Các nguồn tìm tài liệu cho dạng đề tài vĩ mô
- Sách, tạp chí khoa học ở thư viện: nhiều số liệu có tính tin cậy cao
- Các tổ chức IMF, Worldbank, CIA Factbooks, EIU
(nhiều tài liệu tính phí có thể tìm thấy trên
- Nên gõ từ khóa và thêm các cụm từ như pdf, doc, hoặc filetype: pdf hoặc doc.
Các nguồn tài liệu cho các dạng đề tài khác: thường phải tìm trên mạng, trang web của các tổ chức chuyên
ngành, các tạp chí chuyên ngành hoặc tự điều tra
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô Macro - Mở đầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CƠ BẢN
BỘ MÔN KINH TẾ
BÀI GIẢNG MÔN
KINH TẾ VĨ MÔ
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011
Giảng viên: Ths.Trần Mạnh Kiên
2
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
KINH TẾ VĨ MÔ
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011
1. Mã số môn học
2. Tổng số tín chỉ: 3
3. Điều kiện tham dự: Sau khi hoàn tất môn Kinh tế vi mô
4. Giảng viên: ThS. Trần Mạnh Kiên; Email: kienkinhte1@yahoo.com (sinh viên có
thể add nick này hỏi bài cho nhanh).
5. Giới thiệu môn học
Môn học giới thiệu những nét tổng quát về kinh tế vĩ mô; nội dung và ý nghĩa
của các biến số kinh tế vĩ mô; những khái niệm kinh tế vĩ mô cơ bản như lạm phát,
thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế và một số vấn đề khác có liên quan. Môn học cũng
giới thiệu một số mô hình căn bản và các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài
khóa, chính sách tiền tệ
6. Mục tiêu của môn học
Giúp sinh viên hiểu những khái niệm căn bản về kinh tế vĩ mô như GDP, lạm
phát, thất nghiệp. Hiểu được một cách đại cương cách thức vận hành của nền kinh tế.
Giúp sinh viên hiểu và giải thích được những hiện tượng kinh tế vĩ mô căn bản đang
diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới cũng như lý do và hệ quả khi nhà nước thực hiện
các chính sách kinh tế vĩ mô
Giúp tạo cho sinh viên tư duy phê phán (critical thinking), cởi mở, biết nhìn
một vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, biết chấp nhận những quan điểm khác biệt,
có cái nhìn ở tầm tổng thể về một vấn đề. Áp dụng được cách tư duy của của kinh tế
học vào trong cuộc sống hàng ngày và nâng cao một số kỹ năng mềm khác (xem kỹ
hơn ở trang cuối của đề cương).
7. Đề cương tổng quát
Chương 1: Mười nguyên lý của kinh tế học
Chương 2: Số liệu kinh tế vĩ mô
- Giới thiệu một số chỉ tiêu trong kinh tế vĩ mô như GDP, CPI
- Phương pháp tính các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia
- Sử dụng các chỉ tiêu trong việc so sánh
Chương 3: Lý thuyết xác định sản lượng cân bằng
- Các yếu tố của tổng cầu
3
- Mô hình xác định sản lượng cân bằng
- Số nhân tổng cầu
- Nghịch lý của tiết kiệm
- Phân tích mô hình số nhân
- Tác động của chính sách tài khóa
Chương 4: Mô hình tổng cung-tổng cầu
- Khái niệm về đường tổng cung-tổng cầu
- Những yếu tố tác động vào tổng cung-tổng cầu
- Sử dụng tổng cung-tổng cầu để lý giải các biến động kinh tế ngắn hạn
Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ
- Khái quát về tiền tệ và ngân hàng
- Các công cụ của chính sách tiền tệ
- Tác động của chính sách tiền tệ vào nền kinh tế
Chương 6: Lạm phát và thất nghiệp
- Lạm phát
- Thất nghiệp
- Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Chương 7: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
- Một số khái niệm về cán cân thanh toán
- Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái
- Các chính sách quản lí tỷ giá hối đoái
Chương 8: Tăng trưởng kinh tế
- Một số yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế của một quốc gia
- Các chính sách của nhà nước giúp kích thích tăng trưởng kinh tế
Chương 9: Mô hình IS-LM
- Khái niệm về đường IS-LM
- Áp dụng mô hình IS-LM để đánh giá tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ
8. Tài liệu tham khảo
[1]. Tài liệu bắt buộc: Nguyễn Văn Công (chủ biên) (2008). Giáo trình nguyên lý
kinh tế học vĩ mô. Hà Nội: NXB Giáo dục.
4
[2]. Tài liệu đọc thêm:
Begg, D, R. Dornbusch and S. Fischer (2005). Kinh tế học. Bản dịch tiếng Việt. Hà
Nội: NXB Thống kê, 2007
Dương Tấn Diệp (2007). Kinh tế vĩ mô. TP.Hồ Chí Minh: NXB Thống kê
Mankiw, N.Gregory (2002). Nguyên lý kinh tế học (tập 2). Bản dịch tiếng Việt. Hà
nội: NXB Thống kê, 2004
Samuelson, P.A and W. D. Nordhaus (1995). Kinh tế học (tập 2). Bản dịch tiếng
Việt. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, 1997
Và một số quyển sách khác về kinh tế vĩ mô có bán trên thị trường. Khuyến
khích tham khảo tài liệu tiếng Anh.
Về sách bài tập có thể tham khảo sách Bài tập nguyên lý kinh tế học vĩ mô của
Nguyễn Văn Công (chủ biên) (dùng kèm sách giáo khoa) hoặc sách bài tập của Đại
học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh hay của Học viện Tài chính có trong thư viện.
Vài website về kinh tế nên tham khảo:
- (Trang của TS.Trần Hữu Dũng)
- (Thời báo kinh tế Việt Nam)
- (Blog của TS.Lê Hồng Giang)
- (Thời báo Kinh tế Sài gòn)
- (Ngân hàng Nhà nước)
- (Tổng cục Thống kê)
-
- (website của giảng viên Nguyễn
Hoài Bảo, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, có nhiều bài giảng, bài tập, đề thi
và một số sách kinh tế học nổi tiếng đã được dịch ra tiếng Việt).
- (Hướng dẫn phương pháp học tập)
Ngoài các sách giáo khoa, sinh viên nên tham khảo một sách nổi tiếng, dễ
đọc có liên quan tới chủ đề môn học như:
Charles Wheelan. Đôla hay lá nho. Alpha Books & NXB Lao động – Xã hội
Henry Hazlitt. Hiểu kinh tế qua một bài học. NXB Tri thức
Paul Krugman. Sự trở lại của kinh tế học suy thoái. DTBooks & NXB Trẻ
Todd G. Buchholz. Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối. NXB Tri thức. (Lưu
ý, phần viết về Marx trong cuốn sách không có trong sách in mà có trên mạng. Vào
Google gõ: “Karl Marx-New Ideas From Dead Economists” sẽ ra đường dẫn
5
Daniel Yergin và Joseph Stanislaw. Những đỉnh cao chỉ huy - Cuộc chiến vì
nền kinh tế thế giới. NXB Tri thức
Thomas L.Friedman. Thế giới phẳng. NXB Trẻ (có bản ebook trên mạng)
Thomas L.Friedman. Chiếc Lexus và cây Olive. NXB Khoa học xã hội (có bản
ebook trên mạng)
Phil Rosenzweig. Hiệu ứng hào quang. VNN Publishing & NXB Tri thức
Tham khảo thêm về một số cuốn sách được giới thiệu trong bài: Khánh Châu
(2009). “Những cuốn sách kinh tế toàn dân nên đọc!”. Tuần Việt nam.
9. Phân bổ chương trình học dự kiến (9 buổi, mỗi buổi 5 tiết)
Lưu ý: Dưới đây giảng viên sẽ cung cấp một số bài đọc thêm có liên quan tới
chủ đề bài học (các bài này có trên mạng, chỉ cần lên Google, gõ tên bài viết trong
ngoặc kép “” và nhất nút Search là sẽ thấy đường link). Đây là những bài bắt buộc
phải đọc.
Buổi Nội dung Sách
1 Chương 1: 10 nguyên lý của kinh tế học và
cách tư duy như một nhà kinh tế
Nguyên lý kinh tế học vĩ
mô, Nguyễn Văn Công
(chủ biên), tr.5-26 (dưới
đây viết tắt là SGK)
Bài đọc thêm Chương 1:
Chương trình Việt Nam, Đại học Harvard. Bài thảo luận chính sách số 1:
Lựa chọn thành công, Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho Việt Nam;
- Bài thảo luận chính sách số 2: Vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đẩy
mạnh cải cách
- Bài thảo luận chính sách số 3: Nguyên nhân sâu xa về mặt cơ cấu của bất
ổn vĩ mô
- Bài thảo luận chính sách số 4: Thay đổi cơ cấu: giải pháp kích thích có
hiệu lực duy nhất
Vũ Minh Khương. Nền móng phát triển và mệnh lệnh cải cách
Vũ Minh Khương. Chặt cầu để tiến lên?
Daron Acemoglu. Điều gì làm một quốc gia trở nên giàu có
2 Chương 2: Số liệu kinh tế vĩ mô SGK: tr.27-62
Bài đọc thêm Chương 2:
Thái Trinh. GDP và mấy ngộ nhận thường gặp.
6
Nguyễn Trung. “Lời nguyền tài nguyên” và nguy cơ của một nước làm
thuê.
Vũ Huyền. Cái bẫy tài nguyên
Trần Văn Thọ. Xác lập tinh thần Nguyễn Trãi trong quan hệ kinh tế Việt –
Trung
Trung Quốc nhận thức về tổng sản phẩm quốc nội GDP
3 Chương 3: Lý thuyết xác định sản lượng SGK: tr.142-187
Bài đọc thêm Chương 3:
Phạm Mạnh Hà. Học thuyết Keynes và suy thoái kinh tế.
Kiều Oanh. So sánh suy thoái hiện nay và Đại suy thoái 1930
4 Chương 3: Lý thuyết xác định sản lượng (tiếp)
Bài đọc thêm Chương 3:
Nước nào nợ nhiều nhất?
Thắt chặt hay không thắt chặt? www.Cafef.vn
Vũ Quang Việt. Liệu Việt Nam đã tính đúng và đủ nợ công?
Hoàng Hải Vân. Nhà nước mạnh nhà nước yếu (bài đầu tiên trong loạt bài)
Trần Đức Nguyên. Ai nuôi nhà nước
Lê Hồng Giang. Nội lực nhà nước lấn át
5 Chương 4: Mô hình tổng cung-tổng cầu SGK: tr 125-141
Bài đọc thêm Chương 4:
Kgrugman, Paul. Kinh tế học, vì sao nên nỗi?
Trần Hữu Dũng. Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng kinh tế (học)
Hoàng Hải Vân. Bi kịch Mugabe.
Tại sao kinh tế Nhật "thất thế"?
6 Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách
tiền tệ
SGK: tr.188-217
Bài đọc thêm Chương 5:
Khủng hoảng ngân sách sẽ sớm tấn công nước Mỹ
Lê Hồng Giang. Xin đừng hiểu nhầm khái niệm “in” tiền
7
Lê Hồng Giang. Quy mô ngân hàng và nguy cơ sụp đổ hệ thống
Ngọc Danh. Không có tập đoàn nào lớn đến mức không thể sụp đổ
Doãn Hữu Tuệ. Mô hình nào cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Minh Tuấn (dịch). Ngân hàng trung ương chỉ nên độc lập tương đối
Bỏ quy định lãi suất, vì dân hay vì lợi ích cục bộ
Nguyễn Quang A. Vì lợi ích cục bộ của hệ thống ngân hàng hay của ai?
Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế.
Bùi Kiến Thành. Nhà nước bù chênh lệch lãi suất: Nên hay không?
Anh Quân. Kích cầu “không giống ai” để tránh bẫy thanh khoản
7 Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách
tiền tệ (tiếp theo)
8 Chương 6: Lạm phát và thất nghiệp SGK: tr.106-123; tr.218-
240; tr.241-266
9 Chương 7: Nền kinh tế mở + Kiểm tra giữa kỳ
(nộp tiểu luận cá nhân)
Bài đọc thêm Chương 7:
Huỳnh Thế Du. Thị trường tiền tệ và bộ ba bất khả thi
IMF thay đổi quan điểm về kiểm soát vốn
10. Đánh giá
- Tiểu luận cá nhân (25% điểm)
- Tiểu luận nhóm (25% điểm)
- Thi cuối kỳ (50% điểm). Được sử dụng tài liệu. Gồm: trắc nghiệm (15 câu) +
bài tập + tình huống. Chỉ thi những chương có giảng trên lớp.
11. Một số qui định về học tập
- Sinh viên phải có trách nhiệm học lại bài cũ, đọc trước bài mới, thực hiện
các chủ đề mà giảng viên giao về nhà làm. Đầu giờ mỗi buổi học giảng viên
sẽ tiến hành kiểm tra, ai không thực hiện đúng qui định sẽ bị trừ vào điểm
giữa kỳ.
- Sinh viên phải đọc các bài đọc thêm được qui định ở mỗi chương. Nếu giảng
viên kiểm tra mà sinh viên không nhớ được những ý chính trong bài cũng sẽ
8
bị trừ điểm (để nhớ được những ý chính trong bài đọc thêm, sau khi đọc
xong, sinh viên nên ghi lại những ý quan trọng nhất của bài).
- Sinh viên nghỉ học phải có lý do chính đáng và xin phép trước. Nếu giảng
viên gọi tên kiểm tra bài mà vắng mặt không có lý do, không xin phép trước
sẽ bị trừ điểm như người không học bài. (Nếu có thể được nên thu xếp tham
gia học bù buổi vắng mặt ở lớp khác).
12. Phương pháp học tập
- Do thời gian học ngắn, khối lượng kiến thức lại rất nhiều và khó nên sinh
viên phải chủ yếu tự học thông qua tự đọc slide, các tài liệu do giảng viên
giới thiệu, tài liệu trong thư viện và từ các nguồn khác. Giảng viên chỉ giải
thích những vấn đề quan trọng trên lớp.
- Cùng một vấn đề lý thuyết sinh viên cố gắng tham khảo từ nhiều giáo trình
khác nhau để hiểu sâu hơn.
- Cần cố gắng đọc càng nhiều càng tốt các bài báo kinh tế có liên quan tới
môn học từ báo chí, tạp chí khoa học, sách (ít nhất là phải đọc các bài đã
được giới thiệu ở trên) Cố gắng vận dụng lý thuyết đã học để hiểu các vấn
đề diễn ra trong thực tế. Việc tự đọc, tự học, tự hiểu, tự vận dụng mới chính
là cách tốt nhất đế nhớ, đào sâu và nắm chắc kiến thức về môn học để chuẩn
bị cho quá trình tự học và tự nâng cao chính mình sau này (không chỉ môn
học này mà là tự học các kiến thức cần thiết nói chung sau khi đi làm).
- Hoàn thành các chủ đề mà giảng viên giao về nhà. Đây là cơ hội tốt để sinh
viên có dịp tìm hiểu thêm về các chủ đề then chốt của môn học trong thực tế,
rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tài liệu, tự nghiên cứu, khả năng tổng
hợp
- Trong quá trình học, sinh viên cần tận dụng cơ hội để nâng cao kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng trình bày, thuyết trình Nâng cao kỹ năng tìm tài liệu
trên Internet.
- Khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi trực tiếp tại lớp! Sinh viên có thể đặt câu
hỏi qua mail hay YM nhưng cách tốt nhất để tập tính tự tin chính là đặt câu
hỏi ngay tại lớp, trước mặt mọi người. Trong quá trình giảng viên giảng, các
sinh viên có thể đặt câu hỏi vào bất cứ lúc nào và trách nhiệm của giảng viên
là phải giải đáp thắc mắc của sinh viên nên sinh viên không cần ngại ngùng
gì cả (ít nhất trong giờ của tôi!).
9
13. Ghi chú
Để các bạn hiểu hơn mục tiêu của một sinh viên khi học đại học, dưới đây tôi
xin trích tiêu chuẩn của Hiệp hội các trường đại học thế giới về một sinh viên hiện đại.
Sinh viên phải là người:
1. Có sự sáng tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh chứ không chỉ học để
đảm bảo tính chuẩn mực;
2. Có khả năng thích ứng với công việc mới chứ không chỉ trung thành với một
chỗ làm duy nhất;
3. Biết vận dụng những tư tưởng mới chứ không chỉ biết tuân thủ những điều
đã được định sẵn;
4. Biết đặt những câu hỏi đúng chứ không chỉ biết áp dụng những lời giải
đúng;
5. Có kỹ năng làm việc theo nhóm, bình đẳng trong công việc chứ không tuân
thủ theo sự phân bậc quyền uy;
6. Có hoài bão để trở thành những nhà khoa học lớn, các nhà doanh nghiệp
giỏi, các nhà lãnh đạo xuất sắc chứ không chỉ trở thành những người làm
công ăn lương;
7. Có năng lực tìm kiếm và sử dụng thông tin chứ không chỉ áp dụng những
kiến thức đã biết;
8. Biết kết luận, phân tích đánh giá chứ không chỉ thuần tuý chấp nhận;
9. Biết nhìn nhận quá khứ và hướng tới tương lai;
10. Biết tư duy chứ không chỉ là người học thuộc;
11. Biết dự báo, thích ứng chứ không chỉ phản ứng thụ động;
12. Chấp nhận sự đa dạng chứ không chỉ tuân thủ điều đơn nhất;
13. Biết phát triển chứ không chỉ chuyển giao...
KHAI SÁNG LÀ SỰ THOÁT LY CỦA CON NGƯỜI RA KHỎI TÌNH TRẠNG
VỊ THÀNH NIÊN DO CHÍNH CON NGƯỜI GÂY RA. VỊ THÀNH NIÊN là sự bất lực
không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của
người khác. Tình trạng vị thành niên này là do TỰ MÌNH GÂY RA, một khi nguyên
nhân của nó không phải do sự thiếu sót trí tuệ, mà do sự thiếu sót tính cương quyết và
lòng can đảm, dám tự mình dùng trí tuệ phục vụ cho mình mà không cần đến sự chỉ
đạo của người khác. Hãy có can đảm tự sử dụng trí tuệ CỦA CHÍNH MÌNH!
đó là câu phương châm của Khai Sáng (Trích: “Khai sáng là gì”, I.Kant)
10
HƯỚNG DẪN VỀ HÌNH THỨC CỦA TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
Tiểu luận được trình bày trên trang giấy A4, lề trái 3cm, lề phải 2,5cm, lề trên
2,5cm và lề dưới 2,5cm.
Phần Header để: Họ và tên sinh viên, lớp (font Times News Roman, size 13, in
nghiêng). Ví dụ:
Nguyễn Văn A, lớp 101_T8
Phần nội dung trình bày tiếp như sau:
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
(font Times News Roman, size 15, chữ hoa, in nghiêng, căn giữa)
CÁC BIỆN PHÁP GIÚP LÀM TĂNG
NGHÈO ĐÓI TẠI VIỆT NAM
(Tiêu đề của tiểu luận font Times News Roman, size 17, chữ hoa, căn giữa)
Phần nội dung dùng font Times News Roman, size 13, in đứng. Phần Paragraph
chọn: Alignment (Jusitfy), Spacing (Before, After: 6pt), Special (First line, 1.27cm),
Line Spacing (At least).
Các bạn chú ý là nếu trích dẫn nguyên văn từ tài liệu khác thì phải để câu trích
dẫn trong ngoặc kép và để nguồn. Ví dụ: “Ăn thịt heo tai xanh không có hại” (Trần
Văn B, Báo Tiếng vang, số 13, ngày 13/1/2009). Nếu chỉ trích ý thì cần để nguồn đã
trích.
Độ dài tiểu luận: tối thiếu 8 trang và tối đa 12 trang (không kể Mục lục và Tài
liệu tham khảo). Không cần đóng bìa, chỉ bấm góc. In 1 mặt giấy và 2 mặt giấy đều
được.
Phần nội dung có thể trình bày thành các mục như sau:
1. Mở đầu
Giới thiệu về thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2. Nguyên nhân
Đưa ra các nguyên nhân theo các bạn đã dẫn tới tình trạng trên
3. Kiến nghị và giải pháp
Nếu cần thiết, các bạn hãy đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để khắc phục
những thiếu sót, bất cập đã nêu trong phần 2.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
11
Liệt kê một số tài liệu tham khảo (sách, bài báo, link từ internet). Để biết
cách ghi tài liệu tham khảo theo chuẩn mực quốc tế, các bạn nên tham khảo các tài
liệu dưới đây:
Vào Google gõ: “tài liệu hướng dẫn trình bày tiểu luận”, Fulbright.
Vào Google gõ: “hướng dẫn chung về cách tham khảo và trích dẫn” (sẽ tìm ra
file: Tap_chi_Cach_viet_Tai_lieu_tham_khao.doc)
Một số tiêu chí để chấm điểm tiểu luận:
- Hàm lượng thông tin (chứng tỏ tác giả có chịu khó tham khảo từ nhiều tài
liệu)
- Cấu trúc rõ ràng, logic (chứng tỏ tác giả hiểu rõ vấn đề đang viết và có tư
duy khoa học).
- Biến được tư liệu tham khảo thành giọng văn của mình
- Tham khảo được từ tài liệu tiếng Anh
- Làm đề tài khó, có ý tưởng riêng, độc đáo sẽ được điểm tốt hơn
Sinh viên cần lưu ý nếu có thắc mắc về hướng đề tài có phù hợp với nội dung
môn học hay không phải hỏi giảng viên để được hướng dẫn thêm.
Để thực hiện tốt một tiểu luận cá nhân, tiểu luận nhóm nói riêng và một đề tài
nghiên cứu khoa học nói chung, các bạn nên tham khảo các sách báo về Phương pháp
nghiên cứu khoa học (mua ở nhà sách hoặc đọc trong thư viện) hoặc có thể dùng các
tài liệu miễn phí sau:
Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học (Vào google gõ: “phương
pháp nghiên cứu khoa học” "nguyễn thanh phương”)
Phương pháp Nghiên cứu khoa học (gõ: “phương pháp nghiên cứu khoa học”
“nguyễn bảo vệ”)
Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học (gõ: “Làm thế nào để viết tốt
một luận văn khoa học” “hoàng văn châu”)
Nguyễn Văn A, lớp DH23NH23
TIÊU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ
CUNG VÀ CẦU THNT HEO TAI XANH Ở VIỆT NAM
1. Mở đầu
2. Nguyên nhân
3. Kiến nghị và giải pháp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
12
HƯỚNG DẪN VỀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN TIỂU LUẬN NHÓM
Trang bìa (Có mẫu ở dưới)
Từ trang 2 gồm có:
1. MỞ ĐẦU (viết hoa, in đậm)
Giới thiệu ngắn gọn về lí do và mục đích của tiểu luận
2. NỘI DUNG (tên của mục này do các bạn tự đặt nhưng nó là phần nội
dung chính của tiểu luận)
2.1 (chữ thường, in đậm)
2.2
.
Không dùng chữ La Mã: I, II Có thể dùng tới tiểu mục cấp 3: 2.1.1;
2.1.2 Tiểu mục cấp 3 viết bằng chữ thường, in nghiêng. Nếu còn nữa thì dùng:
a, b, c (chữ thường)
3. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
Nếu các bạn thấy cần có giải pháp thì đề xuất ngắn gọn, không cần thì thôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO (Trang cuối)
Cách ghi tài liệu tham khảo sao cho chuẩn tương đối phức tạp. Do đây chỉ là
tiểu luận ngắn, ít tham khảo từ sách nên tôi cũng không yêu cầu cao lắm. Bạn nào có
khả năng có thể tham khảo phần ghi tài liệu tham khảo của các sách nước ngoài hoặc
các tài liệu hướng dẫn ở trên để học tập. Các tài liệu tham khảo từ Internet nên đưa
thêm link.
Lưu ý: Trong bài tiểu luận chỉ dùng 1 font chữ Time News Roman. Không kẻ
border cho trang. Không cần dùng header hay footer. Chỉ đánh số trang.
Phần nội dung cũng như Tiểu luận cá nhân, dùng font Times News Roman, size
13, in đứng. Phần Paragraph chọn: Alignment (Jusitfy), Spacing (Before, After: 6pt),
Special (First line, 1.27cm), Line Spacing (At least).
13
- Tiểu luận nhóm dài ít nhất 12 trang, nhiều nhất 20 trang (không kể Mục lục
và Tài liệu tham khảo).
- Nên chèn thêm bảng biểu và hình vẽ minh họa.
- Chú ý sửa lỗi chính tả.
- Khuyến khích tham thảo từ tài liệu sách, báo tiếng nước ngoài.
- Tiêu chí đánh giá tiểu luận nhóm cũng gần tương tự với tiểu luận cá nhân
nhưng ở mức độ cao hơn (vì nhiều người làm)
- Tiểu luận nhóm cần đóng bìa giấy hay nhựa cũng được
14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
LỚP .
(font Time News Roman, size 14, viết hoa, chữ đậm, căn giữa)
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
(font Time News Roman, size 15, viết hoa, chữ thường, in nghiêng, căn giữa)
TÊN TIỂU LUẬN
(font Time News Roman, size 18, viết hoa, chữ đậm, căn giữa)
NHÓM:
(tên xếp theo thứ tự a, b, c)
Nguyễn Văn A
Trần Văn B
.
GVHD:
TP.Hồ Chí Minh, /2010
(Lưu ý: Trang bìa trình bày đơn giản, không chèn thêm hình)
15
NBER WORKING PAPER SERIES
BANKING PANICS AND THE ORIGIN OF CENTRAL BANKING
Gary Gorton
Lixin Huang
Working Paper 9137
NATIONAL BUREAU OF ECONOMIC RESEARCH1050 Massachusetts
AvenueCambridge, MA 02138September 2002
The views expressed in this paper are those of the authors and not necessarily those of the National
Bureau of Economic Research.
© 2002 by Gary Gorton and Lixin Huang. All rights reserved. Short sections of text, not to exceed
two paragraphs, may be quoted without explicit permission provided that full credit, including ©
notice, is given to the source.
4/23/2010
1
ĐẠI CƯƠNG QUI TRÌNH
THỰC HIỆN MỘT ĐỀ TÀI NCKH
4/23/2010Trần Mạnh Kiên1
TỔNG QUAN
4/23/2010Trần Mạnh Kiên2
NCKH là gì và tại sao sinh viên nên NCKH
Các bước thực hiện một đề tài NCKH
Vài kinh nghiệm tìm số liệu và tài liệu tham
khảo
Cách ghi tài liệu tham khảo và chú dẫn
4/23/2010
2
MỘT SỐ TÀI LIỆU NÊN THAM KHẢO
4/23/2010Trần Mạnh Kiên3
Ngoài các sách báo về Phương pháp nghiên cứu
khoa học (mua ở nhà sách hoặc đọc trong thư
viện) có thể dùng các tài liệu miễn phí sau:
Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học
(Vào google gõ: “phương pháp nghiên cứu khoa học”
"nguyễn thanh phương”) PP-NCKH Nguyen Thanh Phuong.pdf
Phương pháp Nghiên cứu khoa học (gõ: “phương
pháp nghiên cứu khoa học” “nguyễn bảo vệ”) PP-NCKH 2.pdf
Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học (gõ:
“Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học”
“hoàng văn châu”) huong dan nckh-hoang van chau.doc
NCKH LÀ GÌ VÀ TẠI SAO SINH VIÊN
NÊN NCKH
4/23/2010Trần Mạnh Kiên4
Tăng thêm kiến thức
Thay đổi nhận thức (dần trở nên người có tư duy
độc lập, phê phán và sáng tạo)
Rèn luyện kỹ năng tự học, ham học
Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
Trở nên duy lý hơn
Trở nên cẩn trọng, biết lắng nghe từ nhiều phía,
cởi mở, bớt thiên kiến, không kết luận vội vã
Không cần đặt nặng tính ứng dụng
trong thực tế của đề tài NCKH sinh viên
4/23/2010
3
CÁC BƯỚC ĐỀ THỰC HIỆN MỘT
ĐỀ TÀI NCKH
4/23/2010Trần Mạnh Kiên5
Chọn chủ đề nghiên cứu
Đặt tên đề tài
Xây dựng đề cương
Thực hiện đề tài
CHỌN CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
4/23/2010Trần Mạnh Kiên6
Có thể tìm chủ đề nghiên cứu từ nhiều nguồn:
ham thích và chán nản, tự nguyện hay bị ép
buộc, từ giáo viên hay bạn bè, thông báo NCKH SV.doc ĐỀ TÀI CỦA
TẠP CHÍ.doc
Các nguyên tắc chọn chủ đề:
- Có sự hứng thú với đề tài đó (điều kiện tiên quyết)
- Phù hợp với khả năng (trình độ, thời gian, kinh
phí)
- Nếu đang là mối quan tâm chung của nhiều người
thì càng tốt
4/23/2010
4
ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI
4/23/2010Trần Mạnh Kiên7
Vài nguyên tắc đặt tên đề tài
Đặt tên phải dễ hiểu, rõ nghĩa
Tên cố gắng làm rõ được nội dung và phạm vi
nghiên cứu
Mang tính khoa học, trung tính
Tránh những tên đề tài dạng đao to búa lớn:
hoàn thiện, quyết tâm huong dan nckh-hoang van chau.doc
XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG
4/23/2010Trần Mạnh Kiên8
Xây dựng đề cương rất quan trọng nhưng chỉ
là bước đi khởi đầu. Quá trình làm đề tài có
thể không nhất thiết theo hoàn toàn đúng với
đề cương đã lập PP-NCKH Nguyen Thanh Phuong.pdf
4/23/2010
5
CẤU TRÚC THÔNG THƯỜNG CỦA MỘT
ĐỀ TÀI NCKH
4/23/2010Trần Mạnh Kiên9
Chương 1 Kích cầu.pdf IMF.pdf
Điểm lại các lý thuyết, các ý tưởng về chủ đề này đã
được các tác giả khác đề cập tới. Kinh nghiệm của các
trường hợp khác
Chương 2
Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Xác định nguyên nhân
của vấn đề. Đưa ra mô hình Phụ nữ nhớ giày dép hơn nụ hôn đầu.mht Thống Kê Ứng Dụng
Trong.mht
Chương 3
Một số các khuyến nghị về chính sách
Mấu chốt của 1 đề tài NCKH là
tính logic và có ý tưởng
VÀI KINH NGHIỆM TÌM TÀI LIỆU
4/23/2010Trần Mạnh Kiên10
Các nguồn tìm tài liệu cho dạng đề tài vĩ mô
- Sách, tạp chí khoa học ở thư viện: nhiều số liệu có
tính tin cậy cao
- Các tổ chức IMF, Worldbank, CIA Factbooks, EIU
(nhiều tài liệu tính phí có thể tìm thấy trên
trang
web của TS.Trần Hữu Dũng)
- Nên gõ từ khóa và thêm các cụm từ như pdf, doc,
hoặc filetype: pdf hoặc doc.
Các nguồn tài liệu cho các dạng đề tài khác: thường
phải tìm trên mạng, trang web của các tổ chức chuyên
ngành, các tạp chí chuyên ngành hoặc tự điều tra
4/23/2010
6
CÁCH GHI TRÍCH DẪN VÀ TÀI LIỆU
THAM KHẢO
4/23/2010Trần Mạnh Kiên11
Tại sao cần học cách ghi trích dẫn và tài liệu tham
khảo? Financial Economics.pdf
Tăng tính chuyên nghiệp của bài viết
Để chứng tỏ sự trung thực trong nghiên cứu plagiarism.pps
(vào goole gõ: “đạo văn” “Nguyễn Hoàng Bảo”)
Vài cách ghi tài liệu tham khảo theo chuẩn quốc
tế
Gõ: “tài liệu hướng dẫn trình bày tiểu luận” hinh thuc tieu luan-
Fulbright.pdf
Gõ: “hướng dẫn chung về cách tham khảo và trích
dẫn” Tap_chi_Cach_viet_Tai_lieu_tham_khao.doc
KẾT LUẬN
4/23/2010Trần Mạnh Kiên12
Nghiên cứu khoa học nói chung rất cực nhưng
thành quả của nó đem lại xứng đáng đền bù lại
được sự mệt mỏi và chán nản do tiến hành
nghiên cứu!!!
Cảm ơn các bạn đã bỏ (phí?) thời gian
tham dự buổi thuyết trình ngày hôm nay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_vi_mo_macro_chinh_qui_249_pmd_9487.pdf