Đổi mới - Linh hồn của tư tưởng Hồ Chí Minh

Với chủ trương đổi mới, Đại hội lần thứ VI của Đảng ta đã có cống hiến to lớn, mang ý nghĩa lịch sử đối với Đảng, với dân, với nước. Đại hội tuyên bố: "Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn". Đây quả là những chữ vàng sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam. Thực tế cho thấy, mỗi khi Đảng ta trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh trong những hoàn cảnh cách mạng gặp khó khăn, đất nước lại như từ chỗ tối bước sang chỗ sáng, từ ngõ cụt bước ra con đường lớn rộng thênh thang. Và công lao bất hủ của Đại hội VI là đã sáng suốt trở về với tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh, đề xướng chủ trương đổi mới để Đảng ta lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ, bế tắc và khủng hoảng kinh tế - xã hội đã xuất hiện từ cuối những năm 70, ngay sau khi tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nếp cũ, bằng những biện pháp hành chính, mệnh lệnh, chủ quan duy ý chí nhằm thực hiện việc quá độ trực tiếp lên CHXH trên phạm vi cả nước. Nhìn vào quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ thấy rất rõ đó là một quá trình đổi mới liên tục trong nhận thức tư tưởng, cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người. Có thể nói, Hồ Chí Minh là con người đổi mới, là một người đổi mới bẩm sinh, một thiên tài đổi mới. Ngay từ năm 1927, trong Đường cách mệnh, Người đã viết: "Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tất". Danh từ "đổi mới" là danh từ của Hồ Chí Minh, là danh từ mà Người đã nêu ra từ năm 1949 trong bài Dân vận bất hủ: "Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân". Bốn năm sau, trong bài nói chuyện trong buổi khai mạc lớp chỉnh huấn cán bộ Đảng, dân, chính ở cơ quan trung ương, ngày 6/2/1953, Người đã đưa ra luận điểm bất diệt:

docx7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới - Linh hồn của tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đổi mới - linh hồn của tư tưởng Hồ Chí Minh Với chủ trương đổi mới, Đại hội lần thứ VI của Đảng ta đã có cống hiến to lớn, mang ý nghĩa lịch sử đối với Đảng, với dân, với nước. Đại hội tuyên bố: "Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn". Đây quả là những chữ vàng sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam. Thực tế cho thấy, mỗi khi Đảng ta trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh trong những hoàn cảnh cách mạng gặp khó khăn, đất nước lại như từ chỗ tối bước sang chỗ sáng, từ ngõ cụt bước ra con đường lớn rộng thênh thang. Và công lao bất hủ của Đại hội VI là đã sáng suốt trở về với tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh, đề xướng chủ trương đổi mới để Đảng ta lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ, bế tắc và khủng hoảng kinh tế - xã hội đã xuất hiện từ cuối những năm 70, ngay sau khi tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nếp cũ, bằng những biện pháp hành chính, mệnh lệnh, chủ quan duy ý chí nhằm thực hiện việc quá độ trực tiếp lên CHXH trên phạm vi cả nước.  Nhìn vào quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ thấy rất rõ đó là một quá trình đổi mới liên tục trong nhận thức tư tưởng, cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người. Có thể nói, Hồ Chí Minh là con người đổi mới, là một người đổi mới bẩm sinh, một thiên tài đổi mới. Ngay từ năm 1927, trong Đường cách mệnh, Người đã viết: "Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tất". Danh từ "đổi mới" là danh từ của Hồ Chí Minh, là danh từ mà Người đã nêu ra từ năm 1949 trong bài Dân vận bất hủ: "Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân". Bốn năm sau, trong bài nói chuyện trong buổi khai mạc lớp chỉnh huấn cán bộ Đảng, dân, chính ở cơ quan trung ương, ngày 6/2/1953, Người đã đưa ra luận điểm bất diệt:  “Xã hội bây giờ ngày mót phát triển. Tư tưởng hành động cũng phát triển. Nên cứ giữ lấy cái kẹp giấy cũ không thay đổi là không đi đến đâu cả” (chúng tôi nhấn mạnh - N.H). Và, nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện, "chống lại những gì cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi" là nhiệm vụ mà Hồ Chí Minh đã xác định trong Di chúc của Người. Có thể nói, đổi mới chính là linh hồn của tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết luận này được rút ra từ những sự kiện lịch sử. Ngay từ lúc mới 13 tuổi, khi lần đầu được tiếp xúc với những từ Tự do - Bình đẳng - Bác ái trong tiếng Pháp, Người nảy ra ý nghĩ mới lạ, ý nghĩ mà lịch sử về sau đã chứng minh tính chất phi thường của nó - "muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy". Ý nghĩ này thể hiện tính ham hiểu biết, muốn tìm hiểu sự vật đến nơi đến chốn của Hồ Chí Minh. Đến khi 15 tuổi, Người đã nuôi chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người tham gia công tác bí mật, làm liên lạc. Người khâm phục những nhà yêu nước tiền bối Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng thấy rằng phải có cách làm khác với cách làm của các cụ. Trong khi các trí thức và thanh niên có tinh thần yêu nước đua nhau theo phái Đông du sang Nhật thì Người lại chọn con đường sang nước Pháp và các nước khác để xem họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào. Trước khi đi theo Quốc tế cộng sản, Người chưa biết chiến lược, sách lược là gì, không rõ CHXH và chủ nghĩa cộng sản khác nhau thế nào, cũng chưa đọc một tác phẩm nào của Lênin, vậy mà khi cần phải có quyết định trong việc lựa chọn giữa Quốc tế II và Quốc tế III, Người đã nhạy bén chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất là Quốc tế nào ủng hộ các dân tộc thuộc địa, để đưa ra quyết định đúng đắn. Trong khi chủ nghĩa Mác - Lênin và Quốc tế cộng sản đặc biệt nhấn mạnh đấu tranh giai cấp chống địa chủ, tư bản và coi việc chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, trong khi Quốc tế cộng sản có quan điểm cho rằng công cuộc giải phóng thuộc địa chỉ có thể thực hiện sau khi giai cấp vô sản ở chính quốc giành thắng lợi trong cách mạng vô sản, thì Người đã không như thường lệ, chỉ giản đơn phụ họa và chứng minh cho những quan điểm đó, mà đã khảng khái và dũng cảm nêu lên những quan điểm mới, khác hẳn. Trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, Người đã đưa ra chủ trương tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở các nước Đông Dương. Ở đây, một là, Hồ Chí Minh đã xác định rõ con đường đấu tranh vũ trang mang tính quần chúng để giải phóng dân tộc, chứ không chờ đến sau khi "giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến" như Tuyên ngôn thành lập của Quốc tế cộng sản năm 1919 và Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Quốc tế cộng sản về sau (1928) đã xác định. Hai là, cuộc khởi nghĩa vũ trang có thể nổ ra trùng hợp với cuộc cách mạng vô sản Pháp, chứ không phải đợi sau khi cuộc cách mạng vô sản Pháp thắng lợi rồi mới tiến hành. Đây là tư duy đổi mới bước đầu của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Và, như chúng ta đều biết, về sau, khi đã cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng mọi mặt, Hồ Chí Minh đã đạt đến sự thăng hoa trong tư tưởng: cách mạng giải phóng dân tộc có thể thành công trước cách mạng vô sản ở các nước tư bản chính quốc và giúp cho phong trào công nhân ở các nước chính quốc. Những quan điểm đổi mới táo bạo và to lớn được viết trong Báo cáo trên thể hiện tinh thần đổi mới, tầm cao trí tuệ và khí phách anh hùng cách mạng của Hồ Chí Minh. Nó chỉ có thể là sản phẩm phi thường của một trí tuệ phi thường, một tư duy đổi mới phi thường. ở đây, xin phép được lưu ý ràng, Hồ Chí Minh đã viết báo cáo đó trong lần đầu tiên đến Mátxcơva vào năm 1924. Lúc đó, Người mới theo Lênin và Quốc tế cộng sản được 4 năm trời, và nhiều lắm cũng chỉ mới qua một lớp học ngắn ngày và có lẽ là ngẫu nhiên tại Trường Đại học phương Đông. Vậy mà, Người đã dũng cảm và trung thực, bất chấp mọi sự nguy hiểm về mặt chính trị có thể xảy ra đối với bản thân, viết ra những cảm nhận và suy nghĩ độc đáo hết sức khác thường của mình, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn và lợi ích của đất nước làm thước đo chân lý duy nhất. Điều đáng lưu ý nữa là, văn phong của bản báo cáo là văn phong biện luận. Sau khi nêu lên những sự thật về tình trạng giai cấp ở Việt Nam, Người đã viết: "Điều đó, không thể chối cãi được". (Sau này, trong Tuyên ngôn độc lập, nghĩa là 31 năm sau, Người lại dùng câu: "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được" sau khi nêu lên những quyền con người được ghi trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791, để đi đến tuyên bố về quyền dân tộc chính đáng không thể phủ nhận của nhân dân Việt Nam).  Và, chúng ta không lấy làm lạ, từ những nhận thức phi thường ban đầu đó, về sau Hồ Chí Minh đã đi đến những quan điểm đổi mới hết sức phi thường, những kết luận hết sức phi thường trong việc đổi mới chiến lược, sách lược cách mạng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến. Có thể thấy, trong điều kiện giai cấp và quan hệ giai cấp như ở Việt Nam khi đó, trong điều kiện "công nhân có thể là 2% trong dân số, không được học hành" (theo báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế cộng sản ngày 21/9/1923), có nghĩa là trong điều kiện giai cấp công nhân công xưởng mới ở thời kỳ manh nha hình thành và với thực trạng giai cấp và quan hệ giai cấp đó thì liệu có thể áp dụng học thuyết đấu tranh giai cấp, cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản quá độ trực tiếp lên CHXH của chủ nghĩa Mác - Lênin được không, Nguyễn Ái Quốc đã dũng cảm nêu lên những nhận xét và quan điểm: "Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây", "chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước", "xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó" và "chúng ta phải coi chừng”! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn đầu (chế độ nô lệ, chế độ nông nô - N.H) không?". Có thể nói, những nhận thức nêu lên trong bản báo cáo trên chính là ngọn nguồn tư tưởng của đường lối giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ ngay từ đầu và sự đổi mới chiến lược, sách lược bước đầu được xác định ở Hội nghị Trung ương VIII (khoá I), để rồi sau đó, được hoàn chỉnh ở Đại hội II của Đảng. Và, 29 năm sau, trong Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh đã trực tiếp trả lời cho những vấn đề nêu trên với những nội dung hoàn toàn mới mẻ như sau: "Thời đại của chúng ta là thời đại mới, thời đại cách mạng thắng lợi...". "Thời đại mới khiến cách mạng Việt Nam phải là cách mạng dân chủ mới". Và, "tuỳ theo hoàn cảnh mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau để đi đến CHXH. Đối với Việt Nam là một nước đi lên CHXH từ xã hội phong kiến thuộc địa thì phải "kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên CHXH". Đồng thời, Hồ Chí Minh đã nêu lên những đặc điểm về chính trị và kinh tế của chế độ dân chủ mới: sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện "nhân dân dân chủ chuyên chính", phát triển nền kinh tế 5 thành phần (quốc doanh, hợp tác xã, cá thể, tư bản tư nhân, tư bản Nhà nước, trong đó, kinh tế quốc doanh giữ vai trò lãnh đạo). Rõ ràng, Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ thực sự là một bản báo cáo hết sức phi thường. Nó thể hiện tính độc lập tự chủ, đổi mới trong tư duy, trong nhận thức lý luận và tính trung thực, thái độ tôn trọng chân lý, tôn trọng sự thật, tinh thần đồng cảm và khí phách cách mạng của Hồ Chí Minh. Nó báo hiệu sự hình thành, sự ra đời tất yếu của một hệ thống tư tưởng mới của Hồ Chí Minh. Ở đây, có thể nêu lên một số điểm mang tính khái quát trong hệ thống tư tưởng mới đó, để chúng ta cùng suy ngẫm: Từ "dùng sức ta mà giải phóng cho ta" đến cách mạng giải phóng dân tộc có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Từ "trở về trước, đi vào quần chúng... đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập" đến "không có gì quý hơn độc lập tự do". Từ "chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước" đến cách mạng dân tộc dân chủ, Nhà nước dân chủ, "nước ta là nước dân chữ đến Đảng chỉ có thể là Đảng của một quốc gia. Từ "thời đại mới là thời đại cách mạng thắng lợi" đến "cách mạng Việt Nam là cách mạng dân chủ mới". Từ "Đảng của nhân dân, Đảng của dân tộc" đến Mặt trận đại đoàn kết toàn dân, đại đoàn kết dân tộc. Từ "quyền dân tộc của nhân dân Việt nam" đến Mặt trận quốc tế ủng hộ cách mạng Việt Nam. Từ "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", "nhân, nghĩa, trí, dũng, tín" đến "trăm điều phải có thần linh pháp quyền". Từ chiến lược, sách lược đánh thắng hai đế quốc to đến chiến lược đối ngoại hòa bình, làm bạn với tất cả các nước, không gây thù oán với một ai. Từ "ngoại giao và kinh tế có ảnh hưởng lẫn nhau”, "nếu mình có một chương trình kinh tế có lợi cho người ngoại quốc, họ có thể giúp mình" đến thực hiện chính sách mở cửa", mở rộng “lưu thông trong ngoài" để phát triển nền kinh tế "theo hướng chủ nghĩa xã hội" của đất nước. Từ đấu tranh vũ trang đến đường lối ứng xử hiện đại: cùng giữ gìn hoà bình, cùng tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, cùng đối thoại bình đẳng, cùng hiểu biết nhau, cùng thành thực tin cậy nhau, cùng nhân nhượng, cùng thỏa thuận và hợp tác cũng có lợi. Từ đổi mới nhận thức về CHXH đến con đường định hướng XHCN thích hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Từ "toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến” đến "dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân", tiến hành đổi mới "chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi", tiến tới xây dựng và thực hiện thành công CHXH ở nước ta.  Nhìn vào những quan điểm mới mang tính hệ thống trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta thấy, chúng xứng đáng được mệnh đanh là một học thuyết mới - học thuyết Hồ Chí Minh. Chúng ta không kìm được tự hỏi: Chúng sản sinh như thế nào? Trên cơ sở nào? Trong một bài viết về tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà cách mạng lão thành, Giáo sư sử học Trần Văn Giàu đã có lý khi đề cập đến phương pháp luận, phương pháp tư duy Hồ Chí Minh. Đây chính là cơ sở dẫn đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Ông viết: "Suốt đời mình, Cụ Hồ có tính quen là quan sát thực tế... Sát thực tế là tính Cụ Hồ", "óc phân tích tổng hợp của Cụ Hồ rất sắc sảo". Và, "Cụ Hồ là người Việt Nam đầu tiên đề cao tầm quan trọng của lý luận. Theo Cụ Hồ, lý luận đối với một chính đảng quan trọng như linh hồn đối với con người. Song người ta thấy Cụ Hồ sau khi đã vạch ra tổng lộ tuyên thì chú trọng đặc biệt đến thực tiễn. Thực tiễn có thể chứng minh hoặc bác bỏ, hoặc đòi sửa đổi chủ trương mang tính lý luận. Thấy sai trái hay thiếu sót thì can đảm sửa, bổ sung, hay bỏ đi, đến đây thì thực tiễn là ưu tiên. Cụ Hồ là người dám nhìn thẳng vào sự thật. Cụ xem thực tiễn là trọng yếu số một. Cụ không thích lý luận tư biện cũng như không thích thực tiễn mù quáng".  Đúng vậy. Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời như trên trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh: nói theo tiếng nói của thực tiễn trên cơ sở phép biện chứng duy vật và lấy lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân làm thước đo chân lý duy nhất. Trong thư từ biệt gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp trước khi rời Paris năm 1923, Người viết:  “Chúng ta phải làm gì? Chúng ta không thể đặt vấn đề ấy một cách máy móc. Điều đó tuỳ hoàn cảnh của mỗi dân tộc chúng ta. Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập". 30 năm sau, Người viết rất rõ trong Thường thức chính trị: "Tất cả những người lao động trên thế giới đều có một mục đích chung là thoát khỏi áp bức bóc lột, được sống sung sướng tự do, tức là thực hiện chế độ cộng sản. Nhưng để đi đến mục đích ấy, mỗi nước phải tuỳ theo điều kiện của mình mà tiến dần"... "Tính chất thuộc địa và phong kiến của xã lội cũ Việt Nam khiến cách mạng Việt Nam phải chia làm hai bước. Bước thứ nhất là đánh đổ đế quốc, đánh đổ củ phong kiến, thực hiện "người cày có ruộng", xây dựng chính trị và kinh tế dân chủ mới. Trong giai đoạn này, phải bảo vệ tư sản dân tộc, vì họ cũng chống đế quốc, chống phong kiến và họ là một lực lượng để phát triển công nghệ, nông nghiệp và thương nghiệp. Bước thứ hai là tiến lên CHXH, tức là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản". Thật rõ ràng, không thể đặt vấn đề một cách máy móc, giáo điều, Việt Nam nhất định sẽ đi đến CHXH nhưng từ điểm xuất phát là xã hội thuộc của và phong kiến, nên phải theo một con đường riêng thích hợp, mọi chủ trương chính sách đều phải xuất phát từ hoàn cảnh thực tế, cụ thể của đất nước và mỗi khi tình hình biến đối, có điều kiện mới nảy sinh thì phải kịp thời có sự thay đổi trong nhận thức tư tưởng và trong hành động, kể cả trong chiến lược, sách lược cách mạng, vận dụng linh hoạt phép biện chứng duy vật, lấy lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân làm thước đo chân lý duy nhất, coi lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân trên hết. Đó là những cơ sở khiến cho Hồ Chí Minh, với trí tuệ phi thường của mình, sáng tạo nên một hệ thống những quan điểm mới về chiến lược, sách lược cách mạng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và tính chất của thời đại mới, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chúng ta không thể không chú ý, khi nói đến ưu điểm của chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh chỉ nêu "phương pháp làm việc biện chứng" thôi. Đương nhiên, điều này trước hết có nghĩa là phép biện chứng duy vật vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay. Những gì trái với nó đều không có cơ sở để tồn tại. Và, đối với chúng ta, việc vận dụng nó chỉ có thể đem lại hiệu quả khi thực sự xuất phát từ thực tế, không thoát ty điều kiện vật chất thực tế và lấy lợi ích ủa Tổ quốc, của nhân dân làm thước đo chân lý duy nhất. Xét đến cùng, theo học thuyết Hồ Chí Minh, lợi ích của tổ quốc, của nhân dân mới là “cái bất biến”, tất cả mọi cái khác, kể cả những quan điểm, tư tưởng, nếu muốn duy trì địa vị là chân lý hoặc trở thành chân lý mới, đều phải phù hợp với "cái bất biến" đó. Những gì trái với nó đều không phải là chân lý, càng không phải là chân lý mới. Người nói: “Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức không phải chân lý". Đương nhiên, việc phát hiện và nêu lên những quan điểm mới, những chân lý mới là một việc rất không giản đơn và dễ dàng. Những thế lực ra đời trên cơ sở những quan điểm cũ và được lợi (về chính trị, vật chất và tinh thần) trong việc duy trì những quan điểm cũ sẽ tìm trăm phương nghìn kế chống lại bất kỳ một quan điểm mới nào mà họ cho là có thể làm tổn hại lợi ích hoặc tình cảm riêng tư của họ. Cho nên, một người đám nêu lên những quan điểm mới, nhất là những quan điểm mới trong lĩnh vực khoa học xã hội, thực sự là một người "trí, nhân, dũng". Và, Hồ Chí Minh chính là một con người "trí, nhân, dũng" vĩ đại.  Nhìn chung, có thể thấy hệ thống những quan điểm mới của Hồ Chí Minh đều là sản phẩm của sự kế thừa biện chứng và sự phát triển nâng cao về chất của Người đối với những giá trị tinh thần và tư tưởng của dân tộc Việt Nam, những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn giữ được giá trị trong thời đại mới và những giá trị quý báu trong kho tàng tinh thần và tư tưởng của phương Đông, phương Tây, của toàn nhân loại. Đặc biệt, Người đã vận dụng tài tình hai quy luật của phép biện chứng duy vật, hai quy luật quy định tiến trình vận động và phát triển của xã hội: quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Đồng thời, Người còn kết hợp, vận dụng một cách linh loạt và tài tình một quy luật khác nữa, đó là quy luật đổi mới công bằng. Luận điểm mang tính tiên tri đã nuêu của Người phản ánh yêu cầu tổng quát, mang tính tất yếu của quy luật này: nếu cứ duy trì phương pháp tư duy cũ, tư tưởng và quan niệm cũ và cách làm (bao gồm cả chiến lược, sách lược) cũ, là không đi đến đâu cả, có nghĩa là đi vào chỗ bế tắc, đi vào ngõ cụt. Thực ra, quy luật này cũng là một quy luật vận động của xã hội loài người. Con người thường vẫn vận dụng nó, nhưng không nhận thức ra nó. Trong thời đại mới ngày nay, sự hoạt động của nó trở nên hết sức sôi động, mạnh mẽ và nếu con người biết vận đụng nó một cách đúng đắn thì có thể đạt được những kết quả khả quan trong sự phát triển. Quy luật này yêu cầu: thứ nhất, tuỳ theo sự thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh và tình hình thực tế ở trong nước và thế giới mà tiến hành đổi mới trong tư duy, nhận thức và hành động thực tiễn, thử hai, đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, triệt để và nhất quán, bảo đảm duy trì được sự cân bằng giữa các mặt, các bộ phận cấu thành hữu cơ của chỉnh thể từ vĩ mô đến vi mô, từ đó duy trì được sự phát triển với tốc độ cao và bền vững trong sự ổn định của chỉnh thể, thử ba, đổi mới phải năng động, kịp thời, chắc chắn, tương ứng với đòi hỏi đổi mới của thực tiễn. Quy luật này cũng là một quy luật của phép biện chứng. Trong thời đại mới ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Nó đặt ra vấn đề "Đổi mới hay là chết ?" trước tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển (ở những nước này, nếu đưa ra khẩu hiệu "Chủ nghĩa xã hội hay là chết” thì như Ph.Ăngghen đã nói trong thư gửi Iôxíp Vâyđơmaiơ, ngày 12/4/ 1858, sẽ là "quá sớm"). Muốn tránh tụt hậu, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước phát triển tiên tiến, muốn tránh không rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng và bế tắc, muốn duy trì củ sự phát triển với tốc độ cao và bền vững, hạ thì phải vận dụng có hiệu quả quy luật này đi đôi với việc vận dụng đúng đắn quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, tuỳ theo sự thay đổi của điều kiện và tình hình thực tế ở trong và ngoài nước mà kịp thời tiến hành đổi mới năng động, thực hiện được sự cân bằng động trong quá trình phát triển. Sự cân bằng động này dựa trên cơ sở sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, là sản phẩm của sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Trong điều kiện phát triển bình thường, nó có thể đạt được thông qua sự đổi mới mang tính điều chỉnh cục bộ. Còn trong tình trạng khủng hoảng toàn cục thì nó đòi hỏi phải tiến hành đổi mới căn bản, toàn điện và đồng bộ. Nhìn chung, nó bao hàm một chuỗi bất tận những sự cân bằng tĩnh tương đối của sự vật, ở đây là xã hội. Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, những nhân tố phá vỡ sự cân bằng tĩnh tương đối dần dần sản sinh và tích tụ, đến một trình độ nào đó sẽ đòi hỏi phải thiết lập một sự cân bằng tĩnh tương đối mới, và đây chính là lúc con người phải kịp thời nhận thức và hành động, tiến hành việc đổi mới, nhằm tạo nên một sự cân bằng tĩnh tương đối mới ở trình độ cao hơn cho sự vật, bảo đảm duy trì được sự phát riển liên tục, không để cho sự vật rơi vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc và đổ vỡ. Đây chính là mục đích của việc nhận thức và vận dụng quy luật đổi mới cân bằng động theo tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh, gắn liền với việc nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng theo quan điểm duy vật biện chứng khi áp dụng vào việc nghiên cứu xã hội của C.Mác và Ph.Ăngghen. Nhìn lại thực tế đổi mới trong hơn 15 năm qua, chúng ta thấy, từ những thành quả bước đầu rất đáng khích lệ đến những vấn đề còn cần được tiếp tục đổi mới, tất cả đều nói lên một điều mà Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nêu trong Văn hóa và đổi mới: đổi mới là quy luật. Càng suy ngẫm, chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu xa của luận điểm nêu trên của Hồ Chí Minh. Quả vậy, đúng như thực tế ta cho thấy, trong thời đại mới ngày một phát triển ngày nay, "nếu cứ giữ cái nếp cũ”, những cái đã trở nên lỗi thời, lạc hậu trong tư duy và hành động, không đổi mới là không có lối ra, là đi vào ngõ cụt, là đổ vỡ. Điều này thích hợp với mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp và với cả mỗi cá nhân con người. Chúng ta cần có sự suy ngẫm và nhận thức đầy đủ đối với luận điểm thể hiện chân lý và tính quy luật của thời đại mới nêu trên của Hồ Chí Minh. Thứ nhất, phải nhận thức và vận đụng cho tốt quy luật đổi mới cân bằng động nêu trên. Thứ hai, phải đổi mới căn bản, toàn điện và đồng bộ đối với "cái nếp cũ” nói chung cũng như đối với “cái nếp cũ” cụ thể trong mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng ta không chỉ phải nghiên cứu sự đổi mới “cái nếp cũ” trong tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực xây dựng chiến lược, sách lược cách mạng, mà còn phải nghiên cứu những tư tưởng đổi mới của Người đối với "cái nếp cũ” trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống: nếp nhà, nếp làng, nếp nước, nếp tu thân - lối làm người, nếp tư duy - lối suy nghĩ, nếp hành động - lối làm việc, nếp diễn đạt - lối viết lối nói, nếp giao tiếp - lối ứng xử, nếp sinh hoạt - lối sống... Chắc chắn, tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực này cũng hết sức độc đáo, đặc sắc, sáng ngời chân - thiện - mỹ. Nghiên cứu bộ phận tư tưởng này của Hồ Chí Minh cũng sẽ giúp chúng ta giải quyết tất mối quan hệ giữa cái quá khứ, cái hiện tại và cái tương lai. ở đây, chúng tôi xin phép được nêu lên một nhận xét chung là: con người bao giờ cũng sinh ra trong một hoàn cảnh mà trong đó, đã có sẵn "cái nếp cũ”, trong đó bao gồm cả những cái vốn là truyền thống nhưng nay đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, được sản sinh và tồn tại từ trước trong quá khứ. Con người được thừa hướng những mặt tốt đẹp do quá khứ để lại, nhưng cũng phải gánh chịu những mặt tiêu cực của những cái cũ kỹ, lạc hậu, lỗi thời của quá khứ trong "cái nếp cũ” đó. Vì thế, con người bao giờ cũng đứng trước một nhiệm vụ kép, một mặt phải kế thừa, nâng cao và phát huy những cái tất đẹp, những cái vẫn phù hợp hoặc thích ứng được với cuộc sống hiện tại, mặt khác, phải khắc phục hoặc uốn nắn những cái cổ hủ, lạc hậu và những cái đã trở nên lỗi thời trước cuộc sống thực tế hiện tại, nói chung là phải khắc phục "cái nếp cũ” của quá khứ để lại kể cả những tập quán, quan niệm, thiết chế, hình thức truyền thống đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. Muốn hoàn thành tốt trách nhiệm kép này, con người phải tiến hành đổi mới đối với "cái nếp cũ” trong tất cả các lĩnh vực, trước hết là cái nếp cũ trong chiến lược, sách lược cách mạng, bởi nhìn chung, đây là nhân tố quyết định chiều hướng và tính chất của sự đổi mới "cái nếp cũ” trong các lĩnh vực khác, sau đó, phải tiến hành sự đổi mới tương ứng "cái nếp cũ” ấy trong tất cả các lĩnh vực khác còn lại, nhất là trong lĩnh vực triển khai thực hiện cụ thể chiến lược, sách lược cách mạng đã được đổi mới. Đương nhiên, con người không thể phủ nhận, nhất là không được chống lại quá khứ. Bởi vì, như thế tức là tự phủ nhận, là tự chống lại chính mình. Nhưng mà, vì lợi ích hiện tại và tương lai của mình, con người cũng không nên để mình trở thành tù nhân, trở thành nô lệ của quá khứ, nhất là không được để mình trở thành tù nhân, trở thành nô lệ của "cái nếp cũ” do quá khứ để lại, là "cái nếp" đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế hiện tại đã thay đổi và còn tiếp tục thay đổi. Trong khi kế thừa, nâng cao và phát huy những cái tốt đẹp của quá khứ để lại, một mặt, con người cần phải tỉnh táo, không tự đánh mất mình trong cái vinh quang có sẵn, mặt khác, phải biết để cho những cái lạc lậu, lỗi thời - "cái nếp cũ” nằm yên trong quá khứ, không để mình bị chúng trói buộc chân tay, và hơn nửa, phải biết lấy chúng làm bài học lịch sử cho việc đổi mới hiện tại, chuẩn bị tất cho tương lai. Trở lại một cách toàn diện và triệt để với hệ thống tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh, với học thuyết Hồ Chí Minh đó là cơ sở, là điều kiện, là tiền đề cho việc đưa đất nước phát triển thành công theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến nhanh đến mục tiêu CHXH.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐổi mới - linh hồn của tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
Tài liệu liên quan