4. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH
VIÊN QUA CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Bên cạnh các hoạt động đƣợc tổ chức chính khóa, chúng tôi đã hƣớng dẫn nhóm sinh
viên lớp Sƣ phạm Địa lí K32 tổ chức thành công HĐNK Hƣớng về Biển đảo quê hƣơng
cho HS khối lớp 12 trƣờng THPT Quốc Học Quy Nhơn (đƣợc tổ chức vào tháng 01
năm 2013) bằng PPDH Dự án. Qua Dự án, không chỉ phát triển năng lực thiết kế và tổ
chức các HĐNK mà còn phát triển năng lực phối hợp với các lực lƣợng giáo dục trong
nhà trƣờng: Ban Giám hiệu, Tổ bộ môn, Đoàn Thanh niên. trong việc tổ chức một hoạt
động giáo dục, gắn kết công tác đào tạo ở đại học với thực tiễn phổ thông.
TT
Hiệu quả của việc tổ chức BTH học phần HĐNK
Số ý kiến
K32
(N = 67)
K33
(N = 74)
1. Phát triển các kĩ năng mềm cho sinh viên (thuyết trình, thuyết
phục, đóng vai, làm việc nhóm, ra quyết định.) 62 70
2. Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên 61 72
3. Phát triển đƣợc cả năng lực thiết kế và tổ chức HĐGD cho sinh
viên 58 71
4. Phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên 56 67
5. Tạo đƣợc môi trƣờng cho sinh viên thể nghiệm các HĐGD đã
thiết kế 56 72
6. Phát triển năng lực giải quyết các tình huống sƣ phạm cho sinh
viên 45 50
7. Tiết kiệm đƣợc thời gian; sinh viên có cơ hội thực hành nhiều
hơn 43
Các hoạt động phong trào của Đoàn, Hội và Câu lạc bộ đã tạo sân chơi bổ ích, góp phần
quan trọng trong việc phát triển năng lực tổ chức các HĐNK cho sinh viên, tiêu biểu: Tham
gia dự án trồng rừng ngập mặn ở Đầm Thị Nại Quy Nhơn (2010); Cuộc thi Biển đảo anh
hùng, Trò chơi lớn – Đi tìm mật thƣ (2011); HĐNK sinh viên Địa lí – Địa chính với Biến
đổi khí hậu và Phòng chống thiên tai (2012); Cuộc thi Rung chuông vàng địa lí lần thứ nhất
(năm 2013); Hoạt động Giờ Trái đất (năm 2013, 2014); Cuộc thi sinh viên với bảo vệ môi
trƣờng (2014);. Các HĐNK với quy mô lớn, hình thức tổ chức đa dạng, khi đƣợc tổ chức
trong hội trƣờng, khi đƣợc tổ chức tại sân trƣờng hoặc ở bãi biển đã thu hút đƣợc sự tham
gia của đông đảo sinh viên. Hơn nữa, các hoạt động này đều đƣợc sự định hƣớng của Chi
bộ, đồng thời nhận đƣợc sự quan tâm, cố vấn và tham dự của Ban Chủ nhiệm cũng nhƣ các
thầy cô trong Khoa nên có chất lƣợng cả về nội dung và hình thức.
5. KẾT LUẬN
Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung chƣơng trình đào tạo, việc đổi mới cách
thức tổ chức dạy học học phần HĐNK địa lí thông qua các hoạt động làm mẫu, các bài
tập và đổi mới cách thức tổ chức BTH theo mô hình học thông qua dạy đã góp phần bồi
dƣỡng nhận thức, kĩ năng và cách thức tổ chức các HĐNK cho sinh viên. Ngoài ra, các
hoạt động của Đoàn, Hội, Câu lạc bộ đã tạo ra sân chơi bổ ích cho SV, góp phần bồi
dƣỡng năng lực tổ chức HĐNK cho sinh viên, giúp sinh viên tự tin hơn trong các đợt
thực tập sƣ phạm cũng nhƣ về công tác ở trƣờng phổ thông sau này.
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lí - Trường Đại học Quy Nhơn - Lê Thị Lành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(32)/2014: tr. 37-43
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO
SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
LÊ THỊ LÀNH
Trường Đại học Quy Nhơn
Tóm tắt: Bài báo trình bày về cơ hội giáo dục hoạt động ngoại khóa
(HĐNK) trong chƣơng trình đào tạo ngành Sƣ phạm Địa lí – Trƣờng Đại học
Quy Nhơn (ĐHQN) và một số cách thức bồi dƣỡng năng lực tổ chức các
HĐNK cho sinh viên thông qua học phần HĐNK Địa lí và các hoạt động của
Đoàn, Hội và Câu lạc bộ Địa lí – Địa chính.
Từ khóa: Năng lực tổ chức HĐNK, cách thức bồi dƣỡng năng lực tổ chức
HĐNK, sinh viên ngành Sƣ phạm Địa lí trƣờng ĐHQN.
1. MỞ ĐẦU
HĐNK là hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp, không quy định bắt buộc trong
chƣơng trình; hoạt động này dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông học
sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập địa lí
dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên [3].
HĐNK có ý nghĩa lớn đối với việc dạy học Địa lí ở trƣờng phổ thông, tuy nhiên do
nhiều lí do khác nhau đến nay hình thức này vẫn chƣa phát huy đƣợc vai trò nhƣ vốn có
của nó. Có nhiều nguyên nhân, trong đó khả năng thiết kế và tổ chức các HĐNK của
giáo viên có ý nghĩa quyết định.
Xuất phát từ thực tiễn của nhà trƣờng phổ thông và định hƣớng đổi mới đào tạo nghiệp
vụ trong các trƣờng sƣ phạm, việc hình thành và phát triển năng lực tổ chức các HĐNK
cho sinh viên ngành Sƣ phạm Địa lí là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai
đoạn hiện nay. Trong quá trình đào tạo ngành Sƣ phạm Địa lí ở Trƣờng ĐHQN, chúng
tôi đã nghiên cứu thiết kế chƣơng trình, đổi mới nội dung và vận dụng các hình thức
khác nhau nhằm phát triển các năng lực tổ chức HĐNK cho sinh viên.
2. CƠ HỘI BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
CHO SINH VIÊN QUA CÁC HỌC PHẦN PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ
Chƣơng trình đào tạo ngành Sƣ phạm Địa lí của Trƣờng ĐHQN đã đƣợc xây dựng và
phát triển theo Chuẩn đầu ra và Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông
(THPT) hiện nay. Trong đó các học phần về PPDH (24 tín chỉ) chiếm tỉ lệ 17,14% so
với tổng số tín chỉ (140); bằng 47% so với tổng số tín chỉ chuyên ngành (51) [1].
HĐNK là hình thức tổ chức dạy học ở trƣờng phổ thông, là một trong những nội dung
dạy học của hầu hết các học phần PPDH (bảng 1).
38 LÊ THỊ LÀNH
Bảng 1. Cơ hội phát triển năng lực tổ chức HĐNK qua các học phần PPDH địa lí [1]
TT
Học phần
(số tiết lí thuyết – thực hành – seminar)
Thời lượng học về HĐNK (tiết)
Lí
thuyết
Thực
hành
Seminar
Tự
học
1. Lí luận dạy học địa lí (35-10-10) 2 - - 2
2. PPDH địa lí ở trƣờng phổ thông 1 (20-10-10) 2 2 2 10
3. PPDH địa lí ở trƣờng phổ thông 2 (30-20-10) 2 4 2 14
4. Phƣơng pháp sử dụng bản đồ giáo khoa (25-10-0) 2 2 - 6
5. Giáo dục dân số - môi trƣờng qua môn Địa lí (20-
10-10)
2 4 2 14
6. HĐNK địa lí (20-10-10) 20 10 10 60
7. Rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm (0-45-0) - 8 - 16
8. Dạy học địa lí theo hƣớng tích cực (35-0-20) 4 - 4 12
Tổng số: 34 30 20 134
Ghi chú: 1 tiết lí thuyết cần 1 tiết tự học, 1 tiết thực hành hoặc seminar cần 2 tiết tự học
Qua bảng 1 cho thấy, nội dung về HĐNK đƣợc giảng dạy trong hầu hết các học phần
PPDH và đƣợc hoàn thiện trong chuyên đề HĐNK địa lí. Đó là cơ sở thuận lợi cho việc
trang bị kiến thức, hình thành và rèn luyện kĩ năng, bồi dƣỡng thái độ, động cơ để sinh
viên hiểu và thực hiện có hiệu quả các HĐNK ở trƣờng phổ thông. Tuy nhiên, tùy theo
mục tiêu, nội dung và thời lƣợng của các học phần sẽ có tác động đến các thành phần
tạo nên năng lực tổ chức HĐNK cho sinh viên ở các mức độ khác nhau: Trong học phần
Lí luận dạy học địa lí, sinh viên đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về HĐNK (Quan
niệm, vai trò, ý nghĩa, một số hình thức HĐNK đơn giản. Học phần PPDH địa lí ở
trƣờng phổ thông 1 và 2, thông qua các giờ lí thuyết và thực hành (trong và ngoài lớp),
sinh viên hiểu và tổ chức đƣợc một số HĐNK đơn giản ở THCS và THPT, chủ yếu dƣới
hình thức Đố vui và Trò chơi địa lí. Qua học phần Phƣơng pháp sử dụng bản đồ giáo
khoa, sinh viên hiểu và có khả năng sử dụng bản đồ trong tổ chức một số HĐNK dƣới
hình thức trò chơi gắn với bản đồ: Du lịch bằng bản đồ, xác định các địa danh trên bản
đồ... Học phần Giáo dục dân số và môi trƣờng qua môn Địa lí, thông qua các giờ lí
thuyết và giờ thực hành (trong và ngoài lớp), sinh viên hiểu và có khả năng thiết kế
đƣợc các mẫu HĐNK giáo dục dân số - môi trƣờng qua môn Địa lí dƣới hình thức trò
chơi, các tiểu phẩm, các tình huống và đóng vai thực hiện. Thông qua hình thức thực
hành trong học phần Rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm, sinh viên vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học vào việc thực hiện một số hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề quy
định, có tính liên môn: Thanh niên với lí tƣởng cách mạng; Thanh niên với vấn đề lập
nghiệp; Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác; Uống nƣớc nhớ nguồn... Các nội
dung về lí thuyết và thực hành về HĐNK đƣợc thực hiện đầy đủ, hệ thống nhất là thông
qua học phần HĐNK Địa lí.
BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN... 39
3. CÁCH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Học phần HĐNK địa lí là học phần có tính chất chuyên đề, thông qua các giờ lí thuyết,
thực hành (trong và ngoài lớp), sinh viên có khả năng thực hiện hầu hết các hình thức
HĐNK có quy mô, hình thức tổ chức khác nhau, trong đó các hình thức mang tính tổng
hợp: Dạ hội địa lí, Thi địa lí... Đồng thời, qua các giờ seminar, sinh viên hiểu và có khả
năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tổ chức HĐNK.
3.1. Đối với phần lí thuyết
a) Mục tiêu: Qua phần lí thuyết của học phần, sinh viên hiểu đƣợc vai trò, ý nghĩa,
nguyên tắc và các hình thức tổ chức HĐNK ở trƣờng phổ thông: Tổ địa lí, Câu lạc bộ
địa lí, Trò chơi địa lí, Đố vui địa lí, Thi địa lí, Dạ hội địa lí...)
b) Cách thức tổ chức: Giảng viên trình bày ngắn gọn các kiến thức trọng tâm then
chốt, các nội dung khác hƣớng dẫn sinh viên tự nghiên cứu theo hình thức cá nhân hoặc
nhóm. Đồng thời, tăng cƣờng làm mẫu và ra các bài tập vận dụng ngay trong giờ lí
thuyết.
+ Làm mẫu: Theo lí luận dạy học và lí thuyết về phát triển năng lực, ngƣời học muốn có
kĩ năng tổ chức các HĐNK cần phải đƣợc trang bị kiến thức lí thuyết và quan sát mẫu.
Cách 1. Giảng viên sƣu tầm hoặc thiết kế mẫu HĐNK, sau đó trình bày và mô tả cách
thực hiện cho sinh viên. Với cách này, giảng viên dễ dàng thực hiện, tốn ít thời gian,
bƣớc đầu giúp sinh viên hình dung ra cách thức thiết kế và tổ chức một HĐNK địa lí
cho HS.
Cách 2. Giảng viên sƣu tầm hoặc thiết kế mẫu HĐNK, phân công cho những sinh viên
khá giỏi, có năng khiếu để chuẩn bị và tổ chức cho các bạn sinh viên trong lớp. (Lưu ý,
nội dung kịch bản HĐNK mẫu được giữ bí mật đối với các sinh viên đóng vai học sinh).
Với cách này, đã tạo ra môi trƣờng cho sinh viên tổ chức các HĐNK, sinh viên phải hóa
thân vào các vai khác nhau và cùng hợp tác trong việc thực hiện mẫu. Sau mỗi hoạt
động mẫu giáo viên hƣớng dẫn sinh viên phân tích, rút kinh nghiệm.
+ Bài tập: Bài tập đƣợc xem là một phƣơng tiện giáo dục tốt, là công cụ để giảng viên
tổ chức các hoạt động học tập cho sinh viên. Do vậy, các bài tập cần bám sát mục tiêu,
nội dung, phù hợp với điều kiện thực hiện và trình độ của sinh viên...
Ví dụ một số bài tập đƣợc giảng viên thiết kế và sử dụng trong học phần HĐNK địa lí:
Bài tập 1: Lựa chọn và thiết kế một trò chơi địa lí cho học sinh THPT và đóng vai thực hiện.
Bài tập 2. Sƣu tầm, biên soạn các câu đố vui về địa lí và sắp xếp theo chủ đề phù hợp
với nội dung chƣơng trình từng khối lớp ở trƣờng phổ thông.
Bài tập 3. Dựa vào Quy chế hoạt động của Câu lạc bộ Địa lí – Địa chính (Dành cho sinh
viên của Khoa), anh (chị) hãy xây dựng quy chế hoạt động của Câu lạc bộ địa lí nơi anh
(chị) dự định sẽ công tác.
40 LÊ THỊ LÀNH
Bài tập 4: Giả sử anh (chị) là giáo viên Địa lí của trƣờng THPT A, trong học kì I năm
học 2013 – 2014, Tổ bộ môn dự kiến tổ chức một trong số các HĐNK với chủ đề sau:
Phòng chống thiên tai/ Biến đổi khí hậu/ Dân số và môi trƣờng/ Chủ quyền biển đảo cho
học sinh khối lớp 12.
Hãy lựa chọn chủ đề, hình thức tổ chức và xây dựng kế hoạch cho HĐNK để thông qua
Tổ bộ môn và trình lên Ban Giám hiệu.
Dự kiến một số tình huống nảy sinh khi Ban Giám hiệu phê duyệt kế hoạch và cách ứng
xử của anh (chị).
Bài tập 5. Dựa vào nội dung Bản kế hoạch đã xây dựng ở bài tập 2, hãy thiết kế chƣơng
trình và kịch bản chƣơng trình cho HĐNK mà anh (chị) đã chọn.
Các bài tập trong học phần HĐNK rất đa dạng, đƣợc giáo viên biên soạn và hƣớng dẫn
sinh viên thực hiện trong phần tự học ở nhà và ngay trong phần lên lớp lí thuyết nhằm
vận dụng các kiến thức lí thuyết và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên. Đồng thời, thông
qua việc thực hiện các bài tập còn góp phần bồi dƣỡng hứng thú học tập cho sinh viên,
gắn kết giữa học và hành, giữa lí thuyết và thực tiễn phổ thông.
3.2. Bài thực hành
a) Mục tiêu: Qua các bài thực hành (BTH), sinh viên biết lựa chọn chủ đề, hình thức;
Hiểu và xây dựng đƣợc kế hoạch, kịch bản, chƣơng trình HĐNK địa lí; Đồng thời biết
tổ chức các HĐNK đó một cách hiệu quả.
b) Nội dung thực hành: Lựa chọn chủ đề, thiết kế và đóng vai thực hiện buổi Dạ hội
địa lí/Thi địa lí/Trò chơi địa lí cho học sinh THPT với các chủ đề về dân số, môi trƣờng,
biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giáo dục chủ quyền biển đảo,...
c) Cách thức tổ chức:
Bảng 2. So sánh cách thức tổ chức BTH [2]
Cách 1 - Truyền thống Cách 2 - Đổi mới
- Trước buổi thực hành:
Thông báo lịch thực hành cho sinh
viên.
- Trong buổi thực hành:
+ Giảng viên nêu nội dung, hƣớng dẫn
sinh viên cách thực hiện dƣới hình
thức cá nhân hoặc nhóm;
+ Sinh viên thực hiện BTH theo yêu
cầu;
+ Các nhóm báo cáo kết quả BTH;
+ Giảng viên tổ chức cho sinh viên
nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm;
- Trước buổi thực hành:
Giảng viên hƣớng dẫn sinh viên cách thức thực hiện
các bài thực hành để các nhóm sinh viên chuẩn bị.
Thông báo lịch thực hành cho sinh viên.
- Trong buổi thực hành:
+ Giảng viên yêu cầu sinh viên nhắc lại nội dung,
mục đích, yêu cầu của BTH;
+ Các nhóm lần lƣợt đóng vai thực hiện các HĐGD
đã chuẩn bị; Các nhóm còn lại đóng vai HS tham
gia vào các HĐGD.
+ Giảng viên tổ chức cho sinh viên trao đổi, thảo
luận, đánh giá và rút kinh nghiệm;
BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN... 41
- Sau buổi thực hành:
+ Sinh viên tự hoàn thiện BTH (nếu
chƣa xong)
+ Giảng viên chấm điểm BTH cho
một số sinh viên.
+ Sinh viên trao đổi các BTH đã chấm
để rút kinh nghiệm.
- Sau buổi thực hành:
+ Các nhóm hoàn thiện BTH.
+ Giảng viên chấm điểm. (Trên cơ sở chuẩn bị và
nội dung thực hành tổ chức trên lớp)
+ Trao đổi, chia sẻ sản phẩm BTH giữa các nhóm.
- Số lƣợng: 15 – 20 sinh viên/nhóm; Thời lƣợng: 2 – 3 tiết/1 bài.
- Cách thực hiện: Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy,
chúng tôi đã chuyển từ mô hình tổ chức các BTH từ cách 1 sang cách 2 (bảng 2). Mặt
khác, do đặc điểm của việc thực hiện BTH theo cách 2, trong buổi thực hành, các nhóm
cùng tham gia: Nhóm đóng vai giáo viên tổ chức, các nhóm còn lại đóng vai học sinh
tham gia hoặc lực lƣợng cổ vũ. Nhiều buổi thực hành của sinh viên còn có sự tham dự
của các giảng viên trẻ trong Khoa với vai trò là các giáo viên ở trƣờng phổ thông (Ban
giám hiệu, ban chấp hành đoàn trƣờng) và sự tham gia của các sinh viên khóa sau để
học tập kinh nghiệm.
Ví dụ về một số HĐNK, sinh viên đã thực hiện trong các buổi thực hành: HĐNK với
chủ đề The Wold next top model (K32) đƣợc tổ chức dƣới hình thức Dạ hội địa lí.
Trong hoạt động này, sinh viên đã hóa thân vào các thí sinh đến từ 10 quốc gia khác
nhau và cùng tranh tài qua các phần thi: Giới thiệu, Biểu diễn thời trang và Ứng xử.
HĐNK với chủ đề Du lịch bốn phƣơng (K32), các đội chơi cùng tranh tài qua các phần
thi trả lời nhanh các câu hỏi và đặc biệt phải phối hợp với nhau để hợp tác nhóm trong
việc thuyết phục du khách Nhật Bản (do giảng viên đóng vai) đến với địa danh du lịch
của nhóm; HĐNK với chủ đề Thiên tai và phòng chống thiên tai, chủ đề Dân số (K33)
đƣợc tổ chức với các phần thi kiến thức và xử lí tình huống. Trong phần thi thứ hai, các
sinh viên của nhóm tổ chức đóng vai để đƣa ra các tình huống, các thí sinh trong các đội
thi phải vào vai để xử lí tình huống: Đóng vai để thuyết phục một ngƣ dân cố tình ra
khơi khi bão sắp đổ bộ; Tình huống mẹ chồng muốn con dâu (làm giáo viên) sinh thêm
con trai khi đã có hai con gái; Trƣờng hợp vì tính chất công việc và lo giữ dáng mà
ngƣời vợ không chịu sinh con...; Chủ đề Môi trƣờng (K33) với phần thi Thu gom, Phân
loại thể hiện nhận thức về môi trƣờng; phần thi Tái chế thể hiện cách ứng xử với môi
trƣờng, các đội thi sử dụng rác thải để thiết kế thành các bộ trang phục, sau đó trình diễn
và thuyết trình về việc bảo vệ môi trƣờng...
d) Kết quả
Việc tổ chức các BTH theo cách trên, vai trò của giảng viên đã có nhiều thay đổi, giảng
viên không chỉ hƣớng dẫn, cố vấn, trọng tài mà còn đóng nhiều vai khác nhau theo sự
giới thiệu của nhóm tổ chức; sinh viên không chỉ biết cách làm mà còn biết phối hợp để
thực hiện: Khi đóng vai giáo viên phổ thông để tổ chức, khi đóng vai học sinh để tham
gia, khi phải vào vai các nhân vật trong xã hội để giải quyết tình huống, qua đó năng lực
hành động, các kĩ năng mềm có điều kiện để phát triển. Hơn nữa, thông qua các HĐNK
42 LÊ THỊ LÀNH
trên còn phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên. Nhiều phiên
bản trò chơi trên truyền hình nhƣ Trò chơi âm nhạc, Đuổi hình bắt chữ, Ô cửa bí mật...
đã đƣợc sinh viên vận dụng linh hoạt, các kiến thức, kĩ năng địa lí đƣợc lồng ghép tự
nhiên đã góp phần bồi dƣỡng hứng thú học tập cho các em.
Các HĐNK do các nhóm sinh viên thiết kế và tổ chức cho thấy sự đa dạng về hình thức,
phong phú về nội dung và có sự sáng tạo. Để đánh giá hiệu quả của việc tổ chức BTH
theo hƣớng đổi mới, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của 67 sinh viên K32 và 74 sinh viên
K33 khi học xong phần HĐNK. Kết quả khảo sát cho thấy việc lựa chọn nội dung và
cách thức tổ chức các BTH mà chúng tôi thực hiện đã tạo môi trƣờng cho sinh viên thể
nghiệm các hoạt động giáo dục, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên
từ đó góp phần phát triển các năng lực tổ chức các HĐNK cho sinh viên (bảng 3).
Bảng 3. Ý kiến của sinh viên về hiệu quả của việc tổ chức BTH học phần HĐNK [2]
Qua trao đổi trực tiếp với sinh viên cho thấy: Nhờ các hoạt động nhóm khi thực hiện
HĐNK giúp sinh viên hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn, phát hiện đƣợc năng khiếu tiềm ẩn
của nhiều sinh viên, giúp sinh viên mạnh dạn, tự tin hơn.
4. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH
VIÊN QUA CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Bên cạnh các hoạt động đƣợc tổ chức chính khóa, chúng tôi đã hƣớng dẫn nhóm sinh
viên lớp Sƣ phạm Địa lí K32 tổ chức thành công HĐNK Hƣớng về Biển đảo quê hƣơng
cho HS khối lớp 12 trƣờng THPT Quốc Học Quy Nhơn (đƣợc tổ chức vào tháng 01
năm 2013) bằng PPDH Dự án. Qua Dự án, không chỉ phát triển năng lực thiết kế và tổ
chức các HĐNK mà còn phát triển năng lực phối hợp với các lực lƣợng giáo dục trong
nhà trƣờng: Ban Giám hiệu, Tổ bộ môn, Đoàn Thanh niên... trong việc tổ chức một hoạt
động giáo dục, gắn kết công tác đào tạo ở đại học với thực tiễn phổ thông.
TT
Hiệu quả của việc tổ chức BTH học phần HĐNK
Số ý kiến
K32
(N = 67)
K33
(N = 74)
1.
Phát triển các kĩ năng mềm cho sinh viên (thuyết trình, thuyết
phục, đóng vai, làm việc nhóm, ra quyết định...)
62 70
2. Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên 61 72
3.
Phát triển đƣợc cả năng lực thiết kế và tổ chức HĐGD cho sinh
viên
58 71
4. Phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên 56 67
5.
Tạo đƣợc môi trƣờng cho sinh viên thể nghiệm các HĐGD đã
thiết kế
56 72
6.
Phát triển năng lực giải quyết các tình huống sƣ phạm cho sinh
viên
45 50
7.
Tiết kiệm đƣợc thời gian; sinh viên có cơ hội thực hành nhiều
hơn
43 47
BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN... 43
Các hoạt động phong trào của Đoàn, Hội và Câu lạc bộ đã tạo sân chơi bổ ích, góp phần
quan trọng trong việc phát triển năng lực tổ chức các HĐNK cho sinh viên, tiêu biểu: Tham
gia dự án trồng rừng ngập mặn ở Đầm Thị Nại Quy Nhơn (2010); Cuộc thi Biển đảo anh
hùng, Trò chơi lớn – Đi tìm mật thƣ (2011); HĐNK sinh viên Địa lí – Địa chính với Biến
đổi khí hậu và Phòng chống thiên tai (2012); Cuộc thi Rung chuông vàng địa lí lần thứ nhất
(năm 2013); Hoạt động Giờ Trái đất (năm 2013, 2014); Cuộc thi sinh viên với bảo vệ môi
trƣờng (2014);... Các HĐNK với quy mô lớn, hình thức tổ chức đa dạng, khi đƣợc tổ chức
trong hội trƣờng, khi đƣợc tổ chức tại sân trƣờng hoặc ở bãi biển đã thu hút đƣợc sự tham
gia của đông đảo sinh viên. Hơn nữa, các hoạt động này đều đƣợc sự định hƣớng của Chi
bộ, đồng thời nhận đƣợc sự quan tâm, cố vấn và tham dự của Ban Chủ nhiệm cũng nhƣ các
thầy cô trong Khoa nên có chất lƣợng cả về nội dung và hình thức.
5. KẾT LUẬN
Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung chƣơng trình đào tạo, việc đổi mới cách
thức tổ chức dạy học học phần HĐNK địa lí thông qua các hoạt động làm mẫu, các bài
tập và đổi mới cách thức tổ chức BTH theo mô hình học thông qua dạy đã góp phần bồi
dƣỡng nhận thức, kĩ năng và cách thức tổ chức các HĐNK cho sinh viên. Ngoài ra, các
hoạt động của Đoàn, Hội, Câu lạc bộ đã tạo ra sân chơi bổ ích cho SV, góp phần bồi
dƣỡng năng lực tổ chức HĐNK cho sinh viên, giúp sinh viên tự tin hơn trong các đợt
thực tập sƣ phạm cũng nhƣ về công tác ở trƣờng phổ thông sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trƣờng Đại học Quy Nhơn (2010). Chương trình đào tạo ngành Sư phạm địa lí theo
học chế tín chỉ.
[2] Lê Thị Lành – Lƣơng Thị Vân (2013). Nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo
dục cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lí – Trường Đại học Quy Nhơn, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp trƣờng, mã số T2012.353.24.
[3] Nguyễn Đức Vũ (2001). Hoạt động ngoại khóa địa lí ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.
Title: DEVELOPING THE CAPABILITY OF ORGANIZING EXTRACURRICULAR
ACTIVITIES FOR STUDENTS MAJORING IN GEOGRAPHY TEACHER EDUCATION
AT QUY NHON UNIVERSITY
Abstract: This paper presents the opportunity to integrate extracurricular activities into the
training programs applied for Geography Teachers Education major at Quy Nhon University
and some methods to develop the capability of organizing extracurricular activities for
students through extracurricular activities course of Geography and activities of Communist
Youth Union, Students Organization and Geography - Land Administration Club.
Keywords: Capability of organizing extracurricular activities , methods to develop the
capability of organizing extracurricular activities , students majoring in Geography Teacher
Education at Quy Nhon university.
ThS. LÊ THỊ LÀNH, Khoa Địa lí - Địa chính, Trƣờng Đại học Quy Nhơn
ĐT: 0983 891 780, Email: lanhdhqn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25_406_lethilanh_08_le_thi_lanh_ngoai_khoa_4023_2021201.pdf