Tài liệu tập huấn về Thẩm định giá nông thôn (Participatory Rural Appraisal - PRA)

Tài liệu tập huấn về Thẩm định giá nông thôn (Participatory Rural Appraisal - PRA) 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của PRA ¾ Xuất phát từ mục tiêu nâng cao đời sống của cộng đồng, người nghèo trong các chương trình phát triển nông thôn. ¾ Thất bại của các chương trình phát triển trước đây theo cách “top-down”, không đáp ứng yêu cầu người dân - kỹ thuật mới không đến được người dân nghèo. Do một số hạn chế cơ bản từ phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA: Rapid Rural Appraisal) sau: ª Cán bộ phát triển nông thôn thu thập thông tin từ người dân thông qua một loạt các bài tập và phỏng vấn. Các số liệu thu được họ tự xử lý, lưu trữ và không chia sẻ với người dân. ª Họ dùng kết quả PRA cho mục đích lập kế hoạch thôn, bản theo kiểu can thiệp từ bên ngoài bằng các dự án hay chương trình nghiên cứu. Từ đó, họ nhận thấy rằng cần phải thay đổi thái độ và cách ứng xử trong cách tiếp cận hướng tới người dân trong RRA sang quá trình học hỏi từ người dân để thu thập thông tin và cùng người dân phân tích

pdf46 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3036 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn về Thẩm định giá nông thôn (Participatory Rural Appraisal - PRA), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng như phương pháp PRA. Chính những điều này sẽ làm giảm sự tham gia của người dân cả về số lượng lẫn chất lượng, thậm chí làm cho kết quả PRA không tốt và trở nên nghèo nàn. 1.3.2. PRA là một quá trình lâu dài PRA không chỉ là đánh giá sự tham gia của người dân một lần để xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng khi bắt đầu một dự án, chương trình mà PRA chỉ là một bước của cả chu trình của các hoạt động. Khi sử dụng PRA nhiều năm liền sẽ cho thấy các kỹ năng xây dựng kế hoạch tốt hơn và đạt chất lượng cao hơn so với kế hoạch chỉ sử dụng một giai đoạn nhất định. PRA chỉ có hiệu quả khi xác định nó là một quá trình học tập liên tục theo không gian và thời gian. 1.3.3. Sự theo dõi hỗ trợ trực tiếp cho PRA là cần thiết Phương pháp này phải được điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và khả năng của cán bộ PRA và người dân địa phương trong phạm trù khả năng sử dụng các nguồn lực để họ thực hiện các kế hoạch đề ra. Điều này có nghĩa là các cán bộ PRA và người dân địa phương có thể chủ động tiến hành PRA theo khuôn khổ của dự án hoặc do nhu cầu công việc bình thường mà không phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người nước ngoài. Do đó, góp phần vào việc nâng cao khả năng áp dụng phương pháp này một cách bền vững trong việc lập kế hoạch phát triển cộng đồng khi mà không còn các dự án hỗ trợ. 1.3.4. Sự linh hoạt và tính thích ứng trong áp dụng phương pháp là cần thiết Một số người quan niệm rằng PRA là một cái gì đấy cố định, khuôn khổ, cứng nhắc nên khi áp dụng thường máy móc và không linh hoạt. Trong những trường hợp này, họ thường không quan tâm tới nhu cầu thực tế của người dân địa phương hoặc không quan tâm tới sự tham gia của người dân trong suốt quá trình. Trong sự đa dạng về các điều kiện kinh tế - văn hóa, xã hội của cả nước, một vấn đề rất quan trọng là phương pháp phải được điều chỉnh cho phù hợp để thích ứng với từng điều kiện cụ thể của từng địa phương. Muốn vậy phương pháp phải được chấp nhận, được điều chỉnh và có sự bổ sung của người dân khi tham gia vào quá trình này. Có như vậy mới khuyến khích người dân địa phương lựa chọn các công cụ phù hợp với điều kiện thực tế của họ, để họ xây dựng các kế hoạch thật hoàn hảo xuất phát từ nhu cầu của chính họ cho các mục tiêu phát triển do họ đề ra. 1.3.5. Nên sử dụng PRA cho cả việc phát triển các tổ chức ở địa phương PRA không chỉ là phương pháp tốt cho việc lập kế hoạch từ dưới lên có sự tham gia của người dân mà còn là phương pháp hỗ trợ rất tích cực và hữu hiệu cho việc thiết lập, xây dựng và củng cố các mối quan hệ, các tổ chức có liên quan, nhất là các tổ chức của cộng đồng như: nhóm quản lý dự án thôn bản (VMG), nhóm khuyến nông lâm viên, nhóm sở thích, nông dân nồng cốt (IPM, mô hình),…là các tổ chức tự nguyện được người dân bầu ra 17 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp để thay mặt họ quản lý dự án, quản lý các hoạt động phát triển cộng đồng. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch và phát triển tổ chức phải luôn luôn đi đôi với nhau trong cả quá trình phát triển cộng đồng. 1.3.6. Tạo sự tham gia của các nhà kế hoạch và chính sách vào PRA Tuy được áp dụng rộng rãi trong cuộc sống nhưng phương pháp này vẫn chưa thật sự thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nhà kế hoạch và các nhà xây dựng chính sách. Những người này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước nhà và đưa nền kinh tế chuyển từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường và chính sự thay đổi chính sách này đã làm cho nền kinh tế hộ gia đình và kinh tế cộng đồng chuyển hướng rõ nét. Trong bối cảnh ấy, PRA góp phần cải tiến năng lực của người dân địa phương trong việc lập kế hoạch, quản lý các nguồn lực của địa phương và tự họ tìm ra được cái gì thật sự đáp ứng với nhu cầu của họ cho phát triển bền vững. 1.3.7. Việc sử dụng PRA ở các cơ quan, tổ chức địa phương (chính quyền địa phương) Hiện nay, PRA mới chỉ sử dụng chủ yếu trong các dự án phát triển do nước ngoài tài trợ như chương trình chính phủ, dự án phi chính phủ. Một trong những thách thức chính trong tương lai là tìm ra các phương cách sử dụng PRA để cải tiến hệ thống lập kế hoạch tại các địa phương. Kết quả ban đầu của PRA, ví dụ như kế hoạch phát triển thôn bản phải được các cơ quan, tổ chức (khuyến nông lâm, phụ nữ, hội nông dân, ngân hàng phục vụ người nghèo,…) của các chương trình, dự án (327, xóa đói giảm nghèo, dự án nhân đạo,…) tôn trọng và sử dụng cho việc hỗ trợ đồng bộ cho người dân địa phương trong quá trình phát triển. Các chương trình, dự án nên có một nguồn vốn linh hoạt để hỗ trợ cho các hoạt động được người dân đề xuất sau khi họ tiến hành PRA, có thể các hoạt động này nằm ngoài chương trình, dự án nhưng nó lại được người dân quan tâm và ưu tiên làm ngay từ đầu. Được như vậy sẽ bảo đảm chắc chắn cho sự thành công của dự án về mặt lâu dài. 1.3.8. Lịch tiến hành PRA Để chính quyền địa phương sử dụng có hiệu quả PRA, lịch trình PRA cần phải phù hợp với lịch lập kế hoạch của địa phương. Đôi khi thời gian và mùa vụ làm ảnh hưởng lớn đến việc tiến hành cũng như kết quả PRA. Điều này có thể không phù hợp với lịch trình lập kế hoạch hàng năm của Tỉnh cũng như của địa phương. 1.3.9. Bố trí nguồn vốn linh hoạt để hỗ trợ sau PRA Do các kết quả của PRA thường xuất phát từ các nhu cầu đa dạng của người dân địa phương, mà các nhu cầu ấy đòi hỏi sự hỗ trợ rất khác nhau từ nhiều cơ quan, tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy, cần phải có một nguồn vốn linh hoạt để hỗ trợ cho các hoạt động của kế hoạch phát triển cộng đồng. 18 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN TỪ NÔNG DÂN: HỎI NHỮNG NGƯỜI AM HIỂU (KIP) (Key Informant Panel) 2.1. Giới thiệu Đây là một trong những phương pháp thu thập thông tin từ nông dân được thực hiện cho việc mô tả điểm nghiên cứu có phiếu điều tra. Có nhiều cách để thu thập thông tin, và phương pháp hỏi những người am hiểu (KIP: Key Informant Panel) về một chuyên đề nào đó, là phương pháp thông dụng để tìm hiểu thêm hoặc kiểm chứng những thông tin đã có từ trước, hoặc đối chiếu những thông tin thu thập qua điều tra phỏng vấn chính thức. 2.2. Mục tiêu cần đạt Qua bài này học viên sẽ: - Nắm vững được những khái niệm về KIP - Nắm vững được tiến trình thu thập thông tin bằng phương pháp KIP - Hiểu rõ những hạn chế, những thuận lợi, những bài học rút ra từ phương pháp KIP. 2.3. Phương pháp KIP là gì? Phương pháp thu thập thông tin từ một nhóm người am hiểu về một chuyên đề nào đó, gọi tắt là KIP (Key Informant Panel), thường được sử dụng trong các công việc mô tả điểm nghiên cứu qua điều tra phỏng vấn. Trong thực tế không phải lúc nào các nhà nghiên cứu cũng đến và hỏi chuyện được với tất cả những thành viên trong cộng đồng, và các điều tra viên luôn phải trả lời câu hỏi “Làm thế nào để đảm bảo những thông tin mình thu thập là đáng tin cậy?”. KIP là phương pháp thảo luận nhóm gồm những người am hiểu về những sự việc khác nhau tập hợp trong một cuộc tọa đàm về những sự kiện, những chuyên đề hoặc những thông tin khác trong cộng đồng, mà cộng đồng này có thể là một xã, một tổ chức hoặc một cơ quan nào đó. Do đó KIP có thể được dùng để thu thập những thông tin tổng quát hoặc những vấn đề chuyên biệt, xác định hoặc làm rõ hơn những thông tin thu thập bằng những phương pháp khác như là phỏng vấn từng nông hộ, hoặc minh họa thêm các tài liệu không có đủ chi tiết cần thiết. KIP có thể được sử dụng bổ sung cho các phương pháp thu thập thông tin khác để nâng cao độ tin cậy cho các thông tin ghi nhận được. KIP là một nhóm người am hiểu nhất về một chuyên đề nào đó, nó đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau với những đặc điểm kinh tế, xã hội khác nhau từ những tổ chức chính thức, bán chính thức và không chính thức. Số người lý tưởng cho một nhóm KIP là từ 7-15 người, và số người này thay đổi tùy theo mục đích và tính chất của việc thu thập thông tin. Những người có thể tham gia nhóm KIP: 19 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp - Nông dân - Nhà buôn - Chủ ngân hàng - Chủ nhiệm HTX - Chính quyền địa phương - Cán bộ khuyến nông - Giáo viên. 2.4. Tiến trình xác định một nhóm KIP và điều khiển thảo luận a/ Bắt đầu bằng việc xác định các thông tin cần thu thập. b/ Tiếp xúc với chính quyền địa phương hoặc người đứng đầu một tổ chức, một cơ quan, cộng đồng. Giải thích mục đích của việc thu thập số liệu và loại thông tin cần thu thập. c/ Xác định những chỉ tiêu chọn các thành viên của nhóm KIP. Chính quyền địa phương hoặc người đứng đầu tổ chức, cơ quan sẽ cung cấp tên những người đủ tiêu chuẩn cho nhóm. d/ Dự kiến số người tham gia nhóm KIP. e/ Tiếp xúc với những người sẽ tham gia để khẳng định việc tham gia vào nhóm. Giải thích cho họ hiểu rõ mục đích của thảo luận. f/ An định ngày giờ và địa điểm thảo luận nhóm. g/ Bắt đầu buổi thảo luận, điều tiên quyết là phải giải thích lý do, nêu mục đích cần đạt của việc thu thập số liệu, và các dữ liệu này được các nhà nghiên cứu sử dụng như thế nào, quan trọng hơn hết là địa phương hoặc cộng đồng được lợi ích gì khi sử dụng các thông tin từ buổi thảo luận. 2.5. Lợi ích của thảo luận nhóm KIP a/ Phương pháp này giúp mọi người tham gia và dự phần tích cực hơn trong việc thu thập và phân tích dữ kiện. b/ Việc thu thập thông tin bằng KIP cung cấp thêm dữ kiện sau giai đoạn phác thảo phiếu điều tra bằng việc tăng mức chính xác của thuật ngữ. Nếu chưa rõ hoặc trái nghĩa đối với nhiều người thì có thể diễn giải từng phần cho đến khi nào cả nhóm có đủ tư liệu tiến tới sự nhất trí cao về một vấn đề nào đó. 20 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp c/ KIP giúp gia tăng số mẫu đại diện, vì tham gia nhóm KIP có thể bao gồm những người ở khác xã, hoặc ngoài tổ chức, và như vậy có những quan điểm có thể khác với những người trong xã, nhưng dần về sau càng hiểu rõ hơn tình thế của xã. d/ KIP tốn tiền rất ít. Đây là phương pháp dễ làm nhất để thu thập rộng rãi nhiều loại thông tin khác nhau. e/ Tóm lại: KIP cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy cho những câu hỏi sau: - Những sự việc có tính đại chúng hoặc có thể quan sát trực tiếp được. - Những đặc điểm nổi bật của cộng đồng. - Ít cần thiết đánh giá, phán đoán. - Không có câu hỏi gây tranh luận, bàn cãi. 2.6. Nhược điểm của nhóm KIP a/ Những ý kiến cực đoan, ý kiến khác thường hoặc những ý hay thường bị triệt tiêu vì cần có sự nhất trí cao. b/ Một số người tham gia nhóm KIP, nếu họ có trình độ suy nghĩ lẫn ăn nói thì thường họ là người có thể chế ngự hoặc lấn át những người khác (họ nói nhiều hơn những người khác, và xu hướng ý kiến của nhóm là ý kiến của những người này). c/ Người điều khiển thảo luận cũng cần phải có đủ bản lĩnh trong việc điều phối, gợi ý. d/ Tóm lại: KIP cung cấp câu trả lời kém chính xác cho những câu hỏi sau: - Thông tin không thể trực tiếp quan sát (ví dụ như chất hữu cơ trong đất) - Cần có sự đánh giá rõ, phán đoán. - Về lối xử thế tiêu biểu của cá nhân, hoạt động, hoặc những mối quan hệ xã hội. 2.7. Bài học rút ra từ phương pháp KIP 2.7.1 Có khả năng cung cấp các dữ kiện định tính và định lượng cho những sự kiện sau: - Mô tả dân số bao gồm phân bố dân số từng ấp, xã, phân bố độ tuổi và những chỉ tiêu khác về kinh tế xã hội. Nó cũng mô tả được các nhóm nghề nghiệp khác nhau của nhân khẩu trong nông hộ. - Lịch sử phát triển của làng xã. 21 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp - Tình trạng kinh tế của địa phương bao gồm các phương tiện, các nguồn thu nhập, bình quân thu nhập hàng tháng của các nhóm nông hộ khác nhau, việc canh tác và khả năng cung cấp lương thực, nợ vay và các nguồn tín dụng. - Tình trạng học vấn, số trường học, trình độ học vấn của những người từ 15 tuổi trở lên, những hoạt động giải trí và các phương tiện thông tin trong làng, xã. - Tình trạng vệ sinh, y tế, các cơ sở phục vụ y tế. - Bộ máy quản lý, chính quyền địa phương, các tổ chức chính thức, bán chính thức và không chính thức, các nhóm tôn giáo. 2.7.2 Đóng góp quan trọng của phương pháp KIP là đánh giá của người dân vào các chỉ số phát triển. Ví dụ như việc xác định tình trạng kinh tế xã hội của hộ gia đình trong xã, do đó có thể giúp phân biệt giữa người nghèo và người không quá nghèo. 2.7.3 Trong nghiên cứu kinh tế xã hội, KIP là một trong hai phương pháp thu thập dữ kiện, phương pháp kia là phỏng vấn nông hộ. KIP cung cấp thông tin chung để xác định những hạn chế trở ngại của làng, xã, để thiết lập thứ tự ưu tiên trong việc hoạch định phát triển, để thực hiện và đánh giá công việc. PHẦN 3. THU THẬP, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN: PHƯƠNG PHÁP SWOT 3.1 Giới thiệu Là một trong những phương pháp thu thập, phân tích và đánh giá nguồn thông tin từ nông dân, phục vụ cho việc mô tả điểm nghiên cứu. Phương pháp SWOT giúp nhóm nghiên cứu về Hệ thống canh tác hình dung rõ nét nhất bối cảnh hiện tại và triển vọng tương lai của một cộng đồng, một làng xã, hay ở cấp cao hơn. 3.2. Mục tiêu Sau khi nghiên cứu các học viên có thể: - Xác định được những mặt MẠNH (Strengths), YẾU (Weaknesses), TRIỂN VỌNG (hay CƠ HỘI) (Opportunities) và RỦI RO (NGUY CƠ) (Threats) thường được sử dụng trong mô tả điểm nghiên cứu. - Ứng dụng tiến trình phân tích SWOT ở cấp làng xã như: phân nhóm, thiết lập bảng phân tích thành 4 cột: S, W, O và T - Phân tích kết quả SWOT. 22 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp - Thảo luận về SWOT như là một phương pháp đánh giá kết quả. 3.3. Phương pháp SWOT là gì? Là chữ viết tắt của 4 từ: Strength (mạnh), Weakness (yếu), Opportunity (cơ hội, triển vọng) và Threat (rủi ro, nguy hiểm). Đây là kỹ thuật thu thập, phân tích và đánh giá nguồn thông tin cung cấp bỡi nông dân và những người khác trong làng xã, cộng đồng hoặc từ tài liệu có sẵn. Nó được sử dụng để xác định những mặt mạnh, yếu, triển vọng và rủi ro của một điều kiện sản xuất, một đặc điểm kinh tế xã hội nào đó trong một thời gian nhất định của một làng, cộng đồng hay một tổ chức, một cá nhân nông hộ. Mạnh: các điều kiện, phẩm chất, nguồn tài nguyên thúc đẩy tăng trưởng sản xuất và do đó góp phần vào sự phát triển tốt hơn. Yếu: ngược lại, các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp làm cản trở sự phát triển. Hai thành phần trên biểu thị cho điều kiện tại chỗ và hiện thời. Triển vọng: Những phương hướng cần được thực hiện nhằm tối ưu hóa các điều kiện phát triển, các biện pháp thực hiện để đạt được các mục tiêu đặt ra. Rủi ro: Ngược lại với triển vọng, những yếu tố có thể tạo ra những kết quả xấu, không mong đợi, làm hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển. Hai thành phần sau này có thể hoặc không xảy ra trong hiện tại, chỉ là những dự đoán. Phương pháp SWOT là một hình thức xác định bối cảnh, tình hình hiện tại và khả năng trong tương lai về mặt kinh tế xã hội cũng như về mặt sản xuất nông nghiệp của cộng đồng, một làng, xã, v.v… Nó giúp nhóm nghiên cứu hình dung rõ nhất, một cách toàn diện nhất bối cảnh hiện tại và tương lai. 3.4. Tiến trình thực hiện phương pháp SWOT ở cấp xã, ấp Nhìn chung phương pháp SWOT có vài đặc điểm giống với phương pháp KIP về mặt tập hợp một số nông dân hoặc những người khác lại để thảo luận nhóm về một vấn đề chuyên biệt nào đó, tuy nhiên SWOT được thực hiện với mục tiêu chuyên biệt hơn, với những chuyên đề rõ hơn. - Tiếp xúc với chính quyền địa phương, giải thích lý do và mục đích của công việc. - Xác định thành phần và số người thảo luận, cung cấp thông tin ở mỗi nhóm. Chính quyền sẽ cung cấp danh sách những người theo yêu cầu công việc. Số người cho mỗi nhóm từ 5- 10 người. - An định ngày giờ và địa điểm làm việc cho từng nhóm. 23 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp - Mỗi nhóm cử một người ghi biên bản thảo luận trên một tờ giấy lớn có chia thành 4 cột (hoặc một bảng chia thành 4 ô) đều nhau cho mỗi mục: MẠNH, YẾU, TRIỂN VỌNG, RỦI RO. - Nhóm nghiên cứu cử một người phụ trách một nhóm thảo luận. Các nhóm này có thể họp riêng để kết quả thảo luận phong phú hơn. - Người phụ trách phải giải thích rõ lý do và mục đích cần đạt được sau thảo luận vấn đề. Thời gian các nhóm hoàn thành bảng SWOT là từ 1 đến 2 giờ. Càng nhiều ý kiến tham gia càng tốt. - Mỗi nhóm cử ra một người trình bày kết quả. Thảo luận ngay sau khi mỗi nhóm trình bày kết quả. - Nhóm nghiên cứu tập hợp các bảng này để tổng hợp thành một tài liệu để phục vụ cho công tác kế tiếp. 3.5. Phân tích kết quả SWOT Các thông tin cung cấp bỡi phương pháp SWOT thường có tính chất tổng quát, và những kết quả khác nhau từ những nhóm công tác khác nhau thường được kiểm chứng bằng những thông tin có sẵn, vì nguồn thông tin từ chính nông dân thường trên cơ sở những gì họ tự nhận biết về hiện tại và tương lai của họ. Các thông tin ở cột MẠNH (S) biểu thị những gì nông dân hiện có, cột YẾU (W) phản ánh những cầu và khó khăn. Cột TRIỂN VỌNG (O) biểu thị những gì có thể làm được do chính nông dân và các cơ quan phát triển, trong khi đó cột RỦI RO (T) cho biết những khó khăn trở ngại có thể xảy ra trong tương lai và nó có thể trong hoặc ngoài tầm kiểm soát của con người. 3.6. SWOT là công cụ để đánh giá Dùng phương pháp SWOT để đánh giá một dự án, một chương trình phát triển sản xuất khi người ta phân tích so sánh 2 kết quả SWOT của cùng một chuyên đề ở 2 thời điểm khác nhau: khi bắt đầu và kết thúc dự án. Khi so sánh kết quả ở 2 giai đoạn khác nhau ta có thể đánh giá được mức tiến triển. Nếu kết quả tốt thì thông tin ở cột MẠNH càng nhiều, 3 cột kia bị ít đi. Hoặc nếu cột MẠNH không nhiều hơn, nhưng chất lượng thay đổi từ thấp lên cao thì cũng được. Cho nên sự di chuyển thông tin từ cột này sang cột khác có thể giúp nhóm nghiên cứu phán đoán chính xác những gì tồn tại, những gì đã được cải tiến. Điều tương tự xảy ra cho hai cột TRIỂN VỌNG VÀ RỦI RO, chỉ trừ những rủi ro ngoài tầm kiểm soát của con người như mưa, bão và những thiên tai khác. Tóm lại: Trong việc áp dụng phương pháp SWOT có vài điều có thể rút ra: 24 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp - Để có thể có kết quả tốt và đáng tin cậy cần có một mối quan hệ đầy đủ, tin cậy giữa người tổ chức và người tham gia thảo luận. - Những dữ kiện hoặc vấn đề tế nhị khó nói về cộng đồng có thể dễ dàng phát biểu thông qua phương pháp SWOT. - Phương pháp SWOT có thể áp dụng để tự đánh giá. 25 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp PHẦN 4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI ABC 4.1 Giới thiệu: Phương pháp ABC giúp phân loại nhóm nông hộ thành 3 dạng: Giàu, Trung bình, Nghèo. Một cách tổng quát phương pháp ABC là để xác định những hộ nghèo trong làng, xã, cộng đồng. Nhiều dự án về phát triển đã cải tiến mức sống của những người giàu, mà những người này có mức sống vượt xa những người nghèo nhất trong cộng đồng. Phương pháp ABC được áp dụng một cách hiệu quả những dự án phát triển đối với những người ở cấp thấp trong giai tầng xã hội, và điều rõ ràng là không ai hiểu rõ hơn những người trong cùng cộng đồng về mức sống của những người chung quanh họ: ai giàu, ai nghèo. 4.2. Mục tiêu cần đạt Sau khi nghiên cứu phần này, học viên sẽ: - Nắm rõ khái niệm về phương pháp ABC, tiến trình thực hiện và những ưu, nhược điểm của phương pháp này. 4.3. Tiến trình ABC - Thiết lập danh sách chủ hộ. Danh sách này có thể được cung cấp bỡi chủ tịch xã hoặc từ số liệu thống kê gần nhất. Cập nhật hóa danh sách sau khi rà lại số đi, số mới đến. - Viết tên danh sách chủ hộ trên những thẻ riêng biệt. - Tổ chức họp theo nhóm KIP. Thảo luận nhóm KIP về những chủ đề như phân loại gia đình thành 3 nhóm: giàu, trung bình, nghèo và những chỉ tiêu, tiêu chuẩn nào cho từng nhóm. - Cho nhóm KIP tuần tự tên của từng chủ hộ và nhóm KIP sẽ thảo luận đưa từng tên chủ hộ vào một trong 3 nhóm. - Nhóm KIP sẽ xác định rõ những đặc điểm nào của đa số chủ hộ ở cùng nhóm và làm thế nào để phân biệt với nhóm khác. Việc này những người tham gia nhóm KIP họp thảo luận đi đến nhất trí cho từng biểu loại, từng nhóm. 4.4. Ưu điểm của ABC - Công việc này rất vui vẻ và không gây ra bất kỳ sự lo âu, ngờ vực nào từ phía những người tham dự. Rất dễ tổ chức vào bất kỳ lúc nào trong thời gian thực hiện dự án. - Các thành viên của nhóm KIP cũng rất hào hứng và cố gắng cung cấp chính xác các thông tin, phân loại chính xác các nhóm. Làm như thế họ đã tích cực tham dự vào tiến trình thực hiện một dự án phát triển cho chính địa phương này. 26 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp 4.5. Hạn chế của ABC - Không liệt kê đầy đủ tên của chủ hộ dễ gây ra đánh giá không đúng mức các tiêu chuẩn phân nhóm. - Một vài nông dân hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá, đặc biệt là họ tiên đoán có những lợi lộc cho cộng đồng từ các dự án phát triển. Trong trường hợp này người chủ trì nhóm KIP phải đóng vai trò tích cực hơn, phải đặt câu hỏi, nêu lên những mối nghi ngờ, cũng như ý kiến không tán đồng với vài câu trả lời không rõ ràng. 4.6. Những điều rút ra từ ABC a/ Một chỉ tiêu đánh giá dựa trên mức thu nhập từ nguồn thông tin của cuộc điều tra phỏng vấn nông hộ có thể liên quan đến những tiêu chuẩn xếp loại của nhóm KIP khi sử dụng phương pháp ABC. b/ Nhóm KIP thường sử dụng những tiêu chuẩn để phân loại như sau: - Mức độ sở hữu ruộng đất - Nguồn thu nhập - Kiểu xây cất nhà ở - Khả năng cho con cái đi học Những đặc điểm của mỗi tiêu chuẩn trên đây có khuynh hướng thay đổi qua từng thời gian nhưng mục tiêu chung phân loại dân số vẫn đạt được kết quả. 27 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp PHẦN 5. PHÂN HẠNG GIÀU NGHÈO (WEALTH RANKING) 5.1. Giới thiệu Trong tất các cộng đồng đều có sự khác biệt về mức giàu nghèo và sự không công bằng. Sự khác biệt này có ảnh hưởng đến thái độ, chiến lược và quan điểm của hộ. Phân hạng giàu nghèo (wealth ranking) cho phép nhóm PRA khảo sát: - Nhận thức về sự khác biệt về giàu nghèo và sự không công bằng trong cộng đồng. - Khám phá các chỉ thị và tiêu chuẩn của địa phương về giàu nghèo và sự thịnh vượng. - Thiết lập vị thế tương đối của các hộ trong cộng đồng. Loại hình thái kinh tế xã hội cộng đồng này có thể được sử dụng trong việc chọn mẫu nông hộ cho các cuộc phỏng điều tra sau đó, xác định thành viên tham gia dự án và để so sánh tác động của dự án đến nhóm trong và ngoài dự án. Ngoài ra cũng là tiền đề cho thảo luận chiến lược, cơ hội, trở ngại và giải pháp khả dĩ. 5.2. Các nguyên tắc - Người ngoài và trong cộng đồng có sự khác biệt về nhận thức giàu nghèo, sự sung túc và sự không công bằng. Các nhận thức của địa phương có tính quyết định, sâu sắc hơn. - Các nhóm người khác nhau trong cộng đồng (đàn ông, phụ nữ, thương buôn, người làm thuê) sẽ có những chỉ tiêu khác nhau về sự giàu nghèo. - Tìm kiếm khoảng cách vị thế kinh tế xã hội trong cộng đồng rất hữu ích trong PRA. Phân hạng giàu nghèo dựa trên các giả định các thành viên của cộng đồng có nhận thức là các thành viên trong số họ có mức giàu nghèo khác nhau. Phải ý thức là cộng đồng có nhận thức riêng về vị thế của họ. Điều cần thiết là phải có kiểm tra chéo bằng phương pháp khác (Bảng liệt kê các quan sát) để kiểm chứng kết quả. 5.3. Các bước trong phân hạng giàu nghèo - Lập danh sách và số thứ tự các hộ trong cộng đồng. Tên chủ hộ và số thứ tự của hộ được ghi trên các thẻ riêng biệt. - Một số phân loại viên (Sorter) – những người có thời gian sống lâu và hiểu rõ những hộ gia đình trong cộng đồng - được mời tham gia để phân loại hộ theo các chồng thẻ khác 28 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp nhau, mỗi người (phân loại viên) sẽ độc lập phân loại hộ theo những tiêu chuẩn riêng của họ. Nếu phân loại viên là người mù chữ, ta đọc tên hộ trên các thẻ và đưa họ xếp các thẻ này vào nhóm phân loại nào. Phân loại viên là điểm quan trọng trong cách phân loại kiểu này. Do đó việc chọn lựa và tiếp xúc với phân loại viên trước khi thực hiện phân loại là rất cần thiết. Trao đổi quan điểm với phân loại viên là không cần thông tin về mức giàu có của cá nhân mà cần các mức độ giàu nghèo trong cộng đồng. Cần biết chỉ tiêu và thông số của chồng thẻ phân loại của các phân loại viên. - Sử dụng các giỏ hoặc các hộp nhỏ được đánh số (theo các mức phân loại của phân loại viên). Việc này giúp cho phân loại viên và nhóm khảo sát không nhầm lẫn. Xáo trộn các thẻ trước khi chuyển cho phân loại viên khác. - Sau khi phân loại, yêu cầu phân loại viên xác định chỉ tiêu phân loại trên các chồng thẻ. Tránh tranh luận về thứ hạng của mỗi gia đình, điều này tránh nhận thức không tốt trong cộng đồng. - Sau khi đã phân loại theo chồng thẻ, ghi chú điểm của từng hộ theo số chồng thẻ. Nếu hộ nào không phân hạng thì không cho điểm. Phải có ít nhất là 3 phân loại viên thực hiện trong cộng đồng và thực hiện độc lập với nhau để bảo đảm độ tin cậy. Nếu số phân hạng giàu nghèo giữa các phân loại viên nhau, thì chia điểm của mỗi hộ theo số phân hạng. Phương pháp này cần thiết để so sánh điểm giữa các phân loại viên. - Sau khi điểm của các phân loại viên đã được ghi chú, điểm được cộng lại và chia cho số phân loại viên. Ví dụ có 4 phân loại viên, nhưng có một phân loại viên không biết một trong các hộ , thì điểm của hộ này được chia cho 3. Kiểm tra tính kiên định của phân loại viên khi cho điểm. Nếu kết quả của một phân loại viên có kết quả khác biệt quá lớn trong nhóm, cần thực hiện lại với phân loại viên khác. - Sắp xếp các hộ theo thứ tự giàu, nghèo. Nếu phân loại viên có số chồng thẻ khác nhau ( số phân hạng khác nhau) thì lấy số phân hạng trung bình. Ví dụ nếu có 4 phân loại viên có số chồng thẻ phân loại lần lượt là 4, 4, 7 và 6 thì số phân hạng được tính bình quân là 5. Ví dụ : Danh sách phân hạng trong một cộng đồng có 20 hộ được đánh số thứ tự từ 1 đến 20. Có 3 phân loại viên trong cộng đồng đã xếp các thẻ phân nhóm như sau theo các chỉ tiêu phân hạng riêng của cá nhân: 29 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp Phân loại viên Chồng thẻ Số thẻ Điểm cho mỗi chồng thẻ 1 (giàu nhất) 4,10,14,19,13,5,18 1/3 = 0,33 2 1,6,9,15,20,7,17 2/3 = 0,66 1 3 2,8,12,16,3,11 3/3 =1,00 1 (giàu nhất) 19,4,14,6 1/5 = 0,20 2 10, 5, 18, 13, 1, 15 2/5 =0,40 3 9, 20, 17, 7 3/5 = 0,60 4 16, 8, 11 4/5 = 0,80 2 5 2, 12, 3 5/5 =1,00 1 (giàu nhất) 14,6,1, 15,12 ¼ = 0,25 2 4,9,13,15,5,10 2/4 = 0,5 3 19,20,17,7 ¾ = 0,75 3 4 8,11,16,3,2 4/4 = 1,00 30 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp Bảng điểm của các hộ đã phân hạng Số thẻ Điểm của phân loại viên 1 Điểm của phân loại viên 2 Điểm của phân loại viên 3 Điểm trung bình 1 0,66 0,44 0,25 0,43 2 1 1 1 1 3 1 1 1 1 4 0,33 0,20 0,50 0,34 5 0,33 0,40 0,50 0,41 6 0,66 0,20 0,25 0,51 7 0,66 0,60 0,75 0,67 8 1 0,80 1 0,93 9 0,66 0,60 0,50 0,59 10 0,33 0,40 0,50 0,41 11 1 0,80 1 0,93 12 1 1 0,25 0,75 13 0,33 0,40 0,50 0,41 14 0,33 0,20 0,25 0,26 15 0,66 0,40 0,25 0,44 16 1 0,60 0,75 0,78 17 0,66 0,60 0,75 0,78 18 0,33 0,40 0,50 0,41 19 0,33 0,25 0,75 0,42 20 0,66 0,60 0,75 0,67 Các số in đậm là trường hợp bất thường cần tìm hiểu 31 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp Bảng phân hạng các hộ trong cộng đồng Phân hạng Điểm trung bình Số thẻ Hạng 1 (Rất nghèo) 1,00 2 1,00 3 0,93 8 0,93 11 Hạng 2 0,78 16 0,75 12 0,67 7 0,67 17 0,67 20 0,59 9 Hạng 3 0,51 6 0,44 15 0,43 1 0,42 19 0,41 10 0,41 5 0,41 18 0,41 13 Hạng 4 (Rất giàu) 0,34 4 0,26 14 32 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp Chú ý: Thu thập dữ liệu theo phương pháp này thì đơn giản và có thể thực hiện trong một ngày. Tuy nhiên, điều này sẽ làm không tốt trong những vùng dân cư đông đúc, khi khó khăn trong việc lấy danh sách các hộ và cũng khó tìm được phân loại viên biết được tất cả các thành viên trong cộng đồng. Cũng tương tự như vậy, cách làm này sẽ nặng nề, cồng kềnh khi danh sách phân loại quá nhiều. Bởi những nhóm khác nhau có thể tự đánh giá khác nhau nên điểm số giữa các làng, xã không thể so sánh được. Một số cộng đồng tương đối sung túc có thể tự đánh giá nghèo hơn các cộng đồng rất nghèo. Trong cộng đồng với tư tưởng chủ nghĩa bình quân, phân hạng giàu nghèo có thể không khả thi và các dân làng phản đối khi xếp họ vào nhóm phân hạng khác. Trong cộng đồng khi biết được sẽ nhận lợi ích từ các tổ chức phát triển, kết quả phân hạng giàu nghèo có thể không đáng tin cậy bỡi các phân loại viên cố gắng làm giảm mức giàu của các hộ. PHẦN 6. CHUẨN BỊ MỘT CUỘC PHỎNG VẤN NGẮN TẬP TRUNG VÀO CÁC VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT 6.1. Mở đầu Trong thực tế, nhiều khi nhà nghiên cứu hoặc cán bộ khuyến nông bị đặt trước một vấn đề phải nghiên cứu đề xuất biện pháp giải quyết cấp bách các vấn đề khó khăn trong sản xuất mà nông dân đang gặp phải. Trong trường hợp như vậy, nhà nghiên cứu và các cán bộ khuyến nông cần có ngay các thông tin đáng tin cậy và có hệ thống để phân tích, đánh giá, xếp loại và xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề khó khăn. Trên cơ sở đó mới có thể đề xuất biện pháp giải quyết cụ thể thích hợp và sát với khả năng nhân lực, tài lực và vật lực của địa phương, cái nào trước cái nào sau, cái nào quan trọng hơn cần tập trung nhiều nỗ lực hơn cái khác. Một cuộc phỏng vấn ngắn tập trung vào các vấn đề khó khăn sẽ rất hữu ích cho những trường hợp như vậy. Tuy là một cuộc phỏng vấn ngắn, nhưng việc chuẩn bị chu đáo sẽ góp phần quan trọng bảo đảm nội dung và chất lượng các thông tin cần thiết theo yêu cầu của bạn, nhằm đạt mục đích xác định đúng khó khăn trở ngại và đề xuất các giải pháp khắc phục sát với yêu cầu thực tế. Phương pháp KIP (Key Informant Panel) hay phỏng vấn theo nhóm rất thích hợp cho trường hợp này. 6.2. Mục đích Bài này nhằm mục đích: - Biết được cách chuẩn bị một cuộc phỏng vấn ngắn nhằm xác định các khó khăn trở ngại trong sản xuất. 33 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp - Hiểu được cách thu thập các thông tin về các vấn đề khó khăn trong sản xuất, hệ thống hóa chúng và xác định vấn đề khó khăn trọng tâm nhất. - Thực hành kỹ năng xây dựng sơ đồ nhánh các vấn đề khó khăn trong sản xuất với sự tham gia tích cực của nông dân. 6.3. Nội dung 6.3.1 Nội dung tiến hành cuộc phỏng vấn Cuộc phỏng vấn nên được tiến hành theo trình tự sau đây: 6.3.1.1. Liệt kê các khó khăn có thể có Dự kiến các vấn đề khó khăn có thể có bằng hiểu biết của mình, cộng với việc trao đổi với các bộ chỉ đạo sản xuất, các người am hiểu tại địa phương và nông dân có kinh nghiệm trong vùng. Liệt kê tất cả các vấn đề khó khăn có thể có trong quá trình sản xuất của nông dân. 6.3.1.2 . Xác định vấn đề khó khăn cốt lõi nhất Thảo luận với nông dân kết hợp với các nhà chuyên môn trong nhóm nghiên cứu xác định cho được trong số khó khăn trở ngại vấn đề nào trọng tâm và cốt lõi nhất. Để xác định khó khăn trọng tâm và quan trọng nhất có thể sử dụng một trong những phương pháp “ Problem Ranking” sau đây: a/ Phương pháp bình phẩm (theo Tripp và Woolley, 1989) - Liệt kê tất cả khó khăn. - Đánh giá theo qui mô phân bố, tầm quan trọng và mức độ thiệt hại tới năng suất và thu nhập. - Sắp xếp tương đối theo 3 tiêu chuẩn trên. Ví dụ: Bảng xếp hạng các vấn đề khó khăn: (xxx: rất quan trọng, xx: quan trọng, x: hơi quan trọng, 0: không quan trọng) Vấn đề khó khăn Qui mô phân bố Tầm quan trọng trên hoa màu Mức độ nghiêm trọng Xếp hạng 1. Thiếu N trên Bắp Hầu hết nông dân xx Bắp xxx xx 1 2. Thiếu Lân trên Bắp Hầu hết nông dân xx Bắp xx xx 2 34 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp 3. Khô hạn trên Bắp Một số nông dân xx Bắp xx xx 3 4. Chi phí làm cỏ cao Hầu hết nông dân xx Bắp xx x 3 5. Thiếu N trên đậu Hầu hết nông dân xx Đậu x x 4 . . . . . . . b/ Phương pháp so sánh cặp (Pairwise Ranking Matrix) - Liệt kê tất cả các vấn đề khó khăn trên bảng 2 chiều ngang và dọc. - So sánh từng cặp, ghi vào ô tương ứng vấn đề quan trọng hơn. - Đếm số lần xuất hiện của từng vấn đề khó khăn. - Sắp hạng theo số lần xuất hiện. Ví dụ: Vấn đề khó khăn Thời tiết xấu Sâu bệnh Cỏ dại Chi phí cao Thiếu đất Thiếu nước Thiếu kỹ thuật Thời tiết xấu - Thời tiết Thời tiết Chi phí cao Thời tiết Thời tiết Thời tiết Sâu bệnh - - Sâu bệnh Chi phí cao Thiếu đất Thiếu nước Sâu bệnh Cỏ dại - - - Chi phí cao Thiếu đất Thiếu nước Cỏ dại Chi phí cao - - - - Chi phí cao Chi phí cao Chi phí cao Thiếu đất - - - - - Thiếu đất Thiếu đất Thiếu nước - - - - - - Thiếu nước 35 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp Thiếu kỹ thuật - - - - - - - Xếp hạng khó khăn Vấn đề khó khăn Số lần xuất hiện Xếp hạng Thời tiết xấu 5 2 Sâu bệnh 2 5 Cỏ dại 1 6 Chi phí cao 6 1 Thiếu đất 4 3 Thiếu nước 3 4 Thiếu kỹ thuật 0 7 c/ Phương pháp bình bầu (Voting) - Liệt kê tất cả các vấn đề khó khăn. - Bình bầu: Có thể dùng phương pháp đưa tay hoặc phát cho mỗi nông dân 3-5 hòn đá hoặc que tăm. Yêu cầu mỗi nông dân đặt các hòn đá của họ vào ô thích hợp tương ứng với các vấn đề khó khăn mà họ cho là quan trọng nhất. Khó khăn nào quan trọng nhất thì đặt nhiều hòn đá nhất, khó khăn nào ít quan trọng hơn thì đặt ít hòn đá hơn, không đặt hòn đá nào nếu họ cho khó khăn đó không quan trọng. Nông dân có thể đặt hết các hòn đá của mình vào 1 hoặc 2 khó khăn và bỏ trống các khó khăn còn lại, nếu họ cho rằng chỉ có mấy khó khăn đó mà thôi. - Đếm tổng số phiếu bầu hoặc số hòn đá [que tăm] của từng khó khăn mà xếp hạng. Khó khăn nào nhiều phiếu hoặc hòn đá [que tăm] nhất tức là khó khăn quan trọng nhất. Có thể phân kỹ hơn mỗi khó khăn theo thứ tự khó khăn quan trọng nhất, quan trọng thứ 2,3, 4 … Ví dụ: 36 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp Bảng sắp hạng khó khăn bằng cách bình bầu Ý kiến nông dân Vấn đề khó khăn Quan trọng 1 2 3 4 Tổng cộng Sắp hạng Thời tiết xấu 7 7 3 1 18 2 Sâu bệnh 2 3 1 0 6 5 Cỏ dại 2 2 1 0 5 6 Chi phí cao 10 7 5 3 25 1 Thiếu đất 4 3 2 0 9 6 Thiếu nước 2 4 1 0 7 4 Thiếu kỹ thuật 1 1 0 0 2 7 6.3.2. Truy tìm nguyên nhân và phân nhóm Liệt kê tất cả các nguyên nhân có thể có. Lưu ý rằng khó khăn này có thể là nguyên nhân hay hậu quả của một hoặc nhiều khó khăn khác. Sắp xếp các vấn đề khó khăn và tất cả các nguyên nhân có thể của nó theo các lĩnh vực tự nhiên, kỹ thuật, sinh học và kinh tế, xã hội để dễ dàng tìm mối quan hệ và xác định biện pháp giải quyết thích hợp. 6.3.3. Xác lập mối quan hệ nhân quả: Xây dựng “cây vấn đề”(Problem tree) Sau khi đã thu thập đầy đủ các vấn đề khó khăn và nguyên nhân của chúng, việc quan trọng kế tiếp sẽ là xác lập mối quan hệ nhân quả giữa các vấn đề khó khăn và các nguyên nhân của nó sẽ xoay quanh vấn đề khó khăn trọng tâm hay cốt lõi nhất. Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm, lý luận và thực tiễn của các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông cộng với sự tham gia tích cực của nông dân để sắp xếp lại và xây dựng cho được mối quan hệ giữa các vấn đề khó khăn và các nguyên nhân của chúng thật hợp lý, khoa học và xác thực thể hiện bằng các sơ đồ nhánh. Ví dụ tổng quát: Nguyên nhân thứ cấp Nguyên nhân thứ cấp 37 Nguyên nhân sơ cấp Nguyên nhân sơ cấp Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp 6.3.4. Dự kiến các câu hỏi cần thiết Tùy tình hình cụ thể của từng trường hợp mà dự kiến các câu hỏi cho phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương và nội dung cần nắm bắt. Lưu ý là các câu hỏi nên hết sức cụ thể và chính xác về mặt không gian và thời gian. Sau đây là một số câu hỏi gợi ý và được xem như là trường hợp ví dụ:  Những khó khăn nào mà ông (bà) thường gặp phải trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân trong khu vực của mình?  Trong đó, khó khăn nào ông (bà) cho là quan trọng nhất?  Nó thường xảy ra hay không và mức độ thiệt hại của nó như thế nào?  Theo ông (bà) thì các nguyên nhân đã dẫn đến những khó khăn trở ngại này là gì ? vân vân . . . 6.3.5. Kỹ thuật xây dựng sơ đồ nhánh về những vấn đề khó khăn (Problem tree) Bước 1: Phát cho mỗi nông dân viết và một số thẻ đã chuẩn bị sẵn. Kích thước thẻ lớn nhỏ tùy không gian của phòng họp, làm thế nào để cho mọi người có thể thấy chữ viết trên đó. Nếu họp nhóm khoảng 10 người trở lại thì có thể chuẩn bị thẻ chừng ¼ trang giấy khổ 21 x 33cm (khổ giấy A4). Số lượng thẻ phải sử dụng đủ để nông dân sử dụng theo yêu cầu của họ. Bước 2: Yêu cầu và hướng dẫn nông dân viết ra (hoặc cán bộ trong nhóm nghiên cứu sẽ viết giúp theo ý nông dân nếu họ không biết viết) các khó khăn trở ngại mà họ gặp phải trong quá trình sản xuất. Mỗi thẻ cần ghi thật vắn tắt (2-3 từ là tốt nhất), to, rõ ràng, súc tích và chỉ nêu một vấn đề khó khăn mà thôi. Mỗi nông dân có thể viết một hoặc nhiều vấn đề khó khăn. Có bao nhiêu vấn đề khó khăn thì sử dụng bấy nhiêu thẻ để viết theo lưu ý như trên. Bước 3: Thu lại tất cả các thẻ được viết. Bước 4: Gom chung các vấn đề khó khăn trùng nhau. Phân loại và sắp xếp các vấn đề khó khăn theo các nhóm thuộc các lĩnh vực tự nhiên, kỹ thuật, sinh học và kinh tế, xã hội . . . Gắn các thẻ lên bảng hoặc tờ giấy lớn theo nhóm các lĩnh vực trên. Bước 5: Xác định khó khăn trọng tâm nhất. Lưu ý rằng một khó khăn này có thể là nguyên nhân hoặc hậu quả của một một hoặc nhiều khó khăn khác. Thảo luận với nông dân để xác định một khó khăn trọng tâm và cốt lõi nhất. Dùng các kỹ thuật như bình phẩm, so sánh cặp, bình bầu đã đề cập trong phần 3.1.2. Gắn thẻ khó khăn quan trọng nhất lên giữa bảng hoặc tờ giấy lớn. 38 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp Bước 6: Sắp xếp các vấn đề khó khăn và nguyên nhân của nó theo trình tự xa gần với khó khăn trọng tâm, tùy theo ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp. Dĩ nhiên, vẫn phải gắn các thẻ này theo nhóm. Bước 7: Thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa các vấn đề khó khăn và các nguyên nhân của nó, cũng như giữa các khó khăn với nhau cho thật hợp lý. Dùng viết lớn nét vẽ các mũi tên để chỉ các mối liên hệ này. Đó là nội dung cơ bản của kỹ thuật xây dựng sơ đồ nhánh về những khó khăn trở ngại trong sản xuất (problem tree). Kỹ thuật này thích hợp trong trường hợp phỏng vấn nhóm. Lưu ý rằng tất cả mọi công đoạn đều phải có sự tham gia tích cực của nông dân, cán bộ điều tra chỉ đóng vai trò điều hành thảo luận mà thôi. Để thực hiện thành công kỹ thuật này, người điều hành thảo luận cần phải rèn luyện kỹ năng khơi dậy và kích thích sự tham gia của nông dân. 39 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp PHẦN 7. LẬP BẢN ĐỒ HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP 7.1. Giới thiệu Một trong những mục đích cơ bản để tiến hành mô tả điểm nghiên cứu là nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho việc tập trung nghiên cứu và lập kế hoạch thử nghiệm tại điểm. Một trong những công cụ có thể dùng để mô tả điểm là việc vẽ bản đồ hệ sinh thái nông nghiệp. Điều này đòi hỏi phải chuẩn bị các bản đồ thể hiện các đặc trưng khác nhau của điểm nghiên cứu như là: 7.1.1. Bản đồ địa hình và thủy văn + Vẽ trên bản đồ theo số liệu phỏng vấn nông dân và sự quan sát trực tiếp của nhóm nghiên cứu, có thể tham khảo tài liệu đã được công bố. + Số liệu cần thu thập: Loại đất, độ dốc của đất, đường bộ, công trình thủy lợi, sông rạch, hướng dòng chảy. + Yêu cầu xác định được ranh giới của từng loại đất về tính chất, nước. 7.1.2. Bản đồ hoạt động sản xuất (bản đồ hiện trạng sản xuất) + Vẽ trên bản đồ theo số liệu phỏng vấn nông dân và sự quan sát trực tiếp của nhóm nghiên cứu. + Số liệu cần thu thập: Vị trí của các mô hình canh tác, loại cây trồng, vật nuôi chính trên từng mô hình có giá trị kinh tế, các thu nhập phi nông nghiệp. +Yêu cầu xác định diện tích tương đối của cây trồng, vật nuôi trong hệ thống sinh thái và ghi chú thu nhập phi nông nghiệp có ý nghĩa kinh tế. 7.1.3. Bản đồ xã hội + Vẽ trên bản đồ theo số liệu phỏng vấn và sự quan sát trực tiếp của nhóm nghiên cứu. + Số liệu cần thu thập: Ranh giới ấp, xã, vị trí hành chánh của cơ quan địa phương, xí nghiệp, nhà máy, chùa, nhà thờ, chợ, trường học, bệnh viện, đường bộ, sông, rạch. + Yêu cầu cho thấy nét chính về hoạt động xã hội. 7.1.4. Vẽ sơ đồ mặt cắt (Transect) Sơ đồ mặt cắt là một lát cắt tưởng tượng ngang qua vùng nghiên cứu thể hiện các vùng sinh thái nông nghiệp hoặc các kiểu sử dụng đất khác nhau. + Vẽ trên sơ đồ theo số liệu phỏng vấn nông dân và sự quan sát trực tiếp của nhóm nghiên cứu, có thể tham khảo tài liệu đã công bố. 40 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp + Số liệu cần thu thập: cây hoang, cây trồng vật nuôi chính trên từng loại đất, những vấn đề của hệ sinh thái nông nghiệp (khó khăn, trở ngại và tiềm năng, triển vọng), nguồn nước canh tác, địa hình. + Yêu cầu: cho thấy mối tương quan giữa các mô hình canh tác và môi trường. 7.1.5. Lịch thời vụ (Lịch canh tác) Trong lịch thời vụ thể hiện: - Lịch gieo trồng các loại cây trồng của từng mô hình canh tác trong năm. - Lịch chăn nuôi và bán sản phẩm chăn nuôi. - Lịch nuôi trồng thủy sản. Trong lịch thời vụ có thể vẽ thêm đường vũ lượng. Ví dụ: Lịch canh tác trồng lúa ở xã Long Phụng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An năm 2003 10/5 15/8 5/5 10/8 10/112 5/11 5/10 30/3 15/3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 Sạ lúa ngắn ngày vụ Hè Thu KDM105 cấy lấp vụ Vụ Mùa KDM105 sạ 1 vụ Tài Nguyên cấy vụ Đông Xuân 15/9 10/5 20/5 25/7 20/7 15/11 5/12 5/11 41 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp (Nguồn: Phòng NC Hệ thống nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, 2005) 7.2. Các bước trong lập bản đồ sinh thái nông nghiệp Sau khi đã chọn điểm nghiên cứu theo mục tiêu của dự án, để lập bản đồ sinh thái nông nghiệp nên theo các bước sau: Bước 1: Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập số liệu thứ cấp thông qua chính quyền địa phương, cần có các bản đồ mộc của điểm nghiên cứu (rất quan trọng), bản đồ thổ nhưỡng (nếu có), các số liệu thống kê. Trong trường hợp không có bản đồ mộc, có thể tổ chức họp nhóm KIP để phác thảo sơ đồ vùng nghiên cứu. Bước 2: Quan sát và phỏng vấn trực tiếp Quan sát và phỏng vấn trực tiếp thông qua việc tổ chức đi dã ngoại. Ghi nhận tất cả những thông tin thu thập được từ việc quan sát trực tiếp và phỏng vấn người địa phương trên đường đi dã ngoại. Những thông tin này rất quan trọng giúp nhóm nghiên cứu có cơ sở vẽ các bản đồ và sơ đồ mặt cắt. Bước 3: Vẽ bản đồ Từ các thông tin thu thập được, nhóm nghiên cứu cùng nhóm KIP tiến hành vẽ các bản đồ. Bước 4: Tổ chức báo cáo phản hồi Sau khi đã vẽ các bản đồ, sơ đồ, nhóm nghiên cứu (thông qua chính quyền địa phương) mời một nông dân đại diện để nhóm nghiên cứu trình bày lại kết quả thu được để chỉnh sửa và bổ sung lần cuối. Bước 5: Hoàn chỉnh báo cáo Ghi chú: hệ sinh thái nông nghiệp vùng nhiệt đới ẩm rất thay đổi theo không gian. Việc phân loại các đơn vị sinh thái nông nghiệp để áp dụng những hệ thống canh tác thích hợp gặp nhiều trở ngại do thiếu số liệu hoặc xác định được số liệu nào là cần thiết. Số liệu thường có tính mềm (có giá trị tương đối trong môi trường nhất định) nên không nhất thiết phải thu thập một cách chi tiết làm cho việc phân tích trở nên phức tạp và làm mờ đi các đặc điểm nơi nghiên cứu. Do đó số liệu để xác định và phân loại đặc điểm nơi nghiên cứu là cơ bản. Để làm được điều này phải có “Nhóm nghiên cứu liên ngành” ít nhất nhóm này là các nhà nông học, kinh tế, xã hội học, cán bộ khuyến nông hoặc nông dân tiên tiến nơi nghiên cứu. 42 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp PHẦN 8. SƠ ĐỒ MẶT CẮT (TRANSECT) TRONG MÔ TẢ HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP & MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ 8.1. Giới thiệu Một mặt cắt ngang qua một vùng hay một khu đất trên ấy có mô tả những đặc điểm chủ yếu về hoạt động sản xuất, các nguồn tài nguyên đất nước, cây trồng, vật nuôi, tôm cá thủy sản, cùng với những hạn chế trở ngại và những cơ hội triển vọng phát triển gọi là sơ đồ mặt cắt, và rất thông dụng trong mô tả hệ sinh thái nông nghiệp cũng như giúp hiểu được các hoạt động sản xuất chủ yếu của vùng hay một trang trại riêng lẻ. 8.2. Mục tiêu cần đạt Sau khi nghiên cứu, các học viên có thể: - Nắm vững khái niệm về sơ đồ mặt cắt và công dụng của nó. - Hiểu rõ tiến trình thực hiện sơ đồ mặt cắt. - Hiểu rõ mối quan hệ giữa sơ đồ mặt cắt với những phương pháp khác trong việc mô tả hệ sinh thái nông nghiệp, cũng như trong mô tả các hoạt động sản xuất. 8.3. Tiến trình thực hiện sơ đồ mặt cắt Để thực hiện sơ đồ mặt cắt cần thiết phải đi dã ngoại. Có thể có được các thông tin cơ bản càng tốt, nếu không có trước phải thực hiện một số công việc để thu thập thông tin như sử dụng phương pháp KIP, SWOT . . . kể cả việc sử dụng kết quả từ các nghiên cứu trước đây. Ngoài ra, những quan sát trực tiếp, đo đếm tại chỗ cũng rất cần thiết, bỡi vì sơ đồ mặt cắt là bức tranh toàn cục thu nhỏ mô tả tất cả những hoạt động sản xuất, những chi tiết về các nguồn tài nguyên, những thuận lợi, hạn chế của một nông hộ, một vùng sản xuất. - Tiếp xúc chính quyền địa phương, nêu mục đích công việc. Một số dữ kiện cần được thu thập thông qua số liệu lưu trữ cấp xã, ấp. Một số tài liệu khác được thu thập thông qua các nghiên cứu trước, cũng như kết hợp quan sát trực tiếp, đo đếm tại chỗ. - Chính quyền sẽ hẹn ngày hướng dẫn đến thăm những nông hộ hoặc những vùng sản xuất mà nhóm nghiên cứu đề nghị. - Đến hẹn, nhóm nghiên cứu đến làm việc với nông dân trong vùng. Một số phác họa về chương trình làm việc sau khi đã nêu mục đích công việc. Một sơ đồ của vùng khảo sát được phát thảo kèm theo một vài đặc điểm chủ yếu về địa hình, các nguồn tài nguyên. - Công việc dã ngoại được thực hiện thông qua kế hoạch ban đầu. Có thể chia thành nhiều nhóm với những hướng khảo sát thực địa khác nhau. 43 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp - Trên đường đi dã ngoại chú ý quan sát: + Hệ thống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, các hoạt động sản xuất, dịch vụ khác. + Các nguồn tài nguyên: Đất, nước, thủy văn, đường nước, các nguồn nước (giếng, ao, hồ . . . ) + Cấu trúc hạ tầng: đường xá, cầu cống, các công trình phúc lợi, các công trình tôn giáo (đình, chùa, nhà thơ . . .) - Cố gắng quan sát càng kỹ càng tốt, ghi chép càng nhiều càng tốt làm sao cho thông tin thu thập phong phú. Nhà nghiên cứu phác thảo hướng đi, mặt cắt sẽ trở nên phong phú nếu hoạt động sản xuất đa dạng trên đường đi. 8.4. Lợi điểm của sơ đồ mặt cắt - Sử dụng sơ đồ mặt cắt để mô tả hoạt động sản xuất là một bức tranh toàn cục của một vùng sản xuất hay một khu đất của nông hộ. Nhìn vào sơ đồ này người ta có thể hình dung được tất cả những hoạt động sản xuất của một gia đình hay một vùng đất. - Là một phương pháp giúp đánh nhanh nông thôn thông qua các chỉ tiêu về khó khăn, trở ngại và cơ hội triển vọng. - Nông dân có thể nhìn vào sơ đồ hình dung được tất cả những mặt sản xuất của nông hộ mình hay của nông hộ khác hay của cả một vùng đất. - Cán bộ nghiên cứu hay cán bộ khuyến nông dễ dàng hình dung, hiểu rõ, nắm bắt được vấn đề tồn tại ở địa phương hay của một hộ gia đình. 8.5. Nhược điểm của phương pháp - Không thể giải thích được tất cả chi tiết do kích thước giới hạn của hình vẽ. - Nếu nhà nghiên cứu đi trên đường không gặp được những chi tiết thú vị hoặc đa dạng, sơ đồ mặt cắt sẽ trở nên nghèo nàn, đơn điệu, không mô tả đúng hiện trạng sản xuất. - Chỉ mô tả được phần nổi, phần thấy được, những chi tiết không thấy được về kinh tế – xã hội sẽ không được thể hiện rõ ràng. 8.6. Liên hệ giữa sơ đồ mặt cắt với các các phương pháp khác - Sơ đồ mặt cắt cũng là một trong những hình vẽ mô tả hoạt động sản xuất của một vùng hay một nông hộ riêng biệt. Nó chỉ ra những loại cây trồng vật nuôi trên những địa hình khác nhau, những hệ thống tài nguyên khác nhau của một vùng hay của một nông hộ. - Sơ đồ mặt cắt có quan hệ gần gũi với phương pháp chẩn đoán và xác định các khó khăn trở ngại trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. 44 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp - Sơ đồ mặt cắt được thiết lập trên cơ sở những bản đồ cơ sở (base map) như bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sản xuất, bản đồ kinh tế-xã hội . ..của một vùng trong đó liệt kê những địa hình, tài nguyên đất, nước . . . -Sơ đồ mặt cắt có liên hệ với những biểu đồ, sơ đồ biểu diễn lịch canh tác trong năm, mối liên hệ hỗ tương giữa hoạt động sản xuất khác nhau, những số liệu về mức đầu tư kể cả trong và ngoài hệ thống, về việc tiêu thụ và sử dụng sản phẩm (kể cả phụ phẩm), những sơ đồ dòng chảy, vv… 8.7. Bài học kinh nghiệm khi thực hành dã ngoại để thực hiện sơ đồ mặt cắt - Người am hiểu công việc, có kinh nghiệm sẽ nhanh chóng xác định đúng hướng đi, do đó ghi nhận được nhiều hoạt động phong phú. - Trong khi đi dã ngoại không nên bỏ sót bất kỳ chi tiết nhỏ nhất nào, vì bất cứ thông tin nào cũng đều có ích cho việc phác họa ra một mặt cắt đầy đủ chi tiết và chính xác. - Không nên bỏ quên một yếu tố quan trọng là sự tham gia của nông dân trong việc phác thảo ra sơ đồ mặt cắt, có thể là một cá nhân, một nhóm nông dân, hay nhóm KIP. - Cần kết hợp những quan sát trực tiếp với số liệu thứ cấp, các tài liệu, các bản đồ. Một sơ đồ mặt cắt có thể được thể hiện như sau: Vùng 1 Vùng 2 Vùng …. Địa hình Cao Trung bình Thấp Rất thấp Loại đất Xám bạc màu Xám bạc màu Xám bùn Phèn Nguồn nước Kênh nổi, giếng đào Giếng khoan Kênh chìm rạch Cây trồng Rau các loại, cây ăn trái Lúa, đậu phộng Lúa Lúa Vật nuôi Gà, heo, bò, trâu Gà, heo, bò, trâu Trâu, vịt 45 Phòng Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp 46 Khó khăn, trở ngại -Thiếu giống tốt -Dịch bệnh gia súc, gia cầm - Ung nước do kênh tưới. -Chi phí tưới cao -Cỏ dại nhiều trong vụ hè thu Ngập úng từ tháng 8-10 Triển vọng, cơ hội Phát triển chăn nuôi gia cầm Tăng thêm vụ Xuân hè Tăng 2 vụ lúa/năm Ghi chú: Những chữ viết in trong bảng trên chỉ là ví dụ tượng trưng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftailieutaphuanpra2_8004.pdf
Tài liệu liên quan