Bài giảng Thiết kế bài giảng điện tử - Trương Văn Thanh

3.2.2.5. Tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trong Slide Sử dụng lệnh Slide Show/Custom Animation, xuất hiện bảng chọn Custom Animation. Chọn nút lệnh Add Effect để thực hiện thiết lập các hiệu ứng đúng như kịch bản cho các đối tượng trong từng slide của 04 file .ppt đã thiết kế. 3.2.2.6. Tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa các Slide Chọn lệnh: Slide Show/Slide Transition, xuất hiện bảng chọn Slide Transition để thực hiện thiết lập các hiệu ứng chuyển tiếp giữa các Slide theo sở thích cho các slide của 04 file .ppt đã thiết kế. 3.2.2.7. Tạo liên kết giữa các Slide, các file Chọn lệnh Slide / Show / Action Buttons để thực hiện thiết lập liên kết giữa các Slide trong file BaiDayHinhChieu.ppt và liên kết với các file MatPhangChieu.ppt, BaHinhChieu.ppt, ViTriHinhChieu.ppt theo đúng như kịch bản đã thiết kế. 3.2.2.8. Chạy thử để kiểm tra và sửa chữa bài giảng Nháy chuột chọn nút Slide Show ( ) trên thanh công cụ ở góc dưới trái màn hình để chạy thử slide đang chọn, nhấn nút F5 để chạy thử toàn bộ bài giảng nhằm kiểm tra và sửa chữa những lỗi về chính tả, hiệu ứng, liên kết, ảnh của bài giảng điện tử

pdf66 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thiết kế bài giảng điện tử - Trương Văn Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t nhất, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú để HS lĩnh hội nội dung kiến thức, đạt được mục tiêu dạy học. 1.2. Vai trò, ý nghĩa của bài giảng điện tử. 1.2.1. Đối với giáo viên Bài giảng điện tử giúp người giáo viên chủ động trong giảng dạy, phát huy hết năng lực vốn có đồng thời nhận được sự hỗ trợ to lớn của xã hội. Đặc biệt về mặt tư liệu giảng dạy vô cùng phong phú (trích các đoạn phim khoa học, hình ảnh động, các sơ đồ, hình họa phức tạp, các số liệu luôn được cập nhật, ) nên có hiệu suất cao. Nếu như không dùng bài giảng điện tử thì khó mà cung cấp đến học sinh, sinh viên nhiều thông tin đa dạng như vậy. Hơn nữa, khi dùng bài giảng điện tử, chúng ta dễ dàng cập nhật sửa chữa nội dung, cũng như quản lý thuận tiện. 1.2.2. Đối với học sinh Bài giảng điện tử mang đến cho học sinh một phương tiện học tập rất lý thú, sinh động, giúp giải quyết khâu chính trong học tập là hiểu bài, tăng cường củng cố khắc sâu kiến thức bằng nhiều thủ thuật ấn tượng, đặc biệt rèn luyện tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng, phát huy tính tích cực chủ động, Trong bài viết “Đánh giá một tiết dạy học có ứng dụng CNTT. Và vấn đề xây dựng bài giảng điện tử” của Đào Thái Lai  Viện CL&CT giáo dục đã nêu: “Với bài giảng điện tử, người thầy được giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện tăng cường đối thoại, thảo luận với người học, qua đó kiểm soát được người học. Người học được thu hút, kích thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú, sâu sắc hơn” 1.3. Chuẩn bị tài nguyên cho thiết kế bài giảng điện tử. 1.3.1. Yêu cầu khi tìm kiếm tài nguyên 8 Tài nguyên cho thiết kế bài giảng điện tử bao gồm các tư liệu: văn bản (text), đồ họa (graphics), ảnh động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip) Trong quá trình tìm kiếm tư liệu, điều quan trọng nhất là việc xác định những tư liệu tìm kiếm để đưa vào bài giảng nhất thiết phải phù hợp với mục tiêu học tập, hướng đến trọng tâm kiến thức của bài. Nghĩa là giáo viên cần hình dung ra những biện pháp - hoạt động giúp HS khai thác nội dung các tư liệu ấy theo cách giúp các em suy nghĩ khám phá kiến thức mới hoặc luyện tập thực hành kĩ năng học tập. Tuyệt đối tránh lối phô diễn hình ảnh đơn thuần, gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. Mặt khác, một số tư liệu hình ảnh, âm thanh nào đó của bài dạy có thể được thiết kế thành một hoạt động chuẩn bị bài của học sinh. Về phương diện này, học sinh sẽ được yêu cầu tìm chọn hình ảnh để minh hoạ cho một khía cạnh nội dung trong bài học hoặc cần suy nghĩ và giải quyết để một vấn đề mà giáo viên khơi gợi ra từ những hình ảnh nào đó. 1.3.2. Tìm kiếm tài nguyên Các tư liệu để thiết kế bài giảng điện tử có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau: - Trong kho tài nguyên nhà trường; trong sách báo, tạp chí được nhập vào máy tính bằng cách sử dụng máy scanner và phần mềm Adobe Photoshop. - Trong các băng CD, VCD, DVD được nhập vào máy tính bằng cách sử dụng các phần mềm ACDSee (xử lý ảnh trên CD). - Trên Internet. - Tự tạo: bằng cách quay phim hay chụp ảnh kỹ thuật số; sử dụng phần mềm Flash (tạo hình ảnh động), CorelDraw; ngoài ra, một số phần mềm chuyên dụng cho môn học Kỹ thuật Công nghiệp như AutoCAD, SolidWorks... 1.3.3. Gia công sư phạm tài nguyên Khi đã sưu tầm và chọn lọc được những tư liệu cần thiết, chúng ta phải gia công sư phạm các tư liệu đó, đây là công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Các tư liệu hình ảnh thường được chú thích bằng tiếng Anh, nên cần phải được Việt hóa, chỉnh sửa, chú thích lại. Một số đoạn phim có kích thước nhỏ, có lời thuyết minh bằng tiếng Anh, có định dạng không nhúng vào được PowerPoint nên cần phải 9 chỉnh sửa lại các đoạn phim này như làm tăng kích thước cho dễ nhìn, cắt bỏ các lời thuyết minh bằng tiếng Anh và thay đổi định dạng... thì GV và HS mới có thể sử dụng chúng một cách thuận tiện. Cụ thể có thể sử dụng các phần mềm sau đây để chỉnh sửa và gia công sư phạm các tư liệu sưu tầm được: 1.3.3.1. Ảnh tĩnh Sử dụng phần mềm MS. Paint để sửa và chú thích bằng tiếng Việt cho các tranh, ảnh tĩnh VD: khi cần chú thích bằng tiếng Việt và thay đổi định dạng cho các ảnh tĩnh ta thực hiện như sau: - Mở MS. Paint/Open/chọn ảnh cần chú thích - Chọn A-Text xóa và gõ chữ Việt thay cho tiếng Anh - Chọn File/Save as/chọn đuôi JPEG. 1.3.3.2. Các đoạn phim Có thể sử dụng phần mềm Avidemux cắt, ghép và chỉnh sửa các thuộc tính của các đoạn video. Các đoạn video sưu tầm được nhưng vẫn chưa sử dụng được là do định dạng không phù hợp; chỉ cần dùng một đoạn nhỏ hoặc phải ghép nhiều đoạn lại; kích thước khuôn hình quá lớn hoặc quá nhỏ... Vì vậy cần phải cắt, ghép và chỉnh sửa thuộc tính của chúng. Quy trình thực hiện như sau: a. Cắt và chỉnh sửa thuộc tính một đoạn video Bước 1: Sau khi khởi động chương trình Avidemux lên, tại đây kích chọn Menu File, chọn Open để mở Video cần cắt ra. 10 Bước 2: Tại đây kích chọn nút Play để cho đoạn Video chạy đến điểm bắt đầu cắt, kích chuột chọn nút Pause để dừng lại, kích chuột chọn nút có ghi chữ A để đánh dấu điểm đầu của đoạn cần cắt. Bước 3: Sau khi đã xác định được điểm đầu, kích chọn nút Play để chạy tiếp đến điểm cuối đoạn video cần cắt, kích chọn nút Pause để dừng, sau đó kích chọn nút có ghi chữ B để đánh dấu điểm cuối của đoạn video cần cắt. Bước 4: Đến đây đã xác định được đoạn video cần cắt. Để cắt đoạn này đi kích chọn Menu Edit \ Cut (hay Ctrl + X) 11 Bước 5: Trước khi lưu File Video, cần lựa chọn định dạng của File, kích chọn Video Output để lựa chọn định dạng phù hợp. Bước 6: Lưu File, kích chọn File \ Save, đặt tên file, khai báo thư mục lưu trữ để lưu phần video còn lại thành file mới. 12 b. Ghép (nối) các đoạn video Bước 1: Trước khi thực hiện ghép các Video phải căn chỉnh sao cho các đoạn video cần ghép phải đúng kích thước khuôn hình và các thông số. - Mở File thứ nhất cần nối (mở như hướng dẫn các bước ở phần trên) - Kích chọn Menu File \ Append (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + A) để mở tiếp File video thứ hai. Bước 2: Làm như vậy là đã tiến hành ghép được hai File video thành một File video hoàn chỉnh, để lưu File đó lại kích chọn File \ Save 13 Bước 3: Khai báo thư mục lưu trữ, tên File; kích chọn Save để lưu cất video. 1.3.4. Lưu cất tài nguyên Cuối cùng, chúng ta nên nghĩ đến việc lưu trữ và tổ chức hệ thống tư liệu để có thể sử dụng chúng lâu dài và cho việc thiết kế những bài dạy khác về sau. 14 Chương 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Mục tiêu của chương Về kiến thức: - Hiểu được những chức năng chính của phần mềm công cụ PowerPoint. - Biết được quy trình chung khi thiết kế bài giảng điện tử. - Biết được các yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử.. Về kĩ năng: - Xây dựng được khung kịch bản sư phạm của bài giảng điện tử. - Bước đầu rèn luyện được năng lực vận dụng kiến thức các khoa học liên môn, bổ trợ để xây dựng khung kịch bản sư phạm bài giảng điện tử nói chung. Về thái độ: Có hứng thú nỗ lực trong việc xây dựng khung kịch bản sư phạm của bài giảng điện tử. 15 Bài giảng điện tử có thể thiết kế bằng một trong các ngôn ngữ lập trình (ví dụ: Pascal, VB, C ++ , Java, ) hoặc dựa vào các phần mềm trình diễn có sẵn (ví dụ: Access, Macromedia Flash, Frontpage, Publisher, Powerpoint,) tùy theo trình độ có được về công nghệ thông tin của người thiết kế. Với đối tượng là thầy, cô giáo THCS hiện nay phần mềm trình diễn Powerpoint là phần mềm công cụ được sử dụng phổ biến hơn cả. Những hiểu biết để sử dụng phần mềm công cụ này SV đã được học tập ở học phần Tin học đại cương, ở bài giảng này chỉ nêu tóm tắt lại những lệnh, thao tác cơ bản làm cơ sở cho việc thiết kế bài giảng. 2.1. Phần mềm công cụ PowerPoint. 2.1.1. Giới thiệu tổng quan Bài giảng sử dung phần mềm Microsoft Powerpoint 2003 2.1.1.1. Khởi động phần mềm Chọn lệnh Start / Programs / Microsoft Office / Microsoft Powerpoint 2.1.1.2. Màn hình chính 2.1.1.3. Cách tạo một tập tin trình diễn Chọn lệnh File / New (Ctrl  N) Trong mục Apply slide layout, chọn mẫu mà ta muốn thể hiện. Tuy nhiên thông thường ta nên chọn mẫu Blank (mẫu trắng) để chúng ta có thể tự do trong việc thiết kế Slide của mình. Thanh bảng chọn Thanh tiêu đề Thanh công cụ chuẩn Thanh công cụ định dạng Thanh trạng thái Thanh công cụ vẽ Khung Slide Khung Outline Khung notes 16 2.1.1.4. Mở một tập tin đã tạo trước đó Chọn lệnh File / Open (Ctrl  O) 2.1.1.5. Lưu tập tin Chọn lệnh File / Save (Ctrl - S) 2.1.1.6. Thoát khỏi chương trình Chọn lệnh File / Exit (Ctrl - Q) 2.1.2. Làm việc với Slide 2.1.2.1. Chèn thêm 1 Slide mới  Click chuột vào vị trí muốn chèn  Chọn lệnh Insert / New Slide (Ctrl - M) 2.1.2.2. Xoá Slide  Chọn Slide cần xoá  Nhấn phím Delete trên bàn phím 2.1.2.3. Copy Slide  Chọn Slide cần copy  Chọn lệnh Edit / Copy (Ctrl - C)  Click chuột vào vị trí cần copy  Chọn lệnh Edit / Paste (Ctrl - V) 2.1.2.4. Di chuyển Slide  Chọn Slide cần di chuyển  Chọn lệnh Edit / Cut (Ctrl - X)  Click chuột vào vị trí cần di chuyển  Chọn lệnh Edit / Paste (Ctrl - V) 2.1.2.5. Đặt màu nền cho Slide Chọn lệnh Insert / Background 2.1.3. Thiết kế nội dung của Slide 2.1.3.1. Chọn khuôn mẫu Slide (Slide design) Chọn lệnh Format / Slide design Mục Apply to All Slides : Áp dụng cho tất cả Slide Mục Apply to Selected Slide : Áp dụng cho Slide hiện hành 17 2.1.3.2. Nhập dữ liệu là Text Cách 1 : Tạo Text từ các ô giữ chỗ Cách 2 : Tạo Text từ Text box 2.1.3.3. Nhập dữ liệu là tranh ảnh a. Chọn ảnh trong Clip Art Chọn lệnh Insert / Picture / Clip art b. Chọn ảnh ở một thư mục nào đó Chọn lệnh Insert / Picture / From file 2.1.3.4. Tạo chữ nghệ thuật Word Art Chọn lệnh Insert / Picture / WordArt 2.1.3.5. Nhập dữ liệu là bảng (Table) Chọn lệnh Insert / Table 2.1.3.6. Nhập dữ liệu là đồ thị, biểu đồ (Chart) Chọn lệnh Insert / Chart 2.1.3.7. Nhập dữ liệu là sơ đồ Chọn lệnh Insert / Diagram 2.1.3.8. Nhập dữ liệu là đoạn phim, âm thanh Chọn lệnh Insert / Movies and sounds Mục Movie from file : Chọn đoạn phim từ file trong máy Mục Sound from file : Chọn âm thanh từ file trong máy Record sound : Ghi âm từ Mic 2.1.4. Tạo hiệu ứng cho các đối tượng trong Slide  Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng (Text, hình ảnh, đoạn phim,)  Chọn lệnh Slide show / Custom Animation / Add effect Mục Entrance : Hiệu ứng xuất hiện Mục Emphasis : Hiệu ứng nhấn mạnh Mục Exit : Hiệu ứng biến mất Mục Motion Paths : Hiệu ứng di chuyển 2.1.5. Tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa các Slide Chọn lệnh: Slide Show / Slide Transition, xuất hiện bảng chọn Slide Transition 18 Trong khung Apply to selected slides, chọn hiệu ứng chuyển tiếp giữa các Slide theo ý muốn. Trong khung Modify transition, chọn tốc độ và gán âm thanh khi chuyển tiếp giữa các Slide. Trong khung Advance slide, chọn cách chuyển. Chọn nút lệnh Apply to All Slides để ấn định thay đổi cho tất cả các Slide 2.1.6. Trình chiếu Slide 2.1.6.1. Trình chiếu từ đầu tới cuối  Nhấn phím F5  Có thể dùng phím mũi tên lên, xuống để di chuyển qua lại các Slide  Thoát khỏi trình chiếu, nhấn phím Esc 2.1.6.2. Trình chiếu Slide hiện hành Nhấn vào nút 2.1.6.3. Dùng bút để gạch chân, khoanh tròn các vấn đề quan trọng Trong quá trình trình chiếu, nhấn chuột chọn Pen (chúng ta có thể chọn màu cho Pen) để gạch chân hay khoanh tròn những đối tượng hay một phần của đối tượng trên slide với mục đích nhấn mạnh làm nổi bật chúng. 2.2. Quy trình và yêu cầu chung của thiết kế bài giảng điện tử 2.2.1. Quy trình chung thiết kế bài giảng điện tử Bước 1: Chọn bài giảng hay phần bài giảng thích hợp Trước khi có ý tưởng thiết kế một bài giảng điện tử cần chú ý tới điểm quan trọng là cần phải lựa chọn bài giảng hay phần bài giảng thích hợp, không phải bài giảng hay phần bài giảng nào cũng cần tới bài giảng điện tử. Bài giảng hay phần bài giảng thích hợp là bài giảng hay phần bài giảng có thể dùng bài giảng điện tử để hỗ trợ dạy học và tạo ra hiệu quả dạy học tốt hơn khi sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống. Cần tránh chọn những bài giảng, những tiết học mà việc thiết kế mất nhiều thời gian nhưng việc sử dụng nó trong dạy học thì hiệu quả không đáng kể. Có thể chỉ ra một số trường hợp nên thiết kế bài giảng điện tử: - Khi dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng. 19 - Khi cần giúp HS rèn luyện kỹ năng nào đó thông qua việc hoàn thành số lượng lớn bài tập. - Xây dựng các phần mềm dạy học thí nghiệm ảo hỗ trợ thực hiện các thí nghiệm trong điều kiện không thể thực hiện thí nghiệm đó. - Tổ chức đánh giá tự động trên máy. Lúc này, cần tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi, từ đó có thể lựa chọn ngẫu nhiên để thành lập các bộ đề khác nhau. Bước 2: Phân tích nội dung bài dạy, soạn giáo án GV cần nghiên cứu kỹ bài qua sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo khác để xác định được: - Những mục tiêu về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được qua tiết học. - Dạy nội dung nào ứng với hoạt động nào. - Trọng tâm của bài. - Tài liệu tham khảo, xác định và thu thập những tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng, nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức, nâng cao hiệu quả tiết dạy và phù hợp với trình độ nhận thức HS. - Soạn giáo án (kế hoạch dạy học). - Thiết bị dạy học hỗ trợ. Bước 3: Xây dựng kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong việc thiết kế bài giảng điện tử. Ở giai đoạn này, người thiết kế sử dụng Word để xây dựng kịch bản cần xác lập ba nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất là phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. Thứ hai là các câu hỏi (kể cả các câu hỏi của phần kiểm tra bài cũ), hoạt động học tập và bài tập học sinh cần thực hiện. Thứ ba là hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, sơ đồ, bảng biểu sẽ sử dụng để minh họa kiến thức hay để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập. Thoạt đầu, giáo viên miêu tả các thành phần kiến thức. Ở mỗi phần kiến thức nếu nảy ra câu hỏi, hình thức và nội dung hoạt động nào giáo viên có thể ghi chèn vào. 20 Việc hoạch định các hoạt động học tập và bài tập có thể làm sau khi đã miêu tả các phần kiến thức cốt lõi hoặc làm song song với phần ấy. Việc xác định và chọn lựa hình ảnh, âm thanh nên thực hiện đồng thời với việc thiết kế các bài tập và hoạt động (nên ghi rõ phần nào đưa ra trình chiếu). Kịch bản này được xây dựng càng rõ ràng thì việc biến nó thành bài giảng điện tử càng dễ thực hiện. Ví dụ: sau khi thực hiện bước 2, GV tiến hành soạn kịch bản sư phạm dưới dạng các slide như sau: Slide 1: [Giới thiêu] Lời chào mừng hoặc tên bài dạy; Giáo viên thực hiện Slide 2: Kiểm tra bài cũ Các câu hỏi (bài tập, ) kiểm tra bài cũ, tranh ảnh minh hoạ cho việc kiểm tra bài cũ, đáp án (nếu cần thiết); Các câu hỏi hoặc phần lệnh cho việc kiểm tra sự chuẩn bị bài mới ở nhà của HS (nếu cần). Slide 3: Giới thiệu bài mới Các hình ảnh dùng để kết hợp với lời giới thiệu bài mới của GV (nếu cần có); tiêu đề cho hoạt động (HĐ) giới thiệu bài mớ i- HĐ1. Câu hỏi (hoặc lệnh hay bài tập, phiếu giao việc, ) để khai thác HĐ này, các thông tin hoặc các tranh ảnh giúp HS tìm hiểu nội dung HĐ1; Đáp án cho HĐ này. Slide 4: Nội dung Tên các mục của bài dạy; Tạo liên kết tên mỗi mục tới Slide nội dung tương ứng Slide 5: Tên mục 1 bài dạy - Các hình ảnh dùng để kết hợp với lời chuyển ý sang HĐ mới của GV(nếu cần có); tiêu đề cho HĐ2 ,Câu hỏi (hoặc lệnh hay bài tập, ) để khai thác HĐ này, các thông tin hoặc các tranh ảnh giúp HS tìm hiểu nội dung HĐ2; Đáp án cho HĐ này . - Liên kết chuyển về Slide 4 Slide 6, n: Tên mục 2 tên mục cuối cùng của bài dạy Thực hiện tương tự như Slide 5. Slide n+1: Củng cố bài 21 Cần đưa ra dự kiến: củng cố bằng hình thức nào: trò chơi hay giải ô chữ hoặc trả lời các câu hỏi, .Nếu là trò chơi cần chuẩn bị sẵn kịch bản (hình thức ẩn dụ, đáp án), luật chơi, cách chơi; nếu là giải ô chữ hoặc trả lời câu hỏi trực tiếp thì cần chuẩn câu hỏi, đáp án cho ô chữ hoặc câu hỏi đã đưa ra. Slide n+2: Hướng dẫn tự học Hướng dẫn thực hiện các việc đã giao về nhà của HS (nếu cần). Slide n+3: Kết thúc Lời cám ơn và lời chúc Trong lúc hình thành kịch bản sư phạm dưới dạng các slide như thế này, điều quan trọng là luôn luôn vạch ra được mối liên hệ hữu cơ về nội dung giữa các slide. Nếu không chú ý điều này, bài giảng điện tử dễ trở thành một tập các ảnh và chữ hơn là một bài giảng. Mặt khác, cần ghi rõ trong kịch bản: Khi nào thì trình chiếu, khi nào thì tắt đi để tổ chức thảo luận; bài tập về nhà (nếu có); các yêu cầu khác; mẫu báo cáo thí nghiệm; kết quả cần đạt được... Bước 4: Chuẩn bị tài nguyên cho bài giảng điện tử Nội dung và cách thực hiện bước này đã được trình bày ở mục 1.3 của chương 1 Bước 5: Thiết kế bài giảng trên máy. - Chọn phần mềm công cụ để thiết kế bài giảng điện tử. - Xử lý, chuyển các tư liệu nội dung đã chuẩn bị được thành bài giảng điện tử trên máy vi tính (có thể phải sử dụng thêm các thiết bị kỹ thuật số, máy ảnh, máy scan, phần mềm xử lý phim ảnh...). - Nếu GV còn hạn chế trình độ tin học thì ở bước này cần sự hỗ trợ của các đồng nghiệp để bàn bạc trao đổi thống nhất việc thể hiện kịch bản trên máy vi tính, cũng có thể ở đây vừa làm vừa phải điều chỉnh kịch bản sao cho phù hợp với ngôn ngữ mà máy tính có thể thể hiện được. Vì đây là phương tiện hỗ trợ nên việc thiết kế trên máy phải đảm bảo yêu cầu phương tiện dạy học đòi hỏi: tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mỹ. 22 Bước 6: Kiểm tra kết quả - Chạy thử trên máy vi tính (chạy thử từng phần và toàn bộ các slide để điều chỉnh các sai sót về nội dung, kỹ thuật). - Dạy thử (dạy thử toàn bộ bài trước GV hoặc cả HS và GV). Sau khi kịch bản sư phạm của bài giảng điện tử được thể hiện trên máy vi tính cần phải có sự góp ý của đồng nghiệp, kỹ sư tin học để sửa chữa, điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện. Sau đó nên đưa ra chạy thử trước HS và sự góp ý thêm của đồng nghiệp xem bài giảng đã phù hợp với trình độ HS, khối lượng kiến thức, thời gian và đặc biệt là hiệu quả bài giảng. Bước 7: Đóng gói bài giảng - Khi bài giảng điện tử đã hoàn chỉnh, lúc này bài giảng sẽ gồm bài PowerPiont, các đoạn VideoClip, các bài hát, các đoạn băng ghi âm, được dùng thiết kế trong bài giảng nên ta cần đưa chúng về chung một thư mục. Làm như vậy sẽ vẫn đảm bảo các liên kết trong bài giảng điện tử khi bài giảng sao chép sang máy khác hoặc chia sẻ với đồng nghiệp để giảng dạy. Bước 8: Viết bản hướng dẫn Bản hướng dẫn phải nêu được: - Kỹ thuật sử dụng (cách mở đĩa, mở bài giảng, ...). - Ý đồ sư phạm của từng phần bài giảng, từng slide được thiết kế trên máy vi tính. - PPDH: việc kết hợp với các phương pháp khác, phương tiện khác (nếu có). - Phần việc của GV và HS: sự phối hợp giữa GV và HS. 2.2.2. Yêu cầu đối với một bài giảng điện tử. 2.2.2.1. Yêu cầu chung Yêu cầu của một bài giảng điện tử là tích hợp các ứng dụng CNTT sao cho phù hợp với nội dung, mục đích dạy học, đảm bảo đặc trưng bộ môn góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của HS làm tăng hiệu quả dạy học. Có thể cụ thể hóa thành các yêu cầu sau: 2.2.2.2. Yêu cầu về nội dung Cần trình bày nội dung với lý thuyết cô đọng được minh họa sinh động và có tính tương tác cao rõ nét mà phương pháp giảng dạy bằng lời khó diễn tả. Để thực hiện yêu cầu này GV phải hiểu rất rõ vấn đề cần trình bày, phải thể hiện các phương pháp sư 23 phạm truyền thống và đồng thời phải có kỹ năng về tin học để thực hiện các minh họa, mô phỏng hoặc tận dụng chọn lọc từ tư liệu điện tử có sẵn. 2.2.2.3. Yêu cầu về phần câu hỏi - giải đáp Bài giảng điện tử cần thể hiện một số câu hỏi, với mục đích: - Giới thiệu một chủ đề mới. - Kiểm tra đánh giá người học có hiểu nội dung (từng phần, toàn bài) vừa trình bày không. - Liên kết một chủ đề đã dạy trước với chủ đề hiện tại hay kế tiếp. Câu hỏi cần được thiết kế sử dụng tính đa phương tiện để kích thích người học vận động trí não để tìm câu trả lời. 2.2.2.4. Yêu cầu phần thể hiện khi thiết kế Các nội dung chuẩn bị của hai phần trên khi thể hiện trình bày, cần được bảo đảm các yêu cầu: - Đầy đủ: có đủ yêu cầu nội dung bài học. - Chính xác: đảm bảo không có thông tin sai sót. - Trực quan: hình vẽ, âm thanh, bảng biểu trực quan, sinh động, hấp dẫn người học. Từ đó đặt ra vấn đề, vậy thì phần mềm công cụ hỗ trợ GV thiết kế bài giảng điện tử đạt được những yêu cầu nào, phải có chức năng gì để có thể tạo ra bài giảng điện tử đạt được những yêu cầu nói trên. 2.3. Thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm công cụ PowerPoint. Để thực hiện bước thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm công cụ Microsoft PowerPoint, ta tiến hành như sau: 2.3.1. Khởi động chương trình PowerPoint, định dạng và tạo File mới 2.3.1.1. Khởi động PowerPoint Chọn Start\Program\Microsoft PowerPoint, hoặc có thể nháy chuột vào biểu tượng Word trên Office bar hoặc trên màn hình Windows. 2.3.1.2. Tạo khuôn dạng chung cho các Slide (trang) của bài giảng điện tử Để khuôn dạng của tất cả các trang của bài giảng điện tử là như nhau ta tiến hành như sau: 24 - Chọn lệnh View\Master\Slide Master, hộp thoại Master Slide View sẽ xuất hiện. - Phần tiêu đề của Slide nằm ở khung to edit Master title Style. Định dạng chung cho tất cả các tiêu đề của các slide bao gồm chọn kiểu chữ, cỡ chữ, khung viền, kích cỡ, màu sắc của khung tiêu đề. - Phần thân của slide nằm ở khung to edit Master text Styles, định dạng chung cho tất cả phần thân của các slide bao gồm chọn kiểu chữ, cỡ chữ, dấu đầu mục, canh lề, khung viền, kích cỡ, màu sắc của khung. - Phần ghi chú nằm ở khung Footer area dùng để đưa nội dung phần cuối trang vào các slide, tức là chọn khung Footer area, chọn kiểu chữ, cỡ chữ ở hộp thoại Font trên thanh Formating, sau đó nhập nội dung cần thiết. - Chọn dạng màu nền, đánh số trang, tiêu đề cuối, - Đóng Slide Master. 2.3.1.3. Lưu file mới Chọn File / Save (Ctrl + S) hoặc nháy chuột biểu tượng Save trên thanh công cụ. 2.3.2. Nhập nội dung văn bản vào Slide Có rất nhiều cách khác nhau để nhập nội dung văn bản vào slide. 2.3.2.1. Nhập tiêu đề cho các Slide Ở chế độ Outline, thực hiện nhập (thường sao chép từ kịch bản sư phạm tới) dàn đại cương để tạo tiêu đề cho tất cả các Slide của bài giảng điện tử (mọi định dạng đã được quyết định ở Slide Master) 2.3.2.2. Nhập nội dung văn bản trong phần thân của các Slide Sau khi nhập tiêu đề trang, ở chế độ Slide ta nhập (thường sao chép từ kịch bản sư phạm tới) nội dung văn bản cho từng Slide trong khung Click to add text (mọi định dạng đã được quyết định ở Slide Master) - Mở văn bản bài giảng Word (kịch bản sư phạm). Đồng thời mở bài giảng điện tử PowerPoint. - Đứng ở bài giảng Word, copy phần văn bản sẽ đưa vào Slide tương ứng. - Đứng ở bài giảng điện tử, paste để đưa văn bản vào Slide. 2.3.2.3. Nhập nội dung văn bản vào vị trí bất kỳ trên Slide 25 Khi muốn nhập nội dung văn bản vào vị trí bất kỳ trong một slide, ta sử dụng công cụ Text box trên thanh công cụ Drawing cuối màn hình. Nháy chuột vào nút lệnh Text box, sau đó vẽ ô ở vị trí cần nhập văn bản, nhập văn bản vào ô. Mọi định dạng trong Slide Master không có tác dụng với văn bản trong Text box. Để định dạng văn bản trong Text box ta thực hiện: - Hiệu chỉnh định dạng ký tự: vào Format\Font, xuất hiện hộp thoại Font. Trong hộp thoại Font, có các mục chọn sau: Font (chọn các loại Font chữ), Font Style (dạng chữ), Size (cỡ chữ), Color (màu chữ), Under line (gạch dưới), Shadow (tạo bóng mờ), Emboss (chữ nổi), SuperScript (chữ ở chỉ số trên), SubScript (chữ ở chỉ số dưới). Những định dạng chữ ở trên có thể dùng phím nóng hoặc dùng biểu tượng trên thanh công cụ Formatting. - Tạo Bullets & Numbering (định dạng đầu dòng): chọn Format\Bullets and Numbering, hộp thoại Bullets and Numbering xuất hiện, chọn dạng cần thiết trong các ô mẫu, chọn màu trong khung Color, chọn kích cỡ trong khung Size. Để chọn các Bullets, kích vào Customize hoặc Picture. - Canh đầu dòng (Alignment): chọn Format\Alignment làm xuất hiện các lựa chọn: Align left (Ctrl + L) (canh đều trái), Center (Ctrl + E) (canh giữa), Align Right (Ctrl + R) (canh đều phải), Justify (Ctrl + J) (canh đều hai bên). - Thay đổi khoảng cách giữa các dòng (Line Spacing): chọn Format\Line Spacing, xuất hiện hộp thoại Line Spacing, có các khung hiệu chỉnh sau: Line Spacing (khoảng cách giữa các dòng), Before paragraph (khoảng cách phía trên đoạn văn bản), After paragraph (khoảng cách phía dưới đoạn văn bản). 2.3.3. Chèn ảnh, video clip, âm thanh vào Slide 2.3.3.1. Chèn hình ảnh - Chèn ảnh ClipArt: Chọn Insert\Picture\ClipArt, xuất hiện cửa sổ ClipArt, chọn hình ảnh muốn chèn từ thư viện của chương trình Microsoft Office. - Chèn tập tin ảnh: Chọn Insert\Picture\From File, xuất hiện cửa sổ From File, trong cửa sổ này muốn chèn hình ảnh ở thư mục nào thì mở thư mục đó ra, chọn các File ảnh thích hợp (có dạng .bmp, .jpg, .tif, .emf, .wmf) 2.3.3.2. Vẽ hình vào Slide 26 Sử dụng các nút lệnh và các hình mẫu trong AutoShapes trên thanh công cụ Drawing (hoặc Insert/Picture/ AutoShapes) để thực hiện vẽ các hình vào slide. Nếu thanh Drawing chưa xuất hiện, chọn View / Toolbar / Drawing để làm xuất hiện nó. 2.3.3.3. Tạo chữ nghệ thuật trong Slide Để có chữ nghệ thuật trong Slide ta thực hiện: - Nhấn nút WordArt trên thanh công cụ Drawing (hoặc Insert/Picture/WordArt) - Chọn một kiểu dáng muốn sử dụng, chọn OK. Xuất hiện hộp thoại Edit WordArt Text. Chọn Font, Size phù hợp. - Gõ văn bản muốn dùng, chọn OK. Đối tượng WordArt xuất hiện chính giữa Slide, cùng với thanh công cụ WordArt. - Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ WordArt thay đổi định dạng theo ý muốn. 2.3.3.4. Chèn sơ đồ tổ chức (Organization Chart) Chọn Insert\Picture\Organization Chart, chọn các mẫu sơ đồ thích hợp. 2.3.3.5. Chèn một đoạn Video vào Slide - Chọn Insert\Movie and Sound\... trong hộp thoại này có các mục chọn sau: + Movie from Gallery: chèn Video từ thư viện của chương trình Microsoft Office. Drag chuột vào phim muốn chèn từ thư viện phim vào slide cần chèn. + Movie from File: chèn tập tin tự chọn. Sau khi đã xuất hiện đoạn Video cần chèn trên Slide, nháy chuột chọn Automatically để đoạn Video tự chạy khi Slide được trình chiếu. Căn chỉnh độ rộng của Video và đưa nó về vị trí phù hợp trên Slide. Cần chú ý tỉ lệ chiều rộng, chiều cao của Video để khi trình chiếu hình ảnh không bị méo mó. - Một số chú ý khi chèn Video vào slide + PowerPoint chỉ hỗ trợ chèn Video có định dạng (.avi, .mov, .mpg). + Để chèn các video định dạng Flash, máy tính của ta cần cài đặt phần mềm hỗ trợ chèn Flash vào PowerPoint. Phần mềm hỗ trợ này là Swiff Point Player, sau khi đã cài đặt phần mềm hỗ trợ chèn Flash, trong bảng chọn Insert sẽ xuất hiện Flash Movie. 27 Khi đó, muốn chèn các đoạn Video có định dạng Flash, ta thực hiện: Insert / Flash Movie / (Chọn Video đã lưu trong máy tính ), nháy chuột chọn Automatically. + Để chèn đoạn Video có định dạng flv, cần chuyển đổi Video đó sang định dạng Flash hoặc.avi, .mov, .mpg. Phần mềm chuyển đổi dễ sử dụng và có hiệu quả là Total Video Converter. 2.3.3.6. Chèn âm thanh vào Slide - Chọn Insert / Movies and Sounds trong hộp thoại này có các mục chọn sau: + Sound from Gallery / Chọn âm thanh từ thư viện của chương trình Microsoft Office theo ý muốn. Nháy chuột chọn Automatically. + Sound From File / Chọn âm thanh đã lưu trong máy tính. Nháy chuột chọn Automatically. + Play CD Audio Track: chèn âm thanh từ đĩa Audio CD (phải đưa đĩa vào ổ đĩa CD-ROM). + Record Sound: ghi âm. - Khi đã có âm thanh, trên slide xuất hiện hình chiếc loa. Nếu muốn giấu hình chiếc loa (khi trình chiếu) ta thực hiện nháy chuột phải vào hình chiếc loa / Edit Sound Object / Chọn Hide souns icon during Slide Show / OK. - Nếu âm thanh đã có định dạng mp3 thì tốt, nếu âm thanh là định dạng .wav, ta lại dùng Total Video Converter để chuyển đổi. (Mục đích chuyển đổi định dạng âm thanh là để giảm dung lượng âm thanh và cũng chính là để giảm dung lượng bài giảng của ta.) 2.3.4. Tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trong Slide 2.3.4.1. Tạo hiệu ứng động - Chọn đối tượng cần thiết lập hiệu ứng. Nếu đối tượng là chữ, chọn bằng cách bôi đen chúng. Nếu là công thức, hình ảnh, Video thì chọn bằng cách nháy chuột lên đối tượng để xuất hiện khung bao quanh đối tượng. - Chọn lệnh Slide Show / Custom Animation (nháy phải chuột vào đối tượng và chọn Custom Animation). Xuất hiện cửa sổ Custom Animation 28 Trong cửa sổ Custom Animation chọn nút lệnh Add Effects. Chọn trong hộp Add Effects một Effects thích hợp, sau đó chọn cách biểu thị kỹ xảo, chọn cách biểu thị từng chữ hay từng câu trong phần Introduce text. - Chú ý: các hiệu ứng của Add Effects Entrance: hiệu ứng xuất hiện Emphasis: hiệu ứng tồn tại Exit: hiệu ứng thoát (Mất đi) của các đối tượng. Motion Paths: hiệu ứng hướng di chuyển của các đối tượng. 2.3.4.2. Thay đổi thứ tự xuất hiện Muốn thay đổi thứ tự xuất hiện của đối tượng nào, chọn đối tượng đó và vào nút Move để thay đổi vị trí thứ tự. 2.3.4.3. Thiết lập thời gian bắt đầu thực hiện hiệu ứng Sau khi đã sắp đặt đúng vị trí thứ tự, chọn từng đối tượng và thiết lập thời gian bắt đầu thực hiện hiệu ứng bên khung Start Animation, có hai chọn lựa: - On Mouse: khi nháy chuột tại vị trí bất kỳ trên màn hình, hiệu ứng sẽ bắt đầu được thực hiện. Đối với một bài giảng điện tử nên chọn chế độ này để chủ động được trong quá trình thực hiện tiết dạy. - Automaticaly: tự động thực hiện hiệu ứng sau thời gian ấn định (sau hiệu ứng trước). Nếu thời gian bằng 00:00 thì hiệu ứng sẽ thực hiện ngay sau khi hiệu ứng trước thực hiện xong. 2.3.5. Tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa các Slide - Chọn lệnh: Slide Show/Slide Transition, xuất hiện bảng chọn Slide Transition - Trong khung Apply to selected slides, chọn hiệu ứng chuyển tiếp giữa các Slide theo ý muốn. - Trong khung Modify transition, chọn tốc độ và gán âm thanh khi chuyển tiếp giữa các Slide. - Trong khung Advance slide, chọn cách chuyển. - Chọn nút lệnh Apply để ấn định thay đổi cho một Slide đang chọn. Chọn nút lệnh Apply to All Slides để ấn định thay đổi cho tất cả các Slide của bài giảng điện tử. 2.3.6. Thực hiện liên kết giữa các Slide, các File, chương trình 29 Để thực hiện liên kết, ta chèn các nút điều khiển bằng cách: chọn Slide Show / Action Buttons (hoặc có thể vào AutoShapes / Action Buttons), sau đó chọn loại button, và drag trên Slide để tạo button. Sau khi tạo button xong, xuất hiện cửa sổ Action Setting để thiết lập công dụng cho button. Trong Action Setting, có hai bảng lựa chọn để thiết lập biến cố. Mouse (biến cố chuột): nhấn chuột trên đối tượng thì lệnh sẽ được thực hiện. Mouse Over (đưa trỏ chuột đến): chỉ cần đưa trỏ chuột đến đối tượng để thực hiện lệnh. Trong khung Action on (mouse over), có các lệnh sau: Hyperlink to (liên kết đến): mở khung liên kết để lựa chọn lệnh Next Slide (đến trang sau), Previous Slide (về trang trước), First Slide (về trang đầu), Last Slide (đến trang cuối), End Show (kết thúc trình diễn), Slide... (liên kết đến một Slide bất kỳ), Other PowerPoint Presentation (liên kết đến một File PowerPoint khác), Other File... (liên kết với một File của bất kỳ chương trình nào khác). Run Program (chạy chương trình khác): nhập đường dẫn và tên tập tin chạy chương trình, hoặc nút Browse để tìm chọn tập tin. Object Action (tùy chọn các loại đối tượng nào mà sẽ có các lệnh khác nhau). Play Sound (âm thanh): mở khung để chọn loại âm thanh. 2.3.7. Chạy thử để kiểm tra và sửa chữa bài giảng Để trình chiếu kiểm tra toàn bộ bài giảng đã thiết kế, nhấn nút F5 trên bàn phím. Để trình chiếu kiểm tra Slide đang chọn nháy chuột chọn nút Slide Show trên thanh công cụ. Cần kiểm tra lại lỗi chính tả, các hình ảnh, video, các mối liên kết, Khi đang kiểm tra, nếu cần chỉnh sửa nội dung nào, ta nhấn phím Esc trên bàn phím để dừng trình chiếu, chọn Slides có nội dung cần chỉnh sửa để sửa chữa. 2.3.8. Đóng gói tập tin bài giảng điện tử - Mở File chứa bài giảng đã thiết kế xong. - Chọn lệnh File / Package for CD / Coppy to Folder / Browse. Hộp thoại hiện ra để mặc định lưu kết quả đóng gói bài giảng vào My Documents. Nếu đồng ý với những mặc định, ta chọn nút lệnh Cancel. 30 - Trong bảng Copy to Folder, ta chọn OK và đợi máy chạy để hoàn tất việc đóng gói bài giảng. Nếu khi đã chọn OK mà máy không thực hiện lệnh, là do trong thư mục định lưu đóng gói bài giảng này đã có File trùng tên với nó, ta chỉ việc thêm vào tên của File cần lưu một ký tự bất kỳ hoặc đặt một tên khác. - Khi máy chạy xong, chọn nút Close để thoát. - Kết quả bài giảng đã đóng gói của ta nằm trong thư mục có tên mặc định là thư mục PresentationCD. Nên đổi tên và chuyển về thư mục lưu trữ riêng cho thuận lợi khi sử dụng. Lưu ý Sau khi đóng gói bài giảng, ta có thể xuất ra File trình chiếu dạng .pps, là dạng có thuận lợi khi trình chiếu hoặc chia sẻ với đồng nghiệp. Cách thực hiện: Mở File chứa bài giảng đã thiết kế,. Chọn File / Save As. Trong bảng Save As, ở mục Save as type, chọn PowerPoint Show (.pps) / Save. 31 Chương 3 THỰC HÀNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN CÔNG NGHỆ (PHẦN KTCN) Mục tiêu của chương Về kiến thức: - Hiểu được quy trình chung khi thiết kế bài giảng điện tử. - Biết được cách xây dựng kịch bản sư phạm của một bài giảng điện tử cụ thể trong chương trình Công nghệ 8. Về kĩ năng: - Xây dựng được kịch bản sư phạm của một bài giảng điện tử cụ thể trong chương trình Công nghệ 8. - Thiết kế được bài giảng điện tử cụ thể trong chương trình Công nghệ 8 bằng việc sử dụng phần mềm công cụ PowerPoint. - Có năng lực vận dụng kiến thức các khoa học liên môn, bổ trợ để xây dựng kịch bản sư phạm và thiết kế một bài giảng điện tử cụ thể trong chương trình Công nghệ 8. - Bước đầu rèn luyện được năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện dạy học để sử dụng được bài giảng điện tử đã thiết kế. Về thái độ: Có hứng thú nỗ lực trong việc xây dựng được kịch bản sư phạm và thiết kế bài giảng điện tử của một bài giảng điện tử cụ thể trong chương trình Công nghệ 8. 32 3.1. Bài giảng điện tử mẫu môn Công nghệ Bài 2: HÌNH CHIẾU. SGK Công nghệ 8 33 34 35 36 3.2. Thiết kế bài giảng điện tử môn Công nghệ Bài giảng điện tử: Bài 2. HÌNH CHIẾU SGK Công nghệ 8 3.2.1. Xây dựng kịch bản sư phạm 3.2.1.1. Kịch bản sư phạm bài giảng HÌNH CHIẾU (file BaiDayHinhChieu.ppt) Slide 1. MỞ ĐẦU  Công nghệ 8  Bài 2: Hình chiếu  Giáo viên: Trương Văn Thanh  Xuất hiện ,  Xuất hiện  Slide 2. KIỂM TRA BÀI CŨ  Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?  Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống: - Trong sản xuất bản vẽ kĩ thuật dùng trong thiết kế, trao đổi và thi công theo các quy tắc thống nhất. - Trong đời sống bản vẽ kĩ thuật là bản chỉ dẫn sử dụng vật dụng bằng văn bản và hình  Xuất hiện  Xuất hiện  Slide 3. GIỚI THIỆU BÀI  Nhà thiết kế muốn thể hiện ý tưởng của mình về một vật thể hay một công trình, bằng cách vẽ ra các hình chiếu của nó trên một bản vẽ.  Vậy, thế nào là hình chiếu của vật thể?  Hình phối cảnh ngôi nhà.  Bản vẽ ngôi nhà.  Xuất hiện  Xuất hiện ,  Xuất hiện  Slide 4. NỘI DUNG BÀI HỌC I. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CHIẾU 37 II. CÁC PHÉP CHIẾU III. CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC 1. Các mặt phẳng chiếu 2. Các hình chiếu IV. VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU Xuất hiện tất cả các đối tượng cùng lúc Slide 5. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CHIẾU  Hình 2.1 SGK  ? Quan sát hình 2.1 SGK để tìm hiểu thế nào là hình chiếu?  ? Quan sát hình 2.1 SGK để tìm hiểu thế nào là tia chiếu? Thế nào là mặt phẳng chiếu?   Hình chiếu là hình nhận được trên mặt phẳng khi ta chiếu vật lên mặt phẳng đó.   Tia chiếu là đường thẳng đi từ nguồn sáng qua một điểm của vật tới hình chiếu của nó.   Mặt phẳng chiếu là mặt phẳng chứa hình chiếu của vật.  Xuất hiện ,  Xuất hiện  Xuất hiện  Xuất hiện ,  trở về slide NỘI DUNG BÀI HỌC Slide 6. CÁC PHÉP CHIẾU  Hình 2.2a SGK  ? Quan sát hình 2.2a SGK, hãy nêu đặc điểm các tia chiếu trong phép chiếu xuyên tâm?  ? Quan sát hình 2.2b và 2.2c SGK, hãy nêu đặc điểm các tia chiếu trong phép chiếu song song và phép chiếu vuông góc?   Do đặc điểm của các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau:  - Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu xuất phát từ một điểm  - Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau  38 - Phép chiếu vuông góc: Các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu.  ? Nêu công dụng của các phép chiếu?  - Dùng phép chiếu vuông góc để vẽ các hình chiếu vuông góc.  Xuất hiện  Xuất hiện ,  Xuất hiện  Xuất hiện  Xuất hiện ,  Xuất hiện  Xuất hiện  trở về slide NỘI DUNG BÀI HỌC Slide 7. CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC  1. Các mặt phẳng chiếu  Hình 2.3 SGK  ? Quan sát hình 2.3 SGK, hãy nêu mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng nào?  ? Quan sát hình 2.3 SGK, hãy nêu mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh là những mặt phẳng nào?   Mặt chính diện gọi là mặt phẳng chiếu đứng.   Mặt nằm ngang là mặt phẳng chiếu bằng.   Mặt cạnh bên phải gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.  Xuất hiện ,  Xuất hiện  Xuất hiện  Xuất hiện ,  Chạy file MatPhangChieu.ppt trở về slide NỘI DUNG BÀI HỌC Slide 8. CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC  2. Các hình chiếu  Hình 2.4 SGK  39 ? Quan sát hình 2.4 SGK, hãy nêu để có hình chiếu đứng ta phải chiếu vật thể theo hướng chiếu nào?  ? Quan sát hình 2.4, hãy nêu để có hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh ta phải chiếu vật thể theo hướng chiếu nào?   Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.   Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.   Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.  Xuất hiện ,  Xuất hiện  Xuất hiện  Xuất hiện ,  Chạy file BaHinhChieu.ppt trở về slide NỘI DUNG BÀI HỌC Slide 9. VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU  Hình 2.5 SGK  ? Quan sát hình 2.5, hãy nêu vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ?  Sau khi thực hiện: mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới và mặt phẳng chiếu cạnh được mở sang bên phải cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng.   Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.   Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.  Chạy file ViTriHinhChieu.ppt Xuất hiện  Xuất hiện ,  Xuất hiện ,  Slide 10. CỦNG CỐ BÀI  ? Thế nào là hình chiếu của một vật thể?  ? Có các phép chiếu nào? Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì?  ? Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào?   Hình chiếu của một vật thể là hình nhận được trên mặt phẳng khi ta chiếu vật lên mặt phẳng đó.  40  Phép chiếu xuyên tâm có các tia chiếu xuất phát từ một điểm, phép chiếu song song có các tia chiếu song song với nhau, phép chiếu vuông góc có các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu.   Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.  Xuất hiện  Xuất hiện  Xuất hiện  Xuất hiện  Xuất hiện  Xuất hiện  Slide 11. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC   Học thuộc phần ghi nhớ trang 10 SGK Công nghệ 8.   Làm bài tập trang 10 SGK Công nghệ 8.  Hình 2.6 SGK  Bảng 2.1 SGK  Bảng 2.2 SGK  ? Đánh dấu x vào bảng 2.1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.  ? Ghi tên gọi các hình chiếu 1, 2, 3 vào bảng 2.2    H. chiếu đứng  Xuất hiện  Xuất hiện  Xuất hiện  Xuất hiện ,  Xuất hiện  có nhấn mạnh Xuất hiện ,  Xuất hiện  có nhấn mạnh Slide 12. KẾT THÚC  41 BÀI HỌC KẾT THÚC  Kính chúc thầy cô giáo và các em sức khỏe.  Bông hoa  Không hoạt hóa  Xuất hiện  Xuất hiện  3.2.1.2. Kịch bản sư phạm file MatPhangChieu.ppt Slide 1. Vật thể  Mũi tên (hướng nhìn)  Mặt phẳng chính diện  Rectangular “Mặt phẳng chiếu đứng”  Xuất hiện  Xuất hiện  Xuất hiện  Xuất hiện  Slide 2. Mũi tên  Mặt phẳng nằm ngang  Rectangular “Mặt phẳng chiếu bằng”  Xuất hiện  Xuất hiện  Xuất hiện  Slide 3 Mũi tên  Mặt phẳng bên phải  Rectangular “Mặt phẳng chiếu cạnh”  Xuất hiện  Xuất hiện  Xuất hiện  42 Slide 4  Mặt phẳng chiếu đứng  Rectangular “Mặt phẳng chiếu đứng”  Mặt phẳng chiếu bằng  Rectangular “Mặt phẳng chiếu bằng”  Mặt phẳng bên phải  Rectangular “Mặt phẳng chiếu cạnh”  Xuất hiện , , , ,  và  cùng lúc 3.2.1.3. Kịch bản sư phạm file BaHinhChieu.ppt Slide 1. Ba mặt phẳng chiếu  Vật thể  Xuất hiện  Xuất hiện  Slide 2. Ba mặt phẳng chiếu  Vật thể  Bốn mũi tên tia chiếu đứng  Mũi tên hướng nhìn từ trước tới  Xuất hiện  và  Slide 3 Ba mặt phẳng chiếu  Vật thể  Bốn mũi tên tia chiếu đứng  Mũi tên hướng nhìn từ trước tới  Hình chiếu đứng  Xuất hiện  và  Xuất hiện  Slide 4 43 Ba mặt phẳng chiếu  Vật thể  Bốn mũi tên tia chiếu đứng  Mũi tên hướng nhìn từ trước tới  Hình chiếu đứng  Rectangular “Hình chiếu đứng”  Xuất hiện  Slide 5 Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, bốn mũi tên tia chiếu đứng, hình chiếu đứng, Rectangular “Hình chiếu đứng”  Mũi tên hướng nhìn từ trên xuống  Bốn mũi tên tia chiếu bằng  Xuất hiện  và  Slide 6 Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, bốn mũi tên tia chiếu đứng, hình chiếu đứng, Rectangular “Hình chiếu đứng”  Mũi tên hướng nhìn từ trên xuống  Bốn mũi tên tia chiếu bằng  Hình chiếu bằng  Xuất hiện  và  Xuất hiện  Slide 7 Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, bốn mũi tên tia chiếu đứng, hình chiếu đứng, Rectangular “Hình chiếu đứng”  Mũi tên hướng nhìn từ trên xuống  Bốn mũi tên tia chiếu bằng  Hình chiếu bằng  Rectangular “Hình chiếu bằng”  Xuất hiện  Slide 8 44 Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, bốn mũi tên tia chiếu đứng, hình chiếu đứng, rectangular “Hình chiếu đứng”, mũi tên hướng nhìn từ trên xuống, bốn mũi tên tia chiếu bằng, hình chiếu bằng, rectangular “Hình chiếu bằng”  Mũi tên hướng nhìn từ trái sang  Bốn mũi tên tia chiếu cạnh  Xuất hiện  và  Slide 9 Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, bốn mũi tên tia chiếu đứng, hình chiếu đứng, rectangular “Hình chiếu đứng”, mũi tên hướng nhìn từ trên xuống, bốn mũi tên tia chiếu bằng, hình chiếu bằng, rectangular “Hình chiếu bằng”  Mũi tên hướng nhìn từ trái sang  Bốn mũi tên tia chiếu cạnh  Hình chiếu cạnh  Xuất hiện  và  Xuất hiện  Slide 10 Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, bốn mũi tên tia chiếu đứng, hình chiếu đứng, rectangular “Hình chiếu đứng”, mũi tên hướng nhìn từ trên xuống, bốn mũi tên tia chiếu bằng, hình chiếu bằng, rectangular “Hình chiếu bằng”  Mũi tên hướng nhìn từ trái sang  Bốn mũi tên tia chiếu cạnh  Hình chiếu cạnh  Rectangular “Hình chiếu cạnh”  Xuất hiện  Slide 11 Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, bốn mũi tên tia chiếu đứng, hình chiếu đứng, rectangular “Hình chiếu đứng”  Bốn mũi tên tia chiếu bằng, hình chiếu bằng, rectangular “Hình chiếu bằng”  Bốn mũi tên tia chiếu cạnh, hình chiếu cạnh, rectangular “Hình chiếu cạnh”  Slide 12 45 Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, hình chiếu đứng, rectangular “Hình chiếu đứng”  Hình chiếu bằng, rectangular “Hình chiếu bằng”  Hình chiếu cạnh, rectangular “Hình chiếu cạnh”  3.2.1.4. Kịch bản sư phạm file ViTriHinhChieu.ppt Slide 1. Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, hình chiếu đứng, rectangular “Hình chiếu đứng”, hình chiếu bằng, rectangular “Hình chiếu bằng”, hình chiếu cạnh, rectangular “Hình chiếu cạnh”  Slide 2. Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  Vật thể  Slide 3 Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  Slide 4 Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  Các đường dóng  Xuất hiện  Slide 5 Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  Các đường dóng  Xuất hiện  ở vị trí mới (mở xuống khoảng 1200 so với mặt phẳng chiếu đứng) Slide 6 46 Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  Các đường dóng  Xuất hiện  ở vị trí mới (mở xuống khoảng 1500 so với mặt phẳng chiếu đứng) Slide 7 Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  Các đường dóng  Xuất hiện  ở vị trí mới (mở xuống 1800 so với mặt phẳng chiếu đứng - trùng nhau) Slide 8 Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  Các đường dóng  Xuất hiện  ở vị trí mới (mở sang bên phải 1200 so với mặt phẳng chiếu đứng) Slide 9 Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  Các đường dóng  Xuất hiện  ở vị trí mới (mở sang bên phải 1500 so với mặt phẳng chiếu đứng) Slide 10 Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  Các đường dóng  47 Xuất hiện  ở vị trí mới (mở sang bên phải 1800 so với mặt phẳng chiếu đứng- trùng nhau) Slide 11 Mặt phẳng chiếu đứng  Hình chiếu đứng  Hình chiếu bằng  Hình chiếu cạnh  Xuất hiện  Xuất hiện  3.2.2. Thiết kế bài giảng HÌNH CHIẾU theo kịch bản 3.2.2.1. Chuẩn bị - Trong Word nhập kịch bản - Tìm kiếm, tự tạo các hình ảnh cần thiết 3.2.2.2. Định dạng khuôn mẫu các Slide trong Slide Master và tạo file - Khởi động PowerPoint - Chọn lệnh View / Master / Slide Master - Thực hiện các khai báo định dạng khuôn mẫu các Slide trong Slide Master + Khai báo Font, Size, Color, Alignment cho tiêu đề trang tại ô “Click to edit Master title style” + Khai báo cấp thụt dòng, Font, Size, Color, Alignment, Bullets and Numbering cho nội dung văn bản của trang tại ô “Click to edit Master text styles” + Khai báo Update automatically, Slide number và Footer bằng cách chọn lệnh View/Header and Footer... + Khai báo màu nền bằng cách chọn lệnh Format/Background - Chọn lệnh Close Master View - Lưu cất file bằng cách chọn lệnh File / Save. 3.2.2.3. Tạo tiêu đề trang cho các slide Sau khi lưu cất file, chọn chế độ hiển thị Outline thực hiện sao chép tên các Slide ở kịch bản vào tiêu đề trang như hình sau: 48 3.2.2.4. Nhập dữ liệu cho các Slide Dữ liệu trong các slide là Text được sao chép từ kịch bản, còn các loại khác được chèn vào nếu đã có hoặc tự tạo ra để có được các sile như sau: a.Tập tin BaiDayHinhChieu.ppt 49 50 51 52 b. Tập tin MatPhangChieu.ppt 53 54 c. Tập tin BaHinhChieu.ppt 55 56 57 58 d. Tập tin ViTriHinhChieu.ppt Hình chiếu đứng Hình chiếu bằng Hình chiếu cạnh 59 60 61 Vị trí các hình chiếu 62 3.2.2.5. Tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trong Slide Sử dụng lệnh Slide Show/Custom Animation, xuất hiện bảng chọn Custom Animation. Chọn nút lệnh Add Effect để thực hiện thiết lập các hiệu ứng đúng như kịch bản cho các đối tượng trong từng slide của 04 file .ppt đã thiết kế. 3.2.2.6. Tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa các Slide Chọn lệnh: Slide Show/Slide Transition, xuất hiện bảng chọn Slide Transition để thực hiện thiết lập các hiệu ứng chuyển tiếp giữa các Slide theo sở thích cho các slide của 04 file .ppt đã thiết kế. 3.2.2.7. Tạo liên kết giữa các Slide, các file Chọn lệnh Slide / Show / Action Buttons để thực hiện thiết lập liên kết giữa các Slide trong file BaiDayHinhChieu.ppt và liên kết với các file MatPhangChieu.ppt, BaHinhChieu.ppt, ViTriHinhChieu.ppt theo đúng như kịch bản đã thiết kế. 3.2.2.8. Chạy thử để kiểm tra và sửa chữa bài giảng Nháy chuột chọn nút Slide Show ( ) trên thanh công cụ ở góc dưới trái màn hình để chạy thử slide đang chọn, nhấn nút F5 để chạy thử toàn bộ bài giảng nhằm kiểm tra và sửa chữa những lỗi về chính tả, hiệu ứng, liên kết, ảnh của bài giảng điện tử. 3.2.2.9. Đóng gói tập tin bài giảng điện tử Chọn lệnh File / Package for CD / Coppy to Folder / Browse để thực hiện đóng gói bài giảng điện tử đã thiết kế. Gói bài giảng gồm những file như sau: 63 3.2.3. Thực hiện bài giảng điện tử: Bài 2. HÌNH CHIẾU - Chép thư mục BaiGiangDTHinhChieu đã tạo được ở mục 3.2.2.9 vào thiết bị lưu trữ ngoài (chẳng hạn USB). - Tại máy tính ở phòng học, từ trình Windows Explorer hoặc My Computer nháy đúp chuột trái để chạy file pptview trong thư mục BaiGiangDTHinhChieu như hình sau: - Mở được cửa sổ PowerPoint Viewer như hình sau: 64 - Từ cửa sổ PowerPoint Viewer, nháy đúp chuột trái chạy file BaiDayHinhChieu như hình sau: - Thực hiện bài dạy đúng theo kịch bản đã thiết kế. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Văn Đào (Chủ biên), Trần Hữu Quế, Trần Mai Thu, Nguyễn Văn Vận (2008), Sách giáo khoa Công nghệ 8, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [2] Nguyễn Văn Khôi (2007), Lí luận dạy học công nghệ, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên), Lê Huy Hoàng (2007), Phương tiện dạy học Kĩ thuật công nghiệp, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [4] Nguyễn Bá Kim (Chủ biên), Lê Khắc Thành (2008), Phương phápdạy học đại cương môn tin học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthietkebaigiangdientu_0121_2042790.pdf
Tài liệu liên quan