Bài giảng Bài 1: Những vấn đề cơ bản của kinh tế học phát triển

c) Sự khác biệt về con người Mỗi quốc gia có lịch sử hình thành và phát triển riêng. Điều đó để lại dấu ấn rất sâu đậm về nhân cách, lối sống, tác phong lao động, ý chí và đạo đức kinh doanh. Những phẩm chất riêng của mỗi dân tộc sẽ có những ảnh hưởng to lớn đến quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế.

pdf14 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1: Những vấn đề cơ bản của kinh tế học phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Kinh tế phát triển - Bài 1 Trang 1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN Xin chào các Anh (Chị) học viên! Chúng tôi rất hân hạnh được gặp các Anh (Chị) trong môn Kinh tế học phát triển. Chương mở đầu sẽ nghiên cứu những vấn đề chung nhất của môn học: các khái niệm cơ bản, các thước đo chủ yếu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu và những nội dung cơ bản của môn học. Sau khi nghiên cứu chương này, học viên sẽ hiểu một cách khái quát về môn học. Chương 1 gồm những nội dung sau: I. Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế II. Các thước đo tăng trưởng và phát triển kinh tế III. Đối tượng nghiên cứu và những nội dung cơ bản của Kinh tế học phát triển IV. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển I. KHÁI NIỆM TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Tăng trưởng kinh tế  Tăng trưởng kinh tế được quan niệm là sự gia tăng về số lượng, chất lượng hàng hoá và dịch vụ.  Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa theo cách thứ hai. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô và hiệu quả của các yếu tố đầu vào (vốn, lao động, tài nguyên, khoa học-công nghệ...).  Tăng trưởng kinh tế còn được quan niệm là sự gia tăng của thu nhập bình quân trên đầu người. Theo quan niệm này, khi mức thu nhập, mức sống của dân cư tăng lên có nghĩa là nền kinh tế tăng trưởng. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Kinh tế phát triển - Bài 1 Trang 2 Những quan niệm này có điểm chung là đều đề cập đến sự gia tăng năng lực của nền sản xuất. Tăng trưởng kinh tế có thể trình bày bằng khái niệm đường giới hạn khả năng sản xuất. Khi đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra phiá ngoài có nghĩa là nền kinh tế tăng trưởng. hàng hoá X hàng hoá Y *Tăng trưởng kinh tế có rất nhiều lợi ích  Tăng trưởng kinh tế là cơ sở, là điều kiện để cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư.  Tăng trưởng kinh tế là tiền đề quan trọng bậc nhất để phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế - xã hội như: khoa học, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... Do những lợi ích đó, tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết với tất cả các quốc gia. Với các nước nghèo, lạc hậu, tăng trưởng kinh tế càng quan trọng vì mức thu nhập, mức sống của dân cư rất thấp, nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội còn ở trình độ thấp, lạc hậu... *Mặt thứ hai của tăng trưởng kinh tế là chi phí  Nền kinh tế tăng trưởng càng nhanh, nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên càng lớn và vì vậy tài nguyên càng sớm bị cạn kiệt. Quy mô khai thác và sử dụng tài nguyên càng lớn, môi trường càng bị tổn hại và ô nhiễm. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Kinh tế phát triển - Bài 1 Trang 3  Nền kinh tế tăng trưởng càng nhanh, càng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như: phân hoá giàu nghèo, sự phát triển của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội... Nền kinh tế tăng trưởng càng nhanh, chi phí càng lớn. Do tính chất hai mặt của tăng trưởng kinh tế, các quốc gia không nên và không thể dành toàn bộ các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, mà thường lựa chọn tốc độ tăng trưởng hợp lý gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường... 2. Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:  Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế. Muốn phát triển các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trước hết xã hội phải có thêm của cải, tức là năng lực của nền sản xuất phải được mở rộng hay nền kinh tế phải tăng trưởng.  Thứ hai, cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi theo hướng tiến bộ. Theo cách phân chia hiện đại, nền kinh tế gồm ba khu vực: khu vực I bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và khai khoáng; khu vực II gồm có công nghiệp và xây dựng; khu vực III là khu vực dịch vụ bao gồm các ngành như ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, giao thông vận tải, thông tin bưu điện, du lịch... Khu vực I có hai đặc điểm: phụ thuộc nặng nề vào tự nhiên; năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, trong cơ cấu các ngành kinh tế, khu vực I càng chiếm tỷ trọng lớn, khu vực II và III càng chiếm tỷ trọng nhỏ bao nhiêu thì nền kinh tế càng phụ thuộc vào tự nhiên nhiều bấy nhiêu, năng suất lao động và hiệu quả của nền sản xuất xã hội càng thấp bấy nhiêu. Và ngược lại, khu vực I chiếm tỷ trọng càng nhỏ... nền kinh tế càng ít phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất lao động và hiệu quả của nền sản xuất xã hội càng cao. Bởi vậy, cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi theo hướng: khu vực I giảm về tỷ trọng, khu vực II và III tăng về tỷ trọng được coi là tiến bộ và sự thay đổi đó là một nội dung của phát triển kinh tế. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Kinh tế phát triển - Bài 1 Trang 4  Thứ ba, những tiến bộ kinh tế chủ yếu phải xuất phát từ động lực nội tại. Nền kinh tế tăng trưởng, cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi tiến bộ chủ yếu phải do các nguyên nhân bên trong, do các nguồn lực trong nước.  Thứ tư, chất lượng cuộc sống của dân cư không ngừng được nâng cao. Nói cách khác, người dân phải được thụ hưởng những thành quả của tăng trưởng kinh tế, cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi theo hướng tiến bộ. Chất lượng cuộc sống được thể hiện ở mức thu nhập; tuổi thọ; mức độ thụ hưởng các dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục; cơ hội lựa chọn trong việc thoả mãn các nhu cầu; sự đảm bảo về quốc phòng, an ninh... Như vậy, khái niệm phát triển kinh tế có nội dung rộng hơn khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu tăng trưởng kinh tế mới chỉ đề cập tới những thay đổi về lượng của nền kinh tế thì phát triển kinh tế không những đề cập tới những thay đổi về lượng, mà còn bao hàm cả những thay đổi về chất; nếu tăng trưởng kinh tế mới chỉ đề cập đến lĩnh vực kinh tế thì phát triển kinh tế còn đề cập đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. *Phát triển bền vững  Là khái niệm do Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên (UICN) đưa ra vào đầu thập niên tám mươi của thế kỷ XX. Khái niệm này được nhiều tổ chức quốc tế sử dụng và tiếp tục nghiên cứu nhằm bổ xung và hoàn thiện.  Năm 1987, Ngân hàng Thế giới (WB) định nghĩa phát triển bền vững là: “sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Định nghĩa đơn giản này là điểm khởi đầu quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo, ngày càng sâu sắc hơn.  Các nhu cầu được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai đòi hỏi phải chuyển giao các nguồn lực sẵn có từ thế hệ này sang thế hệ khác: các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các nguồn vốn, các năng lực của con người Đến Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững ở Johannesbug (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002, khái niệm phát triển bền vững được làm rõ hơn. Phát triển bền vững là quá trình phát triển Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Kinh tế phát triển - Bài 1 Trang 5 có sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.  Bền vững về kinh tế thể hiện ở tăng trưởng kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế tiến bộ, chất lượng tăng trưởng cao... Bền vững về môi trường thể hiện ở việc giữ gìn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cân bằng sinh thái. Bền vững về xã hội thể hiện ở công bằng xã hội: xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội và năng lực trong hưởng thụ và phát triển, dân chủ hoá xã hội... II. CÁC THƯỚC ĐO TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Các thước đo tăng trưởng kinh tế a) Tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân Để xác định được mức tăng trưởng của nền kinh tế, trước hết phải xác định được quy mô của nền kinh tế. Do đó, thước đo tăng trưởng kinh tế đầu tiên là tổng sản phẩm quốc nội. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product) là giá trị của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ được sản xuất và cung ứng trên phạm vi một quốc gia hay lãnh thổ trong một năm. Đây là thước đo quan trọng, phản ánh tương đối chính xác quy mô của các hoạt động kinh tế của một quốc gia, một ngành, địa phương hay khu vực. GDP được xác định bằng các phương pháp sau đây: + Phương pháp sản xuất: GDP = + + + Tức là bằng giá trị gia tăng cộng với thuế nhập khẩu. + Phương pháp phân phối: GDP = + + + Thuế nhập khẩu Tổng giá trị các yếu tố đầu vào và chi phí trung gian Tổng giá trị sản lượng Quỹ khấu hao Thuế Lợi nhuận của các doanh nghiệp Thu nhập của các hộ gia đình Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Kinh tế phát triển - Bài 1 Trang 6 Tức là bằng thu nhập của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế cộng với quỹ khấu hao. + Phương pháp tiêu dùng: GDP = C + I + G + X - M Tức là bao gồm toàn bộ tiêu dùng của các hộ gia đình (C), đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp (I), chi tiêu của chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (X-M). Theo các cách xác định trên đây, GDP phản ánh năng lực sản xuất, mức thu nhập hoặc mức tiêu dùng trong phạm vi một quốc gia, một ngành, một địa phương mà không kể đến quyền sở hữu năng lực sản xuất, mức thu nhập đó. Để xác định quy mô của các hoạt động kinh tế, Kinh tế học phát triển còn sử dụng thước đo tổng sản phẩm quốc dân (GNP - Gross National Product). Tổng sản phẩm quốc dân là toàn bộ giá trị hàng hoá và dịch vụ do công dân của một nước sản xuất và cung ứng trong một năm (ở trong nước và ở nước ngoài). Như vậy, GNP phản ánh năng lực sản xuất hoặc mức thu nhập thật sự của nhân dân một nước. GNP của một nước có thể được xác định bằng cách lấy GDP cộng với thu nhập ròng (thu nhập ròng bằng thu nhập của công dân nước đó sống ở nước ngoài trừ đi thu nhập của người nước ngoài đầu tư vào nước đó). b) Tốc độ tăng trưởng kinh tế Đó là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa phần tăng thêm của GDP (hoặc GNP) với GDP (hoặc GNP). Đây là thước đo hết sức quan trọng, trực tiếp đo lường mức độ tăng trưởng kinh tế.  GDP (GNP) g = x 100% GDP (GNP) g: tốc độ tăng trưởng  GDP (GNP): mức tăng thêm của GDP hoặc GNP. c) Chỉ số giá cả CPI (consumer price index) Sự thay đổi của GDP và GNP có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thay đổi của giá cả. CPI là chỉ số đo lường mức thay đổi chung về mức giá trong nền kinh tế. Để xác Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Kinh tế phát triển - Bài 1 Trang 7 định tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế, cần phải loại bỏ tác động của giá cả bằng cách lấy GDP hoặc GNP danh nghĩa chia cho chỉ số giá cả. Do đó, chỉ số giá cả CPI được coi là thước đo tăng trưởng kinh tế. Chỉ số giá cả được xác định bằng công thức sau:  P1Q0 CPI =  P1Q0 P1: giá cả hàng hoá và dịch vụ ở kỳ hiện tại P0: giá cả hàng hoá và dịch vụ ở kỳ gốc Q0: khối lượng hàng hoá và dịch vụ kỳ gốc d) Sức mua ngang giá PPP (purchasing power parity) Mức giá của hàng hoá và dịch vụ ở các quốc gia không giống nhau. Do đó, để có thể so sánh chính xác hơn GDP hoặc GNP của các quốc gia, cần phải sử dụng thước đo sức mua ngang giá. Sức mua ngang giá là mức giá tại Mỹ tính cho một giỏ hàng hoá và dịch vụ điển hình của các nước đang phát triển. 2. Các thước đo cơ cấu kinh tế a) Tỷ trọng các ngành trong GDP Đây là thước đo trực tiếp đo lường cơ cấu kinh tế. Thước đo này cho biết tương quan giữa các ngành của nền kinh tế. Đây là biểu hiện quan trọng sự phát triển của nền kinh tế. Tỷ trọng của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và khai khoáng ngày càng giảm xuống; tỷ trọng của công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng lên có nghĩa là nền kinh tế càng ít phụ thuộc vào tự nhiên; năng suất và hiệu quả của nền kinh tế càng cao. Căn cứ vào tỷ trọng của các ngành, có thể hình dung một cách khái quát trình độ phát triển của một nền kinh tế. Chẳng hạn, ở các nước phát triển, khu vực III phải chiếm trên 70% GDP; khu vực II chiếm 18-20% GDP; khu vực I chỉ chiếm từ 3- 5% GDP. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Kinh tế phát triển - Bài 1 Trang 8 b) Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế là tỷ lệ phân chia lao động xã hội vào các ngành nghề khác nhau. Cơ cấu lao động do cơ cấu các ngành kinh tế quy định. Do đó, cơ cấu lao động là sự phản ánh cơ cấu các ngành kinh tế và trình độ phát triển của nền kinh tế. Khi cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hướng tiến bộ thì tỷ trọng lao động ở khu vực I sẽ giảm xuống, tỷ trọng lao động ở khu vực II và III sẽ tăng lên. c) Cơ cấu dân cư theo khu vực thành thị - nông thôn Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ là quá trình phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Quá trình đó làm cho khu vực đô thị phát triển nhanh chóng. Điều đó làm cho tỷ lệ dân cư sống ở thành thị ngày càng tăng, tỷ lệ dân cư sống ở nông thôn ngày càng giảm. Bởi vậy, cơ cấu dân cư theo khu vực thành thị và nông thôn là thước đo cơ cấu kinh tế. d) Tỷ trọng hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu trong GDP Tỷ trọng hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu trong GDP không chỉ phản ánh mức độ phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia, mà còn phản ánh cơ cấu các ngành kinh tế. Trong nền kinh tế đóng, các ngành kinh tế đều phải được đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của dân cư. Trong nền kinh tế mở, những ngành có tiềm năng, có lợi thế sẽ có điều kiện phát triển và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và tỷ trọng hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu trong GDP cũng càng lớn. 3. Các thước đo động lực của các tiến bộ kinh tế a) Tỷ lệ vốn đầu tư nội địa trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế Vốn là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng, phát triển kinh tế. Nếu nguồn vốn trong nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế thì có nghĩa là những tiến bộ kinh tế xuất phát từ nội lực, từ nguyên nhân bên trong. Ngược lại, nếu tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa chiếm tỷ lệ nhỏ thì những tiến bộ kinh tế là do nguồn vốn bên ngoài quyết định; nền kinh tế phụ thuộc bên ngoài. b) Tỷ lệ lao động kỹ thuật và lao động quản lý là người bản địa trong lực lượng lao động kỹ thuật và lao động quản lý của nền kinh tế Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Kinh tế phát triển - Bài 1 Trang 9 Lao động là một trong bốn nguồn lực cơ bản để tăng trưởng, phát triển kinh tế. Trong nguồn lực này, bộ phận lao động kỹ thuật và lao động quản lý có vai trò rất quan trọng; quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Hơn nữa, việc đào tạo bộ phận nguồn nhân lực này rất tốn kém cần nhiều thời gian và không dễ dàng thực hiện trong điều kiện các nước đang phát triển. Tỷ lệ lao động kỹ thuật và lao động quản lý là người bản địa càng lớn có nghĩa là những tiến bộ kinh tế càng vững chắc vì xuất phát từ nội lực. c) Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế Kim ngạch xuất khẩu không chỉ thể hiện quy mô của nền kinh tế, sự phát triển của các quan hệ thị trường và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế mà còn phản ánh cơ cấu các ngành kinh tế. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước lại đo lường mức độ đóng góp của nhân tố bên trong, của nội lực vào chỉ số đó. 4. Các thước đo chất lượng cuộc sống a) Thu nhập bình quân trên đầu người Mức thu nhập quyết định việc thoả mãn các nhu cầu vật chất và các nhu cầu tinh thần cả về số lượng và chất lượng. Do đó, thu nhập bình quân trên đầu người là thước đo hết sức quan trọng đo lường chất lượng cuộc sống của dân cư. b) Số calorie bình quân trên đầu người một ngày Nhu cầu cơ bản hàng đầu của con người là được đảm bảo về dinh dưỡng để tồn tại và phát triển. Để đo lường mức độ thoả mãn nhu cầu cơ bản đó, Kinh tế học phát triển sử dụng thước đo: Số calorie bình quân trên đầu người một ngày. c) Các chỉ số về giáo dục Các chỉ số về giáo dục bao gồm: tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ người đi học trong các độ tuổi, số năm đi học bình quân, số giáo viên/ một nghìn dân, số sinh viên / một nghìn dân, số người có trình độ đại học và trên đại học / một nghìn dân... Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển giáo dục của một quốc gia và mức độ thụ hưởng các dịch vụ giáo dục của dân cư. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Kinh tế phát triển - Bài 1 Trang 10 d) Các chỉ số về y tế Các chỉ số về y tế bao gồm: tỷ lệ trẻ em trong các độ tuổi, tỷ lệ dân cư được tiêm phòng; số bác sĩ / một nghìn dân; số giường bệnh / một nghìn dân... Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển y tế của một quốc gia và mức độ thụ hưởng các dịch vụ y tế của dân cư. e) Các chỉ số công bằng xã hội Chất lượng cuộc sống không chỉ phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu của con người, mà còn phụ thuộc vào sự công bằng trong việc phân phối các hàng hóa và dịch vụ đó (hay phân phối thu nhập). Để đo lường mức độ công bằng trong phân phối thu nhập, các chỉ số được sử dụng là: hệ số Gini, tỷ lệ nghèo đói, hệ số chênh lệch giàu nghèo... . f) Chỉ số phát triển nguồn nhân lực HDI (Human development index) Đây là chỉ số tổng hợp phản ánh trình độ phát triển nguồn nhân lực và mức độ thụ hưởng các thành quả kinh tế của dân cư. Chỉ số này bao gồm ba chỉ số nhỏ: tuổi thọ trung bình; mức độ phổ cập giáo dục; thu nhập bình quân trên đầu người. Như vậy, HDI không chỉ phản ánh mức sống vật chất, mà còn đo lường cả mức sống tinh thần của dân cư và do đó, chỉ số này đo lường chính xác hơn chất lượng cuộc sống của dân cư. g) Chỉ số GDI (gender - related development index) Bình đẳng nam nữ không chỉ là mục tiêu phấn đấu của các quốc gia, mà còn là biểu hiện của trình độ phát triển kinh tế. Nền kinh tế phát triển càng cao, điều kiện thực hiện bình đẳng nam nữ càng tốt. Để đo lường mức độ bình đẳng nam nữ, người ta sử dụng chỉ số GDI. Chỉ số này đo lường mức độ bình đẳng nam nữ trên các phương diện: tạo thu nhập, trình độ học vấn, sự tham gia vào các công việc xã hội. Nam giới và nữ giới càng bình đẳng thể hiện chất lượng cuộc sống càng cao. Trên đây là những thước đo chất lượng cuộc sống chủ yếu. Ngoài ra, để đo lường chất lượng cuộc sống, các thước đo khác có thể được sử dụng như: số đầu sách/người/năm, số lần xem phim/ người/năm, tỷ lệ các gia đình có ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại ... Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Kinh tế phát triển - Bài 1 Trang 11 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN Quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của các quốc gia chịu tác động của những nhân tố nào? Có cách nào phát huy những nhân tố thuận lợi, khắc phục những nhân tố ngăn cản, kìm hãm quá trình đó? Những nước đi sau có thể học tập những gì từ kinh nghiệm của các nước đi trước và những gì là rập khuôn, giáo điều cần phải né tránh? Khoa học kinh tế nghiên cứu những vấn đề đó là Kinh tế học phát triển. Kinh tế học phát triển là khoa học kinh tế nghiên cứu quá trình chuyển dịch của các nền kinh tế từ trạng thái nghèo nàn lạc hậu, thu nhập thấp sang trạng thái hiện đại, phát triển, thu nhập cao. Quá trình chuyển dịch của các nền kinh tế trước hết chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế; những nguồn lực cơ bản như: vốn, lao động, tài nguyên, khoa học - công nghệ; cơ cấu kinh tế, cơ chế kinh tế... Do đó, Kinh tế học phát triển phải sử dụng tri thức của nhiều ngành khoa học khác mà trước hết là Kinh tế chính trị, Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô... Bên cạnh những vấn đề chung, quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của các quốc gia lại không giống nhau do những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo... Do đó, Kinh tế học phát triển còn phải nghiên cứu những đặc điểm riêng này. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Kinh tế học phát triển trùng hợp với trạng thái và xu hướng vận động của nền kinh tế các nước đang phát triển. Vì vậy, có thể nói rằng Kinh tế học phát triển trực tiếp nghiên cứu quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và có thể coi Kinh tế học phát triển là khoa học kinh tế dành cho các nước này. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Kinh tế phát triển - Bài 1 Trang 12 IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1. Những đặc điểm chung a) Mức sống thấp Tuy có những khác nhau nhất định nhưng nhìn chung mức sống của dân cư ở các nước đang phát triển rất thấp. Trong khi thu nhập bình quân trên đầu người ở các nước phát triển hàng chục nghìn đô la Mỹ một năm thì thu nhập bình quân trên đầu người ở các nước đang phát triển chỉ là hàng nghìn đô la Mỹ một năm, thậm chí dưới một nghìn đô la Mỹ một năm. Do mức sống thấp nên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư thấp. Đầu tư thấp làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm, không có điều kiện để cải thiện mức sống. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư thấp vẫn không được cải thiện. Đó là cái vòng luẩn quẩn đầu tiên mà các nước đang phát triển gặp phải và rất khó thoát ra. Đây là một trở ngại to lớn với quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước này. b) Năng suất lao động thấp Năng suất lao động ở các nước đang phát triển nhìn chung rất thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó: công nghệ lạc hậu; quản lý yếu kém; học vấn, tay nghề, sức khoẻ người lao động thấp kém... Năng suất lao động thấp làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm, không có điều kiện để đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, nâng cao sức khoẻ, thể lực cho người lao động... Do đó, việc nâng cao năng suất lao động rất khó khăn và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng chậm chạp. c) Tỷ lệ thất nghiệp cao Tình trạng thất nghiệp ở các nước đang phát triển nhìn chung rất trầm trọng. Đó là kết qủa việc dân số tăng nhanh; khả năng tạo việc làm rất hạn chế do thiếu hụt các nguồn lực, vướng mắc về cơ chế, chính sách... Điều đó làm cho số người ăn theo rất lớn. Tỷ lệ thất nghiệp cao trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, các nước đang phát triển lại không có điều kiện tạo việc làm cho người dân. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Kinh tế phát triển - Bài 1 Trang 13 d) Phụ thuộc vào nông nghiệp và xuất khẩu hàng sơ chế Đa số các nước đang phát triển là nước nông nghiệp, tức là ở các nước này, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu và nông phẩm là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Điều đó làm cho nền kinh tế của các nước đang phát triển phụ thuộc nặng nề vào tự nhiên, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế rất thấp. Tình trạng đó làm cho quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển hết sức khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm chạp. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, các nước đang phát triển không có điều kiện để phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nên phải tiếp tục dựa vào nông nghiệp và xuất khẩu hàng sơ chế. e) Phụ thuộc cao vào các quan hệ quốc tế Trong xu thế chung của thời đại, quan hệ kinh tế giữa các quốc gia không ngừng mở rộng và phát triển. Việc các nước đang phát triển tham gia vào đời sống kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan và cần thiết. Nhưng các quan hệ kinh tế quốc tế đã được thiết lập theo “trật tự” có lợi cho các nước phát triển, không có lợi cho các nước đang phát triển và đang bị chi phối bởi chính sách của các nước phát triển. Do đó, tham gia vào đời sống kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thua thiệt. Vì thế, quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước này diễn ra chậm chạp và tiếp tục phụ thuộc vào các quan hệ quốc tế. Những đặc điểm trên đây làm cho quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển hiện nay khó khăn hơn rất nhiều so với các nước phát triển trước đây. Các nước đang phát triển khó có thể đi những con đường mà các nước phát triển đã đi qua. 2. Tính đa dạng của các nước đang phát triển Mặc dù có những đặc điểm chung hết sức quan trọng trên đây nhưng sự khác biệt (hay tính đa dạng) giữa các nước đang phát triển cũng hết sức to lớn. a) Sự khác biệt về quy mô Các nước đang phát triển có diện tích không giống nhau. Trong khi có những quốc gia có diện tích rất lớn như Trung Quốc, ấn Độ thì lại có những quốc gia hay lãnh thổ rất nhỏ như Brunây, Butan... Sự khác biệt về quy mô sẽ ảnh hưởng rất khác nhau đến quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế. Quy mô lớn có ưu điểm là tài nguyên nhiều, thị Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Kinh tế phát triển - Bài 1 Trang 14 trường tiềm năng lớn, ít phụ thuộc hơn vào bên ngoài... nhưng lại có nhược điểm là quản lý hành chính khó khăn, phát triển không cân bằng giữa các vùng, sự không đồng nhất về dân tộc... Những quốc gia có quy mô nhỏ lại có những thuận lợi và khó khăn hoàn toàn khác so với các nước có quy mô lớn. Do đó, quá trình tăng trưởng của các nước cũng thuận lợi và khó khăn không giống nhau. b) Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên Ngoài diện tích, những nhân tố khác thuộc về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cũng không giống nhau. Những quốc gia có nhiều tài nguyên, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà, ít thiên tai... quá trình tăng trưởng kinh tế sẽ thuận lợi hơn. Ngược lại, những quốc gia nghèo tài nguyên, khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai... quá trình tăng trưởng kinh tế sẽ rất khó khăn. c) Sự khác biệt về con người Mỗi quốc gia có lịch sử hình thành và phát triển riêng. Điều đó để lại dấu ấn rất sâu đậm về nhân cách, lối sống, tác phong lao động, ý chí và đạo đức kinh doanh... Những phẩm chất riêng của mỗi dân tộc sẽ có những ảnh hưởng to lớn đến quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế. d) Mức độ phụ thuộc vào bên ngoài về kinh tế, chính trị khác nhau Do những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, mức độ phụ thuộc của các quốc gia vào các quan hệ quốc tế cũng không giống nhau. Điều đó sẽ làm cho quá trình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thuận lợi hoặc khó khăn rất khác nhau. Những khác biệt trên đây làm cho quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển không giống nhau. Đây là điều cần tính đến khi tham khảo kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nước này. Chúc Anh/Chị học tập tốt!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_1_nhung_van_de_co_ban_cua_kinh_te_hoc_phat_trien_5177.pdf