Bài giảng Quản trị chiến lược giá
7.3 Cácchiếnlược giá
7.3.1 Chiến lược định giá sản phẩm mới
7.3.1.1 Chiến lược định giá hớt váng sữa
Doanhnghiệpsẽ địnhgiásản phẩmmớiở
mứcgiácaonhấtmàthị trường cóthể chấp
nhậnởtừngkhúcthịtrườngxácđịnh
7.3.1.2 Chiến lược định giá thâm nhập thị trường
Doanh nghiệp định giá canh tranh để giành
khách hàng và chiếm lĩnh thị trường
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LOGO
LOGO
www.themegallery.com
Chương 7
QUẢN TRỊ CHIẾN
LƯỢC GIÁ
Mục tiêu chương
Khái niệm và vai trò của chiến lược giá
trong hoạt động kinh doanh.
Làm rõ các bước trong quy trình
định giá.
Phân tích các chiến lược giá.
Nội dung chương
7.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược giá
trong hoạt động kinh doanh
7.2 Các bước trong quy trình định giá
7.3 Các chiến lược giá
7.1 Khái niệm và vai trò của
chiến lược giá trong hoạt động
kinh doanh.
• Giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng
hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho
hàng hoá đó.
(Karl Heinrich Marx)
Người mua và người bán có quan niệm khác
nhau về giá cả:
• Đối với người mua giá cả của hàng hóa là
số tiền mà họ phải trả cho người bán để
được sở hữu hoặc sử dụng sản phẩm đó.
• Đối với người bán giá cả là số tiền mà
người bán thu được của người mua từ việc
cung cấp sản phẩm hàng hóa dịch vụ đó.
Trong Marketing Mix thì giá cả là yếu tố duy
nhất tạo nên doanh thu trong khi đó các yếu
tố khác thì tạo nên chi phí
7.2 Các bước trong quy trình
định giá
Gồm 6 bước:
• Lựa chọn mục tiêu định giá
• Xác định nhu cầu thị trường
• Phân tích chi phí
• Phân tích giá và hàng hóa của đối thủ
cạnh tranh
• Lựa chọn phương pháp định giá
• Quyết định giá
7.2.1 Lựa chọn mục tiêu định giá
Lựa chọn mục tiêu định giá có vai trò quan
trọng:
• Chi phối và quyết định quan điểm,
phương pháp tiến hành khi ấn định giá
bán.
• Lựa chọn mục tiêu định giá cũng ảnh
hưởng mạnh mẽ đến những quyết định
điều chỉnh và thay đổi giá bán của công ty
7.2.1.1 Đảm bảo sống sót
Những công ty lấy việc sống sót làm mục
tiêu chính của mình khi định giá là những
công ty:
• Đang gặp khó khăn trong kinh doanh
• Bị cạnh tranh quyết liệt hoặc nhu cầu của
khách hàng có sự thay đổi.
7.2.1.2 Tăng lợi nhuận tối đa
Một số công ty xác định mục tiêu tăng tối đa
lợi nhuận trước mắt để nhanh hòa vốn
Có nhiều vấn đề liên quan đến mục tiêu này:
• Rất khó xác định hàm nhu cầu và chi phí của
một công ty.
• Công ty coi trọng hiệu quả trước mắt hơn là
hiệu quả lâu dài.
• Công ty đã bỏ qua phản ứng của đối thủ cạnh
tranh và luật pháp.
• Công ty đã bỏ qua những tác động của các
biến khác trong Marketing Mix, bỏ qua thái độ
và phản ứng từ phía người tiêu dùng.
7.2.1.3 Tăng tối đa thu nhập trước mắt
Một số công ty định giá nhằm tăng tối đa thu
nhập từ việc bán hàng
7.2.1.4 Tăng tối đa mức tiêu thụ, dẫn đầu
thị phần
Với mục tiêu này công ty sẽ định giá bán thấp
trên cơ sở giảm các chi phí để hạ giá thành
sản phẩm (đây còn gọi là chiến lược giá xâm
nhập thị trường).
Các điều kiện thuận lợi cho việc định giá thấp là:
• Thị trường nhạy cảm với giá, giá thấp sẽ giúp
kích thích thị trường tăng trường mạnh
• Chi phí sản xuất và phân phối sẽ giảm xuống
cùng với việc tích lũy được kinh nghiệp sản
xuất
• Giá thấp sẽ tăng cường được khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trước mắt và lâu dài
7.2.1.5 Tăng tối đa việc hớt váng thị
trường
Theo mục tiêu này công ty tiến hành định giá
cao để hớt phần ngọn của thị trường khi mức
tiêu thụ chậm lại, công ty sẽ tiến hành giảm
giá để thu hút lớp khách hàng nhạy cảm với
giá tiếp sau.
Chiến lược “hớt váng sữa” chỉ có ý nghĩa trong
những trường hợp sau:
• Có khá đông người mua có nhu cầu hiện tại
lớn.
• Giá thành đơn vị sản phẩm khi sản xuất với
quy mô nhỏ không quá cao.
• Giá cao lúc đầu không thu hút thêm đối thủ
cạnh tranh.
• Sản phẩm thường là cao cấp sẽ thích hợp với
việc định giá cao.
7.2.1.6 Giành vị trí dẫn đầu về chất
lượng sản phẩm
Công ty có thể lấy mục tiêu trở thành người
dẫn đầu thị trường về chất lượng sản phẩm.
Điều này sẽ dẫn đến chiến lược chất lượng
cao/giá cao.
7.2.1.7 Mục tiêu khác
• Định giá thấp để ngăn chặn, đề phòng cạnh
tranh để ổn định thị trường.
• Định giá ngang với đối thủ cạnh tranh để ổn
định thị trường.
• Định giá để duy trì sự ủng hộ và trung thành
của các trung gian phân phối.
• Định giá cho sản phẩm nhằm giúp sự phát
triển của những sản phẩm khác thuộc công ty.
• Định giá nhằm bù đắp một phần chi phí hoặc
toàn bộ chi phí cho hoạt động (như trường
học, bệnh viện…).
• Định giá cho phù hợp với mức thu nhập của
các đối tượng khác nhau (các dịch vụ như bảo
hiểm…).
7.2.2 Xác định cầu trên thị trường mục tiêu
7.2.2.1 Xác định tổng cầu
Tổng cầu của toàn bộ thị trường sản phẩm được
xác định theo công thức sau:
QD = N x P x q
QD: là tổng cầu (tính bằng tiền)
N: là lượng khách hàng tiềm năng của thị
trường
P: giá bán sản phẩm dự kiến
q: là lượng hàng hóa trung bình một khách
hàng tiềm năng có khả năng mua
• Tổng cầu của công ty:
QD1= QD x T
QD1: Tổng cầu của công ty
T: Thị phần của công ty
7.2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự
nhạy cảm với giá bán
• Tác động của giá trị độc đáo
• Tác động của sự hiểu biết đến sản
phẩm thay thế
• Tác động của sự khó so sánh
• Tác động của tổng số tiền chi tiêu
• Tác động của lợi ích cuối cùng
• Tác động của việc chia sẻ chi phí
• Tác động của đầu tư bổ sung
• Tác động của chất lượng
• Tác động của lượng dự trữ
7.2.3 Xác định chi phí
Công ty muốn tính một giá nào đó đủ để trang
trải những chi phí của mình sản xuất, phân
phối tiêu thụ sản phẩm, kể cả lợi nhuận chính
đáng vì đã phải mất công sức và gánh chịu rủi
ro.
7.2.3.1 Phân loại các dạng chi phí
• Chi phí cố định: là những chi phí không
thay đổi theo mức độ sản xuất hay doanh
số bán
• Chi phí biến đổi: thay đổi tỉ lệ thuận với
mức sản xuất
7.2.3.2 Xác định chi phí mục tiêu
Chi phí mục tiêu phải đạt được =
Giá bán SP dự kiến - Lợi nhuận mong muốn
và thuế
7.2.4 Phân tích chi phí, giá cả và
hàng hóa của đối thủ cạnh trạnh
• Phân tích chi phí sản xuất và giá thành
sản xuất của đối thủ cạnh tranh.
• Phân tích giá cả sản phẩm của đối thủ
cạnh tranh và những ứng xử về giá của
họ.
• Phân tích phản ánh từ phí khách hàng
về mức giá của đối thủ cạnh tranh.
• Phân tích sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh, đánh giá ưu và khuyết của đối
thủ.
7.2.5 Lựa chọn phương pháp định giá
7.2.5.1 Định giá theo phương pháp cộng
lãi vào chi phí:
Giá bán SP = Giá thành SP + Mức lãi
dự kiến cho SP
Ví dụ:
Một nhà sản xuất nồi inox có những chi phí và
dự kiến mức tiêu thụ như sau:
• Chi phí biến đổi cho đơn vị sản phẩm
30.000đ
• Tổng chi phí cố định 800 triệu đồng
• Sản lượng tiêu thụ dự kiến 200.000 sp
Chi phí đơn vị (giá thành SP) = Chi phí biến
đổi + (Chi phí cố định/Số lượng tiêu thụ)
= 30.000đ + (800tr/200.000 sản phẩm)
= 34.000đ
Giả thiết, công ty dự kiến mức lãi tính trên giá
thành sản phẩm là 30%. Từ đây, ta có công
thức như sau:
• Mức lãi dự kiến cho một SP = 34.000 x 30% =
10.200đ
• Giá bán sản phẩm dự kiến = 34.000 + 10.200 =
44.200đ
Phương pháp này có một số ưu điểm sau:
• Đơn giản, dễ tính toán do người bán biết rõ
chi phí hơn là cầu thị trường
• Giá cả thì ổn định, không lên xuống thất
thường
Nhược điểm
• Phương pháp này dễ dẫn đến sự cứng nhắc
trong định giá.
• Phương pháp này chỉ có ý nghĩa khi doanh
nghiệp dự tính chính xác được khối lượng
hàng hóa tiêu thụ.
• Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu đối thủ
cạnh tranh thực hiện chiến lược giá thấp để
cạnh tranh.
7.2.5.2 Định giá bằng phân tích mức hoàn
vốn và định giá theo lợi nhuận mục tiêu
Giá theo lợi nhuận mục tiêu = chi phí đơn
vị + (lợi nhuận mong muốn đầu tư/SL
tiêu thụ)
Giả sử với ví dụ trên, nhà sản xuất nồi inox
đầu tư 5 tỉ vào việc kinh doanh và muốn ấn
định giá làm sao để đảm bảo kiếm được ROI
bằng 20 % tức là 1 tỉ.
Giá định theo lợi nhuận mục tiêu được xác định
như sau:
Giá theo lợi nhuận mục tiêu =
30.000đ + (0.2 x 5 tỉ/200.000sp)
= 35.000đ
Phân tích hòa vốn là một trong những yếu
tố quan trọng đối với nhà quản trị
Marketing trong việc định giá.
• Sản lượng hòa vốn được xác định như sau:
Sản lượng hòa vốn = Tổng chi phí cố định/
(Giá bán 1 SP – Chi phí biến đổi)
Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x
Giá bán 1 đvsp
7.2.5.3 Định giá theo giá trị nhận thức được
Điều cốt lõi của phương pháp định giá theo
giá trị nhận thức được là xác định đúng nhận
thức của khách hàng về giá trị sản phẩm
7.2.5.4 Định giá theo giá trị
Một số doanh nghiệp lại chọn phương pháp
định giá theo giá trị cho các sản phẩm của
mình
• Có những doanh nghiệp theo đuổi triết lý định
giá “tiền nào của ấy”
Có doanh nghiệp theo đuổi triết lý định giá
“chất lượng cao hơn, nhưng giá thấp hơn”
7.2.5.5 Định giá theo mức giá hiện hành
Doanh nghiệp căn cứ chủ yếu vào giá của đối
thủ cạnh tranh, ít chú trọng đến nhu cầu hay
chi phí của mình.
6.2.5.6 Định giá đấu thầu
Doanh nghiệp định giá đấu thầu của mình dựa
trên những cân nhắc và dự kiến về mức giá
mà các đối thủ cạnh tranh sẽ đưa ra
7.2.6 Lựa chọn giá cuối cùng
7.2.6.1 Yếu tố tâm lý trong việc định giá
Khi định giá cho sản phẩm của mình, người
bán có thể dựa vào yếu tố tâm lý của khách
hàng
7.2.6.2 Ảnh hưởng của các yếu tố khác
trong Marketing Mix đến giá cả
Khi định giá công ty cũng cần tính toán đến
những uy tín của thương hiệu và việc quảng
cáo
7.2.6.3 Ảnh hưởng của các vấn đề khác
• Xem xét phản ứng của hệ thống phân phối
đến giá bán.
• Xem xét phản ứng của đối thủ cạnh tranh.
• Xem xét phản ứng của những nhà cung ứng.
• Xem xét phản ứng của lực lượng bán hàng của
công ty.
• Xem xét tới tính hợp pháp của các quyết định
giá.
7.3 Các chiến lược giá
7.3.1 Chiến lược định giá sản phẩm mới
7.3.1.1 Chiến lược định giá hớt váng sữa
Doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm mới ở
mức giá cao nhất mà thị trường có thể chấp
nhận ở từng khúc thị trường xác định
7.3.1.2 Chiến lược định giá thâm nhập thị trường
Doanh nghiệp định giá canh tranh để giành
khách hàng và chiếm lĩnh thị trường
7.3.2 Chiến lược định giá cho phối
thức sản phẩm
• Định giá cho dòng sản phẩm
• Định giá cho sản phẩm tùy chọn
• Định giá cho sản phẩm bổ trợ
• Định giá sản phẩm trọn gói
LOGO
LOGO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_7_quan_tri_chien_luoc_gia_8371.pdf