Về vai trò của di cư nông thôn - đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn hiện nay

Công tác hoạch định các kế hoạch và chính sách kinh tế-xã hội cần nhận thấy rõ vai trò của di cư nông thôn-đô thị trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Nhà nước cần chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu thu thập và phân tích các số liệu về di cư theo từng giai đoạn phát triển. Bằng các chính sách vĩ mô, cần tạo điều kiện để người lao động nhập cư ổn định cuộc sống, bình đẳng và được hưởng đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân, khuyến khích mặt tích cực của lao động nhập cư nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của thành phố cũng như ở nông thôn, đồng thời có những giải pháp ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của di cư có thể tạo ra tại địa bàn đô thị vốn đang phải đương đầu với những vấn đề bức xúc về các tệ nạn xã hội, môi trường, về sự quá tải của cơ sở hạ tầng, v.v. Giải quyết thỏa đáng vấn đề nhập cư cũng là động lực thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế, công bằng và ổn định xã hội.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về vai trò của di cư nông thôn - đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4 (60), 1997 15 Về vai trò của di c− nông thôn - đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn hiện nay Đặng Nguyên Anh Di c− giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn ở n−ớc ta. Đã từ lâu, chính sách điều động lao động và dân c− tập trung vào việc phân bố lại lao động, tổ chức đ−a dân đến các vùng kinh tế mới, nhằm kiểm soát tốc độ gia tăng dân số ở khu vực đồng bằng, hạn chế tình trạng nhập c− vào các trung tâm đô thị, các thành phố lớn. Trong những năm gần đây, tr−ớc nguy cơ bùng nổ dân số, sự yếu kém trong công tác quản lý đô thị cùng với tình trạng xuống cấp của kết cấu hạ tầng, việc nhập c− vào các thành phố th−ờng đ−ợc xem nh− một vấn đề xã hội, thậm chí bị nhìn nhận nh− một tệ nạn cần đ−ợc ngăn chặn. Cùng với nhịp độ tăng tr−ởng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, các họat động kinh tế, di c− nông thôn-đô thị có chiều h−ớng ngày càng gia tăng. Các thành phố của cả n−ớc hiện đang thực sự trở thành trung điểm của nhiều thành phần nhập c− từ ngoại tỉnh đổ về. Thời buổi kinh tế mở bung ra trong sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế cùng với sự gia tăng của các dự án đầu t− n−ớc ngoài, v.v... đang thực sự có sức hấp dẫn c− dân đến sinh sống và làm ăn tại các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp. Theo thống kê ch−a đầy đủ, kể từ mấy năm trở lại đây mỗi năm có khoảng gần 6 vạn lao động ngoại tỉnh đổ vào thành phố Hồ Chí Minh trong khi ở Hà Nội, theo t− liệu của Sở Lao động và Th−ơng binh Xã hội, con số này là trên 3 vạn ng−ời. Với đủ mọi loại hình nghề nghiệp, lao động ngoại tỉnh đã trở thành một lực l−ợng không nhỏ bổ sung vào thị tr−ờng dịch vụ và việc làm ở thành phố. Bài viết này không nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng cuộc sống của ng−ời lao động từ nông thôn ra thành phố vì chủ đề này đã đ−ợc báo chí bàn luận khá nhiều trong thời gian qua. Hầu hết những quan điểm về ng−ời lao động ngoại tỉnh đăng tải trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng đều chỉ nhấn mạnh khía cạnh tiêu cực của di c−. Thậm chí, đã có những quan điểm mạnh mẽ nói về một “nạn di dân”, thiếu đi một cách nhìn khoa học đối với di c−. Bài viết này nhằm xem xét và đánh giá vai trò của di c− nông thôn - đô thị, từ đó tìm ra những giải pháp chính sách phù hợp nhằm phát huy những yếu tố tích cực của di c− nông thôn-đô thị trong giai đọan công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Những hệ lụy không tránh khỏi của việc di c− nông thôn-đô thị gây ra cho công tác quản lý đô thị xin sẽ bàn trong một dịp khác. Một số đặc điểm của di c− nông thôn-đô thị hiện nay Di c− nông thôn-đô thị diễn ra d−ới nhiều hình thức đa dạng, với những nguyên nhân và mục đích khác nhau. Sự khác biệt giữa di chuyển tạm thời mang tính mùa vụ và di chuyển với mục tiêu ổn định lâu dài đòi hỏi phải xem xét vấn đề di c− trong bối cảnh cụ thễ. Tuy nhiên, những nỗ lực nghiên c−ú di dân ở Việt Nam th−ờng gặp phải trở ngại lớn về số liệu vốn qúa thiếu và không phản ánh đ−ợc đầy đủ quy mô của vấn đề di c−. Một hình thức khá phổ biến hiện nay là di c− theo mùa vụ của ng−ời lao động ngoại tỉnh đến các thành phố lớn tìm việc làm. Từ các tỉnh Về vai trò của di c− nông thôn - đô thị ... 16 lân cận nh− Hà Nam, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, ng−ời lao động đổ về Hà Nội làm ăn. Từ Bến Tre, Bình D−ơng, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An ng−ời nhập c− vô thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống ngày càng đông. Ngay cả với Đà Nẵng, một thành phố vốn có nhiều thành tích trong công tác quản lý hộ tịch hộ khẩu cũng không tránh khỏi quy luật đó. Thời gian qua, con số ng−ời lao động từ các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Nam đến tìm việc ngày càng gia tăng trên địa bàn của thành phố. Cần l−u ý rằng các trung tâm đô thị không chỉ có sức hấp dẫn đối với ng−ời lao động từ nông thôn ra thành phố làm ăn theo mùa vụ. Các thành phố lớn thời mở cửa còn có sức hút mạnh mẽ đối với nhóm cán bộ công nhân viên chức chuyển từ tỉnh khác đến, có ý định th−ờng trú lâu dài tại thành phố. Nhớ lại thời bao cấp, việc quản lý dân c− đ−ợc tiến hành khá chặt chẽ thông qua hệ thống hộ tịch hộ khẩu. Để có đ−ợc một hộ khẩu ở Hà Nội thì ng−ời ngoại tỉnh nhất thiết phải có giấy tiếp nhận của tổ chức theo chỉ tiêu định biên đ−ợc giao hàng năm. Nếu là cán bộ nhà n−ớc thì phải có bằng cấp, tay nghề cao mới đ−ợc xét tuyển về các thành phố lớn làm việc. Cùng với cơ chế mới của nền kinh tế thị tr−ờng và những thay đổi trong quy định nhập khẩu hiện nay, một tỷ lệ lớn cán bộ từ các tỉnh đã về thành phố làm việc, mua đất, xây nhà, lập nghiệp, trở thành dân thành phố. Đó là ch−a kể đến đội ngũ công nhân lao động xuất khẩu từ n−ớc ngoài về, và học sinh sinh viên các tỉnh học tại thành phố khi ra tr−ờng, tất cả đều tìm cách bám trụ kiếm việc làm ăn sinh sống, góp phần đem lại sự đông đúc, nhộn nhịp của các trung tâm đô thị. Rõ ràng là khi nói đến di c− nông thôn-đô thị, ng−ời ta không thể không nhắc đến thành phần nhập c− này.1 Di c− nói chung, đặc biệt di c− nông thôn-đô thị, là một qúa trình chọn lọc. Đại đa số c− dân tìm đến các thành phố thuộc nhóm tuổi d−ới 40. Không ít ng−ời là thanh niên ch−a xây dựng gia đình và ở vào độ tuổi lao động sung sức nhất. Do sự hấp dẫn của cuộc sống thị thành, và tâm lý không muốn gắn bó với nghề nông chân lấm tay bùn thu nhập thấp, nhóm ng−ời trẻ tuổi chiếm phổ biến trong nhóm c− dân nông thôn. Tính chọn lọc của di c− còn đ−ợc phản ánh bằng sự khác biệt về giới trong qúa trình di chuyển. Một trong những nhận xét chung thu đ−ợc qua nghiên cứu tại nhiều n−ớc là nam giới th−ờng chiếm đa số trong các dòng nhập c− từ nông thôn ra đô thị. So với nữ giới, nam giới còn có xu h−ớng di chuyển trên một bình diện không gian rộng lớn hơn. Gánh nặng công việc, học vấn thấp, sự ràng buộc gia đình cũng nh− những định kiến truyền thống về vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là những tác nhân chủ yếu hạn chế sự di chuyển của nữ giới. Thay vào đó, hình thức di chuyển theo chồng, di chuyển thông qua hôn nhân hoặc đòan tụ gia đình chiếm đa số trong giới nữ. Đặc điểm này đ−ợc phản ánh rõ trong những số liệu về di dân ở Việt Nam, từ kết qủa Tổng Điều tra dân số năm 1989 cho đến những cuộc điều tra dân số cấp quốc gia sau đó.2 Ngoại trừ các ch−ơng trình di dân đi kinh tế mới có sự tổ chức điều động của nhà n−ớc, hầu hết c− dân ra thành phố kiếm việc, làm ăn đều không phải là những ng−ời nghèo nhất ở nông thôn. Các nghiên cứu về xã hội học di c− cho thấy những gia đình có ng−ời đi ra thành phố không phải là hộ có mức sống thấp. Không ít gia đình có điều kiện kinh tế khá nh−ng lại mong muốn có cuộc sống khá hơn, và đây th−ờng là những ứng cử viên đâu tiên ra thành phố làm ăn. Bởi lẽ, bản thân quá trình di chuyển đòi hỏi những chi phí và tiềm lực nhất định trong mặt quan hệ xã hội cũng nh− có đ−ợc thông tin về các cơ hội kinh tế và việc làm ở nơi đến. Điều này giải thích cho 1 Hiện nay số l−ợng ng−ời dân ngoại tỉnh chuyển dến làm việc và sinh sống tại các thành phố một cách hợp pháp còn lớn hơn số lao động tạm thời theo mùa vụ. Theo thống kê ch−a đầy đủ, đến hết năm 1995 Hà Nội có 175.210 ng−ời hộ khẩu một nơi, nh−ng lại sống ở nơi khác, th−ờng gọi là đối t−ợng KT2, cao gấp 5 lần so với năm 1990; và có 68.344 khẩu từ các tỉnh về (KT3) cao gấp 4 lần so với 5 năm tr−ớc đó. Một số khu vực nh− ph−ờng Nguyễn Trãi, Minh Khai, Ô Chợ Dừa có tới trên 50% số ng−ời mang hộ khẩu ngoài ph−ờng. Số ng−ời Hà Nội gốc không di chuyển, nghĩa là những ng−ời sinh ra, lớn lên và đăng ký nhân khẩu tại nơi th−ờng trú, là không nhiều. 2 Theo số liệu Tổng Điều tra Dân số năm 1989: 4,1% nam giới so với 3,1% dân số nữ di chuyển ngoại tỉnh. Kết quả khảo sát mức sống năm 1992 ở Việt Nam cũng cho thấy cứ 100 nữ thì có 121 nam di chuyển; trong số nữ di chuyển thì lý do gia đình chiếm 52,4%. Đặng Nguyên Anh 17 thực tế là ng−ời ra thành phố tìm việc ít rơi vào nhóm đối t−ợng mù chữ, thất học ở nông thôn. Ng−ời lao động nông thôn ra thành phố đều có trình độ học vấn t−ơng đối cao hơn ng−ời ở lại. Học vấn, vì vậy, là một trong nhiều đặc tr−ng chọn lọc của di c−.3 Vai trò của Di c− nông thôn-đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn Nh− vậy thì phải chăng, di c− nông thôn-đô thị sẽ làm cạn kiệt lực l−ợng lao động trẻ khỏe, t−ơng đối có trình độ ở nông thôn hiện nay? Nếu vậy thì hiện t−ợng rời bỏ làng quê ồ ạt kéo nhau đi ra thành phố kiếm sống nh− ở nhiều địa ph−ơng hiện nay phải chăng sẽ góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói, kém phát triển của nông thôn? Luận điểm này mặc dù ch−a đ−ợc minh chứng nh−ng đã không thấy những lợi ích mà di c− đem lại. Trên thực tế, di c− nông thôn-đô thị là một chiến l−ợc tồn tại và phát triển của hộ gia đình nông dân. Tình trạng nhà đông ng−ời, ít đất, lại không có nghề phụ là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng l−ợng ng−ời nhập c− từ nông thôn ra thành phố hiện nay. Những miền quê đất chật, kinh tế thuần nông, thu nhập chính bằng hạt thóc đang là xuất phát điểm của các dòng di c− ra thành phố. Công việc tuy nặng nhọc nh−ng dù cực vẫn có tiền. Đó là nhận định và tâm lý chung của lao động ngoại tỉnh hiện nay. Qủa vậy, so với thu nhập một nắng hai s−ơng, mùa màng thất bát cùng với giá nông sản rẻ mạt nơi quê nhà thì khoản tiền vài ba trăm nghìn mà c− dân ngoại tỉnh dành dụm đ−ợc hàng tháng là không nhỏ. Nguồn tiền mà họ gửi về cho gia đình th−ờng đ−ợc sử dụng cho các mục đích khác nhau, từ việc chăm lo sức khỏe cho ng−ời thân, học hành của con cái, đến kiến thiết nhà cửa, đầu t− cho sản xuất, hoặc thậm chí để chi trả những món nợ cho ng−ời thân. Điều cần nói là, mặc dù ch−a có một con số thống kê nào về l−ợng tiền và l−u l−ợng hàng luân chuyển do c− dân thành phố gửi về nông thôn, di c− nông thôn-đô thị đang góp phần đáng kể vào việc cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống, tạo vốn kiến thiết cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn hiện nay. Bên cạnh lợi ích kinh tế, ng−ời lao động nông thôn từ thành phố trở về còn mang theo những tri thức và nhận thức mới gắn liền với nhịp sống văn minh của thành phố. Họ còn mang theo mình một ý thức làm giàu, các thang giá trị mới trong lối sống mà có thể tr−ớc đó ch−a từng tồn tại ở làng quê. Ngay cả nhận thức và thái độ đối với vấn đề sinh đẻ kế hoạch hóa gia đình cũng biến đổi nhanh hơn cùng với qúa trình di chuyển. Tất cả tạo nên một khởi sắc mới trong cuộc sống ở những làng quê có nhiều ng−ời đi làm ăn và thoát ly ra thành phố. Công bằng mà nói, di c− góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt trong cơ chế thị tr−ờng hiện nay. Di c− mùa vụ đến các đô thị, các thành phố lớn thực sự là việc cung cấp, chuyển dịch lao động đến những nơi có nhu cầu. Cùng với tác dụng nâng cao dân trí, di c− nông thôn-đô thị còn là biện pháp tăng thu nhập và nâng cao múc sống cho khu vực nông thôn, góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo. Điều đáng tiếc là, những chính sách hiện nay lại không nhận thấy vai trò của di c−, nhất là di c− nông thôn-đô thị, trong công cuộc phát triển nông thôn. ở nhiều địa ph−ơng, nhiều cấp, việc hoạch định các kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế xã hội còn giữ quan điểm cục bộ, cát cứ trong việc xây dựng mục tiêu vói xu h−ớng tách rời nông thôn với thành thị. Quan điểm này đã không nhận thấy đ−ợc mối liên hệ mật thiết và sự t−ơng hỗ nhằm mục tiêu tăng tr−ởng giữa hai khu vực thông qua di c−. Đối với các trung tâm đô thị, mặc dù di dân tự do gây trở ngại cho công tác quản lý hành chính, tăng thêm sức ép đối với hệ thống cơ sở hạ tầng vốn đang xuống cấp, nh−ng cái đ−ợc, cái lợi 3 Theo kết quả điều tra của công an thành phố Hà Nội, số có trình độ phổ thông cơ sở trong nhóm lao động ngoại tỉnh đến thành phố làm ăn theo thời vụ (KT4) là 47,2% so với tỷ lệ 34,8% trung học cơ sở, 11,3% tốt nghiệp phổ thông trung học và 6,5% đối t−ợng mù chữ. Về vai trò của di c− nông thôn - đô thị ... 18 của di c− là vẫn hơn. Hãy thử hình dung xem cuộc sống ở các thành phố lớn sẽ ra sao nếu thiếu những dịch vụ xã hội và nguồn lực dồi dào của lao động ngoại tỉnh? Thực sự ng−ời lao động từ nông thôn đã trở thành một lực l−ợng không nhỏ bổ sung vào thị tr−ờng sức lao động của thành phố. Họ sẵn sàng làm tất cả mọi công việc mà ng−ời dân thành phố chẳng muốn dúng tay, thậm chí cả những nghề nguy hiểm. Nặng thì đào móng nhà, phá bê tông, chở gạch đất, khuân vác thuê,... nhẹ hơn thì bán hàng, phụ việc, chạy xích lô, xe ôm, bán vé số, giúp việc nhà, trông nom trẻ nhỏ, chăm sóc ng−ời ốm,... Khu vực đô thị với nhu cầu lao động phong phú và đa dạng, vô hình chung đã tạo việc làm và thu hút đ−ợc súc lao động d− thừa từ nông thôn, và qua đó mà làm tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống còn đói nghèo ở làng quê.4 Di c− nông thôn-đô thị đang góp phần tích cực vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay. Những biện pháp chính sách nhằm hạn chế và quản lý chặt chẽ các dòng di c− từ nông thôn vào thành phố sẽ có thể gây phản tác dụng, không đáp ứng đ−ợc lợi ích của sự nghiệp phát triển ở khu vực nông thôn. Di c− nông thôn-đô thị không dẫn đến nông thôn hóa thành thị, càng không phải là sự dịch chuyển nghèo đói ra thành phố nh− ý kiến của một số ng−ời. Mặc dù lao động nhập c− có mức sống thấp hơn so với ng−ời dân thành phố nh−ng sự có mặt của họ không nhất thiết làm góp phần gia tăng tình trạng thất nghiệp ở khu vực đô thị. Hầu hết dân nhập c− đều có việc làm dù không liên tục và ổn định trong khu vực phi chính thức của nền kinh tế. Đa số những loại hình công việc này vận hành bằng sự tự quản thông qua thỏa thuận giữa các bên thuê m−ớn lao động và dịch vụ. Trong khi những nỗ lực xúc tiến tạo việc làm của nhà n−ớc hiện còn ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu của xã hội, lực l−ợng lao động từ nông thôn đã đáp ứng đ−ợc các nhu cầu thuê m−ớn lao dộng và dịch vụ ngày càng đa dạng trong đời sống đô thị hiện nay. Điều cần nói ở đây là mặc dù di c− nông thôn-đô thị hiện ch−a có sự tổ chức hỗ trợ của nhà n−ớc nh−ng tính tự quản của các luồng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố lại khá cao thông qua mạng l−ới di c−. Trong di dân, nếu yếu tố kinh tế giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành động lực di c− ở nơi đi thì mạng l−ới xã hội lại là nhân tố quyết định nơi đến của các luồng di chuyển. Thậm chí ảnh h−ởng của yếu tố kinh tế đôi khi bị mờ nhạt so với tác động của mạng l−ới di dân. Mạng l−ới này bao gồm những quan hệ gia đình, họ hàng, thân tộc, đồng h−ơng tạo nên sự hòa nhập của c− dân trong môi tr−ờng sống đô thị, đồng thời tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa nơi đi và nơi đến. Việc ng−ời lao động cùng làng cùng quê mách bảo và theo nhau ra thành phố làm ăn sinh sống là một trong nhiều biểu hiện hoạt động của mạng l−ới di dân. Chính mạng l−ới này đã dẫn dắt, hỗ trợ, c−u mang ng−ời mới đến thành phố v−ợt qua những khó khăn ban đầu nh− giúp đỡ tìm việc làm hoặc nơi ăn chốn ở, góp phần giảm bớt cái giá của sự di chuyển. Có thể nói, một khi mạng l−ới di dân đã đ−ợc phát triển thì tự nó sẽ duy trì các dòng chuyển c− từ nông thôn ra thành phố d−ới ph−ơng thức tự quản và tự điều chỉnh, không cần có sự can thiệp từ bên ngoài.5 Cần có một định h−ớng mới trong chính sách di c− nông thôn-đô thị: Trên khắp các quốc gia đang phát triển, sự dịch chuyển dân số diễn ra mạnh mẽ theo h−ớng nông thôn-đô thị. Quá trình công nghiệp hóa bao giờ cũng kéo theo sự tập trung và di chuyển dân số tới các vùng trung tâm đô thị, các thành phố lớn. Cùng với sự suy giảm mức sinh và xu h−ớng chấp nhận ngày càng rộng rãi các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, bài toán dân số và 4 Cuộc khảo sát xã hội học Di dân và Sức khỏe mới đây cho thấy một tỷ lệ không nhỏ hộ gia đình nông thôn hiện nay có tích lũy bằng tiền gửi về của các thành viên trong hộ đi làm ăn nơi khác. 5 T− liệu thu đ−ợc từ cuộc khảo sát xã hội học về Di dân và Sức khỏe cho thấy hầu nh− toàn bộ ng−ời lao động ra thành phố kiếm việc đều thông qua sự giúp đỡ của họ hàng, ng−ời thân quen. Những loại công việc tốt, có thu nhập ổn định thì ng−ời nhập c− cần phải có đ−ợc sự đỡ đầu của ng−ời thân với quan hệ quen biết rộng ở nơi đến. Rất ít lao động nhập c− kiếm đ−ợc việc thông qua các cơ sở hỗ trợ và xúc tiến việc làm. Đặng Nguyên Anh 19 phát triển giờ đây không thể không đề cập đến vấn đề di c−, trong đó di c− nông thôn-đô thị giữ một vai trò quan trọng. ở n−ớc ta, các biện pháp chính sách th−ờng nhấn mạnh vào việc kiểm soát di dân tự do, hạn chế và quản lý chặt chẽ các luồng di chuyển lao động từ khu vực nông thôn về các trung tâm đô thị và các thành phố lớn. Mặc cho nhiều biện pháp đã đ−ợc đề xuất và thực hiện nhằm ngăn chặn “nạn di dân”, di c− nông thôn-đô thị vẫn diễn ra với chiều h−ớng gia tăng trên thực tế. Cần phải nhận thấy rằng xu h−ớng này là tất yếu ở Việt Nam cũng nh− đối với bất kỳ một quốc gia nào khác đang trên đ−ờng hiện đại hóa bởi vì di c− là một trong những đặc tr−ng cơ bản của quá trình phát triển. Các biện pháp chính sách nhằm quản lý di c− đều ít khả thi và đ−a lại kết quả lâu bền. Sự gia tăng mạnh mẽ của số dân đến tuổi lao động và khoảng cách chênh lệch lớn về mức sống giữa nông thôn và thành thị là những tác nhân cơ bản thúc đẩy di c− hiện nay. Trong một nền kinh tế thị tr−ờng thì thiết chế dân số vận hành theo những cơ hội phát triển, các chính sách đổi mới đều trực tiếp hay gián tiếp thúc đẩy qúa trình di c−. Bởi vậy, các biện pháp nhằm hạn chế và kiểm soát chặt chẽ di c− là rất khó thành công. Hiện nay cũng nh− trong t−ơng lai, khi các khu công nghiệp trên địa bàn cả n−ớc đi vào hoạt động, lực l−ợng nhập c− vẫn là nguồn lao động quan trọng của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần sở hữu, đóng góp không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất n−ớc. Hạn chế di c− không chỉ gây ảnh h−ởng trực tiếp đến nhu cầu tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn mà còn không đáp ứng đ−ợc đòi hỏi cấp thiết của thị tr−ờng lao động ở thành phố. Sự vận động và thúc đẩy lẫn nhau giữa hai khu vực nông thôn và đô thị nhằm mục tiêu tăng tr−ởng sẽ khó đ−ợc phát huy nếu nh− các nhu cầu về sức lao động và việc làm không đ−ợc đáp ứng. Nói nh− thế không có nghĩa là không thấy những hệ lụy mà dòng ng−ời nhập c− đang gây ra cho việc quản lý đô thị, một khi mà kết cấu hạ tầng đã quá tải ngay cả với số l−ợng c− dân đô thị vốn sinh sống tại đây. Nh−ng cho dù nh− vậy thì cũng không thể không thấy rằng di c− trên thực tế đã thúc đẩy qúa trình luân chuyển nông thôn-đô thị, tạo ra những nhu cầu và lối sống mới ở làng quê, góp phần vào sự nghiệp đổi mới và phát triển nông thôn. Công tác hoạch định các kế hoạch và chính sách kinh tế-xã hội cần nhận thấy rõ vai trò của di c− nông thôn-đô thị trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Nhà n−ớc cần chú trọng đầu t− cho công tác nghiên cứu thu thập và phân tích các số liệu về di c− theo từng giai đoạn phát triển. Bằng các chính sách vĩ mô, cần tạo điều kiện để ng−ời lao động nhập c− ổn định cuộc sống, bình đẳng và đ−ợc h−ởng đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của ng−ời công dân, khuyến khích mặt tích cực của lao động nhập c− nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng tr−ởng kinh tế của thành phố cũng nh− ở nông thôn, đồng thời có những giải pháp ngăn chặn những ảnh h−ởng tiêu cực của di c− có thể tạo ra tại địa bàn đô thị vốn đang phải đ−ơng đầu với những vấn đề bức xúc về các tệ nạn xã hội, môi tr−ờng, về sự quá tải của cơ sở hạ tầng, v.v... Giải quyết thỏa đáng vấn đề nhập c− cũng là động lực thúc đẩy nhịp độ tăng tr−ởng kinh tế, công bằng và ổn định xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfve_vai_tro_cua_di_cu_nong_thon_do_thi_trong_su_nghiep_phat_t.pdf