Những nội dung cơ bản khi xây dựng hệ thống bài thực hành cho các môđun trong đào tạo nghề

Education and training in general and vocational training in particular are step by step on the way of innovation and development following the resolution No 29 on November 2013 of the 8th course Central Committee of the Vietnamese Communist Party about renovating basically and totally in order to satisfy the requests in industrialization and modernization of the market economical condition in socialist orientation and international integration. For vocational training, the strong connection between theory and practice, mastering specialty knowledge with professional skills that are concerned by many colleges and lectures in process of building and compiling practice exercises. Defining the major contents when establishing the system of practice exercises for professional modules in vocational training and building a perfect sample for lessons in order to show clearly the close combination between theory and practice; moreover, the compatibility between professional knowledge and occupation skills in every lesson will help the process of modules training be carried out its own essence. It means theory and practice are integrated in vocational training.

pdf5 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nội dung cơ bản khi xây dựng hệ thống bài thực hành cho các môđun trong đào tạo nghề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trƣơng Đại Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 93 - 97 93 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI THỰC HÀNH CHO CÁC MÔĐUN TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ Trƣơng Đại Đức* Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng đang từng bƣớc thực hiện đổi mới theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị BCH Trung ƣơng Đảng lần thứ 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế. Đối với đào tạo nghề, sự gắn kết giữa lý thuyết với thực hành, nắm vững kiến thức chuyên môn với hình thành kỹ năng nghề nghiệp luôn là mối quan tâm thƣờng xuyên của các nhà trƣờng, của các giáo viên trong quá trình xây dựng, biên soạn các bài tập thực hành. Việc xác định đƣợc những nội dung cơ bản khi xây dựng hệ thống bài tập thực hành cho các môđun chuyên ngành trong đào tạo nghề và xây dựng đƣợc một mẫu thống nhất cho các bài học thể hiện rõ sự gắn kết hữu cơ giữa lý thuyết với thực hành, sự tƣơng thích giữa kiến thức chuyên môn với kỹ năng nghề nghiệp trong từng bài học giúp cho quá trình đào tạo theo môđun đƣợc tiến hành theo đúng bản chất vốn có của nó, đó chính là sự tích hợp hợp giữa lý thuyết và thực hành trong từng công việc của nghề. Từ khóa: Đào tạo nghề, môđun, hệ thống bài tập thực hành ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong những năm qua, để bắt kịp xu thế đào tạo nghề trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới và đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực đƣợc qua đào tạo nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc, ngành dạy nghề đã từng bƣớc đổi mới công tác quản lý, tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở đào tạo nghề và đặc biệt là xây dựng chƣơng trình đào tạo nghề theo môđun, tích hợp kiến thức lý thuyết với kỹ năng thực hành trong từng công việc của mỗi nghề. Điều này khác hẳn với cấu trúc chƣơng trình đào tạo nghề trƣớc đây là tách lý thuyết và thực hành thành hai môn học riêng biệt, đó là môn học Lý thuyết nghề và môn học Thực hành nghề với Hệ thống bài tập thực hành thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành trong mỗi công việc của nghề và các điều kiện liên quan để thực hiện có hiệu quả việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh. Bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến các yêu cầu cơ bản khi xây dựng Hệ thống bài tập * Tel: 0989 063070 thực hành cho các môđun trong đào tạo nghề và thiết lập đƣợc một mẫu thống nhất chung cho các bài tập thực hành trong mỗi môđun để giáo viên biên soạn bài giảng làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập cho học sinh. SỰ KHÁC NHAU VỀ NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN GIỮA MÔN HỌC THỰC HÀNH NGHỀ VÀ MÔ ĐUN CHUYÊN NGHỀ Để thấy rõ sự khác nhau về nội dung và phân bố thời gian giữa môn học thực hành nghề trong đào tạo nghề “truyền thống” và môđun chuyên môn nghề trong đào tạo nghề hiện nay, có thể so sánh thông qua một khung chƣơng trình đào tạo nghề cụ thể: Ví dụ: Nghề Cắt gọt kim loại với sự tƣơng đồng về thời gian đào tạo (2 năm), trình độ đào tạo (bậc thợ 3/7 tƣơng đƣơng trình độ trung cấp nghề) và trình độ đầu vào của học sinh (tốt nghiệp THPT) thì cấu trúc của hai khung chƣơng trình đào tạo nhƣ sau: Khung chƣơng trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại - năm 2005 (*) - Thời gian đào tạo: 2 năm - Trình độ đầu vào: Tốt nghiệp lớp 12 - Tốt nghiệp: Bằng nghề bậc 3/7 Trƣơng Đại Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 93 - 97 94 TT Tên môn học Thời gian (giờ) T.số LT TH 1 GD công dân 95 95 2 GD thể chất 60 60 3 GD quốc phòng 75 75 4 Vẽ kỹ thuật 120 120 5 Vật liệu cơ khí 75 75 6 Dung sai 60 60 7 Điện kỹ thuật 60 60 8 Cơ kỹ thuật 90 90 9 AT lao động 30 30 10 Lý thuyết nghề 195 195 11 Thực hành rèn 120 120 12 Thực hành nguội 120 120 13 Thực hành CGKL 1600 1600 14 TTSX&TT TN 240 240 Ôn + Thi tốt nghiệp 90 Khung chƣơng trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại - năm 2010 (**) - Thời gian đào tạo: 2 năm - Trình độ đầu vào: Tốt nghiệp lớp 12 - Tốt nghiệp: Bằng Trung cấp nghề Nhận xét Từ 2 khung chƣơng trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại đƣợc thực hiện trong các giai đoạn tƣơng ứng cho thấy: a) Sự giống nhau Các môn học chung (GD công dân, GD thể chất, GD quốc phòng) và các môn học cơ sở (Vẽ kỹ thuật, Vật liệu, Dung sai,) về cơ bản giống nhau từ tên gọi đến thời gian thực hiện. Nếu đi sâu nghiên cứu thì nội dung trong từng môn học cũng không có sự khác nhau nhiều. b) Sự khác nhau - Trong các môn chung có bổ sung môn Tin học và Ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu về phổ cập công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế. - Sự khác biệt rõ nhất chính là nội dung chuyên môn nghề: + Phần chuyên môn nghề trong khung chƣơng trình đào tạo nghề (*) đƣợc chia làm 2 môn học: Lý thuyết nghề (195 giờ lý thuyết) và Thực hành nghề (1600 giờ thực hành). Phần Thực tập sản xuất và Thực tập tốt nghiệp (240 giờ thực hành) là phần thực tập nâng cao. Cũng với phần chuyên môn đó, trong khung chƣơng trình đào tạo nghề (**) đƣợc chia thành 17 môđun. Trong mỗi môđun đều phân chia thời gian cho dạy lý thuyết và dạy thực hành. TT Tên môn học/môđun Thời gian (giờ) T.số LT TH I Môn học chung 1 MH01. GDQP 75 75 2 MH02. GDTC 45 45 3 MH03. Chính trị và Pháp luật 45 45 4 MH04. Tin học 45 15 30 5 MH05. Ngoại ngữ 45 45 II MH/MĐ cơ sở 6 MH06.Vẽ KT 60 60 7 MH07. Vật liệu CK 45 45 8 MH08. Dung sai và Đo lƣờng KT 45 45 9 MH09. Điện KT 45 45 10 MH10. Cơ KT 60 60 11 MH11. ATLĐ 30 30 12 MH12. Autocad 30 30 13 MĐ13. TH nguội 90 90 III MĐ chuyên nghề 14 MĐ14. Nhập nghề 30 15 15 15 MĐ15. Tiện cơ bản 240 60 180 16 MĐ16. Tiện trục dài không giá đỡ 60 15 45 17 MĐ17. Tiện kết hợp 60 15 45 18 MĐ18. Tiện lỗ 90 30 60 19 MĐ19. Tiện côn 120 30 90 20 MĐ20. Tiện ren tam giác 150 30 120 21 MĐ21. Tiện ren truyền động 120 30 90 22 MĐ22. Tiện có gá phức tạp 60 15 45 23 MĐ23. Gia công trên máy tiện CNC 105 45 60 24 MĐ24. Bào mặt phẳng 60 15 45 25 MĐ25. Bào rãnh và góc 60 15 45 26 MĐ26. Phay mặt phẳng 60 15 45 27 MĐ27. Phay rãnh và góc 60 15 45 28 MĐ28. Phay bánh răng, thanh răng 90 30 60 29 MĐ29. Gia công trên máy mài phẳng 60 15 45 30 MĐ30. Gia công trên máy mài tròn 60 15 45 Ôn + Thi tốt nghiệp 90 + Với (*): Thực hiện học lý thuyết trƣớc, học thực hành sau (có tính song hành tƣơng đối trong một số nội dung). Trong quá trình thực hành thƣờng xuyên phải vận dụng trí nhớ để Trƣơng Đại Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 93 - 97 95 hồi cố, lựa chọn, vận dụng kiến thức lý thuyết phục vụ phần thực hành. + Với (**): Thực hiện học lý thuyết và thực hành song hành trong từng bài (do cấu trúc bài học trong mỗi môđun đều có phần lý thuyết trực tiếp hỗ trợ cho phần thực hành). Nội dung tích hợp giúp cho học sinh tiếp thu đƣợc kiến thức cần và đủ cho sự hình thành và củng cố kỹ năng nghề nghiệp. Dạy theo môđun mang tính “trọn gói” cho từng công việc của nghề. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI THỰC HÀNH CHO CÁC MÔĐUN TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ Từ sự so sánh trên, có thể khẳng định đƣợc ƣu thế của đào tạo nghề theo môđun. Để phát huy ƣu thế đó, Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐ- TB&XH đã ban hành quy định và biểu mẫu về biên soạn giáo án tích hợp giảng dạy các môđun, trong đó yêu cầu có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên trong đào tạo nghề, dù thực hiện đào tạo theo “truyền thống” hay môđun thì kỹ năng nghề nghiệp vẫn là cốt lõi. Do vậy, việc xây dựng hệ thống bài tập thực hành cho các môđun là điều cần thiết. Vấn đề là xây dựng nhƣ thế nào để hệ thống bài tập thực hành có tính khái quát của chƣơng trình đào tạo, đồng thời đảm bảo sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và kỹ năng cũng nhƣ các điều kiện cần thiết khác đáp ứng cho từng bài thực hành (yêu cầu kỹ thuật, định mức vật tƣ, thời gian thực hiện, bảng biểu, bản vẽ, các bƣớc công việc,) và là tài liệu phục vụ giảng dạy của giáo viên và tài liệu học tập cho học sinh. Nhƣ vậy, cấu trúc hệ thống bài tập thực hành cho các mô đun và nội dung cần có trong bài thực hành bao gồm: Một là: Danh mục các môđun với các thông tin về mã môđun – tên gọi – tổng số giờ – phân phối giờ lý thuyết, giờ thực hành cho thấy một cách tổng quát về công việc của nghề, về thời gian đào tạo cần có. Hai là: Danh mục các bài học trong mỗi môđun với các thông tin về tên bài – số giờ – phân phối giờ lý thuyết, giờ thực hành cho biết nội dung cụ thể của từng môđun và định lƣợng về thời gian dành cho việc cung cấp kiến thức lý thuyết cần thiết cũng nhƣ việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh. Ba là: Nội dung thực hành của từng bài trong môđun. Đây là phần chính trong hệ thống bài thực hành, đƣợc biên soạn một cách tổng hợp, bao hàm cả đề cƣơng bài giảng và các điều kiện, các yếu tố cần thiết để tiến hành bài học. trên cơ sở đó giúp cho giáo viên và học sinh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngƣời dạy, ngƣời học thực hiện công tác chuẩn bị, công tác tổ chức và thực hiện tiến trình giảng dạy và học tập đạt mục đích, yêu cầu của mỗi bài học, của từng môđun. Phần thực hành trong mỗi bài gồm các nội dung sau: 1. Thời gian thực hành: Cho biết thời gian tối đa dành cho việc hình thành các kỹ năng của công việc đƣợc nêu ra trong bài. Trên cơ sở đó, ngƣời giáo viên tiến hành phân phối thời gian cho việc hƣớng dẫn, luyện tập giúp học sinh hình thành và củng cố kỹ năng cần có trong công việc của nghề. 2. Yêu cầu về kiến thức lý thuyết cần có để phục vụ cho phần thực hành: Nội dung kiến thức đƣợc cung cấp trƣớc khi hƣớng dẫn thực hành. Với kiến thức lý thuyết vừa học, học sinh vận dụng ngay vào phần thực hành, đảm bảo nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn, lý thuyết gắn với thực hành, hỗ trợ cho phần thực hành và đồng thời đƣợc thực hành làm sáng tỏ thêm. Cần xác định những kiến thức đƣợc nhận thức ở cấp độ nào cho phù hợp với phần thực hành (Cấp độ 1: Biết; cấp độ 2: Hiểu; cấp độ 3: Áp dụng; cấp độ 4: Phân tích; cấp độ 5: Tổng hợp; Cấp độ 6 – Đánh giá). 3. Kỹ năng đạt được (hình thành, củng cố được kỹ năng gì sau thực hành?): Đây là mục đích chính của bài. Những kỹ năng đạt đƣợc phải cụ thể hóa bằng các động từ chỉ các thao Trƣơng Đại Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 93 - 97 96 tác (gồm cả các thao tác tƣ duy) hay các hành động để hoàn thành công việc của nghề đƣợc nêu ra trong bài cũng nhƣ xác định đƣợc cấp độ của các kỹ năng (Cấp độ 1: Bắt chƣớc; cấp độ 2: Làm đƣợc; cấp độ 3: Làm chính xác; cấp độ 4: Làm phối hợp; cấp độ 5: Làm thuần thục). 4. Nội dung thực hành và định mức vật tư phục vụ thực hành: Nội dung thực hành bám sát yêu cầu của bài, thể hiện rõ các bƣớc công việc trong quá trình hình thành, củng cố kỹ năng nghề nghiệp và đƣợc liệt kê, sắp xếp theo dạng quy trình công nghệ hoặc các bƣớc tiến hành. Nội dung đảm bảo đúng trọng tâm, đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu. Định mức vật tƣ vừa là điều kiện cần, vừa là điều kiện đủ để tổ chức thực hành. Vật tƣ đúng chủng loại, đủ số lƣợng, định mức theo tính toán cho phù hợp với việc thực hành để hình thành và củng cố kỹ năng nghề nghiệp. 5. Phụ lục: Đây là phần dành để tập hợp mọi yêu cầu có tính riêng biệt, đặc thù, những điều kiện đủ khác nhau cho mỗi bài thực hành để có đầy đủ điều kiện thực hiện đƣợc các bài thực hành nhƣ bản vẽ, quy trình công nghệ, dụng cụ, thiết bị, MỘT SỐ BIỂU MẪU ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC HÀNH Mẫu 1. Danh mục các môđun chuyên môn nghề TT Ký hiệu Tên Môđun Số ĐVHT Số giờ Tổng số LT TH (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 MĐ 2 MĐ... ... Cộng: Mẫu 2. Danh mục các bài học trong môđun Tên mô đun: MĐ Bài Tên bài Thời gian (giờ) Ghi chú Tổng số LT TH K.tra (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 2 Cộng: Mẫu 3. Nội dung phần thực hành BÀI 1 1. Thời gian thực hành: 2. Kiến thức lý thuyết cần có: - - 3. Kỹ năng đạt được: - - 4. Nội dung thực hành và vật tư thực tập: TT Nội dung Định mức vật tƣ/1 HSSV Thu hồi Tên gọi Ký hiệu Đ.V tính Số lượng Có Không (1) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) 1 2 5. Phụ lục (sơ đồ, bản vẽ) Trƣơng Đại Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 93 - 97 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết BCH TW8 khóa XI (2013) 2. PGS.TS Nguyễn Đức Trí (2011). Giáo trình Giáo dục học nghề nghiệp – NXB Giáo dục 3. TS Vũ Xuân Hùng (2012). Dạy học hiện đại và nâng cao năng lực dạy học cho GV – Nxb Lao động 4. Tổng cục Dạy nghề (2008). Chương trình khung đào tạo nghề theo Mô đun 5. Trƣờng CĐ Kinh tế - Kỹ thuật (2005), Hệ thống bài thực hành nghề Hàn, Điện công nghiệp, Cắt gọt KL, Công nghệ ôtô SUMMARY THE BASIC CONTENTS IN BUILDING THE SYSTEM OF PRACTICE EXERISES FOR MODULES IN VOCATIONAL TRAINING Truong Dai Duc * College of Economic and Technology – TNU Education and training in general and vocational training in particular are step by step on the way of innovation and development following the resolution No 29 on November 2013 of the 8 th course Central Committee of the Vietnamese Communist Party about renovating basically and totally in order to satisfy the requests in industrialization and modernization of the market economical condition in socialist orientation and international integration. For vocational training, the strong connection between theory and practice, mastering specialty knowledge with professional skills that are concerned by many colleges and lectures in process of building and compiling practice exercises. Defining the major contents when establishing the system of practice exercises for professional modules in vocational training and building a perfect sample for lessons in order to show clearly the close combination between theory and practice; moreover, the compatibility between professional knowledge and occupation skills in every lesson will help the process of modules training be carried out its own essence. It means theory and practice are integrated in vocational training. Key words: Vocational training, Module, The system of practice exercises Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014 Phản biện khoa học: TS. Trần Quốc Hùng – Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐHTN * Tel: 0989 063070

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_42271_46116_17620148225816_9722_2048717.pdf
Tài liệu liên quan