Về di dân ở Việt Nam trong quá khứ và hiện nay

Từ những dữ kiện và lập luận đã được trình bày, phải chăng cần phải nhìn nhận lại những giải pháp chính sách nhấn mạnh vào việc kiểm soát và hạn chế di dân tự do, ngăn chặn và quản lý chặt chẽ các dòng di chuyển dân cư nông thôn - đô thị theo hướng mệnh lệnh hành chính. Dù muốn hay không cũng cần thấy rằng, di cư, trên thực tế, đã thúc đẩy quá trình hội nhập nông thôn đô thị, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông thôn và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh đang đòi hỏi có sự lý giải thỏa đáng và có cơ sở khoa học của vấn đề di dân để do vậy, mà có chiến lược đúng. Nói đến cơ sở khoa học tức là nói đến nhận thức qui luật, nói đến hành động phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển.

pdf14 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về di dân ở Việt Nam trong quá khứ và hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 2 (62), 1998 3 Về DI DÂN ở VIệT NAM TRONG QUá khứ và HIệN NAY T−ơng Lai Charles Seignobos đã diễn đạt một cách hóm hỉnh: "Nền văn minh đó là những con đ−ờng, những cảng và những bến cảng". Còn đại văn hào Lỗ Tấn thì lại triết lý: "trên mặt đất vốn không có đ−ờng, ng−ời ta đi lâu thì thành đ−ờng thôi!". Tôi m−ợn những ý t−ởng đó để nói về vấn đề di dân ở Việt Nam trong quá khứ và hiện tại. Di c−, di dân vốn là những yếu tố nội sinh trong sự hình thành quốc gia, dân tộc, hơn nữa, đó cũng là một cách thế để tồn tại của một dân tộc tr−ớc biết bao thách thức của cuộc sống. Thách thức từ sức mạnh hoang dại của tự nhiên: bão lụt, khô hạn buộc con ng−ời phải tìm cách đối phó với thiên tai mà một trong những ph−ơng cách là đi tìm một nơi có thể kiếm sống bằng trồng trọt, chăn nuôi, v.v... Cùng với thiên tai là địch họa: nạn ngoại xâm và nội chiến. Kẻ thù có thể dùng bạo lực xua đuổi cả một cộng đồng rộng lớn phải phiêu bạt đi một vùng đất khác để sinh cơ lập nghiệp, tránh họa diệt chủng hoặc họa "tru di tam tộc", sự trả thù của đối ph−ơng. Ngoài thiên tai, địch họa, còn một yếu tố khác nằm ngay trong lòng của một cộng đồng buộc phải di dân mở đất, kiếm sống: đó là sự gia tăng dân số. Vì thế, lịch sử hình thành và phát triển của một dân tộc, một quốc gia luôn luôn hàm chứa trong lòng nó những cuộc đi, đi để kiếm sống, và di dân là một đòi hỏi của cuộc m−u sinh. Cuộc m−u sinh của từng cá nhân, gia đình, nhóm cộng đồng và của cả dân tộc. Cho nên, nếu đối với từng ng−ời, từng gia đình, tham gia vào cuộc di dân chỉ là sự chuyển đổi địa điểm m−u sinh, còn đối với quốc gia và dân tộc thì đó chính là thực hiện qui luật của sự tồn tại và phát triển, qui luật của kinh tế, qui luật của xã hội, qui luật của văn hóa. Những mô hình di dân trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam mang tính qui định của lịch sử, v−ợt ra khỏi những mong muốn hoặc những áp đặt của những cá nhân hoặc những lực l−ợng xã hội nào đó mà mới thoạt nhìn trong những tình huống riêng rẽ thì cứ ngỡ nh− có sự di dân ấy là do có sự mong muốn hoặc áp đặt ấy. Chỉ khi v−ợt ra khỏi các tình huống riêng rẽ và cụ thể nào đó, đặt chúng vào trong bối cảnh chung của xã hội đ−ơng thời, có một cái nhìn tổng hợp và khách quan thì mới thấy đ−ợc tính qui định lịch sử của những mô hình di dân đã từng diễn ra. I. Ng−ợc dòng lịch sử Từ trong truyền thuyết xa x−a nhiều sắc màu huyền thoại song đã in đậm trong tâm linh dân tộc từ thủa Hồng Bàng, Lạc Long và âu Cơ có trăm con trai đã chia đôi, 50 theo mẹ lên núi, 50 theo cha xuống biển, hình thành không gian lãnh thổ của c− dân Việt, tiếp đó các vua Hùng dựng nên n−ớc Văn Lang, đã nổi bật lên một vấn đề mà nay chúng ta đang bàn luận: di chuyển dân c− luôn là một cách thế để tồn tại và phát triển. Quá trình di chuyển đó gắn liền với tiến trình B?n quy?n thu?c Vi?n Xó h?i h?c. www.ios.org.vn Di dân ở Việt Nam trong quá khứ và hiện nay 4 bồi tụ để hìnhthành nên đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Lam nổi lên từ một vùng biển nông sau đợt biển tiến Hôlôxen. Đó là môt tiến trình có sự tác động quyết liệt của của con ng−ời đến sự diễn biến của tự nhiên. Quá trình đó cũng gắn liền với việc xây dựng quốc gia Văn Lang-âu Lạc, rồi ách Bắc thuộc hơn nghìn năm từ thế kỷ thứ II tr−ớc Công nguyên cho đến thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên. Từ vùng đất tổ Phong Châu, trung tâm của bộ lạc Văn Lang ở vào nơi hợp l−u của sông Lô, sông Đà, sông Hồng (còn gọi là sông Thao ở phần th−ợng nguồn sông Hồng cho đến Việt Trì), chuyển đến Cổ Loa thời An D−ơng V−ơng, địa bàn lãnh thổ mở rộng cùng với sự gia tăng dân số. Đây là một sự lan tỏa theo đ−ờng sông khá thuận lợi và theo đ−ờng bộ từ Móng Cái ven biển Quảng Ninh qua Đông Triều, Uông Bí, Thuận Thành nhằm chiếm lĩnh và mở rộng không gian sinh tồn cho c− dân Âu Lạc mà các nhà sử học cho rằng đã có khoảng một triệu ng−ời ở vào cuối thế kỷ thứ 2 tr−ớc Công nguyên. Hơn m−ời thế kỷ d−ới ách đô hộ của phong kiến ph−ơng Bắc, sức sống của dân tộc đã làm cho âm m−u đồng hóa của kẻ thù không thể thực hiện đ−ợc. Các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Tr−ng(40-43 sau Công Nguyên), Bà Triệu (năm 248), Lý Bí lập nên nhà n−ớc Vạn Xuân (542-602), họ Khúc dấy nghiệp (905) và Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy (938), ông cha ta liên tục quật khởi chống ách đô hộ và đồng thời bền bỉ khai sông, mở núi chuyển từ vùng trung du xuống đồng bằng, lan tỏa dần trên một châu thổ rộng lớn của sông Hồng, sông Mã, sông Lam. Theo đ−ờng thủy và đ−ờng bộ, những cuộc chuyển c− liên tục để mở rộng không gian sinh tồn, chứng minh sức sống của dân tộc Việt để sau chiến thắng Bạch Đằng mở đầu thời kỳ tự chủ đã khẳng định đ−ợc ý chí trong tuyên ngôn độc lập thế kỷ 11: "Nam quốc sơn hà, nam đế c−. Tiệt nhiên định phận tại thiên th−". Theo "D− địa chí" của Nguyễn Trãi thì chiến công của Ngô Quyền năm 938 đã giải phóng đ−ợc đất n−ớc lúc bấy giơ gồm 50 phủ, 41 châu, hơn m−ời huyện với 3.100.000 hộ.1 Cũng cần phải nói rằng, cùng với quá trình chuyển c−, di dân,lập nghiệp, tạo nên địa bàn c− trú của ng−ời Việt, không thể không nhắc đến luồng di dân từ ph−ơng Bắc tràn vào lãnh thổ của ta, một vùng châu thổ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Dòng di dân ng−ời Trung Hoa này cùng với thời gian định c−, lập nghiệp đã dần dần Việt hóa. Và nói đến di dân, cũng không thể không nói đến một bộ phận ng−ời Việt đã bị c−ỡng bức về ph−ơng Bắc, đây là những tù binh bị bắt đi khổ sai, phục dịch, những ng−ời thợ thủ công tài giỏi bị ép buộc phải từ bỏ quê cha đất tổ để đem tay nghề của họ phục vụ cho bọn đô hộ đ−a về đất n−ớc chúng. M−ời thế kỷ tiếp theo càng nói lên sức sống bền bỉ của dân tộc, một mặt kiên quyết đập tan ách xâm l−ợc của kẻ thù luôn luôn lớn hơn mình gấp bội, mặt khác cần cù và dũng cảm xây dựng đất n−ớc( mà nổi bật nhất là công trình trị thủy với chiều dài của hệ thống đê sông Hồng đ−ợc đắp lên bằng sức lao động của ông cha ta) và mở mang bờ cõi. Từ thế kỷ thứ 10, dòng chuyển c− đã xuôi vê ph−ơng Nam, v−ợt qua dải Hoành Sơn. Cho đến thế kỷ thứ 15, dân số n−ớc ta đã có khoảng 10 triệu ng−ời c− trú trên một vùng lãnh thổ khoảng 171.650 km2 lan tỏa ra các vùng màu mỡ, tiến về miền duyên hải, v−ơn dần về phía nam. Trong thời kỳ này, sử liệu cũ còn ghi lại bốn luồng di dân nhập c− từ ngoài vào: a) luồng di dân từ Trung Quốc ở phía Bắc tràn vào với nhiều lý do, trong đó việc chạy loạn, lánh nạn là phổ 1 Nguyễn Trãi toàn tập. D− địa chí. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội-1969. Tr. 187. B?n quy?n thu?c Vi?n Xó h?i h?c. www.ios.org.vn T−ơng Lai 5 biến; b) luồng di dân từ ng−ời Chiêm Thành ở phía Nam, phần lớn họ là tù binh trong những cuộc chiến tranh Chiêm-Việt; c) luồng di dân của ng−ời Thái từ vùng Tây Bắc, trở thành một bộ phận trong cộng đồng dân tộc Việt Nam; d) luồng di dân của những th−ơng nhân n−ớc ngoài lẻ tẻ vào buôn bán và một bộ phận c− trú lâu dài cùng với cộng đồng ng−ời Việt. Quá trình nhập c− của bốn nhóm c− dân nói trên đã dần dần đ−ợc Việt hóa, trở thành những bộ phận cấu thành nên dân tộc Việt định c− lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam. 4.1. Trong năm thế kỷ (từ thế kỷ X đến XV) thì cùng với luồng nhập c− từ ngoài vào nói trên, chủ yếu có thể nói đến hai mô hình di dân: di dân theo h−ớng lan tỏa trong nội bộ và di dân về phía Nam. Theo h−ớng lan tỏa nội bộ thì chủ yếu vẫn là quá trình khai phá, cải tạo để chiếm lĩnh vùng đất màu mỡ của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Lam,ứ vùng ven biển thuận cho việc trồng lúa. Trong h−ớng lan tỏa để m−u sinh vẫn có xu h−ớng hình thành dòng di dân h−ớng về trung tâm vốn từng là kinh đô của dân tộc Việt (Cổ Loa khởi phát từ cuối thế kỷ thứ 3 tr−ớc Công nguyên, đ−ợc khẳng định là kinh đô của v−ơng triều Ngô-968), Hoa L− nằm trên trục đ−ờng giao thông thủy bộ nối liền Châu Giao (châu thổ sông Hồng) với Hoan ái (châu thổ sông Mã, sông Lam) cũng đã tồn tại hơn 40 năm (968-1010), Thăng Long với "thế rồng cuộn hổ ngồi, tiện nghi núi sông sau tr−ớc, nơi hội tụ quan yếu của bốn ph−ơng" 2 từ 1010. H−ớng di dân về phía Nam cũng là quá trình diến biến khá phức tạp của lịch sử dựng n−ớc và giữ n−ớc. Mối quan hệ Việt-Chiêm trải qua nhiều b−ớc thăng trầm, thôn tính lẫn nhau, rồi hòa hoãn để cùng chống ách xâm l−ợc từ ph−ơng Bắc, rồi lại xung đột liên miên, song nét xuyên suốt qua nhiều thế kỷ vẫn là dòng di dân v−ợt dãy Hoành Sơn để m−u tính sự "dung thân" và mở rộng c−ơng vực, bờ cõi tạo ra một không gian sinh tồn. Những mục tiêu quân sự và chính trị có phần nào lấn át mục tiêu kinh tế của dòng di dân về phía nam này trong 5 thế kỷ đầu thuộc thiên niên kỷ thứ hai này. Song, xét đến cùng, thì lịch sử đã thực thi qui luật khắc nghiệt của nó. Trên vùng lãnh thổ đ−ợc mở rộng từ dãy Hoành Sơn đến nam đèo Hải Vân gồm hai phủ Tân Bình và Thuận Hóa mà theo Lê Quí Đôn trong "Phủ biên tạp lục" thì có 116 xã, 3602 hộ và 10400 ng−ời 3. Ng−ời Việt và ng−ời bản địa đã gắn bó với nhau trong cộng đồng dân tộc trên cùng một không gian sinh tồn.Nếu tính thêmsố dân của hai phủ Tân Bình và Thuận Hóa thì số dân Việt Nam đến thế kỷ 15 đã có khoảng trên d−ới 10 triệu ng−ời nh− đã nói ở trên. 4.2. Từ thế kỷ 15 cho đến nửa đầu thế kỷ 19, lịch sử lại chứng kiến hiện t−ợng di dân (có tổ chức và tự phát để m−u sinh) khá quyết liệt mà h−ớng chủ yếu là di dân về phía Nam đến vùng Thăng Hoa, T− Nghĩa (Quảng Nam, Đà Nẵng ngày nay) ở nửa sau thế kỷ 15, vùng Bình Khang, Diện Khánh, Bình Thuận (thuộc các tỉnh Nam Trung Bộ từ Phú Yên trở vào hiện nay) cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, đồng bằng sông Đồng Nai và sông Cửu Long từ phủ Gia Định đến trấn Hà Tiên, đặc biệt ở đầu thế kỷ thứ 19 với việc di dân lập đồn điền và mộ dân lập ấp của triều Nguyễn đã khiến cho dân c− Nam Bộ tăng nhanh sau mấy thế kỷ bị giảm sút trong tổng số. Vào cuối triều Gia Long (1819) số dân đinh ở Nam Bộ là 97.100 ng−ời, chiếm 15,8% dân đinh trong cả n−ớc. Theo "Đại Nam thực lục" và "Quốc triều chính biên tất yếu" năm 1829, năm trấn thuộc Gia Định Thành 2 Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ. Đại Việt Sử ký toàn th−. Tập 1. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội-1983. Tr. 241. 3 Lê Quí Đôn toàn tập. Tập 1. Phủ biên tạp lục. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội-1987. Tr. 37. B?n quy?n thu?c Vi?n Xó h?i h?c. www.ios.org.vn Di dân ở Việt Nam trong quá khứ và hiện nay 6 có 118.790 dân đinh, chiếm 16,5% tổng số dân đinh của cả n−ớc, đến năm 1847, số dân đinh ở Nam Bộ lên đến 165.598, chiếm 16% dân đinh cả n−ớc.4 H−ớng di dân chủ yếu này đã khiến cho "xứ Đàng Trong" (tính từ sông Gianh trở vào) ban đầu chỉ hơn 1 triệu ng−ời (nếu tính đến hiện nay đãchiếm tới một nửa dân số cả n−ớc, còn riêng Nam Bộ, vào thế kỷ 17 chỉ vài vạn ng−ời khai hoang, lập ấp đến nay đã có đến một phần ba tổng dân số của Việt Nam). 4.3. H−ớng di dân khai hoang, lập ấp để trồng lúa còn đ−ợc diễn ra mạnh mẽ theo dạng lan tỏa ra các vùng thuận cho canh tác nông nghiệp. Từ thế kỷ 15, con đê Hồng Đức đã là điểm tựa cho cuộc di dân lan tỏa ra vùng duyên hải đồng bằng sông Hồng, tiến trình dần dần ra h−ớng duyên hải này diễn ra liên tục cho đến đầu thế kỷ 19 với việc khai hoang vùng biển ở Thái Bình và Ninh Bình ở Bắc Bộ lập nên hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn của doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ (1828-1829), hoặc việc đào kênh Vĩnh Tế của Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại) nối liền Châu Đốc-Hà Tiên (1819) để rồi sau đó khai hoang, lập ấp đ−ợc mở rộng quy mô lớn ở vùng Vĩnh Tế, Tịnh Biên, Ba Xuyên và lan ra các vùng khác với Nguyễn Tri Ph−ơng (1853) ở Nam Bộ. Nếu đồng bằng Nam Bộ ngày nay có diện tích gấp đôi đồng bằng Bắc Bộ thì đó là một quá trình lao động chinh phục tự nhiên, khai hoang, lập ấp, thau chua, rửa mặn của biết bao thế hệ ng−ời Việt vốn xuất phát từ cái nôi của dân tộc ở đất Phong Châu cổ x−a. Cho đến giữa thế kỷ 19, dân số n−ớc ta −ớc tính 7 triệu ng−òi để đến hôm nay, dân số đã gấp m−ời lần hơn, sự gia tăng dân số gắn liền với mồ hôi và máu đã đổ ra trên biết bao chặng đ−ờng dài trong cuộc m−u sinh? Đôi bàn chân của ng−ời Việt đã mở ra biết bao con đ−ờng dọc ngang trên không gian sinh tồn của dân tộc, tạo ra những cánh đồng màu mỡ trồng lúa n−ớc của vùng nhiệt đới gió mùa này,để cho dến những năm cuối của thiên niên kỷ thứ hai này, hai bàn tay của ng−ời Việt Nam đã làm ra hạt gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới. Những cảng sông, cảng biển của đất n−ớc hôm nay đã là đầu cầu nối liền Việt Nam với thế giới, một thế giới đầy biến động và chuyển đổi rất nhanh. Ng−ợc dòng lịch sử nhìn lại những cuộc đi, càng thấy rõ dân tộc này lớn lên từ những cuộc đi đó. B−ớc chân của dòng ng−ời di dân, dù d−ới mô hình nào, dù chịu sức đẩy nào, đ−ợc hấp dẫn bởi sức hút nào cũng đều mang tính qui luật khắc nghiệt trong sự phát triển của lịch sử. Đã có những cuộc đi r−ớm máu đôi bàn chân, những cuộc đi thấm đẫm máu của nhiều thế hệ bởi những cuộc chiến tranh và những đàn áp khốc liệt trong cuộc m−u bá đồ v−ơng của các thế lực thống trị. Những cuộc đi thê thảm: "Dân phiêu tán dắt díu nhau đi ăn xin đầy đ−ờng. Giá gạo cao vọt một trăm đồng tiền không đ−ợc bữa no. Nhân dân phần nhiều phải ăn rau, ăn củ, đến nỗi ăn cả thịt rắn, thịt chuột, chết đói chồng chất lên nhau. Số dân còn lại m−ời phần không đ−ợc một. Làng nào vốn có tiếng trù mật cũng chỉ còn dăm ba hộ mà thôi"5. Các cuộc "tha ph−ơng cầu thực" đó phần lớn là do chiến tranh. Chẳng hạn, chiến tranh liên miên ở các trấn Hải d−ơng, Kinh bắc, Sơn Tây, Sơn Nam vào giữa thế kỷ thứ 18 mà sách Vũ Trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ đã viết: "Loạn năm Canh Thân (1740), Tân Dậu (1741) tỉnh Hải 4 Dẫn lại theo Di dân của ng−ời Việt từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. Phụ san Nghiên cứu Lịch sử do Đặng Thu chủ biên-1994. Tr.155. 5 Việt sử thông giám c−ơng mục. Tập XVIII. Tr. 14. B?n quy?n thu?c Vi?n Xó h?i h?c. www.ios.org.vn T−ơng Lai 7 D−ơng ta chịu hại về nạn binh đao đến 18 năm, ruộng đất biến thành rừng rậm. Giống gấu chó, lợn lòi sinh tụ đầy cả ngoài đồng. Những ng−ời dân sống sót phải bóc cả vỏ cây, bắt chuột đồng mà ăn". Cùng với chiến tranh là thiên tai; bão lụt, đê vỡ, nhiều làng mạc bị n−ớc cuốn trôi, chỉ tính riêng đê sông Hồng ở phủ Khoái Châu đã 10 năm liền bị vỡ d−ới thời Tự Đức. Sách Đại Nam thực lục viết về nạn đói năm 1858: "dân l−u tán ở các tỉnh Bắc Kỳ nhiều ng−ời chết, có ng−ời bán mình, bán con, dân kiếm ăn ở Hà Nội có hơn ba vạn ng−ời".6 Ng−ời ta tính toán rằng, các cuộc chiến liên miên cùng với thiên tai và dịch bệnh dồn dập đẩy tới chết đói, chết bệnh trong các thế kỷ 16,17,18 và đầu 19 đã khiến cho dân số n−ớc ta ở đầu thế kỷ 19 đã giảm đi một phần ba, thậm chí một nửa so với thời Lý Trần (thế kỷ 12,13)7. Có hiểu điều này mới càng nhận rõ sức sống của dân tộc đã bứt lên từ những thử thách khốc liệt mà ông cha ta đã trải qua trên con đ−ờng dựng n−ớc và giữ n−ớc. Trong những thử thách khốc liệt đó, những cuộc di dân tự phát hay có tổ chức của nhà n−ớc, dù lan tỏa ra vùng đồng bằng, duyên hải hay ng−ợc lên vùng rừng núi, dòng chuyển liên tục h−ớng về phía nam khai hoang, lập ấp, v.v... thẫm đẫm mồ hôi, n−ớc mắt và máu của biết bao thế hệ để tồn tại và phát triển trên một không gian sinh tồn đứng tựa vào Tr−ờng Sơn h−ớng ra Thái Bình D−ơng ở vùng nhiệt đới gió mùa này quả là những cuộc đi vĩ đại. Di dân trong lịch sử đang đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu công phu hơn nữa để từ lịch sử mà rút ra những bài học cho hôm nay và mai sau. Từ những mô hình di dân ấy mà tìm về tính qui luật của hiện t−ợng di dân, nhận ra đ−ợc những ph−ơng thức m−u sinh tr−ớc bao thách đố của sự tồn tại của từng gia đình, từng cộng đồng và của cả dân tộc trong quá khứ. Ng−ợc dòng lịch sử để hiểu hơn dân tộc mình, hiểu đ−ợc qui luật của sự vận động dân c− và dân số. Đ−ơng nhiên, dòng chuyển di dân trong lịch sử đã định hình lãnh thổ, từ Lũng Cú ở Đồng Văn, Lai Châu đến mũi Cà Mau, đến nay, với hơn 75 triệu ng−ời, trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa hóa đất n−ớc đang đặt ra những tìm tòi mới. Khi ví đất mũi Cà Mau giống nh− "ngón chân cái ch−a khô bùn vạn dặm" trong cuộc tr−ờng chinh mở cõi,dựng n−ớc, nhà văn Nguyễn Tuân cố thâu tóm hình ảnh đã định hình của một cuộc đi dài, cái nhìn đó quả thật tinh tế và nhiều ý nghĩa. Trong vùng lãnh thổ đã định hình ấy, những cuộc đi từ nông thôn-đô thị, từ vùng núi phía Bắc đến cao nguyên miền Tây, những cuộc đi khai hoang, phục hóa, trồng rừng, lấp biển đang diễn ra với những qui luật phức tạp của chúng. Việc tìm hiểu những qui luật ấy đang đặt ra với những phức tạp mới để có thể hình thành những chính sách và giải pháp mới phù hợp với cuộc sống. II. Phát triển kinh tế xã hội và vấn đề di dân hiện nay Khi nói đến sự nghiệp Đổi Mới, Phạm Văn Đồng đặt ra một vấn đề rất quyết liệt "Chúng ta đang gánh vác một trọng trách ch−a từng có tiền lệ, chúng ta đang đi trên một con đ−ờng ch−a có bản đồ ... phải hàng ngày hàng giờ giải quyết những vấn đề thực tiễn, những bài toán 6 Đại Nam thực lục chính biên. Tập 28. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội-1973. Tr.414. 7 Theo Đặng Thu. Sđd. Tr.16. B?n quy?n thu?c Vi?n Xó h?i h?c. www.ios.org.vn Di dân ở Việt Nam trong quá khứ và hiện nay 8 đầy phức tạp và ẩn số"8. Di dân hiện là loại vấn đề thực tiễn nóng bỏng, diễn biến rất phức tạp và nhiều ẩn số trong bài toán về dân số ở n−ớc ta. Để giải đáp bài toán dân số ấy trong sự phát triển kinh tế xã hội, đã có một thời, ng−ời ta chỉ tập trung vào vấn đề kích th−ớc và qui mô dân số để mong hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số mà coi nhẹ vấn đề cơ cấu dân số và phân bố dân số. Thực ra thì việc tác động có ý thức đến quá trình tái tạo dân số (sinh đẻ và tử vong) và quá trình phân bố dân số (di dân) đều có ý nghĩa quyết định tác động đến các biến số dân số quan trọng nhất với các đặc tr−ng của chúng trong cả quá trình biến đổi dân số của một quốc gia. Hơn nữa, chính quá trình tái sinh sản tự nhiên lại t−ơng đối ổn định và dễ dự báo hơn so với quá trình di dân là quá trình biến đổi rất phức tạp và th−ờng có đột biến, nhất là trong những hoàn cảnh đặc biệt nh− chiến tranh, thiên tai, mất mùa, đói kém... Di dân không phải là mục đích tự thân, mà là ph−ơng tiện để thực hiện các nhu cầu khác: thay đổi địa vị kinh tế và xã hội. Mà về điều này thì lại gắn chặt với đặc tr−ng của những biến đổi xã hội, một số đặc tr−ng có thể biến đổi vĩnh viễn nh− nơi ở, nơi làm việc, nh−ng một số đặc tr−ng khác chỉ đôi khi mới biến đổi nh− nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, học vấn, v.v... Toàn bộ hệ thống các dịch chuyển cũng nh− từng dịch chuyển đơn lẻ của cá nhân, hộ gia đình, nhóm cộng đồng đều mang tính xã hội sâu sắc. Chính vì vậy, trong bài toán dân số, quá trình tái tạo tự nhiên dân số và di dân là hai dạng vận động dân số khác nhau đòi hỏi những đáp số thích hợp với mỗi dạng ấy. Do đó, thực tiễn ngày càng đặt ra những bức xúc cần đ−ợc giải đáp về vấn đề di dân với những chính sách và giải pháp đúng đắn. Hình thái, nguyên nhân và bản chất của quá trình di dân với nhiều mô hình khác nhau trong mấy thập kỷ qua, đặc biệt là hơn 20 năm qua kể từ ngày thống nhất đất n−ớc năm 1975, trong đó với hơn 10 năm của thời kỳ Đổi Mới đang đặt ra cho bài toán dân số những dạng thức mới. Những dạng thức đó có những nét t−ơng đồng song cũng khá nhiều những khác biệt so với các nuớc trong khu vực và của châu á. 1. Thử gợi lên vài nét về vấn đề di dân của các n−ớc trong khu vực láng giềng châu á Hình thành những chiến l−ợc và chính sách phân bố, điều chỉnh cơ cấu dân c− và qui mô dân số phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa là điều mà các quốc gia châu á quan tâm. Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc điểm riêng của mình, mỗi n−ớc đều có những chính sách phù hợp với n−ớc mình. Trung Quốc là một ví dụ khá tiêu biểu về quyết tâm của nhà n−ớc trong việc phối hợp chặt chẽ giữa sự gia tăng dân số, sử dụng tài nguyên, cân bằng sinh thái và bảo vệ môi tr−ờng, mà quyết liệt nhất là chủ tr−ơng "mỗi gia đình chỉ có một con" đ−ợc công bố vào năm 1979. Những giải pháp quyết liệt nhằm giải quyết vấn đề dân số ở Trung Quốc đã đ−ợc mô tả nh− là "một trong những kinh nghiệm xã hội có ý nghĩa nhất đã đạt đ−ợc từ tr−ớc tới nay". Việc áp dụng nhiều biện pháp chặt chẽ số l−ợng dân nhập c− vào các đô thị, các vùng kinh tế đặc biệt cũng nằm trong chính sách cứng rắn đó của nhà n−ớc. Sự phát triển không đều giữa các vùng lãnh thổ khác nhau: khu duyên hải và vùng sâu, vùng xa, các thành phố lớn, các đặc khu kinh tế và vùng nông thôn đang quá nghèo nàn, v.v... đã hình thành những sức đẩy và sức hút quyết liệt, vì thế tổ chức và điều chỉnh các luồng di dân đang là một vấn đề cực kỳ bức xúc và hết sức phức tạp để nhằm ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Chỉ nói riêng về số lao động thừa ở nông thôn thì năm 1994 đã có đến 8 Phạm Văn Đồng: Văn hóa và Đổi mới. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội-1994. (Tôi nhấn mạnh - TL) B?n quy?n thu?c Vi?n Xó h?i h?c. www.ios.org.vn T−ơng Lai 9 khoảng 120 triệu ng−ời và −ớc tính đến năm 2000 sẽ có khoảng 200 triệu ng−ời. Do vậy, có đến 80 triệu ng−ời rời nông thôn ra thành phố và các khu công nghiệp, các đặc khu tìm việc làm. Vùng có nhiều ng−ời di c− nhất là 10 tỉnh thuộc l−u vực sông D−ơng Tử. Dòng di c− h−ớng về Quảng Đông và Hải Nam, cũng có luồng chảy về Bắc Kinh và Thiên Tân và một luồng h−ớng về Th−ợng Hải- Giang Tô. Hiện nay, chế độ hộ khẩu ch−a thay đổi, các xí nghiệp ở thành phố muốn thuê nhân công từ nguồn di c− từ nông thôn vì giá nhân công thấp và lại không phải lo đến việc giải quyết nhà và chi phí dịch vụ cho họ. Trên thực tế, những ng−ời di c− từ nông thôn ra đang đ−ợc thành phố đối xử nh− công dân loại 2! Ng−ời tìm việc làm đã vậy, ng−ời đang ch−a có việc làm sẽ ra sao? Không giải quyết tốt vấn đề này thì hàng chục triệu những ng−ời lao động từ nông thôn nghèo khó bỏ ra thành phố kiếm sống đang trôi nổi ở các vùng duyên hải và đô thị vì ch−a tìm đ−ợc việc làm sẽ là một nguy cơ tiềm ẩn cho mục tiêu phát triển của đất n−ớc có trên một tỷ dân này. ấn Độ, n−ớc có số dân đông thứ hai trên thế giới cũng đang đứng tr−ớc những thách thức của các dòng di dân từ nông thôn tràn vào thành phố. Kế hoạch dãn dân về nông thôn theo nhiều b−ớc với cố gằng tối đa của chính phủ trong việc tổ chức quá trình này đã tỏ ra hết sức kém hiệu quả. Những ch−ơng trình điều chỉnh sự phân bố dân số và định c− theo qui hoạch đã thất bại nhiều hơn là thành công mặc dầu chi phí cho công việc này hết sức tốn kém. Indonesia, đất n−ớc của vô vàn những đảo, có dân số đứng hàng thứ t− thế giới đã áp dụng một chính sách ôn hòa hơn dựa vào sự thuyết phục và vận động h−ớng vào điều chỉnh qui mô dân số tập trung quá dày đặc vào các đô thị lớn. Họ đã gặt hái đ−ợc một số kết quả trong chính sách di dân, phân bố dân c−, song, nếu so với những thành công trong việc giảm tổng tỷ suất sinh vốn đ−ợc xem là tấm g−ơng tốt cho ch−ơng trình kế hoạch hóa gia đình thì những kết quả đạt đ−ợc trên lĩnh vực này còn quá khiêm tốn. Điều này cũng giống nh− Thái Lan, tr−ớc sự quá tải của sự tập trung dân số tại thủ đô Bangkok, chính phủ đã áp dụng nhiều giải pháp để cố gắng giảm bớt tốc độ của luồng nhập c− này. Tuy nhiên những giải pháp đó không bao gồm việc ngăn cấm sự đi lại, làm ăn của dân chúng từ những vùng khác nhau hoặc từ nông thôn đến thủ đô. Một nỗ lực có cân nhắc của chính phủ nhằm tác động đến cả ba yếu tố: sinh, tử và di dân để cố gắng đạt tỷ lệ sinh ở mức thay thế vào năm 2000, trong đó, phần thành công đ−ợc nhìn nhận rõ trong việc giảm tổng tỷ suất sinh, vấn đề di dân vẫn đang còn là sức ép trĩu nặng trong sự phát triển của Thái Lan, đặc biệt là ở các đô thị lớn, mà gay gắt nhất là tại Bangkok. Thủ đô Manila của Philippin cũng đang chịu sức ép nặng nề của dòng nhập c− từ các vùng nông thôn. Việc chính phủ cố gắng xây dựng các trung tâm công nghiệp mới nằm ngoài thủ đô và phát triển các khu kinh tế ngoại vi nhằm thu hút bớt l−ợng lao động tràn vào thủ đô đã không ngăn cản nổi dòng di c− này. Thậm chí, ng−ời ta còn cho rằng , những cố gắng nói trên lại thúc đẩy thêm l−ợng ng−ời từ bỏ nông thôn đói kém tràn vào thành phố. Những ch−ơng trình tái định c− và di dân đến các vùng đất mới tuy phải chi phí lớn song vẫn không giảm đ−ợc bao nhiêu áp lực của dòng ng−ời từ nông thôn kéo vào đô thị tìm kiếm việc làm và thay đổi môi tr−ờng sống. Trong cố gắng loại này, d−ờng nh− Malaysia gặt hái đ−ợc những thành công hơn so với Philippin trong ch−ơng trình FELDA, phát triển nông thôn và định c− liên bang vào những năm 80. Tuy nhiên, những chi phí cho ch−ơng trình này là quá tốn kém khiến cho nhiều n−ớc trong khu vực không muốn áp dụng. Tóm lại, sự phát triển không đều giữa các vùng lãnh thổ khác nhau của một n−ớc trong quá trình công nghiệp hóa ở các n−ớc đang phát triển ở châu á là nguyên nhân cơ bản của các luồng di dân không gì ngăn cản đ−ợc. Hơn nữa, ngay trong bản thân sự phát triển đất n−ớc, sự hội nhập giữa các vùng khác nhau với những khu vực trọng điểm đ−ợc đầu t− lớn, những trục công nghiệp và đô thị lại là một đòi hỏi khách quan. Những vùng nông thôn nghèo thu nhập thấp, luôn luôn thiếu việc làm là lực đẩy ng−ời nông dân lao động phải ra thành phố kiếm sống. Hơn nữa, sự B?n quy?n thu?c Vi?n Xó h?i h?c. www.ios.org.vn Di dân ở Việt Nam trong quá khứ và hiện nay 10 gia tăng dân số khiến cho tỷ lệ đất-ng−ời ngày càng thấp khiến cho ng−ời nông dân không có con đ−ờng nào khác là phải rời bỏ nông thôn đi tìm việc làm. Ng−ời ta nói đến những ng−ời nghèo nông thôn trong những điều kiện vừa nói bị chi phối nặng bởi "lực đẩy" ra khỏi môi tr−ờng sống của họ, trong lúc đó thì sự tác động của "lực hút" lại h−ớng vào những ng−ời t−ơng đối khá giả và có trình độ chuyên môn học vấn. Điều này càng khiến cho hiện t−ợng di dân càng trở nên hết sức phức tạp. Qui luật của di dân, do vậy, luôn bao hàm trong nó những nghịch lý cần phải đ−ợc nhìn nhận rõ để việc hoạch định chính sách, hình thành giải pháp sát đúng, có cơ sở khoa học và đạt đ−ợc hiệu quả cao. Bài học kinh nghiệm của nhiều n−ớc châu á gần gũi với thực tế Việt Nam cần đ−ợc nghiêm túc xem xét để giải quyết vấn đề di dân vốn đang đặt ra hành ngày, hàng giờ trong từng b−ớc đi trên con đ−ờng công nghiệp hóa và hiện đại hóa của n−ớc ta hiện nay. 2. Di dân và sự phát triển kinh tế xã hội ở n−ớc ta hiện nay 2.1. Đôi nét về vấn đề di dân tr−ớc 1975 và vài năm sau đó Thời kỳ 1945-1975 của ba m−ơi năm đầy biến động trong lịch sử Việt Nam cũng là thời kỳ chứng kiến những cuộc chuyển c− lớn lao trong lòng xã hội Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến thần kỳ giành độc lập và thống nhất đất n−ớc. Những lực hút và lực đẩy tiềm tàng trong sự phát triển chênh lệch giữa các vùng nông thôn,đô thị, miền núi và miền xuôi, vùng phát triển với vùng sâu, vùng xa của thời kỳ này bị chi phối mạnh bởi chiến tranh. Hiện t−ợng di dân trong thời kỳ này không nằm trong qui luật bình th−ờng vốn có của nó, mà là bị qui định bởi qui luật chiến tranh. Hơn ở đâu hết, cái triết lý: "trên mặt đất vốn không có đ−ờng, ng−ời ta đi lâu sẽ trở thành đ−ờng thôi" lại đ−ợc hiển hiện ra rõ đến thế ở trên đất n−ớc ta. Trên "con đ−ờng cứu n−ớc", vào Nam hay ra Bắc, b−ớc chân đi của con ng−ời Việt Nam đã mở ra biết bao con đ−ờng trên mọi nẻo, mọi miền của đất n−ớc, con đ−ờng trên núi, con đ−ờng trên biển, con đ−ờng xuyên sâu từ vùng tự do, vùng du kinh, vùng tạm chiếm ở nông thônvà đô thị. Hình t−ợng "xẻ dọc Tr−ờng Sơn đi cứu n−ớc" đã khái quát lên một cuộc đi quyết liệt của cả một dân tộc h−ớng về mục tiêu chính trị lớn lao. Rõ ràng là, dù không tách khỏi những yếu tố kinh tế và xã hội, song mục tiêu quân sự và chính trị đã chi phối chủ yếu cho những dòng di dân từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc, từ miền núi xuống đồng bằng và ng−ợc lại. Từ đô thị chuyển về nông thôn trong những cuộc tản c− để rồi nông thôn-thành thị trong những cuộc hồi c−, không thể không nói đến tính chất m−u sinh của những dòng ng−ời di chuyển, song động lực chủ yếu của những dòng di dân này vẫn là chiến tranh. Nếu ở miền Bắc của thời kỳ đất n−ớc bị chia cắt và cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, dòng ng−ời sơ tán xuất phát từ thành phố h−ớng về nông thôn, thì ở miền Nam thời kỳ này, cuộc đô thị hóa c−ỡng bức lại h−ớng những dòng ng−ời từ nông thôn đổ dồn vào đô thị, đặc biệt là Sài Gòn. Chiến tranh kết thúc, hai miền Nam và Bắc lại diễn ra những cuộc chuyển c− ng−ợc nhau. Nếu ở miền Bắc là cuộc trở về thành thị từ nông thôn sơ tán thì ở miền Nam lại là cuộc giải tỏa bớt c− dân đô thị của thời kỳ đô thị hóa c−ỡng bức về lại quê h−ơng, bản quán ở nông thôn hoặc đi các vùng kinh tế mới. Cuộc giải tỏa này không phải là không để lại những dấu ấn nặng nề. Cũng không thể không nói đến luồng di dân ra n−ớc ngoài của những "thuyền nhân" mà mục đích chính trị đã trùm lên những mục tieu kinh tế. Những cuộc "ra đi" này vẫn còn hằn sâu trong nỗi đau dân tộc, kể cả của ng−ời ra đi và ng−ời ở lại mà lịch sử không thể bỏ qua của những năm tr−ớc và sau 1975. B?n quy?n thu?c Vi?n Xó h?i h?c. www.ios.org.vn T−ơng Lai 11 Có hiểu đ−ợc những cuộc đi này mới hiểu đ−ợc cái giá phải trả cho sự nghiệp chiến đấu vì độc lập và thống nhất đất n−ớc. Nếu rồi đây, ng−ời ta viết ra một cuốn sử biên niên về những cuộc di dân ở Việt Nam, những dòng ng−ời đi trải dài dọc ngang trên mọi nẻo đ−ờng đất n−ớc, trên những cảng và bến cảng của "những con tàu không số", thậm chí cả những con thuyền phiêu bạt của những "thuyền nhân", v.v... cần đ−ợc ghi đậm trong một ch−ơng đặc biệt vừa chói lọi chữ vàng, vừa thẫm đẫm máu và n−ớc mắt. 2.2. Di dân trong bối cảnh của đất n−ớc thống nhất, phát triển kinh tế xã hội. Giai đoạn m−ời năm tr−ớc sự nghiệp Đổi Mới, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp và 10 năm tiếp theo của cơ chế thị tr−ờng với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, những luồng di dân lại diễn ra với qui luật bình th−ờng vốn có của một đất n−ớc có sự phát triển không đều giữa các vùng lãnh thổ. Nét xuyên suốt của quá trình di dân sau 1975 là chịu sự điều tiết và quản lý của nhà n−ớc thông qua những chính sách kinh tế và xã hội. Sự can thiệp của nhà n−ớc vào quá trình diễn biễn của những luồng di dân thành công đ−ợc đến đâu là tùy thuộc vào sự nhận thức của ng−ời hoạch định chính sách về qui luật khách quan của quá trình di dân: di dân nông thôn-đô thị, di dân đi các vùng kinh tế mới do nhà n−ớc tổ chức hoặc do dân tự tổ chức các cuộc đi, di dân giữa các vùng lãnh thổ khác nhau d−ới sự tác động của lực đẩy từ nơi đi và lực hút từ nơi đến. Có thể nói, ý thức đ−ơc sức ép của vấn đề dân số và sự phân bố không đều của dân c− trên các vùng lãnh thổ khác nhau, ch−ơng trình điều động lao động và dân c− đã đ−ợc hoạch định ngay trong buổi đầu của công cuộc xây dựng lại đất n−ớc sau chiến tranh. Ch−ơng trình đó h−ớng vào 3 mục tiêu rõ rệt: - Giải tỏa bớt áp lực dân số vốn th−ờng xuyên căng thẳng ở đồng bằng sông Hồng, nơi có mật độ dân số quá cao và dải đồng bằng duyên hải miền Trung. - Kiềm chế mức tăng dân số ở các vùng đô thị, đặc biệt ở hai thành phố lón : Hà Nội và Hồ Chí Minh. - Điều chỉnh lại sự phân bố dân số trong nội bộ từng tỉnh và giữa các vùng, gắn liền việc điều động lao động phát triển sản xuất với việc hình thành địa bàn dân c− phục vụ sự nghiệp an ninh, quốc phòng. Các mục tiêu đó thực hiện đ−ợc đến đâu còn cần phải có sự đánh giá của cấp có thẩm quyền, ở đây chúng tôi chỉ muốn nêu lên một nhận định: sự phát triển không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ đang có chiều h−ớng gia tăng, và đó là nguyên nhân đẩy tới các h−ớng di dân sẽ còn diễn ra mạnh mẽ hơn và phức tạp hơn. Khi nói đến các luồng di dân sẽ còn diễn ra mạnh mẽ hơn và phức tạp hơn, chúng tôi muốn nhấn mạnh một vấn đề mà theo chúng tôi hiện nay vẫn đang còn có những nhận định không thống nhất. Trong các nhận định ấy, th−ờng nhấn mạnh về những tác động tiêu cực của hiện t−ợng di dân: làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở đô thị, làm trầm trọng thêm hiện t−ợng quá tải các cơ sở hạ tầng và dịch vụ vốn đã đè nặng lên c− dân đô thị, tàn phá môi tr−ờng ở những nơi di chuyển đến (đốt n−ơng, phá rừng...). Nhấn mạnh đến tác động tiêu cực của hiện t−ợng di dân tất yếu phải đ−a đến những giải pháp ngăn chặn, cấm đoán và dùng mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào quá trình di dân. Đ−ơng nhiên là những ảnh h−ởng tiêu cực nói trên là một thực tế. Đồng thời, cũng có một thực tế phũ phàng khác nữa là, những mệnh lệnh hành chính ngăn chặn và cấm đoán đã tỏ ra B?n quy?n thu?c Vi?n Xó h?i h?c. www.ios.org.vn Di dân ở Việt Nam trong quá khứ và hiện nay 12 không có hiệu quả, và trong những chừng mực nào đó lại làm phức tạp thêm, trầm trọng thêm những hệ quả về kinh tế, xã hội, chính trị của vấn đề di dân vốn đã quá phức tạp. Theo chúng tôi, bên cạnh những ảnh h−ởng tiêu cực đã nêu ở trên, cần thấy rằng, cái dòng chuyển c− dân trong các luồng di dân lại là hệ quả của những biến đổi kinh tế và xã hội đ−ợc tạo ra từ công cuộc Đổi Mới. Ngay từ những năm đầu của sự nghiệp Đổi Mới, nếu nhân tố chủ đạo quyết định quá trình phân bố lại dân c− là các chính sách của nhà n−ớc nhằm điều động lao động và dân c− đến các vùng kinh tế mới, (ở đây là sự di chuyển dân số đ−ợc tổ chức và quản lý chặt chẽ), thì nguyên nhân sâu xa của sự di dân ấy và cũng là sự tác động khiến cho những giải pháp tổ chức nói trên thành công hay thất bại lại chính là sự chênh lệch về mức sống giữa nơi đi và nơi đến, sự mất cân đối trong sự phát triển giữa các vùng lãnh thổ (chẳng hạn: giữa vùng Đông Nam Bộ với vùng Bắc Trung Bộ, vùng núi phía Bắc). Mà có sự chênh lệch, sự mất cân đối vì, trong lúc những vùng chậm phát triển ch−a có điều kiện chuyển đổi v−ơn lên tạo ra sức đẩy buộc c− dân phải ra đi kiếm sống thì ở những vùng khác lại đã bứt lên tạo nên những lực hút mạnh mẽ. Nói nh− vậy cũng có nghĩa là, các nhân tố phát triển không chỉ quyết định h−ớng di dân mà còn tạo ra động lực của các luồng di dân. Những nghiên cứu b−ớc đầu của chúng tôi trong thời gian qua cho thấy tỷ trọng công nghiệp và đô thị hóa, những chỉ báo của sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỷ lệ hoạt động phi nông nghiệp, hiện đang là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hiện t−ợng di dân, tạo ra sức hút mạnh mẽ các luồng nhập c−. ở đây cần phải nói thêm rằng, mật độ dân số không chỉ là chỉ báo của sức ép dân số mà ở khiá cạnh nào đó còn là chỉ báo về cơ hội có công ăn việc làm. Cho nên, d−ờng nh− là hết sức phổ biến, các luồng di dân đổ về các tỉnh thành có mật độ dân số cao thay vì đến những nơi có mật độ dân số thấp, đất rộng ng−ời th−a! Thoạt nhìn, ngỡ nh− là nghịch lý, nh−ng nghiên cứu kỹ, càng thấy một chiều h−ớng rất rõ của xu h−ớng di dân nhằm về các tỉnh thành có tiềm lực công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh và đ−ơng nhiên, các dòng xuất c− đều khởi phát từ khu vực kinh tế kém phát triển, thừa lao động, thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống quá khó khăn. Nói nh− thế cũng không có nghĩa là phủ nhận hiện t−ọng di dân h−ớng vào những vùng đất đang có điều kiện canh tác, phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề. Những cuộc di dân tự phát của các c− dân một số tỉnh miền núi phía Bắc đến vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung đến một số vùng nông thôn các tỉnh miền Đông Nam Bộ đang chịu sự chi phối của lực đẩy từ vùng đất chật ng−ời đông, thừa lao động, thiếu việc làm đến các vùng đang có điều kiện mở rộng sản xuất. Cùng với các dòng di dân tự phát này, chính sách điều động lao động và dân c− của nhà n−ớc đã phát huy đ−ợc tác dụng thúc đẩy di c−. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng tác dụng này đang còn hết sức khiêm tốn. Lý do thì có nhiều, ở đây có thể nêu lên: khoảng cách di c− có ảnh h−ởng lớn đến kết quả của cuộc vận động chuyển dân đi các vùng kinh tế mới. Cái giá phải trả cho cuộc di chuyển dân đi các vùng kinh tế mới là quá cao. Thêm vào đó, khoảng cách di c− không đơn thuần là khoảng cách địa lý mà còn là khoảng cách tâm lý xã hội, phong tục tập quán. Sự hội nhập giữa các cộng đồng c− dân tại chỗ và ng−ời mới đến không diễn ra một cách suôn sẻ, đấy là ch−a nói đến những đụng độ không sao tránh khỏi khi có sự va chạm về lợi ích giữa dân nhập c− và c− dân bản địa. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế và giáo dục cũng có tác động rất lớn đến kết quả của chính sách điều động dân c− và lao động của nhà n−ớc, ấy thế mà tất cả những nơi lao động và c− dân đ−ợc đ−a đến đều hầu nh− không có gì! Sự hỗ trợ, chỉ đạo và quản lý nhà n−ớc đối với diện c− dân di c− tự phát đến các vùng kinh tế B?n quy?n thu?c Vi?n Xó h?i h?c. www.ios.org.vn T−ơng Lai 13 mới hiện nay đang hết sức hạn chế cũng làm giảm hiệu quả của sự phát triển ở những vùng đang cần thêm lao động mở rộng sản xuất. Vấn đề cuối cùng chúng tôi muốn nói rõ thêm là dòng di dân nông thôn-đô thị, chủ l−u của các luồng di dân ở n−ớc ta hiện nay. Hãy bắt đầu bằng vài con số: ở Hà Nội trong những năm gần đây, mỗi năm có trên 3 vạn ng−ời lao động từ nông thôn ngoại tỉnh đổ vào, còn ở thành phố Hồ Chí Minh, con số đó gấp đôi: 6 vạn ng−ời. Nói đó là gánh nặng cho quản lý đô thị cũng đúng, song không thể không nói rằng lực l−ợng này là một bộ phận lao động đang gánh vác nhiều loại hình lao động, dịch vụ của hai thành phố lớn nhất n−ớc này, góp phần vào sự phát triển của thủ đô cũng nh− thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, chính những ng−ời di c− vào thành phố đã góp phần cải thiện cuộc sống của gia đình họ ở nông thôn, giảm bớt sức ép việc làm ở nông thôn hiện nay đang d− thừa đến 40% lao động, và trong chừng mực nào đó, đang góp phần vào sự chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề ở nông thôn, nơi họ ra đi. Dù là ra đi theo mùa vụ - một mô hình di dân nông thôn-đô thị rất phổ biến hiện nay - hoặc là di dân lâu dài nhằm định c− để làm ăn kiếm sống tại thành phố, thì họ cũng là một bộ phận hữu cơ của cộng đồng c− dân đô thị trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của thành phố nói riêng và đất n−ớc nói chung. Trong những khảo sát vừa qua, chúng tôi ghi nhận đ−ợc những số liệu của ng−ời nhập c− vào Hà Nội từ các tỉnh lân cận nh− Hà Nam, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và cả nhiều ng−ời ở Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, v.v... ở thành phố Hồ Chí Minh, những ng−ời đổ về từ các tỉnh Bến Tre, Bình D−ơng, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, ... ngày càng đông. Họ là một lực l−ợng lao động sẵn sàng đảm nhận những công việc mà đôi khi, ng−ời định c− lâu năm của thành phố không muốn làm, hơn nữa, họ chấp nhận một giá nhân công thấp hơn là c− dân định c− lâu đời ở thành phố. Song, không phải tất cả những ng−ời nhập c− (theo mùa vụ hoặc lâu dài) đều là ng−ời có học vấn thấp, không có nghề nghiệp gì. Những khảo sát của chúng tôi cho thấy rằng, di c− nông thôn- đô thị là một quá trình chọn lọc. Theo Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh "mỗi ng−ời dân di c− đã có trung bình 8,3 năm ở giáo dục phổ thông tr−ớc khi di chuyển đến thành phố, cao hơn so với con số trung bình của ng−ời dân nông thôn cũng nh− cả n−ớc. Điều này chứng minh rằng những ng−ời di chuyển là những ng−ời thuộc nhóm có trình độ học vấn cao nhất ở cả nông thôn và thành thị"9 Đại đa số dân nhập c− này thuộc nhóm tuổi d−ới 40, một số lớn ch−a xây dựng gia đình, đang ở tuổi lao động sung sức nhất, họ vốn là những ng−ời năng động, dám từ bỏ nếp sống quen thuộc ở làng quê để thử sức ở những nơi có cơ hội thăng tiến xã hội. Cùng vì vậy, nam giới chiếm số đông trong số ng−ời di dân vào thành phố. Phần lớn nữ giới nhập c− thuộc diện di chuyển theo chồng, di chuyển thông qua hôn nhân hoặc đoàn tụ gia đình. Cũng theo Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh "sự cải thiện thu nhập d−ờng nh− có sự khác biệt nhiều hơn giữa ng−ời di chuyển (đặc biệt cho năm 1994) so với ng−ời không di chuyển, số tiền tiết kiệm hàng năm trung bình của những ng−ời di chuyển khoảng 925.396 đồng Việt Nam. Sổ tiết kiệm hàng năm của những ng−ời di chuyển trung bình cao hơn gần ba lần so với ng−ời không di chuyển. Tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập hàng năm khoảng 11%" 10. Nếu nh− vậy, thì rõ ràng là, di c− nông thôn-đô thị là một nhân tố tích cực trong chiến l−ợc phát triển nông thôn: nó là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ sự 9 Di dân, nguồn nhân lực, việc làm và đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội-1996. Tr. 52. 10 Sđd. Tr. 86,87,88. B?n quy?n thu?c Vi?n Xó h?i h?c. www.ios.org.vn Di dân ở Việt Nam trong quá khứ và hiện nay 14 bế tắc của thực trạng nông thôn đất chật ng−ời đông, d− thừa lao động đang rất khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động, đa dạng hóa ngành nghề để chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trên một ý nghĩa thiết thực, di c− nông thôn-đô thị đang là một bộ phận của chiến l−ợc tồn tại và phát triển của hộ kinh tế gia đình nông thôn: cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống, tạo vốn cho việc thay đổi ngành nghề, phát triển sản xuất cuả hộ gia đình đang sống ở nông thôn. Cần nhớ rằng, số tiền ng−ời di c− gửi về cho gia đình trong t−ơng quan với giá nông sản và ngày công lao động ở nông thôn lại là rất đáng kể đối với ng−ời nông dân. Nh−ng vấn đề đặt ra không phải chỉ là số tiền đ−ợc dành dụm gửi về mà còn là sự chuyển tải những tri thức và nếp sống gắn liền với lối sống đô thị. Hãy chỉ đ−a ra một dẫn chứng: nhận thức và hành động về kế hoạch hóa gia đình của ng−ời di c− vào thành phố, góp phần hạ tỷ lệ mức sinh. Theo nguồn tài liệu đã dẫn: "những phụ nữ di chuyển còn trẻ có xu h−ớng sinh con muộn hơn những phụ nữ không di chuyển cùng thế hệ" do vậy "phụ nữ nhập c− có nhiều khả năng sẽ có ít con hơn là phụ nữ không di chuyển", "điều đó chứng tỏ phụ nữ di chuyển là những ng−ời mang tính chọn lọc về nhiều mặt so với phụ nữ nơi họ xuất c−, trong đó có mức sinh"11. Đ−ơng nhiên, không thể không nhìn nhận những ảnh h−ởng tiêu cực từ sự tiếp nhận và chuyển tải những cặn bã của lối sống đô thị làm ô nhiễm đời sống văn hóa của cộng đồng nông thôn. Thậm chí, dù không là sự chuyển tải những sản phẩm độc hại thì cững vẫn có thể gây nên những đụng độ giữa mô hình văn hóa cổ truyền ở nông thôn và mô hình văn hóa, lối sống đô thị. Vấn đề đặt ra là mức độ ảnh h−ởng và tác động. Sự phân tích một cách thấu đáo những ảnh h−ởng tiêu cực trong tỷ lệ những ảnh h−ởng tích cực đ−ởng chuyển tải từ ng−ời di c− ra thành phố về nơi xuất c− là cần thiết. Từ sự phân tích đó, có thể khẳng định đ−ợc chiến l−ợc hỗ trợ cho ng−ời di c− nông thôn-đô thị để phát huy tối đa ảnh h−ởng tích cực và hạn chế những ảnh h−ởng tiêu cực của hiện t−ợng di dân nông thôn-đô thị. Trong cuộc khảo sát về "Di dân tự do đến Đồng Nai và Vũng Tàu" của dự án VIE/93/PO2 đã cho biết: 9 trong số 10 ng−ời di dân tuổi 15 trở lên có tìm việc làm ở nơi đến, khỏang một nửa số di dân đến Vũng Tàu tìm đ−ợc việc làm trong vòng ch−a đầy 1 tháng, hơn 90% tìm đ−ợc việc trong khoảng ít hơn 3 tháng cho dù là nam hay nữ. Trong số di dân đến Đồng Nai, họ có việc làm khi có đất để sản xuất, 78% đã tìm đ−ợc việc làm trong tháng đầu tiên và 96% tìm đ−ợc việc làm trong vòng ít hơn 3 tháng12. Cũng tài liệu trên cho biết về sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của ng−ời di dân: có sự giảm khá lớn tỷ lệ ng−ời làm nghề nông (từ 25,8% xuống 6%, tức là giảm tới 19,8%) và sự gia tăng nhanh chóng những ng−ời làm dịch vụ và kinh doanh buôn bán (từ 24,5% lên 47,2%, tức là tăng 23%)13. Khái niệm di dân tự do cần đ−ợc hiểu đúng hơn vì xét đến cùng thì không thể có sự c−ỡng bức trong di dân, mà nếu có thì hậu quả của nó sẽ rất nặng nề: ví dụ về 70% những hộ đ−ợc đ−a vùng kinh tế mới từ thành phố Hồ Chí Minh năm 1975 đã quay trở về thành phố đã không đ−ợc nhập hô khẩu trở lại là một bài học khá tiêu biểu. Tuy vậy, ở khái niệm này cũng tìm thấy một ý nghĩa: dân tự lo khi họ có nhu cầu và nhà n−ớc đã không phải chi phí cho cuộc chuyển c−, tạo việc làm, v.v... 11 Sđd. Tr. 98,99. 12 Di dân tự do đến Đồng Nai và Vũng Tàu. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội-1996. Tr. 85,87. 13 Sđd. Tr. 88. B?n quy?n thu?c Vi?n Xó h?i h?c. www.ios.org.vn T−ơng Lai 15 ở đây, sẽ cũng có một vấn đề đặt ra: thành phố, nơi dòng di dân nông thôn chuyển đến nhận đ−ợc gì từ họ? Phải chăng chỉ là gánh nặng của quản lý đô thị, thậm chí là ảnh h−ởng ng−ợc của cái gọi là "nông thôn hóa đô thị"? Mặc dù lao động nhập c− có mức sống thấp hơn so với c− dân đô thi, nh−ng không phải do vậy mà có ảnh h−ởng xấu đến cuộc sống đô thị, làm tăng thêm tình trạng thất nghiệp ở khu vực đô thị. Cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy, lao động nhập c− hầu hết làm việc trong khu vực phi chính thức của nền kinh tế, phần lớn những loại hình công việc này vận hành bằng sự tự quản thông qua thỏa thuận giữa các bên thuê m−ớn lao động và dịch vụ và trên thực tế thì đô thị đang có nhu cầu thuê m−ớn này. Vậy thì, trong khi nhà n−ớc ch−a có đủ điều kiện để tạo việc làm cho ng−ời lao động (cả ở nông thôn và thành thị), những hợp đồng thuê m−ớn nhân công đ−ợc thỏa thuận giữa ng−ời có nhu cầu và ng−ời đáp ứng nhu cầu đó phải chăng là những biểu hiện tiêu cực? Nếu lý giải rạch ròi điều này, chúng ta sẽ có những định h−ớng đúng đắn về chính sách và giải pháp. Từ những dữ kiện và lập luận đã đ−ợc trình bày, phải chăng cần phải nhìn nhận lại những giải pháp chính sách nhấn mạnh vào việc kiểm soát và hạn chế di dân tự do, ngăn chặn và quản lý chặt chẽ các dòng di chuyển dân c− nông thôn - đô thị theo h−ớng mệnh lệnh hành chính. Dù muốn hay không cũng cần thấy rằng, di c−, trên thực tế, đã thúc đẩy quá trình hội nhập nông thôn đô thị, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông thôn và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng và văn minh đang đòi hỏi có sự lý giải thỏa đáng và có cơ sở khoa học của vấn đề di dân để do vậy, mà có chiến l−ợc đúng. Nói đến cơ sở khoa học tức là nói đến nhận thức qui luật, nói đến hành động phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển. Tài liệu tham khảo: • Đại Việt Sử ký toàn th−. Tập 1. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội-1983. • Việt sử thông giám c−ơng mục. Tập XVIII. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. • Đại Nam thực lục chính biên. Tập 28. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội-1973. • Lê Quí Đôn toàn tập. Tập 1. Phủ biên tạp lục. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội-1987. • Nguyễn Trãi toàn tập. D− địa chí. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội-1969. • Di dân của ng−ời Việt từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. Phụ san Nghiên cứu Lịch sử do Đặng Thu chủ biên-1994. • Phạm Văn Đồng: "Văn hóa và Đổi mới". Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội-1994. • Di dân, nguồn nhân lực, việc làm và đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội-1996. • Di dân tự do đến Đồng Nai và Vũng Tàu. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội-1996 • Biến động dân số trong quá trình phát triển nông thôn châu thổ sông Hồng từ năm 1976 đến nay. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. • Đào Thế Tuấn: Tạp chí Xã hội học số 4/1997. • Đặng Nguyên Anh: Tạp chí Xã hội học số 4/1997. • T−ơng Lai: Những nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội và chính sách xã hội. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội-1994. B?n quy?n thu?c Vi?n Xó h?i h?c. www.ios.org.vn Di dân ở Việt Nam trong quá khứ và hiện nay 16 • T−ơng Lai: Xã hội học và những vấn đề của sự biến đổi xã hội. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội-1997. B?n quy?n thu?c Vi?n Xó h?i h?c. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfve_di_dan_o_viet_nam_trong_qua_khu_va_hien_nay.pdf
Tài liệu liên quan