Xã hội học - Phần II: Nghiên cứu khoa học và hợp tác trong nước, quốc tế dành cho sinh viên
Hàng năm, Trường ĐHKT tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tại các
doanh nghiệp đối tác nhằm giúp sinh viên có kinh nghiệm thực tế, có thể ứng dụng
những kiến thức đã được học một cách thiết thực và hiệu quả, đồng thời hỗ trợ sinh
viên hoàn thành tốt niên luận. Hoạt động này cũng đã giúp nhiều doanh nghiệp tìm
kiếm được nguồn nhân lực phù hợp với các vị trí mà doanh nghiệp đang mong muốn
tuyển dụng. Năm học 2011-2012, Nhà trường đã tổ chức xây dựng các chương trình
thực tập - thực tế cho sinh viên tại các doanh nghiệp như Citicom, Tập đoàn Dầu khí,
MBBank, LienVietPostBank, Sacombank.
Ngoài ra, Nhà trường còn kết hợp với các doanh nghiệp đối tác tổ chức các
chương trình gặp gỡ, giao lưu và trao học bổng cho sinh viên, như Hapro,
LienVietPostBank, Sacombank, ACCA, Misa.
7 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xã hội học - Phần II: Nghiên cứu khoa học và hợp tác trong nước, quốc tế dành cho sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN II
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ
DÀNH CHO SINH VIÊN
I. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Mục đích nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ và quyền lợi của sinh viên nhằm mục đích:
− Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và tự đào tạo, phát hiện và bồi dưỡng
tài năng trẻ cho đất nước.
− Giúp sinh viên củng cố, tổng hợp và nâng cao kiến thức đã học, tiếp cận và
biết vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện để sinh viên đi sâu
tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cụ thể mà chuyên môn đặt ra.
− Vận dụng kiến thức đã học và phương pháp nghiên cứu khoa học để giải
quyết một số vấn đề khoa học gắn với thực tiễn.
2. Các hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học
− Viết bài đăng trên các ấn phẩm nghiên cứu khoa học trong và ngoài Trường
(Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh thuộc Tạp chí Khoa học – ĐHQGHN, kỷ yếu hội
thảo, nội san nghiên cứu khoa học, tạp chí nghiên cứu khoa học, các báo và tạp chí
chuyên ngành).
− Thực hiện các công trình và tham gia xét giải thưởng dự thi nghiên cứu khoa
học sinh viên các cấp (Khoa, Trường, ĐHQGHN, Bộ Giáo dục và Đào tạo) và các
giải thưởng khác trong và ngoài nước.
− Tham gia các nhóm nghiên cứu trong các cuộc thi có nội dung khoa học như:
thi tìm hiểu về các l nh vực chuyên môn và thực hiện niên luận, khóa luận tốt
nghiệp
Các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên có thể là một phần nội dung của đề
tài nghiên cứu khoa học các cấp do các giảng viên trong Trường hoặc nhà khoa học
chủ trì, hoặc là các đề tài nghiên cứu khoa học độc lập do từng sinh viên hoặc một
nhóm sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, nghiên cứu sinh và
nhà khoa học trong và ngoài Trường.
3. Giải thưởng nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một trong những hoạt động
mang tính truyền thống và là thế mạnh của Trường ĐHKT – ĐHQGHN. Liên tục
trong 3 năm 2009-2011, sinh viên Trường ĐHKT đã đạt được nhiều giải thưởng cao
của ĐHQGHN, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vifotech và Thành đoàn Hà Nội như: 6 Giải
thưởng nghiên cứu khoa học cấp Bộ (1 giải Nhất; 1 giải Nhì; 3 giải Ba và 1 giải
Khuyến khích); 3 Giải thưởng VIFOTECH; Huy hiệu tuổi trẻ sáng tạo của Trung
ương Đoàn; Giải thưởng Vừ A Dính dành cho sinh viên dân tộc thiểu số đạt giải cấp
Bộ...
Trường ĐHKT có quy định rõ ràng về giải thưởng dành cho nghiên cứu khoa
học của sinh viên. Cùng với Giấy khen của Hiệu trưởng (hoặc Bằng khen của Giám
đốc ĐHQGHN/Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), sinh viên được
tặng thưởng với giá trị bằng tiền (theo Quy chế chi tiêu nội bộ) như sau:
TT Giải thưởng
Thưởng cho
sinh viên đạt thành tích Thưởng
giảng viên hướng
dẫn
Cấp
Trường
Cấp ĐHQG/Bộ
Giáo dục và Đào
tạo
1 Giải Nhất 750.000 đ 1.000.000 đ 500.000 đ
2 Giải Nhì 500.000 đ 750.000 đ 300.000 đ
3 Giải Ba 250.000 đ 500.000 đ 200.000 đ
4 Giải Khuyến khích 100.000 đ 100.000 đ 100.000 đ
4. Chính sách ưu tiên và khen thưởng
Sinh viên có công trình nghiên cứu khoa học đạt giải cấp Trường trở lên sẽ được
cộng điểm thưởng vào điểm trung bình chung học tập năm học và toàn khóa học để
làm căn cứ xét học bổng, xét chuyển tiếp vào bậc sau đại học và các quyền lợi khác.
Mức điểm thưởng theo Quy chế Đào tạo hiện hành của ĐHQGHN, cụ thể như sau:
− Đạt giải thưởng cấp ĐHQGHN hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Giải Nhất: 0,2 điểm
Giải Nhì: 0,15 điểm
Giải Ba: 0,10 điểm
Giải Khuyến khích: 0,07 điểm
− Đạt giải thưởng cấp Trường hoặc cấp Khoa trực thuộc ĐHQGHN:
Giải Nhất: 0,10 điểm
Giải Nhì: 0,07 điểm
Giải Ba: 0,05 điểm
− Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình
hội nghị khoa học (có phản biện):
Cấp Quốc tế: 0,2 điểm
Cấp Quốc gia: 0,15 điểm
Cấp Cơ sở: 0,1 điểm
− Mức điểm thưởng cho các thành tích khác về nghiên cứu khoa học do Giám
đốc ĐHQGHN xem xét, quyết định cụ thể cho từng trường hợp.
Nếu sinh viên có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học và các
thành tích nghiên cứu khoa học khác được tính thưởng thì chỉ được cộng điểm thưởng
một lần ở mức thưởng cao nhất.
Trong học kỳ hoặc năm học, nếu sinh viên đạt nhiều giải nghiên cứu khoa học ở
các cấp thì được cộng điểm thưởng một lần ở mức giải cao nhất. Sinh viên có thành
tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học sẽ được ưu tiên xét chọn chuyển tiếp sinh vào
học cao học của Trường.
Trong suốt khóa học, nếu sinh viên đạt nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học
thì chỉ được cộng điểm thưởng một lần ở mức giải cao nhất vào điểm trung bình
chung học tập của toàn khóa học.
Nếu công trình do nhiều sinh viên cùng tham gia (mỗi công trình không quá 3
sinh viên) thì điểm thưởng được chia đều cho số người cùng tham gia.
5. Một số văn bản hướng dẫn về hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên
5.1. Văn bản của ĐHQGHN
Quyết định số 1895/QĐ-ĐHQGHN ngày 24/6/2010 của Giám đốc ĐHQGHN về
việc ban hành Hướng dẫn quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở ĐHQGHN
(Chương 10: Nghiên cứu khoa học sinh viên).
5.2. Văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có công văn hướng dẫn tổ chức xét tặng
Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam“. Năm 2012 là công văn số
6716/BGDĐT-KHCNMT, trong đó có hướng dẫn đầy đủ và chi tiết về quy trình đánh
giá và xét giải cũng như quy định về hồ sơ tham dự Giải thưởng.
5.3. Một số biểu mẫu thường dùng
Tham khảo một số biểu mẫu thường dùng trong mục “Mẫu biểu nghiên cứu khoa
học sinh viên“ theo đường dẫn Website của Trường:
II. HỢP TÁC TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
1. Mục đích giao lưu, hợp tác
− Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức thanh niên, sinh viên tiến bộ trong
nước và quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh Trường ĐHKT với sinh viên các đại học
trong nước và quốc tế, đồng thời tạo cơ hội cho sinh viên có nhiều cơ hội gặp gỡ, tiếp
xúc với bạn bè đến từ các nền văn hóa khác.
− Tăng cường giao lưu, hợp tác với các trường đại học, các tổ chức kinh tế, văn
hóa, xã hội trong nước và quốc tế nhằm tạo ra các sân chơi bổ ích, môi trường thực tế
để sinh viên tham gia hoạt động, góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp, ý thức xây
dựng và phát triển văn hóa cộng đồng, gắn kết Nhà trường – xã hội.
− Xây dựng được ý thức hăng say học tập và nghiên cứu khoa học trong sinh
viên, nâng cao kiến thức chuyên môn, xây dựng một môi trường học tập và cạnh tranh
lành mạnh.
2. Các hình thức hoạt động giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế
Hoạt động giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế của sinh viên nhằm khuyến
khích sinh viên tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo và các sự kiện văn hóa, xã
hội trong nước và quốc tế.
2.1. Một số hoạt động hợp tác trong nước
Hàng năm, Trường ĐHKT tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tại các
doanh nghiệp đối tác nhằm giúp sinh viên có kinh nghiệm thực tế, có thể ứng dụng
những kiến thức đã được học một cách thiết thực và hiệu quả, đồng thời hỗ trợ sinh
viên hoàn thành tốt niên luận. Hoạt động này cũng đã giúp nhiều doanh nghiệp tìm
kiếm được nguồn nhân lực phù hợp với các vị trí mà doanh nghiệp đang mong muốn
tuyển dụng. Năm học 2011-2012, Nhà trường đã tổ chức xây dựng các chương trình
thực tập - thực tế cho sinh viên tại các doanh nghiệp như Citicom, Tập đoàn Dầu khí,
MBBank, LienVietPostBank, Sacombank...
Ngoài ra, Nhà trường còn kết hợp với các doanh nghiệp đối tác tổ chức các
chương trình gặp gỡ, giao lưu và trao học bổng cho sinh viên, như Hapro,
LienVietPostBank, Sacombank, ACCA, Misa...
2.2. Một số hoạt động hợp tác quốc tế
Một số hoạt động hợp tác quốc tế thường xuyên của Nhà trường:
Diễn đàn Sinh viên Châu Á (Global Partnership of Asian Colleges – GPAC)
GPAC là một diễn đàn quốc tế được tổ chức hàng năm với sự tham gia của sinh
viên các trường đại học nổi tiếng châu Á, khởi xướng bởi Giáo sư Min Sang Kee,
nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc gia Seoul - Hàn Quốc và Giáo sư
Haruo Shimada, hiện là Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại Chiba - Nhật Bản.
GPAC diễn ra thường niên lần lượt tại các quốc gia châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Năm 2010, Trường ĐHKT đã đăng cai tổ chức
GPAC lần thứ 3 với sự tham gia của các giáo sư và khoảng 150 sinh viên đến từ các
trường đại học nổi tiếng châu Á như Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc); Đại học
Keio, Đại học Thương mại Chiba (Nhật Bản); Đại học Quốc gia Chengchi (Đài
Loan)... GPAC là cơ hội cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và trao đổi học
thuật; thảo luận về các vấn đề kinh tế châu Á và thế giới; chia sẻ các vấn đề văn hóa -
xã hội của mỗi nước; hiểu biết sâu sắc những vấn đề chung mang tính toàn cầu; đồng
thời được nâng cao các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, tổ chức Sinh
viên Trường ĐHKT đã tham gia GPAC các năm: Diễn đàn năm 2009 tại Nhật Bản,
năm 2010 tại Việt Nam, năm 2011 được tổ chức tại Đại học Chengchi - Đài Loan,
năm 2012 được tổ chức tại Seuol – Hàn Quốc
Chương trình Nghiên cứu Hoa Kỳ dành cho thủ lĩnh sinh viên
Đây là chương trình nghiên cứu nâng cao nhằm cung cấp cho các thủ l nh sinh
viên những hiểu biết sâu sắc hơn về Hoa Kỳ, đồng thời giúp họ nâng cao các kỹ năng
lãnh đạo. Chương trình nghiên cứu bao gồm: các buổi thảo luận, nghiên cứu tài liệu,
thuyết trình nhóm và bài giảng được phân bổ một cách hợp lý. Ngoài các hoạt động
trên lớp, chương trình còn có các chuyến tham quan học tập, đi thực tế tại nhiều địa
điểm khác nhau ở Hoa Kỳ và cơ hội tham gia các hoạt động tình nguyện. Chủ đề của
chương trình năm 2010 là Môi trường toàn cầu.
Diễn đàn Sinh viên quốc tế (International Students Forum - ISF)
Đây là chương trình giao lưu giữa sinh viên năm trường: Oita University (Nhật
Bản), Chain Mai University (Thái Lan), Ewha Womans University (Hàn Quốc),
Shenzhen University (Trung Quốc) và Trường ĐHKT - ĐHQGHN. Diễn đàn lần thứ
năm tổ chức tại Trường Đại học Oita - Nhật Bản từ ngày 24/8/2011 – 28/8/2011.
Trường ĐHKT có 05 sinh viên tham dự Diễn đàn.
3. Một số đối tác chính của Trường ĐHKT
Hợp tác với các đối tác trong nước và nước ngoài là điểm mạnh và là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của Trường ĐHKT nhằm tìm kiếm và khai thác tối đa lợi
thế của mạng lưới đối tác toàn cầu, kết nối các mảng hoạt động độc lập của Nhà
trường thành tập thể vững mạnh, có giá trị văn hóa cao. Hiện nay Trường đã thiết lập
được mối quan hệ lâu dài và hiệu quả với các đơn vị thành viên của ĐHQGHN, với
hơn 100 đối tác là các viện nghiên cứu kinh tế, trường đại học, doanh nghiệp lớn của
Việt Nam và thế giới nhằm hỗ trợ sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng hàng đầu
trong nước và nước ngoài, đồng thời quảng bá rộng rãi hình ảnh của Nhà trường ra
toàn thế giới.
Các đối tác chính của Nhà trường
TT Đối tác Website
I Đối tác trong nước
1 Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội www.acbf.vn
2 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam www.petrovietnam.com.vn
3 Tập đoàn Gami www.gami.com.vn
4 Tập đoàn Alphanam www.alphanam.com.vn
5 Tập đoàn Bảo Sơn www.baosongroup.vn
6 Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji www.doji.vn
7 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam www.vnpt.com.vn
8 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông www.ptit.edu.vn
9 Đại học Sài Gòn www.sgu.edu.vn
10 Công ty Đào tạo Nghiệp vụ và Tư vấn
Ngân hàng www.btc.com.vn
11 Ngân hàng Thương mại CP An Bình www.abbank.vn
12 Ngân hàng Thương mại CP Đại Dương www.oceanbank.com.vn
13 Ngân hàng Quân đội (MB) www.mbbank.com.vn
14 Ngân hàng Bưu điện Liên Việt www.lienvietpostbank.com.vn
15 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín www.sacombank.com.vn
16 Báo Đầu tư www.vir.com.vn
17 Công ty Chứng khoán Hà Nội www.hssc.com.vn
18 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn www.ssi.com.vn
19 Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà
Nội www.handico.com.vn
20 Công ty TNHH NN một thành viên Đầu
tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội www.hadico.com.vn
21 Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
(Hapro) www.haprogroup.vn
22 Công ty CPTM Citicom www.citicom.com.vn
23 Công ty CP Chứng khoán Thăng Long
(TLS) www.tls.vn
24 Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc
(ACCA)
nam-exams-professional-vocational-
acca.htm
II Đối tác quốc tế
25 Trường Kinh doanh Haas - Đại học
Berkeley, California (Hoa Kỳ) www.haas.berkeley.edu
26 Đại học Công lập Fullerton, California
(Hoa Kỳ) www.fullerton.edu
27 Đại học Northcentral (Hoa Kỳ) www.ncu.edu
28 Đại học Wisconsin - Eau Claire (Hoa Kỳ) www.uwec.edu
29 Đại học Troy (Hoa Kỳ) fwr.troy.edu
30 Đại học Paris 12 (Pháp) www.univ-paris12.fr
31 Đại học Princeton (Hoa Kỳ) www.princeton.edu
32 Đại học Massey (New Zealand) www.massey.ac.nz
33 Đại học Quốc gia Australia (Australia) www.acu.edu.au
34 Đại học Quốc gia Seoul www.useoul.edu
35 Đại học Edith Cowan (Australia) www.ecu.edu.au/
36 Đại học Nam Đài Loan www.ntnu.edu.tw
37 Đại học U21 (U21 Global) www.u21global.edu.sg
38 Đại học Waseda (Nhật Bản) www.waseda.jp
39 Đại học Công nghệ Swinburne
(Australia) www.swinburne.edu.au
40 Hiệp hội Các trường đại học Bắc Anh www.ncuk.ac.uk
41 Quỹ Arthur B. Schultz Foundation (ABS)
42 Quỹ học bổng Fullbright vietnam.usembassy.gov/fulbright.htm
l
43 Quỹ Ford www.fordifp.net
44 Quỹ Việt - Hàn www.viet-hancorp.com.vn
45 Tập đoàn Nomura, Hồng Kông www.nomura.com
46 The Australian Youth Ambassadors for
Development www.ayad.com.au
47 Đại học Benedictine (Hoa Kỳ) ben.edu
48 Đại học Middlesex (Anh) mdx.ac.uk
49 Đại học Uppsala (Thụy Điển) www.uu.se/en/
50 Đại học Greifswald (Đức) www.uni-greifswald.de
51 Đại học Sydney (Úc) sydney.edu.au/
52 Đại học Quốc gia Chengchi (Đài Loan) www.nccu.edu.tw/english/
53 Đại học Công nghệ Chayang (Đài Loan) www.cyut.edu.tw/english
54 Đại học Kyung Hee (Hàn Quốc) www.kyunghee.edu/
55 Đại học Oita (Nhật Bản) www.oita-u.ac.jp/english/
56 Viện Công nghệ Châu Á AIT www.ait.ac.th/
57 Viện Nghiên cứu Daiwa (Nhật Bản) www.dir.co.jp/english/
58 Quỹ Nghiên cứu Thái Lan www.trf.or.th/en
59 Công ty ATA Lifecoach (Thái Lan) www.atalifecoach.com/coaches.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_ii_nghien_cuu_khoa_hoc_va_hop_tac_trong_nuoc_quoc_te_danh_cho_sinh_vien_4084.pdf