Vận dụng quan điểm kiến tạo biện chứng vào dạy học một số khái niệm thuộc phần Sinh thái học lớp 12 - Phạm Thị Phương Anh

4. KẾT LUẬN Việc vận dụng quan điểm kiến tạo biện chứng vào quá trình dạy học Sinh thái học giúp phát triển tư duy và óc sáng tạo của người học vì trong quá trình xây dựng những tri thức mới từ những tri thức có sẵn, HS sẽ học được cách suy nghĩ đa chiều, phát sinh ý tưởng và giả thuyết, sử dụng thường xuyên các kỹ năng nhận thức như phân tích, tổng hợp và đánh giá để giải quyết vấn đề, qua đó, HS cũng có thể nhớ, hiểu và áp dụng kiến thức tốt hơn. Thông qua việc hoạt động nhóm, sự tự tin, các kỹ năng giao tiếp, tinh thần tập thể, năng lực đánh giá và tự đánh giá của HS cũng được phát triển. Ngoài ra, việc dạy học Sinh thái học theo quan điểm kiến tạo biện chứng cũng giúp xây dựng được mối liên hệ mật thiết giữa Sinh thái học và đời sống vì GV luôn khuyến khích HS mang các tri thức kinh nghiệm vào lớp học và vận dụng tri thức khoa học để lý giải, đánh giá và điều chỉnh chúng. Tuy nhiên, việc thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học theo quan điểm kiến tạo biện chứng cũng đòi hỏi GV phải có nhiều kinh nghiệm, hiểu sâu và rộng về các vấn đề học tập và đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, chuẩn bị và tiến hành hoạt động dạy học thì mới có thể mang lại kết quả tốt nhất.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng quan điểm kiến tạo biện chứng vào dạy học một số khái niệm thuộc phần Sinh thái học lớp 12 - Phạm Thị Phương Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 116-122 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO BIỆN CHỨNG VÀO DẠY HỌC MỘT SỐ KHÁI NIỆM THUỘC PHẦN SINH THÁI HỌC LỚP 12 PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Quan điểm kiến tạo biện chứng trong dạy học quan niệm rằng tri thức là kết quả của sự tương tác giữa những biểu tượng sẵn có trong cấu trúc trí tuệ của người học với những tri thức mới trong những hoàn cảnh văn hóa, xã hội nhất định. Do vậy, việc vận dụng quan điểm này vào dạy học các khái niệm thuộc phần Sinh thái học lớp 12 sẽ giúp giáo viên tận dụng được những kiến thức học sinh đã được học ở phần Sinh vật và môi trường ở lớp 9 cũng như những kinh nghiệm có liên quan mà học sinh đã thu thập được trong cuộc sống để làm cơ sở thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh và nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khái niệm sinh học là những khái niệm phản ánh các dấu hiệu và thuộc tính bản chất của các cấu trúc sống, của các hiện tượng, quá trình của sự sống cũng như mối liên hệ, tương quan giữa chúng với nhau [1]. Khái niệm sinh học là một bộ phận kiến thức vô cùng quan trọng trong chương trình Sinh học trung học phổ thông vì đó là cơ sở để hình thành nên các quy luật sinh học và học thuyết sinh học. Các khái niệm sinh học, đặc biệt là các khái niệm thuộc phần Sinh thái học có mối liên hệ rất chặt chẽ với đời sống, thực tiễn sản xuất, do đó, trong quá trình định hướng cho học sinh (HS) hình thành khái niệm, giáo viên (GV) cần chú trọng đến những biểu tượng sẵn có của HS về các khái niệm đó để làm cơ sở thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp. Ngoài ra, với quan điểm xây dựng chương trình Sinh học ở nhà trường phổ thông theo hướng đồng tâm mở rộng, phần lớn các khái niệm thuộc phần Sinh thái học lớp 12 là sự phát triển các khái niệm thuộc phần Sinh vật và môi trường ở lớp 9, do đó, việc phát triển các khái niệm đã có của HS trong quá trình dạy học Sinh thái học lớp 12 cũng cần được GV quan tâm. Theo quan điểm kiến tạo trong dạy học, học tập là quá trình người học chủ động xây dựng nên những kiến thức và cách hiểu của riêng mình từ những kinh nghiệm đã có của bản thân [2], vì vậy, việc vận dụng quan điểm kiến tạo để dạy các khái niệm thuộc phần Sinh thái học là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. 2. QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO BIỆN CHỨNG TRONG DẠY HỌC 2.1. Lý thuyết kiến tạo biện chứng Lý thuyết kiến tạo biện chứng nhấn mạnh đến bản chất tương tác của tri thức (sơ đồ 1), trong đó, tri thức là kết quả của sự tương tác giữa người học và môi trường. Học là quá trình xây dựng những mô hình hay biểu tượng bên trong của thực tại bên ngoài dưới sự VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO BIỆN CHỨNG ĐỂ DẠY MỘT SỐ KHÁI NIỆM 117 ảnh hưởng của niềm tin, văn hóa, những kinh nghiệm có sẵn của cá nhân và ngôn ngữ, dựa trên sự tương tác với những người khác, việc dạy trực tiếp và sự bắt chước. Trong sơ đồ 1, HS tương tác với tri thức (hình chữ nhật màu tối) bên trong một môi trường văn hóa - xã hội. Những kinh nghiệm xã hội bên ngoài này dẫn đến sự hình thành những cấu trúc trí tuệ bên trong và những cấu trúc trí tuệ này chịu ảnh hưởng bởi sự hiện diện của những nhân tố phụ thuộc hoạt động, bối cảnh, văn hóa, xã hội. Do đó, HS không thu nhận một biểu tượng chính xác của tri thức xã hội (hình chữ nhật có màu sáng), mà hình thành một cách hiểu (ý nghĩa) mang tính cá nhân về tri thức đó. Độ chính xác của những tri trức mới được xây dựng sẽ tùy thuộc vào những tri thức có sẵn của HS và sự ảnh hưởng của những nhân tố phụ thuộc hoạt động, bối cảnh, văn hóa và xã hội [4]. Sơ đồ 1. Mô hình dạy học theo lý thuyết kiến tạo biện chứng [4] 2.2. Các nguyên tắc dạy học theo quan điểm kiến tạo biện chứng Lý thuyết kiến tạo là một lý thuyết về học tập, do đó, vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học nghĩa là hình thành nên một cách dạy dựa vào tiếp cận cách học theo quan điểm kiến tạo. E. Doolittle (1999) đã đưa ra tám nguyên tắc dạy học theo quan điểm kiến tạo biện chứng. Tất nhiên, những nguyên tắc này về bản chất là một sự tổng hợp của cả lý thuyết kiến tạo biện chứng và sự kế thừa những ưu điểm của nhiều học thuyết khác trong những thời điểm khác nhau [3]. 1) Việc học tập cần phải xảy ra trong những môi trường thực tế và tin cậy. 2) Sự tranh luận và đàm phán tập thể cần được quan tâm trong quá trình học tập. PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH 118 3) Nội dung và các kỹ năng cần phải phù hợp với người học. 4) Người học cần phải thấu hiểu được nội dung và các kỹ năng bằng cấu trúc nhận thức đã có. 5) Học sinh phải được đánh giá theo tiến trình, phục vụ cho việc phát triển những kinh nghiệm học tập trong tương lai. 6) Học sinh cần được khuyến khích để trở nên tự điều chỉnh, tự dàn xếp và tự nhận thức. 7) Vai trò chủ yếu của giáo viên là người hướng dẫn và tạo điều kiện cho việc học chứ không phải là người dạy. 8) Giáo viên cần cung cấp và khuyến khích các nội dung tri thức có nhiều khía cạnh và nhiều biểu tượng. 2.3. Quy trình thiết kế hoạt động dạy học theo quan điểm kiến tạo biện chứng Trên cơ sở nghiên cứu các nguyên tắc dạy học theo quan điểm kiến tạo biện chứng, chúng tôi đưa ra một quy trình thiết kế hoạt động dạy học theo quan điểm kiến tạo biện chứng gồm 6 bước như sau (sơ đồ 2): Sơ đồ 2. Quy trình thiết kế hoạt động dạy học theo quan điểm kiến tạo biện chứng 1) Xác định đối tượng của hoạt động học Đối tượng của hoạt động học chính là các tri thức mà HS cần chiếm lĩnh. GV cần nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa liên quan trực tiếp đến hoạt động, đồng thời phải quan tâm đến việc HS đã được học những kiến thức có liên quan ở mức độ nào để tập trung vào phát triển những kiến thức mới dựa vào kiến thức đã có của HS. 2) Dự đoán trình độ nhận thức hiện tại của HS GV căn cứ vào đối tượng của hoạt động học để dự đoán trình độ nhận thức của HS liên quan đến nội dung học tập, bao gồm các kiến thức nội môn, liên môn và cả những kiến thức HS có thể thu nhận được trong cuộc sống hàng ngày, từ đó, dự đoán những kiến 1) Xác định đối tượng của hoạt động học 2) Dự đoán trình độ nhận thức hiện tại của HS 5) Lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học 3) Xác định mục tiêu của hoạt động 4) Xây dựng các phương án thử thách nhận thức của HS 6) Thiết kế hoạt động dạy học VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO BIỆN CHỨNG ĐỂ DẠY MỘT SỐ KHÁI NIỆM 119 thức chưa hoàn thiện hay những quan niệm đa chiều của HS về một vấn đề nào đó. Điều này vừa là cơ sở xác định mục tiêu của hoạt động, vừa là cơ sở để đưa ra các tình huống, vấn đề thử thách nhận thức của HS. 3) Xác định mục tiêu hoạt động Căn cứ vào nội dung trọng tâm và việc dự đoán trình độ nhận thức của HS, GV xác định một cách hợp lý các mục tiêu của hoạt động. Mục tiêu chính là sản phẩm học tập của HS sau khi hoàn thành hoạt động, bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các mục tiêu cần phải tương xứng với trình độ nhận thức của HS, đi trước và định hướng cho sự phát triển nhân cách của HS. Mục tiêu định hướng cho toàn bộ các thao tác tiếp theo của hoạt động dạy học và là căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động nhận thức của HS. 4) Xây dựng các phương án thử thách nhận thức của HS Tùy thuộc vào việc dự đoán trình độ nhận thức của HS và mục tiêu hoạt động, GV xây dựng các phương án thử thách nhận thức của HS. Các phương án này có thể là các câu hỏi mở, các tình huống có vấn đề liên quan đến nội dung học tập... nhằm làm cho HS bộc lộ những quan niệm chưa đúng hay chưa hoàn thiện để GV căn cứ vào đó mà tổ chức cho HS thảo luận nhằm giúp HS đạt đến tri thức được xã hội công nhận, rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến các kiến thức đó. Các phương án thử thách này càng gần gũi với đời sống thực tế càng có tác dụng kích thích hứng thú học tập của HS. 5) Lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học Sau khi xây dựng được phương án làm bộc lộ các quan điểm của HS về vấn đề học tập, GV lựa chọn các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học tương ứng. Phương pháp dạy học cần hướng vào việc kích thích người học sử dụng các thao tác tư duy ở mức độ cao để giải quyết các vấn đề do GV hay bạn học đưa ra. Các phương tiện dạy học cần hướng vào việc tăng tính trực quan và tính xác thực của nội dung tri thức. Hình thức tổ chức dạy học cần hướng vào việc tạo ra môi trường học tập thân thiện, trong đó HS có điều kiện thâm nhập thực tế, tăng tính độc lập, chủ động, rèn luyện khả năng giao tiếp của HS với bạn học và GV. 6) Thiết kế hoạt động dạy học. Sau khi đã thực hiện đầy đủ năm bước của quy trình, GV tiến hành thiết kế hoạt động dạy học tương ứng và đưa vào giáo án. 3. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO BIỆN CHỨNG ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC KHÁI NIỆM THUỘC PHẦN SINH THÁI HỌC LỚP 12 Khi vận dụng quan điểm kiến tạo biện chứng để dạy các khái niệm thuộc phần Sinh thái học lớp 12, GV cần lựa chọn những khái niệm mà HS đã học nhưng chưa hoàn thiện hoặc là những khái niệm mới nhưng có nội dung gần gũi với đời sống con người. Với những khái niệm này, GV dễ dàng huy động được nguồn tri thức đã có của HS để xây dựng nên các tình huống, vấn đề nhằm thử thách nhận thức của HS. Sau đây là một hoạt động dạy học được thiết kế dựa vào các bước của qui trình thiết kế hoạt động dạy học theo quan điểm kiến tạo biện chứng: PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH 120 Ví dụ: Dạy các khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. 1) Xác định đối tượng của hoạt động học Khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn ở lớp 12 như sau: Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi, có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, đồng thời là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau. Lưới thức ăn bao gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung. 2) Dự đoán trình độ nhận thức hiện tại của HS Ở lớp 9, HS đã được học khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn như sau: - Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ. - Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung. Như vậy, khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn mà HS đã học ở lớp 9 về cơ bản cũng bao gồm những nội dung tương tự như hai khái niệm này ở lớp 12. Do vậy, HS sẽ nhớ được hai khái niệm này ở một mức độ nào đó. Đồng thời, những kiến thức về quan hệ dinh dưỡng giữa các loài là những kiến thức rất gần gũi với đời sống hàng ngày nên HS có thể có rất nhiều kiến thức thực tế liên quan đến lĩnh vực này. 3) Xác định mục tiêu hoạt động - Phát biểu được khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. - Phân tích được mối quan hệ tác động qua lại giữa các loài trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn và vai trò của chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái. - Nâng cao ý thức bảo vệ sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên. 4) Xây dựng các phương án thử thách nhận thức của HS Ở lớp 9, HS đã học về khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Do đó, GV không nên hình thành lại các khái niệm này mà có thể đưa hình ảnh về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn để kiểm tra mức độ nhớ khái niệm của HS trong khi thiết kế hoạt động dạy học. Đồng thời, GV có thể đặt thêm các tình huống mới để HS vận dụng các khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn để giải quyết các tình huống này, giúp HS hiểu rõ vai trò của chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái. 5) Lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. GV cần sưu tầm hình ảnh về các chuỗi và lưới thức ăn để đưa vào phiếu học tập và sử dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm để các HS có thể hỗ trợ cho nhau trong việc tìm ra kiến thức mới, từ đó làm tăng hiệu quả quá trình lĩnh hội tri thức của HS. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO BIỆN CHỨNG ĐỂ DẠY MỘT SỐ KHÁI NIỆM 121 6) Thiết kế hoạt động dạy học 1. Hình 1 dưới đây mô tả một chuỗi thức ăn. a. Căn cứ vào mối quan hệ nào để các loài trên được sắp xếp theo trình tự đó? b. Chuỗi thức ăn là gì? Hình 1. Chuỗi thức ăn 2. Hình 2 mô tả một lưới thức ăn. Hình 2. Lưới thức ăn a. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các loài trong chuỗi thức ăn, hãy sắp xếp các loài trong hình 2 vào các vị trí chứa số tương ứng. b. Hãy xác định các chuỗi thức ăn có trong hình trên. c. Phát biểu khái niệm lưới thức ăn. d. Nếu trong lưới thức ăn trên, con người tiêu diệt hết rắn và chuột chũi thì điều gì sẽ xảy ra? 4. KẾT LUẬN Việc vận dụng quan điểm kiến tạo biện chứng vào quá trình dạy học Sinh thái học giúp phát triển tư duy và óc sáng tạo của người học vì trong quá trình xây dựng những tri thức mới từ những tri thức có sẵn, HS sẽ học được cách suy nghĩ đa chiều, phát sinh ý PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH 122 tưởng và giả thuyết, sử dụng thường xuyên các kỹ năng nhận thức như phân tích, tổng hợp và đánh giá để giải quyết vấn đề, qua đó, HS cũng có thể nhớ, hiểu và áp dụng kiến thức tốt hơn. Thông qua việc hoạt động nhóm, sự tự tin, các kỹ năng giao tiếp, tinh thần tập thể, năng lực đánh giá và tự đánh giá của HS cũng được phát triển. Ngoài ra, việc dạy học Sinh thái học theo quan điểm kiến tạo biện chứng cũng giúp xây dựng được mối liên hệ mật thiết giữa Sinh thái học và đời sống vì GV luôn khuyến khích HS mang các tri thức kinh nghiệm vào lớp học và vận dụng tri thức khoa học để lý giải, đánh giá và điều chỉnh chúng. Tuy nhiên, việc thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học theo quan điểm kiến tạo biện chứng cũng đòi hỏi GV phải có nhiều kinh nghiệm, hiểu sâu và rộng về các vấn đề học tập và đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, chuẩn bị và tiến hành hoạt động dạy học thì mới có thể mang lại kết quả tốt nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2006). Lí luận dạy học Sinh học (phần đại cương). NXB Giáo dục, Hà Nội. [2] Nguyễn Hữu Châu (2005). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. NXB Giáo dục, Hà Nội. [3] Doolittle, P. E. (1999). Constructivism and Online Education [Internet] (2008 April) [cited 2008 April]. Available from: URL: [4] Doolittle, P. E. (2000). Complex Constructivism: A Theoretical Model of Complexity and Cognition [Internet]. (2008 May) [cited 2008 May]. Available from: URL: http:// edpsychserver.ed.vt.edu/research/complex1.html or Title: APPLYING THE DIALECTICAL CONSTRUCTIVIST VIEWPOINT FOR TEACHING AND LEARNING SOME ECOLOGICAL CONCEPTS IN GRADE 12 Abstract: Dialectical constructivist viewpoint in teaching implies that knowledge is the result of the interaction between the existed symbols in the learner's mental structure and the new knowledge in the specific cultural and social circumstance. Therefore, the application of this point in the process of teaching the ecological concepts in grade 12 will help teachers take advantage of the knowledge that students have learned in “The creatures and the environment” in grade 9 as well as relevant experience that students have collected in life as the basis for designing teaching activities that are consistent with cognitive level of each student and improve the effectiveness of the process of teaching. ThS. PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf19_300_phamthiphuonganh_19_pham_thi_phuong_anh_574_2021147.pdf
Tài liệu liên quan