Tiểu luận Thuyết trình, về thực trạng và thách thức việc quản trị nguồn nhân lực trong ngành dầu khí Việt Nam

đây là bài thuyết trình cũng như tiểu luận nói về thực trạng và thách thức của việc quản trị nguồn nhân lực trong ngành dầu khí việt nam. số liệu rất là đầy đủ và mới dc lấy từ vietso petro do mình có bác làm trong đó, các bạn tham khảo nha, tốt cho ngành kinh tế đó. 1.Giới thiệu khái quát ngành dầu khí Việt Nam 2.Thực trạng ngành dầu khí hiện nay tác động thế nào đến việc quản lý nguồn nhân lực Việt Nam ? 3.Những thách thức đặt ra cho việc quản trị nguồn nhân lực Việt Nam 4.Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực Các giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

doc9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5846 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thuyết trình, về thực trạng và thách thức việc quản trị nguồn nhân lực trong ngành dầu khí Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học quốc tế hồng bàng Khoa kinh tế - quản trị kinh doanh quốc tế ***** QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Đề tài: Thực trạng và thách thức việc quản trị nguồn nhân lực trong ngành dầu khí Việt Nam GVHD: Th.s Trương Thị Vân Đan Nhóm trình bày: Trần Duy Hoài (MSSV: 07066013 ) Trần Thị Lan Anh (MSSV: 070660xx ) Lê Hồng Nhung (MSSV: 07065956) Trần Thị Lan (MSSV: 070660xx ) Mục lục: 1.Giới thiệu khái quát ngành dầu khí Việt Nam 2.Thực trạng ngành dầu khí hiện nay tác động thế nào đến việc quản lý nguồn nhân lực Việt Nam ? 3.Những thách thức đặt ra cho việc quản trị nguồn nhân lực Việt Nam 4.Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực 1. Lời mở đầu D ưới sự lãnh đạo của Ðảng, sự chỉ đạo sâu sát và quyết liệt của Chính phủ, sự ủng hộ của nhân dân cả nước; các thế hệ những người làm công tác dầu khí Việt Nam đã luôn ý thức được vị trí và trách nhiệm của mình trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đã vượt qua mọi trở ngại để xây dựng ngành dầu khí Việt Nam trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu đất nước, có nhiều đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thật sự trở thành đầu tàu kinh tế, là động lực đẩy nhanh tiến trình "công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Lễ đón nhận Huân Chương Sao Vàng và các danh hiệu thi đua của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam Với lịch sử gần 50 năm xây dựng và phát triển nhưng vẫn còn non trẻ so với các tập đoàn dầu khí nước ngoài.muốn đảm bảo việc phát triển nhanh, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước, Petrovietnam đang triển khai thực hiện chiến lược tăng tốc, đẩy mạnh hợp tác sâu rộng, đa dạng hóa các mới quan hệ và học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đi trước, tranh thù tiếp cận công nghệ, thiết bị hiện đại, và đào tạo một đội ngũ nguồn nhân lực trình độ cao chuyên nghành dầu khí để ngành có những bước đi nhanh hơn và vững chắc hơn trong tương lai. Cùng sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của ngành dầu khí trong những năm gần đây, lực lượng lao động của ngành cũng tăng lên về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên với yêu cầu gắt gao của ngành thì đòi hỏi một nguồn nhân lực với trình dộ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản từ các trường đại học lớn ở trong và ngoài nước. Do đó, để phát triển kinh tế nói chung và ngành dầu khí Việt Nam nói riêng, việc xây dựng đội ngũ lao động đủ tiêu chuẩn đang là yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ hàng đầu của các cấp quản lý doanh nghiệp hiện nay. 2.Thực trạng ngành dầu khí hiện nay tác động thế nào đến việc quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam ? Lợi thế: V iệt Nam là một nước ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế cùng với tiềm lực của Petrovietnam ngày càng lớn mạnh, mở ra cơ hội đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng. Trong giai đoạn đổi mới, mở cửa phát triển đất nước, nhiều bạn bè quốc tế đã bắt tay hợp tác, cùng tham gia triển khai thực hiện nhiều hợp đồng tham dò, khai thác dầu khí giữa Petrovietnam với các đối tác Liên Bang Nga và các nước trong khối SNG, khu vực Châu Phi, Mỹ La Tinh, Trung Đông và Đông Nam Á. Tại châu Á, Việt Nam đang ngày càng đóng một vị trí quan trọng hơn với tư cách là một quốc gia xuất khẩu dầu. Sau ngày Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Quốc Tế (WTO), các ngành kinh tế của việt nam có cợ hội và điều kiện mở rộng hoạt hội nhập kinh tế cao hơn, sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam đã xâm nhập nhiều thị trường lớn trên thế giới. các hoạt động kêu gọi thu hút đầu tư trong lĩnh vực dầu khí với các tập đoàn lớn của thế giới được đẩy mạnh. Ðến nay, Tập đoàn đang triển khai thực hiện 57 hợp đồng dầu khí ở trong nước, với số vốn thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 12 tỷ USD. Nhờ những nỗ lực của Đảng và Chính phủ, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã trực tuyến sau 44 tháng xây dựng chuyên sâu. Các nhà máy lọc dầu Dung Quất, trái tim của ngành công nghiệp hoá dầu Việt Nam, bao gồm 337ha đất và 471 ha mặt nước biển và có một năng lực để tinh chỉnh 6,5 tấn dầu / năm, đó là 148.000 thùng / ngày. Các nhà máy lọc dầu Dung Quất cho ra thị trường sản phẩm đầu tiên vào ngày 22/02/2009, một dấu ấn tại Việt Nam và phát triển ngành công nghiệp dầu khí lên thêm một bậc. Với sự kiện này, Việt Nam đã trở thành một quốc gia chủ động hơn về xăng dầu, có thể tiêu thụ hoặc bán xăng dầu mà không phải nhập khẩu. Những sản phẩm đầu tiên của nhà máy lọc dầu Dung Quất được đưa đi kiểm định chất lượng trước khi xuất bán ra thị trường. Hiện nay, Tập đoàn đang triển khai việc khai thác tại 18 mỏ dầu khí (trong đó: ở trong nước 17 mỏ và ở nước ngoài 1 mỏ); với tổng sản lượng khai thác dầu khí đến hết tháng 5-2010 đạt hơn 317 triệu tấn quy dầu (trong đó, khai thác dầu là hơn 259 triệu tấn và khai thác khí là hơn 58 tỷ m3). Công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí đã xác định được trữ lượng dầu khí phát hiện là 1,3 tỷ tấn quy dầu và đã nghiên cứu đánh giá tiềm năng dầu khí còn lại của Việt Nam ước đạt 2,8 đến 3,6 tỷ tấn quy dầu, đủ khả năng cân đối bền vững cho hoạt động khai thác, bảo đảm an ninh năng lượng của đất nước thời gian tới. Tốc độ tăng trưởng bình quân gần 20%/năm, hiện PVN đang đóng góp khoảng 20-30% tổng thu ngân sách nhà nước và từ 18-20% GDP cả nước. Cùng với việc đầu tư phát triển ở trong nước, Tập đoàn đã tích cực tìm kiếm, mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Ðến nay, Tập đoàn đã ký 49 thỏa thuận hợp tác đầu tư với các nước trên thế giới, trên cơ sở đó đã ký kết và đang triển khai thực hiện 22 hợp đồng tại 13 nước như: liên bang nga, angieri, Malaysia, Indonesia, cuba, tuynidi,peru,Venezuela,nedeala…vừa qua thì Việt Nam cũng hợp tác với Kuwait trên nhiều lĩnh vực trong đó có dầu khí. Hình ảnh giàn khoan dầu khí Việt Nam Dự kiến vài sự kiện nổi bật năm 2010 của tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam là: đưa liên doanh Gazpromviet và liên doanh khai thác dầu khí tại mỏ Junin – Venezuela vào hoạt động, đưa 6 mỏ mới vào khai thác, khai thác công nghiệp mỏ dầu Nhenhexky Liên Bang Nga và lô SK 305 – Malaysia, đưa nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy sản xuất Polypropylene vào vận hành thương mại, ký hợp đồng liên doanh đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu Long Sơn; khởi công hợp đồng EPC nhà máy lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa, khởi công thực hiện hợp đồng EPC tổ hợp hóa dầu miền nam, hoàn thanh đầu tư và đưa vào vận hành dự án thu gom khí Mỏ Rồng – Đồi Mồi, đưa tổ máy số 1 nhà máy điện Nhơn Trạch 2 vào hoạt động trước ngày 30/12/2010, khởi công xây dựng Trường Đại Học Dầu Khí tại Vĩnh Phúc… Theo giới chuyên môn, Petro Vietnam, đối tác trong nhiều liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí đang cố gắng đưa các chuyên gia Việt Nam vào các vị trí kỹ thuật chủ chốt. Hiện Petro Vietnam đã thành lập một công ty thành viên chuyên về lĩnh vực nhân sự và dịch vụ dầu khí để đào tạo và cung cấp kỹ sư khoan thăm dò để đáp ứng nhu cầu của thị trường cả trong và ngoài nước. Khó khăn: N gành công nghiệp dầu khí của Việt Nam đang phải đối mặt với một vấn đề không nhỏ. Đó là việc thiếu nguồn nhân lực có đủ kinh nghiệm và trình độ để đáp ứng số lượng giàn khoan đang tăng lên nhanh chóng.Thiếu hụt nhân lực trong ngành dầu khí không phải là vấn đề của riêng Việt Nam. Theo tính toán của giới chuyên môn, thế giới sẽ có 48 giàn khoan thăm dò và khai thác dầu được đưa vào hoạt động trên thế giới trong năm nay, khiến nguồn nhân lực của ngành công nghiệp dầu khí toàn cầu sẽ thiếu khoảng 5.000 chuyên gia ở những vị trí quan trọng. Các công ty dầu khí đang hoạt động tại Việt Nam, một trong những quốc gia có ngành công nghiệp dầu khí phát triển mạnh nhất trong khu vực, hiện đã và đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực đủ trình độ.Chính phủ Việt Nam yêu cầu đảm bảo tỷ lệ nhân sự người Việt Nam nhưng các chuyên gia Việt Nam lại chưa có đủ trình độ và kinh nghiệm. Người ta không thể ngay lập tức có được 10 năm kinh nghiệm Hiện Việt Nam chỉ sử dụng các chuyên gia có chuyên môn đặc biệt không thể tuyển dụng trong nước. Tuy nhiên, việc xin phép để các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam còn mất nhiều thời gian và khó khăn.Ngoài ra, số tiền phải trả để thuê chuyên gia nước ngoài cũng có thể xem là một rào cản khác đối với việc đưa chuyên gia nước ngoài vào làm việc. Các kỹ sư Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài theo dõi hoạt động của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tại trung tâm điều khiển. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam đang phát triển mạnh, áp lực phải thuê chuyên gia nước ngoài và trả lương cho họ ở mức xứng đáng đang ngày càng tăng lên. Đây là một trong những ngành công nghiệp tăng trưởng chủ đạo của Việt Nam và cần phải có sự cân bằng giữa việc đưa dầu ra khỏi lòng đất và đưa nhân lực vào để thực hiện điều đó. Tác động của WTO lên ngành dầu mỏ Việt Nam có lẽ không phải là việc kích thích xuất khẩu do được hưởng lợi từ mức thuế nhập khẩu thấp. Lâu nay thuế nhập khẩu chưa bao giờ là một trở ngại trong thương mại quốc tế về dầu mỏ và, thậm chí, các nước công nghiệp hóa còn thường xuyên yêu cầu hạ thấp giá sản phẩm này. Chỉ có chính sách về năng lượng (ví dụ như thuế tiêu thụ xăng dầu), tài khóa và môi trường của các nước nhập khẩu dầu mỏ mới là trở ngại chính cho các nước xuất khẩu dầu mỏ, trong đó có Việt Nam. Thay vào đó, tác động của WTO lên ngành dầu mỏ Việt Nam sẽ tập trung vào hai vấn đề chính là chủ quyền về tài nguyên thiên nhiên và những lợi thế so sánh. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có thể bị hạn chế trong việc sử dụng lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên (tức dầu mỏ) để phát triển kinh tế. Một trong những ví dụ về khả năng bị hạn chế này là nếu Việt Nam định dành một tỷ trọng đáng kể dầu mỏ khai thác được cho các nhà máy hóa/lọc dầu trong nước bằng cách đặt ra hạn ngạch xuất khẩu, thì việc làm này sẽ vi phạm nguyên tắc của WTO về xóa bỏ các hạn chế định lượng về xuất/nhập khẩu. Nếu Việt Nam áp thuế xuất khẩu ở một mức nào đó để dầu mỏ sản xuất ra thay vì xuất khẩu lại hướng vào tiêu thụ nội địa với giá trong nước thấp hơn giá quốc tế thì cũng vi phạm nguyên tắc xóa bỏ chế độ hai giá, mang tính phân biệt, của WTO. Ngành dầu khí Việt Nam mở rộng hợp tác với các nước khác Ngành dịch vụ dầu khí/năng lượng Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi được tự do hóa trong khuôn khổ Thỏa thuận về thương mại trong ngành dịch vụ (GATS), đặc biệt trong bối cảnh ngành này của Việt Nam chưa phát triển mạnh, chưa đạt đến năng lực xuất khẩu đáng kể, và bởi vậy ảnh hưởng của gia nhập WTO lên tiểu ngành này sẽ phụ thuộc vào thái độ xử lý của Chính phủ. 3.Những thách thức đặt ra cho việc quản trị nguồn nhân lực Việt Nam T heo nghiên cứu mới nhất, ngành nghề liên quan đến lĩnh vực công nghiệp năng lượng ghi nhận số lượng kỷ lục các đơn ứng viên. Xếp hạng đầu là kỹ sư dầu khí, lương khởi điểm trung bình của kỹ sư dầu khí mới ra trường từ 80.000 – 110.000 USD/năm chưa kể các khoản thưởng và bổng lộc khác. Thu nhập bình quân trong ngành dầu khí lên tới 12 - 13 triệu đồng/tháng, có những người còn được hưởng mức lương từ 50 - 100 triệu đồng/tháng, thậm chí lên tới 150 - 200 triệu đồng/tháng là một sự thật. Nhưng cũng có một sự thật khác: hiện nay vẫn đang có tới gần 50% lao động chỉ được hưởng mức lương từ 2 - 3 triệu đồng/người/tháng.Điều đáng nói là mặc dù có mức lương rất cao và có những vị trí công việc lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng, nhưng nguồn nhân lực cho những công việc mang tính đặc thù, đòi hỏi trình độ, kỹ năng, kỹ thuật cao trong ngành dầu khí (như kỹ sư điều hành giàn khoan, chuyên gia thăm dò khai thác dầu khí…) hiện vẫn đang rất thiếu, phần lớn các chuyên gia điều hành giàn khoan, thăm dò và khai thác dầu khí, chế biến dầu khí đang làm việc tại các liên doanh điều hành chung đều là người nước ngoài, thị trường lao động Việt Nam hiện vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu này. Các chuyên gia nước ngoài đang chuyển giao công nghệ cho kỹ sư Việt Nam Giá dầu tăng với tốc độ chóng mặt trên thị trường thế giới đã khiến cho nhân lực ngành dầu khí trở thành “mặt hàng” khan hiếm và đắt giá. Điều đó đã khiến cho số lượng người mong muốn làm việc trong lĩnh vực dầu khí gia tăng đến chóng mặt.Cũng nhiều sinh viên cho biết họ theo học ngành dầu khí không chỉ vì lương cao, đơn giản vì dầu khí còn được coi là giải pháp và tương lai của ngành công nghiệp năng lượng. Một ưu thế của các công ty dầu khi hiên nay: Đó là lực lượng nhân lực trẻ, nhiều người trong số học thuộc thếhệ 8X, quá trẻ để nhìn về một tương lai phía trước và quá trẻ nên không thể nhớ được những năm đen tối trước đây của ngành công nghiệp này- Đó là vào giữa những năm 80, khi giá một thùng dầu thô thế giới chỉ khoảng 10USD và tại thị trường Mỹ hàng nghìn người bị mất việc làm. Bên cạnh đó thị trường lao động Việt Nam hiện mất cân đối nghiêm trọng giữa các ngành nghề, vùng miền. Chúng ta dư thừa lao động không có kỹ năng và thiếu rất nhiều lao động có trình độ kỹ thuật. Hơn nữa, lao động Việt Nam phần lớn chưa qua đào tạo (chiếm trên 65%), ý thức kỷ luật, tác phong làm việc công nghiệp kém. Số được đào tạo thì ngành nghề không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Các trường đại học, cao đẳng chủ yếu dạy ngành nghề cần vốn đầu tư ít như kinh tế, luật. Còn ngành nghề cần đầu tư trang thiết bị lớn như kỹ thuật cần thì ngày càng bị thu hẹp. Hệ quả là hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, buộc phải đi thuê lao động nước ngoài. 4.Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực N gành khai thác dầu khí trên biển : Là ngành công nghiệp mới, bắt đầu hoạt động tù 1986 trên cơ sở sử dụng chuyên gia nước ngoài của các liên doanh và một phần lao động Việt Nam được huấn luyện đào tạo cấp tốc từ Viện xây dựng công trình biển của Trường Đại học xây dựng và một số Trường Đại học Khoa học tự nhiên và Đại học Bách khoa trong nước. Qua 22 năm hoạt động và trưởng thành, ngành khai thác dầu khí trên biển đã trở thành ngành mũi nhọn của kinh tế biển Việt Nam. Năm 2005 khai thác được 18,8 triệu tấn dầu thô và 6,89 tỷ m3 khí. Sản phẩm dầu thô hầu như được xuất khẩu toàn bộ với kim ngạch đạt 7,44 tỷ USD, chiếm 22% - 24% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Đến nay, ngành dầu khí Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới là đã hình thành công nghiệp chế biến và mở rộng hợp tác quốc tế để khai thác nguồn dầu khí bên ngoài biên giới quốc gia. Hành trang về vốn liếng và khoa học công nghệ đang còn khiêm tốn, nhưng cũng đủ lực để phát huy hợp tác với thế giới. Chính lúc này cần phải bổ sung nguồn nhân lực kỹ năng cao để đi vào công nghệ hiện đại. Nếu trước đây nguồn đào tạo chỉ cung cấp hàng năm trên dưới 100 sinh viên thì nay phải tăng gấp 4 – 5 lần nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững cho ngành dầu khi trong quá trình hội nhập. C ác trường đại học và các trường đào tạo nghề ngày càng chú trọng và mổ rộng đào tạo các sinh viên có trình độ cao. Trường đại Bách Khoa TP HCM 1 năm có khoảng 150 sinh viên ngành dầu khí – địa chất tốt nghiệp. Trường Cao đẳng nghề Dầu khí, hàng năm trường đào tạo cho hơn 2.000 lượt học viên và bồi dưỡng thường xuyên cho trên 2.800 cán bộ, công nhân viên. Trường đại học dầu khí việt nam có quy mô trên 300 ha với cơ sở vật chất đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đào tạo khoảng 17.000 sinh viên vào năm 2015 theo chuẩn quốc tế. Trường không chỉ có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động. Quy mô đào tạo căn cứ vào nhu cầu nhân lực theo từng giai đoạn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Nếu như đào tạo một phi công có chi phí khoảng 2 tỷ đồng thì các chuyên gia bậc cao trong ngành dầu khí cũng đòi hỏi sự đầu tư không kém. Và hầu hết các chuyên gia, kỹ sư là người Việt Nam làm việc ở các vị trí công việc đặc thù này đều được đào tạo từ nước ngoài.Để hưởng mức lương cao như đã nêu trên, những nhân sự làm việc trong các lĩnh vực này, ngoài việc trình độ kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn cao được đào tạo bài bản và khả năng vốn có của mình, họ còn chịu áp lực rất cao từ công việc - một loại công việc rất đặc thù, nặng nhọc, căng thẳng, đòi hỏi sự chính xác và tập trung cao độ mà không phải ai cũng làm được. Các kỹ sư trẻ Việt Nam sẽ là người làm chủ công nghệ tại Nhà máy Dung Quất T ập đoàn PVN đã xây dựng đội ngũ những người làm dầu khí hùng hậu, có trình độ cao, từng bước làm chủ các hoạt động dầu khí trong và ngoài nước, đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển của ngành dầu khí Việt Nam; với số lượng lao động hiện có là hơn 35 nghìn lao động, trong đó hơn 1.300 người có trình trên đại học, hơn 16.500 người có trình độ đại học và cao đẳng, hơn 3.700 người có trình độ trung cấp và hơn 13.500 công nhân và lao động phổ thông. Lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn và các Tổng công ty đều có độ tuổi dưới 50, nhiều người có ba bằng đại học. Ðây là nguồn nhân lực rất đáng quý, tạo nên những thành quả lao động rất đáng tự hào của ngành dầu khí trong gần 50 năm qua và chính họ là nhân tố quan trọng nhất để phát triển bền vững ngành dầu khí Việt Nam trong thời gian tới Các giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: - Tổ chức các chương trình đào tạo chuẩn cho cán bộ theo từng lĩnh vực, chuyên ngành. - Xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo của PVN. - Đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển hệ thống quản trị nhân lực hiệu quả, khoa học hiện đại - Đẩy mạnh công tác định hướng phát triển nghề nghiệp cho cán bộ trên cơ sở năng lực, mục tiêu của cá nhân và tổ chức. - Tăng cường hợp tác với các nhà thầu Dầu khí, liên doanh với nước ngoài trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. - Bố trí và tổ chức sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có. - Tăng cường công tác đào tạo nội bộ - Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực - Ban hành các chế độ, chính sách phù hợp đối với người lao động Dầu khí như chính sách thu hút nhân tài, ưu tiên đào tạo, tiền lương và phúc lợi… - Đổi mới công tác đào tạo sinh viên, cán bộ ở nước ngoài thông qua thực hiện xã hội hoá và đa dạng hoá nguồn kinh phí cho công tác đào tạo sinh viên, cán bộ ở nước ngoài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuyết trình, tiểu luận về thực trạng và thách thức việc quản trị nguồn nhân lực trong ngành dầu kh_.doc