Mức độ stress của học sinh khối 12, trường THPT Quốc học, thành phố Huế - Đinh Thị Hồng Vân

4. KẾT LUẬN Từ việc khảo sát thực trạng mức độ stress của học sinh khối 12 trường THPH Quốc Học Huế, chúng tôi đi đến kết luận sau: - Hầu hết học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học đều bị stress ở mức độ cần cảnh báo. - Tác nhân cơ bản gây ra stress cho học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học là những yếu tố liên quan đến học đường. - Nhà trường, gia đình cần có sự nhận thức đúng đắn về tác hại của stress âm tính để từ đó xây dựng một chế độ học tập và nghỉ ngơi khoa học, đảm bảo sức khỏe tâm sinh lý cho học sinh. - Học sinh cần nhận biết trạng thái tinh thần của bản thân để có các biện pháp ngăn ngừa và ứng phó kịp thời

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức độ stress của học sinh khối 12, trường THPT Quốc học, thành phố Huế - Đinh Thị Hồng Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 104-110 MỨC ĐỘ STRESS CỦA HỌC SINH KHỐI 12, TRƯỜNG THPT QUỐC HỌC, THÀNH PHỐ HUẾ ĐINH THỊ HỒNG VÂN - NGUYỄN PHƯỚC CÁT TƯỜNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo này đề cập đến mức độ stress ở học sinh khối 12, trường THPT Quốc Học, thành phố Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học đều bị stress ở mức độ cần cảnh báo. Tác nhân cơ bản gây ra stress cho học sinh khối 12 là những yếu tố liên quan đến học đường. Nhà trường, gia đình và bản thân các em cần có sự nhận thức đúng đắn về tác hại của stress âm tính để từ đó xây dựng một chế độ học tập và nghỉ ngơi khoa học, đảm bảo sức khỏe tâm sinh lý cho học sinh khối 12. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhịp sống hiện đại làm cho con người trở nên năng động, nhạy bén hơn, song cũng làm cho họ luôn phải đối mặt với nhiều sức ép từ cuộc sống hiện thực và không ít người rơi vào trạng thái stress (căng thẳng). Theo Lazarus (1993), dưới góc độ tâm lý học, stress được xem như là “một trạng thái cảm xúc tiêu cực xuất hiện nhằm phản ứng lại các sự kiện được xem là đòi hỏi sự cố gắng hoặc vượt quá các nguồn lực hay khả năng ứng phó của một người” . Stress chỉ xảy ra khi chủ thế đánh giá sự kiện gây ra stress là có hại và không có khả năng ứng phó với nó. Trong trạng thái stress âm tính, những phản ứng thích nghi của con người bị rối loạn, cơ thể bị suy sụp, từ đó xuất hiện nhiều rối loạn bệnh lý. Những thay đổi về thể chất, tâm lý và xã hội, cộng thêm áp lực học tập từ phía gia đình, nhà trường và xã hội đã khiến nhiều học sinh trung học phổ thông (THPT), đặc biệt là học sinh lớp 12 nảy sinh nhiều rối nhiễu tâm lý, nhiều em ở trong trạng thái lo âu, căng thẳng. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu mức độ stress của học sinh khối 12, trường THPT Quốc Học, thành phố Huế là một việc làm thiết thực nhằm cung cấp các số liệu và dữ kiện cụ thể cho các nhà quản lý, các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh và chính các em học sinh, giúp họ có nhận thức đúng đắn về stress và đề ra các biện pháp phát hiện sớm, can thiệp kịp thời để các em có trạng thái tâm lý bình thường, ổn định để học tập tốt hơn. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu mức độ stress của học sinh, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp: trắc nghiệm tâm lý, điều tra bằng anket, phỏng vấn, trong đó trắc nghiệm tâm lý là phương pháp cơ bản. Trắc nghiệm dùng để khảo sát mức độ stress trong nghiên cứu này là thang đo trạng thái phản ứng với stress của Soly-Bensabal. Trắc nghiệm này bao gồm 30 câu hỏi về “biểu hiện trạng thái phản ứng”, mỗi biểu hiện có 4 mức độ lựa chọn: “rất thường xuyên”, “thường xuyên”, “thỉnh thoảng”, “không có biểu hiện”, tùy MỨC ĐỘ STRESS CỦA HỌC SINH KHỐI 12, TRƯỜNG THPT QUỐC HỌC, TP HUẾ 105 theo mức độ lựa chọn, có thể đánh giá điểm số từ 1 đến 4 điểm. Theo Soly-Bensabal: nếu tổng điểm ở mức 61-90 thì đối tượng đang ở trong tình trạng đáng lo ngại (stress). Tổng số điểm càng cao thì mức độ stress càng nghiêm trọng. Chúng tôi đã sử dụng thang đo này điều tra trên 158 học sinh lớp 12 của trường THPT Quốc Học. Kết quả điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 15.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mức độ stress của học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học - thành phố Huế dưới các lát cắt 3.1.1. Dưới lát cắt tổng quát Kết quả khảo sát mức độ stress của học sinh khối 12 dưới lát cắt tổng quát được trình bày ở bảng sau: Bảng 1. Mức độ stress của học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học dưới lát cắt tổng quát X SD Min Max Tần suất 30 -60 ≥ 61 73,94 5,32 60 89 2 156 Chú thích: X : Điểm trung bình SD: Độ lệch chuẩn Min: Giá trị nhỏ nhất Max: Giá trị lớn nhất Quan sát bảng 1 ta thấy, dưới góc độ tổng quát, trong khoảng điểm 30 – 60 chỉ có 2 em (tương ứng với 1,28%), còn lại là hơn 60 điểm (tương ứng với 98,72%). Như vậy, theo thang đánh giá của Soly-Bensabal, 98,72% học sinh khối 12, trường THPT Quốc Học Huế được điều tra đang ở trong tình trạng stress. Nghiên cứu của Larry Peach (1991) và Walker. Janet. K (1993) cũng chỉ ra rằng hầu hết học sinh cuối cấp THPT đều bị stress. Điểm trung bình chung của thang đo về phản ứng stress của học sinh khối 12 cho thấy các em đang ở trong tình trạng stress khá cao. Một số học sinh có điểm số lên đến 89, những học sinh này nếu không có biện pháp giải tỏa trạng thái căng thẳng thì có thể chuyển sang stress bệnh lý. Kết quả trên được khẳng định một lần nữa thông qua kết quả tự đánh giá của học sinh khối 12 vể tần suất xuất hiện trạng thái căng thẳng trong năm học cuối cấp. 40,5% học sinh cho rằng mình “thường xuyên” và “rất thường xuyên” rơi vào trạng thái căng thẳng, 39,2% học sinh “thỉnh thoảng” ở trong trạng thái này (xem số liệu bảng 2). Như vậy, học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học Huế cần được cảnh báo về tình trạng sức khỏe tinh thần để tổ chức, sắp xếp chế độ học tập, nghỉ ngơi khoa học. ĐỊNH THỊ HỒNG VÂN - NGUYỄN PHƯỚC CÁT TƯỜNG 106 Bảng 2. Tần suất xuất hiện trạng thái căng thẳng của học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học Tần suất Số lượng Tỉ lệ (%) Rất thường xuyên 16 10,1 Thường xuyên 48 30,4 Thỉnh thoảng 62 39,2 Hiếm khi 24 15,2 Không có 8 5,1 X (1 ≤ X ≤ 5) 3,25 3.1.2. Dưới lát cắt giới tính Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái stress của cá nhân như tính chất của các tác nhân gây ra stress, đặc điểm nhân cách của từng người, khả năng ứng phó với khó khăn và chỗ dựa xã hội Nhiều công trình nghiên cứu (Peach, 1991; Naughton, 1991) cho rằng nữ dễ bị stress nhiều hơn nam là do đặc điểm nhân cách riêng của từng giới. Phái nữ thường nhạy cảm, dễ xúc động, khó giữ được bình tĩnh trước những hoàn cảnh bất ổn nên khi ứng phó với khó khăn thường thiên về cách ứng phó tập trung tình cảm (emotion – focused strategies) và né tránh (avoidance) (Phạm Thị Mai Hương và các cộng sự, 2007; Barba, K., Kahloon, A., Kazmi, M., Khalid, H., Nawaz, K., Khan, N, A & Khan, S, 2004); do đó, về lâu dài những chiến lược ứng phó này không giải quyết triệt để vấn đề khó khăn. Đây có thể là một lý do khiến mức độ stress của nữ thường cao hơn nam. Tuy nhiên, ở nghiên cứu này, kết quả kiểm định t (t154 = 1,16, p > 0,05) ở bảng số liệu 3 đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh nam và học sinh nữ về mức độ stress. Như vậy, có thể kết luận rằng học sinh nam và nữ ở khối 12 đều bị stress như nhau. Bảng 3. Mức độ stress của học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học dưới lát cắt giới tính Giới tính Số lượng Tần suất Min Max X SD t154 30 -60 ≥ 61 Nam 62 2 60 60 89 74,55 7,05 1,16 Nữ 96 0 96 66 82 73,54 3,79 Chung 158 2 156 60 89 73,94 5,32 Chú thích: t: Kiểm định sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình Có thể nói khó khăn lớn nhất của học sinh khối 12 là những áp lực trong học tập, thi cử. Sự nỗ lực phấn đấu để đạt được những mục tiêu đã định trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT và Cao đẳng, Đại học ở các học sinh nam và nữ về cơ bản là như nhau, điều này đã lấn át những đặc điểm riêng của nhân cách của từng giới. Kết quả điều tra về các tác nhân gây ra stress trong nghiên cứu này cũng cho thấy tác nhân chi phối lớn nhất đến mức độ stress là những yếu tố liên quan đến học tập như: nội dung, chương trình học MỨC ĐỘ STRESS CỦA HỌC SINH KHỐI 12, TRƯỜNG THPT QUỐC HỌC, TP HUẾ 107 tập; áp lực thi cử, điểm số; sự phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập (xem phần 3.2). Nghiên cứu của Brougham và các cộng sự (2009), Saynier (2006), Kuhn (2003), Pfeiffer (2001), Ross và các cộng sự (1999), Klonsky (1999) cũng chỉ ra không có sự khác biệt về mức độ stress liên quan đến học tập của nam và nữ học sinh, sinh viên (dẫn theo Scott , 2008) 3.1.3. Dưới lát cắt lớp chuyên và không chuyên Ở trường Quốc Học có hai loại hình lớp học cho học sinh là: lớp chuyên và lớp phổ thông (không chuyên). Về chương trình học, cả hai loại hình đều theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, song ở những lớp chuyên, thời lượng dành cho môn chuyên nhiều hơn so với các lớp không chuyên. Với sự khác biệt như vậy liệu những học sinh lớp chuyên có bị stress hơn học sinh lớp không chuyên không? Bảng 4. Mức độ stress của học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học dưới lát cắt lớp chuyên và không chuyên Lớp Số lượng Tần suất Min Max X SD t154 30 -60 ≥ 61 Chuyên 48 0 48 63 89 73,21 5,51 1,14 Không chuyên 110 2 108 60 88 74,25 5,22 Chung 158 2 156 60 89 73,94 5,32 Chú thích: t: Kiểm định sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình Kết quả kiểm định t ở bảng 4 chỉ ra rằng mức độ stress của học sinh lớp chuyên và không chuyên cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (t154=1,14, p>0.05). Điều này có thể giải thích tương tự như ở góc độ giới tính, tức là áp lực học tập cho hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và Cao đẳng, Đại học là tác nhân chủ yếu gây ra stress ở tất cả học sinh. Tác nhân chủ đạo này lấn át các yếu tố khác thường được cho là chi phối đến mức độ stress như giới, khối - ngành học, hoàn cảnh gia đình 3.2. Tác nhân gây ra stress ở học sinh khối 12 Trường THPT Quốc Học, TP Huế Kết quả ở phần 3.1 cho thấy hầu hết học sinh khối 12 Trường THPT Quốc học, thành phố Huế đều ở trong tình trạng bị stress. Vậy tác nhân nào gây ra stress ở học sinh khối 12? Trên cơ sở tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác nhân gây ra stress ở học sinh khối 12, chúng tôi đã đưa ra 3 nhóm tác nhân chính: Những vấn đề liên quan đến học đường, mối quan hệ trong gia đình và mối quan hệ với bạn bè. Kết quả được trình bày ở bảng 5: ĐỊNH THỊ HỒNG VÂN - NGUYỄN PHƯỚC CÁT TƯỜNG 108 Bảng 5. Các tác nhân gây ra stress ở học sinh khối 12 Trường THPT Quốc Học Tác nhân gây ra stress X (0≤ X ≤3) SD Học đường 2,02 0,34 Mối quan hệ gia đình 1,85 0,62 Mối quan hệ bạn bè 1,82 0,60 Quan sát số liệu ở bảng 6, ta thấy, tác nhân chính gây ra stress ở học sinh khối 12 là những vấn đề liên quan đến học đường, cụ thể là: Kiến thức nhiều và khó, bài tập nhiều, làm các bài thi, bài kiểm tra nhiều, lịch học dày đặc, phương pháp học tập của cá nhân chưa hiệu quả, giáo viên chỉ trích, phê bình ngay trước bạn bè, áp lực thi cử và điểm số, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra Kết quả điểm trung bình chứng tỏ những vấn đề liên quan đến học đường khiến cho học sinh khá căng thẳng. Kết quả này phù hợp và thống nhất với kết quả khảo sát stress bằng thang đo của Soly-Bensabal ở phần 3.1. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Hằng (2009) cũng đồng nhất với quan điểm này: tác nhân chính gây ra stress ở trẻ vị thành niên là vấn đề học tập. Tác nhân tiếp theo gây ra stress ở học sinh khối 12 là những vấn đề trong mối quan hệ gia đình và bạn bè. Trong mối quan hệ gia đình, những vấn đề chủ yếu khiến học sinh căng thẳng là: Bất đồng ý kiến với cha mẹ, cha mẹ yêu cầu và kì vọng nhiều, người thân trong gia đình bị ốm Trong mối quan hệ bạn bè, những vấn đề chủ yếu khiến học sinh căng thẳng là: Bị bạn bè hiểu nhầm, cảm thấy năng lực của mình thua kém bạn bè, khó hòa đồng được với bạn bè Kết quả phân tích hồi quy ở bảng 6 cho thấy, các nguồn (tác nhân) gây ra stress đều có quan hệ tuyến tính với mức độ stress và nó giải thích đến 60% sự biến thiên của điểm số stress, trong đó các yếu tố liên quan đến học đường giải thích đến 33,1%. Như vậy, khả năng dự báo của các nhân tố này khá cao. Kết quả này một lần nữa khẳng định yếu tố học đường là tác nhân chính gây nên stress ở học sinh khối 12. Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy Các tác nhân gây ra stress F R2 Học đường 4,991*** 0,331 Mối quan hệ gia đình 2,989** 0,159 Mối quan hệ bạn bè 2,358* 0,112 Chú thích: F: Kiểm định quan hệ tuyến tính R2: Chỉ số dự báo ***: Kiểm định F có ý nghĩa ở mức 0,001 **: Kiểm định F có ý nghĩa ở mức 0,01 *: Kiểm định F có ý nghĩa ở mức 0,05 MỨC ĐỘ STRESS CỦA HỌC SINH KHỐI 12, TRƯỜNG THPT QUỐC HỌC, TP HUẾ 109 4. KẾT LUẬN Từ việc khảo sát thực trạng mức độ stress của học sinh khối 12 trường THPH Quốc Học Huế, chúng tôi đi đến kết luận sau: - Hầu hết học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học đều bị stress ở mức độ cần cảnh báo. - Tác nhân cơ bản gây ra stress cho học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học là những yếu tố liên quan đến học đường. - Nhà trường, gia đình cần có sự nhận thức đúng đắn về tác hại của stress âm tính để từ đó xây dựng một chế độ học tập và nghỉ ngơi khoa học, đảm bảo sức khỏe tâm sinh lý cho học sinh. - Học sinh cần nhận biết trạng thái tinh thần của bản thân để có các biện pháp ngăn ngừa và ứng phó kịp thời. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Barba, K., Kahloon, A., Kazmi, M., Khalid, H., Nawaz, K., Khan, N, A & Khan, S. (2004). Students, Stress and Coping Strategies: A Case of Pakistani Medical School. Education for Health, 17(3), 346-3531. [2] Đỗ Thị Lệ Hằng (2009). Các tác nhân gây stress và cách ứng phó với stress của trẻ vị thành niên. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế: Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam, Hà Nội. [3] Phạm Thị Mai Hương (chủ biên) (2007). Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn. NXB Khoa học Xã hội. [4] Lazarus, R. S (1993). Stress and emotions. Spinger, NewYork. [5] Naughton, F. O (1997). Stress and coping, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2009 tại: [6] Peach, L.E. & Reddick, T. L. (1989). A study concerning stress among high schools students in selected rural schools, (Tech. Rep. No. 143). Cookeville, TN: Annual Education Conference. [7] Scott, E . (2009). Self-Imposed Stress, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2009 tại: [8] Walker, Janet. K. (1993). Stress and Western Kansas Hight school student. Master thesis, The University of Northern Colorado. ĐỊNH THỊ HỒNG VÂN - NGUYỄN PHƯỚC CÁT TƯỜNG 110 Title: THE STRESS LEVEL OF GRADE 12 STUDENTS OF QUOC HOC UPPER SECONDARY SCHOOL, HUE CITY Abstract: This paper aims to provide an insight into the stress level of 12th grade students of Quoc Hoc Upper Secondary School, Hue City. Consistent with other research, the findings showed that most of grade 12 students of Quoc Hoc Upper Secondary School experienced stress. The stressors are those related to academic problems. Damaging effects of distress among grade 12 students should be highly acknowledged by schools, families and students and comprehensive measures should be implemented to alleviate it. ThS. ĐINH THỊ HỒNG VÂN Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. ĐT: CQ: 054.825312, NR: 054.887000. Email: dthvan2000@yahoo.com. NGUYỄN PHƯỚC CÁT TƯỜNG Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. ĐT: CQ: 054. 825312, NR: 054. 931095. Email: catnguyen174@yahoo.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf18_278_dinhthihongvan_nguyenphuoccattuong_16_dinh_thi_hong_van_4464_2021126.pdf
Tài liệu liên quan