1.Tại sao phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
Trả lời:
Hồ Chí Minh - người anh hùng của nhân dân Việt Nam, người đã tìm ra chân lý cho dân tộc Việt Nam thoát ra khỏi ách kìm kẹp của chế độ thực dân, đế quốc, giúp cho Việt Nam đứng lên sau những ngày tháng tăm tối, giúp đất nước ta phát triển cũng bạn bè bốn phương. Tư tưởng của Người là ánh sáng lóe lên trên con đường tăm tối của Cách mạng Việt Nam. Đường lối lãnh đạo của Người mà đại diện tiêu biểu là Đảng Cộng Sản Việt Nam là kim chỉ nam đưa dân tộc ta qua chuỗi ngày tăm tối, tìm lại vầng dương về cho đất nước.
Không chỉ trong thời chiến mà tư tưởng của Người vẫn còn sáng chói cho tới bây giờ, khi đất nước ta đã thực sự thống nhất và đang trên con đường bảo vệ lãnh thổ và phát triển đất nước, đặc biệt là khi Việt Nam đang tiến tới quá trình hội nhập 5 châu. Chúng ta nhận thức rằng, qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhân dân ta đã giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh và ngoại giao đã tạo thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam. Có thể nói, chưa bao giờ thế và lực của đất nước ta mạnh như hiện nay, vị thế của nước ta cao như hiện nay. Chính những thắng lợi to lớn đó là nhân tố quyết định tạo ra thời cơ lớn cho nước ta phát triển nhanh hơn trong thời gian tới.
Một trong những nhân tố quyết định sự thành công vượt trội đó là đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng đó là những người truyền đạt lại tư tưởng, nguyện vọng và mong muốn của Hồ Chí Minh. Vì thế có thể khẳng định rằng: Qua rất nhiều thời gian, qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử dân tộc thì tư tưởng và đường lối của Người vẫn đúng đắn và vẫn phù hợp với thời đại. Vì thế Đảng ta phát động phong trào: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong tầng lớp học sinh viên, nhằm giáo dục y thức và tư tưởng đúng đắn trong tần lớp tri thức này. Vì bản thân họ là những người chủ tương lai của đất nước, họ sẽ quyết định vận mệnh của đất nước, vì thế, họ càng phải biết được những tâm huyết mà thế hệ đi trước đã bỏ ra như thế nào, họ phải biết con đường mà mình cần đi như thế nào, đó có phải là con đường đúng đắn không? Điều đó đòi hỏi sự tìm tòi, học hỏi, sự lằng nghe và sự thấu hiểu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển và bảo vệ tổ quốc vì một lẽ đơn giản: “Đạo đức chính là nhân tố hàng đẩu quyết định sự tồn vong của một cá nhân, tập thể và một đất nước”, đạo đức cần phải luôn được tôi luyện, giữ gìn sao cho trong sạch nhất và nếu đạo đức tốt thì mới có sự phát triển. Đó chính là một trong những lý do mà học sinh sinh viên phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã phản ánh sự nắm bắt được quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong bối cảnh mới: thời đại cách mạng vô sản. Nếu như trước kia, trong lịch sử ngàn năm của dân tộc, bài toán giành độc lập chủ yếu được đặt ra trong mối quan hệ “trực diện” giữa Việt Nam và thế lực bành trướng phương Bắc và trong bối cảnh “đồng văn” thì nước Việt Nam thuộc địa đầu thế kỷ XX lại chịu sự tác động của nhiều chiều kích vật chất và tinh thần khác trong đó đặc biệt có sự trỗi dậy ngày một lớn của trào lưu cách mạng vô sản và nhất là sự ra đời, lần đầu tiên trong lịch sử, của Nhà nước công nông Nga xô viết. Nguyễn ái Quốc đã nắm bắt được xu hướng thời đại đó để đồng thời tìm ra giải pháp cho bài toán giải phóng dân tộc cũng như dự phóng tối ưu cho một xã hội Việt Nam tương lai. Chính ở điểm này, chúng ta có thể thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và ở tầng bậc sâu nhất là giải phóng con người ở Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh.
6 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 36015 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh, sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-*-*-*-*-*-
BÀI BÁO CÁO
VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CỦA HỌC SINH - SINH VIÊN
-*-*-*-*-*-
1.Tại sao phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
Trả lời:
Hồ Chí Minh - người anh hùng của nhân dân Việt Nam, người đã tìm ra chân lý cho dân tộc Việt Nam thoát ra khỏi ách kìm kẹp của chế độ thực dân, đế quốc, giúp cho Việt Nam đứng lên sau những ngày tháng tăm tối, giúp đất nước ta phát triển cũng bạn bè bốn phương. Tư tưởng của Người là ánh sáng lóe lên trên con đường tăm tối của Cách mạng Việt Nam. Đường lối lãnh đạo của Người mà đại diện tiêu biểu là Đảng Cộng Sản Việt Nam là kim chỉ nam đưa dân tộc ta qua chuỗi ngày tăm tối, tìm lại vầng dương về cho đất nước.
Không chỉ trong thời chiến mà tư tưởng của Người vẫn còn sáng chói cho tới bây giờ, khi đất nước ta đã thực sự thống nhất và đang trên con đường bảo vệ lãnh thổ và phát triển đất nước, đặc biệt là khi Việt Nam đang tiến tới quá trình hội nhập 5 châu. Chúng ta nhận thức rằng, qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhân dân ta đã giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh và ngoại giao đã tạo thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam. Có thể nói, chưa bao giờ thế và lực của đất nước ta mạnh như hiện nay, vị thế của nước ta cao như hiện nay. Chính những thắng lợi to lớn đó là nhân tố quyết định tạo ra thời cơ lớn cho nước ta phát triển nhanh hơn trong thời gian tới.
Một trong những nhân tố quyết định sự thành công vượt trội đó là đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng đó là những người truyền đạt lại tư tưởng, nguyện vọng và mong muốn của Hồ Chí Minh. Vì thế có thể khẳng định rằng: Qua rất nhiều thời gian, qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử dân tộc thì tư tưởng và đường lối của Người vẫn đúng đắn và vẫn phù hợp với thời đại. Vì thế Đảng ta phát động phong trào: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong tầng lớp học sinh viên, nhằm giáo dục y thức và tư tưởng đúng đắn trong tần lớp tri thức này. Vì bản thân họ là những người chủ tương lai của đất nước, họ sẽ quyết định vận mệnh của đất nước, vì thế, họ càng phải biết được những tâm huyết mà thế hệ đi trước đã bỏ ra như thế nào, họ phải biết con đường mà mình cần đi như thế nào, đó có phải là con đường đúng đắn không? Điều đó đòi hỏi sự tìm tòi, học hỏi, sự lằng nghe và sự thấu hiểu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển và bảo vệ tổ quốc vì một lẽ đơn giản: “Đạo đức chính là nhân tố hàng đẩu quyết định sự tồn vong của một cá nhân, tập thể và một đất nước”, đạo đức cần phải luôn được tôi luyện, giữ gìn sao cho trong sạch nhất và nếu đạo đức tốt thì mới có sự phát triển. Đó chính là một trong những lý do mà học sinh sinh viên phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã phản ánh sự nắm bắt được quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong bối cảnh mới: thời đại cách mạng vô sản. Nếu như trước kia, trong lịch sử ngàn năm của dân tộc, bài toán giành độc lập chủ yếu được đặt ra trong mối quan hệ “trực diện” giữa Việt Nam và thế lực bành trướng phương Bắc và trong bối cảnh “đồng văn” thì nước Việt Nam thuộc địa đầu thế kỷ XX lại chịu sự tác động của nhiều chiều kích vật chất và tinh thần khác trong đó đặc biệt có sự trỗi dậy ngày một lớn của trào lưu cách mạng vô sản và nhất là sự ra đời, lần đầu tiên trong lịch sử, của Nhà nước công nông Nga xô viết. Nguyễn ái Quốc đã nắm bắt được xu hướng thời đại đó để đồng thời tìm ra giải pháp cho bài toán giải phóng dân tộc cũng như dự phóng tối ưu cho một xã hội Việt Nam tương lai. Chính ở điểm này, chúng ta có thể thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và ở tầng bậc sâu nhất là giải phóng con người ở Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh.
Con người Hồ Chí Minh, cuộc đời Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh tất cả đều là những tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc. Nếu tất cả mọi thế hệ người dân Việt Nam đều biết và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì chúng ta có thể thấy một tương lai sáng lạn hơn, một đất nước phồn vinh hơn, nơi mà cuộc sống của con người ổn đinh, giữa con người với con người không có sự đố kỵ, tranh giành, nơi đó tất cả mọi người đều bình đẳng. Và đó chính là lý do Đảng ta phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với quyết tâm cao nhất là ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tham nhũng trong cán bộ, đảng viên; nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong giai đoạn mới.
2.Những phẩm chất cơ bản của người Việt Nam?
Trả lời:
Dân tộc Việt Nam-một dân tộc anh hùng, đất nước Việt Nam-một đất nước với bề dày bốn ngàn năm lịch sử, con người Việt Nam-những con người làm nên lịch sử, những con người mang trong mình nhiều phẩm chất tốt đẹp, được bạn bè khu vực và thế giới nể phục, yêu mến.
Trước nhất là lòng yêu nước! Lòng yêu nước là một tình cảm tự nhiên đã có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Nó được lớn dần lên cùng sự mở rộng quan hệ của con người với môi trường xã hội. Qua nhiều thế hệ, lòng yêu nước được kết tinh, được kế thừa và nâng cao lên mãi. Lòng yêu nước là nhận thức và tình cảm đạo đức biểu hiện ở xu hướng muốn đem toàn bộ hoạt động của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. Vậy! Lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu? Từ tình yêu cha, mẹ, anh, chị em, họ hàng và những người xung quanh. Lòng yêu nước cũng bắt nguồn từ tình yêu quê hương. Quê hương lúc đầu là thôn xóm, làng xã, huyện tỉnh – nơi sinh ra mình, nơi gắn bó những kỉ niệm ấu thơ, những vật, những điều gần gũi. Từ tình yêu người thân, yêu người xung quanh và yêu quê hương, mỗi người dần tiến đến tình yêu đất nước, yêu nhân dân.Chủ nghĩa yêu nước chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Khi nói đến lòng yêu nước, ta nói đến ý thức và tình cảm đạo đức. Nhưng khi nói đến chủ nghĩa yêu nước, ta nói đến một phạm vi rộng lớn hơn, là nguyên tắc đạo đức và chính trị, là tình cảm đạo đức và lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của dân tộc, là ý chí bảo vệ và cống hiến cho những lợi ích của Tổ quốc. VÀ nó được thể hiện rõ nhất trong các cuộc chiến tranh gìn giữ nền độc lập tự do cho dân tộc. Yêu nước là phải biết giữ gìn và quý trọng tất cả những gì mà tổ quốc đã cho ta, phải biết đứng lên và đấu tranh khi có kẻ thù đang muốn xâm phạm lãnh thổ ta, cướp đi những gì mà đồng bào ta đã gây dựng nên. Ngay từ buổi đầu dựng nước, nhân dân ta đã biết cầm vũ khí chống lại kẻ thù xâm chiếm bờ cõi, dù rằng vũ khí ta thô sơ, dù rằng con người ta yếu đuối và số lượng ít hơn, nhưng chính tình yêu nước đã khiến ta thành công trong việc gìn giữ nền độc lập cho dân tộc. Sau 1000 năm Bắc thuộc, ta vẫn giành được độc lập. Ba lần kháng chiến gian khổ chống lại kẻ thù hùng mạnh nhất châu Á bấy giờ là quân Mông-Nguyên. 100 năm khốn khổ trong ách đô hộ thực dân Pháp, ta vẫn giành được độc lập. Đế quốc Mĩ với tiềm lực chính trị, quân sự và kinh tế lớn mạnh, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng chịu đầu hàng dưới ý chí căm hờn và lòng yêu nước của nhân dân ta. Dân tộc Việt Nam đã là nên kỳ tích khi đánh đuổi được những kẻ thù xâm lược mạnh nhất thế giới, tô đẹp thêm truyền thống non sông, thấm thêm tình người và là bản hùng ca mãi mãi được bạn bè thế giới nể phục…
Yêu nước là phải biết đóng góp sức mình, xây dựng đất nước ngày càng phát triển và giàu mạnh hơn. Trách nhiệm ấy đã được cha anh ta hoàn thành xuất sắc và nay đến lượt chúng ta-những thế hệ trẻ tương lai của đất nước, mang trọng mình nhiệt huyết và tình yêu quê hương, tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ làm được, sẽ thành công để đưa Việt Nam ngày càng phát triển hơn, xứng tầm khu vực và thế giới. Nhưng trước hết bạn phải cố gắng hoàn thành tốt trách nhiệm của mình trên ghế nhà trường, phải duy trì thành tích học tập tốt nhất, luôn cố gắng học hỏi, tìm tòi và sáng tạo, phải trau dồi đạo đức, phải rèn luyện sức khỏe cho bản thân. Chỉ có như vậy thì Tổ quốc mới có thể tin tưởng mà giao phó trách nhiệm nặng nề ấy cho bạn được!
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì những phẩm chất cơ bản của người Việt Nam bao gồm: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người; Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; Tinh thần quốc tế trong sáng. Những phẩm chất đạo đức này luôn thống nhất trong đạo đức mỗi con người Việt Nam.
õTrung với nước, hiếu với dân:
Nếu như lòng yêu nước là nhận thức và tình cảm đạo đức thì “trung với nước, hiếu với dân” là hành vi đạo đức. Nhận thức, tình cảm đạo đức là cơ sở của hành vi đạo đức. Với người cách mạng, đây là phẩm chất, là chuẩn mực hàng đầu.
Dưới thời phong kiến, trung là với vua, hiếu là với cha mẹ. Hồ Chí Minh bàn đến “trung” và “hiếu” cũng với ý nghĩa là bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm của con người nhưng đã gạt bỏ nội hàm hạn hẹp của quan niệm cũ, gạt bỏ những hạn chế trong tư tưởng đạo đức của Nho giáo và đưa vào những nội dung đạo đức mới.
Cụ thể, “trung với nước, hiếu với dân” là: Phải đặt lợi ích của cách mạng, của Tổ quốc lên trên hết; phải quyết tâm đấu tranh cho sự phồn vinh của đất nước, hạnh phúc của nhân dân; phải tin tưởng ở sức mạnh ở quần chúng nhân dân, khẳng định và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền dân chủ; phải gương mẫu và hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước...
Không chỉ răn dạy các thế hệ chiến sĩ công an, các lực lượng vũ trang mà “Trung với nước, hiếu với dân” còn là lời khuyên răn với tất cả các thế hệ và tất cả mọi người dân Việt Nam. Trước hết nó được thể hiện bằng việc luôn lắng nghe, chấp hành mọi chính sách, mọi chủ trương của Đảng và nhà nước, luôn tuân thủ các quy định của Pháp luật, ở nhà có hiếu với ông cha mẹ, ra ngoài tôn trọng người lớn tuổi…
õYêu thương con người
Lòng yêu thương con người, lòng nhân ái, sự cảm thông, chia sẻ-mỗi con người chúng ta đều hơn một lần cảm nhận được. Mỗi người sống trong xã hội ai cũng hướng tới hạnh phúc, hướng tới những điều tốt đẹp. Điều thực sự đáng sợ là khi ta không thể cảm thông, chia sẻ đối với người khác. Bởi cuộc sống đâu chỉ toàn những điều vui. Như thế yêu thương là hạnh phúc của con người. Lòng thương yêu con người là cơ sở của những hành vi xã hội đẹp.
Yêu thương con người là bản chất của nhân dân lao động, là nét đẹp của chủ nghĩa xã hội.
õCần kiệm, liêm chính, chí công vô tư:
Đó là ý thức và hành vi đạo đức của mỗi người với chính mình, với công việc. Đó là vấn đề hàng ngày hàng giờ và suốt quá trình đấu tranh cách mạng. Đó là biểu hiện và minh chứng cho phẩm chất đạo đức “trung với nước, hiếu với dân”.
Cần kiệm: “Cần” yêu cầu con người có ý thức và hành vi lao động nghiêm túc, đạt năng suất cao; làm tốt công việc mà xã hội đã giao phó; không lười biếng; không gian dối, lừa đảo. “Kiệm” yêu cầu tiêu dùng đúng mức, phù hợp với khả năng tài chính và vật chất mà con người có được, không xa hoa, lãng phí; “kiệm” cũng không có nghĩa là bủn xỉn, “vắt cổ chày ra nước” dẫn đến những hạn chế trong công việc và đời sống.
Liêm chính: Liêm: Nói đến “liêm” là nói đến sự trong sạch trong đạo đức. Với người dân bình thường, “liêm” yêu cầu không gian dối, trộm cắp. Đối với những người làm chức việc cho nhà nước thì “liêm” nghĩa là không tham ô, tham nhũng. Chính: là nói đến sự ngay thẳng, trung thực chính mình và với người khác. Mình có chính trực thì mới yêu cầu người khác chính trực được.
Chí công vô tư: đó là hết lòng vì công việc, vì sự công bằng, không thiên vị, không chạy theo lợi ích cá nhân mà phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, của tập thể lên trước.
Hồ Chí Minh cho rằng giữa các khái niệm “cần”-“kiệm”-“liêm”-“chính”-“chí công”-“vô tư” có sự liên hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Đó là phẩm chất đạo đức của mỗi người. Và đặc biệt quan trọng với Đảng viên, với cán bộ, quan chức Nhà nước, bởi trong công cuộc cách mạng, trong quá trình thực hiện các chủ trương chính sách, các dự án kinh tế, nếu thiếu “cần”-“kiệm”-“liêm”-“chính”-“chí công”-“vô tư” họ sẽ thành hủ bại, sâu mọt đục khoét của nhân dân. Thực tế ngày nay, chủ nghĩa cá nhân, thói quan liêu, hoang phí, nạn tham ô, tham nhũng hết sức trầm trọng - thực sự là nguy cơ lớn đối với công cuộc cách mạng , đòi hỏi sự đấu tranh phải quyết liệt.
õTinh thần quốc tế trong sáng:
Khi nói “tinh thần quốc tế”, ta nói đến ý thức và tình cảm đạo đức cao đẹp. Khi nói “chủ nghĩa quốc tế”, ta nói đến nguyên tắc cơ bản của hệ tư tưởng giai cấp công nhân các nước-đoàn kết đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. “Chủ nghĩa quốc tế” đối lập với “chủ nghĩa dân tộc” - một trong những nguyên tắc của hệ tư tưởng tư sản - đề cao quyền lợi vị kỉ dân tộc, quốc gia mình, chà đạp lên các dân tộc, quốc gia khác.
Dưới góc độ đạo đức, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “ Trên thế giới này chỉ có hai giống người: bóc lột và bị bóc lột. Những người bị bóc lột dù màu da, tiếng nói, chúng tộc có khác nhau vẫn có thể thương yêu nhau như anh em một nhà, vẫn có thể đại đoàn kết, đại hoà hợp. Trên thế giới chỉ có tình hữu ái thực sự là tình hữu ái vô sản”.
Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến vấn đề đoàn kết với nhân dân tiến bộ toàn thế giới, với giai cấp công nhân thế giới, với các dân tộc bị áp bức. Người luôn đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với cách mạng thế giới; coi việc ủng hộ và giúp đỡ cách mạng thế giới đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội là bổn phận, nghĩa vụ của người cách mạng.
Tiếp nối lý tưởng đó, trong công cuộc cách mạng ngày nay, quan điểm của Đảng và nhân dân ta là: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, bình đẳng hợp tác cùng có lợi.
3.Sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào?
Bác Hồ đã từng nói: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”. Đó là vì Người đã ý thức được vai trò, trách nhiệm và tầm quan trọng của thanh niên. Ngay sau khi đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…” và trong cái Tết độc lập đầu tiên, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Bác viết: “Một năm mới khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…”, ngày 17 tháng 8 năm 1947 trong thư gửi thanh niên, một lần nữa Bác Hồ lại khẳng định: “… Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó…”
Chính vì vậy, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc chăm lo đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng con người, đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên. Bác coi con người nói chung và học sinh, sinh viên là nhân tố hàng đầu, nhân tố quyết định vận mệnh của đất nước sau này. Tại buổi nói chuyện với cán bộ, sinh viên đang công tác và học tập ở Matxcơva ngày 1 tháng 2 năm 1959, nhân Bác sang dự Đại hội lần thứ XXI Đảng Cộng sản Liên Xô, Bác khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, phải xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, con người cộng sản chủ nghĩa”.
Trong xây dựng con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bác quan tâm đến việc chăm lo đào tạo, giáo dục và bồi dưỡng thanh niên, trong đó có lớp thanh niên trí thức - những thanh niên sinh viên đang được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng. Bác đã nhiều lần nói chuyện trực tiếp với sinh viên đang học tập trong nước, ở nước ngoài và sinh viên các nước đến dự hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế tại Việt Nam.
Để đáp lại niềm mong mỏi, sự quan tâm , kỳ vọng của Người, những thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay-những chủ nhân tương lai của đất nước đã và đang cố gắng trau dồi, rèn luyện để thực hiện lý tưởng cao đẹp của Người của Đảng đã giao phó, đưa nước ta ngày một giàu đẹp và lớn mạnh hơn nữa. Sinh viên cần:
õĐối với học sinh, sinh viên nhiệm vụ đầu tiên là học, học tốt và học giỏi, học để thành người hữu ích xây dựng xã hội, kiến thiết đất nước. Bác nói: “Nhiệm vụ chính của thanh niên là học”, đồng thời Bác đặt vấn đề rõ ràng để giúp thầy giáo và sinh viên nghiên cứu: “Phải hiểu rõ học thế nào” Học cái gì? Học để làm gì?”. Tại Đại hội sinh viên lần thứ hai, ngày 7.5.1958, một lần nữa Bác nhắc lại và nhấn mạnh: “Đối với thanh niên trí thức như các cháu ở đây thì cần đặt hai câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Đó là hai câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát thì mới có phương hướng”. Bác chỉ rõ: “Dưới chế độ thực dân, phong kiến, mục đích đi học là cốt được mảnh bằng để làm ông thông, ông phán, lĩnh lương nhiều, ăn ngon, mặc đẹp. Thế thôi. Số phận dân tộc thế nào, tình hình thế giới biến đổi thế nào, không hay, không biết gì hết. Mục đích giáo dục nô lệ hầu hạ chúng. Ngày nay ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng vai trò là người chủ thì phải học tập. Học bây giờ với học dưới chế độ thực dân, phong kiến khác nhau”, “Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và quân sự” và “Học để phụng dự ai? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà”.
õVề Đức và Tài: Tại Đại hội Sinh viên lần thứ hai, ngày 7.5.1958, Bác nhấn mạnh hai phẩm chất hàng đầu của học sinh, sinh viên phải rèn luyện trong nhà trường là đức và tài. Sau này Bác còn dùng khái niệm hồng và chuyên. Đức và tài, hồng và chuyên phải đi đôi với nhau, song hành tồn tại cùng nhau trong một con người.
Về đức, theo Bác nói là đạo đức, đạo lý làm người mà với thời đại chúng ta phải rèn luyện để có đạo đức cách mạng. Bác giải thích đạo đức cách mạng rất giản dị, cụ thể: “Đạo đức cách mạng không phải là những điều cao siêu, xa lạ mà đối với mỗi người bất kỳ ở cương vị nào, bất kỳ làm một việc gì đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội”, “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Bác coi “đạo đức là cái gốc của người cách mạng” và Bác chỉ rõ cách thức phấn đấu, rèn luyện đạo đức cách mạng: “Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của thanh niên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa”, “Để làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn”.
Về Tài, tức là năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được tích luỹ và phát huy tác dụng, đóng góp thiết thực, làm lợi ích cho xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Bác mong muốn thanh niên sinh viên học tập, rèn luyện để thực sự có tài. Bác mong muốn xã hội có nhiều người tài và người tài đem hết tài năng, tâm huyết phục vụ xã hội.
Bác yêu cầu thanh niên sinh viên phải có đức, có tài nhưng Bác đặt đức trước tài, hồng trước chuyên. Bởi vì theo Bác, đạo đức cách mạng là cái gốc, cái nền. Bác nói: “có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người.
õVề Lý tưởng và Tình yêu: Bác ân cần khuyên nhủ: “Chúng ta không một chút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta”. Lý tưởng cách mạng đối với tuổi trẻ như ánh sáng mặt trời với sự sống, là sự gắn bó hữu cơ, là sự tự nguyện, tự giác, là sự đòi hỏi tự thân, nó thường trực, hướng tới: “Không một chút nào được quên”. Theo Bác, để thanh niên sinh viên có lý tưởng cách mạng, trước nhất phải giáo dục nhận thức để giác ngộ lý tưởng. Thanh niên sinh viên là nhân vật trung tâm của nhà trường, hoạt động chính của thanh niên sinh viên là học tập. Vì thế giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên sinh viên trước hết là thông qua hoạt động học tập nhằm giúp cho họ tự trả lời câu hỏi: Học để làm gì? Học để phụng sự ai?
Đương nhiên lý tưởng sống của thanh niên sinh viên không chỉ dừng lại ở nhận thức, ý thức và quan niệm, mà phải được tôi rèn trong thực tiễn học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tế, phải thành hành động, thông qua hành động, và hiệu quả của hành động. Bác dạy: “Điều gì phải thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Học để làm người cách mạng, học để phụng sự nhân dân là như thế. Giác ngộ lý tưởng vì nước, vì dân, vì chủ nghĩa xã hội và thực hiện lý tưởng cao đẹp đó bằng tình cảm, trí tuệ, tài năng, ý chí và nhiệt tình của tuổi trẻ lấy phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ nhân dân là lẽ sống cao quý của mình, đó chính là giá trị nhân cách của tuổi trẻ, là mục tiêu phấn đấu trở thành người trí thức cách mạng của thanh niên sinh viên hiện nay.
Về tình yêu: Khái niệm tình yêu mà Bác dạy hàm nghĩa rộng, nhưng rất thiết thực và Bác giải thích rất kỹ càng, cụ thể là:
+Yêu Tổ quốc;
+Yêu nhân dân;
+Yêu chủ nghĩa xã hội;
+Yêu lao động
+Yêu khoa học;
+Yêu kỷ luật.
Sinh viên hiện nay đã và đang cố gắng để hoàn thành tốt những điều mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã mong muốn: Sinh viên không chỉ học tập sách vở mà còn tìm tòi tra cứu trên mạng, tìm hiểu thực tế điều đó gắn với câu nói: “Học đi đôi với hành”; Không chỉ trau dồi về kiến thức mà sinh viên còn đang cố gắng để bồi dưỡng về sức khỏe: “Có sức khỏe là có tất cả/Không sức khỏe là không có gì”. Ngoài ra sinh viên còn cố gắng trau dồi đạo đức của bản thân, hiếu thuận với cha mẹ, vâng lời thầy cô, tôn trọng người khác, biết giúp đỡ bạn bè trong học tập và cuộc sống, biết tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để tất cả mọi người, mọi thế hệ sinh viên đều biết và làm theo. Chúng ta có thể tin tưởng vào tương lai của đất nước khi nó được đặt lên vai những con người như vậy!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài báo cáo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh của học sinh - sinh viên.doc