Biến đổi xã hội và ý thức xã hội qua quá trình hình thành ý thức pháp luật của các nhóm nông dân thuộc một xã đồng bằng sông Hồng

Qua những phân tích ở trên, chúng ta hiểu rằng ý thức pháp luật trong nông thôn luôn gắn liền với ý thức xã hội của các nhóm nông dân và với thực tiễn pháp luật đang diễn ra ở đó. Người nông dân, cho dù ở cương vị cán bộ hay quần chúng cũng luôn cần được nâng cao nhận thức pháp luật qua tuyên truyền và thực tiễn điều hành pháp luật ở địa phương. Bởi vì những biểu tượng truyền thống về dân chủ và pháp luật trong nông thôn hiện nay vẫn chưa thực sự được thay thế bằng các quan niệm dân chủ và pháp luật chính thống và hiện đại. Chúng vẫn còn chi phối không ít người (nhóm 1 và 2 ), cả trong suy nghĩ và hành vi của họ. Cách quan niệm truyền thống này được duy trì không chỉ do trình độ nhận thức còn thấp kém ở một số người mà cả ở một số người có trình độ nhận thức khá cao nhưng chỉ quan tâm tới lợi ích cá nhân trực tiếp của họ nên sẵn sàng phủ nhận tính vô tư của pháp luật và vai trò của người điều hành pháp luật (nhóm 3). Sự nâng cao nhận thức pháp luật cùng với ý thức xã hội của người dân thông qua sự tham gia chính trị xã hội của họ có thể tạo ra những chuyển biến rất cơ bản trong ý thức pháp luật (nhóm 4) trong nông thôn hiện nay.

pdf16 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi xã hội và ý thức xã hội qua quá trình hình thành ý thức pháp luật của các nhóm nông dân thuộc một xã đồng bằng sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải cạnh tranh với các đối thủ, luôn tìm cách cải tiến sức sản xuất trong các xí nghiệp của họ. Nh−ng trong khi làm việc đó, họ đã vô tình thu hẹp chính cái cơ sở mà từ đó lợi nhuận đ−ợc hình thành, bởi vì chính họ đã thu hẹp phần lao động trong các nhân tố của sản xuất. Xét tới cùng thì chính họ đã góp phần vào sự thủ tiêu chủ nghĩa t− bản. Cũng vậy, trong tác phẩm Sự khốn cùng của Triết học, Mác cũng nói về tr−ờng hợp cạnh tranh giữa các nhà t− bản.Các nhà t− bản đã tìm cách hạ giá thành sản xuất của họ để chống lại các đối thủ của mình. Họ đã cho tiến hành các công việc kéo sợi trong các xí nghiệp mà tr−ớc đó không lâu còn để cho các nông trại thực hiện. Khi đó, họ đã làm cái điều mà chính họ không mong muốn là tạo ra một giai cấp vô sản mà lợi ích của họ lại đối lập về căn bản với lợi ích của họ. Lô gích cạnh tranh giữa các nhà t− bản đã buộc họ phải đầu t− để tự vệ tr−ớc các đối thủ của mình. Vì thế, họ không chỉ phát triển công nghiệp mà còn làm tăng số l−ợng và vũ trang cho khối quần chúng đối địch của họ. Xem từ điển phê phán xã hội học, mục Biến đổi xã hội và mục Phép biện chứng, Paris, PUF, 1982, tr. 70-71 và 175-176. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Biến đổi xã hội và ý thức xã hội ... 50 đội sản xuất và Hợp tác xã nông nghiệp từ sau nghị quyết 10 của Bộ chính trị chính là điểm xuất phát cho những thay đổi quan trọng này. Những ràng buộc về tổ chức trong lao động tập thể và trong đời sống xã hội gắn với hai mối quan hệ trên đã đ−ợc thay thế bởi sự tự do trong các quan hệ hợp tác giữa các cá nhân và quan hệ hợp đồng thoả thuận gi−ã các cá nhân và tổ chức của họ. Tuy nhiên, hành vi xã hội của các cá nhân hay nhóm ở đây, một khi đã đ−ợc thực hiện cũng giả định một sự thống nhất ý chí và hành động tối thiểu của các cá nhân và nhóm trong các công việc tập thể, cũng nh− trong các quan hệ cá nhân và tổ chức. Những kết quả bất ngờ, không đáng mong muốn của những hành vi xã hội của họ cho thấy sự bất lực của các cá nhân và nhóm trong việc kiềm chế mục tiêu hành động cá nhân và do đó, trong việc làm chủ tình thế của họ. Cũng do họ hành động trong khuôn khổ tập thể và với tính cách là một tập thể, họ cũng phải dựa vào những quy −ớc xã hội nh− những giải pháp cho các vấn đề của họ. Có điều là với những tiềm năng vật chất, năng lực nhận thức và những lợi ích cá nhân khác nhau, các cá nhân và nhóm này th−ờng phaỉ th−ơng l−ợng giữa họ với nhau và với tổ chức để cùng xác định lại vấn đề phải giải quyết và để thể chế hoá lại phạm vi hành động tập thể của họ. Thông qua những quy −ớc xã hội này, các nhân vật xã hội tạo ra một ph−ơng thức hành động tập thể và một ph−ơng thức điều hành xã hội sao cho các chủ thể cá nhân này khi thực hiện những mục tiêu chung vẫn không làm ảnh h−ởng tới sự tự do và mục tiêu cá nhân của họ. Các quy −ớc xã hội này không quyết định trực tiếp và tức thì hành vi của các cá nhân, mà chỉ thể chế hoá những khả năng hành động mà họ có thể lựa chọn nh− những thể thức của các cuộc chơi (bóng đá, cờ t−ớng...) mà ai cũng có thể tham gia vào đó. Tính định h−ớng của các quy −ớc hay thể chế xã hội ở đây phản ánh sự độc lập t−ơng đối của các hành vi và ý chí của các cá nhân và nhóm trong hệ thống hành vi tập thể. Bởi vì những lợi ích cá nhân, tập thể hay nhà n−ớc ở đây, có thể rất khác nhau, song đều phải đ−ợc tôn trọng nh− nhau. Hơn nữa, các quy −ớc xã hội cho dù đ−ợc quy định cụ thể ra sao vẫn không thể đủ để thể chế hoá mọi khả năng hành động của các cá nhân trong hệ thống hành vi xã hội. Điều mà ng−òi ta th−ờng nói tới những kẽ hở của chính sách và luật pháp hiện nay, chính là phản ánh thuộc tính không ổn định của các tổ chức và của lĩnh vực hành vi tập thể này. Để thể nghiệm những giả thuyết trên đây vào quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng một số giả thuyết trung gian để tìm ra những chỉ báo cần phân tích. Các chỉ báo đ−ợc hình thành chủ yếu từ những nhận định của những ng−ơì đ−ợc phỏng vấn về tình hình dân chủ pháp luật ở địa ph−ơng, về những chuẩn mực xã hội (quy −ớc xã hội) mà họ coi là phù hợp để đánh giá tình hình dân chủ pháp luật ở địa ph−ơng, những hoàn cảnh xã hội và lí do cá nhân có thể giải thích những nhận định của ng−ời đ−ợc phỏng vấn, và cuối cùng là những nguyên tắc suy nghĩ và hành động của họ có liên quan tới các giá trị, chuẩn mực và động cơ cá nhân đ−ợc quy chiếu trong mô hình văn hoá của họ. Chúng tôi cố gắng phân loại các nhận định trên đây của các cá nhân thành những nhóm có cùng một số tiêu chí chung để nhận diện những hình thái và cấp độ ý thức về dân chủ pháp luật khác nhau để sau đó có thể phân tích, so sánh và tìm ra những lí do đồng nhất và khác biệt ở họ. Đồng thời, từ những phân tích những dạng ý thức xã hội khác nhau ấy, chúng tôi mới có thể tìm thấy cái cơ chế của sự hình thành ý thức pháp luật trong các nhóm nông dân hiện nay. Điều đáng chú ý đầu tiên mà chúng tôi nhận thấy từ các kết quả điều tra bằng an két và từ các cuộc phỏng vấn là phần lớn các nhóm nông dân ở địa bàn nghiên cứu (xã Đa Tốn, ngoại thành Hà Nội) chỉ chú ý tới những chính sách phát triển sản xuất và kinh tế của Đảng và Nhà n−ớc hơn là với các chính sách xã hội nói chung, trong đó có các chính sách dân chủ và pháp luật. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Đức Truyến 51 Trong các chính sách kinh tế mà họ quan tâm, thì những vấn đề kinh tế gắn bó trực tiếp với lơị ích cá nhân hay gia đình họ vẫn đ−ợc chú ý hơn là những vấn đề kinh tế chung của cả cộng đồng hay xã hội. Đây là điểm đáng lo ngại đầu tiên đối với chính quyền địa ph−ơng trong vấn đề tuyên truyền và giáo dục ý thức pháp luật trong nông thôn hiện nay. Các cuộc họp thôn xóm th−ờng xuyên chỉ có khoảng 20% số hộ gia đình có ng−ời đến dự. Các cuộc họp đông đảo nhất vẫn chỉ là các cuộc họp bàn về những nội dung sản xuất, các ph−ơng án giao ruộng hay ăn chia vào các dịp mùa vụ. Các ph−ơng tiện thông tin hiệu quả nhất vẫn là TV và Radio gia đình, trong khi các ph−ơng tiện truyền thông của xã lại ít đ−ợc chú ý. Điểm này l−u ý chúng ta rằng những mối quan tâm kinh tế vật chất hiện nay có thể hạn chế sự chú ý của phần lớn các nhóm nông dân đối với các vấn đề xã hội nói chung trong đó có vấn đề dân chủ và pháp luật. Các kết quả điều tra bằng ăng két sau đây xá nhận rõ hơn tình hình này : Bảng 1: Các chính sách và mối quan tâm của các nhóm nông dân Đa Tốn STT Các chính sách Số tuyệt đối Phần trăm Tổng số 01 C.S Giao ruộng 92 94, 8 97 02 C.S mức khoán 88 91, 7 96 03 C.S hỗ trợ vốn 81 83, 5 97 04 C.S hỗ trợ kĩ thuật 73 75, 3 97 05 C.S thuế nông nghiệp 71 73, 2 97 06 C.S giá vật t− 60 61, 9 97 07 C.S thu quỹ 60 61, 9 97 08 C.S giá nông sản 56 57, 7 97 09 C.S khác 01 1, 0 97 Nguồn : Nguyễn Đức Truyến, t− liệu điều tra tại Đa Tốn, tháng 2/1998. Tr. 90-98. Trong bối cảnh mà cuộc sống ng−ời dân còn nhiều khó khăn về kinh tế, đành rằng đã khá hơn tr−ớc nhiều, thì mối bận tâm với các vấn đề kinh tế thiết thực là điều dễ hiểu. Song tính cấp thiết của các vấn đề kinh tế tr−ớc mắt này, ở trạng thái cực đoan của nó, có thể làm cho ng−ời ta thờ ơ với những vấn đề chung của cả cộng đồng hay của toàn xã hội, một thái độ thiếu quan tâm của ng−ời công dân tr−ớc những trách nhiệm xã hội của họ. Từ tình huống trên chúng ta có thể giả định rằng lợi ích tr−ớc mắt của ng−ời dân sẽ có những ảnh h−ởng tiêu cực tới ý thức xã hội và tinh thần luật pháp của họ. Ng−ời ta chỉ chú ý tới bản thân mình hay cái cộng đồng bé nhỏ của mình, chỉ chú ý tới quyền lợi cá nhân mà không chú ý tới trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội. Để xác nhận rằng sự thiếu quan tâm tới các chính sách chủ yếu là từ phía những ng−ời dân chứ không phải từ phía chính quyền địa ph−ơng, chúng ta có thể xem bảng phân tích số liệu điều tra về hiệu quả các kênh thông tin địa ph−ơng d−ới đây (xem bảng2). Các kênh Hợp tác xã, tổ chức xóm thôn, cán bộ phổ biến và những thành viên trong thôn xóm đã luôn chiếm −u thế tuyệt đối trong việc tuyên truyền phổ biến chính sách tới ng−ời dân. Trong khi vai trò chủ động tìm hiểu chính sách của họ vẫn rất hạn chế nh− các chỉ số về tìm hiểu sách báo, nghe loa đài công cộng, qua ng−ời nhà và các nguồn khác. Tất nhiên, nh− trên đã nói, những kênh thông tin này cũng chỉ lôi cuốn đ−ợc sự chú ý của ng−ời dân nếu nó chuyển tải những nội dung kinh tế thiết thực đối với họ. Các chính sách kinh tế xã hội khác hay pháp luật, có lẽ không thể đ−ợc đón nhận nhiệt tình nh− vậy. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Biến đổi xã hội và ý thức xã hội ... 52 Bảng 2: Ng−ời nông dân biết các chính sách qua các kênh thông tin STT Các ph−ơng tiện Số tuyệt đối Phần trăm Tổng số 01 Qua sách báo 30 30, 9 97 02 Qua TV,đài loa công cộng 0 0, 0 97 03 Qua họp xóm thôn 80 82, 5 97 04 Qua họp HTX 69 71, 1 97 05 Qua cán bộ phổ biến 64 66, 0 97 06 Qua thành viên gia đình 53 54, 6 97 07 Qua thành viên thôn xóm 64 66, 0 97 08 Qua nguồn khác 0 0, 0 97 Nguồn: Nguyễn Đức Truyến, t− liệu điều tra tại xã Đa Tốn tháng 2/1998. Tr. 99-106. Sự quan tâm tới các chính sách của Đảng và Nhà n−ớc từ góc độ lợi ích nh− vậy phản ánh sự thiếu hụt căn bản về nhận thức pháp luật của ng−ời dân trong một xã hội dân chủ. Chính vì thế mà khi tìm hiểu về nội dung các chính sách, các nhóm nông dân phần lớn lựa chọn những ng−ời thân tín, gần gũi để bày tỏ sự quan tâm và nội dung trao đổi, thay vì tìm đến những cán bộ có thẩm quyền và có trình độ để trao đổi. Bảng 3: Những kênh trao đổi về nội dung của các chính sách STT Các đối t−ợng trao đổi Số tuyệt đối Phần trăm Tổng số 01 Các thành viên gia đình 76 78, 4 97 02 Những ng−ời cùng xóm 74 76, 3 97 03 Những ng−ời thân quen 72 74, 2 97 04 Cán bộ chính quyền xã 56 57, 7 97 05 Ng−ời có uy tín trong làng 52 53, 6 97 06 Với bất kỳ ai 32 33, 0 97 Nguồn : Nguyễn Đức Truyến, t− liệu điều tra tại xã Đa Tốn, tháng 2/1998. Tr. 108-112. Cái thái độ thực dụng ít nhiều có tính phổ biến này dẫu sao cũng giúp chúng ta hiểu đ−ợc phần nào thực trạng và nguyên nhân tình hình thiếu hụt trong nhận thức pháp luật ở nông thôn hiện nay. Tuy nhiên, cách giải thích theo hoàn cảnh và trình độ nhận thức pháp luật này không thể giải đáp đ−ợc những thực tế của tình hình pháp luật và dân chủ phức tạp hiện nay. Không phải chỉ có ng−ời kém nhận thức mới kém ý thức pháp luật hay vi phạm pháp luật. Những giả thuyết về hành vi tập thể hay xã hội theo cách nhìn xã hội học tổ chức ở trên d−ờng nh− gợi ý cho chúng tôi nhiều hơn về một cách phân tích không chỉ liên quan tới nhận thức, tới hoàn cảnh xã hội và cá nhân, mà cả nguyên tắc suy nghĩ và hành động của cá nhân nh− là những ph−ơng thức hành động có tính toán nhằm mục tiêu tr−ớc hết là lợi ích cá nhân của họ thay vì đồng thời quan tâm tới những lợi ích tập thể và xã hội. Vì thế những quan niệm khác nhau về dân chủ và pháp luật không chỉ có mối liên hệ với trình độ nhận thức của cá nhân hay nhóm hoặc với hoàn cảnh sống của họ. Nó còn là sự lựa chọn một cách suy nghĩ phù hợp với quan niệm về lợi ích cá nhân hay trách nhiệm công dân của họ. Tính phức tạp của các nhận định hay quan niệm do đó có cơ sở cả trong quan hệ xã hội và lơị ích của chính những cá nhân đó-một cách nhìn theo truyền thống mác xít. Các chỉ báo mà chúng tôi đ−a ra để phân loại các nhóm phân tích là những chủ đề hay khái niệm có liên quan tới dân chủ và pháp luật đựơc phát hiện trong những văn bản trả lời phỏng vấn khác nhau, những cách quan niệm về các chủ đề hay khái niệm đó, những quy −ớc xã hội mà Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Đức Truyến 53 các cá nhân hay nhóm lựa chọn để giải quyết các vấn đề dân chủ và pháp luật và lí do của chúng. Những nhân tố giải thích sự đồng nhất và khác biệt giữacác nhóm đã đ−ợc loại hình hoá. Sau khi đã phân loại những cách hiểu khác nhau về dân chủ của các đối t−ợng đ−ợc phỏng vấn, chúng tôi đã đ−a ra đ−ợc bốn dạng thức nhóm hay bốn cấp độ để phân tích. Các dạng thức này đ−ợc hình thành qua sự phân tích và kết hợp những chỉ báo phân loại ở trên, từ các văn bản phỏng vấn và dựa trên những định h−ớng lí thuyết đã đ−ợc nêu ra từ ban đầu. 1. Dạng thức thứ nhất Dạng thức thứ nhất đồng nhất với cấp độ thứ nhất hay thấp nhất của một nhóm các cá nhân là sự thiếu quan tâm đến các văn bản chính sách và pháp luật. Đồng thời, nhóm này luôn có thái độ phủ nhận hay hoài nghi tr−ớc mọi vấn đề ở địa ph−ơng hay của xã hội. Do đó, họ th−ờng có thành kiến hay thiếu tinh thần xây dựng đối với môi tr−ờng xã hội xung quanh. Trong mẫu phỏng vấn sâu của chúng tôi, nhóm này chiếm một tỷ trọng không lớn, chỉ có 4/52 tr−ờng hợp hay xấp xỉ 7%. Con số này có thể ch−a phản ánh chính xác tỷ lệ của nhóm ng−ời thuộc trạng thái này trong thực tế, song trong cuộc khảo sát ban đầu này chúng tôi chỉ muốn nhận diện nó mà ch−a thể đ−a ra những cơ cấu tỷ lệ thực sự có tính đại diện. Khi hỏi về nội dung thế nào là dân chủ, hầu hết những ng−ời đ−ợc hỏi đều trả lời là không biết hay không rõ. Nh−ng khi hỏi về những vấn đề có liên hệ đến tình hình dân chủ thì họ luôn có một sự phê phán chính quyền địa ph−ơng hay xã hội nói chung đã không chú ý hay đụng chạm tới lợi ích riêng của họ. Có ng−ời vì nghèo túng không có khả năng tự giải quyết diện tích ở cho gia đình mình thì phê phán chính quyền xã đã bán đất cho ng−ời ngoaì địa ph−ơng với giá cao hơn hẳn khả năng tài chính rất hạn chế của họ. Có ng−ời thuộc diện chính sách không đ−ợc đãi ngộ thoả đáng theo mong muốn chủ quan cá nhân cũng phê phán tình hình địa ph−ơng là mất dân chủ. Có ng−ời do không đ−ợc xã duyệt cho vay vốn cũng cho rằng đó là thiếu dân chủ. Có tr−ờng hợp va chạm với đội sản xuất về dịch vụ cày thuê và thủ tục vay vốn r−ờm rà, cũng cho đó là không dân chủ.2 Trong những tr−ờng hợp này, không chỉ sự quan tâm đến pháp luật hay chính sách ở họ bị thiếu hụt mà cả ý thức xã hội ở họ cũng bị thể hiện một cách tiêu cực. Họ chỉ nhìn nhận xã hội qua lợi ích cá nhân trực tiếp của họ mà không hề tính đếm đến lợi ích của tập thể, cộng đồng hay xã hội nói chung. Thậm chí quan niệm dân chủ pháp luật ở họ chỉ là những lợi ích mà Nhà n−ớc hay xã hội đem lại cho họ. Nhóm này ch−a có ý thức về trách nhiệm của ng−ời công dân trong một xã hội dân chủ là phải chủ động tìm hiểu để nắm vững những văn bản chính sách và pháp luật cũng nh− phải có tinh thần trách nhiệm trứơc những vấn đề chung của tập thể, cộng đồng chung và của xã hội. Quy tắc xã hội ở đây, theo họ, là chính quyền hay đoàn thể phải quan tâm đến lợi ích cá nhân của họ. Nh−ng bản thân họ lại không quan tâm đếntrách nhiệm xã hội của một ng−ời công dân. Cách suy nghĩ của nhóm này lấy lợi ích cá nhân làm trung tâm, không biết đến cộng đồng và xã hội, phản ánh sự bất cập về ý thức xã hội, về ý thức dân chủ và ý thức pháp luật. 2. Dạng thức thứ hai Dạng thức thứ hai có liên quan tới những ng−ời tỏ ra hiểu biết còn ít về nội dung các văn bản chính sách và pháp luật nh−ng đã có mộtý thức xã hội tích cực hơn nhóm thứ nhất. Tất nhiên, do hiểu biết chính sách và pháp luật ở họ ch−a đầy đủ nên quan niệm dân chủ pháp luật của họ đã bộc lộ những sai sót đáng kể. 2 Nguyễn Đức Truyến, các ghi chép...tr. 26; 78; 102; 126. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Biến đổi xã hội và ý thức xã hội ... 54 Đây là một nhóm có tỷ lệ khá đông trong mẫu, chiếm tới 10/52 ng−ời đ−ợc phỏng vấn hay xấp xỉ 19%. Trình độ học vấn của nhóm này không nhất thiết là thấp, có 3 ng−ời trình độ trung học, 4 ng−ời trung học cơ sở và 3 ng−ời trình độ tiểu học. Hoàn cảnh nghề nghiệp của họ khá phong phú, từ làm ruộng đến buôn bán, dịch vụ " ... Thành phần xã hội của họ cũng đa dạng nh− nông dân, cán bộ quản lí xã và cán bộ thoát ly đã về nghỉ h−u... Mối quan tâm chính trị xã hội ở nhóm này có lẽ xuất phát từ tính năng động kinh tế xã hội của họ hơn hẳn so với nhóm ở dạng thức 1" mà đa số là thuần nông hay làm thuê. Trong quan niệm của nhóm này, ng−ời ta đã thấy xuất hiện một số chủ đề và khái niệm cơ bản có liên quan tới các văn bản chính sách và pháp luật nh− "tự do, bình đẳng, quyền dân chủ, bàn bạc dân chủ, bầu ng−ời đại diện cho dân, tự do phát biểu... ", song khi phân tích, những chủ đề hay khái niệm trên lại có mối liên hệ với những mô hình văn hoá nông dân truyền thống, hơn là với tinh thần của các văn bản pháp luật hay chính sách của Đảng và Nhà n−ớc đã ban hành. Chúng th−ờng đ−ợc quy chiếu hoặc là với đạo lí xã hội nói chung hoặc là với mô hình dân chủ cộng đồng làng xã nói riêng. Điều đáng chú ý là có nhiều ng−ời cho rằng họ không có điều kiện tiếp cận với các văn bản pháp luật song lại rất tự tin rằng họ có thể biết đ−ợc hành vi nào là đúng hay sai pháp luật. Sự tự tin ấy chính là có cơ sở ở niềm tin cho rằng pháp luật chính là đạo lí hay lí t−ởng xã hội mà họ đã từng cảm nhận. Đó chính là quan niệm của ng−ời tiểu nông từ xa x−a về nền dân chủ làng xã của họ ở vùng đồng bằng sông Hồng. Nó chỉ đơn giản là ng−ời dân có thể tự lo liệu cuộc sống của mình, không ai cản trở ai và những công việc chung thì đều đ−ợc tham gia bàn bạc. Ví dụ sau đây có thể minh chứng điều này: "Dân chủ là bình đẳng. Mọi ng−ời nh− mình và mình nh− mọi ng−ời. Ai cũng có quyền dân chủ. Biểu hiện của dân chủ là nhân dân đ−ợc tự do sản xuất làm ăn. đ−ợc tự do sinh sống. Không làm ảnh h−ởng đến ai là sống đ−ợc rồi. Để có dân chủ thì phải cùng nhau hợp lực, đồng tâm họp bàn. Cái gì làm đ−ợc, không làm đ−ợc thì đ−a ra ph−ơng án trong lúc họp". (Nữ, tuổi 57, học vấn 5/10, làm ruộng+đi chợ, dạng thức 2)3 Với họ, dân chủ còn là cái quyền của con ng−ời l−ơng thiện đ−ợc đấu tranh để bảo vệ đạo lí của con ng−ời nói chung bất kể nó thuộc thời kì lịch sử nào. Vì thế dân chủ là cái quyền của con ng−ời phải đ−ợc biết và đ−ợc nói lên sự thật hay lẽ phải. Và nếu dân chủ chủ yếu thể hiện quyền lợi chính đáng của con ng−ời thì pháp luật chính là cái bảo vệ những lợi ích đó. Cũng trong tinh thần dân chủ làng xã ấy, ng−ời dân là tất cả, còn sự tồn tại của cái thực thể xã hội bao trùm lên cuộc sống của mỗi ng−ời và quyết định chính những quyền lợi đó lại không có chỗ đứng trong quan niệm đạo lí của họ. T− t−ởng dân chủ của Nho giáo đ−ợc các nhà Nho thuộc các triều đại phong kiến Việt nam hoan nghênh có lẽ cũng trên tinh thần ấy: "Dân vi quý, Xã tắc thứ chi, Quân vi khinh". Sự thiếu vắng của ý thức xã hội có lẽ cũng phản ánh sự thiếu vắng của ý thức pháp luật trong đạo lí dân gian x−a, một di sản t− t−ởng do quá khứ để lại. Một ví dụ khác có thể làm sáng tỏ điều này: " Dân chủ là mọi ng−ời có quyền phê bình ng−ời này, ng−ời kia, là thấy cái gì trái Đạo lí thì nói ra... " (Nữ, tuổi 46, học vấn 10/10, hiện làm ruộng+buôn bán, dạng thức 2).4 Cũng theo lời của ng−ời này, pháp luật chính là cái bảo vệ hay bênh vực đạo lí, nó ngăn cản con ng−ời đi chệch khỏi những quy định của nó: 3 Nh− trên, tr. 90. 4 Nh− trên, tr. 94. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Đức Truyến 55 "Pháp luật là cái ngăn cản mình làm những cái gì mà mình thấy trái với l−ơng tâm của mình. Vì thể pháp luật phải có kỉ c−ơng. Nhiều khi pháp luật lỏng lẻo, ng−ời ta lộng quyền. Pháp luật mình nhiều khi quá kém, bị ng−ời khác bắt nạt mà pháp luật không can thiệp".5 Họ cho rằng, dân chủ là sự thi hành đúng dắn mọi chính sách của Đảng và Nhà n−ớc. Ng−ời dân phải đ−ợc biết mọi thứ. Hễ còn có khiếu kiện là ch−a dân chủ. Dân phải có đại biểu để giám sát chính quyền trong thực hiện chính sách. Những nguyên tắc ấy, nếu hiểu theo lô gích suy nghĩ của những ng−ời này thì, chính sách chỉ là biểu hiện của những quyền lợi mà ng−ời dân đ−ợc h−ởng. Còn chính quyền chỉ là ng−ời bảo đảm những lợi ích đó cho mọi ng−ời dân. Vì thế mà ng−ời dân cần có sự giám sát trực tiếp những hoạt động của chính quyền. Họ cũng đã quên rằng chính quyền theo tinh thần luật pháp, chính là gồm những đại biểu do dân bầu ra thông qua chế độ bầu cử. Nếu nh− họ không tin vào những ng−ời đó nữa thì điểm quan trọng cần xem xét chính là phải hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật chứ không phải là lấy dân chủ trực tiếp thay cho dân chủ đại diện, lấy dân chủ làng xã thay cho dân chủ pháp luật. "...Nhân dân ở xã hiện nay còn nhiều cái không đ−ợc biết. Nhân dân còn thắc mắc, đơn từ là ch−a dân chủ. Để có dân chủ, cán bộ cần làm đúng chủ tr−ơng chính sách của Đảng, của trên đ−a xuống. Triệt để chấp hành chủ tr−ơng chính sách của Nhà n−ớc. Phải có đại biểu có uy tín trong dân, đại diện cho dân để giám sát những công việc của cấp trên". (nam, tuổi 50, học vấn 10/10,bộ đội về h−u, dạng thức 2).6 Cũng theo cách cảm nhận của họ, dân chủ chỉ là biểu hiện của một xã hội có an ninh trật tự. Nơi mà sự sống của con ng−ời đ−ợc bình yên, không có tệ nạn xã hội hay trộm cắp.., một xã hội mà con ng−ời chỉ có ý thức trách nhiệm trong cái cộng đồng bé nhỏ của họ là thôn hay xóm. Cái ý thức ấy cũng rất cụ thể và giới hạn trong khuôn khổ của đạo lý làng xã: "Dân chủ ở đây thì tốt thôi. Xóm khác còn trộm cắp, xóm này thì không. Ng−ời dân thắc mắc có quyền phát biểu với cán bộ. Nh−ng nói với cán bộ thì hơi khó. Đ−ờng vừa làm phải cấm xe công nông. Xe cứ chạy hỏng cả đ−ờng. Dân nói với tr−ởng thôn nh−ng không giải quyết đ−ợc. Còn xã thì không nói gì. (Tôi có đi đến đoạn đ−ờng phía trong đâu nên đ−ờng hỏng cũng không cần, mặc kệ.) Dân chủ trong nông thôn là hỏng đâu sửa đấy, xe anh làm hỏng, anh phải chịu trách nhiệm. Thử hỏi lên đài xem nh− thế có đ−ợc không? Dân cùng xóm nói nhau lại sợ mất lòng. Xe đi hỏng thì cứ hỏi đài xem, công nông đền hay ai đền? " (Nam, tuổi 65, học vấn 1/10, dạng thức 2).7 Trong đoạn trả lời phỏng vấn vừa rồi, ng−ời nông dân này không chỉ nói quan niệm của mình về dân chủ mà còn nói hộ cả cho quan điểm của cán bộ xã và những ng−ời trong cùng xóm của ông. Mô hình dân chủ làng xã của ông rõ ràng đã gặp rắc rối khi đạo lí cộng đồng đã bị coi th−ờng và vi phạm. Bởi mô hình này chỉ kêu gọi ng−ời ta tự giác làm theo đạo lí cộng đồng mà không thể buộc mọi ng−ời tuân thủ nó nh− một chuẩn mực pháp luật. Ng−ời ta chỉ tôn trọng đạo lí cộng đồng khi nó đồng nhất với lợi ích cá nhân của họ. Tr−ởng thôn không giải quyết đ−ợc. Cán bộ xã không nói gì nh−ng lại cho là mình không đi đến đoạn đ−ờng trong đó nên không cần, mặc kệ. Dân cùng xóm nói nhau lại sợ mất lòng. Cách diễn đạt này cho dù có tính giả định song lại rất nhất quán về cách nhìn của không ít ng−ời trong nông thôn hiện nay về những vấn đề phức tạp trong cuộc sống chung đã không còn nguyên vẹn tính cộng đồng của họ. Rõ ràng là dân chủ cộng đồng kiểu làng xã không còn đảm đ−ơng nổi vai trò tổ chức xã hội 5 Nh− trên, tr. 94. 6 Nh− trên, tr. 97. 7 Nh− trên, tr. 99. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Biến đổi xã hội và ý thức xã hội ... 56 của nó. Bởi vì, mô hình dân chủ cộng đồng chỉ có thể phát huy sức mạnh dựa trên sức mạnh của d− luận xã hội vốn gắn liền với một ý thức cộng đồng còn bền chặt. Song họ ch−a thể ý thức đ−ợc vai trò và ý nghĩa của nền dân chủ pháp luật trong đời sống nông thôn hiện nay ra sao. Một biểu hiện khác của dạng thức này là hình ảnh về một nền dân chủ cộng đồng đ−ợc hiểu một cách phiến diện. Trong ý t−ởng của họ, đó chỉ là quyền phát biểu, góp ý của ng−ời dân về bất cứ điều gì, bất kể cán bộ đúng hay sai. "Dân chủ là chỗ hội họp thì đ−ợc quyền phát biểu, tham gia. Sai trái cũng đ−ợc góp ý. Cán bộ phải tiếp thu ý kiến, sai thì sửa, đúng thì phát huy". (Nam, tuổi 50, học vấn 7/10, Đảng viên, tr−ớc có tham gia cấp uỷ, cán bộ đội sản xuất, dạng thức 2).8 Có khi nó chỉ đơn giản là sự công bằng trong phân chia ruộng đất. "Để thực hiện dân chủ thì chỉ có công bằng về ruộng đất là tốt".(Nam, tuổi 30, học vấn 12/12, bộ đội xuất ngũ, dạng thức 2 ).9 Cũng có khi sự đơn giản hoá ấy lại mang tính cực đoan khi đòi hỏi dân chủ là ng−ời dân phải đ−ợc trực tiếp quyết định bất cứ việc gì, còn chính quyền chỉ là ng−ời thực hiện các quyết định của dân sau khi đã đ−ợc bàn bạc dân chủ. Tinh thần luật pháp ở đây hầu nh− không đ−ợc biết đến. "Mọi thứ phải đ−ợc đ−a ra bàn bạc tr−ớc dân. Dân quyết thì mới là dân chủ, còn cán bộ quyết thì ch−a phải là dân chủ". (Nam, tuổi 45, học vấn 7/10, dạng thức 2).10 Có một thực tế là ng−ời ta vẫn đề cao dân chủ cộng đồng hay sự tham gia trực tiếp của ng−ời dân vào các công việc cộng đồng thay vì thực hiện dân chủ dựa trên pháp luật và thông qua các đại biểu do dân cử, dù rằng họ đã thấy đ−ợc mặt trái của nó (nguyên tắc cộng đồng) không chỉ ngăn cản cán bộ địa ph−ơng thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật mà còn ngăn cản chính những ng−ời dân đấu tranh với những hành vi xâm phạm lợi ích chung của cả cộng đồng. Rõ ràng là dân chủ trực tiếp bảo đảm tốt hơn lợi ích trực tiếp cho ng−ời dân nh−ng lại rất yếu trong vai trò kiểm soát xã hội vô t− và nghiêm khắc. Ví dụ về chuyện xe công nông đi làm hỏng đ−ờng ở trên đã là một ví dụ xác đáng cho tính hạn chế của các quy tắc cộng đồng và sự thiếu hiểu biết về vai trò pháp luật trong xã hội hiện nay. "Nói chung pháp luật là đúng nh−ng ng−ời thực hành pháp luật ở địa ph−ơng không thực hiện đ−ợc. Giải quyết không triệt để phần nhiều là do nể nhau (hàng xóm, bà con thân quen)".11 "Phải có dứt khoát (không nể nang) mới có dân chủ. Thôn này ch−a dứt khoát. Dân ai có thân ng−ời ấy lo. Hàng xóm thì nể nhau, hoặc là có góp ý thì họ chửi lại. Cán bộ thôn thì không quan tâm giải quyết". Từ dạng thức này, chúng ta thấy rõ tinh thần của họ là muốn duy trì các quy tắc xã hội vốn đ−ợc xác định trên nền tảng đạo lí cộng đồng và trên nguyên tắc tham gia trực tiếp của ng−ời dân không thông qua cơ chế đại diện. Nhìn chung nhóm này cũng còn nhận thức dân chủ pháp luật chủ yếu ở khía cạnh quyền lợi hơn là trách nhiệm công dân. Song xét về ý thức xã hội thì họ đã thể hiện rõ hơn hẳn nhóm trên qua ý thức về hành vi theo đạo lí. Vì nhận thức còn sơ sài và còn ít kinh nghiệm về vấn đề này nên họ ch−a thể hiểu đ−ợc những hạn chế của dân chủ cộng đồng và tầm quan trọng của dân chủ pháp luật. Hơn nữa, sự đồng nhất luật pháp với chính quyền địa ph−ơng đã làm cho họ hiểu sai và thiếu tin t−ởng vào dân chủ đại diện, nhất là khi họ có va chạm quyền lợi với chính quyền địa ph−ơng. Cũng chính vì thế, họ càng có lí do để đề cao dân chủ cộng đồng trực tiếp. 8 Nh− trên, tr. 107. 9 Nh− trên, tr. 112. 10 Nh− trên, tr. 109. 11 Nh− trên, tr. 110. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Đức Truyến 57 3. Dạng thức thứ ba ở dạng thức này gồm những ng−ời có trình độ nhận thức, am hiểu pháp luật và chính sách, nh−ng xét trên bình diện tham gia xã hội, do những hạn chế về điều kiện sống, ý thức chủ quan, ... họ ch−a thực sự hoà nhập vào đời sống kinh tế xã hội ở địa ph−ơng. Những ng−ời này phần lớn không đ−ợc giao ruộng khoán nên ít tham gia sản xuất nông nghiệp, chỉ sống nhờ l−ơng h−u của mình là chính. Vì thế trong cách nhận xét đánh giá của họ về đời sống dân chủ và pháp luật ở địa ph−ơng, chúng ta vừa thấy ở họ những chủ đề pháp luật cơ bản vừa thấy một cách phân tích cân bằng giữa quyền hạn và trách nhiệm của ng−ời công dân trong xã hội. Khác với hai nhóm tr−ớc, nhóm này đã bắt đầu phát biểu về ý thức trách nhiệm của ng−ời dân, về cơ chế thực hiện các chính sách và dân chủ pháp luật ở địa ph−ơng. Do hiểu biết về dân chủ pháp luật nên nhóm này có sự công bằng, đúng mực trong việc đánh giá sự thực hiện dân chủ pháp luật của chính quyền địa ph−ơng cũng nh− những mặt tốt và sự thiếu hụt từ phía ng−ời dân. Nh−ng cũng do ch−a có sự tham gia thật sự vào cuộc sống ở địa ph−ơng nên những suy nghĩ của họ th−ờng có tính nguyên tắc mà thiếu những phân tích xác thực và cụ thể. Nhóm này có 13 ng−ời hay 25% trên tổng số ng−ời đ−ợc phỏng vấn. Trong đó, số cán bộ thoát li về h−u chiếm 10 ng−ời, số cán bộ địa ph−ơng đã nghỉ công tác là 3 ng−ời. Nhóm này có 2 ng−ời trình độ đại học, 2 ng−ời trung học, 8 ng−ời trung học cơ sở và 1 tiểu học. Điểm cần l−u ý tr−ớc tiên ở nhóm này là ý thức chấp hành chính sách và pháp luật của ng−ời công dân. Sự phê phán các mặt tiêu cực hay hạn chế của cán bộ địa ph−ơng là đúng mức và th−ờng không cụ thể và trực tiếp. Đôi khi ng−ời ta có cảm giác là họ luôn giữ thái độ dè dặt và tế nhị tr−ớc các vấn đề ở địa ph−ơng. Đó cũng là tâm lí e dè hay giữ kẽ của nhiều ng−ời đã thoát li nhiều năm mới trở về địa ph−ơng. 12 Trong nội dung dân chủ ở địa ph−ơng, họ nhấn mạnh tr−ớc hết vào việc tuyên truyền cho dân hiểu đ−ợc các chính sách, hiểu pháp luật và cán bộ chính quyền cũng phải g−ơng mẫu hơn trong học tập và thi hành pháp luật. Bởi vì dân có hiểu thì ng−ời ta mới làm theo pháp luật đ−ợc, và ng−ời dân cũng tìm hiểu pháp luật qua tấm g−ơng và hành động của ng−ời cán bộ. "Muốn nâng cao dân chủ, cần tuyên truyền cho dân hiểu đ−ợc chính sách. Dân có hiểu, ng−ời ta mới làm đ−ợc...Muốn nghiêm chỉnh thực thi pháp luật thì phải để cho dân hiểu hơn pháp luật và cán bộ cũng phải g−ơng mẫu hơn".13 Khi nói về chính quyềnđịa ph−ơng, họ th−ờng đứng ở vị trí ng−ời quan sát hơn là trực tiếp phát biểu ý kiến của mình. Điều này có thể là do họ không đ−ợc trực tiếp tham gia các sinh hoạt ở địa ph−ơng, hoặc do ngại va chạm với chính quyền nên nói cầm chừng. Tuy nhiên họ thừơng nói về những quyền cơ bản của ng−ời công dân mà những ng−ời nông dân thuộc hai nhóm tr−ớc không biết đến. "Dân chủ trong xã ch−a triệt để, ng−ời đi họp xã lại không đem hết ý, tinh thần của ng−ời dân lên xã. Thấy xã viên họ nói hợp tác xã còn lôi thôi lắm, còn kiện cáo về kinh tế, ruộng đất. Để có dân chủ thì hơi khó. Cán bộ chỉ biết truyền đạt. Mình nghe, khi nào mình không đồng ý và góp ý thì trả lời của cấp trên hơi lâu, không đ−ợc trả lời, không đ−ợc giải thích thoả đáng cho dân. Khi dân phản ánh thì phải trả lời, đừng nói rồi để đấy". (Nam, tuổi 58, học vấn 8/10, bộ đội về h−u, dạng thức 3). 12 Nh− trên, tr. 16. 13 Nh− trên, tr. 16-17. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Biến đổi xã hội và ý thức xã hội ... 58 Về ý thức pháp luật, phải thấy rằng nhóm này đã nắm đ−ợc những nội dung cơ bản đành rằng khi diễn đạt trở lại, câu chữ của họ không thật chính xáclắm. Có thể đ−a ra một ví dụ về định nghĩa pháp luật là gì và những điều kiện để phát huy vai trò của pháp luật trong nông thôn hiện nay để thấy khả năng nhận thức pháp luật của họ: "Pháp luật là mọi điều Nhà n−ớc ban ra, cho phép mọi ng−ời đ−ợc làm những gì. Pháp luật là để khống chế những phức tạp của xã hội. Để phát huy pháp luật thì dân phải ủng hộ pháp luật. Muốn vậy, dân phải hiểu biết về luật pháp. Sự tuyên truyền giáo dục luật pháp cho dân là cần thiết. Tham gia với ông có nhận thức còn đỡ, với ông không có nhận thức thì bảo thủ, khó nói. Pháp luật mà cứng nhắc thì có khi dân họ không −ng".14 Nếu so sánh với định nghĩa về pháp luật đ−ợc sử dụng trong từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên và Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1991, thì ng−ời trả lời phỏng vấn đã nắm đ−ợc tinh thần cốt lõi của nó.15 Còn xét về tinh thần của luật pháp, họ cũng đã hiểu đ−ợc tầm quan trọng của sự đồng thuận của ng−ời dân đối pháp luật với t− cách là một ph−ơng thức hành động chung và hợp thức, đành rằng mới chỉ ở khía cạnh thực dụng nhất là để khống chế những phức tạp của xã hội. Cũng chính vì cần có sự ủng hộ của ng−ời dân mà việc thực thi pháp luật cần tránh cứng nhắc, hay vận dụng sao cho phù hợp với đặc điểm và trình độ của ng−ời dân ở từng địa ph−ơng. Tuy nhiên, nói nh− ng−ời trả lời ở đây thì rõ ràng đã có sự thiếu chính xác. Bởi vì pháp luật là những nguyên tắc hành động chung nhất của toàn xã hội nên không thể không đ−ợc xác định ở những mức độ và phạm vi cần thiết. Chỉ có sự vận dụng pháp luật mới có thể không nên cứng nhắc. Với trình độ nhận thức pháp luật nh− vậy, lẽ ra nhóm này có thể phát huy vai trò giáo dục, tuyên truyền luật pháp trong nông thôn, song trên thực tế họ đã thiếu những điều kiện cần thiết để phát huy vai trò của mình. Tr−ớc hết là những điều kiện cho sự hoà nhập và tham gia xã hội của họ. Chỉ có những ng−ời còn tham gia vào các hoạt động kinh tế hay xã hội ở địa ph−ơng mới duy trì đ−ợc mối liên hệ và ảnh h−ởng của họ tới những ng−ời xung quanh. Những ng−ời không có cơ hội này th−ờng xa cách dần những mối quan tâm của cuộc sống chung. Họ thiếu thông tin, trao đổi, nên hiểu biết của họ cũng có phần thiếu cụ thể và t−ờng tận. Có tr−ờng hợp do tham gia vào các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp nên họ có điều kiện nhận thức khá rõ tình hình dân chủ ở địa ph−ơng. Họ có thể nói về cơ chế sinh hoạt dân chủ ở địa ph−ơng, về văn bản pháp luật, về lòng tin của nhân dân vào những ng−ời thi hành pháp luật và ảnh h−ởng của nó tới ý thức pháp luật ở địa ph−ơng ra sao. Họ có thể phân tích tình hình dân chủ và pháp luật ở địa ph−ơng d−ới dạng những nhân tố và cơ chế là điều không thể có ở những ng−ời chỉ quen sống với các quan hệ cộng đồng, ch−a từng trải qua một sự đào tạo tối thiểu và ch−a có kinh nghiệm về pháp luật. Có tr−ờng hợp là một cán bộ về h−u song vì có tham gia sản xuất nông nghiệp nên hiểu biết rất sâu sắc về chính sách khuyến nông ở địa ph−ơng. Ông cho rằng hợp tác xã chuyển sang làm dịch vụ tức là để tổ chức giúp đỡ nhân dân sản xuất chứ không phải chuyển sang kinh doanh thuần tuý. Chính sách giao ruộng ở địa ph−ơng không hợp lí vì muốn tăng diện tích giao khoán đã bỏ bờ ruộng, gây ảnh h−ởng tới năng xuất. Vấn đề định thời hạn nộp thuế cần tính đến tính chất của lao động nông nghiệp và hoàn cảnh của những hộ thuần nông không có các nguồn thu khác dễ bị đẩy đến thua lỗ. Quỹ thủy lợi ch−a đ−ợc tính toán công bằng và hợp lí, xa cũng tính nh− gần, 14 Nh− trên, tr. 73 15 Pháp luật -d. Phép tắc do Nhà n−ớc đặt ra để quy định hành vi của mọi ng−ời . Từ điển tiếng Việt. Văn Tân chủ biên. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội. Tr. 955. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Đức Truyến 59 m−a cũng tính nh− nắng... Đó không phải là sự phê phán chính sách mà là sự phê phán việc vận dụng chính sách khuyến nông của Nhà n−ớc sao cho có hiệu quả thực sự.16 Trong khi đó có cán bộ về h−u có trình độ, nh−ng vì không có điều kiện tham gia sản xuất và công tác xã hội nên chỉ biết bình luận những vấn đề câu chữ chung chung mà ít tập trung vào những vấn đề trọng yếu của dân chủ và pháp luật ở địa ph−ơng. Họ băn khoăn sao chuyển đổi hợp tác xã mà không thấy thí điểm ở đâu nh− thời kì Hợp tác hoá tr−ớc đây, trong khi không hiểu vì sao các gia đình phải đóng góp các khoản dịch vụ sản xuất nh− : giống, t−ới tiêu, kĩ thuật, ...? Có khi thì phàn nàn trồng xu hào bị ế, sao không có ai chỉ đạo? Rồi nuôi lợn bây giờ có khi không có cả công. Có khi lại kêu ca là nhà cao lên thì đ−ờng thấp xuống, phân gio n−ớc thải đổ ra đ−ờng, vệ sinh không biết dọn đi đâu. Chính sách vay vốn thì sao ngân hàng không cho vay qua thôn xã? Hủ tục thì c−ới xin ma chay rất lớn, còn mê tín dị đoan thì thằng mù dẫn đ−ờng... 17 Cũng có tr−ờng hợp do va chạm quyền lợi, họ phủ nhận mọi tiến bộ ở địa ph−ơng, không tinvào cơ chế dân chủ đại diện, vào chính quyền, mặc dầu họ nói là vẫn tin ở Pháp luật và pháp luật với chính quyền không phải là một. Thậm chí họ mong muốn trở lại hình thức dân chủ cực đoan thiếu sự lãnh đạo của Đảng và Nhà n−ớc (thời kì cải cách ruộng đất, tr−ớc sửa sai). 18 Từ thực tế của nhóm này, chúng ta có thể nhận ra tầm quan trọng của yếu tố tham gia xã hội hay tính tích cực chính trị xã hội của ng−ời dân bên cạnh trình độ nhận thức pháp luật của họ. Nhận thức không thể thay thế hoạt động thực tiễn của họ, đành rằng nếu nhận thức pháp luật không đạt tới trình độ cần thiết sẽ chỉ tạo ra những quan niệm sơ khai về một nền dân chủ cộng đồng (nh− ở nhóm 2), không đủ sức tạo cơ sở xã hội cho quá trình đổi mới trong nông thôn hiện nay. 4. Dạng thức thứ t− Đây là dạng thức của những ng−ời mà trình độ nhận thức pháp luật của họ không chỉ đầy đủvà có tính hệ thống hơn, mà xét về ý thức xã hội, họ cũng có tính tích cực chính trị xã hội cao so với cả ba nhóm đã đ−ợc xem xét. Nhóm này, qua phân tích t− liệu phỏng vấn, có số l−ợng đông hơn cả trong mẫu điều tra của chúng tôi. Họ gồm 20 ng−ời, tức 38% trên tổng số ng−ời đ−ợc phỏng vấn. Tỷ lệ này có thể không hoàn toàn phản ánh đúng tình hình hiện nay ở nông thôn, bởi vì chúng tôi phải căn cứ vào sự giới thiệu của lãnh đạo địa ph−ơng để có một danh sách những ng−ời đ−ợc phỏng vấn cho một vấn đề chính trị xã hội khá tế nhị và phức tạp là vấn đề dân chủ trong nông thôn hiện nay. Danh sách này chắc chắn là có đông những ng−ời hiểu biết về pháp luật, chính sách và tích cực về mặt công tác xã hội. Tuy nhiên trong quá trình đi điều tra, chúng tôi cũng đã tự ý thay hoặc bổ sung những đối t−ợng phỏng vấn ngoài danh sách vào mẫu phỏng vấn. Bởi vì, tr−ớc hết là có những hộ luôn vắng mặt khi chúng tôi đến nhà. Hai là chúng tôi cũng muốn mở rộng thành phần xã hội cho tính ngẫu nhiên của mẫu đ−ợc thể hiện đầy đủ chừng nào hay chừng ấy. Tuy nhiên tỉ lệ 42% này sẽ chỉ có giá trị tham khảo. Trong số này, phần đông (14 ng−ời)là những ng−ời đã từng tham gia công tác ở địa ph−ơng hay đã đi công tác thoát ly công tác một thời gian rồi trở về địa ph−ơng ( 5 ng−ời ). Họ đã đ−ợc đào tạo, bồi d−ỡng trực tiếp hay gián tiếp về vấn đề pháp luật. Hơn nữa, trong quá trình tham gia công tác, họ cũng phải tự tìm hiểu pháp luật và cách vận dụng pháp luật trong các tình huống và quan hệ xã hội khác nhau. Cho nên, họ không chỉ có trình độ nhận thức mà cả kinh nghiệm trong việc xử lí các quan hệ pháp luật. 16 Nh− trên, tr. 75. 17 Nh− trên, tr. 46-48 18 Nh− trên, tr. 138-141. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Biến đổi xã hội và ý thức xã hội ... 60 Do phần đông là các cán bộ đã về h−u hay tại chức nên ở nhóm này, các chính sách kinh tế xã hội hay luật pháp cũng đ−ợc bàn đến một cách đầy đủ hơn. Qúa trình dân chủ hoá trong nông thôn cũng đ−ợc xem xét hệ thống hơn. Chẳng hạn, từ khi đổi mới, tình trạng nợ thuế Nhà n−ớc đã đ−ợc chấm dứt ở địa ph−ơng, song những nợ cũ vẫn dây d−a, ch−a kết thúc. Những hộ thực hiện chính sách mua đất giãn dân hiện nay thực ra là thiệt thòi so với những hộ đ−ợc cấp đất ở từ nhiều năm tr−ớc.Vấn đề thực hiện các chính sách mới ở địa ph−ơng nhiều khi không tham khảo ý kiến nhân dân và chính quyền cơ sỏ còn gây nhiều khúc mắc và bất hợp lí. Những con em các gia đình công nhân viên chức ở nông thôn không còn đ−ợc h−ởng các chế độ bao cấp nh− tr−ớc đây liệu bây giờ có đ−ợc nhận ruộng nh− các hộ nông nghiệp ở địa ph−ơng hay không? Có hay không có một chính sách cấp đất −u tiên cho đối t−ợng là lao động chính thức và cho các hộ chính sách so với việc chia bình quân đất canh tác cho nhân khẩu hiện nay? Quyền sỏ hữu đất giao khoán sẽ đ−ợc thực hiện ở mức nào để vẫn phát huy khả năng đầu t− sản xuất của ng−ời dân vừa đảm bảo tính nguyên tắc của sở hữu tập thể trong quá trình đổi mới.19 Thực tế này gợi cho chúng ta một suy nghĩ về tầm quan trọng của sự vận dụng và thực hiện pháp luật và ý thức tham gia xây dựng pháp luật ở địa ph−ơng phải đ−ợc coi là một đòi hỏi thực tiễn đối với mọi ng−ời dân, nhất là những ng−ời giữ các c−ơng vị lãnh đạo và quản lí trong nông thôn hiện nay. ý thức xây dựng pháp luật, do đó cũng là điểm đặc tr−ng cho nhóm những ng−ời thuộc dạng thức này. ý thức xây dựng pháp luật không chỉ thể hiện trong những đánh giá tích cực của nhóm này về những mặt đã đ−ợc thực hiện tốt ở địa ph−ơng mà cả ở những phê phán của họ về những mặt ch−a làm đ−ợc, còn sai lầm và thiếu xót. Việc Chính quyền xã tr−ớc đó thực hiện sai chính sách đất đai cũng nh− việc địa ph−ơng ch−a tổ chức thực hiện tốt việc tuyên truyền pháp luật trong nhân dân và tới từng ng−ời dân cũng đã đ−ợc nhóm này nêu ra và phê phán tích cực.20 ý thức xây dựng pháp luật cũng là ý thức tuyên truyền pháp luật trong nhân dân hơn là sự đề cao xử lí pháp luật thuần tuý, trong khi ng−ời dân ch−a thực sự hiểu biết về pháp luật và vai trò của nó đối với quản lí xã hội trong nông thôn hiện nay. Việc đề cao hoà giải các quan hệ và mâu thuẫn dân sự ở cấp thôn xóm chính là biểu hiện tốt của tinh thần xây dựng pháp luật. Tuy nhiên sự hoà giải không thể đi ng−ợc lại những nguyên tắc pháp lí mà chỉ nhằm thực hiện các nguyên tắc pháp lí một cách mềm dẻo phù hợp với đạo lí nông thôn hiện nay. Sự nhìn nhận vấn đề dân chủ và pháp luật thực tế là việc thực hiện mối quan hệ giữa ng−ời dân và chính quyền có thể làm sáng tỏ những vấn đề có tính nguyên tắc mà đôi khi nếu chỉ xét trên bình diện kinh tế, ng−ời ta không thể thấy đ−ợc. Chính quyền xã đôi khi quá chú ý tới lợi ích kinh tế có thể sẽ làm ảnh h−ởng tơí lợi ích của ng−ời dân với t− cách là lợi ích cộng đồng hay lợi ích của toàn xã hội. Việc ng−ời dân chỉ chú ý lợi ích kinh tế của gia đình, ít tham gia các buổi họp thôn xóm và hợp tác xã, chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu ý thức xã hội và luật pháp ở họ. Các đoàn thể chỉ chú ý phong trào hay lợi ích của riêng mình cũng sẽ xa rời mục tiêu chung của toàn xã hội là xây dựng một chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, hay một chế độ xã hội mà ng−ời dân phát huy đầy đủ nhất tinh thần làm chủ của mình d−ới sự lãnh đạo của Đảng và thông qua hệ thống Nhà n−ớc và các tổ chức xã hội. Sự phê phán xu h−ớng duy kinh tế của một số cán bộ chính quyền và đoàn thể đã làm sai lệch chức năng xã hội của tổ chức Nhà n−ớc và các tổ chức xã hội ở địa ph−ơng đã xác nhận ý thức pháp luật của nhóm này ở một trình độ cao hơn hẳn so với các nhóm khác.21 19 Nh− trên, tr. 2 20 Nh− trên, tr. 2-4. 21 Nh− trên, tr. 20. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Đức Truyến 61 Họ cũng hiểu rằng: ý thức pháp luật đ−ợc xác định trong mối liên hệ với ý thức xã hội của ng−ời dân. Khi ng−ời dân không ý thức đ−ợc lợi ích của họ là gắn liền với lợi ích xã hội thì họ dễ dàng đối lập lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, vi phạm pháp luật thông qua những hành vi nh−: lấn chiếm đất công, vi phạm luật giao thông và bảo vệ môi tr−ờng. Nh−ng ý thức luật pháp cũng cần đ−ợc hình thành từ chính hành vi pháp luật của chính quyền nên sự xử lí pháp luật nghiêm minh chống lại hành vi vi phạm cũng là cần thiết. Vì thế, việc xây dựng và thi hành các thiết chế dân chủ ở cơ sở là cơ sở để nâng cao ý thức xã hội và ý thức pháp luật cho ng−ời dân. Đồng thời, ý thức pháp luật cũng cần phải đ−ợc khẳng định không chỉ qua giáo dục mà còn phải qua hành vi g−ơng mẫu của cán bộ và sự xử lí nghiêm khắc hành vi vi phạm pháp luật: "Phức tạp nhất là ý thức xã hội của dân kém. Giải quyết đụng chạm lại gây khó khăn, chửi bới. Lấn chiếm đất công làm h− hỏng đ−ờng giao thông. Bắt ô tô thì gia đình chửi, xã bất lực. .. Vì thế, nâng cao dân chủ trong thôn xóm cần thực hiện thiết chế dân chủ và dự thảo do thành phố đ−a ra về dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Chính quyền phải kiên quyết, họ sợ va chạm nên tránh né và hay bỏ cuộc. Có lúc khó khăn thì cả công an huyện cũng phải bỏ, nh− việc c−ỡng chế gia đình làm nhà trên đất 5%". (Nam, tuổi 63, học vấn 10/10, bộ đội về h−u, tr−ởng thôn, dạng thức 4).22 Những thành viên thuộc nhóm này cũng ý thức đ−ợc một xu h−ớng dân chủ quá trớn trong một bộ phận dân c− nông thôn. Đó là tình trạng dân chủ cực đoan không nằm trong khuôn khổ pháp luật mà chúng ta đã thấy tiềm tàng trong suy nghĩ của một số ng−ời thuộc nhóm 2. Vì thế, dân chủ trong nông thôn, theo họ cũng luôn cần có một sự h−ớng dẫn: "Cần mở rộng l−ới thông tin về chính sách của Đảng và Nhà n−ớc... Luật pháp Nhà n−ớc ch−a tới đ−ợc ng−ời dân. Mới chỉ tới cán bộ, nh−ng cũng hạn chế lắm. Dân chủ cũng cần có h−ớng dẫn, trong khuôn khổ pháp luật. Có thứ dân chủ quá đà, coi th−ờng luật pháp và cán bộ là quá trớn".23 Sự h−ớng dẫn pháp luật cho ng−ời dân chính là để khắc phục tình trạng thiếu hụt về nhận thức pháp luật trong nhân dân cũng nh− sự yếu kém của hoạt động luật pháp trong nông thôn. Công cụ h−ớng dẫn ấy, theo nhóm này chính là những quy −ớc để phát huy dân chủ pháp luật.24 Dân chủ ở địa ph−ơng nông thôn, theo nhóm này, không chỉ là vấn đề nhận thức để quá nhấn mạnh vấn đề dân chủ trong bàn bạc, họp hành. Nó cần phải đ−ợc xem xét và chỉ đạo thực hiện trên thực tế mới có thể giúp ng−ời dân hiểu thế nào là dân chủ. 25 Quan hệ dân chủ trong nông thôn hiện nay chủ yếu là sự bình đẳng trên mọi lĩnh vực giữa ng−ời dân và chính quyền hay Nhà n−ớc. Chính quyền phải tạo mọi điều kiện xã hội để cho ng−ời dân cũng có cơ hội tham gia vào mọi họat động kinh tế, chính trị và xã hội nh− những cán bộ trong bộ máy chính quyền hay trong các tổ chức xã hội ở địa ph−ơng. 26,27 Văn bản các chính sách và pháp luật cũng đ−ợc nhắc đến nh− một nội dung quan trọng trong thực hiện dân chủ pháp luật. Sự phân biệt quyền lực giữa pháp luật và chính quyền là một tiến bộ đáng chú ý trong nhận thức luật pháp của nhóm này. Nhu cầu công khai không dừng lại ở 22 Nh− trên, tr. 29-30. 23 Nh− trên, tr. 39. 24 Nh− trên, tr. 40. 25 Nh− trên, tr. 42 26 Nh− trên, tr. 64. 27 Nh− trên, tr. 84. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Biến đổi xã hội và ý thức xã hội ... 62 những vấn đề tài chính, kinh tế mà còn đ−ợc khẳng định trên bình diện của các quyền công dân, tức là của các thiết chế dân chủ ở nông thôn. 28 Biểu hiện thiếu dân chủ trong nông thôn đồng thời đ−ợc phản ánh trên hai mặt. Tr−ớc hết là ở sự độc đoán của một số cán bộ và sau đó là ở thái độ bất chấp pháp luật của một số ng−ời dân. Tuy nhiên cả hai tr−ờng hợp đều phản ánh sự kém hiểu biết và không tuân thủ luật pháp của hai nhóm này. Vì thế cả hai mặt này luôn t−ơng tác với nhau và tạo ra cái vòng luẩn quẩn của tình trạng mất dân chủ hiện nay ở nông thôn. Tuy nhiên vai trò cán bộ bao giờ cũng có tính quyết định trong việc cải thiện tình hình dân chủ trong nông thôn hiện nay. "Dân chủ thì ng−ời dân phải phát huy hết quyền hạn của họ. Giữa nông dân và cán bộ, có thể do trình độ của ng−ời nông dân còn thấp hay trình độ cán bộ còn thấp nên làm việc còn ch−a đúng. Cán bộ đôi khi còn độc đoán, dân trình độ kém khi đuối lí thì nói cùn ... Để có dân chủ, cơ bản nhất phải là ng−ời đứng đầu ở xã phải nắm đ−ợc pháp luật, hiểu đựơc pháp luật và tuyên truyền rộng rãi trong dân. Có hiểu luật thì dân mới làm theo pháp luật". (Nam, tuổi 48, học vấn 7/10, cán bộ xã nghỉ h−u, dạng thức 4).29 Tuy nhiên, ở bình diện sâu sắc nhất của vấn đề dân chủ hay của chế độ dân chủ thực sự, ng−ời ta vẫn phải tính đến cái tâm hay đạo đức chính trị của ng−ời cán bộ và đạo đức công dân của ng−ời dân. "Muốn có dân chủ ở nông thôn thì cán bộ xã, thôn nên năng họp hành với dân, nghe và tiếp thu ý kiến của dân. Hãy năng có cuộc tổng kết Hội đồng nhân dân, bà con có nhiều ý kiến phát biểu. Có khi phát biểu thì mình lại nghe vì cán bộ có khi không dự hay có dự thì lại để đấy. Muốn đề cao dân chủ thì phải phát huy cái tâm của ng−ời lãnh đạo". (Nam, tuổi 53, học vấn cao đẳng s− phạm, h−u trí, dạng thức 4).30 Thông qua các chủ đề mà nhóm dạng thức thứ t− này bàn về dân chủ pháp luật trong nông thôn, chúng ta thấy sự nhận thức pháp luật ở họ không chỉ đầy đủ mà còn hệ thống và sâu sắc hơn các nhóm tr−ớc đó. Bởi vì sự hiểu biết pháp luật luôn đòi hỏi một ý thức xã hội và do đó một ý thức pháp luật đúng đắn. Những ng−ời chỉ dừng lại ở lợi ích cá nhân hay nhóm cộng đồng nhỏ bé, khó có thể nhận thức đ−ợc tinh thần của pháp luật một cách đúng đắn. Ngay cả những ng−ời có trình độ nhận thức pháp luật nh−ng nếu họ không thực sự tham gia vào các quan hệ xã hội thực tế thì họ cũng không thể nâng cao trình độ nhận thức và vai trò ảnh h−ởng của họ trong nông thôn. Sự nhận thức đ−ợc bản chất của các quan hệ pháp luật và ý nghĩa của chúng trong việc quản lí nhà n−ớc và pháp luật của nhóm thứ t− này, chủ yếu xuất phát từ hiểu biết, kinh nghiệm và ý thức tích cực chính trị xã hội của họ, chính là gợi ý quan trọng cho việc nâng cao ý thức pháp luật trong các nhóm nông dân hiện nay. Đạo đức chính trị của ng−ời cán bộ và đạo đức công dân của ng−ời dân không chỉ đ−ợc coi là ph−ơng tiện mà còn phải đ−ợc coi là mục đích của công cuộc vận động dân chủ hoá trong nông thôn hiện nay. Qua những phân tích ở trên, chúng ta hiểu rằng ý thức pháp luật trong nông thôn luôn gắn liền với ý thức xã hội của các nhóm nông dân và với thực tiễn pháp luật đang diễn ra ở đó. Ng−ời nông dân, cho dù ở c−ơng vị cán bộ hay quần chúng cũng luôn cần đ−ợc nâng cao nhận thức pháp luật qua tuyên truyền và thực tiễn điều hành pháp luật ở địa ph−ơng. Bởi vì những biểu t−ợng truyền thống về dân chủ và pháp luật trong nông thôn hiện nay vẫn ch−a thực sự đ−ợc thay thế bằng các quan niệm dân chủ và pháp luật chính thống và hiện đại. Chúng vẫn còn chi phối 28 Nh− trên, tr. 68. 29 Nh− trên, tr. 83. 30 Nh− trên, tr. 89. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Đức Truyến 63 không ít ng−ời (nhóm 1 và 2 ), cả trong suy nghĩ và hành vi của họ. Cách quan niệm truyền thống này đ−ợc duy trì không chỉ do trình độ nhận thức còn thấp kém ở một số ng−ời mà cả ở một số ng−ời có trình độ nhận thức khá cao nh−ng chỉ quan tâm tới lợi ích cá nhân trực tiếp của họ nên sẵn sàng phủ nhận tính vô t− của pháp luật và vai trò của ng−ời điều hành pháp luật (nhóm 3). Sự nâng cao nhận thức pháp luật cùng với ý thức xã hội của ng−ời dân thông qua sự tham gia chính trị xã hội của họ có thể tạo ra những chuyển biến rất cơ bản trong ý thức pháp luật (nhóm 4) trong nông thôn hiện nay. Vì thế quá trình dân chủ hóa trong nông thôn hiện nay cần phải đ−ợc nghiên cứu trên nhiều bình diện để có thể có những h−ớng tác động có hiệu quả và thiết thực. Nó phải là một quá trình biến đổi xã hội không chỉ trên bình diện nhận thức mà điều quan trọng là phải có những biến đổi thực tiễn làm cơ sở cho những thay đổi nhận thức cuả ng−ời dân. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbien_doi_xa_hoi_va_y_thuc_xa_hoi_qua_qua_trinh_hinh_thanh_y.pdf
Tài liệu liên quan