Bài giảng Vệ sinh không khí

Các cấu phần chính của hệ thống thông gió cơ khí Quạt gió: là thiết bị chủ yếu nhất của thông gió cơ khí. Có loại là quạt hút và có loại là quạt đẩy. Tủ hút hoặc chi tiết thu bắt khí (loa, chụp hút, đầu thu.) Ống dẫn khí (có van chỉnh lưu lượng) Thiết bị xử lý ô nhiễm: Trong trường hợp nhà xưởng có ô nhiễm không khí bởi các tác nhân như bụi, hơi khí độc hại thì cần phải loại bớt ô nhiễm trong khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường xung quanh. Chọn kiểu thông gió công nghiệp Ở những nơi làm việc ít ô nhiễm, nhưng điều kiện vi khí hậu nóng hay lạnh thì thường chọn kiểu thông gió cho thoáng và thông gió pha loãng. Loại hệ thống thông gió này chỉ cần quạt gió là đủ. Còn những nơi làm việc có nguồn gây ô nhiễm được đánh giá là nguy hại đến sức khỏe công nhân do tiếp xúc thường xuyên thì cần đến thông gió hút cục bộ và là hệ thống thông gió có nhiều cấu phần, thậm chí đủ cả bốn cấu phần như một hệ thống xử lý khí thải.

ppt53 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Vệ sinh không khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1VỆ SINH KHÔNG KHÍ 2Mục tiêuTrình bày được mô hình phát tán không khí trong môi trường.Trình bày được các phương pháp lấy mẫu không khí trong môi trường. Trình bày một số kỹ thuật đo lường và kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí. Trình bày các kỹ thuật thông gió công nghiệp.3A. Mô hình phát tán không khíĐịnh nghĩa: Mô hình phát tán không khí là một biểu thức toán học liên quan đến sự phát tán của vật chất và cho kết quả tính là nồng độ của vật chất đó trong không khí theo hướng gió thổi. Ví dụ: Phương trình tính nồng độ SO24Dữ liệu cần thiết để tính bằng mô hình phát tán không khí Dữ liệu khí tượngThông tin hiện trường Dữ liệu của nguồnThông tin của nơi thu nhận5Dữ liệu khí tượngTốc độ gióNhiệt độ không khí Độ ẩm tương đốiChế độ chảy của dòng không khí Cường độ bức xạ. Là các dữ liệu đặc trưng về khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát tán vật chất trong không khí. Những hiện tượng như nghịch đảo nhiệt và thời tiết lặng gió6Thông tin hiện trường: địa hình;vận hành trang thiết bị; chỉ giới của cơ sở có nguồn thải.Dữ liệu của nguồn: đặc tính lý học, đặc tính hóa học, hình dạng hình học của nguồn, tải lượng phát thải. Thông tin của nơi thu nhận:Con ngườiĐộng thực vật... địa điểm và khoảng cách giữa đối tượng thu nhận hay nơi nhận (receptor). Dữ liệu khác7Xây dựng một mô hình phát tán không khíMô hình toán học - Những thuật toán mô phỏng sự phát tán.Mô hình thực nghiệm - Tạo ra dữ liệu mô phỏng điều kiện khí tượng, nguồn phát thảilàm thông số tính toán. Mô hình toán học gồm tiên định, hồi qui thống kê và ngẫu nhiên. Mô hình phân bố của Gauss nhằm kiểm soát các chất gây ô nhiễm theo qui định pháp luật. 8Mô hình phân bố của Gauss Là phương trình hoàn chỉnh để lập mô hình Gauss về sự phát tán liên tục và tương đối mạnh của các luồng vật chất gây ô nhiễm không khí (Complete Equation For Gaussian Dispersion Modeling Of Continuous, Buoyant Air Pollution Plumes) 9f= hàm mũ biểu thị sự phát tán tại mặt cắt ngang luồng gió;g1= hàm mũ đặc trưng sự phát tán theo chiều thẳng đứng không có bật trở lại;g2= hàm mũ đặc trưng sự phát tán theo chiều thẳng đứng có bật trở lại từ mặt đất ;g3= hàm mũ đặc trưng sự phát tán theo chiều thẳng đứng có bật trở lại từ tầng nghịch đảo nhiệt trong khí quyển;  C= Nồng độ chất phát tán (g/m³) tại một điểm thu nhận bất kỳ có tọa độ là: x (m) là khoảng cách theo chiều gió cách nguồn điểm phát tán; y (m) là khoảng cách theo phương cắt ngang cách nguồn điểm phát tán; z (m) độ cao cách mặt đất;Q= tải lượng chất ô nhiễm tại nguồn phát tán (g/s);u= tốc độ gió theo phương nằm ngang thổi từ trục tâm của luồng phát tán (m/s);H= chiều cao của trục tâm luông phát tán cách mặt đất (m);σz= độ lệch chuẩn theo chiều dọc của phân bố phát tán (m);σy= độ lệch chuẩn theo chiều ngang của phân bố phát tán (m);L= Độ cao từ mặt đất đến chân của tầng nghịch đảo nhiệt (m).10Mô hình phân bố của Gauss (tiếp)Hai biến quan trọng nhất có ảnh hưởng đến mức độ phát tán chất gây ô nhiễm: Chiều cao của nguồn ô nhiễm (H);Mức độ chảy rối của không khí: σz và σy là các hàm số có thể dùng để đo lường sự chảy rối của không khí trong khí quyển và khoảng cách theo chiều gió đến nơi thu nhận.Không khí càng xáo động thì sự phát tán càng mạnh.11Công dụng của mô hình phát tán không khíLượng giá tác động của phát thải ô nhiễm từ những nguồn điểm hiện có đến chất lượng không khí.Khảo sát nguồn mới: nguồn đó có phải là nguồn ô nhiễm mới trong khu vực ?nồng độ chất gây ô nhiễm không khí xung quanh có thể tăng do đóng góp của nguồn đó?Nguồn điểm: Ống khói, ống xả, bể chứa rò rỉ hơi khí hóa chất, đám cháy12Công dụng của mô hình phát tán không khí (tiếp)Quản lý môi trường: Lượng giá sơ bộ trường nồng độ trong khí quyển khi thiếu các dữ liệu quan trắc môi trường.Kỹ thuật công nghiệp: Thiết kế ống khói và nghiên cứu thay đổi nhiên liệu (như than, khí đốt). Cơ sở sản xuất: sử dụng mô hình khi lập hồ sơ xin phép đặt và sử dụng các nguồn thải.13Phân loại mô hình phát tán không khíMô hình nguồn công nghiệp hỗn hợp;Mô hình sàng lọc;Những mô hình mới.Mô hình CALPUFF Mô hình Hội khí tượng Mỹ AERMOD Còn nhiều mô hình chuyên biệt để mô hình hóa những phân tán do sự cố, do giao thông đường bộ v.v... 14Phân loại mô hình phát tán không khí (tiếp)Mô hình nguồn công nghiệp hỗn hợp:Mô hình nguồn công nghiệp hỗn hợp dài hạn - Long Term [ISCST and] model (ISCLT);Mô hình nguồn công nghiệp hỗn hợp ngắn hạn (Industrial Source Complex Short Term model (ISCST).Mô hình của EPA, phiên bản 3 ( ISCST3 version3) - Là loại mô hình sử dụng rộng rãi nhất để ước lượng nồng độ các chất gây ô nhiễm không có phản ứng hóa học, trong khoảng bán kính cách nguồn 16 km. Mô hình sàng lọc: nơi có rất ít nguồn thải hoặc ít phát thải, nguồn được coi là nhỏ.Mô hình SCREEN 3 của EPA có thể dự đoán khá chính xác nồng độ vượt quá TCCP tương đối nhiều. 15Những mô hình mới: Mô hình CALPUFF và Mô hình AERMOD.Mô hình CALPUFF: Mô phỏng những điều kiện khí tượng khác nhau về không gian và thời gian ảnh hưởng đến sự lan truyền của chất gây ô nhiễm, về phản ứng hóa học và khi có cả sự loại bỏ ô nhiễm.Có thể áp dụng trong không gian ở khoảng từ 30 m đến vài trăm km theo chiều gió.Mô hình Hội khí tượng Mỹ AERMOD: có thể thay thế mô hình ISCST3 cho mục đích xây dựng qui chuẩn của EPA, cải thiện được kết quả ước lượng sự phát tán theo chiều gió Những mô hình phát tán do sự cố, do giao thông đường bộ v.v... - là loại mô hình được nghiên cứu chuyên biệt.Phân loại mô hình phát tán không khí (tiếp)16B. Các phương pháp lấy mẫu không khí trong môi trường Lấy mẫu không khí trong môi trường được thực hiện để xác định cả nồng độ của chất phát thải và cả chất lượng không khí.Phương pháp lấy mẫu tùy theo vật chất, dụng cụ, hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. Khi lấy mẫu, cần xác định: Vị trí lấy mẫu, số mẫu tại từng vị trí, thời điểm và thời gian lấy từng mẫu.Nguyên tắc hạn chế bớt sai số lấy mẫu:Phải lấy mẫu ở các vị trí khác nhau. Khoảng cách giữa các vị trí có thể không đổi hoặc thay đổi qua các lần giám sát, tuỳ thuộc vào vị trí đối tượng thu nhận.Mỗi vị trí lấy mẫu cần phải lấy nhiều mẫu. Phải lấy mẫu vào các thời điểm đại diện cho sự phát tán của nguồn. 17Một số lưu ý khi lập kế hoạch và thực hiện lấy mẫuNgười vận hành máy móc có thể cố tình che dấu để giảm mức ô nhiễm hoặc làm tăng ô nhiễm một cách giả tạo làm cho mức dao động tại một vị trí có thể rất lớn giữa các mẫu đo.Khi lấy mẫu không khí tại nơi làm việc, phải chú ý tới tình trạng hoạt động của các hệ thống thông gió, hút cục bộ, che chắn và thiết bị kỹ thuật vệ sinh. 18Phác thảo công việc lấy mẫu Mục đích của khảo sát - Tại sao cần tiến hành và đầu ra cần đạt là gì?Lấy mẫu ở đâu?Mẫu cần lấy là gì?Mẫu cần lấy bắt buộcMẫu cần lấy là tùy chọnBao nhiêu mẫu cần lấy?Mẫu sẽ được lấy và phân tích thế nào Người nào cần chọn lấy mẫu19Một số nhóm mẫu chínhNhóm bụi: Bụi hỗn hợp, bụi silic, bụi bông,..Nhóm vật lý: Nhiệt độ, độ ẩm,Nhóm hóa học: Các hơi và khí vô cơ và hữu cơ như hợp chất của lưu huỳnh, ni tơ, cac bon, clo, dung môi hữu cơ ...Nhóm sinh học: các vi khuẩn, nấm ...20Khía cạnh cần quan tâm khi lấy mẫuLựa chọn phương pháp;Đọc tài liệu hướng dẫn; Lựa chọn và sử dụng thiết bị, hóa chất lấy mẫu;Áp dụng kỹ thuật lấy mẫuBảo quản và vận chuyển. 21Lựa chọn phương pháp lấy mẫuPhụ thuộc nhiều yếu tố: Loại chất ô nhiễm. Ví dụ, bụi, hóa chất...Nồng độ trung bình thời gian và tiêu chuẩn cho phép;Nồng độ hay mức độ ô nhiễm ước đoán. Ví dụ, nồng độ cao hay thấp;Nguồn hiện có;Nhân lực thực hiện;Sự có mặt của những chất khác gây nhiễu22Tài liệu hướng dẫncung cấp kỹ thuật như một cơ chế hoàn hảo để tiến hành đo lường hay quan trắc, trong đó có qui cách cụ thể và chi tiết về lấy mẫu từng chất. Ví dụ, bụi, SO2, NO2, đơn chất hay hợp chất thể khí... 23Thiết bị, hóa chất lấy mẫu:Thiết bị lẫy mẫu bao gồm cả dụng cụ và máy móc có thể có nhiều cỡ khác nhau.Các thiết bị lấy mẫu không khí phổ biến là bình hấp thụ, ống hấp phụ, xyranh, túi hoặc chai đựng mẫu khí chuyên dụng, bơm khí, ống dẫn khí v.v..Chọn thiết bị và hóa chất tùy theo phương pháp lấy mẫu và phân tích. 24Bảo quản và vận chuyển:Với từng loại mẫu đều có hướng dẫn kỹ thuật, cần phải tuân thủ để mẫu không bị hư hỏng và thất thoát.Có những mẫu thu được có khối lượng lớn và cần vận chuyển đến phòng xét nghiệm. Với những đo lường tiếp xúc do lao động, để tránh nhiễm bẩn mẫu cá nhân, mẫu cồng kềnh cần được tách riêng khỏi mẫu cá nhân. Khi đóng gói và vận chuyển, cần để vào thùng chứa riêng biệt.25Kỹ thuật lấy mẫuCó thể chia kỹ thuật lấy mẫu thành hai cặp :Lấy mẫu cố định và lấy mẫu di động;Lấy mẫu liên tục và lấy mẫu kết hợp.26Kỹ thuật lấy mẫu cố định và lấy mẫu di động Lấy mẫu di động: cũng là lấy mẫu cho cả mạng lưới quan trắc giống như lấy mẫu cố định nhưng các phương tiện lấy mẫu được sử dụng lần lượt/ quay vòng theo lịch trong số địa điểm đã chọn để lấy mẫu. Lấy mẫu di động: có thể đo lường chất lượng không khí ở rất nhiều nơi, linh hoạt hơn lấy mẫu cố định. Lấy mẫu di động còn có thể cung cấp dữ liệu địa lý tốt hơn nếu chương trình đủ lâu để tạo ra bộ số liệu có giá trị. Ưu điểm Lấy mẫu cố định: áp dụng cho những trạm quan trắc tại nhiều vị trí đã định và thực hiện đồng thời trong suốt quá trình nghiên cứu. Các trạm lấy mẫu đặt cố định vĩnh viễn hoặc ít nhất cũng trong một thời gian dài. Lấy mẫu cố định: áp dụng cho một mạng lưới quan trắc của khu vực, việc đo lường thực hiện cùng một lúc tại tất cả các vị trí, thông tin được cung cấp trực tiếp và có thể so sánh với nhau. Đặc điểm27Kỹ thuật lấy mẫu liên tục và lấy mẫu kết hợpLấy mẫu kết hợp được làm theo cách từng mẫu được lấy trong khoảng thời gian cụ thể. Sau đó gửi mẫu đến phòng phân tích. Kết quả là nồng độ đã chỉnh chỉ cho giá trị trung bình trong suốt quãng thời gian lấy mẫu. Lấy mẫu liên tục được tiến hành theo cách người lấy mẫu và người phân tích cùng thao tác. Nồng độ chất gây ô nhiễm hiện số ngay trên đồng hồ đo và được ghi chép liên tục vào biểu đồ, băng từ, hay đĩa. 28Sơ đồ mô tả phương pháp lẫy mẫu bụi hai giai đoạnĐường khí vàoĐường khí vào1. Nắp che7. Ống tuy e3 Bơm hútTÁCH MẪU GIAI ĐOẠN 24. Vỏ bình6. Đĩa chứa bụi to5. Ống có lỗ dẫn khíĐường khí ra2. Lưới lọc bụiTÁCH MẪU GIAI ĐOẠN 1Hình 2.1. Sơ đồ mô tả phương pháp lẫy mẫu bụi hai giai đoạn29Thực hành lấy mẫu không khí Mục tiêu:Nêu tóm tắt nguyên tắc của kỹ thuật đo lường từng loại mẫu, các bước chuẩn bị và tiến hành lấy mẫu bụi và khí tại phòng thí nghiệm và tại hiện trường theo đúng thường qui kỹ thuật.Thực hiện được các thao tác cần thiết của kỹ thuật lấy mẫu và thu được một mẫu không khí để xác định nồng độ SO2 trong môi trường và một mẫu bụi hô hấp tại nơi làm việc. 30Thực hành lấy mẫu không khí (tiếp)Nhiệm vụ: Sinh viên tập lấy mẫu bụi và mẫu khí trong thời gian 6 tiết tại hiện trường dưới sự hướng dẫn của giảng viên dạy thực hànhHoạt động:Đọc tài liệu hướng dẫn thực hành.Nghe giảng lý thuyết về lấy mẫu không khí.Quan sát làm quen với các phương tiện và điều kiện lẫy mẫu không khí.Lấy một mẫu bụi và một mẫu không khí để xác định nồng độ SO2 Thảo luận trong nhóm và thảo luận với hướng dẫn viên tiếp thu nhận xét, góp ý để rút kinh nghiệm. 31C. Giới thiệu một số kỹ thuật đo lườngPhân tích trọng lượngPhân tích thể tích Soi bằng kính hiển vi Phân tích bằng các thiết bị hóa phân tíchCác phương pháp trắc quangCác phương pháp dùng điệnĐo phổ phát tánĐo phổ khối Sắc ký32Chỉ số đo lường và phương pháp phân tích từng chất gây ÔNKKTên chấtTên chỉ số đo lườngPhương pháp phân tíchBụiNồng độ khối lượngPhân tích trọng lượng Kích thước hạtKính hiển viCO, CO2, NO2 Nồng độ thể tíchPhân tich thể tíchÔ zôn O3Nồng độ khối lượngTrắc quangCO Nồng độ cacbon monoxit trong không khí xungĐo phổ hồng ngoại không phân tánBenzenNồng độ khối lượngĐo phổ khối (MS) hoặc sắc ký khí (GC)ToluenNồng độ khối lượngHấp phụ phân tử C và GC/MCMercaptan (SH)Nồng độ khối lượngSo màuChất hữu cơ bay hơiNồng độ khối lượngSăc ký khíCrômNồng độ khối lượngQuang phổ hấp phụDioxit Sunfua SO2Nồng độ trong không khí xung quanh. Huỳnh quang cực tím33D. Kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khíCác phương pháp xử lý bụi: phương pháp xử lý bụi bằng một số thiết bị lắng và lọc.Các phương pháp xử lý khí thải: sử dụng thiết bị hấp thụ, hấp phụ, thiêu đốt ngưng tụ 34Buồng lắng bụiBuồng có cấu tạo hình khối chữ nhật có tác dụng giảm vận tốc của bụi đi trong đó Bụi lắng xuống do tác động của trọng lực. Hiệu suất xử lý bụi từ 50 – 60 %. 35Xiclôn tách bụiThiết bị gồm hai hình trụ lồng vào nhau. Khí thải vào thiết bị theo hướng tiếp tuyến với bề mặt hình trụ ngoài. Theo quán tính, hạt bụi sẽ bám vào thành thiết bị và rơi xuống do tác dụng của trọng lực. Khí sạch vẫn tiếp tục chuyển động để thoát ra ngoài theo quĩ đạo hình xoáy ốc. Hiệu suất xử lý bụi từ 60 – 70 %. 36Thiết bị lọc bụi tĩnh điệnThiết bị lọc bụi kiểu ống Thiết bị lọc bụi kiểu tấm 37Thiết bị lọc bụi kiểu ướtNguyên lý: Bụi gặp chất lỏng thì được chất lọc giữ lại và thải ra ngoài dưới dạng bùn. Chất lỏng phổ biến là nước hay nước vôi trong (vì có thể sử dụng thiết bị này để xử lý khí thải như khói lò, loại được cả bụi và chất khí như SO2, CO...). Thiết bị còn sử dụng để làm nguội không khí (ví dụ, trong hệ thống xử lý khói của nhà máy nhiệt điện)38Thiết bị hấp thụ Thiết bị hấp thụ có nhiều kiểu khác nhau nhưng có thể phân thành bốn nhóm:Buồng phun/ tháp phun Thiết bị sục khí/ tháp sục khíThiết bị sủi bọt/ tháp sủi bọtThiết bị có lớp đệm/ tháp đệm39Thiết bị hấp phụ Dựa trên nguyên lý các phân tử khí gây ô nhiễm bị giữ lại trên bề mặt của vật liệu rắn do tác dụng của ái lực của phân tử chất rắn đó đối với chất khí. Vật liệu rắn đó gọi là chất hấp phụ, còn chất khí bị giữ lại được gọi là chất bị hấp phụ. 40Thiết bị thiêu đốtChú thích:Khí thải vào lò đốtBề mặt trao đổi nhiệt, hâm nóng khí thải.Cấp nhiên liệu (Gas, dầu đốt) Đầu đốt 41Thiết bị ngưng tụThiết bị ngưng tụ có hai loại thông dụng là ngưng tụ bề mặt và ngưng tụ tiếp xúc. Hình bên mô tả loại ngưng tụ bề mặt, nhiệt độ của khí thải giảm xuống và ngưng tụ khi tiếp xúc với bề mặt thiết bị làm lạnh. 42Thiết bị ngưng tụThiết bị ngưng tụ tiếp xúc tương tự như tháp hấp thụ đã nêu ở trên. Trong tháp có vòi phun để tưới nước hay tác nhân làm lạnh khí.43Xử lý sinh họcThực hành vệ sinh: Khử trùng bề mặt làm việc trước và sau mỗi lần làm việc, hàng ngày và sau khi có sự cố rơi đổXử lý tràn đổ : Giẻ hoặc giấy thấm lau sạch chất tràn đổ, khử nhiễm bằng hóa chất thích hợpCó vật chứa chất thải không quá đầyKhử trùng khu vực làm việc bằng thuốc khử trùng thích hợp sau những công đoạn làm việcBình chứa có dán nhãn và đóng kín đúng cáchCác chất thải lây nhiễm được khử nhiễm đúng cách trước khi thải bỏCó các dung dịch khử khuẩn đặt gần nơi làm việc và chỗ rửa tay, rửa tay đúng cách44air purifire namely HEPAHigh-Efficiency Particulate Air or HEPAis a type of air filter remove 99.97% of all particles greater than 0.3 micrometre from the air that passes through. A filter that is qualified as HEPA is also subject to interior classifications.Biomedical applications: HEPA filters are critical in the prevention of the spread of airborne bacterial and viral organisms and, therefore, infection. Typically, medical-use HEPA filtration systems also incorporate high-energy ultra-violet light units to kill off the live bacteria and viruses trapped by the filter media. Some of the best-rated HEPA units have an efficiency rating of 99.995%, which assures a very high level of protection against airborne disease transmission. Hospital staff modelling a HEPA filter, which can be used if a patient has active tuberculosis 45E. Một số kỹ thuật thông gió trong công nghiệp Thông gió công nghiệp là biện pháp cải thiện độ thoáng ở những nơi làm việc có điều kiện thông khí kém, nóng ẩm, tích tụ khí nóng, hơi nước, hơi khí độc, bụi trong không khí. Là một trong những biện pháp bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh trong nhà xưởng về độ nóng, ẩm, khói, bụi... là giải pháp giảm thiểu tiếp xúc của công nhân với hóa chất độc hại trong không khí hoặc hơi dễ cháy bởi không khí bị ô nhiễm bẩn được hút ra khỏi khu vực làm việc và thay thế nó là không khí sạch. Biện pháp thông gió cần thực hiện để kiểm soát tiếp xúc có hại ở công nhân khi làm việc nếu xảy ra ít nhất một trong ba điều kiện sau đây:Mức độ chất gây ô nhiễm không khí (hóa chất, bụi, hơi, khói) là có hại, chẳng hạn như vượt quá giới hạn tiếp xúc cho phép;Nồng độ hơi dễ cháy vượt quá giới hạn cho phép;Nồng độ oxy giảm dưới 19,5% thể tích ô xy trong không khí.Các kỹ thuật thông gió cơ bản:Thông gió tự nhiên;Thông gió cơ khí;Thông gió kết hợp cả thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí.46Thông gió tự nhiên tNtTP1P2 Hình 2.10. Sơ đồ thông gió tự nhiêna) Thông gió nhờ áp lực gió P1  P2 b) Thông gió nhờ áp lực nhiệt Tt  TNĐiều kiện của thông gió tự nhiên: Dựa trên sự chênh lệch của áp lực gió hay áp suất không khí và áp lực nhiệt hay chênh lệch nhiệt độ của không khí trong và ngoài nhà.47Thông gió cơ khí Khi thông gió tự nhiên không đáp ứng được tiêu chuẩn về tốc độ gió trong nhà xưởng hoặc cần phải thổi mát cho người lao động thì cần phải sử dụng các phương tiện thông gió cơ khí như quạt. Quạt trong công nghiệp được gọi là quạt gió, thường sử dụng quạt có lưu lượng gió và áp suất không khí lớn hơn trong sinh hoạt.48Thông gió cơ khí (tiếp)Là cả một hệ thống gồm: quạt, miệng thổi hay hút gió,lưới lọc bụi, ống phân phối gió và các thiết bị khác như làm khô hay làm ẩm, làm mát không khí bằng điều hoà nhiệt độ. 49Thông gió kết hợp Hệ thống thông gió kết hợp quạt tường (a ) và lỗ thông gió (b) 50Các loại hệ thống thông gióKiểu "Thông gió cho thoáng không khí trong nhà"Kiểu "Thông gió pha loãng "Kiểu “Thông gió hút cục bộ"51Các cấu phần chính của hệ thống thông gió cơ khí Quạt gió: là thiết bị chủ yếu nhất của thông gió cơ khí. Có loại là quạt hút và có loại là quạt đẩy. Tủ hút hoặc chi tiết thu bắt khí (loa, chụp hút, đầu thu...)Ống dẫn khí (có van chỉnh lưu lượng)Thiết bị xử lý ô nhiễm: Trong trường hợp nhà xưởng có ô nhiễm không khí bởi các tác nhân như bụi, hơi khí độc hại thì cần phải loại bớt ô nhiễm trong khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường xung quanh.52Chọn kiểu thông gió công nghiệpỞ những nơi làm việc ít ô nhiễm, nhưng điều kiện vi khí hậu nóng hay lạnh thì thường chọn kiểu thông gió cho thoáng và thông gió pha loãng. Loại hệ thống thông gió này chỉ cần quạt gió là đủ. Còn những nơi làm việc có nguồn gây ô nhiễm được đánh giá là nguy hại đến sức khỏe công nhân do tiếp xúc thường xuyên thì cần đến thông gió hút cục bộ và là hệ thống thông gió có nhiều cấu phần, thậm chí đủ cả bốn cấu phần như một hệ thống xử lý khí thải. 53Tóm tắt bàiCâu hỏi?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptve_sinh_khong_khi_slide_9245_1787774.ppt
Tài liệu liên quan