Bàn thêm về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Làm theo lời Bác, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình tiến hành đẩy lùi nạn đói, cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp. Những kết quả mà nhân dân Thái Nguyên đạt được trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp đã chứng tỏ sự đúng đắn của Đảng và sự nỗ lực của toàn thể nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp hiện nay, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thái Nguyên luôn quán triệt việc thực hiện, đưa những chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân vào cuộc sống, nhằm sớm đưa nền kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trở thành “kinh tế nông nghiệp thị trường” với những mặt hàng mũi nhọn như: chè, lâm sản, xây dựng Thái Nguyên thành tỉnh giàu mạnh và phồn vinh.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn thêm về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 225 - 229 225 BÀN THÊM VỀ VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Minh Tuấn*, Đoàn Thị Yến, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Trang Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Sinh thời, vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt. Sự quan tâm của Bác được thể hiện trong những lời dặn dò tâm huyết khi Người đi thăm, làm việc với các địa phương trong cả nước. Trong những lần về thăm và công tác tại Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có sự chỉ đạo kịp thời về việc xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn mới. Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Thái Nguyên đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng, nó thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quan tâm sâu sát của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó góp phần vào việc xây dựng Thái Nguyên thành tỉnh giàu mạnh và phồn vinh. Từ khóa: Nông nghiệp, Hợp tác xã, Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU* Với vị thế tiếp giáp, cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng với các tỉnh miền núi, lại có địa hình đa dạng, Thái Nguyên là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975), vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Thái Nguyên vinh dự nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chủ tịch Hồ chí Minh. NỘI DUNG Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân ta phải tiến hành xây dựng xã hội mới trong điều kiện nghèo nàn, lạc hậu và tiến hành cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp. Mặc dù phải tập trung chỉ đạo cuộc chiến đấu trên mặt trân quân sự nhưng lãnh tụ Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt chú ý đến việc xây dựng phát triển nông nghiệp và nông thôn mới. Theo Hồ Chí Minh, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại của xã hội. Phát triển nông nghiệp là nhân tố đầu tiên, cội nguồn của mọi vấn đề xã hội. Người khẳng định: nước ta là nước nông nghiệp “dĩ nông vi bản”, nước muốn giàu mạnh thì phải phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong thư gửi * Tel: 01234 865145, Email: thansa6@gmail.com Điền chủ nông gia Việt Nam đăng trên báo “Cứu quốc” ra ngày 01/5/1946, Bác viết “Việt Nam là nước nông nghiệp. Nền kinh tế nước ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”[4]. Khi mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa phải đương đầu với nhiều khó khăn: giặc đói, giặc dốt và ngoại xâm. Trước mắt, để giải quyết nạn đói, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”, các cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã có nhiều sáng kiến trong việc cứu đói. Truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau đã được phát huy trong đồng bào các dân tộc. Hầu hết các gia đình đều có “hũ gạo tiết kiệm” để tương trợ những gia đình đang bị nạn đói đe dọa. Nhiều địa phương đã thành lập Ban cứu đói, cứu tế, tích cực vận động nhân dân tham gia chống giặc đói. Trong thư Gửi nông gia Việt Nam đăng trên báo “Tấc Đất” ra ngày 7/12/1945, Bác viết: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 225 - 229 226 Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của để chúng ta giữ vững quyền tự do độc lập”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Thái Nguyên tích cực khai hoang, phục hóa theo tinh thần “không để tấc đất bỏ hoang”, “tấc đất tấc vàng”, nhân dân trong tỉnh vượt qua mọi khó khăn, tích cực mở rộng diện tích trồng cây lương thực và hoa màu ngắn ngày, nhờ đó nạn đói trên địa bàn tỉnh từng bước được đẩy lùi. Đời sống nhân dân trong tỉnh từng bước được ổn định, qua đó đã thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Chính phủ. Vâng lời Bác, nông dân tỉnh Thái Nguyên đã thi đua hoàn thành sớm việc đóng thuế cho nhà nước. Ngày 31/12/1951, Báo Cứu quốc số 1982 đăng bài “Huyện Định Hóa thi đua” của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu gương và biểu dương phong trào thi đua đóng thuế nông nghiệp, giúp đỡ bộ đội của nhân dân các dân tộc huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Người mong các địa phương khác cùng thi đua làm theo [4]. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, mặc dù phải giải quyết nhiều việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp và nâng cao đời sống cho nông dân Thái Nguyên. Người đã đến nói chuyện với Hội nghị Huyện ủy Định Hóa, Phú Lương, thảo luận về chính sách thuế nông nghiệp. Đặc biệt, ngày 20/9/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Hội nghị tổng kết thực hiện thí điểm cải cách ruộng đất ở Thái Nguyên, thăm nông dân xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ và căn dặn cán bộ địa phương phải kịp thời rút kinh nghiệm để thực hiện chủ trương cải cách ruộng của Chính phủ. Thực hiện chủ trương của Đảng, từ ngày 25/4/1954, cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu thực hiện đợt thứ nhất ở 47 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên và 6 xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Kết thúc đợt 1, ta đã tịch thu, trưng thu, trưng mua của địa chủ 24.000 mẫu đất đem chia cho nông dân [4]. Hòa bình lập lại, Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên thực hiện những chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước. Tính từ tháng 12.1954 đến tháng 01.1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 7 lần về thăm hỏi, chỉ đạo Đảng bộ Thái Nguyên lãnh đạo nhân dân xây dựng cuộc sống mới. Trong đó cuộc vận động giảm tô, cải cách ruộng đất và phong trào xây dựng tổ đổi công, hợp tác hóa nông nghiệp của Thái Nguyên được Người thường xuyên theo dõi, động viên [2]. Tháng 12.1954, Bác Hồ về thăm và nói chuyện với 2.000 cán bộ tại Hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt 2 của đoàn Thái Nguyên, Bắc Giang. Sau khi biểu dương những thành tích của hai đoàn cải cách và sự tiến bộ của các cán bộ, Bác đã “nói kỹ về khuyết điểm”, để giúp cán bộ sửa chữa. Người chỉ rõ: “Chính sách thực hiện người cày có ruộng là rất đúng. Nhưng nếu chỉ có chỉ thị của Đảng, sắc lệnh của Chính phủ mà không có cán bộ làm thì không được. Làm cải cách ruộng đất là phục vụ nhân dân. Nếu cán bộ không phục vụ nhân dân thì phục vụ ai? Muốn phục vụ nhân dân thì phải đi đến nhân dân mà phục vụ, tuyệt đại đa số nhân dân là nông dân lao động. Vì vậy muốn phục vụ nhân dân thì phải về nông thôn”[2]. Để cải cách ruộng đất mang lại hiệu quả nhanh chóng, hiệu quả phải kết hợp với vận động thi đua sản xuất, theo Người “Kinh tế của ta là kinh tế nông nghiệp. Về xã các cô các chú phải kết hợp vận động thi đua sản xuất mùa xuân với công tác cải cách ruộng đất”[2]. Người chỉ rõ những điều kiện thuận lợi để chúng ta hoàn thành cải cách ruộng đất là: “Nông dân khao khát ruộng đất. Chính sách của Đảng và Chính phủ đúng, hợp với quyền lợi của nông dân và các tầng lớp nhân dân. Cán bộ đã được huấn chỉnh, có kinh nghiệm, có quyết tâm”[2]. Sau Hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt 2, Bác Hồ vào thăm xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, là xã vừa hoàn thành cải cách ruộng đất. Một số nông dân đã báo cáo với Bác về tình hình sản xuất, Người đã lắng nghe và căn dặn đồng bào: Phải đoàn kết giúp đỡ nhau tăng gia sản xuất và hứa sẽ thưởng cho những ai lập được thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất. Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 225 - 229 227 Nhân dịp Tết Ất Mùi (25/01/1955), Bác Hồ đến thăm và động viên, chúc tết anh em trên công trường đập thác Huống, Người căn dặn anh chị em cần thi đua làm nhanh, làm tốt và tiết kiệm để bà con nông dân có đủ nước cày cấy. Để động viên anh em trên công trường, Người đã tặng lãnh đạo công trường một số huy hiệu để thưởng cho những người có thi đua khá nhất. Sau khi thăm công trường thác Huống, Bác đến thăm hỏi một số gia đình nông dân sau cải cách ruộng đất về tăng gia sản xuất, về mức đóng góp của đồng bào đã hợp lý chưa? Người căn dặn cán bộ địa phương phải hướng dẫn thế nào cho công việc đóng góp của đồng bào được công bằng, hợp lý. Ngày 02/3/1958, Bác Hồ về thăm tỉnh Thái Nguyên lần thứ ba. Cùng đi với Người có Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Kiến trúc Trần Đăng Khoa, Phó trưởng ban liên lạc Nông dân toàn quốc Nguyễn Mạnh Hồng đã về thăm kè Lũ Yên, xã Yên Thịnh và xem chiếc máy bơm do Trung Quốc giúp ta. Sau đó Bác đã nói chuyện với đồng bào: Cải cách ruộng đất rồi đồng bào có ruộng, có tổ đổi công, bây giờ lại có nước thì phải tích cực tăng gia sản xuất và để dành tiền mua máy bơm,Có ruộng, có nước lại có tổ đổi công thì làm ăn sẽ khá, đời sống sẽ được nâng cao. Bác đã đi thăm các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Đại Từ. Bà con xã viên của 4 hợp tác xã nông nghiệp và đồng bào ở 2 xã Hùng Sơn, Độc Lập và một số lãnh đạo của Khu, của Tỉnh và huyện Đại Từ đã tập trung ở hợp tác xã nông nghiệp Cầu Thành để chào đón Bác [1]. Về chuyện vào Tổ đổi công và Hợp tác xã, Người giảng giải và đi đến kết luận: Có tổ đổi công, hợp tác xã thì sản xuất mới tốt, cho nên đồng bào cần vào tổ đổi công và hợp tác xã. Muốn xây dựng tổ đổi công, hợp tác xã được tốt thì phải đoàn kết, phải làm cho mọi người tự nguyện tham gia, phải bàn bạc dân chủ và tính toán cho công bằng hợp lý. Ban Quản trị phải luôn luôn đi sát xã viên kiểm tra đôn đốc. Khi đã có hợp tác xã thì phải làm thế nào thu hoạch ngày một tăng lên, và mỗi khi làm xong một việc thì phải rút kinh nghiệm. Cái gì tốt thì phổ biến đề cao, cái gì xấu phải bảo nhau tránh. Bà con phải yêu thương nhau, giúp đỡ nhau,Tất cả đồng bào phải tin tưởng rằng phong trào đổi công, hợp tác xã nhất định thắng lợi. Hợp tác xã, tổ đổi công chẳng những có lo ngay cho mình, mà còn lợi về sau cho con cháu mình. Đồng bào phải nhìn xa, thấy rộng, chớ thấy khó khăn mà ngại, chớ thấy lợi trước mắt mà quên lợi ích lâu dài. Cán bộ và các xã viên hợp tác xã phải tuyên truyền, vận động giúp đỡ cho mọi người chưa vào tổ đổi công, hợp tác xã, để bà con thấy rõ mà vào. Đồng bào phải coi hợp tác xã, tổ đổi công như cái nhà của mình, phải trông nom, săn sóc làm sao cho nó vững chắc. Ngày 13/3/1960, nhân dịp nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên mít tinh đón nhận Huân chương Lao động hạng ba, Người đã về thăm và nói chuyện với cán bộ, đồng bào nhân dân trong tỉnh. Trong các buổi nói chuyện, Bác nhấn mạnh: muốn tăng gia sản xuất thì phải tổ chức tốt tổ đổi công và hợp tác xã. Để hợp tác xã phát huy vai trò và nâng cao thu nhập cho xã viên, cải thiện đời sống nhân dân theo Bác hợp tác xã phải làm đúng 8 điểm: “Phải làm thủy nông cho tốt để chống hạn, đảm bảo đủ nước cho lúa và hoa màu. Phải bón phân nhiều. Phải cày sâu, bừa kĩ. Phải chọn giống cho tốt. Phải cấy dày vừa mức. Phải trừ sâu, diệt chuột. Phải cải tiến kĩ thuật. Khẩu hiệu chung của toàn dân ta là cần kiệm xây dựng nước nhà, cần kiệm xây dựng hợp tác xã. Làm đúng 8 điều đó, thì nông nghiệp tỉnh nhà nhất định sẽ phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân nhất định sẽ được cải tiến không ngừng” [1]. Theo Bác, về sản xuất nông nghiệp, tỉnh Thái Nguyên đã có những tiến bộ nhưng vẫn có những điểm cần khắc phục: “Chăn nuôi, trồng hoa màu, cây công nghiệp còn kém. Nhiều hợp tác xã chưa chú ý chăn nuôi tập thể, để trâu bò gầy yếu, có nơi lại giết nhiều trâu bò như Phú Bình, một số xã ở Đồng Hỷ và Phổ Yên. Việc trồng cây gây rừng đầu năm chưa Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 225 - 229 228 được coi trọng đúng mức” [2]. Thực hiện lời Bác dạy, đến năm 1960, toàn tỉnh đã xây dựng được 851 hợp tác xã (trong đó có 63 hợp tác xã bậc cao), với 36.122 hộ xã viên, bằng 86,9% tổng số hộ nông dân toàn tỉnh. Hai huyện Phú Bình và Định Hóa đạt hơn 93% số nông hộ vào làm ăn tập thể [1]. Ngày 31/12/1963, lần cuối cùng Bác Hồ về thăm đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Tại sân vận động thị xã Thái Nguyên, Người rất vui mừng vì thấy tỉnh Thái Nguyên có nhiều đổi mới “có nông nghiệp tiến bộ”. Trong đó, Bác phân tích cụ thể về ưu, khuyết điểm của các vấn đề: nông nghiệp, thủy lợi, phân bón, chăn nuôi, trồng cây bảo vệ rừng, công tác khai hoang,Về phong trào hợp tác hóa, Bác tóm tắt: hiện cả tỉnh có 72% nông hộ vào hợp tác xã, so với trước không tăng mà giảm, thế là chưa tốt. Có những địa phương, hợp tác xã phát triển khá tốt, đời sống xã viên được nâng cao là do cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên công tác tốt, gương mẫu tốt. Có những nơi như huyện Võ Nhai trước kia 80% nông hộ vào hợp tác xã, nay tụt xuống. Như thế là không tốt, là do một số cán bộ, đảng viên, đoàn viên cò tự tư, tự lợi, còn lãng phí, tham ô. Từ năm 1964, do hoàn cảnh có chiến tranh, bận nhiều công việc Bác không có dịp trở lại thăm Thái Nguyên, nhưng thông qua các báo cáo, sách báo, Người vẫn thường xuyên theo dõi từng bước đi của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên. KẾT LUẬN Làm theo lời Bác, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình tiến hành đẩy lùi nạn đói, cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp. Những kết quả mà nhân dân Thái Nguyên đạt được trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp đã chứng tỏ sự đúng đắn của Đảng và sự nỗ lực của toàn thể nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp hiện nay, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thái Nguyên luôn quán triệt việc thực hiện, đưa những chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân vào cuộc sống, nhằm sớm đưa nền kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trở thành “kinh tế nông nghiệp thị trường” với những mặt hàng mũi nhọn như: chè, lâm sản,xây dựng Thái Nguyên thành tỉnh giàu mạnh và phồn vinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Chấp hành Đảng bộ Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 1936 – 1965, Xí nghiêp in Bắc Thái. [2]. Ban Chấp hành Đảng bộ Thái Nguyên (2007), Bác Hồ với Thái Nguyên, Nxb Lý luận Chính trị. [3]. Ban Chấp hành Đảng bộ Thái Nguyên (2010), Lịch sử công tác tuyên giáo Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 1930 – 2010, Nxb Đại học Thái Nguyên. [4]. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000 [5]. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2010), Những tác phẩm báo chí tiêu biểu, Nxb Đại học Thái Nguyên. [6]. Nguyễn Duy Tiến (2002), Quá trình thực hiện quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân ở Thái Nguyên 1945 – 1957, Nxb Chính trị Quốc gia. Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 225 - 229 229 SUMMARY FUTHER DISCUSSES ON THE ROLE OF PRESIDENT HO CHI MINH IN AGRICULTURAL DEVELOPMENT IN THAI NGUYEN Nguyen Minh Tuan*, Luu Thai Binh, Nguyen Van Duc College of Sciences – TNU President Ho Chi Minh always paid great attention to agricultural development. His attention was expressed in his advices when he visited and worked with local authorities in the country. In the times of visiting and working in Thai Nguyen, President Ho Chi Minh always had timely guidance for the development of agriculture and new rural areas. The achievements in the agricultural sector were important, which showed the correct leadership of the Party, the attention of President Ho Chi Minh, thereby contributed to the development of Thai Nguyen province towards richness and prosperousness. Key words: Agriculture, Cooperatives, Ho Chi Minh * Tel: 01234 865145, Email: thansa6@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_them_ve_vai_tro_cua_chu_tich_ho_chi_minh_voi_van_de_phat.pdf