Bài giảng Chương 1: Các khái niệm cơ bản của kinh tế học vi mô

Thuật ngữ Nguyên tiếng Anh Các yếu tố khác không đổi Ceteris paribus Kinh tế học thực chứng Positive economics Kinh tế học chuẩn tắc Normative economics Kinh tế vi mô Microeconomics Kinh tế vĩ mô Macroeconomics Kinh tế thị trường Market economy Kinh tế kế hoạch hóa tập trung Command economy Kinh tế hỗn hợp Mixed economy Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) Production possibility frontier

pdf17 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 3139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 1: Các khái niệm cơ bản của kinh tế học vi mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ VI MÔ Microeconomics (Prefix micro - meaning “small” + “economics”) 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 2 Chƣơng 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC VI MÔ I. KINH TẾ HỌC LÀ GÌ? Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu cách thức con người sử dụng nguồn tài nguyên có hạn để thỏa mãn nhu cầu vô hạn của mình. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 3 II. BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC Sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ gì và sản xuất bao nhiêu? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai hay phân phối như thế nào? 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 4 III. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu cách thức sử dụng nguồn tài nguyên ở phạm vi tổng thể như vùng, quốc gia hay phạm vi lớn hơn. Kinh tế học vi mô nghiên cứu hoạt động của các đơn vị kinh tế riêng lẻ, chẳng hạn hoạt động sản của một doanh nghiệp hay hoạt động tiêu dùng của một cá nhân. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 5 MỐI QUAN HỆ GIỮA VI VÀ VĨ MÔ Để hiểu rõ các hoạt động kinh tế ở phạm vi tổng thể ta cần phải nắm vững thái độ của các doanh nghiệp, người tiêu dùng, của công nhân, các nhà đầu tư, v.v. Ngược lại, hành vi của doanh nghiệp, của người tiêu dùng, v.v. bị chi phối bởi các chính sách kinh tế vĩ mô. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 6 IV. CÁC GIẢ THUYẾT CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU KINH TẾ Giả thiết về các yếu tố khác không đổi Một điều quan trọng mà ta cần lưu ý là các nhà kinh tế không giả định là các yếu tố này không ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu mà giả định là các nhân tố nói trên không thay đổi trong thời gian nghiên cứu. Giả thiết là những người đưa ra quyết định luôn nhằm tối ưu hóa một cái gì đó 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 7 V. SỰ PHÂN BIỆT GIỮA THỰC CHỨNG VÀ CHUẨN TẮC Lý thuyết kinh tế thực chứng xem thế giới hiện thực là chủ thể cần nghiên cứu và cố gắng giải thích các hiện tượng kinh tế xảy ra trong thực tế. Lý thuyết kinh tế chuẩn tắc đưa ra các lập luận về việc những cái nên thực hiện. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 8 VI. KHÁI NIỆM BIÊN VÀ ĐẠO HÀM Không phải tổng lợi ích do hàng hoá mang lại quyết định giá trị của nó mà là lợi ích mang lại do đơn vị hàng hoá cuối cùng được tiêu dùng -> “Biên” 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 9 VII. HỆ THỐNG KINH TẾ Hệ thống kinh tế bao gồm những bộ phận tác động lẫn nhau trong vòng chu chuyển kinh tế. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 10 CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ Kinh tế thị trường Kinh tế kế hoạch hóa tập trung Kinh tế hỗn hợp 11 VIII. ĐƢỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) cho biết các kết hợp khác nhau của hai (hay nhiều loại hàng hóa) có thể được sản xuất từ một số lượng nhất định của nguồn tài nguyên (khan hiếm). Lương thực (Y) Vải (X) 22 24 17 25 10 17 9 30 0 D C B A E Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất Hình 1.3. Đường giới hạn khả năng sản xuất 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 12 Chi phí cơ hội Chi phí cơ hội (để sản xuất ra thêm một đơn vị sản phẩm X) là số đơn vị sản phẩm Y phải sản xuất bớt đi để sản xuất ra thêm một đơn vị sản phẩm X. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 13 SỰ DI CHUYỂN DỌC THEO PPF VÀ SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA PPF Tiến bộ trong kĩ thuật SX vải 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 14 CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Những nhận định nào dưới đây thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vi mô và những nhận định nào thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô? a. Đánh thuế cao vào mặt hàng rượu bia sẽ hạn chế số lượng bia được sản xuất. b. Thất nghiệp trong lực lượng lao động đã tăng nhanh vào thập niên 2000. c. Thu nhập của người tiêu dùng tăng sẽ làm cho người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn. d. Người công nhân nhận được lương cao hơn sẽ mua nhiều hàng xa xỉ hơn. e. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế năm nay cao hơn năm qua. f. Các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 15 CÂU HỎI THẢO LUẬN 2. Những nhận định sau đây mang tính thực chứng hay chuẩn tắc: a. Giá dầu lửa những năm 2000 đã tăng gấp đôi so với những năm 90. b. Những người có thu nhập cao hơn sẽ được phân phối nhiều hàng hoá hơn. c. Vào đầu những năm 90, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta tăng đột biến. d. Hút thuốc không có ích đối với xã hội và không nên khuyến khích. e. Chính phủ cần áp dụng những chính sách kinh tế để giảm tình trạng thất nghiệp. f. Để cải thiện mức sống của người nghèo, chính phủ cần tăng trợ cấp đối với họ. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 16 BÀI TẬP 1. Một bộ lạc sống trên một hòn đảo nhiệt đới gồm có 5 người. Thời gian của họ dành để thu hoạch dừa và nhặt trứng rùa. Một người có thể thu được 20 quả dừa hay là 10 quả trứng một ngày. Năng suất của mỗi người không phụ thuộc vào số lượng người làm việc trong ngành. a. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất đối với dừa và trứng. b. Giả sử có một sáng chế ra một kỹ thuật trèo cây mới giúp công việc hái dừa dễ dàng hơn nên mỗi người có thể hái được 28 quả một ngày. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất mới. c. Hãy giải thích tại sao hình dạng của đường giới hạn khả năng sản xuất trong câu b) khác với trong câu a). 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 17 MỘT SỐ THUẬT NGỮ Thuật ngữ Nguyên tiếng Anh Các yếu tố khác không đổi Ceteris paribus Kinh tế học thực chứng Positive economics Kinh tế học chuẩn tắc Normative economics Kinh tế vi mô Microeconomics Kinh tế vĩ mô Macroeconomics Kinh tế thị trường Market economy Kinh tế kế hoạch hóa tập trung Command economy Kinh tế hỗn hợp Mixed economy Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) Production possibility frontier

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_1_1267.pdf