Tài liệu tham khảo Hướng dẫn lồng ghép giới

Hãy rà soát lại câu trả lời của từng bước lồng ghép giới trong trong tổ chức, thực hiện nghiên cứu để phân tích kết quả:  Nếu tất cả câu trả lời trong một bước (hoặc trong tất cả các bước) là “có” - với dẫn chứng được cả nhóm thống nhất - chứng tỏ hoạt động nghiên cứu đã được lồng ghép giới hiệu quả;  Nếu vẫn có câu trả lời “không”, hoặc nhiều câu trả lời “không” trong mỗi bước - với dẫn chứng được cả nhóm thống nhất - hãy: (i) Phân tích nguyên nhân, tại sao chưa thực hiện được việc đó? (ii) Bàn bạc để đề ra cách thức thực hiện và lập kế hoạch để thực hiện được điều đang thiếu hụt.  Nếu đa phần câu trả lời là “không chắc chắn”, cần xem lại câu trả lời như vậy? so sánh đối chiếu các dẫn chứng của từng câu trả lời.

pdf26 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tham khảo Hướng dẫn lồng ghép giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ tài liệu Hướng dẫn Lồng ghép giới Dành cho các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực luật & tư pháp tại Việt Nam Tháng 05/2014 TÀI LIỆU THAM KHẢO HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP GIỚI Biên soạn bởi: Nguyễn Kim Lan, Tư vấn Độc lập về Bình đẳng giới Dựa theo tài liệu tập huấn được sử dụng trong Hội thảo tập huấn về Lồng ghép giới cho các dự án JPP-JIFF tại Hà Nội, tháng 05/2014 Tài liệu được biên soạn và hiệu chỉnh dựa trên cuốn “Chiến lược lồng ghép giới trong thúc đẩy việc làm bền vững: Các công cụ hướng dẫn” của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và “Hướng dẫn lồng ghép giới trong lĩnh vực lao động” của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và ILO NỘI DUNG I. PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CHỦ CHỐT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI ...................... 1 II. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI ......................................................... 1 III. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LỒNG GHÉP GIỚI ........................................................ 2 IV. TIẾN TRÌNH LỒNG GHÉP GIỚI ........................................................................... 3 V. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN .......................... 4 VI. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG TỔ CHỨC TẬP HUẤN, HỘI THẢO ........................... 9 VII. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG TRUYỀN THÔNG ..................................................... 13 VIII. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ ............................. 17 IX. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG TỔ CHỨC, THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU .................... 20 1 I. PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CHỦ CHỐT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1. Công ước của Liên hợp quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) (Việt Nam đã gia nhập công ước này năm 1981) 2. Công ước số 100 của ILO về Trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ, năm 1951 (Việt Nam đã gia nhập công ước này năm 1997) 3. Công ước số 111 của ILO về Không phân biệt đối xử (trong việc làm và nghề nghiệp), năm 1958 (Việt Nam đã gia nhập công ước này năm 1997 4. Luật bình đẳng giới và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật 5. Luật phòng chống bạo lực gia đình và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật 6. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 7. Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 8. Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 II. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ1. 2. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội2. 3. Vai trò giới chỉ những hoạt động mà nam và nữ giới thường hay làm trong gia đình và xã hội; vai trò giới thay đổi theo thời gian, điều kiện và hoàn cảnh. 4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ3. 1 Khoản 2 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2 Khoản 1 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 3 Khoản 4 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2 5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình4. 6. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó5. III. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LỒNG GHÉP GIỚI 1. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (Lồng ghép giới) là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Đó là việc tính đến nhu cầu và mối quan tâm của nữ giới và nam giới trong quá trình xây dựng, thực hiện và kiểm tra, giám sát từng chính sách, chương trình, dự án, hoạt động nhằm xóa bỏ bất bình đẳng giới. 2. Các chiến lược lồng ghép giới  Lồng ghép bình đẳng giới xuyên suốt: là đưa những ưu tiên, nhu cầu của nam giới và nữ giới một cách hệ thống và rõ ràng vào tất cả cách chính sách, dự án, cơ chế và ngân sách.  Xây dựng và thực hiện hành động chuyên biệt về giới nhằm bảo vệ sức khoẻ sinh sản của nam giới và phụ nữ; và giải quyết những hậu quả của sự phân biệt đối xử giới trong quá khứ hoặc hiện tại bằng cách tăng cường vị thế cho nam giới hoặc nữ giới – thường hay dành cho phụ nữ - đối tượng thường gặp nhiều khó khăn hơn về kinh tế, chính trị và xã hội. 3. Phân tích giới là nghiên cứu những khác biệt về kinh tế, xã hội giữa nam giới và nữ giới, cụ thể là nghiên cứu những điều kiện, nhu cầu, tiếp cận hoặc kiểm soát các nguồn lực, mức độ hưởng lợi từ sự phát triển của xã hội và quá trình ra quyết định của nam giới và phụ nữ6. 4 Khoản 5 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 5 Khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 6 Cẩm nang Kiểm định Giới – ILO . 3 IV. TIẾN TRÌNH LỒNG GHÉP GIỚI Để lồng ghép giới vào chính sách, chương trình, hoạt động cần thực hiện các bước Phân tích giới, Lập kế hoạch giới và Thực hiện, giám sát và đánh giá lồng ghép giới. 1. Phân tích giới a) Thu thập số liệu về nhóm đối tượng tách biệt theo giới tính, khi phân tích vấn đề, phân tích tình hình; b) Phân tích số liệu thu thập được để xác định các xu hướng bất bình đẳng; c) Xác định sự phân chia lao động và khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và lợi ích; d) Hiểu được nhu cầu, khó khăn và cơ hội của nam giới và phụ nữ; e) Rà soát năng lực của các tổ chức liên quan trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. 2. Lập kế hoạch giới Khi phân tích giới cho thấy vị thế và tình trạng của nam giới và phụ nữ tương đối bình đẳng, cần duy trì. Nhưng khi thấy nguy cơ bất bình đẳng giới, cần lập kế hoạch giới để xoá bỏ bất bình đẳng. Lập kế hoạch giới gồm: a) Xác định mục tiêu của lồng ghép giới b) Xác định các biện pháp để ngăn ngừa hoặc giải quyết vấn đề bất bình đẳng, dựa theo các chiến lược lồng ghép giới c) Thay đổi tổ chức: là hoạt động tác động tới cơ quan thực hiện nhằm nâng cao năng lực thực hiện kế hoạch lồng ghép giới và thúc đẩy bình đẳng giới cho họ. 3. Thực hiện, giám sát và đánh giá lồng ghép giới Bước này nhằm triển khai kế hoạch giới đã được xây dựng và giám sát - đánh giá việc thực hiện lồng ghép giới, bao gồm các hoạt động như: a) Thực hiện kế hoạch lồng ghép giới; b) Giám sát và đánh giá quá trình và kết quả thực hiện lồng ghép giới; 4 V. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN Trong thực tế, phụ nữ và nam giới có những nhu cầu và ưu tiên khác nhau. Do vậy, các dự án cần lồng ghép giới ngay từ khi bắt đầu thiết kế cũng như trong suốt quá trình thực hiện. Các dự án không lồng ghép giới thường dẫn tới việc thực hiện không hiệu quả, làm giảm tác động, thậm chí còn nới rộng khoảng cách bất bình đẳng giữa hai giới. 1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 1.1 Phân tích giới Bước 1: Phân tích nhu cầu, vấn đề:  Thu thập các thông tin, số liệu (từ cả hai giới) về: o Thực trạng của vấn đề; o Bối cảnh (kinh tế, văn hóa, phong tục); o Tình hình của đối tượng: giới tính, độ tuổi, dân tộc, năng lực, nhận thức; o Tình hình hiện tại về phân công lao động và khả năng kiểm soát nguồn lực, hưởng lợi và ra quyết định của cả hai giới;  Xác định nhu cầu và lợi ích của hai giới đối với vấn đề đang phân tích.  Xác định xu hướng bất bình đẳng nếu có và nguyên nhân của xu hướng đó.  Lựa chọn các vấn đề mà dự án sẽ ưu tiên can thiệp hoặc giải quyết, đáp ứng nhu cầu của cả nam giới và phụ nữ; Bước 2: Phân tích và lựa chọn nhóm đối tượng  Lựa chọn đối tượng hưởng lợi của dự án gồm cả nam và nữ; o Lựa chọn cách thực hiện dự án cho phù hợp với mỗi giới. o Bố trí sự tham gia của từng giới trong dự án phù hợp với đặc điểm và nhu cầu đã được xác định ở trên của họ; Bước 3: Phân tích năng lực của cơ quan thực hiện  Phân tích những điểm mạnh, kinh nghiệm của cơ quan thực hiện dự án;  Phân tích, đánh giá năng lực thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới của cơ quan gồm: o Tỷ lệ cân bằng giới tính trong cơ cấu nhân viên (tỷ lệ nam/nữ); 5 o Thái độ và năng lực của cán bộ quản lý và nhân viên đối với nhiệm vụ thúc đẩy bình đẳng giới;  Lựa chọn thành phần ban chỉ đạo, quản lý dự án gồm cả nam và nữ. 1.2 Lập Kế hoạch giới Bước 4: Xây dựng mục tiêu dự án  Mục tiêu dự án phải thể hiện được những mối quan tâm được ưu tiên, đáp ứng các nhu cầu thực tế và lợi ích chiến lược của những người hưởng lợi ở cả hai giới.  Nếu có sự bất bình đẳng giới nghiêm trọng cần được dự án giải quyết, thì phải xác định mục tiêu chuyên biệt giới nhằm đạt được bình đẳng giới.  Các mục tiêu dự án nên xác định rõ số lượng người hưởng lợi của mỗi giới. Bước 5: Xác định kết quả đầu ra của dự án  Xây dựng các kết quả đầu ra đảm bảo có sự tham gia của cả hai giới.  Xác định rõ số lượng hoặc tỷ lệ người hưởng lợi là nam giới và phụ nữ. Các kết quả đầu ra thể hiện những thay đổi tích cực của từng giới sau khi tham gia dự án; Bước 6: Xác định hoạt động và cách thức thực hiện  Xác định và lựa chọn cách thức thực hiện các hoạt động phù hợp để cả nam giới và phụ nữ đều có thể tham gia hiệu quả;  Đối với một số hoạt động, khi cần thảo luận hoặc lấy ý kiến riêng của phụ nữ và nam giới, cần tổ chức riêng cho từng giới và bố trí người điều hành là người cùng giới.  Tận dụng các cơ hội lồng ghép nâng cao nhận thức thúc đẩy bình đẳng giới trong các hoạt động chuyên đề của dự án. 1.3 Thực hiện, giám sát và đánh giá Bước 7: Xây dựng chỉ số Giám sát - Đánh giá dự án 6  Cần có bộ số liệu điều tra ban đầu được phân tách theo giới tính làm cơ sở để so sánh, đánh giá sau này;  Xây dựng bộ chỉ số GS - ĐG được phân tách theo giới tính để đánh giá tác động của dự án đối với từng giới;  Nếu phát hiện những khác biệt giữa hai giới (ví dụ về mức độ hưởng lợi), phân tích nguyên nhân và điều chỉnh cách thức thực hiện hoạt động hoặc điều chỉnh hoạt động. Bước 8: Xác định nguồn lực đầu vào của dự án  Xây dựng dự toán ngân sách của dự án bao gồm cả ngân sách cho các hoạt động lồng ghép giới;  Đánh giá năng lực chuyên môn, hiểu biết về giới của các cán bộ dự án để xác định nhu cầu nâng cao năng lực về nội dung này;  Phân công trách nhiệm và công việc một cách phù hợp giữa cán bộ nam và nữ. 2. BẢNG KIỂM Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây để đánh giá mức độ lồng ghép giới trong thiết kế và thực hiện  Thảo luận cùng với đồng nghiệp theo từng nhóm nhỏ (3 - 4 người) để trả lời các câu hỏi trong bảng kiểm này sẽ dễ và hiệu quả hơn;  Khi nêu câu trả lời là “có” hoặc “không” cần đưa ra các bằng chứng;  Nhớ đánh dấu (V) vào ô tương ứng với câu trả lời. Phân tích nhu cầu, vấn đề Có Không Không chắc chắn 1. Dự án có thông tin, số liệu được phân tách theo từng giới: - Thực trạng của vấn đề? - Giới tính, độ tuổi, dân tộc? - Năng lực và nhận thức? - Phân công lao động và ra quyết định? - Những phong tục, tập quán, văn hóa hay tín ngưỡng có ảnh hưởng tới vai trò của nam giới và phụ nữ 7 2. Có xác định được các nhu cầu và lợi ích của cả phụ nữ và nam giới đối với vấn đề cần giải quyết không? 3. Có xác định được các vấn đề có liên quan tới bất bình đẳng giới không? 4. Trong quá trình phân tích vấn đề có thu thập ý kiến, thông tin từ cả hai giới không? 5. Những vấn đề được lựa chọn để dự án giải quyết, có thể hiện được các quan điểm, ưu tiên và nhu cầu của cả nam giới và nữ giới không (hay chỉ của một giới)? Lựa chọn các nhóm đối tượng Có Không Không chắc chắn 6. Nhóm đối tượng hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp của dự án có bao gồm cả nam giới và phụ nữ không? 7. Cách tiếp cận và thực hiện của dự án có phù hợp với từng giới không? Xây dựng năng lực cơ quan thực hiện Có Không Không chắc chắn 8. Có phân tích những điểm mạnh, kinh nghiệm của cơ quan thực hiện dự án? 9. Có phân tích năng lực thực hiện và thúc đẩy bình đẳng giới của cơ quan, tổ chức thực hiện không? 10. Thành phần ban chỉ đạo và quản lý dự án có bao gồm cả nam giới và phụ nữ không? Các mục tiêu Có Không Không chắc chắn 11. Các mục tiêu có thể hiện được những mối quan tâm được ưu tiên và đáp ứng các nhu cầu thực tế và lợi ích chiến lược của cả hai giới không? 12. Nếu có bất bình đẳng giới nghiêm trọng, dự án có mục tiêu chuyên biệt về giới để giải quyết bất bình đẳng giới đó không? 13. Các mục tiêu có xác định rõ số lượng người hưởng lợi của mỗi giới không? Các kết quả đầu ra Có Không Không chắc chắn 14. Dự án có xem xét vai trò, nhu cầu, mức độ tham gia và cản trở đối với sự tham gia của cả hai giới và xây dựng các kết quả đầu ra cụ thể phù hợp với đặc điểm của họ không? 15. Dự án có xác định rõ số lượng hoặc tỷ lệ người hưởng lợi là nam giới và nữ giới không? Các hoạt động và cách thức thực hiện hoạt động Có Không Không chắc chắn 8 16. Dự án có đưa ra cách thức thực hiện hoạt động đảm bảo cả nam và nữ đều có thể tham gia không? 17. Dự án có các hoạt động riêng cho từng giới khi cần thiết không? 18.Dự án có tận dụng các cơ hội lồng ghép nâng cao nhận thức thúc đẩy bình đẳng giới trong các hoạt động chuyên đề của dự án. Các chỉ số, giám sát và đánh giá Có Không Không chắc chắn 19. Dự án có số liệu điều tra cơ bản ban đầu (được phân tách theo giới tính làm cơ sở để so sánh, đánh giá không? 20. Các chỉ số GS - ĐG có được phân chia theo giới tính để đánh giá tác động của dự án đối với nam giới và phụ nữ không? 21. Trong giám sát - đánh giá, nếu phát hiện những khác biệt giữa hai giới (ví dụ về mức độ hưởng lợi) dự án có phân tích nguyên nhân và điều chỉnh cách thức thực hiện hoạt động hoặc điều chỉnh hoạt động không? Nguồn lực đầu vào Có Không Không chắc chắn 22. Các hoạt động lồng ghép giới của dự án có được phân bổ đủ người và tài chính để thực hiện không? 23.Đánh giá năng lực chuyên môn, hiểu biết về giới của các cán bộ dự án để xác định nhu cầu nâng cao năng lực về nội dung này; 24. Trong thực hiện dự án, việc phân công trách nhiệm và công việc giữa phụ nữ và nam giới có phù hợp không? Hãy rà soát lại câu trả lời của từng bước lồng ghép giới trong thiết kế và thực hiện để phân tích kết quả:  Nếu tất cả câu trả lời trong một bước nào đó là “có” với dẫn chứng được cả nhóm thống nhất - chứng tỏ trong bước đó, dự án đã được lồng ghép giới hiệu quả.  Nếu vẫn có câu trả lời “không” với dẫn chứng được cả nhóm thống nhất, hãy cùng (i) phân tích nguyên nhân vì sao dự án chưa làm được điều đó; và (ii) bàn bạc để đề ra giải pháp và lập kế hoạch để thực hiện điều đang thiếu hụt đó;  Nếu đa phần câu trả lời là “không chắc chắn”, cần xem lại (i) hiểu biết và kinh nghiệm về thiết kế và thực hiện dự án; (ii) tài liệu và thông tin của dự án đó có đủ không? 9 VI. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG TỔ CHỨC TẬP HUẤN, HỘI THẢO Tập huấn, hội thảo là các hoạt động thường xuyên của dự án, hay gặp khó khăn trong việc đảm bảo bình đẳng giới. Những khó khăn thường gặp bao gồm: (i) Làm thế nào để đảm bảo quan điểm, mối quan tâm và nhu cầu của cả nam giới và phụ nữ đều được đề cập hoặc lồng ghép trong nội dung của tập huấn, hội thảo. (ii) Làm sao để có sự tham gia của cả nam giới và phụ nữ nhằm đảm bảo quyền được nâng cao năng lực cho cả hai giới. 1.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 1.1 Phân tích giới Bước 1: Phân tích đối tượng  Xác định nhóm đối tượng: tham dự viên tập huấn, hội thảo: o Là ai? Đa số là phụ nữ, nam giới hay cả hai giới? o Liệu cả hai giới có tham dự không? Tại sao?  Phân tích nhu cầu, kinh nghiệm và kiến thức của tham dự viên: o Có vấn đề bất bình đẳng giới nào liên quan đến chuyên đề của tập huấn, hội thảo không? o Họ đã biết gì về chuyên đề của tập huấn, hội thảo? Họ cần biết thêm gì? o Thái độ của họ đối với chuyên đề của tập huấn, hội thảo thế nào? 1.2 Lập kế hoạch giới Bước 2: Thiết kế và lập kế hoạch tập huấn, hội thảo  Các vấn đề giới có liên quan đến chuyên đề của tập huấn, hội thảo cần được thể hiện trong mục tiêu và nội dung của tập huấn, hội thảo;  Bố trí thời gian (phù hợp) cho phần nội dung về giới được lồng ghép vào tập huấn, hội thảo chuyên đề  Lựa chọn phương pháp điều hành phù hợp để phần thảo luận thu được kết quả tốt;  Tổ chức những cuộc họp và hội thảo riêng với từng giới về các vấn đề nhạy cảm liên quan đến từng giới (nếu cần thiết). 10 Bước 3: Chuẩn bị tập huấn, hội thảo  Lựa chọn giảng viên, người điều hành của tập huấn, hội thảo có kiến thức đầy đủ về về khía cạnh giới liên quan đến chuyên đề của tập huấn, hội thảo;  Trong các tập huấn, hội thảo có phần dành riêng cho vấn đề giới, cần lựa chọn người điều hành là chuyên gia giới;  Lưu ý khi mời tham dự viên tập huấn, hội thảo: o Nếu cần có sự tham gia của cả hai giới, cần ghi rõ yêu cầu trong giấy mời; o Đôi khi, cần mời đích danh người mà dự án muốn họ tham dự hoặc ghi rõ thành phần tham dự, người được mời là nam giới hay phụ nữ;  Đặt ra tỷ lệ nam-nữ tham gia tập huấn, hội thảo là khoảng 40-60 để đạt được tỷ lệ cân bằng trong sự đại diện quan điểm của cả hai giới. Nếu không đạt được tỷ lệ cân bằng thì cũng cần đảm bảo sự đại diện của mỗi giới ít nhất là 1/3;  Chuẩn bị các điều kiện vật chất hậu cần nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ và nam giới tham gia (thời gian và địa điểm thuận tiện, đi lại an toàn và có chỗ nghỉ). 1.3 Thực hiện, giám sát và đánh giá Bước 4: Thực hiện, giám sát và điều chỉnh  Tạo điều kiện để nam giới và phụ nữ cơ hội bình đẳng phát biểu và thảo luận;  Nếu quan sát thấy một trong hai giới tham gia ít hoặc kém hiệu quả hơn, cần điều chỉnh phương pháp thảo luận hoặc cách thức điều hành;  Dùng phương pháp điều hành khuyến khích tham gia của nam giới và phụ nữ;  Tách riêng nhóm nam và nhóm nữ, khi cần, để họ thảo luận được thoải mái, cởi mở, sau đó so sánh kết quả thảo luận của hai nhóm; Bước 5: Viết báo cáo và các hoạt động sau tập huấn, hội thảo  Báo cáo cần nêu và phân tích cả kết quả lồng ghép nội dung giới;  Đề ra những việc cần làm tiếp theo sau tập huấn, hội thảo gồm cả những hoạt động liên quan đến thúc đẩy bình đẳng giới; 11 2.BẢNG KIỂM Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây để đánh giá việc lồng ghép giới trong tổ chức, thực hiện tập huấn, hội nghị.  Thảo luận cùng với đồng nghiệp theo từng nhóm nhỏ (3 - 4 người) để trả lời các câu hỏi trong bảng kiểm này sẽ dễ và hiệu quả hơn;  Khi nêu câu trả lời là “có” hoặc “không” cần đưa ra các bằng chứng;  Nhớ đánh dấu (V) vào ô tương ứng với câu trả lời. Phân tích đối tượng Luôn luôn Thỉnh thoảng Không 1.Có xác định nhóm đối tượng:  Là ai? Đa số là phụ nữ, nam giới hay cả hai giới?  Liệu cả hai giới có tham dự không? 2. Có phân tích nhu cầu, kinh nghiệm và kiến thức của tham dự viên đối với chuyên đề của tập huấn, hội thảo:  Có vấn đề bất bình đẳng giới nào liên quan đến chuyên đề của tập huấn, hội thảo không?  Họ đã biết gì về nội dung chuyên đề của tập huấn, hội thảo? Họ cần biết thêm điều gì?  Thái độ của họ đối với chuyên đề của tập huấn, hội thảo thế nào? Thiết kế và lập kế hoạch Luôn luôn Thỉnh thoảng Không 3. Các vấn đề giới liên quan đến chuyên đề của tập huấn, hội thảo có được thể hiện trong mục tiêu và nội dung của tập huấn, hội thảo không? 4. Có bố trí thời gian (phù hợp) cho phần nội dung về giới được lồng ghép vào tập huấn, hội thảo chuyên đề không? 5. Phương pháp điều hành có phù hợp để phần thảo luận giới thu được kết quả tốt từ cả 2 giới không? 6. Nếu phát hiện thấy có sự bất bình đẳng giới, dự án có kế hoạch tổ chức tập huấn và hội thảo chuyên đề dành riêng cho vấn đề giới đó không? Chuẩn bị Luôn luôn Thỉnh thoảng Không 7. Giảng viên, người điều hành của tập huấn, hội thảo có kiến thức đầy đủ về bình đảng giới liên quan đến chuyên đề của tập huấn, hội thảo không? 8. Những lưu ý sau đây khi mời tham dự viên có được thực hiện không? - Nếu cần có sự tham gia của cả hai giới, cần ghi rõ trong giấy mời 12 thành phần của tham dự viên; - Đôi khi, cần mời đích danh người mà dự án muốn họ tham gia; hoặc ghi rõ thành phần tham dự: người được mời là nam giới hay phụ nữ; - Đặt ra tỷ lệ nam-nữ tham gia tập huấn, hội thảo là khoảng 40% - 60% để đạt được tỷ lệ cân bằng trong sự đại diện quan điểm của cả hai giới. Nếu không đạt được tỷ lệ cân bằng thì cũng cần đảm bảo sự đại diện của mỗi giới ít nhất là 1/3. 9. Công tác hậu cần có tạo điều kiện thuận lợi giúp cả hai giới tham gia không? Thực hiện và giám sát Luôn luôn Thỉnh thoảng Không 10. Nam giới và phụ nữ có được khuyến khích và tạo cơ hội bình đẳng trong việc phát biểu và đóng góp ý kiến trong các tập huấn, hội thảo không? 11. Khi quan sát thấy một trong hai giới tham gia ít hoặc kém hiệu quả hơn, người điều hành có điều chỉnh phương pháp thảo luận hoặc cách thức điều hành để tăng cường sự tham gia của giới kia không? 12. Có sử dụng phương pháp có sự tham gia để khuyến khích sự tham gia của cả nam giới và phụ nữ không? 13. Người điều hành có tách riêng nhóm tham dự viên nam và nhóm tham dự viên nữ, khi cần, để họ thảo luận được thoải mái, cởi mở, sau đó so sánh kết quả thảo luận của hai nhóm không? Báo cáo Luôn luôn Thỉnh thoảng Không 14. Báo cáo có nêu và phân tích cả kết quả lồng ghép nội dung giới không? 15. Báo cáo có đề ra những hoạt động cần làm tiếp theo liên quan đến thúc đẩy bình đẳng giới không? Hãy rà soát lại câu trả lời của từng bước trong lồng ghép giới trong tổ chức, thực hiện tập huấn, hội nghị để phân tích kết quả:  Nếu tất cả câu trả lời trong một bước (hoặc trong tất cả các bước) là “luôn luôn” - với dẫn chứng được cả nhóm thống nhất - chứng tỏ các hoạt động tập huấn, hội thảo đã được lồng ghép giới hiệu quả;  Nếu vẫn có câu trả lời “thỉnh thoảng”, hoặc nhiều câu trả lời “không” với dẫn chứng được cả nhóm thống nhất, hãy: (i) Phân tích nguyên nhân, tại sao dự án chưa thực hiện được việc đó?, (ii) Bàn bạc để đề ra cách thức thực hiện và lập kế hoạch để thực hiện được điều đang thiếu hụt.  Nếu đa phần câu trả lời là “không”, cần xem lại câu trả lời? so sánh đối chiếu các dẫn chứng của từng câu trả lời. 13 VII. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG TRUYỀN THÔNG Hoạt động truyền thông nói chung và truyền thông về bình đẳng giới nói riêng góp phần quan trọng cho việc thúc đẩy bình đẳng giới. Bất bình đẳng giới ăn sâu vào ngôn ngữ và hình ảnh trong các tài liệu và sản phẩm truyền thông mà hàng ngày vẫn được tuyên truyền trong gia đình, nơi làm việc và ngoài xã hội. Do vậy, lồng ghép giới trong truyền thông, ngay từ khi xây dựng sản phẩm truyền thông là quan trọng. 1.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 1.1 Phân tích giới Bước 1: Phân tích đối tượng  Xác định nhóm đối tượng sẽ được truyền thông;  Phân tích đặc điểm và nhu cầu của đối tượng đối với nội dung truyền thông theo từng giới;  Phân tích những định kiến giới, nếu có, của nhóm đối tượng (phụ nữ và nam giới) về nội dung sẽ được truyền thông;  Phân tích, xem xét sự tham gia của nhóm đối tượng (phụ nữ và nam giới) trong các cuộc truyền thông trước đây, có chủ đề tương tự hoặc liên quan;  Phân tích, xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia truyền thông của nhóm đối tượng (phụ nữ và nam giới). 1.2 Lập kế hoạch giới Bước 2: Xây dựng nội dung, thông điệp truyền thông  Chuẩn bị nội dung thông tin cho truyền thông đáp ứng đặc điểm nhu cầu của từng giới, dựa vào kết quả phân tích nhu cầu;  Xây dựng thông điệp truyền thông phản ánh tình hình thực tế, quan điểm của cả nam giới và phụ nữ và nhằm thúc đẩy bình đẳng giới;  Các thông điệp truyền thông không chỉ nhấn mạnh các trường hợp bất bình đẳng mà còn cần phải đưa ra các giải pháp, thành tựu và các mô hình tốt; 14  Xóa bỏ định kiến về vai trò giới khi xây dựng nội dung tài liệu. Bước 3: Chuẩn bị hình ảnh cho truyền thông  Thể hiện sự cân bằng giữa hai giới trên hình ảnh;  Thể hiện không định kiến về vai trò giới.  Thể hiện yếu tố tuổi tác, giới tính, dân tộc. Bước 4: Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông  Sử dụng ngôn ngữ thể hiện trung tính giới, ví dụ, nên dùng “lao động giúp việc gia đình” thay vì dùng “phụ nữ giúp việc gia đình”. 1.3 Thực hiện, giám sát và đánh giá Bước 5: Sản xuất sản phẩm truyền thông và phát động truyền thông  Thường xuyên lồng ghép nội dung thúc đẩy bình đẳng giới trong các chiến dịch truyền thông và vận động;  Khi phát động truyền thông, nên cân nhắc và lựa chọn các kênh hoặc hình thức truyền thông mà cả nam giới và phụ nữ đều có thể tiếp cận. Bước 6: Phân tích, giám sát và điều chỉnh sản phẩm và quy trình truyền thông  Phân tích yếu tố giới trong các sản phẩm và thông điệp truyền thông, đặc biệt là các bản dự thảo, sản phẩm thí điểm, để kịp thời điều chỉnh, nếu cần;  Nâng cao năng lực lồng ghép giới cho cán bộ phụ trách truyền thông (khi cần thiết) đảm bảo họ lồng ghép giới hiệu quả trong hoạt động truyền thông; 2. BẢNG KIỂM Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây để đánh giá lồng ghép giới trong truyền thông:  Thảo luận cùng với đồng nghiệp theo từng cặp hoặc từng nhóm nhỏ (3 - 4 người) để trả lời các câu hỏi trong bảng kiểm này sẽ dễ và hiệu quả hơn; 15  Khi nêu câu trả lời là “có” hoặc “không” hoặc “không chắc chắn”, cần đưa ra các bằng chứng;  Nhớ đánh dấu (V) vào ô tương ứng với câu trả lời. Xây dựng (chuẩn bị) nội dung, thông điệp truyền thông Có Không Không chắc chắn 1. Có phân tích đối tượng truyền thông và nhu cầu của từng giới đối với nội dung truyền thông không? 2. Có chuẩn bị nội dung thông tin cho truyền thông, theo nhu cầu và năng lực của từng giới tính không? 3. Có xác định nội dung lồng ghép giới trong mỗi sản phẩm truyền thông để xác định nội dung truyền thông phù hợp không? 4. Thông điệp truyền thông có phản ánh tình hình thực tế của nam giới và phụ nữ; thể hiện quan điểm của cả hai giới; và nhằm thúc đẩy bình đẳng giới rõ ràng không? 5. Các thông điệp truyền thông có đưa ra các giải pháp, thành tựu và các mô hình tốt về nội dung định truyền thông và về bình đẳng giới không? Chuẩn bị hình ảnh và tài liệu trực quan Có Không Không chắc chắn 6. Các tài liệu trực quan có đảm bảo sự hiện diện của cả hai giới không? 7. Các thông điệp truyền thông không chỉ nhấn mạnh các trường hợp bất bình đẳng mà còn cần phải đưa ra các giải pháp, thành tựu và các mô hình tốt; 8. Hình ảnh truyền thông có thể hiện định kiến về vai trò giới không? 9. Hình ảnh truyền thông có thể hiện yếu tố tuổi tác, giới tính, và đa dạng dân tộc không? Ngôn ngữ sử dụng trong truyền thông Có Không Không chắc chắn 10. Sản phẩm truyền thông có sử dụng ngôn ngữ thể hiện bình đẳng giới không? Sản xuất sản phẩm truyền thông và phát động truyền thông Có Không Không chắc chắn 11. Có lồng ghép nội dung thúc đẩy bình đẳng giới trong các chiến dịch truyền thông và vận động không? 16 12. Khi phát động truyền thông, có cân nhắc và lựa chọn các kênh/ hoặc hình thức truyền thông mà cả nam và nữ đều có thể tiếp cận được không? Phân tích, giám sát và điều chỉnh sản phẩm và quy trình truyền thông Có Không Không chắc chắn 13. Có thường xuyên phân tích yếu tố giới trong các sản phẩm và thông điệp truyền thông không? đặc biệt là các bản dự thảo, sản phẩm thí điểm, để kịp thời điều chỉnh khi cần không? 14. Có nâng cao năng lực lồng ghép giới cho cán bộ phụ trách truyền thông (khi cần thiết) không? đảm bảo họ có kiến thức về lồng ghép giới hiệu quả trong hoạt động truyền thông? Hãy rà soát lại câu trả lời của từng bước trong lồng ghép giới trong truyền thông để phân tích kết quả:  Nếu tất cả câu trả lời trong một bước (hoặc trong tất cả các bước) là “có” - với dẫn chứng được cả nhóm thống nhất - chứng tỏ cơ quan, tổ chức đã thực hiện tốt việc lồng ghép giới trong truyền thông;  Nếu vẫn có câu trả lời “không”, hoặc nhiều câu trả lời “không” với dẫn chứng được cả nhóm thống nhất, hãy: (i) Phân tích nguyên nhân, tại sao cơ quan chưa thực hiện được việc đó?, (ii) Bàn bạc để đề ra cách thức thực hiện và lập kế hoạch để thực hiện được điều đang thiếu hụt.  Nếu đa phần câu trả lời là “không chắc chắn”, cần xem lại câu trả lời so sánh đối chiếu các dẫn chứng của từng câu trả lời. 17 VIII. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ 1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 1.1 Phân tích giới Bước 1: Phân tích đối tượng  Xác định, phân tích nhóm đối tượng o Giới tính, tuổi tác, dân tộc o Tình trạng: người khuyết tật, HIV/AIDS  Phân tích đặc điểm và nhu cầu hỗ trợ pháp lý o Xác định những pháp luật và chính sách điều chỉnh liên quan đến nhóm đối tượng o Nhóm đối tượng (nam giới và phụ nữ) có nhận thức ở mức độ như thế nào về những pháp luật và chính sách liên quan? o Mức độ tiếp cận đến các dịch vụ tư vấn pháp lý của đối tượng (nam giới và phụ nữ) như thế nào? Bước 2: Phân tích năng lực của đơn vị cung cấp hỗ trợ pháp lý  Đơn vị có hiểu biết sâu sắc về những pháp luật và chính sách điều chỉnh liên quan đến nhóm đối tượng (bao gồm cả khía cạnh giới trong pháp luật và chính sách đó)  Đơn vị có hiểu biết về đặc điểm của nhóm đối tượng  Phân tích những kỹ năng, kinh nghiệm của đơn vị liên quan đến việc tiếp cận đến nhóm đối tượng;  Phân tích, đánh giá năng lực thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới của cơ quan gồm: o Tỷ lệ cân bằng giới tính trong cơ cấu luật sư, tư vấn viên (tỷ lệ nam/nữ); o Thái độ và năng lực của cán bộ quản lý, luật sư, tư vấn viên đối với nhiệm vụ thúc đẩy bình đẳng giới bên cạnh dịch vụ hỗ trợ pháp lý; 1.2 Lập kế hoạch giới Bước 3: Xác định hoạt động và cách thức thực hiện  Xác định các hoạt động và lựa chọn cách thức thực hiện phù hợp để cả nam giới và phụ nữ đều có thể (i) tiếp cận, (ii) tham gia hiệu quả: 18 o Thời gian o Địa điểm o Ngôn ngữ thích hợp o Phương pháp tổ chức thực hiện o Cơ sở vật chất thích hợp  Có phương án giới thiệu, chuyển tuyến nhóm đối tượng đến các cơ quan, đơn vị cung cấp hỗ trợ pháp lý thích hợp 1.3 Thực hiện, giám sát và đánh giá Bước 4: Thực hiện, giám sát và điều chỉnh  Tạo điều kiện cho nam giới và phụ nữ cơ hội bình đẳng tham gia và hưởng lợi từ hoạt động;  Nếu quan sát thấy một trong hai giới tham gia ít hoặc kém hiệu quả hơn, cần điều chỉnh phương pháp tiếp cận; 2.BẢNG KIỂM Hãy trả lời các câu hỏi dưới để đánh giá lồng ghép giới trong hoạt động hỗ trợ pháp lý:  Thảo luận cùng với đồng nghiệp theo từng cặp hoặc từng nhóm nhỏ (3 - 4 người) để trả lời các câu hỏi trong bảng kiểm này sẽ dễ và hiệu quả hơn;  Khi nêu câu trả lời là “có” hoặc “không” hoặc “không chắc chắn”, cần đưa ra các bằng chứng;  Nhớ đánh dấu (V) vào ô tương ứng với câu trả lời. Phân tích đối tượng Có Không Không chắc chắn 1. Có xác định, phân tích nhóm đối tượng  Giới tính, tuổi tác, dân tộc  Tình trạng: người khuyết tật, HIV/AIDS? 2. Có phân tích đặc điểm và nhu cầu hỗ trợ pháp lý  Xác định những pháp luật và chính sách điều chỉnh liên quan đến nhóm đối tượng  Nhóm đối tượng (nam giới và phụ nữ) có nhận thức ở mức độ như thế nào về những pháp luật và chính sách liên quan?  Mức độ tiếp cận đến các dịch vụ tư vấn pháp lý của đối tượng (nam giới và phụ nữ) như thế nào? Phân tích năng lực của đơn vị cung cấp hỗ trợ pháp lý Có Không Không chắc chắn 19 3. Đơn vị có hiểu biết sâu sắc về những pháp luật và chính sách điều chỉnh liên quan đến nhóm đối tượng (bao gồm cả khía cạnh giới trong pháp luật và chính sách đó) không? 4. Đơn vị có hiểu biết về đặc điểm của nhóm đối tượng không? 5. Có phân tích những kỹ năng, kinh nghiệm của đơn vị liên quan đến việc tiếp cận đến nhóm đối tượng? 6. Phân tích, đánh giá năng lực thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới của cơ quan gồm:  Tỷ lệ cân bằng giới tính trong cơ cấu luật sư, tư vấn viên (tỷ lệ nam/nữ);  Thái độ và năng lực của cán bộ quản lý, luật sư, tư vấn viên đối với nhiệm vụ thúc đẩy bình đẳng giới bên cạnh dịch vụ hỗ trợ pháp lý; Xác định hoạt động và cách thức thực hiện Có Không Không chắc chắn 7. Xác định hoạt động và lựa chọn cách thức thực hiện phù hợp để cả nam giới và phụ nữ đều có thể (i) tiếp cận, (ii) tham gia hiệu quả:  Thời gian  Địa điểm  Ngôn ngữ thích hợp  Phương pháp tổ chức thực hiện  Cơ sở vật chất thích hợp 8. Có phương án giới thiệu, chuyển tuyến đối tượng đến các cơ quan, đơn vị hỗ trợ pháp lý thích hợp không? Thực hiện, giám sát và điều chỉnh 9.Có tạo điều kiện cho nam giới và phụ nữ cơ hội bình đẳng tham gia và hưởng lợi từ hoạt động không? 10.Nếu quan sát thấy một trong hai giới tham gia ít hoặc kém hiệu quả hơn, có điều chỉnh phương pháp tiếp cận không? Hãy rà soát lại câu trả lời của từng bước lồng ghép giới trong hoạt động hỗ trợ pháp lý:  Nếu tất cả câu trả lời trong một bước (hoặc trong tất cả các bước) là “có” - với dẫn chứng được cả nhóm thống nhất - chứng tỏ cơ quan, tổ chức đã thực hiện tốt việc lồng ghép giới hoạt động hỗ trợ pháp lý;  Nếu vẫn có câu trả lời “không”, hoặc nhiều câu trả lời “không” với dẫn chứng được cả nhóm thống nhất, hãy: (i) Phân tích nguyên nhân, tại sao cơ quan chưa thực hiện được việc đó?, (ii) Bàn bạc để đề ra cách thức thực hiện và lập kế hoạch để thực hiện được điều đang thiếu hụt.  Nếu đa phần câu trả lời là “không chắc chắn”, cần xem lại câu trả lời so sánh đối chiếu các dẫn chứng của từng câu trả lời. 20 IX. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG TỔ CHỨC, THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU Kết quả của nghiên cứu giúp đưa ra các quyết định, các dự án can thiệp nhằm đem lại lợi ích cho cả phụ nữ và nam giới. Do vậy, một nghiên cứu khoa học có lồng ghép giới rất quan trọng; 1.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 1.1 Phân tích giới Bước 1: Chuẩn bị bản yêu cầu nghiên cứu  Đề cập khía cạnh giới trong phần bối cảnh của nghiên cứu: thông tin, số liệu thống kê theo giới tính, số liệu sơ bộ về vai trò và quan hệ giữa hai giới, và những bất bình đẳng đang tồn tại, cơ hội và thách thức cho nam giới và phụ nữ.  Nếu chưa có các thông tin nêu trên, cần yêu cầu nhóm nghiên cứu thu thập trong đợt nghiên cứu;  Nếu thấy có dấu hiệu của bất bình đẳng giới, cần yêu cầu thiết kế nghiên cứu có trọng tâm thêm vào vấn đề bất bình đẳng giới đó;  Yêu cầu nghiên cứu lập phương án đảm bảo nghiên cứu xác định được các nhu cầu và quan điểm của cả nam giới và phụ nữ. Bước 2: Chọn nhóm nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu  Yêu cầu nhóm nghiên cứu có cả nam giới và phụ nữ và có hiểu biết và kỹ năng thực hiện nghiên cứu có lồng ghép giới; Nếu không  Yêu cầu sự tham gia của chuyên gia giới trong quá trình thiết kế nghiên cứu khi thấy chủ đề nghiên cứu có tình trạng bất bình đẳng giới nghiêm trọng đang tồn tại;  Yêu cầu nhóm nghiên cứu xem xét tới các vấn đề bình đẳng giới liên quan đến chủ đề nghiên cứu trong tiến trình thiết kế và thực hiện nghiên cứu;  Lựa chọn phương pháp và công cụ nghiên cứu để có thể phát hiện ra mối quan hệ và sự bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ;  Khi thiết kế nghiên cứu, có xem xét: liệu kết quả nghiên cứu có giúp đưa những khuyến nghị liên quan đến thúc đẩy bình đẳng giới không? 21 1.2 Lập kế hoạch giới Bước 3: Tiến hành nghiên cứu  Thu thập và phân tích số liệu (định tính và định lượng)  Chọn mẫu, đối tượng nghiên cứu cân bằng giữa nam giới và phụ nữ;  Số liệu nghiên cứu cần được phân chia theo giới tính và độ tuổi (cùng với các tiêu chí khác như học vấn, nghề nghiệp, thu nhập).  Phân tích số liệu để xác định phân công lao động theo giới tính (đối với chủ đề nghiên cứu có liên quan).  Phân tích số liệu để xác định tiếp cận và quản lý nguồn lực, lợi ích, và quá trình ra quyết định nam giới và phụ nữ (đối với chủ đề nghiên cứu có liên quan)  Phân tích các nhu cầu, cơ hội và thách thức của từng giới đối với chủ đề nghiên cứu 1.3 Thực hiện, giám sát và đánh giá Bước 4: Thực hiện, giám sát và đánh giá  Đảm bảo nghiên cứu xác định được các nhu cầu và quan điểm của cả nam giới và phụ nữ.  Nhóm nghiên cứu có xem xét tới các vấn đề bình đẳng giới liên quan đến chủ đề nghiên cứu trong tiến trình thực hiện nghiên cứu; 22 2.BẢNG KIỂM Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây để đánh giá việc lồng ghép giới trong tổ chức, thực hiện nghiên cứu  Thảo luận cùng với đồng nghiệp theo từng cặp hoặc từng nhóm nhỏ (3 - 4 người) để trả lời các câu hỏi trong bảng kiểm này sẽ dễ và hiệu quả hơn;  Khi nêu câu trả lời là “có” hoặc “không” cần đưa ra các bằng chứng;  Nhớ đánh dấu (V) vào ô tương ứng với câu trả lời. Thiết kế Bản yêu cầu phạm vi nghiên cứu Có Không Không chắc chắn 1. Bối cảnh của nghiên cứu có đề cập khía cạnh giới của chủ đề nghiên cứu không? - Những thông tin số liệu thống kê theo giới? - Số liệu sơ bộ về vai trò và quan hệ giữa hai giới? - Những bất bình đẳng đang tồn tại? - Cơ hội và thách thức đối với nam giới và phụ nữ? 2. Nếu chưa có thông tin về giới, có yêu cầu thu thập những thông tin đó vào phần nội dung nghiên cứu không? 3. Khi thấy dấu hiệu của bất bình đẳng giới, có yêu cầu thiết kế nghiên cứu trọng tâm vào vấn đề giới không? 4. Có yêu cầu nghiên cứu lập phương án đảm bảo nghiên cứu xác định được các nhu cầu và quan điểm của cả nam giới và phụ nữ không? Chọn nhóm nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu Có Không Không chắc chắn 5.Nhóm nghiên cứu có cả nam giới và phụ nữ và có kỹ năng thực hiện nghiên cứu có lồng ghép giới không? 6.Có sự tham gia của chuyên gia giới trong quá trình thiết kế nghiên cứu khi thấy có tình trạng bất bình đẳng giới nghiêm trọng đang tồn tại không? 7.Có yêu cầu nhóm nghiên cứu xem xét tới các vấn đề bình đẳng giới liên quan đến chủ đề nghiên cứu trong tiến trình thiết kế và thực hiện nghiên cứu? 8.Có lựa chọn phương pháp và công cụ nghiên cứu để có thể phát hiện ra mối quan hệ và sự bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ không? 23 9.Thiết kế nghiên cứu, có thể hiện: liệu kết quả nghiên cứu có giúp đưa những khuyến nghị liên quan đến thúc đẩy bình đẳng giới không? Tiến hành nghiên cứu Có Không Không chắc chắn Thu thập số liệu (cả nghiên cứu định tính và định lượng) 10. Đối tượng nghiên cứu (trong mẫu nghiên cứu) có cân bằng giữa nam giới và phụ nữ không? 11. Số liệu nghiên cứu có được phân chia theo giới tính và độ tuổi không (cùng các tiêu chí khác như học vấn, nghề nghiệp, dân tộc)? 12. Có phân tích số liệu để xác định phân công lao động theo giới tính (đối với chủ đề nghiên cứu có liên quan) không? 13. Có phân tích số liệu để xác định tiếp cận và quản lý nguồn lực, lợi ích, và quá trình ra quyết định nam giới và phụ nữ (đối với chủ đề nghiên cứu có liên quan) không? 14. Có Phân tích các nhu cầu, cơ hội và thách thức của từng giới đối với chủ đề nghiên cứu không? Thực hiện, giám sát và đánh giá Có Không Không chắc chắn 15.Có đảm bảo nghiên cứu xác định được các nhu cầu và quan điểm của cả nam giới và phụ nữ không? 16.Nhóm nghiên cứu có xem xét tới các vấn đề bình đẳng giới liên quan đến chủ đề nghiên cứu trong tiến trình thực hiện nghiên cứu không? Hãy rà soát lại câu trả lời của từng bước lồng ghép giới trong trong tổ chức, thực hiện nghiên cứu để phân tích kết quả:  Nếu tất cả câu trả lời trong một bước (hoặc trong tất cả các bước) là “có” - với dẫn chứng được cả nhóm thống nhất - chứng tỏ hoạt động nghiên cứu đã được lồng ghép giới hiệu quả;  Nếu vẫn có câu trả lời “không”, hoặc nhiều câu trả lời “không” trong mỗi bước - với dẫn chứng được cả nhóm thống nhất - hãy: (i) Phân tích nguyên nhân, tại sao chưa thực hiện được việc đó? (ii) Bàn bạc để đề ra cách thức thực hiện và lập kế hoạch để thực hiện được điều đang thiếu hụt.  Nếu đa phần câu trả lời là “không chắc chắn”, cần xem lại câu trả lời như vậy? so sánh đối chiếu các dẫn chứng của từng câu trả lời.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_tham_khao_huong_dan_long_ghep_gioi.pdf