Xây dựng hệ thống thông tin hội nhập kinh tế quốc tế

Thiết lập một môi trường thông tin hội nhập kinh tế quốc tế thống nhất và rộng khắp trong cả nước nhằm tăng cường sự chỉ đạo có định hướng và tập trung của Đảng và Nhà nước (thông qua Uỷ ban quốc gia về Hội nhập kinh tế quốc tế) đối với các ngành, các địa phương trong cả nước.

doc3 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng hệ thống thông tin hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương dự án XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Mục đích Thiết lập một môi trường thông tin hội nhập kinh tế quốc tế thống nhất và rộng khắp trong cả nước nhằm tăng cường sự chỉ đạo có định hướng và tập trung của Đảng và Nhà nước (thông qua Uỷ ban quốc gia về Hội nhập kinh tế quốc tế) đối với các ngành, các địa phương trong cả nước. Khuyến khích các ngành, địa phương xây dựng hệ thống website kinh tế như một phương tiện nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và có khả năng tích hợp với hệ thống thông tin hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Yêu cầu Giới thiệu được đầy đủ, chi tiết thông tin mà Ủy ban quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế và các đơn vị thành viên của UB cung cấp, hướng dẫn, giải thích cho các ngành, địa phương trong hội nhập kinh tế quốc tế với AFTA, APEC, VN - HK, WTO... Cung cấp các thông tin tra cứu, có tính bổ trợ (như thông tin địa lý, văn hoá, lịch sử quan hệ, thói quen, ứng xử,... của từng khu vực kinh tế, từng cộng đồng thương mại). Tạo dựng được hình ảnh ngày càng rõ nét và chuyên nghiệp về khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của từng ngành, địa phương và thông qua đó, của từng khu vực, vùng kinh tế trong cả nước. Tạo ra phương tiện hội nhập chủ động và có thể nâng cấp dần dần một cách có định hướng và chủ động. Nội dung Phần Tin tức - Sự kiện hội nhập kinh tế quốc tế (News & Events): Tin nổi bật trong tuần về hội nhập kinh tế quốc tế, các thị trường chính. Tin nổi bật trong hội nhập của các ngành, các địa phương. Hoạt động của Uỷ ban quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế. Tiêu điểm trong kỳ. Phần Thông tin tra cứu (Reference) Các tổ chức kinh tế quốc tế AFTA, APEC, HK, WTO Cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBQG về hội nhập KTQT. Lộ trình hội nhập kinh t81 quốc tế. Các tài liệu thống kê, phân tích thỊ trường, dự báo, tổng hợp... Phần giới thiệu các ngành (Industres – Economic zones) Giới thiệu các ngành kinh tế Giới thiệu các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu kinh tế mở... Giới thiệu các mặt hàng chủ lực tham gia hội nhập. Kết nối các website liên quan. Phần giới thiệu các địa phương (Provinces - Cities) Giới thiệu trang điện tử hội nhập kinh tế quốc tế tùng địa phương. Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, hoạt động tiêu biểu của địa phương. Kết nối các website liên quan. Phần giới thiệu các thành viên tham gia thị trường: AFTA, APEC, HK, WTO... Giới thiệu tổng quát về từng thành viên tham gia thị trường mà Việt Nam hội nhập. Giới thiệu các thế mạnh, tập quán thương mại, trình độ công nghệ của từng quốc gia thành viên. Kết nối các website liên quan. Phần giới thiệu các điển hình, kinh nghiệm thực tiễn Trong khuyếch trương và bảo vệ thương hiệu. Trong lựa chọn cách tiếp cận. Trong hợp tác quốc tế. Kết nối các website liên quan. Phần giới thiệu các địa chỉ tham khảo (tư vấn, đào tạo, trọng tài, cung cấp giải pháp,...) Tổ chức CSDL về các đơn vị này. Giới thiệu tồng quát thông tin cần biết. Kết nối các website liên quan. Đề xuất giải pháp Công cụ phát triển portal và hệ thống website: Bộ công cụ phần mềm phát triển và quản trị nội dung website và tích hợp thông tin trong hệ thống. Hosting: Cài đặt trên cổng Internet quốc gia. Tên miền dự kiến www.vietnam&world.com.vn Tổ chức portal và các website: trên cùng một không gian điều khiển hay trên những không gian khác nhau. Viện Công nghệ Viễn thông, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia xung phong đảm nhiệm vai trò phát triển chính theo chỉ đạo của UB quốc gia về HNKTQT. Dự kiến kế hoạch Trình và thông qua đề cương dự án: Xây dựng phiên bản 1: Từ tháng 8 đến tháng 12/200x. Gồm những nội dung chính mà UB yêu cầu. Đào tạo cho các bộ, ngành, cho các địa phương. Cài đặt trên cổng Internet quốc gia. Phát triển, cập nhật, khai thác. Bảo trì Nhận xét bổ sung Hiện tại, các bộ ngành, địa phương đều đang tích cực ứng dụng và phát triển CNTT theo tinh thần của Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, ứng dụng như thế nào để mang lại hiệu quả thực sự và toàn diện vẫn là vấn đề nổi bật hiện nay. Việc xây dựng hệ thống thông tin hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và tập trung tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho vấn đề này (về chuẩn hoá, công nghệ, tổ chức thông tin, đào tạo phát triển nguồn nhân lực..). Có thể phối hợp dự án này với nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế các ngành, các địa phương. Thông qua hệ thống này, Chính phủ có thể thấy rõ hơn trạng thái hội nhập của từng ngành, địa phương để có biện pháp hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời. Ngược lại, các địa phương có được một “sân tập” chung có tính chuyên nghiệp và một tác nhân tích cực trong quá trình hiện đại hoá. Các địa phương đều có kinh phí tham gia dự án này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHttthoinhap.doc
Tài liệu liên quan