong khu vực thành thị, nữ làm chủ hộ chỉ chiếm 37,50%, nam giới chiếm 62,5%. Trong khu vực nông thôn, chủ hộ là nữ chiếm 22,50%, nam giới làm chủ hộ chiếm 77,50%. So sánh giữa hai khu vực thành thị và nông thôn, trong khu vực thành thị nữ giới làm chủ hộ nhiều hơn so với nữ giới trong khu vực nông thôn. Có sự khác nhau trong khu vực này là do phong tục tập quán, thường quan niệm đàn ông là người chủ trong gia đình.quản lý sản xuất trong hộ gia đình, cả hai khu vực thành thị và nông thôn tỷ lệ nữ tham gia quản lý sản xuất nhiều hơn so với Nam giới. Vì họ là người trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất trực tiếp. Sự tham gia quản lý của họ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Vai trò của lao động nữ trong việc sản xuất và ra quyết định phân công lao động trong hộ Trong quá trình phỏng vấn hộ tại huyện Đồng Hỷ, tác giả đã thu thập và phân tích về quá trình phân công lao động và ra quyết định sản xuất tổng quát thành ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi qua bảng số 2 và 3. Trong trồng trọt người có quyền quyết các công việc sản xuất nông nghiệp có sự khác nhau giữa lao động nam và nữ. Ở khu vực thành thị người phụ nữ tham gia quyết định sản xuất nhiều hơn so với phụ nữ trong khu vực nông thôn. Trong khu vực thành thị người đàn ông trong gia đình thường tham gia các công việc xã hội hay tham gia vào các ngành kinh tế khác, do vậy họ giao quyền quyết định các công việc sản xuất cho người vợ, họ chỉ tham gia đóng góp ý kiến. Còn trong khu vực nông thôn thì người đàn ông lại có quyền quyết định nhiều hơn vì quan niệm người đàn ông là người chủ trong gia đình lên họ sẽ đứng ra quyết định các công việc trong sản xuất. Việc thực hiện các công việc trong sản xuất. Qua bảng số liệu ta thấy đối với việc làm đất và phun thuốc trừ sâu, đây là công việc nặng nhọc, độc hại đòi hỏi sức khoẻ, do vây công việc này thường do người chồng trong gia đình đảm nhiệm. Người vợ chỉ phụ giúp cho người chồng. Còn các công việc như gieo hạt, bón phân, tưới nước, thu hoạch và bán sản phẩm do phụ nữ đảm nhiệm. Như vậy trong trồng trọt, lao động nữ chính là lao động chính trong hộ, họ tham gia trong tất cả các công đoạn sản xuất, và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất. Trong chăn nuôi phân công lao động và người ra quyết định đối với các công việc trong chăn nuôi như giống nuôi, kỹ thuật nuôi, quy mô, mua vật tư, bán sản phẩm thì từ 55% đến 65% người chồng có quyền quyết định, từ 25% đến 37% là do người vợ quyết định trong các hộ thuộc nhóm hộ thuộc khu vực thành thị. Trong khu vực nông thôn thì người chồng cũng tham gia quyết định là chủ yếu trong các công việc giống nuôi, quy mô sản xuất, còn các công việc như: kỹ thuật nuôi, mua vật tư, và bán sản phẩm lại do người vợ quyết định là chủ yếu, người chồng tham gia đóng góp ý kiến, cùng bàn bạc với vợ. Bảng 1: Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý và điều hành sản xuất trong các hộ điều tra Chỉ tiêu Nhóm hộ KV thành thị Nhóm hộ KV nông thôn Nam Nữ Nam Nữ 1.Nữ làm chủ hộ Số lượng (người) 25 15 124 36 Cơ cấu (%) 62,50 37,50 77,50 22,50 2. Nữ tham gia quản lý sản xuất Số lượng (người) 18 22 65 95 Cơ cấu (%) 45,00 55,0 40,62 59,38 Nguồn số liệu: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra hộ,2012 99Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Tâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 93 - 100 95 Bảng 2: Phân công lao động sản xuất và người ra quyết định trong trồng trọt của các nhóm hộ điều tra ĐVT:% Công việc trong sản xuất Nhóm hộ khu vực thành thị Nhóm hộ khu vực nông thôn Chồng Vợ Cả hai Đi thuê Chồng Vợ Cả hai Đi thuê I. Người ra quyết định 1. Giống cây trồng 33,42 55,91 10,67 0,00 43,21 41,35 15,44 0,00 2. Kỹ thuật canh tác 32,44 57,87 9,69 0,00 45,68 39,30 15,02 0,00 3. Mua công cụ sản xuất 35,73 56,62 7,65 0,00 43,31 48,35 8,34 0,00 4. Mua vật tư nông nghiệp 29,40 64,64 5,96 0,00 48,71 40,64 11,65 0,00 5. Bán sản phẩm 22,19 64,16 13,65 0,00 57,75 35,67 6,58 0,00 6. Thuê phương tiện LĐ 62,10 32,57 5,33 0,00 61,36 31,58 7,06 0,00 II. Người thực hiện các khâu trong công việc 1. Làm đất 52,45 39,21 6,64 1,70 37,67 52,68 7,02 2,63 2. Gieo cấy 14,32 76,17 9,51 0,00 10,13 85,51 4,36 0,00 3. Bón phân, làm cỏ 9,58 84,25 6,17 0,00 8,53 82,39 9,08 0,00 4. Tưới tiêu nước 9,78 84,55 6,67 0,00 47,37 42,69 9,95 0,00 5. Phun thuốc trừ sâu 61,60 28,34 9,15 0,91 38,07 49,29 10,07 2,57 6. Thu hoạch 41,41 47,85 10,74 0,00 43,65 46,68 10,67 0,00 7. Bán sản phẩm 7,90 75,27 16,83 0,00 30,35 56,40 13,25 0,00 Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ, 2012 Bảng 3: Phân công lao động sản xuất và người ra quyết định trong Chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra ĐVT:% Công việc trong sản xuất Nhóm hộ khu vực thành thị Nhóm hộ khu vực nông thôn Chồng Vợ Cả hai Đi thuê Chồng Vợ Cả hai Đi thuê I. Người ra quyết định 1. Giống nuôi 56,61 34,22 10,17 0,00 43,24 42,11 14,65 0,00 2. Kỹ thuật nuôi 58,57 33,37 8,06 0,00 38,86 47,58 13,56 0,00 3. Quy mô 57,04 36,33 6,63 0,00 49,34 42,21 8,45 0,00 4. Mua vật tư 64,84 30,39 4,77 0,00 41,63 47,87 9,50 0,00 5. Bán sản phẩm 64,47 23,57 11,96 0,00 35,66 56,54 7,80 0,00 II. Người thực hiện các khâu trong công việc 1. Làm chuồng trại 66,96 12,04 15,67 5,33 45,36 43,67 6,38 4,59 2. Mua giống 49,67 44,14 6,19 0,00 41,65 53,40 5,95 0,00 3. Mua thức ăn, chăn nuôi thú y 41,67 36,98 6,97 6,38 39,67 51,20 8,67 0,44 4. Cho ăn, vệ sinh chuồng trại 13,68 81,36 4,96 0,00 25,37 72,31 2,32 0,00 5. Bán sản phẩm 13,36 65,39 21,25 0,00 19,69 58,30 22,01 0,00 Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ, 2012 Người thực hiện trực tiếp các công việc trong chăn nuôi cũng có sự khác nhau giữa người chồng và người vợ. Các hộ trong khu vực thành thị, các công việc như làm chuồng trại, mua giống, mua thức ăn thì từ 41% đến 67% là do người chồng làm trực tiếp còn người vợ tham gia phụ giúp, còn các công việc nhẹ nhàng, cần mẫn như: cho ăn, vệ sinh chuồng trại và bán sản phẩm thì từ 65% 100Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Tâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 93 - 100 96 đến 82% là do người vợ đảm nhiệm. Các hộ trong khu vực nông thôn thì các công việc trong chăn nuôi đều do người vợ làm là chủ yếu, chỉ có công việc làm chuồng trại thì người chồng phải làm nhiều 45,36%, còn 43,67% là do người vợ làm công việc nay. Như vậy tỉ lệ giữa người chồng và người vợ tham gia công việc này không chênh lệch nhiều. Vai trò của lao động nữ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của hộ Bảng 4: Phân công công việc hàng ngày trong nhóm hộ điều tra ĐVT: % TT Phân công việc Thành thị Nông thôn Chồng Vợ Cả hai Con cái Chồng Vợ Cả hai Con cái I Chăm sóc gia đình 1 Nội trợ 0,0 75,0 0,0 25,0 0,0 87,9 0,0 12,1 2 Chăm sóc con cái 5,2 67,3 27,0 0,0 1,8 67,7 30,5 0,0 3 Dạy con cái 22,5 55,4 15,1 0,0 25,3 46,0 28,8 0,0 4 Quản lý tài chính 20,0 57,5 15,0 0,0 8,5 48,4 35,0 0,0 II Các công việc lớn 1 Xây dựng cơ bản 73,5 0,0 21,5 5,0 67,5 0,9 24,1 6,5 2 Sửa chữa lớn nhà cửa 75,0 0,0 16,5 8,5 72,6 0,0 19,3 8,1 3 Mua sắm TSCĐ 71,5 0,0 16,0 12,5 81,5 0,0 12,2 6,3 4 Vay vốn 56,5 0,0 41,0 2,5 66,7 0,0 27,7 5,6 5 Cho vay 57,5 0,0 41,0 1,5 66,7 0,0 27,7 5,6 III Hoạt động cộng đồng 1 Họp thôn, xóm 63,5 26,0 0,0 10,5 78,5 14,0 0,0 7,5 2 Đám cưới 45,0 45,0 0,0 10,0 79,6 12,9 0,0 7,5 3 Đám ma 35,5 57,0 0,0 7,5 61,5 31,0 0,0 7,5 4 Lao động công ích 16,5 58,5 0,0 25,0 35,5 56,4 0,0 8,1 5 Dọn vệ sinh 14,0 76,0 0,0 10,0 40,3 52,9 0,0 6,9 Nguồn số liệu: Tổng hợp phiếu điều tra hộ, 2012 Thông qua bảng 4 ta thấy các công việc chăm sóc gia đình như nội trợ, chăm sóc con cái, dạy con học hành ở hai nhóm hộ thành thị và nông thôn phần lớn đều do người vợ đảm nhiệm trong mẫu nghiên cứu. Đối với các công việc lớn như xây dựng cơ bản các công trình: Nhà, bếp, chuồng trạiđến đầu tư mua sắm các tài sản có giá trị phục vụ sản xuất nông nghiệp: máy gặt, máy kéo, máy cầyđều do người chồng thực hiện và quyết định, không có sự khác nhau giữa hai nhóm hộ. người vợ đóng vai trò cùng bàn bạc và tư vấn chứ không phải là người đưa ra quyết định cuối cùng. Trong các hoạt động cộng đồng thì những cuộc họp thôn, xóm liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị thì ở khu vực thành thị có đến 63,5% do người chồng tham gia đi họp, còn 78% do người chồng tham gia ở khu vực nông thôn. Người phụ nữ tham gia ít hơn so với người chồng, người vợ thường ngại tiếp xúc và ít có thời gian dành cho các cuộc họp, vì phần lớn thời gian của họ dành cho sản xuất và chăm lo cho gia đình. Có thể nhận thấy rằng những công việc phụ, lặt vặt vẫn do người vợ đảm nhiệm là chủ yếu. Còn những công việc quan trọng, tham gia các công tác xã hội lại chủ yếu do người đàn ông quyết định. Vai trò của phụ nữ trong việc kiểm soát các nguồn lực và tài chính của hộ Các nguồn lực của hộ bao gồm: Con người (lao động), tài nguyên đất, nguồn nước, vốn, các tài sản có giá trị, các cơ sở chuồng trại, tiền mặt, vàng... ngành nông nghiệp là ngành chủ yếu trong các hộ gia đình do vậy tài nguyên đất là nguồn lực quan trọng của hộ. Với vai trò này tác giả chỉ tập trung khai thác các thông tin có liên quan đến nguồn lực đất đai của hộ. 101Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Tâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 93 - 100 97 Bảng 5: Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ điều tra Người đứng tên Khu vực thành thị Khu vực nông thôn Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Ông 3 7,50 11 6,87 Bà 1 2,50 7 4,38 Chồng 32 80,00 134 83,75 Vợ 4 10,00 8 5,00 Tổng Cộng 40 100,00 160 100,00 Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ, 2012 Bảng 6: Quyền quản lý tài chính và ra quyết định trong các hộ điều tra ĐVT:% Quyền quyết định Nhóm hộ khu vực thành thị Nhóm hộ khu vực nông thôn 1. Quyền quản lý tài chính Vợ 73,05 59,35 Chồng 11,13 15,08 Cả hai 12,21 16,25 Con cái 3,61 9,32 2. Quyền ra quyết định trong gia đình Vợ 15,34 7,67 Chồng 51,68 65,10 Cả hai 18,67 13,48 Con cái 14,31 13,75 Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ, 2012 Thông qua bảng 5 chúng ta nhận thấy tỷ lệ người vợ trong gia đình đứng tên quyền sử dụng đất (Bìa đỏ) là rất thấp: Ở khu vực nông thôn chỉ có 5%, ở khu vực thành thị 10%. Luật đất đai quy định, người đứng tên trong sổ đỏ có quyền quyết định với thửa đất mà mình là chủ sở hữu. Như vậy, về mặt pháp lý nam giới có quyền quyết định đến đất thổ cư cũng như mục địch sử dụng đất vào mục đích gì. Người phụ nữ không có quyền quyết định mà chỉ có thể tham gia trao đổi ý kiến cùng bàn bạc góp ý với người chồng về mục đích sử dụng, chứ không có quyền sở hữu và định đoạt. Quản lý tài chính: Thông qua bảng 6 ta thấy không phải ai có quyền quyết định trong gia đình đều tham gia quản lý tài chính của gia đình. Người chồng chỉ có quyền quyết định tất cả các vấn đề về kỹ thuật sản xuất, canh tác, đến mua sắm tài sản trong gia đình nhưng quyền quản lý tài chính vẫn do người vợ đảm nhiệm. Cả hai khu vực thành thị hay nông thôn thì người vợ vẫn giữ quyền quản lý tài chính hơn người chồng, vì người vợ là người trực tiếp thực hiện các quyết định mà người chồng đưa ra. Trong khu vực thành thị người phụ nữ tham gia quản lý tài chính nhiều hơn so với phụ nữ trong khu vực nông thôn, ở khu vực thành thị là 73,05% còn trong khu vực nông thôn là 59,35%. Vai trò của lao động nữ trong việc tạo ra thu nhập của hộ gia đình Trong các hộ gia đình lao động nữ là người tham gia sản xuất chính và trực tiếp trong tất cả các hoạt động sản xuất, trong trồng trọt hay chăn nuôiĐây cũng chính là những hoạt động tạo nguồn thu nhập chủ yếu cho các hộ nông dân. Vai trò của lao động nữ trong việc tạo ra thu nhập của hộ được thể hiện qua bảng 7. 102Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Tâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 93 - 100 98 Bảng 7: Vai trò của lao động nữ trong việc tạo ra thu nhập trong các hộ điều tra Thu nhập bình quân của hộ Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Lao động nữ Lao động nam Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Trồng trọt 1.375,60 100 733,60 53,33 642,00 46,67 Chăn nuôi 1.167,36 100 1.063,11 91,07 104,25 8,93 Lâm nghiệp 1.087,56 100 625,35 57,50 462,21 42,50 Thu nhập khác 1.655,28 100 551,70 33,33 1.103,58 66,67 Tổng cộng 5.285,80 100 2.973,76 56,26 2.312,04 43,74 Nguồn số liệu: Theo số liệu tổng hợp từ các hộ điều tra tại huyện Đồng Hỷ Qua điều tra, phân tích và tổng hợp tác giả tính được số lao động bình quân của một hộ là 3,8 lao động (sấp sỉ 4 lao động) trong đó số lao động nữ chiếm là 50,38% tức 1,9 lao động, lao động là nam giới chiếm 49,62% tức 1,8 lao động. Từ số lao động này tác giả so sánh giữa thu nhập do lao động nữ và thu nhập do lao động là nam giới tạo ra trong một hộ trong tổng thu nhập mà hộ có được trong một tháng. Thu nhập bình quân của hộ gia đình được tổng hợp từ bốn nguồn thu chủ yếu: thu từ sản xuất trồng trọt (trồng lúa, ngô, chè); thu từ sản xuất chăn nuôi ( gia cầm, lợn, bò); thu từ sản xuất lâm nghiệp; ngoài ra hộ còn có các khoản thu nhập khác như: làm thuê (đi xây, đi phụ hồ, vận chuyển hàng hoá ), làm nghề tiểu thủ công nghiệp. Một số tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ Một số tồn tại làm hạn chế vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ Do gánh nặng về công việc gia đình. Trong gia đình lao động nữ phần lớn thời gian của họ là tham gia sản xuất nông nghiệp, nội trợ, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái Do vậy, thời gian chăm sóc cho chính bản thân mình là rất ít. Chính vì vậy làm cho sức khoẻ của lao động nữ bị giảm sút, điều này làm ảnh hưởng tới vai trò của họ trong phát triển kinh tế của hộ. Trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật thấp, do điều kiện kinh tế còn thấp, do sự nhận thức và quan niệm tại địa phương làm cho lao động nữ ít có cơ hội đến trường học tập. Điều này ảnh hưởng đến khả năng nhận thức cũng như tiếp thu các kỹ thuật trong sản xuất. Quyền trong việc ra quyết định ít. Người phụ nữ trong gia đình chủ yếu chỉ có quyền quyết định các vấn đề chủ yếu trong sản xuất. Còn các công việc lớn hay định hướng phát triển kinh tế của hộ thì vẫn do người đàn ông trong gia đình đảm nhiệm. Do vậy người phụ nữ bị thụ động trong các hoạt động phát triển kinh tế. Cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin còn hạn chế. Một số nguyên nhân làm hạn chế vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ Do điều kiện tự nhiên Do đặc điểm về địa hình, khó khăn cho việc trồng trọt và thu hoạch nhất là trong khâu vận chuyển làm cho người lao động nữ trở nên vất vả hơn, vì phần lớn công việc này lại do lao động nữ đảm nhiệm. Trong những năm gần đây do dân số tăng nhanh, rừng bị tàn phá dẫn đến môi trường bị xuống cấp, các hoạt động sản xuất của các hộ trở lên khó khăn hơn, họ phải đầu tư nhiều hơn về sức lao động, về thời gian, về vật tư dùng trong sản xuấtCho nên thu nhập của các hộ giảm sút. Do điều kiện xã hội Trên địa bạn huyện Đồng Hỷ có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc lại có tư tưởng, phong tục tập quán riêng. Tư tưởng của hầu hết các dân tộc thiểu số này vẫn là “trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ sinh ra chỉ được làm các công việc: nội trợ, nấu cơm, may vá thêu thùa, chăm sóc con cái. Còn người đàn ông 103Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Tâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 93 - 100 99 phải có thời gian để làm các công việc lớn như quản lý tài chính, ra quyết định, định hướng trong gia đìnhChính những tư tưởng này làm cho vai trò của người phụ nữ bị giảm trong phát triển kinh tế hộ. Do điều kiện về kinh tế Khi thu nhập của hộ gia đình thấp, lao động nữ phải vất vả hơn để tạo thêm thu nhập cho gia đình. Việc san sẻ công việc trong gia đình ít được người đàn ông quan tâm, do vậy gánh nặng đè nặng lên vai người phụ nữ. KIẾN NGHỊ - Địa phương cần xây dựng các chính sách xã hội từ quan điểm tiếp cận giới. Xây dựng chính sách chung cho cả hai giới trong chương trình phát triển chung, đảm bảo sự bình đẳng về giới. Bên cạnh đó xây dựng những chính sách riêng cho phụ nữ như chính sách tạo việc làm; chính sách vay vốn cho khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, thực hiện truyền thông dân số triệt để, đảm bảo cho người dân có những điều kiện cần thiết để nắm bắt kịp tiến độ phát triển chung của xã hội. Lồng ghép giới trong các chương trình, dự án phát triển của TW và của tỉnh Thái Nguyên. - Để nâng cao nhận thức cho phụ nữ Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ trong giáo dục đào tạo, nâng cao tỷ lệ học ở bậc phổ thông đối với những nơi khó khăn, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đưa các chương trình giáo dục về giới vào các cấp học phổ thông. - Thường xuyên mở các lớp học về kỹ thuật sản xuất và lớp quản lý đến tận thôn xã. Xây dựng các mô hình kiểu mẫu để họ được tận mắt chứng kiến, học tập và làm theo. Chăm sóc, cải thiện sức khoẻ của người lao động, đặc biệt là đối với lao động nữ, khuyến khích chị em đến các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện cho chị em được nâng cao kiến thức về mọi mặt trong xã hội. - Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cấp lãnh đạo nhằm nâng cao vai trò, vị trí của nữ giới trong xã hội. - Các trung tâm dạy nghề cũng cần phải đi xuống tận thôn bản nhằm thúc đẩy các tầng lớp dân cư tham gia vào các lớp học nghề, các lớp tập huấn. Khuyến khích phụ nữ tham gia vào các chương trình này thông qua các chi hội phụ nữ thôn, xóm. Giúp họ thấy được lợi ích của việc tham gia vào các lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ thuật sản xuất giúp cho họ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong cuộc sống. Họ nhận thấy được vai trò của họ trong phát triển kinh tế của chính gia đình họ. - Nhận thức đúng đắn về khái niệm phụ nữ, trong các hoạt động xã hội hay trong sinh hoạt gia đình không được phân biệt nam hay nữ. Nam và Nữ đều phải được bình đẳng không phải trong gia đình mà còn ngoài xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân (2006), Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2]. Đỗ Thị Bình, Trần Thị Vân Anh (2003), Giới và công tác giảm nghèo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [3]. Lê Thi (2008), Việc làm đời sống phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, Nxb khoa học - xã hội, Hà Nội [4]. Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tình hình hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo thường niên 2009, 2010, 2011 [5]. Ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm, Thực trạng lao động - việc làm tỉnh Thái Nguyên, các năm 2009, 20010, 2011. [6]. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ huyện Đồng Hỷ, Báo cáo tình hình hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện Đồng Hỷ, các năm 2009, 2010, 2011. [7]. Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo của Ban chấp hành hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh khoá IX tại đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XI, nhiệm kỳ 2006 – 20012. 104Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Tâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 93 - 100 100 SUMMARY IMPROVING THE ROLE OF RURAL WOMAN IN HOUSEHOLD ECONOMIC DEVELOPMENT IN DONG HY DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE Nguyen Thi Tam*, Le Thi Phuong College of Economics anh Technology - TNU Woman labor force plays an important role in social economic development in the world in general and in Vietnam in particular. The main contribution for economic development and poverty fighting were conducted by woman in both paid and unpaid. Woman participated in agriculture sector increasingly and they responsible for the main work in agriculture. In addition, they also keep a key activity in family in production and reproduction. Educating a man getting a man, but educating a woman getting whole family. Improving the role of family in the society is also improving the role of woman. Key words: role, rural woman, development, household, management, production, income Ngày nhận bài: 11/3/2013; Ngày phản biện: 22/4/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013 * Tel: 0985.869.130; Email: tamcoiktkt@gmail.com 105Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_38840_42385_49201315392593_1261_2052016.pdf
Tài liệu liên quan