Bào tử nấm lan truyền qua không khí, gió, mưa và
xâm nhập qua các vết thương sây sát.
• Nấm dễ dàng truyền lan từ quả bệnh sang quả lành.
• Cả hai bệnh đều phát triển thuận lợi trong điều kiện
nhiệt độ 25-27oC.
• Bệnh phá hại nặng ở các quả bị dập nát hoặc có
nhiều vết sây sát, thu hoạch quả vào thời gian mưa
hoặc nhiều sương. Quả càng chín càng dễ bị nhiễm
bệnh
42 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 2608 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bệnh nấm hại nông sản sau thu hoạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh nấm hại nông sản
sau thu hoạch
PGS.TS. Ngô Bích Hảo
Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
THỐI XÁM RAU QUẢ (Botrytis cinerea Pers)
BỆNH THÁN THƯ ỚT
(Colletotrichum nigrum Ell et Hals;
Colletotrichum capsici (Syd) Butler and Bisby)
Đặc điểm phát sinh phát triển
• Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ
cao 28 – 30oC , ẩm độ cao, mưa nhiều
(tháng 5 – 7) khi cây ớt đang ở thời kỳ thu
hoạch quả.
• Bệnh gây hại vào giai đoạn sau thu hoạch
trong quá trình bảo quản và vận chuyển
• Những ruộng bón đạm nhiều, mật độ trồng
cao bệnh nặng.
- Giống ớt chìa vôi Huế và sừng bò nhiễm nặng
hơn các giống chỉ thiên và một số giống Thái lan
nhập nội.
- Bào tử phát tán nhờ gió và côn trùng
- Nấm tồn tại trên hạt giống dưới dạng sợi nấm
và bào tử phân sinh và trên tàn dư cây bệnh
- Bào tử phân sinh có sức sống cao, trong điều
kiện khô mặc dù tàn dư bị vùi trong đất vẫn có
thể nảy mầm vào vụ sau.
Biện pháp phòng trừ
• Tiêu diệt nguồn bệnh. Dọn sạch tàn dư cây bệnh,
chon hạt giống khoẻ, sạch bệnh.
• Xử lý hạt giống với nước nóng 52oC trong 2 giờ
hoặc KMnO4 0,1% từ 1 – 2 giờ hoặc với các loại
thuốc trừ nấm.
• Luân canh với cây trồng khác họ. Bố trí mật độ trồng
thích hợp.
• Diệt côn trùng hại quả.
• Khi bệnh xuất hiện có thể phun một số loại thuốc sau
Benlate 50 WP 1kg/ha, Topsin M 70 WP 0,4-0,6
kg/ha, Score 250 ND 0,3-0,5 lít/ha
Bệnh đốm vòng su hào, cải bắp
Alternaria brassicae Sacc., A. brassicola
Triệu chứng
• Vết bệnh trên lá hình tròn, có nhiều vòng đồng tâm
màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm, có thể có quầng
vàng, đường kính khoảng 1cm
• Vết bệnh có thể liên kết với nhau thành hình bất
định. Khi gặp trời ẩm ướt trên mặt vết bệnh
thường hình thành một lớp nấm mốc màu đen
• Bệnh gây hại cả giai đoạn sau thu hoạch, trong
thời gian vận chuyển và bảo quản bắp cải làm bắp
cải thối hỏng.
Nguyên nhân gây bệnh
Alternaria brassicae và A. Brassicola
họ Dematiaceae, bộ Moniliales, lớp nấm bất toàn.
• Sợi nấm đa bào phân nhánh, màu vàng nâu.
Cành bào tử phân sinh ngắn, đa bào, màu
nâu nhạt, thẳng hoặc uốn khúc, không đâm
nhánh, mọc thành cụm hoặc riêng lẻ.
• Bào tử phân sinh đa bào, có nhiều ngăn
ngang và ngăn dọc, màu nâu, hinh trái lựu
đạn có vòi dài, kích thước khoảng 60-140 x
14-18m.
• Nấm gây bệnh là loại bán ký sinh, xâm nhập vào
cây qua vết thương sây sát và qua vết hại của
côn trùng.
• Nấm tồn tại trên tàn dư lá bệnh và trên hạt giống
ở dạng sợi nấm và bào tử phân sinh.
• Bào tử phân sinh lan truyền nhờ gió, nước mưa,
nước tưới, côn trùng, dụng cụ và con người qua
quá trinh chăm sóc.
Biện pháp phòng trừ
• Ngay sau khi thu hoạch cần dọn sạch tàn dư thân lá
bệnh trên ruộng đem tiêu huỷ
• Lấy giống từ ruộng và cây không bị bệnh
• Quả để giống phơi khô xong cần đập lấy hạt ngay, để
lâu hạt dễ nhiễm bệnh
• Hạt giống cần được phơi sấy khô sau đó đem xử lý
khô bằng TMTD 8g/kg hạt. Cất trữ ở nhiệt độ lạnh và
khô (độ ẩm dưới 65%)
• Xử lý nước nóng 50oC trong 20-25 phút trước khi
gieo hạt.
Biện pháp phòng trừ
• Trong thời kỳ cây sinh trưởng cần ngắt tỉa lá già,
lá bị bệnh, tưới nước vừa phải, lên luống cao
tránh để ứ đọng nước trên ruộng.
• Khi bệnh chớm phát sinh cần phun thuốc phòng
trừ kịp thời. Có thể phun dung dịch Zineb 80WP
nồng độ 0,4%; Ziram bột thấm nước 90% nồng
độ 0,2%; Rovral 50% nồng độ 0,1-0,2%;
Kasuran 50WP nồng độ 0,1% hoặc Score
250ND (0,3-0,5l/ha).
Bệnh đốm mắt cua
- Bệnh hại lá già,
lá bánh tẻ
- Vết bệnh lúc đàu
là chấm nhỏ, sau
to dần (5 đến 10
mm)
Lá dưới gốc bị nhiễm trước
Triệu chứng/dấu hiệu
- Vết bệnh điển hình có
tâm màu xám nhạt, rìa
(viền) màu nâu, có
quầng xanh vàng.
- Khi trời ẩm ướt, ở giữa
vết bệnh có lớp nấm
mốc màu trắng xám
- Khi trời khô hanh vết
bệnh cũ thường rách
thủng
Triệu chứng/dấu hiệu
Do nấm Cercospora
nicotianae (nấm bất toàn)
Cành bào tử phân sinh đa
bào, màu nâu nhạt. Đỉnh
cành (nơi sinh bào tử phân
sinh) gấp khúc
Bào tử phân sinh dài, mảnh,
phía gốc phình to, phía trên
thon nhỏ, hơi cong, không
màu, có 5 – 10 vách ngăn
ngang. Có 1 núm nhỏ ở gốc
bào tử
Cành bảo tử
phân sinh
Bào tử
phân sinh
Nguyên nhân
TO phù hợp cho nấm là 23-27OC
TO thích hợp cho sinh bào tử là khoảng 18OC.
Bào tử nảy mầm cần nước/RH cao, xâm nhập
qua khí khổng
Thời kỳ tiềm dục khoảng 1 tuần
Nấm tạo độc tố cercosporin gây độc tế bào
Lá già mẫn cảm với nấm hơn lá non
Bào tử phân sinh truyền lan nhờ gió, mưa.
2. Sinh học
Sợi nấm và bào tử phân sinh tồn tại trên hạt
giống và tàn dư cây bệnh
4. Phát sinh phát triển
Vụ thuốc lá xuân bị nặng, đặc biệt ở giai
đoạn đầu thu hoạch.
Bệnh nặng nếu cây sinh trưởng kém
3. Nguồn bệnh
Cây khỏe (chăm sóc, kỹ thuật)
Hạn chế nguồn bệnh: luân canh với cây họ hoà
thảo, thay đất vườn ươm, tiêu diệt tàn dư cây
bệnh ở ruộng sản xuất và vườn ươm ngay sau
khi thu hoạch.
Dùng giống chống bệnh
Hóa học:
– Ở vườn ươm và vườn trồng, kết hợp ngắt tỉa
lá già, lá bệnh trước khi phun.
– Các thuốc: Boocđô, Carbendazim, Tilt Super
5. Phòng trừ
Bệnh thối đỏ mía
(Colletotrichum falcatum)
Triệu chứng
• Bệnh hại các bộ phận lóng, mầm mía, lá, bẹ lá, rễ
• Thân mía chớm bị bệnh nhìn bên ngoài khó phát
hiện
• Khi chẻ thân mía bên trong ruột có vết bệnh màu
đỏ huyết. Lúc đầu vết bệnh trong lóng mía chỉ là
một điểm nhỏ màu nhạt sau lan rộng, kéo dài tạo
thành những đám màu đỏ huyết.
Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Triệu chứng
• Vết bệnh có thể thối, lên men, ruột mía có mùi rượu, vị
chua nhạt, vỏ thân bên ngoài mất sắc bóng, tóp nhỏ; có
vết hằn màu đỏ tía, có nhiều hạt đen nhỏ là các đĩa cành
của nấm gây bệnh.
• Cây bị bệnh lá ngọn vàng héo, nếu bị nặng toàn cây khô
chết. Trên lá vết bệnh xuất hiện dọc theo gân chính có
hình bầu dục dài 5 - 6 cm có màu đỏ huyết, ở giữa vết
bệnh màu nhạt hơn. Trên bề mặt vết bệnh có các đĩa
cành của nấm gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh
• Nấm Colletotrichum falcatum thuộc lớp nấm Bất
toàn Giai đoạn hữu tính thuộc lớp nấm túi
• Sinh sản vô tính hình thành đĩa cành trên mô
bệnh, bên trong có các cành bào tử phân sinh
ngắn, đơn bào.
• Bào tử phân sinh hình trăng khuyết, đơn bào,
không màu. Trên đĩa cành có lông gai màu đen
bảo vệ.
• Sợi nấm có thể tạo thành bào tử hậu màu tối
sẫm.
• Giai đoạn hữu tính rất ít gặp, tạo quả thể bầu có
lỗ ở đỉnh, trong có túi và bào tử túi hình bầu dục
dẹt.
• Nấm sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 27 – 32oC, pH 5
- 6. Khi nhiệt độ quá thấp (dưới 10oC) hoặc quá
cao (trên 37oC) nấm sinh trưởng kém
• Bào tử phân sinh truyền lan qua côn trùng, gió,
mưa
• Nấm xâm nhập qua mắt đốt trên thân và qua vết
thương cơ giới hoặc qua lỗ đục của sâu
• Nguồn bệnh là sợi nấm và đĩa cành trên thân
mía, lá mía, hom mía, bào tử hậu là nguồn bệnh
tồn tại trong đất. Nấm có thể bảo tồn trên các
tàn dư cây bệnh ít nhất là 7 - 8 tháng.
Đặc điểm phát sinh phát triển
• Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao,
mưa nhiều, trời nóng ẩm.
• Nấm xâm nhiễm qua vết thương sây sát, mức độ
bệnh còn liên quan tới mức độ phá hại của sâu đục
thân mía
• Mưa gió nhiều, nơi cất trữ mía không thoát nước
thúc đẩy sự phát triển của bệnh.
• Các giống mía vỏ xanh thường bị bệnh nhiều hơn
giống mía vỏ vàng. Giống Roc.10 và 2714 POJ bị
nặng, còn giống 2883 POJ, 2678 POJ, F 103 bị
bệnh nhẹ hơn. Các giống mía có hàm lượng fenol
cao cũng có khả năng chống chịu bệnh cao hơn.
Biện pháp phòng trừ
• Trồng giống mía chống bệnh
• Vệ sinh đồng ruộng, thu sạch hết những thân
gốc, lá mía bị bệnh
• Tăng cường chăm sóc giúp cây sinh trưởng tốt,
khi bệnh xuất hiện cần làm cho ruộng thoáng
hơn, bóc lá bệnh đem đốt.
• Phòng trừ sâu đục thân
• Mía thu hoạch sớm không để lâu chất đống ở
nơi đọng nước
Biện pháp phòng trừ
• Loại bỏ các hom bệnh
• Xử lý hom giống ngâm vào dung dịch CuSO4
hoặc dung dịch Boocđô 1% trong 2 giờ.
• Sát trùng đầu cắt hom giống trong nước vôi 2%
• Xử lý hom giống bằng nước nóng 52oC trong 20
phút có tác dụng thúc mầm và tiêu diệt nguồn
bệnh
• Phun thuốc: Tilt - 250ND (0,4lít/ha), Benlat C
50WP - 0,2%) trên lá, thân.
Bệnh mốc xanh và mốc lục cam quýt
Penicillium italicum Wehmer và Penicillium
digitatum Sacc.
Penicillium digitatum
Triệu chứng
• Bệnh mốc xanh và mốc lục chỉ phá hại ở quả
• Vết bệnh thường xuất hiện từ núm quả hoặc trên
các vết thương sây sát. Lúc đầu là một điểm tròn
nhỏ, mọng nước màu vàng nâu, sau đó to dần, hơi
lõm xuống, mô bệnh thối ủng
• Bệnh mốc xanh bề mặt mô bệnh tương đối rắn,
không nhăn nheo; bệnh mốc lục bề mặt mô bệnh
nhăn nheo, ấn tay nhẹ dễ vỡ.
Triệu chứng
• Lúc đầu trên bề mặt vết bệnh có lớp nấm mốc
trắng. Sau chuyển sang dạng bột màu xanh lục
hoặc màu xanh da trời. Vết bệnh phát triển rất
nhanh, chỉ sau ít ngày quả đã hoàn toàn bị thối
hỏng
• Khi trên quả bị cả hai loại nấm, quả thối rất
nhanh và tạo thành hai lớp nấm hai màu xanh
lam và màu xanh lục xen kẽ, trong mô quả có
vết màu hồng hoặc màu hồng tía
Đặc điểm phát sinh phát triển
• Bào tử nấm lan truyền qua không khí, gió, mưa và
xâm nhập qua các vết thương sây sát.
• Nấm dễ dàng truyền lan từ quả bệnh sang quả lành.
• Cả hai bệnh đều phát triển thuận lợi trong điều kiện
nhiệt độ 25-27oC.
• Bệnh phá hại nặng ở các quả bị dập nát hoặc có
nhiều vết sây sát, thu hoạch quả vào thời gian mưa
hoặc nhiều sương. Quả càng chín càng dễ bị nhiễm
bệnh.
Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Biện pháp phòng trừ
• Thu hái kịp thời không để quả quá chín. Chọn
thời gian thích hợp để thu hái quả và bảo vệ
núm quả.
• Tránh làm giập vỏ hoặc gây sây sát trong khi
thu hái, cất giữ và vận chuyển. Nên thu hái
vào những ngày khô ráo, không mưa.
• Chọn quả lành lặn để cất trữ bảo quản, loại
bỏ hết những quả bị thối, bị giập hoặc sây
sát. Kho cất trữ cần phải khử trùng, làm vệ
sinh sạch sẽ, thoáng khí và có nhiệt độ thấp.
• Xử lý quả bằng dung dịch Borac 5% trong 5 phút
ở 43oC, hoặc ngâm quả vào nước muối 0,4%
trong thời gian 2 phút. Ngoài ra còn dùng
Octofenilafenat (SOPP) hay dùng Benlate 2-4
Thiazolin benzimidazole (tên thương phẩm là
Merteet hoặc Tecto).
• Bảo quản trái bằng màng Chitosan ở nồng độ
0,25% kết hợp với bao Polyethylene (PE) đục 3-
5 lỗ với đường kính mỗi lỗ 1 mm. Sau đó, bảo
quản ở nhiệt độ 12-15 oC có thể kéo dài thời
gian tồn trữ đến 8 tuần
Bệnh ghẻ (sẹo) cây có múi (Elsinoe fawcetti)
Vết bệnh nổi thành chóp lồi xuống mặt
dưới lá. Quả biến dạng sần sùi, ruột khô
Lớp nấm muội đen trên cây cam bị bệnh
muội đen do nấm Capnodium citri
Bệnh thán thư chuối
Colletotrichum musae. Berk & Curt.
• Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 28oC.
• Bào tử nảy mầm sau 6-12 h ở độ ẩm 98-100%.
• Nấm có thể tồn tại ở dạng tiềm ẩn trên quả chuối
xanh và trên lá già. Trong điều kiện khô có thể tồn
tại vài tuần tới 60 ngày. Hợp chất phytoalexin dạng
phenalenone được tách từ chuối có hiệu lực ức chế
nấm gây bệnh
• Nấm phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, chuối
bảo quản không tốt. Các giống chuối Tiêu nhiễm
bệnh nặng hơn chuối Tây, chuối Lá và chuối Ngự
Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch lá già lá bệnh, tạo độ
thông thoáng cho vườn chuối.
- Trong quá trình đóng gói các phương tiện, nhà
xưởng phải sạch sẽ, chuối được bao bằng
polyetilen.
- Benomyl và một số các loại thuốc nội hấp khác
như Triazol có hiệu lực đối với bệnh, nhúng quả vào
dung dịch thiabendazole 300 - 400 ppm có hiệu quả
tốt. Xử lí quả bằng imazilin 500 ppm cho kết quả tốt.
- Nhúng quả vào nước nóng 55o C trong 2 phút.
- Phương pháp phòng trừ sinh học đối với nấm C.
musae đã được nghiên cứu ở Đài Loan trong đó một
số vi khuẩn và nấm men có thể ức chế nấm gây
bệnh.
Bệnh thán thư xoài (ANTHRACNOSE)
(Colletotrichum gloeosporioides)
Triệu chứng
• Bệnh xuất hiện và gây hại ở nhiều bộ phận
của cây, nhưng xâm nhập và gây hại phổ
biến ở trên lá, hoa, quả, làm ảnh hưởng lớn
tới năng suất, phẩm chất quả
• Vết bệnh trên quả lúc đầu là những chấm
nhỏ, màu đen sau lan rộng gây thối quả
• Giai đoạn quả non triệu chứng thường ở
cuống quả, còn ở quả sau thu hoạch thường
vết bệnh lớn, bệnh xuất hiện nhiều ở má quả
và đáy của quả
Nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm
phát sinh phát triển
• Bệnh thán thư xoài phát triển thích hợp trong điều
kiện độ ẩm cao, nhiệt độ từ 22 - 25oC, nhiệt độ tối
thiểu là 10 oC, và tối đa là 32 -34 oC
• Sự lan truyền của bệnh theo nhiều con đường khác
nhau nhưng chủ yếu là nhờ gió, mưa, nước tưới.
Nguồn bệnh bảo tồn ở trên tàn dư cây bệnh và các
cây ký chủ phụ
• Hầu hết các giống xoài đang trồng ngoài sản xuất
đều có thể nhiễm bệnh, bệnh có thể phát sinh gây
hại ở cả giai đoạn vườn ươm cây giống, ngoài sản
xuất và trong bảo quản.
• Sự phát sinh phát triển của bệnh còn phụ thuộc
nhiều vào chế độ chăm bón, tuổi của cây xoài, địa
thế đất đai,...
Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Biện pháp phòng trừ
• Chọn loc, sử dụng giống xoài có khả năng chống
chịu với bệnh thán thư
• Phòng trừ bệnh ở cả giai đoạn vườn ươm và ngoài
sản xuất, có thể sử dụng một số thuốc hoá học
(Score, VibenC, Bavistin, Anvil,...) để phun phòng trừ
bệnh vào những thời kỳ bệnh thán thư bắt đầu xuất
hiện và gây hại
• Cắt tỉa cành bệnh, thu dọn sạch tàn dư và bộ phận bị
bệnh. Vệ sinh dụng cụ chứa đựng và thu hái
• Thu hái tránh để quả bị dập nát, chọn lọc và xử lí quả
trước khi đưa vào bảo quản
- Xử lý quả, chần nước nóng để ngăn bệnh thán thư và ruồi
đục trái. Biện pháp này giúp đảm bảo sản phẩm đạt chất
lượng theo yêu cầu kiểm dịch thực vật cho cây ăn trái.
- Trái được nhúng vào dung dịch Chitosan, tạo nên một lớp
màng bao phủ mỏng có tác dụng chống mất ẩm, giảm hao
hụt trọng lượng và kéo dài thời gian tồn trữ.
- Tồn trữ tốt nhất là ở nhiệt độ lạnh từ 10-12oC có thể kéo dài
thời gian bảo quản 6 tuần
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bg_vsv_hai_nsth_bai_2_3_1324.pdf