Về một số biến đổi chuẩn mực văn hoá xung quanh nhà ở người nông dân đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ Đổi mới

Trong thực tế sự chuyển đổi cơ cấu, tổ chức với cả định hướng lao động nghề nghiệp ở nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ đang diễn ra hết sức khó khăn không ổn định, không vững chắc và không đồng đều ở các làng xã và các hộ gia đình khác nhau. Quá trình đang diễn ra hết sức khó khăn và không ổn định đó cần thiết phải có một lực đẩy, một bước nhảy quan trọng mới có thể tiến nhanh về phía trước. Những tìm hiểu qua bài viết này cho phép có nhận xét rằng cần phải chú trọng vào những nhân tố mới ở nông thôn ở cả phương diện lý luận lẫn ứng dụng thực tế. Đã có những căn cứ để nói rằng trong sự phân tầng của cơ cấu xã hội lao động nghề nghiệp ở nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay có hai nhóm rất đáng được quan tâm, đó là nhóm “nông nghiệp và ngành nghề khác” và nhóm “phi nông nghiệp”. Đây là những bộ phận cư dân thường có mức sống cao hơn và có năng lực hơn, năng động hơn trong các hoạt động sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Chính họ đang dẫn đầu trong xu hướng đa dạng hoá việc làm và đa dạng hoá các quan hệ làm ăn và giao lưu xã hội, đã được xem như một phải pháp tình thế hiện nay. Ở một góc độ cần góp ý, cụ thể như ở phương diện quy hoạch cư trú nông thôn cần tính đến yêu cầu sản xuất và tính chất thị trường. Có nghĩa là cần quy hoạch các trung tâm dịch vụ thương nghiệp ở cơ sở và ở đó cần có biện pháp ưu tiên những hộ gia đình có vốn, có khả năng kinh doanh làm giàu. Bởi lẽ trong thực tế cũng đã đến lúc cấp thiết có những ứng dụng cụ thể để sớm đạt được điều chúng ta mong muốn.

pdf11 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về một số biến đổi chuẩn mực văn hoá xung quanh nhà ở người nông dân đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ Đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 3 - 1997 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 67 Về một số biến đổi chuẩn mực văn hoá xung quanh nhà ở người nông dân đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ Đổi mới TRƯƠNG XUÂN TRƯỜNG I. Văn hoá ở và ngôi nhà người nông dân Việt Nam. Có một nền văn hoá Việt Nam mang đậm bản sắc của một dân tộc canh tác lúa nước. Nền văn hoá âý được kiến tạo và phát triển sau luỹ tre đã hàng ngàn năm với người nông dân cần cù cày ruộng, chống ngoại xâm và lưu truyền nòi giống. Người ta đã chứng minh rằng ngôi nhà – khu ở của những người nông dân ấy từ xa xưa đã là một đơn vị sinh thái hoàn chỉnh. Trong đó con người được thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ở mức độ cần thiết. Ngoài ý nghĩa cư trú, sinh tồn thì khu ở - ngôi nhà còn là nơi tái sản xuất đời sống vật chất, tinh thần, là biểu tượng của nòi giống, biểu tượng của danh dự và sự thành đạt nói chung đã vậy, với người nông dân Việt Nam lại càng như vậy. Vì vậy đã từ lâu thực sự có một nền văn hoá ở như là một sự kết tinh những quan hệ gia đình, thân tộc, làng xóm và cao hơn là cả xã hội. Chúng tôi cho rằng trong ba thành tố tượng trưng cho thiết chế xã hội phong kiến là nhà - làng - nước, thì yếu tố nhà là cơ sở quan trọng nhất. Điều đáng chú ý là nhà, không chỉ đơn thuần là gia đình mà còn mang những biểu trưng khác thuộc về nơi ở - ngôi nhà. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu nhà ở của người nông dân theo tinh thần đó. Quả thật trong lịch sử nhà ở - nơi cư trú chiếm hầu hết các hoạt động sống của người nông dân. Nếu cho rằng người nông dân quan hệ với ruộng đồng là quan hệ sản xuất, quan hệ với làng xóm, họ tộc là quan hệ xã hội mở rộng thì riêng nơi ở đã là một xã hội thu hẹp. Ngay nơi ở đã có quan hệ sản xuất với sự phân công lao động xã hội cụ thể, chặt chẽ và mối quan hệ giữa các thành viên gia đình cũng theo những định chế nghiêm ngặt. Rất có lý khi có nhà nghiên cứu nhận xét rằng: Nhà ở của người nông dân Việt Nam trong lịch sử là biểu tượng của nền kinh tế tiểu nông, tự cung tự cấp, là biểu tượng của chế độ gia trưởng, phụ quyền(1). Vì thế văn hoá tiểu nông, văn hoá gia trưởng cũng bộc lộ và được thể hiện ở ngôi nhà – nơi ở của người nông dân. Nhà ở - nơi ở là nơi sản xuất và tái sản xuất một phần của cải vật chất, tái tạo ra con người và cao hơn là xã hội hoá con người. Tất cả các chức năng của gia đình như kinh tế, duy trì nòi giống, xã hội hoá, anh ninh và bảo hiểm cá nhân đều được thể hiện trong kết cấu khu ở - ngôi nhà của người nông dân truyền thống. Sự bộc lộ và thể hiện tự nhiên các nét bản sắc văn hoá trước hết được phản ánh trong sự xây dựng, kết cấu và bài trí nơi cư trú. Đó là chất liệu, quy mô, là kiểu dáng, hướng nhà, là sự sắp xếp phân biệt giữa nhà chính, nhà ngang và nhà phụ, là đồ dùng vật dụng và sự sắp xếp (1) “Nông thôn Việt Nam trong lịch sử”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Tập II năm 1978. Về một số biến đổi chuẩn mực văn hóa...... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 68 chúng. Tất cả những cách thức thể hiện ấy trở thành những chuẩn mực giá trị để suốt đời một người nông dân và con cháu anh ta phải kế tục và phấn đấu. Nhà ở của người nông dân Việt Nam xa xưa do mức sống của họ khác nhau mà có thể là nhà tranh vách đất, hoặc nhà xây mái ngói nhưng nhìn chung là thấp và nhỏ. Điều đó có một phần do đời sống kinh tế, một phần thích ứng với miền đất nhiều bão gió của một vùng thiên nhiên khắc nghiệt. Đó là chưa nói đến trong lịch sử không ít triều đại phong kiến ra luật cấm người dân thường không được xây nhà cao to như của vua quan. Kết cấu nhà ở của người dân thời trước thường là một gian hai chái, ba gian hai chái hoặc năm gian hai chái. Con số lẻ gian nhà phải chăng liên quan đến tín ngưỡng. Do người xưa nhận thức rằng trời dương, đất âm, vì thế sô gian nhà là số lẻ mới thuận và hợp với đất là âm chăng? Người Việt Nam trong lịch sử rất chú trọng đến thế đất, hướng nhà và căn nhà chính, nơi có lập bàn thời gia tiên. Ở đây không nên đơn giản chỉ nghĩ đến yếu tố tín ngưỡng. Bởi lẽ như hướng nhà hay được chọn là hướng đông – nam để tránh nóng mùa hè và tránh lạnh mùa đông, việc tôn xưng nhà chính, nơi có chỗ thờ phụng tổ tiên, thì ngoài yếu tố tín ngưỡng, còn là một giải pháp tâm lý như một biểu hiện an bình, yên ổn và thành đạt của gia đình. Nơi ở của người Việt Nam thời trước thường có nhà chính là to đẹp nhất, được đầu tư nhiều nhất trong tương quan với các loại nhà kia là nơi có gian chính thờ phụng tổ tiên, cũng là nơi sinh hoạt của gia trưởng và con trai, là nơi cất giữ những vật dụng có giá trị như thóc gạo Nhà ngang thường là nơi của phụ nữ, nơi sinh hoạt hàng ngày và sản xuất. Phụ nữ thường là liên hoàn của nhà bếp, chuồng lợn, trâu bò và thường cũng là nơi để công cụ sản xuất. Ngoài ra “trước cau, sau mít”, “vườn cây ao cá” bố trí sung quanh tạo nên một cảnh quan hài hoà, một sinh thái hoàn chỉnh. Tất cả tạo cho con người một cảm giác an toàn, một sức tự vệ dẻo dai trước sự khắc nghiệt của đất trời, những biến động đầy âu lo của xã hội. Và nó cũng tạo nên cảm giác thanh bình, khép kín - một giá trị của văn hoá tiểu nông truyền thống. Hiện nay Việt Nam đang từng bước hoà nhập vào thế giới hiện đại. Sau mười năm thực hiện đổi mới sản xuất kinh doanh, đổi mới kinh tế - xã hội, đất nước có những chuyển hướng cơ bản và quan trọng. Đối với nông thôn Việt Nam, nơi có hơn 80% dân cư sinh sống, sau khoán 100 và đặc biệt là sau khoán mười với chủ trương chuyển dần sang sản xuất hàng hoá lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất độc lập, đã thực sự biến đổi bộ mặt làng quê. Các thiết chế, các chuẩn mực và hệ giá trị tất yếu cũng biến đổi theo. Nhưng nó đang biến đổi như thế nào, ở mức độ nào mới là điều đáng quan tâm. Văn hoá ở, hay nơi cư trú của người nông dân hiện nay như thế nào? Có gì đáng nói? II.Nhà ở của người nông dân Đồng bằng Bắc Bộ trong cơ chế thị trường. 1.Phác thảo về tình trạng nhà ở. Số liệu khảo sát xã hội học năm 1994 ở xã Đa Tốn, Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội của phòng Xã hội học Nông thôn, Viện Xã hội học cho biết tình trạng chung về nhà ở là: - Nhà mái bằng 1 tầng: 2,5% Trương Xuân Trường Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 69 - Nhà mái bằng 2 tầng: 1,8% - Nhà gạch mái ngói: 86,2% - Nhà tranh tre: 6,2% - Ở chung với bố mẹ không có nhà riêng: 3,1% Số liệu khảo sát của Phòng Xã hội học Dân số và gia đình, Viện Xã hội học năm 1997 về tình trạng nhà ở của xã Văn Nhân, Phú Xuyên, Hà Tây như sau: nhà bê tong: 8,9%, nhà gạch mái ngói: 82,3%, nhà gạch mái tôn: 0,3%, nhà gạch mái lá: 3,3%, nhà gỗ mái ngói: 1,8%, nhà gỗ mái lá: 0,5%, nhà tranh mái lá: 2,0%, chưa có nhà ở chung với bố mẹ: 1,0%. Trước hết, cả hai điểm điều tra cho thấy số hộ nông dân có được “nhà gạch mái ngói” hay “nhà mái bằng, nhà tầng” là đại đa số, với những chỉ số áp đảo. Cụ thể ở Đa Tốn là 90,5% và ở Văn Nhân là 91,2%. Nếu so với quá khứ khi biểu tượng chủ đạo của nhà ở nông thôn là tranh tre nữa lá thì đây là một sự thăng tiến vượt bậc. Tuy nhiên, điều đáng nói là so với chỉ số toàn quốc về nhà ở qua điều tra 5 tỉnh(2) ở đủ các vùng của đất nước thì loại nhà gạch mái ngói cũng chỉ mới là: 47,79% thì nhà ở tại 2 xã ở bậc trung ở Đồng bằng Bắc Bộ vẫn có chỉ số cao hơn rất nhiều. Phải chăng là mức sống của cư dân Đồng bằng sông Hồng cao hơn? Chí ít cũng là chính xác khi cho rằng về mặt văn hoá, người nông dân Bắc Bộ đã và đang tiếp tục xem trọng giá trị ở - giá trị của ngôi nhà. Điều đáng nói chú ý thứ 2 là trong danh mục điều tra thì ở Đa Tốn có tới 4 kiểu loại nhà ở, ở Văn Nhân có đến 7 kiểu loại nhà, từ loại tạm bợ, tranh tre xưa cũ cho đến loại nhà hiện đại kiểu thành phố là nhà tầng. Cần lưu ý là trong lịch sử phổ biến là loại nhà tranh mái lá, ngoài ra chỉ còn một loại thứ hai được xem như biểu tượng thành đạt, một biểu tượng giá trị là nhà xây mái ngói thường chỉ có ở những họ là địa chủ, phú nông. Điều so sánh này làm nảy sinh một chỉ báo quan trọng. Rằng tính đơn điệu truyền thống đã bị phá vỡ và thay vào đó là sự đa dạng hoá về kiểu loại nhà ở. Phải chăng chủ nghĩa bình quân, khuôn mẫu trong lịch sử đã bị giải thể? và ở đây phải chăng đã có sự tác động mạnh mẽ của sự phân tầng xã hội đang diễn ra ở nông thôn theo cơ chế thị trường? Để làm rõ điều này cần tìm hiểu thêm ở một số khía cạnh khác. Bằng mắt thường đã dễ nhận thấy ở làng quê Bắc Bộ hiện nay những cảnh như bên cạnh một mái ngói vườn cau thơ mộng kiểu xưa la sừng sững một ngôi nhà tầng thiết kế hiện đại, ở bên này là căn nhà tạm bợ đơn sơ gốc rơm cây khế thì bên kia cạnh con đường cái của làng là những căn nhà vừa là quán xá vừa là nơi cư trú. Mặt khác chiều cao của nhà ở hiện nay hơn trước rất nhiều, ngay cả khi người nông dân vẫn làm nhà theo kiểu cũ. Vì thế sự đang dạng về kiểu loại nhà hiện nay còn được biểu hiện bằng sự trồi trụt khác nhau vè độ cao các ngôi nhà. Nếu xưa kia cao hơn nóc (2) -Xem: “Kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay” – Ban Nông nghiệp Trung ương – NXB Tư tưởng Văn hoá – Hà Nội – 1991. Tập I. Về một số biến đổi chuẩn mực văn hóa...... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 70 các ngôi nhà là luỹ tre làng thì hiện nay bầu trời xanh đã bắt đầu bị các kiểu nhà hiện đại vươn lên chiếm cứ. Người nông dân ngày xưa rất xem trọng địa điểm làm nhà và chọn hướng nhà, thời gian khởi công phát một, cất nóc cũng được xem xét chi ly cẩn thận. Các nghiên cứu những năm 1995, 1996 gần đây cho biết hiện nay những công việc như làm nhà, ma chay, cưới xin vẫn được người dân quê xem là đại sự và rất được chú trọng, thậm chí có nơi, có lúc còn mang đậm màu sắc tín ngưỡng mê tín. Việc xem ngày, giờ được gắn với phúc lộc, vẫn là một chuẩn mực giá trị mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần. Trong sự bảo lưu giá trị cổ xưa đó bao gồm cả việc chọn địa điểm làm nhà và hướng nhà. Tuy nhiên ngay ở điểm này, hiện nay cũng xuất hiện những yếu tố mới, hoàn toàn mang ý nghĩa trần thế. Nếu xưa kia giá trị quan trọng nhất đối với một nơi ở là “được đất, được hướng” thì ngày nay đã có thêm một loạt các yếu tố thực tế khác mà ý nghĩa nhiều khi cũng rất quyết định, cụ thể như: - Được ở ngay cạnh đường giao thông chính; - Gần chợ búa, ngã 3 ngã 4; - Gần các cơ sở dịch vụ; - Gần nơi sản xuất, canh tác Các yếu tố này chỉ bộc lộ một cách rõ rệt mang tính xu hướng và được xác nhận trong bảng giá trị mới, thực sự chỉ xuất hiện từ sau khi có nghị quyết về khoán hộ trong nông nghiệp. Vì thế cùng một làng mà giá cả hai miếng đất có thể cách nhau gấp 3 gấp 5 lần. Và cũng có không ít xã, chính quyền cơ sở đã cho đấu thầu hoặc bán đất gần chợ búa, gần đường cái, gần trung tâm dịch vụ với giá rất cao. Nhìn chung thì ở nông thôn Bắc Bộ các chuẩn mực giá trị cũ và mới vẫn còn đan xen nhau, đang có gắng hoà hợp lẫn nhau một khi chưa loại trừ được với nhau. Cụ thể vẫn biểu hiện đồng thời cả ba loại giá trị khi lựa chọn điểm cư trú là: - Hướng tín ngưỡng: Xem địa lý (xem đất xem hướng) - Hướng thực tế kinh tế: Thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. - Hướng tình cảm: Gần gũi anh em ruột thịt, họ hàng. Từ sự phác thảo diện mạo nhà ở trên đây đã phản ánh tương ứng tính phức tạp và đan xen của các chuẩn mực giá trị trong tầm nhìn và cách nghĩ của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ buổi giao thời này. 2. Sắp xếp nội thất và đồ dùng sinh hoạt Nghiên cứu về ngôi nhà của người nông dân không thể bỏ quên mặt quan trọng thứ hai là sự bố trí nội thất và các tiện nghi sinh hoạt. Trong văn hóa của người Việt nếu ngôi nhà là mặt biểu hiện thứ nhất có tính chất đặc trưng chung thì những sinh hoạt thường ngày bao gồm những cách thức và chất lượng sinh hoạt được lượng hóa là mặt biểu hiện thứ hai. Hiện nay ở khu vực cư trú của các gia đình nông dân, cũng như xưa kia ngoài ao, vườn (nếu có) thì thường vẫn có 3 loại tồn tại là nhà chính, nhà ngang và nhà phụ. Quanh Trương Xuân Trường Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 71 điểm cư trú đó, nếu trước kia thường là giậu mùng tơi, giậu cúc tần hay lũy tre xanh thì ngày nay phần nhiều là xuất hiện tường gạch xây cao khoảng 1,5-2m. Trong ngôi nhà chính, quan sát cho thấy hầu hết gia đình nông dân nông thôn (trừ những hộ theo Thiên chúa giáo) vẫn dành nơi tôn nghiêm, trang trọng nhất cho bàn thờ tổ tiên. Tuy nhiên đồ thờ phụng kiểu cũ đã vắng dần, nhất là ở những gia đình mà chủ nhà cỡ trên 40 tuổi trở xuống. Kết cấu và sắp xếp đồ dùng vật dùng ở nhà chính, nhà ngang và nhà phụ vẫn không khác xưa mấy. Điều khác biệt rõ nhất là trong sinh hoạt gia đình không còn thể hiện rõ nét những định chế nghiêm ngặt truyền thống. Gian nhà chính không còn là vương quốc độc quyền của người gia trưởng và con trai. Nam giới và nữ giới không có gì khác nhau trong sinh hoạt ở nhà chính, nhà ngang hay nhà phụ. Mặt khác những nhà có nghề phụ hay những việc nhà nông ở nhà có thể ngồi làm ở nhà chính. Ngoài ra ở nông thôn, những gia đình thuộc diện ngành nghề, dịch vụ còn có thêm nhà kho để nguyên vật liệu, máy móc, sản phẩm hàng hóa. Đối với những gia đình có kinh tế vững, có nhà tầng, nhà mái bằng thì cách sắp xếp, bố trí nơi ăn chỗ ở đã mang dáng dấp thành phố. Cũng cần kể thêm là hiện nay ở làng quê đã xuất hiện loại nhà mang tính chất cư trú – dịch vụ kiểu mới. Đó là những nhà ở sát đường cái, ở khu trung tâm dịch vụ, chợ búa, ở cạnh đường quốc lộ, đường hàng tỉnh, hàng huyện đã có cách thiết kế bố trí khác xưa. Tức là mặt tiền hoặc giả một gian nhà ở một phía, cũng có nơi là có một nhà riêng nhỏ hơn nhà chính để bán hàng, để máy móc dịch vụ còn phía sau mới là nơi ở. Riêng ở khía cạnh này với những tư liệu đã nêu cũng đã thấy một sự đa dạng, ngược chiều trong một hỗn tạp văn hóa đang hiện hữu ở làng quê Bắc Bộ ngày nay. Về đồ dùng vật dụng trong các gia đình nông thôn hiện nay chỉ số định lượng qua khảo sát cho biết: - Ở Văn Nhân số hộ có: giường năm: 99,0%; bàn ghế: 73,7%; vô tuyến: 18,8%; radio: 32,8%; loa truyền thanh: 3,8%; xe máy: 8,8%(3) - Ở Đa Tốn là:(4) + Hộ chỉ có xe đạp: 10,0% + Hộ có xe đạp, quạt máy và tủ: 15,0% + Hộ có xe đạp, quạt máy, tủ, radio, đồng hồ: 23,1% + Hộ có xe đạp, quạt máy, tủ, đồng hồ, máy khâu và cassete: 16,8% + Hộ có xe đạp, quạt máy, tủ, đồng hồ, ti vi: 10,6% + Hộ có xe đạp, quạt máy, tủ, đồng hồ, máy khâu, vô tuyến, xa lông: 9,3% + Hộ có xe đạp, quạt máy, tủ, đồng hồ, máy khâu, vô tuyến, xa lông, xe máy: 8,1% (3), (4) – Tư liệu đã dẫn. Về một số biến đổi chuẩn mực văn hóa...... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 72 + Hộ có xe đạp, quạt máy, tủ, đồng hồ, máy khâu, vô tuyến, xa lông, xe cúp: 2,5% + Hộ có xe đạp, xe máy, đồng hồ, máy khâu, cassete, vô tuyến, xa lông, xe cúp: 1,2%. Danh mục các phương tiện phục vụ sinh hoạt với các chỉ số tương ứng cho phép có các nhận xét sau: - Thứ nhất: chiếm một tỷ trọng khá lớn trong các hộ gia đình nông dân hiện nay là có nhiều đồ dùng đắt tiền và hiện đại. Cụ thể ở Đa Tốn kể những hộ có từ xe đạp, quạt máy, tủ, đồng hồ, máy khâu, cassete, đến những hộ có thêm ti vi, xa lông, xe máy, xe cúp, đài chiếm tới 48,5% số hộ. Nếu trước kia ngoài con trâu, con bò là đáng tiền thì tiện nghi sinh hoạt chỉ có thể kể đến giường tre, phản gỗ, và cao hơn là sập gụ, tủ chè, và tràng kỷ mà thôi. Rõ ràng đây là điểm rất mới trên cơ sở một chất lượng sống cao hơn hẳn. Cũng như trước khoán nói đến ti vi và xe cúp ở nông thôn thì cứ nghe như là một điều tưởng tượng vậy. Muốn hay không thì sự tồn tại những yếu tố vật chất này cũng làm đảo lộn nhiều nếp nghĩ, cách nhìn. - Thứ hai: Sự xuất hiện đã được xêp hạng như một giá trị của các phương tiện phục vụ tinh thần, phục vụ văn hóa là một điểm rất đáng lưu ý, đó là các loại như radio, cassete, ti vi. Điều này ngoài sự phản ánh điều kiện đời sống – kinh tế khá còn thể hiện nhu cầu văn hóa cao hơn của người nông dân. Nhu cầu thông tin, nhu cầu nhận thức và nhu cầu giải trí dần đã trở thành thiết yếu đối với người nông dân mà xưa kia hầu như chỉ biết “con trâu đi trước cái cày đi sau”. - Thứ ba: ở những hộ gia đình có kinh tế vững, những làng quê có mức sống cao thì nhu cầu và khả năng trang bị các vật dụng đắt tiền, các vật dụng phục vụ văn hóa càng cao. Cụ thể ở Bát Tràng chỉ có 5.151 nhân khẩu với 1.220 hộ nhưng có tới 42,7% số hộ có xe máy, xe cúp: 25,5%; có ti vi đen trắng: 46,5%; có ti vi màu: 12,0%; có đầu video. Như vậy ở đây việc hơn nhau vì một vật dụng đắt tiền không chỉ đơn thuần là nhu cầu văn hóa, là tâm lý “con gài hơn nhau tiếng gáy” mà bao gồm trong đó có những điều thiết thực hơn, mới hơn. Xe máy ở làng quê, trước hết phải được hiểu như một công cụ làm ăn, một phương tiện phục vụ sản xuất và kinh doanh. Cái đài, cái vô tuyến ngoài nhu cầu văn hóa, tinh thần còn là nơi cung cấp thông tin kinh tế, mở rộng tầm nhận thức. Quan sát cho thấy ở những gia đình nông thôn có đầu video, cũng thường là phương tiện kinh doanh với giá vé từ 3 đến 500đ một ca xem. Những nhìn nhận này khẳng định một phẩm chất mới hoặc giả từ xưa đã được tiềm tàng trong đầu óc người nông dân, là tính năng động, tính hòa nhập theo cơ chế làm ăn mới, cơ chế thị trường. Có thể đây là một kết luận quan trọng và cần được ghi nhận khi xem xét vấn đề sự thay đổi các chuẩn mực giá trị. Rõ ràng khi xem xét một số chỉ báo về thực trạng nhà ở, sự phân bố sắp xếp nhà ở cũng như tiện nghi sinh hoạt của người nông dân ở một số điểm khảo sát đã dám chắc rằng có Trương Xuân Trường Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 73 những yếu tố mới, những tác nhân quan trọng đã len lỏi đã xâm nhập được vị trí trong hoạt động sống của người nông dân hiện nay – khi cơ chế sản xuất hàng hóa bước đầu được thừa nhận ở làng quê. Tuy nhiên những yếu tố đó được tồn tại trên cơ sở nào, hay nói cách khác là cái gì quy định sự xuất hiện ấy? 3. Một số tương quan nhà ở và phân tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn. Để nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn và khoa học theo phương pháp tiếp cận hệ thống ta thử đề xuất một mô hình sau đây, trong các tương quan: sản xuất - kinh doanh, phân loại ngành nghề - phân loại thu nhập - mức sống - nhà ở và tiêu dùng văn hoá gia đình. Sản xuất kinh doanh Mức sống Nhà ở Tiêu dùng văn hoá gia đình Phân loại NN Phân loại TN Theo cách tiếp cận này thì mức sống chịu sự tác động của sản xuất kinh doanh của hộ gia đình thông qua 2 mặt quan trọng tương tác lẫn nhau là phân loại ngành nghề và phân loại thu nhập. Đến lượt nó, mức sống quy định nhà ở và tiêu dùng văn hoá gia đình. Thật ra tất cả các yếu tố đều có tương tác và có quan hệ với nhau. Có điều cần lưu ý là theo cách tiếp cận này về nông dân đồng bằng Bắc Bộ phải loại ra những hộ gia đình có thu nhập cao ngoài sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên điều này không mấy quan trọng vì xu hướng chung cho thấy bộ phận này, không phải phát triển nhiều lên. Hay nói đúng hơn đó là sản phẩm của thời hành chính bao cấp. Ở đây chúng tôi chỉ đi vào một số yếu tố cơ bản trong mô hình vừa nêu trong tổng quan về nhà ở là vấn đề mức sống, phân loại ngành nghề và tiêu dùng văn hoá gia đình. a. Mức sống: Chúng tôi cho rằng mức sống là chỉ báo quan trọng trong khi xem xét các mối tương quan, đồng thời nó là thước đo, là tác nhân đầu tiên của mọi động thái đang diễn ra trong hoạt động của con người. Hẳn nhiên mức sống là biểu hiện rõ rệt nhất của hoạt Về một số biến đổi chuẩn mực văn hóa...... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 74 động sản xuất kinh doanh thông qua thu nhập của các hộ gia đình. Kết quả khảo sát vê câu hỏi “Xin ông, bà tự đánh giá về mức sống của gia đình” có được các chỉ số sau đây: Ở Văn Nhân – Phú Xuyên – Hà Tây. - Đầy đủ: 57,2% - Tạm đủ: 26,1% - Có thiếu: 14,2% - Rất thiếu thốn: 2,5% Ở Đa Tốn – Gia Lâm – Hà Nội. - Còn dư: 20,0% - Đủ ăn: 36,2% - Tạm đủ: 29,7% - Thiếu thốn: 15,0% Như vậy trong nông thôn đã có bộ phận dân cư mức sống rất cao, và đa số người nông dân đã ổn định về đời sống kinh tế. Điều này kéo theo sự nâng lên tương ứng của điều kiện ở. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng cho thấy có sự chênh lệch rất lớn trong sự phân hoá giàu – nghèo ở nông thôn. Tài liệu đã dẫn của Ban Nông nghiệp Trung ương cho biết nếu chênh lệch mức sống và thu nhập giữa các hộ nông dân ở thời điểm 1965-1975 là 1,5 đến 2 lần thì hiện nay đã là 6 đến 8 lần, cá biệt có những trường hợp còn cao hơn thế. Ở hai điểm khảo sát vừa nêu thì ở Văn Nhân vẫn có dến 16,7% số hộ, và ở Đa Tốn 15,0% số hộ thuộc diện thiếu thốn. Vậy nhưng về mặt nhà ở thì Văn Nhân chỉ có 8,6% số hộ và ở Đa Tốn chỉ có 9,3% số hộ hiện đang phải ở nhà tranh tre hoặc nhà tạm. Điều đó chỉ khẳng định thêm một kết luận đã được khẳng định là từ xưa đến nay người nông dân Bắc Bộ vẫn xem trọng ngôi nhà như một giá trị. Bảng biểu về tương quan giữa sự phân hoá mức sống và nhà ở tại Đa Tốn là như sau: Các loại nhà Nhà mái bằng 1 tầng Nhà hai tầng Nhà gạch mái ngói Nhà tranh tre Mức sống Dư dật 6,2 6,2 84,3 0 Đủ ăn 3,4 1,7 89,6 0 Tạm đủ 0 0 95,6 2,1 Thiếu ăn 0 0 62,9 37,5 b. Ngành nghề: Hiện nay người ta cho rằng ở nông thôn đang diễn ra sự phân hoá ngành nghề rõ rệt. Và cũng đã có những kết luận rằng ở những làng quê có nhiều ngành nghề hoặc có xu hướng Trương Xuân Trường Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 75 thoát ly nông nghiệp sẽ có cơ hội và khả năng làm giàu nhanh hơn là thuần nông. Ở đây trong tương quan với nhà ở chúng tôi cũng có được những chỉ báo tương tự qua số liệu khảo sát ở Đa Tốn là: Các loại nhà Nhà mái bằng 1 tầng Nhà hai tầng Nhà gạch mái ngói Nhà tranh tre Mức sống Hộ nông nghiệp 2,7 1,3 86,1 9,7 Nông nghiệp + nghề khác 3,0 3,0 87,6 4,6 Phi nông nghiệp 4,3 0 82,6 0 Điều cần nhấn mạnh ở đây là ở loại nhà tranh tre thì hộ thuần nông vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, giảm xuống ở hộ nông nghiệp cộng nghề khác và “triệt tiêu” ở loại hộ gia đình phi nông nghiệp. Điều cần thiết phải chỉ ra là trong văn hoá ở cộng đồng cư dân nông thôn hiện nay thì những tác nhân mới đã xuất hiện sớm nhất ở 2 loại hộ sau, đó là hộ nông nghiệp cộng nghề khác và hộ phi nông nghiệp. Chính ở 2 loại hộ này đã làm xáo trộn lối sinh hoạt truyền thống qua lối sống, thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều đó được thể hiện trước hết ở kiến trúc ngôi nhà, ở sắp xếp nội thất và lề lối sản xuất cũng như cách thức sinh hoạt. Trước hết so với cư dân thuần nông họ là những người có óc tổ chức sản xuất, hạch toán kinh doanh cao hơn, họ đi lại, tiếp xúc nhiều hơn và vì thế họ năng động và dễ tiếp thu cái mới hơn. Nếu đây là một nhận xét đúng thì hòa là một bộ phận quan trọng trong việc làm thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay. c. Mức độ tiêu dùng văn hóa. Ở đây chúng tôi chỉ tìm hiểu một số chỉ báo hạn hẹp nhưng không kém phần quan trọng khi tìm hiểu vấn đề, đó là các hành vi thưởng thức văn hóa nghệ thuật như đọc sách báo, xem nghệ thuật, thể dục thể thao, xem phim, xem ti vi. Kết quả khảo sát ở Đa Tốn trong tương quan mức sống và nghề nghiệp cho thấy trước hết là ở nhóm “mức sống” thì loại hộ “dư dật” và ở nhóm “nghề nghiệp” thì loại hộ “phi nông nghiệp” có các chỉ số thưởng thức văn hóa nghệ thuật cao nhất. Ở nhóm mức sống, điều này đã dễ lý giải là chất lượng sống cao hơn sẽ có khả năng hơn, có điều kiện hơn trong thưởng thức văn hóa. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là trong tương quan giữa nhóm mức sống và nhóm nghề nghiệp có những chỉ số rất thú vị là: - Hộ nông nghiệp: có 15,2% dư dật; 25,0% đủ ăn; 33,3% tạm đủ và 26,3% thiếu thốn. Về một số biến đổi chuẩn mực văn hóa...... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 76 - Hộ nông nghiệp cộng nghề khác có 18,4% dư dật; 44,6% đủ ăn; 9,2% tạm đủ và 7,6% thiếu thốn. - Hộ phi nông nghiệp: có 39,1% dư dật, 47,8% đủ ăn; có 13,0% tạm đủ; không có hộ thiếu ăn. Trong thưởng thức văn hóa nghệ thuật ở mức không bao giờ thì: - Không bao giờ đọc sách báo ở nhóm nông ngiệp là: 59,7%; nhóm nông nghiệp công nghề khác: 38,4%; và nhóm phi nông nghiệp là 21,7%. - Không bao giờ xem văn nghệ cộng thể dục thể thao ở nhóm nông nghiệp là: 88,9%; nhóm nông nghiệp cộng nghề khác là: 49,2% và phi nông nghiệp: 26,0%. - Không bao giờ xem phim, ti vi ở nhóm nông nghiệp là: 16,6% và nhóm nông nghiệp cộng nghề khác là: 2,5% và triệt tiêu ở nhóm phi nông nghiệp. Những chỉ báo này khẳng định rằng nhóm phi nông nghiệp, đồng thời cũng có thể nói là nhóm có mức sống cao nhất đang là một nhân tố mới ở nông thôn hiện nay. Và điều này cần được nghiên cứu chu đáo hơn nữa, tất nhiên vấn đề đó ở ngoài phạm vi bài viết này. Tóm lại các yếu tố mức sống - ngành nghề - tiêu dùng văn hóa là một số trong những nhân tố quan trọng nhất quy định xu thế đa dạng và phức tạp về tình trạng về nhà ở nông thôn hiện nay. Và chính nguyên nhân sâu xa là sự phân tầng xã hội đã bắt đầu hiện ra một cách sâu sắc đã dẫn đến những biến đổi đó. III. Kết luận: 1. Hiện nay với người nông dân Đồng bằng Bắc Bộ điều kiện ở và sinh hoạt đã cao hơn rất nhiều so với quá khứ, dù quá khứ đó chỉ cách khoảng 5,7 năm trước. Số liệu của Ban Nông nghiệp Trung ương, trên toàn quốc, về mức trang bị đồ dùng thì so với năm 1986, hiện nay bình quân cho 100 gia đình giường các loại tăng 37,5%, tủ tăng 14,49%, bàn ghế tăng 16,66%, xe đạp tăng 11,53%, máy thu thanh tăng 60,0%, máy khâu tăng 66,6%... Và vì thế văn hoá ở cũng đã ở tầm cao hơn tương ứng với chất lượng sống. Tuy nhiên qua việc khảo sát nhà ở và phương tiện sinh hoạt cũng cho thấy “Văn hoá ở” đó cao hơn nhưng cũng đa dạng và phức tạp hơn, phản ánh một độ mở nhất định trong tầm nhìn và nhận thức của người nông dân. 2. Nhà ở của người nông dân Việt Nam là một đơn vị sinh thái hoàn chỉnh ngay trong quá khứ, được sự thử thách của lịch sử. Mô hình đó hiện nay đang bị phá vỡ từng mảng dể đi đến một loại sinh thái kiểu mới phù hợp hơn, phản ánh đúng tinh thần thời đại. Điều cần được phân tích cụ thể là sự hỗ độn, pha tạp, phong phú của thực trạng nhà ở nông thôn là sự phản ánh đúng tình trạng phức tạp những động thái của đời sống kinh tế xã hội hiện nay. Mặt khác nó cũng bộc lộ những chuyển giao giá trị giữa cũ và mới trong nhận thức của người nông dân. Bên cạnh đó với làng quê Việt Nam hiện tại, sức ép của dân số, đất đai, lao động đang là một Trương Xuân Trường Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 77 thách thức lớn. Sau 1954 chúng ta đã nhiều khi lo lắng về cái “xiềng ba sào” thì hiện nay còn nghiêm trọng hơn thế. Đối với cư dân Đồng bằng Bắc Bộ thì “cái xiềng ba sào” đang là hiện hữu. Về đời sống kinh tế- xã hội thì đó là một sức ép, một lực cản trở ghê gớm, tuy nhiên về mặt văn hoá mật độ cư dân cao cũng là một phản ánh của một trình độ tổ chức cao, một trình độ văn hoá cao. Điều đáng nói ở đây là sự đối đầu giữa hai kiểu loại, hai trình độ - cũ và mới, là một bài toán nan giải trong xu thế bắt buộc phải phá vỡ khuôn mẫu cũ, văn hoá cũ để giải phóng sức lao động, giải phóng con ngươờ và hoà nhập vào thê giới hiện đại. 3. Trong thực tế sự chuyển đổi cơ cấu, tổ chức với cả định hướng lao động nghề nghiệp ở nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ đang diễn ra hết sức khó khăn không ổn định, không vững chắc và không đồng đều ở các làng xã và các hộ gia đình khác nhau. Quá trình đang diễn ra hết sức khó khăn và không ổn định đó cần thiết phải có một lực đẩy, một bước nhảy quan trọng mới có thể tiến nhanh về phía trước. Những tìm hiểu qua bài viết này cho phép có nhận xét rằng cần phải chú trọng vào những nhân tố mới ở nông thôn ở cả phương diện lý luận lẫn ứng dụng thực tế. Đã có những căn cứ để nói rằng trong sự phân tầng của cơ cấu xã hội lao động nghề nghiệp ở nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay có hai nhóm rất đáng được quan tâm, đó là nhóm “nông nghiệp và ngành nghề khác” và nhóm “phi nông nghiệp”. Đây là những bộ phận cư dân thường có mức sống cao hơn và có năng lực hơn, năng động hơn trong các hoạt động sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Chính họ đang dẫn đầu trong xu hướng đa dạng hoá việc làm và đa dạng hoá các quan hệ làm ăn và giao lưu xã hội, đã được xem như một phải pháp tình thế hiện nay. Ở một góc độ cần góp ý, cụ thể như ở phương diện quy hoạch cư trú nông thôn cần tính đến yêu cầu sản xuất và tính chất thị trường. Có nghĩa là cần quy hoạch các trung tâm dịch vụ thương nghiệp ở cơ sở và ở đó cần có biện pháp ưu tiên những hộ gia đình có vốn, có khả năng kinh doanh làm giàu. Bởi lẽ trong thực tế cũng đã đến lúc cấp thiết có những ứng dụng cụ thể để sớm đạt được điều chúng ta mong muốn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfve_mot_so_bien_doi_chuan_muc_van_hoa_xung_quanh_nha_o_nguoi.pdf
Tài liệu liên quan