Vị Trí và Tiêu Chí Quyết Định và Các Vấn Đề Khác

Giới thiệu Phân tích Chi Phí - Lợi Ích (CBA) là một phương pháp thẩm định hợp lý các dự án nhằm xác định liệu các dự án đó có khả thi hay không, đồng thời là phương pháp lựa chọn tốt nhất một trong một vài dự án tương đương. Trong khi phân tích Chi Phí - Lợi Ích là phương pháp dùng để phân tích các dự án, và được các nhà kinh tế học ưu chuộng nhất, bạn nên nhận thấy rằng những người khác sẽ phân tích dự án dựa trên các cơ sở khác nhau, đôi khi liên quan một chút đến CBA và đôi khi hoàn toàn không liên quan gì đến phân tích CBA. Trên thực tế, nếu dự án hoặc một chương trình đang được chính phủ xem xét, hoặc một dự án công cộng dạng như vậy, quyết định cuối cùng có thể sẽ được thực hiện dựa trên một chút hoặc không liên quan gì đến bất kỳ kết quả nào thu được từ phân tích CBA. Bỏ qua thực tế khủng khiếp đó, chúng ta hãy tiếp tục với một vài ví dụ sau. VD: Dự án xây dựng một con đập mới đang được đề xuất, sẽ bao gồm các chi phí xây dựng, làm ngập lụt một số khu vực, phá huỷ một dòng sông hiện tại có cảnh đẹp hoang dã, và có thể dẫn đến chết người trong quá trình thi công. Lợi ích & lợi nhuận của con đập này tất cả sẽ chỉ thu được sau một vài năm khi con đập đã được xây dựng. Sẽ có lợi ích như cung cấp phát điện, khống chế được lũ lụt, và có bể chứa nước mới phục vụ môn thể thao trượt nước. Khi xác định tính khả thi của dự án, cần phải làm một số việc sau .  Dự toán chi phí xây dựng con đập  Dự toán mức giá phải trả khi mất đi một dòng sông cảnh đẹp & hoang dã  Dự tính giá trị của hồ chứa được tạo nên và lượng phát điện  Dự tính giá trị khống chế lũ lụt  So sánh những lợi ích tương lai của con đập với các chi phí trực tiếp trước mắt  Xem xét ai là người được hưởng lợi và ai sẽ bị ảnh hưởng từ việc xây con đập

pdf16 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vị Trí và Tiêu Chí Quyết Định và Các Vấn Đề Khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vị Trí và Tiêu Chí Quyết Định và Các Vấn Đề Khác Dr. Allen Bellas Phương Hạnh dịch Giới thiệu Phân tích Chi Phí - Lợi Ích (CBA) là một phương pháp thẩm định hợp lý các dự án nhằm xác định liệu các dự án đó có khả thi hay không, đồng thời là phương pháp lựa chọn tốt nhất một trong một vài dự án tương đương. Trong khi phân tích Chi Phí - Lợi Ích là phương pháp dùng để phân tích các dự án, và được các nhà kinh tế học ưu chuộng nhất, bạn nên nhận thấy rằng những người khác sẽ phân tích dự án dựa trên các cơ sở khác nhau, đôi khi liên quan một chút đến CBA và đôi khi hoàn toàn không liên quan gì đến phân tích CBA. Trên thực tế, nếu dự án hoặc một chương trình đang được chính phủ xem xét, hoặc một dự án công cộng dạng như vậy, quyết định cuối cùng có thể sẽ được thực hiện dựa trên một chút hoặc không liên quan gì đến bất kỳ kết quả nào thu được từ phân tích CBA. Bỏ qua thực tế khủng khiếp đó, chúng ta hãy tiếp tục với một vài ví dụ sau. VD: Dự án xây dựng một con đập mới đang được đề xuất, sẽ bao gồm các chi phí xây dựng, làm ngập lụt một số khu vực, phá huỷ một dòng sông hiện tại có cảnh đẹp hoang dã, và có thể dẫn đến chết người trong quá trình thi công. Lợi ích & lợi nhuận của con đập này tất cả sẽ chỉ thu được sau một vài năm khi con đập đã được xây dựng. Sẽ có lợi ích như cung cấp phát điện, khống chế được lũ lụt, và có bể chứa nước mới phục vụ môn thể thao trượt nước. Khi xác định tính khả thi của dự án, cần phải làm một số việc sau ...  Dự toán chi phí xây dựng con đập  Dự toán mức giá phải trả khi mất đi một dòng sông cảnh đẹp & hoang dã  Dự tính giá trị của hồ chứa được tạo nên và lượng phát điện  Dự tính giá trị khống chế lũ lụt  So sánh những lợi ích tương lai của con đập với các chi phí trực tiếp trước mắt  Xem xét ai là người được hưởng lợi và ai sẽ bị ảnh hưởng từ việc xây con đập VD: Bây giờ, giả sử có hai con đập tiềm năng A và B sẽ thu được lợi nhuận ròng đã cho trong các năm đã cho như sau Năm 1 2 3 4 ... 50 LN ròng của A -100 -100 -100 +25 ... +25 LN ròng của B -50 -50 -50 +15 ... +15 Nếu một trong hai con đập sẽ được xây, thì nên xây con đập nào? VD: Một bài báo đăng trên tờ Tạp Chí Phố Wall (5/31/94) tranh luận việc sử dụng các rào chắn barrie công nghệ cao để ngăn chặn ôtô không va chạm đâm vào tàu hoả. Các số liệu thống kê được trích dẫn trong bài báo là - Năm 1993, 614 người bị chết vì tai nạn tại các ngã tư có đường tàu hoả đi qua - Năm 1993, 1792 người bị thương tại các ngã tư có đường tàu hoả đi qua - Có khoảng 170,000 ngã tư có đường ray tàu hoả đi qua trên toàn nước Mỹ - Phải tiêu tốn khoảng $1,000,000 để lắp đặt một loại barrie công nghệ cao nhất định tại một ngã tư có đường tàu hoả đi qua Với những số liệu thống kê như vậy, liệu có ý nghĩa gì không khi lắp đặt các barrie công nghệ cao? Bạn mong muốn những thông tin bổ sung nào khác khi phải ra quyết điịnh này? VD: Trong khi chế tạo vắc xin phòng cúm, các quan chức ngành y tế công cộng phải phỏng đoán về chủng cúm sẽ tấn công. Lấy ví dụ, họ đang lựa chọn giữa hai chủng loại cúm để tiêm vắc xin phòng ngừa. Một loại sẽ lan rộng khắp và tấn công rất nhiều người, khiến bị ốm trong nhiều ngày nhưng tử vong thì tương đối ít. Loại kia sẽ ít lan rộng hơn, nhưng nghiêm trọng hơn, chỉ bị ốm trong ít ngày nhưng tử vong thì nhiều hơn. Nếu bạn chỉ có thể tiêm chủng phòng ngừa một loại, thì chủng nào họ nên tập trung vào phòng ngừa? Để giúp vấn đề thú vị hơn, cái gì nếu ... - Loại cúm đầu tiên hầu như chỉ tấn công những người nghèo - Loại cúm đầu tiên (vì lý do bất kỳ) chủ yếu chỉ làm ốm những người thất nghiệp - Hầu hết những ca tử vong do loại cúm thứ 2 nằm trong số những dân cư cao tuổi - Hầu hết những ca tử vong do loại cúm thứ 2 nằm trong số các trẻ em Một khuôn khổ chung đối với quá trình diễn biễn Quá trình chung khi tiến hành phân tích Chi Phí - Lợi Ích tương đối đơn giản. Tính toán các giá trị cho tất cả các chi phí và lợi ích (có thể đòi hởi phải khéo léo một chút), cộng tất cả lại và xem xem điều gì xảy ra. Điều này ngụ ý rằng bạn có vài ý quyết định trong đầu, vài cách để xác định xem dự án có đáng làm không và ưu tiên dự án nào hơn trong số vài dự án độc quyền giữa hai bên. Các vấn đề, và các cơ hội về độ linh hoạt đươc cân nhắc, đều kết hợp với nhau về tổng. Một nhà phân tích nên bổ sung những vật không thể so sánh trực tiếp như thế nào. Vấn đề tổng kết hợp này tồn tại dưới các dạng khác nhau ... 1. Tổng kết hợp về đầu người: Bạn so sánh như thế nào chi phí cho một người với chi phí cho người khác? Liệu $100 chi phí cho một người giàu có được xem là tương đương với $100 chi phí cho một người nghèo không? Liệu các lợi ích dành cho tội phạm có nên được cân nhắc bằng với lợi ích cho trẻ đi học không? Bạn so sánh như thế nào các lợi ích dành cho những người đang sống trong thời đại hiện nay với các lợi ích mà con người y hệt như vậy sẽ sống trong thời gian 100 năm nữa kể từ bây giờ. 2. Tổng kết hợp về hàng hoá: Bạn so sánh như thế nào chi phí dưới một dạng hàng hoá (ví dụ bê tông cho đập nước) với lợi ích dưới dạng khác (ví dụ nguồn điện có được từ đập nước đó)? Sẽ dễ dàng hơn khi có thị trường các hàng hoá, và sẽ hóc búa hơn nếu không có những thị trường như vậy. 3. Tổng kết hợp về thời gian: Chúng ta so sánh như thế nào chi phí hiện nay với lợi ích trong tương lại? Tỷ lệ lãi suất/chiết khấu thích hợp sẽ là bao nhiêu? 4. Tổng kết hợp về các nước trên thế giới: Chúng ta xử lý như thế nào tính không chắc chắn và rủi ro trong phân tích? Tổng kết hợp về người: Phần hóc búa của hầu hết các nghiên cứu Chi Phí - Lợi Ích là các giá trị đi kèm với những thứ sẽ được sử dụng hoặc phát sinh nhờ có dự án đang đề cập tới. Tuy nhiên, một khi tất cả những điều đó được thực hiện, dù giá trị về mặt đôla của chúng là bao nhiêu, vẫn xuất hiện câu hỏi tìm hiểu các lợi ích dành cho một nhóm người nên được so sánh như thế nào với các lợi ích dành cho các nhóm người khác. Có nên đánh giá lợi ích phúc lợi dành cho người giàu là ít hơn lợi ích phúc lợi dành cho người nghèo không? Có nên đánh giá phúc lợi cho người dân trong nước của bạn là khác biệt so với phúc lợi dành cho người dân ở nước khác không? Có nên coi phúc lợi dành cho trẻ em đi học, người nghỉ hưu và tù nhân là giống nhau không? Chúng ta sẽ thảo luận một vài kỹ thuật đối với các câu hỏi và vấn đề này. Giống như trường hợp thường thấy trong kinh tế học, giải pháp đúng đắn sẽ phức tạp một cách vô vọng và không thể thực hiện được, trong khi giải pháp được thực hiện thông thường nhất sẽ lại sai và không đầy đủ một cách tuyệt vọng. Kinh tế là vậy! Tiêu chí Quyết định Khi thẩm định một dự án, cần phải có một loại quy định nào đó về việc điều gì khiến dự án là tốt hay xấu. Những quy định như vậy chính là tiêu chí quyết định. Chúng ta sẽ xem xét ba tiêu chí quyết định ... - Tiêu chí phúc lợi xã hội - Tiêu chí đền bù tiềm ẩn - Tiêu chí Pareto 1. Tiêu Chí Phúc lợi Xã hội (Social Welfare Criterion): Bất kỳ dự án nào sẽ tái phân bổ hàng hoá và dịch vụ. Đó là, một số người sẽ nhận thấy họ đang tiêu thụ hàng hoá nhiều lên trong khi một số khác sẽ thấy ngược lại, giảm đi. Để xác định liệu dự án có đáng làm hay không, cần thiết phải xác định ảnh hưởng của nó đối với phúc lợi xã hội. Phúc lợi xã hội được tính bởi một hàm số phúc lợi xã hội. Lấy ví dụ đơn giản, xem xét tình huống có hai người và hai hành hoá. X11 là mức tiêu thụ hàng hoá 1 của người thứ nhất X12 là mức tiêu thụ hàng hoá 2 của người thứ nhất X21 là mức tiêu thụ hàng hoá 1 của người thứ hai X22 là mức tiêu thụ hàng hoá 2 của người thứ hai Hàm số độ thoả dụng của chúng là U1 = U1(X11 , X12) độ thoả dụng của người thứ nhất U2 = U2(X21 , X22) là độ thoả dụng của người thứ hai Điều này giả định rằng mỗi người chỉ quan tâm tới việc họ tiêu thụ mỗi loại hàng hoá là bao nhiêu. Sẽ trở nên phức tạp hơn nếu họ cũng quan tâm đến việc người kia tiêu thụ bao nhiêu. Mức độ thoả dụng biên (đó là, thay đổi của độ thoả dụng từ một thay đổi nhỏ của mức tiêu thụ một hàng hoá) là: Phúc lợi xã hội là hàm số các mức độ thoả dụng của các cá nhân trong xã hội: W = W[U1 , U2] Một dự án nhất định đang được đề xuất sẽ áp dụng giảm tiêu thụ của một số hàng hoá và tăng sức tiêu thụ của các hàng hoá khác. Sự thay đổi về mức độ tiêu thụ trong mô hình đơn giản này sẽ là Tác động của những thay đổi về mức tiêu thụ này đối với mức độ thoả dụng của mỗi người sẽ là Tác động đối với hàm số phúc lợi xã hội, W, được tính bởi Nếu thay đổi về phúc lợi xã hội là dương, thì dự án là tốt. Nếu thay đổi về phúc lợi xã hội là âm thì dự án là tồi. Các số hạng và mô tả phúc lợi xã hội (W) thay đổi như thế nào khi độ thoả dụng của hai cá nhân thay đổi. Điều này có thể được gọi là tầm quan trọng xã hội biên (Marginal Social Significance). Chúng là thước đo tầm quan trọng của người đó như thế nào xét về khía cạnh hàm số phúc lợi xã hội. Vì vậy, để xác định liệu một dự án sẽ làm tăng phúc lợi xã hội hay không, chúng ta cần biết: Độ thoả dụng biên của mỗi người đối với mỗi loại hàng hoá Mức biến đổi về sức tiêu thụ mỗi loại hàng hoá của mỗi người Mỗi người quan trọng như thế nào xét về phúc lợi xã hội, tầm quan trọng xã hội biên của họ đối với mỗi người i và mỗi hàng hoá j trong nền kinh tế. Ồ, đúng vậy. Tuy nhiên, bài toán thực ra dễ dàng hơn điều đó một chút. Nếu người tiêu dùng có độ thoả dụng tối đa, thì trường hợp này sẽ là và hay và (1) hay và Tuy nhiện, đây là độ thoả dụng biên của thu nhập đối với người 1 và người 2, mà chúng ta sẽ gọi là MUY1 và MUY2. Từ đó chúng ta có và thay thế (1) thu được Bây giờ, thay (3) thu được Các số hạng trong ngoặc đơn là giá trị lợi ích ròng đối với người 1 và 2, do vậy toàn bộ số hạng thể hiện mức biến đổi về phúc lợi xã hội rút gọn thành: Do đó, chúng ta không cần phải biết chính xác sức tiêu dùng mỗi hàng hoá của mối người sẽ thay đổi như thế nào do tác động của dự án, chúng ta chỉ cần biết giá trị lợi ích ròng của chúng và . Hãy cân nhắc một chút số hạng . Số hạng này khiến người ta có thể nghĩ về sự thay đổi mức tiêu dùng của một người đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với một xã hội, hay độ thoả dụng biên xã hội của họ về thu nhập (SMUYi). Cuối cùng, chúng ta có Cho nên, tất cả việc bạn phải làm là tìm ra tổng số của lợi ích ròng của mỗi người nhân với mức quan trọng xã hội biên của họ (SMM). Nếu tổng số là dương thì dự án nên được tiến hành. Nếu có một vài dự án độc quyền giữa hai bên thì nên lựa chọn (những) dự án mà sẽ làm tăng phúc lợi xã hội nhiều nhất. Tính toán phúc lợi xã hội không phải là mục đích thực tế. Trong khi đó có thể là một mục tiêu cần phấn đấu đạt tới, vẫn có những tiêu chí thẩm định dự án khác thực tiễn hơn. 2. Tiêu chí Đền bù Tiềm ẩn (Potential Compensation Criterion) hay Tiêu chí Kaldor-Hicks: Tiêu chí này đặt ra câu hỏi, "Liệu những người thu lợi nhuận ròng từ một dự án có thể đền bù/ hối lộ cho những người bị thiệt thòi thua lỗ ròng để nhằm khiếm họ sung túc như họ sẽ được như vậy nếu không có dự án?". Nếu điều này có thể, thì dự án thoả mãn tiêu chí và được cho là đáng làm (bất kể việc thanh toán như vậy liệu được thực hiện hay không). Nói cách khác, nếu tổng lợi nhuận ròng là dương thì dự án sẽ thoả mãn tiêu chí Đền Bù Tiềm ẩn. Tiêu chí PCC đơn giản là một tiêu chí phúc lợi xã hội với tất cả các SMUYs bằng nhau. Lợi ích dành cho những kẻ bán ma tuý bất hợp pháp sẽ được tính bằng với lợi ích dành cho người nghèo phải làm việc. Lưu ý: Trong sách giáo khoa, Tiêu Chí PCC cũng được gọi là Tiêu chí Kaldor hay Tiêu chí Hicks hay tiêu chí Kaldor-Hicks, bởi vì họ không muốn bỏ sót bất cứ người nào. Do tiêu chí này tương đối dễ nên nó được áp dụng phổ biến nhất. 3. Tiêu chí Pareto: Nếu một dự án giúp ích được ít nhất một người trong khi không làm tổn hại đến ai cả, thì nó thoả mãn tiêu chí Pareto. Trong khi bất kỳ dự án nào thoả mãn tiêu chí này sẽ giúp cải thiện phúc lợi xã hội, thì hầu hết những dự án làm tăng phúc lợi đều gây tổn hại ít nhất đến một số người, do vậy việc áp dụng tiêu chí Pareto sẽ dẫn đến kết quả là nhiều dự án tốt bị loại bỏ. Tiêu chí phúc lợi xã hội (SWC) là tiêu chí cần và đủ để xác định liệu một dự án có nên thực hiên hay không. Nghĩa là, một dự án bất kỳ dù tốt nhưng cần thiết phải thoả mãn tiêu chí SWC. Đó cũng là điều kiện đủ. Nghĩa là, nếu bạn biết rằng một dự án thoả mãn tiêu chí SWC thì cũng đủ để kết luận rằng đó là dự án tốt. Tiêu chí Pareto là đủ, nhưng không cần thiết. Nghĩa là, nếu bạn biết một dự án thoả mãn tiêu chí Pareto, thì sự nhận biết này đủ để đảm bảo rằng dự án là đáng thực hiện. Tiêu chí đền bù tiềm ẩn (PCC) vừa không đủ vừa không cần thiết khi xét xem một dự án có nên thực hiện hay không. Tuy nhiên, do tiêu chí PCC là tiêu chí dễ sử dụng nhất nên nó được áp dụng rộng rãi nhất.[1] Mặc dù tiêu chí PCC vừa không đủ và không cần thiết, nhưng có một số lý do/ biện minh để áp dụng nó. Trước tiên, nếu có đủ số dự án được thự hiện, và chi phí & lợi nhuận được phân bổ ngẫu nhiên và đồng đều, thì mọi người thường có kết quả rằng thu lợi từ một vài dự án và thua lỗ từ những dự án khác, với kết quả dài hạn về cơ bản là công bằng. Tất nhiên, nếu người thắng cuộc từ dự án đầu tiền dùng tiền được cuộc của mình để hối lộ các quan chức quy hoạch, họ có thể đảm bảo độ lâu bền của những dự án đem lại lợi nhuận cho họ. Thứ hai, tiêu chí đền bù tiềm ẩn không bao gồm bất kỳ khoản đền bù hay tái phân bổ nào trên thực tế, nhưng việc tái phân bổ không bao giờ là không tốn kém, và nếu có sự tái phân bổ từ phía người thắng cho người thua lỗ sau khi hoàn thành dự án, thì chi phí tái phân bổ có thể vượt quá xa mức lợi nhuận ròng bất kỳ của dự án. Nếu có băn khoăn lo ngại về tính hợp lý hay tính công bằng trong xã hội, sẽ có những chương trình khác đề cập vấn đề đó một cách trực tiếp. Các dự án không có vai trò kép trong việc tạo lợi nhuận ròng dương và phân phối lại của cải. Thứ ba, chỉ nhìn vào lợi nhuận ròng có nghĩa là toàn bộ của cải của một xã hội sẽ được cực đại hoá, và nếu cho rằng của cải ở mức cao nhất, thì có thể có vài kế hoạch về tái phân bổ. Nói cách khác, hãy làm chiếc bánh càng lớn càng tốt trước khi chúng ta lo lắng về việc phải phân chia nó như thế nào. VD: Hãy xét một dự án mà sẽ thu được lợi nhuận sau đây dành cho những người sau đây ... Người SMUY Lợi nhuận ròng SMUY*Lợi nhuận ròng 1 0.8 +250 +200 2 1.2 -200 -240 Tổng --- +50 -40 Dự án này có lợi nhuận ròng dương (+50), vậy nếu mọi người đều được đối xử bình đẳng như nhau (nghĩa là nếu tất cả mọi người có SMUY như nhau) thì đây dường như là một dự án tốt. Tuy nhiên, khi tính toán mức thay đổi về phúc lợi xã hội, cần phải kết hợp SMUY. Xét thấy những người này có SMUY khác nhau, các lợi nhuận ròng đã được tính toán cho thấy rằng đây là một dự án không tốt sẽ làm giảm phúc lợi xã hội (-40). Sau đây là kết quả dự án nói trên thực hiện với ba tiêu chí mô tả ở trên 1. SWC: Trượt 2. PCC: Đỗ 3. Pareto: Trượt Kết luận lại, tiêu chí PCC bảo đảm rằng các nguồn tài nguyên được đưa vào tính sử dụng được định giá cao nhất của chúng và do vậy, tổng số tài sản của xã hội sẽ được cực đại hoá. Xét về nghĩa nào đó, nó có nghĩa làm làm chiếc bánh càng lớn càng tốt và việc làm này là tốt. Chiếc bánh to hơn có nghĩa là có nhiều phần dành cho mọi người hơn, cả người giàu lẫn người nghèo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ qua không xét đến tính cân bằng và chấp nhận một cách mù quáng rằng SMUY là như nhau cho tất cả mọi người. Vị Trí hay Ai Đếm? Trong việc tiến hành nghiên cứu chi phí - lợi nhuận, điều quan trọng là phải quyết định xem phải bao gồm và không bao gồm chi phí và lợi nhuận của ai & của cái gì trong phân tích của bạn. Một người có vị trí trong một nghiên cứu chi phí - lợi nhuận sẽ có chi phí và lợi nhuận của mình được ghi nhận trong bản phân tích một dự án. Một người không có vị trí trong nghiên cứu chi phí - lợi nhuận thì sẽ không có chi phí và lợi nhuận của mình được ghi nhận trong bản phân tích này. VD: Bốn nhà kinh tế học đang dùng bữa tối với nhau và họ dự kiến chia nhau trả tiền bằng nhau. Một người trong số họ, gọi ông ta là Allen, đang quyết định xem liệu có nên gọi thêm bánh kem 3 màu không. Giá của nó đắt tới $5, trong khi Allen định giá nó chỉ khoảng $3 (sau một bữa ăn nhiều món đến vậy). Tuy nhiên, ông ta biết rằng, nếu ông gọi món bánh đó, ông sẽ chỉ phải thanh toán thêm $1.25=$5.00/4. Liệu ông có tính đến chi phí cho các đồng nghiệp ăn tối cùng ông không? VD: Chính phủ Hungary đang cân nhắc một nhà máy xử lý chất thải sẽ góp phần đáng kể cải thiện chất lượng nước dòng sông Danube. Trong khi người dân Hungary sẽ phải trả tất cả các chi phí của dự án, nhưng những lợi ích mà dự án đem lại sẽ không chỉ người dân Hungary được thụ hưởng, mà tất cả những cư dân sống dọc phía hạ nguồn sông bao gồm người Rumani, người Xéc, người Bulgary, và cuối cùng là những người sống ở Biển Đen cũng được thụ hưởng. Vậy có nên bao gồm những lợi ích mà người dân các nước khác được hưởng vào trong bản nghiên cứu Chi Phí - Lợi Ích hay không? VD Chính phủ Liên Bang sẽ không chi tiền cho việc mở rộng các làn đường cao tốc thông thường, nhưng họ sẽ hỗ trợ thanh toán cho việc xây mới các làn đường nếu chúng là những làn đường có mật độ xe cộ qua lại cao (HOV), còn được gọi là làn đường carpool. Nếu chi phí xây dựng một làn đường mới là $100 (không tính tới vị trị của nó) và lợi nhuận của một làn xe thông thường là $105, thì một bang sẽ thu được lợi nhuận là $5 từ việc mở rộng một đường cao tốc hiện hành bằng cách bổ sung một làn xe thông thường. Nếu lợi nhuận của một làn xe có mật độ giao thông cao (HOV) là $20, thì một bang sẽ không bao giờ tự nó lựa chọn xây dựng một làn mới. Tuy nhiên, nếu chính phủ liên bang sẽ trợ cấp 90% chi phí xây dựng một làn xe HOV, thì chi phí mà tiểu bang phải trả chỉ là $10 và lợi nhuận ròng cũng là $10, hay bằng khoảng 2 lần lợi nhuận ròng từ việc xây dựng một làn xe thông thường. Nếu bang đó chỉ có thể bổ sung một làn xe và đang phải cân nhắc quyết định xem xây dựng nó là một làn HOV hay chỉ là một làn xe thông thường, họ nên lựa chọn cái nào đây? Liệu có nên bao gồm các chi tiêu của liên bang như là một chi phí trong bản nghiên cứu chi phí - lợi nhuận của bang đó hay không? Liệu tất cả những người nộp thuế ở Mỹ đều có vị trí trong bản phân tích chi phí - lợi nhuận của bang đó hay không? Loại Làn xe Giá trị Chi phí Chi phí với Trợ cấp của Liên Bang Thông thường $105 $100 $100 Có mật độ xe cộ lưu thông cao HOV $20 $100 $10 VD: Chính quyền cảng vụ một địa phương đang cân nhắc mở rộng sân bay địa phương mình. Họ yêu cầu phân tích chi phí - lợi nhuận dự án mở rộng đề xuất, áp dụng những chi phí dự toán cho việc mở rộng gồm cả về chi phí thi công và chi phí vận hành bổ sung các công trình tiện nghi lớn hơn, so sánh với mức tăng của phí bãi đỗ và các doanh thu thêm khác mà sân bay lớn hơn sẽ đem lại. Bản phân tích này bỏ qua các lợi ích mà hành khách và hãng hàng không được hưởng từ sân bay mở rộng. Ngầm ẩn trong bản nghiên cứu này là ý tưởng chỉ có chính quyền cảng vụ có vị trí trong bản phân tích. VD: Bang Washington hiện đang có được rất nhiều thu nhập từ thuế doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, nếu bang định chuyển sang thuế thu nhập, lợi thế cho người dân của bang sẽ là họ có thể khấu trừ thuế thu nhập bang nhằm mục đích tính toán thuế thu nhập liên bang, một điều mà không thể làm được đối với thuế doanh thu bán hàng. Tính có thể khấu trừ thuế thu nhập bang sẽ là một lợi ích của việc chuyển đổi từ thuế doanh thu bán hàng của bang sang thuế thu nhập của bang, nhưng chỉ với điều kiện là vị trí bị giới hạn trong phạm vi những người dân bang Washington. Nếu vị trị nghiên cứu là trên toàn quốc gia, thì phần sụt giảm của thuế liên bang mà người dân bang Washington đóng sẽ đơn thuần chỉ là sự chuyển đổi mà không phải là lợi nhuận cũng như không phải là chi phí. Tuy nhiên, đừng hy vọng điểm này được nêu ra khi thảo luận vấn đề chuyển từ thuế doanh thu bán hàng sang thuế thu nhập trong phạm vi một bang. VD: Tuỳ thuộc vào việc bạn tin ở ai, những mẫu còn lại cuối cùng về virus bệnh đậu mùa đang được giữ đông lạnh tại những nơi đảm bảo ở nước Nga và Mỹ. Phân tích một chương trình đề xuất phá huỷ chúng bằng cách ném chúng vào đống lửa đang cháy cực kỳ nóng dường như có thể bỏ qua quyền cố hữu của virus là được tồn tại, do vậy phủ nhận bản thân vị trí của virus, và tập trung duy nhất vào các lợi ích và chi phí đối với con người. Những ví dụ này minh hoạ vấn đề vị trí của ai nên được bao gồm trong nghiên cứu. Những người mà chi phí và lợi nhuận của họ được bao gồm thì được gọi là có "vị trí". Lợi nhuận ròng của họ cũng được bao gồm. Vấn đề vị trí là quan trọng nhất trong việc xem xét nên bao gồm như thế nào các chuyển đổi trong một phân tích chi phí - lợi nhuận. Một chuyển đổi từ một người có vị trí sang một người khác có vị trí đều không phải là chi phí hay lợi nhuận và cũng không được tính đến. Điều này là sự vi phạm thông thường đến khó tin trong các nghiên cứu, đặc biệt cái gọi là "nghiên cứu tác động kinh tế". Ví dụ, khi xem xét "tác động kinh tế" của một khu thương mại sân vận động mới, một lợi ích mà luôn luôn được bao gồm đó là số tiền mọi người sẽ tiêu xài tại các quán bar và nhà hàng gần đó. Trong lợi nhuận bổ sung sẽ có một lợi ích, mà hiếm khi nó được công nhận, ít nhất về mặt nào đó, rằng lợi ích sẽ được lấy từ lợi nhuận của các quá bar và nhà hàng tại những khu vực khác bởi vì người ta sẽ thay thế thức ăn và nước giải khát tại gần nơi họ đang ở bằng thức ăn và nước uống gần sân vận động. Việc coi loại chuyển đổi này là một lợi ích ngụ ý rằng các hãng kinh doanh cách xa sân vận động không có vị trí trong bản phân tích. - Một chuyển đổi từ một người không có vị trí sang một người có vị trí được coi là lợi ích. - Một chuyển đổi từ một người có vị trí sang một người không có vị trí được coi là chi phí. Lý tưởng thì vị trí sẽ là toàn cầu. Nghĩa là, mọi người trên thế giới sẽ có vị trí. Tuy nhiên, nếu bạn đang làm việc, và trong một cuộc họp quan trọng với rất nhiều người mặc com lê trên tầng 13 của một toà nhà văn phòng tại nơi nào đó và bạn nói đến ai đó xa lắm không sở hữu cổ phiếu hay bỏ phiếu ở bang của bạn rằng họ nên có vị trí trong bản phân tích và nên được tính tới, có thể người ta sẽ không nghĩ bạn nói nghiêm túc. Những người có quyền ra quyết định của công ty dường như sẽ không tính đến vị trí của những người không phải là cổ đông, và những người có quyền quyết định trong chính phủ cũng sẽ không tính đến vị trí cho những người không có quyền bầu cử. [2] Đã có chỉ trích cho rằng phân tích chi phí - lợi nhuận, "... là quá chú trọng vào con người. Chỉ có mức sẵn lòng chi trả của con người mới là đáng quan tâm. Cả thực vật và động vật đều không có vị trí trong phân tích. " Thực vậy, các loài vật khác ngoài chúng ta chỉ có giá trị khi chúng ta quan tâm đúng mức về chúng để xác định giá trị về sự tồn tại liên tục hay niềm hạnh phúc của chúng. Thực vậy, chúng ta đã khiến virus bệnh đầu mùa bên bờ nguy cơ tiệt chủng mà ít khi nghĩ tới việc sẵn lòng bỏ tiền ra để bảo tồn sự tồn tại của nó. Yếu tố xem xét Phân bổ: Nhiều hơn đối với Tổng kết hợp về Người Điều đúc kết lại từ tổng kết hợp về người đó là thay đổi về phúc lợi xã hội thì bằng với tổng số của tất cả các lợi nhuận ròng của các cá nhân nhân với độ thoả dụng biên thu nhập của họ. Trình bày vấn đề này một cách toán học hơn qua các số hạng: trong đó SMUYi là điểm phân phối của người i NBi là giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng của người i Vấn đề, như đã nêu trước đây, là chúng ta không biết điểm phân phối đúng mức, Di hay SMUYi cho mỗi người, vậy chúng ta phải làm gì? Chúng ta nên xác định điểm phân phối như thế nào để thẩm định dự án? Tiêu chí đền bù tiềm ẩn (PCC) ngụ ý rằng Di=1 cho tất cả mọi người. Nếu bạn lựa chọn áp dụng tiêu chí PCC để thẩm định dự án, thì bạn đang lựa chọn đánh giá các lợi ích dành cho tất cả mọi người bằng nhau và lựa chọn điểm phân phối cho tất cả mọi người là = 1. Điều này có thể không phải là việc tốt nhất để làm, nhưng nó là dễ nhất. Có những gợi ý rằng chúng ta nên sử dụng một vài phép tính xấp xỉ SMUY đơn giản như là các điểm tỷ trọng trong việc dự tính các thay đổi về phúc lợi xã hội. Ví dụ, nếu Y = thu nhập trung bình Yi = thu nhập của cá nhân i d = hệ số thang tỷ lệ (sự biến đổi của điểm tỷ trọng phân phối ứng với thu nhập) thì điểm tỷ trọng nhất định đối với lợi nhuận ròng của một cá nhân được gợi ý là: Các miền đề xuất cho một giá trị miền d từ ½ đến 2 dựa trên các chi phí cơ hội của các chuyển đổi. Nguy cơ đặt d quá cao là nó sẽ khiến các chuyển đổi đơn thuần trở nên rất hấp dẫn. Phân tích chi phí - lợi nhuận thực sự không có nghĩa là thẩm định các chương trình chuyển đổi đơn thuần. Bạn không nên sử dụng những dự án thuộc loại mà chúng tôi đang cân nhắc xem xét phân bổ lại thu nhập. Nếu bạn thắc mắc về tái phân bổ thu nhập, chỉ nên áp dụng một vài loại của cải hoặc thuế thu nhập và hãy thực hiện điều đó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ qua các yếu tố xem xét phân bổ khi tiến hành thẩm định dự án. Một lần nữa, nếu bạn đang làm một dự án công cộng nào đó, thì không nên tranh luận rằng dự án này có tốt không bởi vì nó đem lại lợi ích cho những người nghèo. Nếu bạn thực sự muốn giúp đỡ những người nghèo, bạn nên tiến hành phân phối lại của cải thông qua chương trình ít bị phán xét hơn thay vì tạo ra một dự án mà sẽ đem lại vài điều tốt mà có thể họ không mong muốn hay những công việc mà có thể họ không phù hợp. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là bạn không nên cân nhắc xem ai là người được phân bổ lợi ích khi đánh giá tính khả thi của một dự án. VD: Xét các so sánh giữa 5 dự án dưới đây dựa trên các hệ số thang tỷ lệ khác nhau. Giả sử Người nghèo có nghĩa là thu nhập bằng khoảng ¼ mức trung bình và Người giàu có mức thu nhập gấp khoảng 4 lần mức trung bình. LỢI ÍCH CHO NGƯỜI NGHÈO LỢI ÍCH CHO GIAI CẤP TRUNG LƯU LỢI ÍCH CHO NGƯỜI GIÀU d=0 (PCC) d=0.5 d=1 d=2 SMUY CỦA NGƯỜI NGHÈO = 1.2 SMUY CỦA NGƯỜI GIÀU = 2.0 #1 $100 $0 $0 $100 $200 $400 $1600 $120 $200 #2 $100 $50 $0 $150 $250 $450 $1650 $170 $250 #3 $75 $100 $60 $235 $280 $415 $1304 $250 $310 #4 $0 $150 $200 $350 $250 $200 $163 $350 $350 #5 $0 $0 $400 $400 $200 $100 $25 $400 $400 Thay đổi các điểm tỷ trọng dành cho các nhóm thu nhập khác nhau và áp dụng các hệ số thang tỷ lệ so với các điểm tỷ trọng ưu đãi cho người nghèo, ta thu được một miền rộng các hệ số Giá trị Hiện tại Ròng (NPV) đối với các dự án này. Trường hợp tiêu chí PCC (khi d=0) dự án #5 là tốt nhất, mặc dù tất cả các lợi ích của dự án đều đổ dồn cho người giàu. Khi hệ số thang tỷ lệ tăng lên 0.5, 1.0 và 2.0, các dự án #3 và #2 kế tục là những dự án đáng làm nhất, phản ánh thực tế là chúng đem lại nhiều lợi ích cho giai cấp trung lưu và người nghèo hơn cho người giàu. Tác động của các hệ số thang tỷ lệ so với tác động của SMUY lớn hơn đối với người nghèo được thể hiện ở hai cột cuối cùng. Thậm chí khi người nghèo được chia phần SMUY là 2.0, thì dự án #5 vẫn duy trì ưu thế vượt trộicủa mình. Xem xét phân bổ mà không quy định điểm tỷ trọng Tất nhiên là việc chia phần các điểm tỷ trọng là rất khó và hầu như chắc chắn là không được yêu thích về mặt chính trị. Có một số phương án khác mà không dựa vào những phân chia rõ ràng như vậy đối với điểm tỷ trọng phân phối. 1. Cân nhắc xem xét kỹ lưỡng: Nghĩa là, thu thập các thông tin cả về tổng lợi nhuận ròng cũng như việc phân phối những lợi nhuận ròng đó và sau đó xem xét một cách chủ quan xem ai là người được hưởng lợi ích và điều đó có thể làm thay đổi đánh giá của bạn về dự án. Thật khó đối với người phải ra quyết định bởi vì không có quy tắc thực sự nào để dựa vào. Và cũng thật khó bởi vì bất kỳ người nào cố gắng tái tạo nghiên cứu và phải đưa ra quyết định giống như phán quyết của người ra quyết định ban đầu. 2. Tiêu chí Pareto: Nếu tiêu chí này được thoả mãn, thì đó là một dự án tốt, nhưng đây là tiêu chí có nhiều hạn chế và rất nhiều dự án tốt sẽ bị bỏ sót. 3. Tiêu chí Quasi-Pareto: Áp dụng tiêu chí PCC trong phạm vi một nhóm thu nhập (do vậy tất cả mọi người trong nhóm đều có SMUY bằng nhau) vì thế bạn có thể thấy, lấy ví dụ, nếu người nghèo là một nhóm sẽ trở nên sung túc hơn. Sau đó, áp dụng tiêu chí Pareto cho các nhóm lẫn nhau và chấp thuận dự án nếu không một nhóm thu nhập nào bị nghèo khổ hơn trước. Trường hợp này rơi vào tiêu chí PCC nếu chỉ có một nhóm Trường hợp này rơi vào tiêu chí Pareto nếu có một người trên một nhóm 4. Ưu thế trội của phúc lợi xã hội: Chia dân số bị ảnh hưởng bởi dự án thành các nhóm thu nhập khác nhau. Trước tiên, hãy nhìn vào lợi nhuận ròng của nhóm có thu nhập thấp nhất. Nếu chúng dương, hãy nhìn tiếp vào lợi nhuận ròng của hai nhóm có thu nhập thấp nhất cộng lại. Nếu chúng dương, hãy nhìn vào lợi nhuận ròng của ba nhóm có thu nhập thấp nhất cộng lại. ... Nếu tiêu chí này được thoả mãn thì đủ để khiến phúc lợi xã hội tăng lên. Với một nhóm thu nhập, trường hợp này roi vào tiêu chí PCC. VD: Xét những dự án dưới đây có lợi nhuận ròng dành cho những nhóm thu nhập đã cho. Nhóm 1 có thu nhập thấp nhất và Nhóm 5 có the thu nhập cao nhất ... NHÓM LỢI NHUẬN RÒNG TÁC ĐỘNG LUỸ KẾ 1 $100 +100 2 $30 +130 3 -$20 +110 4 -$30 +80 5 -$40 +40 Dự án này sẽ thoả mãn tiêu chí phúc lợi xã hội thống trị. Cuối cùng, không gì có thể đối với dự án mà bạn đang xem xét. Cái bạn sẽ thực sự cần làm là phải xem xét kỹ lưỡng và thực hiện tất cả các tính toán và tìm ra giá trị hiện tại ròng, tỷ lệ lợi nhuận/ chi phí và những thứ tương tự. Sau đó, nghiên cứu và cân nhắc xem ai là người được hưởng lợi từ dự án này. Nếu một dự án hơi tồi một chút nhưng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho nhóm người có thu nhập thấp, thì dự án đó có thể có lợi về mặt xã hội. Nếu một dự án chỉ vừa đủ tốt nhưng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho 1% những người giàu nhất có vị trí trong phân tích, thì thực ra đó có thể là một dự án tồi không nên thực hiện. [1] Hỏi sinh viên cho 1 vài ví dụ của tiêu chí PCC. Trả lời. Khi chính phủ mở rộng đường, lấy đất của dân và đền tiền là 1 ví dụ thực tiễn, dễ hiểu. [2] Không có cổ đông, bạn không có quyền cách chức giám đốc và ban quản lý; họ không để ý đến vị trí của bạn là chuyện thường. Không có dân chủ, thì chính phủ và nhân viên chính phủ cũng chẳng để ý tới vị trí của người dân. Trong xã hội độc tài, người dân có quyền cách chức lãnh đạo và nhân viên chính phủ đâu, mà họ phải quan tâm đến vị trí của dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVị Trí và Tiêu Chí Quyết Định và Các Vấn Đề Khác.pdf
Tài liệu liên quan