Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 1: Nhập môn kinh tế học

TỔ CHỨC CỦA MỘT NỀN KINH TẾ Các thành phần của thị trường  Hộ gia đình  Doanh nghiệp  Nhà nước Thị trường: là nơi mà người mua và người bán thương thuyết về việc trao đổi mua bán một hàng hóa xác định

pdf4 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 12/03/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 1: Nhập môn kinh tế học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/11/2016 1 TÀI LIỆU CHÍNH 1. TS. Nguyễn Đình Luận (chủ biên), ThS. Hoàng Hữu Lượng, ThS. Hồ Ngọc Thủy, ThS. Nguyễn Văn Vẹn, ThS. Trần Nam Quốc, ThS. Nguyễn Phan Thu Hằng (2011), Giáo trình Kinh tế Vi mô, NXB Đại học Công nghiệp TP. HCM 2. PGS. TS. Đinh Phi Hổ (2015), Kinh tế vi mô – Căn bản & nâng cao, NXB Tài chính TÀI LIỆU KHÁC 1. PGS. TS. Đinh Phi Hổ (2015), Kinh tế vi mô – Căn bản & nâng cao – Câu hỏi trắc nghiệm & Bài tập, NXB Tài chính 2. R. F. Pindyck and D. L. Rubinfeld (2015), Kinh tế học vi mô, NXB Kinh tế TP.HCM 3. N. Gregory Mankiw (2015), Kinh tế học vi mô, South- Western Cengage Learning 4. Edwin Mansfield (2014), Kinh tế vi mô ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp, NXB Kinh tế TP. HCM 5. Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus (1998), Economics, McGraw-Hill Chƣơng 1 SỰ KHAN HIẾM VÀ SỰ LỰA CHỌN Tài nguyên khan hiếm LỰA CHỌN CÁCH SỬ DỤNG SAO CHO HIỆU QUẢ Nhu cầu vô hạn KINH TẾ HỌC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GÌ? Như thế nào? Cho ai? Cái gì? Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên 9/11/2016 2 KHÁI NIỆM KINH TẾ HỌC Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức chọn lựa của xã hội trong việc sử dụng nguồn tài nguyên có giới hạn để sản xuất sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ VI MÔ VĨ MÔ Nghiên cứu từng chủ thể trong nền kinh tế Nghiên cứu tổng thể nền kinh tế Nghiên cứu cầu & cung của từng thị trường Nghiên cứu tổng cầu và tổng cung Giá của từng loại sản phẩm Giá tổng hợp KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ Kinh tế vi mô Kinh tế vĩ mô Nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh tế bằng cách phân biệt từng phần Nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh tế như một thể thống nhất Khảo sát hành vi ứng xử của các chủ thể riêng biệt như từng DN, từng hộ gia đình trong từng loại thị trường Chú trọng đến sự tương tác tổng quát giữa các chủ thể kinh tế như hộ gia đình, DN, Chính phủ và nước ngoài Nghiên cứu giá cả của thị trường cụ thể Nghiên cứu giá cả chung của nền kinh tế, từ đó xem xét các hiện tượng lạm phát và thất nghiệp trong nền kinh tế Nghiên cứu năng lực sản xuất của doanh nghiệp Đo lường sản lượng quốc gia, với các chỉ tiêu như GDP, GNP, NNP, NI, Các chính sách để điều chỉnh, ổn định giá của từng thị trường cụ thể Chính sách ổn định và tăng trưởng nền kinh tế của chính phủ bao gồm: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách thu nhập KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ CHUẨN TẮC THỰC CHỨNG CHUẨN TẮC Giải thích những tiên đoán mang tính khách quan Đánh giá, khuyến nghị dựa trên quan điểm cá nhân. Xem xét các sự kiện, hiện tượng kinh tế trong mối quan hệ tác động qua lại và luận giải một cách khoa học Đưa các quan điểm về đạo đức và các nhận định chủ quan về vấn đề cái gì, thế nào và cho ai của nền kinh tế, thiên về đạo lý, lời khuyên cho sự lựa chọn xã hội ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ VI MÔ Nghiên cứu tính qui luật, xu thế tất yếu của các vấn đề kinh tế cơ bản của từng đơn vị kinh tế; những khuyết tật của nền kinh tế thị trường và vai trò quản lý, điều tiết kinh tế của Nhà nước đối với hoạt động kinh tế. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ VI MÔ Những vấn đề kinh tế cơ bản về thị trường Sản xuất và chi phí Lợi nhuận và quyết định cung cấp ra thị trường các yếu tố đầu vào. Những hạn chế của kinh tế thị trường và sự can thiệp của Chính phủ 9/11/2016 3 DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP • Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. (Nguồn: Luật Doanh nghiệp Việt Nam) NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN Như thế nào? Cho ai? Cái gì? Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên giới hạn CHI PHÍ CƠ HỘI Chi phí cơ hội là giá trị lớn nhất trong các giá trị của các cơ hội bị bỏ qua khi đưa ra một quyết định lựa chọn để nhận được một giá trị từ quyết định đó. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần: để có thêm 1 số lượng bằng nhau về một mặt hàng, xã hội phải hi sinh ngày càng nhiều số lượng một mặt hàng khác. ĐƢỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT Quần áo Thực phẩm °F C’ - Chỉ có 2 sản phẩm được sản xuất - Các yếu tố khác không đổi Giả định: B ° B’ C ° D ° - Khối lượng các nguồn lực của nền kinh tế là có giới hạn QUY LUẬT LỢI SUẤT GIẢM DẦN • Khối lượng đầu ra có thêm ngày càng giảm khi ta liên tiếp bỏ ra những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi (như lao động) và một số lượng cố định của một đầu vào khác (như đất đai) TỔ CHỨC CỦA MỘT NỀN KINH TẾ Các thành phần của thị trường  Hộ gia đình  Doanh nghiệp  Nhà nước Thị trường: là nơi mà người mua và người bán thương thuyết về việc trao đổi mua bán một hàng hóa xác định 9/11/2016 4 Hộ gia đình Doanh nghiệp Thị trường sản phẩm Thị trường các yếu tố sản xuất dòng hiện vật dòng tiền tệ CHU CHUYỂN KINH TẾ CÁC NỀN KINH TẾ • Nền kinh tế tập quán truyền thống • Nền kinh tế chỉ huy (mệnh lệnh) • Nền kinh tế thị trường • Nền kinh tế hỗn hợp HẾT CHƢƠNG 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_chuong_1_nhap_mon_kinh_te_hoc.pdf