Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ thiên tài, nhà hoạt động chính trị kiệt xuất, người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại mà Người còn là một nhà văn hoá lỗi lạc, một danh nhân văn hoá thế giới. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá mới Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nói riêng là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.
3 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ĐỂ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ thiên tài, nhà hoạt động chính trị kiệt xuất, người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại mà Người còn là một nhà văn hoá lỗi lạc, một danh nhân văn hoá thế giới. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá mới Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nói riêng là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.
Theo Hiến pháp sửa đổi (1993) thì nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc tức là
nền văn hóa mang đầy đủ các nội dung về yếu tố dân tộc, dân chủ, nhân văn và
hiện đại. Tính dân tộc thể hiện qua 3 khía cạnh : là nền văn hóa có cội nguồn,
gốc rễ dân tộc, phát triển dựa trên điều kiện sức mạnh của dân tộc và phát triển
luôn luôn vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc, phồn vinh của dân tộc. Tính dân chủ
được biểu hiện thông qua sự mở rộng và phát triển dân chủ để khẳng định chủ
thể của nền văn hóa thuộc về nhân dân, để khai thác triệt để tiềm nặng văn hóa
dân tộc, phát hiện và phát triển những tài năng văn hóa. Tính nhân văn của nền
văn hóa biểu hiện sự trân trọng những giá trị của con người, nền văn hóa thấm
nhuần những giá trị nhân đạo sâu sắc và phát triển nhấn mạnh quy luật quan hệ
nhân tính, khẳng định vai trò văn hóa ở con người, khoan dung và mang nặng
tính người. Tính hiện đại của nền văn hóa thể hiện qua việc phát triển nền văn
hóa dựa trên cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, dựa trên khoa học - công nghệ
hiện đại và phục vụ cho việc đào tạo, giáo dục con người theo hướng hiện đại,
phát triển dựa trên tư tưởng tiến bộ xã hội.
Như vậy, nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được hiểu qua hai đặc
trưng: tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa
yêu nước và tiến bộ xã hội mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
mang tinh thần dân chủ, nền văn hóa mà trong đó dân chủ là yếu tố làm thay đổi
nhiều mặt của đời sống văn hóa dân tộc, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển
văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển tài năng, nhu cầu sáng tạo của quần chung. Nền văn hoá ấy kế thừa truyền thống văn hoá của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là truyền thống yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng; tinh thần nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất; tinh thần dũng cảm, kiên cường bất khuất, mưu trí, gan dạ trong chống giặc ngoại xâm... Những truyền thống ấy không những phải được giữ gìn mà còn phải được phát huy cao độ trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá hiện nay. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc. Người căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Đồng thời Người yêu cầu “phải phát huy hết cốt cách dân tộc, phải lột cho hết tinh thần dân tộc, để cổ vũ đồng bào ta, để giáo dục con cháu ta”. Người phê phán mọi biểu hiện tôn sùng văn hoá ngoại. Theo Người, càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác- Lênin bao nhiêu càng phải coi trọng những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu. Người đòi hỏi phải giữ gìn và phát huy những vốn văn hoá quý báu của dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống tinh thần của nhân dân vừa kế thừa những truyền thống tốt đẹp vừa phê phán, loại bỏ các tập tục cổ hủ lạc hậu. Với quan điểm dân tộc hiện đại, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hoá phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức”[2]; “Con đường đúng đắn duy nhất là xây dựng một nền văn hoá nghệ thuật xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức[3]. Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là một nền văn hoá “mở. Gắn chặt với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hoá không tách rời kinh tế và chính trị, một mặt, nó chịu sự chi phối của kinh tế và chính trị nhưng mặt khác, văn hoá có tác động trở lại to lớn đến kinh tế và chính trị. Chính vì thế Người coi văn hoá nghệ thuật cũng là mặt trận, và anh chị em nghệ sỹ là những chiến sỹ trên mặt trận ấy. Người khẳng định: “Rõ ràng là dân tộc bị áp bức thì văn nghệ sĩ cũng mất tự do. Văn nghệ sĩ muốn có tự do thì phải tham gia cách mạngĐể làm tròn nhiệm vụ, chiến sỹ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng... Về sáng tác, thì cần thấu hiểu, liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân. Như thế, mới bày tỏ được cái tinh thần anh dũng và kiên quyết của quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy”[5]. Người viết tiếp: “Trong sự nghiệp vĩ đại kháng chiến, kiến quốc của dân tộc ta, văn hoá gánh một phần rất quan trọng”[6]. “Văn hoá cũng như chính trị, kinh tế và tín ngưỡng, đạo đức đều được phát triển tự do. Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà, mà anh chị em văn hoá và trí thức phải làm cũng như là những chiến sỹ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”[7]. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự nghiệp xây dựng văn hoá của nước nhà, và nhiều lần Người đã nói rằng: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề phải chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá”. Tư tưởng đó của Người thể hiện rõ quan điểm duy vật, phát triển toàn diện đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
3. Sâu sắc tính nhân dân (tính đại chúng) Hồ Chí Minh cho rằng: “Cái văn hoá mới này cần phải có tính khoa học, tính đại chúng, thì mới thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại. Nay nước ta đã được độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hoá hợp với khoa học và hợp với cả nguyện vọng của nhân dân”[8]. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nền văn hoá mới bắt nguồn từ trong nhân dânsẽ “luôn luôn tìm tòi những con đường để làm sao có thể kể một cách chân thật hơn, chân thành hơn cho nhân dân nghe về những mối lo âu và suy nghĩ của nhân dân”[9]. Người luôn uốn nắn, phê bình lối nói, lối viết và lối sáng tác xa rời nhân dân, không phù hợp với trình độ và thị hiếu thẩm mỹ của nhân dân. Đồng thời, Người đề cao vai trò sáng tạo văn hoá nghệ thuật của nhân dân và coi những sáng tác của nhân dân như “những viên ngọc quý”. Người thường căn dặn những người làm công tác văn hoá, nghệ thuật phải đi sâu vào thực tế cuộc sống, hiểu được tâm tư tình cảm, nguyện vọng, thị hiếu... của nhân dân để từ đó các sáng tác của mình phục vụ được nhân dân một cách tốt nhất. Tư tưởng đó của Người thể hiện quan điểm vì con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước.
Ngày nay, trước những biến động của tình hình thế giới và khu vực đang tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hoá của dân tộc, một mặt, chúng ta tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hoá tiên tiến, khoa học, đại chúng. Mặt khác, chúng ta cũng kiên quyết xoá bỏ những hủ tục, tàn dư, những sản phẩm văn hoá độc hại từ bên ngoài. Đặc biệt, để văn hoá tăng thêm sức mạnh dân tộc, góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thì mỗi người dân chúng ta cần phải giữ gìn nền văn hoá Việt Nam luôn tiên tiến, đậm đà bản sắt dân tộc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_dung_tt_hcm_ve_van_hoa_de_xay_dung_nen_van_hoa_viet_nam_tien_tien_dam_da_ban_sac_dan_toc_1612 (2.docx