Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam

Tìm hiểu về tổ chức xã hội truyền thống trong từng dân tộc để kế thừa và phát huy những nhân tố cần thiết và có tác dụng tích cực. Tìm hiểu phong tục, tập quán sinh hoạt của từng dân tộc để đề ra chủ trương, nhiệm vụ công tác đúng đắn, sát hợp, có tính khả thi. Cụ thể hóa chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước thành các chương trình, dự án, nhất là các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và cơ sở.

ppt49 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 6936 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Chương trình chuyên đề dành cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở)Đ/C Quách Thị TươiUỷ viên Ban Thường vụ – Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủyPHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN TỘC I. KHÁI NIỆM DÂN TỘCKhái niệm dân tộc theo nghĩa cộng đồng tộc ngườiTheo nghĩa thông thường, khái niệm dân tộc để chỉ một cộng đồng tộc người (ethnic, ethnie) có chung ngôn ngữ, lịch sử - nguồn gốc, đời sống văn hoá và ý thức tự giác dân tộc. Khái niệm dân tộc, theo nghĩa cộng đồng tộc người, bao gồm bốn điểm chung lớn nhất: - Chung một ngôn ngữ (tiếng nói); - Chung một lịch sử nguồn gốc; - Chung một đời sống văn hóa; - Cùng tự nhận mình là dân tộc đó (ý thức tự giác chung về dân tộc). 2. Khái niệm dân tộc theo nghĩa quốc gia dân tộc Khái niệm dân tộc còn được dùng chỉ dân cư của một quốc gia dân tộc, như dân tộc Việt Nam, dân tộc Pháp, dân tộc Đức, dân tộc Nga. Như vậy, theo nghĩa rộng khái niệm dân tộc dùng để chỉ cư dân của một quốc gia. PHẦN II TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA I. VIỆT NAM LÀ QUỐC GIA CÓ NHIỀU DÂN TỘC 1. Đại gia đình dân tộc Việt Nam thống nhất hiện có 54 dân tộc anh em, dân số giữa các dân tộc không đều nhau Theo các tài liệu chính thức, nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh (Việt) là dân tộc đa số, chiếm hơn 86,2% dân số. Các dân tộc thiểu số có số dân khá đông, trên một triệu người là Tày, Thái, Mường, Khmer; trên 50 vạn người là Hoa, Nùng, Mông, Dao... Tuy số dân có sự chênh lệch đáng kể, nhưng các dân tộc luôn luôn coi nhau như anh em một nhà, quý trọng, thương yêu đùm bọc lẫn nhau.2. Cộng đồng dân tộc Việt Nam có quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sửTrong 54 dân tộc anh em, có những dân tộc vốn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thủa ban đầu.Có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến nước ta rồi định cư trên lãnh thổ nước ta. 3. Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, các dân tộc còn lại là dân tộc thiểu sốDân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư nước ta, có trình độ phát triển cao hơn, Dân tộc Kinh là lực lượng đoàn kết, đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, Là lực lượng góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam. II. CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC TA CÓ TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐẤU TRANH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC, XÂY DỰNG MỘT CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THỐNG NHẤT 1. Trong 54 dân tộc anh em của cộng đồng dân tộc Việt Nam, nhiều dân tộc có chung cội nguồn 2. Truyền thống đoàn kết của các dân tộc nước ta được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử, cùng nhau chung lưng đấu cật, xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm1. Trong 54 dân tộc anh em của cộng đồng dân tộc Việt Nam, nhiều dân tộc có chung cội nguồnCác dân tộc cùng nguồn gốc lịch sử, có nhiều điểm tương đồng là điều kiện thuận lợi dễ gần gũi, gắn bó với nhau. Các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều là người trong một nước, con trong một nhà, vận mệnh gắn chặt với nhau. Trong suốt chiều dài lịch sử, các dân tộc nước ta luôn luôn kề vai sát cánh bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. 2. Truyền thống đoàn kết của các dân tộc nước ta được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử, cùng nhau chung lưng đấu cật, xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâmCộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn luôn sát cánh bên nhau, chinh phục thiên nhiên, tiến hành các cuộc kháng chiến oanh liệt chống giặc ngoại xâm, đánh thắng quân xâm lược. III. CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM SỐNG ĐAN XEN NHAU Các dân tộc ở Việt Nam sống đan xen nhau, không có vị trí dân tộc riêng. Tình trạng cư trú xen kẽ của các dân tộc là điều kiện thuận lợi cơ bản để tăng cường quan hệ mọi mặt giữa các dân tộc, xây dựng cộng đồng các dân tộc ngày càng gắn bó vững chắc, để cùng nhau tiến bộ và phát triển, để sự hoà hợp dân tộc tăng lên, sự cách biệt về trình độ phát triển từng bước thu hẹp lại. IV. CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM CÓ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHÔNG ĐỀU NHAU Sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc là tình trạng khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân: lịch sử, xã hội, điều kiện tự nhiên nơi sinh sống quy định. Giữa các dân tộc thiểu số với nhau cũng như giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều chênh lệch. V. NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG, TRONG ĐÓ VĂN HÓA MỖI DÂN TỘC ANH EM CÓ NHƯNG GIÁ TRỊ VÀ SẮC THÁI RIÊNG Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước ta tạo nên nền văn hoá Việt Nam đa dạng và rực rỡ. Sự phát triển văn hoá của từng dân tộc tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất, không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo trong bản sắc của mỗi dân tộc.VI. CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NƯỚC TA CHỦ YẾU CƯ TRÚ TRÊN CÁC VÙNG RỪNG NÚI, BIÊN GIỚI, CÓ VỊ TRÍ QUAN TRỌNG VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, AN NINH, QUỐC PHÒNG, ĐỐI NGOẠI1. Về kinh tế2. Về an ninh, quốc phòng3. Về quan hệ đối ngoại 1. Về kinh tế Phần lớn các dân tộc thiểu số nước ta cư trú ở miền núi, chiếm 3/4 diện tích cả nước.. Đây là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn, có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản; Là cửa ngõ thông thương với các nước láng giềng. 2. Về an ninh, quốc phòngMiền núi, biên giới là "phên dậu” vững chắc của Tổ quốc.Miền núi là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.Miền núi là địa bàn trọng yếu chống âm mưu xâm nhập, gây bạo loạn, lật đổ từ bên ngoài. 3. Về quan hệ đối ngoạiVùng biên giới có các dân tộc thiểu số, có người cư trú ở Việt Nam, có người cư trú ở nước láng giềng. Họ giữ quan hệ dòng họ, quan hệ thân tộc với nhau. Các thế lực đế quốc, phản động bên ngoài đã lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để trực tiếp can thiệp thô bạo vào nhiều nước dưới chiêu bài "dân chủ, nhân quyền", "nhân đạo“ở vùng biên giới.Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta không chỉ vì lợi ích các dân tộc thiểu số mà còn vì lợi ích cả nước, không chỉ là đối nội mà còn là đối ngoại, không chỉ về kinh tế - xã hội, mà cả về chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia.PHẦN III CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA I. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘCII. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TAI. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC1. Quan niệm chung về chính sách dân tộc 2. Cơ sở xây dựng chính sách dân tộc của Đảng1. Quan niệm chung về chính sách dân tộc Chính sách dân tộc giải quyết mối quan hệ trong cộng đồng dân cư đa dân tộc của một quốc gia theo quan điểm của giai cấp nắm chính quyền. Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản là một hệ thống các quan điểm, chủ trương, giải pháp, nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp. 2. Cơ sở xây dựng chính sách dân tộc của Đảnga. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc b. Đặc điểm tình hình các dân tộc ở Việt Nam c. Yêu cầu chung của cách mạng Việt Nam và nhiệm vụ chủ yếu trong mỗi thời kỳ a. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc Vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc gắn bó chặt chẽ với nhau. Ba điểm cơ bản nhất trong cương lĩnh dân tộc của V.I. Lênin: Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc; Thực hiện quyền dân tộc tự quyết; Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc là biểu hiện tập trung của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thế kỷ XX. b. Đặc điểm tình hình các dân tộc ở Việt NamSự gắn bó lâu đời của các dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; Các dân tộc ở Việt Nam sống đan xen với nhau; Sự phát triển trong lịch sử đã để lại mức độ chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các dân tộc; Sự phân bố dân cư không đều; trên vùng núi, biên giới, chủ yếu là các dân tộc thiểu số đang sinh sống... c. Yêu cầu chung của cách mạng Việt Nam và nhiệm vụ chủ yếu trong mỗi thời kỳPhát huy được sức mạnh của toàn bộ cộng đồng dân tộc, đảm bảo cho đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm lợi ích của các dân tộc.Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa các dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA1. Các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam2. Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước 1. Các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt NamQuyền bình đẳng, tự quyết của các dân tộc; Đoàn kết các dân tộc; Tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. 2. Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nướcTrong cách mạng giải phóng dân tộc;Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp,Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị khóa VI; Nghị quyết các đại hội VI, VII, VIII, IX, X của Đảng về chính sách dân tộc trong sự nghiệp đổi mới.III. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 1. Những tác động của cơ chế kinh tế mới đối với đồng bào dân tộc thiểu số 2. Nội dung cơ bản của chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay1. Những tác động của cơ chế kinh tế mới đối với đồng bào dân tộc thiểu số Cơ chế kinh tế mới đã giải phóng những tiềm năng và sức sản xuất hiện có, thúc đẩy kinh tế của các khu vực cùng phát triển. Mang theo những tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường đến vùng đồng bào dân tộc... Đó có thể là nguyên nhân làm nảy sinh những vấn đề liên quan đến quan hệ giữa các dân tộc. 2. Nội dung cơ bản của chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nayPhát triển kinh tế ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số là sự nghiệp chung của nhân dân cả nước, của nhân dân các dân tộc; Nắm vững chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Phát triển miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số toàn diện. 3. Một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số và miền núi a. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng, đảm bảo cho đồng bào các dân tộc b. Có chính sách ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số3. Một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số và miền núi c. Kế thừa và phát triển những giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của từng dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. d. Có chính sách quan tâm đặc biệt đến các vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, từng bước ngăn chặn tình trạng suy giảm dân số, suy giảm mức sống của một số dân tộc thiểu số. PHẦN IV NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG VIỆC THỰCHIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC PHẦN IV NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC I. NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN, ĐẦY ĐỦ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ĐỂ THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ CÔNG TÁC DÂN TỘC II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở MIỀN NÚI VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ III. PHƯƠNG CHÂM, PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC DÂN TỘCI. NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN, ĐẦY ĐỦ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ĐỂ THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ CÔNG TÁC DÂN TỘC 1. Vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 2. Công tác dân tộc là một bộ phận hữu cơ trong toàn bộ công tác cách mạng của Đảng 1. Vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcThực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc là một trong những phương hướng cơ bản xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Thực hiện chính sách dân tộc là trách nhiệm chính trị của tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên. Xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc đòi hỏi phải tăng cường công tác nghiên cứu, nhằm hiểu biết đầy đủ, sâu sắc tình hình cụ thể của từng vùng, từng dân tộc, quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta và trên thế giới. 2. Công tác dân tộc là một bộ phận hữu cơ trong toàn bộ công tác cách mạng của ĐảngĐể việc thực hiện chính sách dân tộc đạt hiệu quả, tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên cần làm tốt những việc sau: Hiểu rõ vị trí, vai trò của miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta. Tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu các yếu tố trong từng vùng và từng dân tộc để có cơ sở hoạch định đúng đắn các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở MIỀN NÚI VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1. Trên lĩnh vực chính trị 2. Trên lĩnh vực kinh tế 3. Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội 4. Trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng1. Trên lĩnh vực chính trị - Bảo đảm thực hiện đúng quyền bầu cử, ứng cử của công dân. - Xây dựng chính quyền nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. - Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở. - Xây dựng tổ chức cơ sở đảng, chú trọng công tác phát triển đảng. - Làm tốt công tác cán bộ. 2. Trên lĩnh vực kinh tế a. Phát triển nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông, lâm sản b. Làm tốt công tác định canh, định cư; phân bố lại dân cư hợp lý, xây dựng vùng kinh tế mới; xóa đói giảm nghèo, trước hết đối với các xã nghèo 3. Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội a. Xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục b. Tăng cường chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc c. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc d. Chăm lo giải quyết một số vấn đề xã hội e. Ngăn chặn tình trạng truyền đạo trái phép 4. Trên lĩnh vực an ninh, quốc phòngPhải thường xuyên tuyên truyền và lãnh đạo nhân dân nhận rõ âm mưu thâm độc của kẻ thù, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng.Ra sức củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng địa phương vững mạnh. Nghiêm trị các hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để hoạt động chính trị, gây chia rẽ dân tộc.III. PHƯƠNG CHÂM, PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC DÂN TỘC 1. Thực hiện công tác dân tộc phải kiên trì 2. Công tác dân tộc cần phải thận trọng 3. Công tác dân tộc phải chắc chắn 4. Một số điểm cần chú ý khi thực hiện công tác dân tộc 1. Thực hiện công tác dân tộc phải kiên trìCông tác dân tộc là công tác vận động quần chúng. Đối tượng vận động là đồng bào các dân tộc thiểu số, có trình độ phát triển nhiều mặt còn thấp; tâm lý, tư tưởng, nhu cầu, lợi ích... có những đặc điểm riêng. Tiến hành mọi việc lớn nhỏ đều phải nhẫn nại và biết chờ đợi. Hấp tấp, vội vã không tránh khỏi hỏng việc và khó xây dựng được lòng tin. 2. Công tác dân tộc cần phải thận trọng Làm bất kỳ việc gì cũng cần cân nhắc, tính toán nhiều mặt kỹ lưỡng, bảo đảm đã làm là đạt được kết quả. Thận trọng trong công tác dân tộc đòi hỏi về cách thức xử trí vấn đề. Thận trọng không có nghĩa là chần chừ; Không quyết đoán, bỏ lỡ thời cơ. 3. Công tác dân tộc phải chắc chắn Chắc chắn là làm việc gì, được việc nấy. Đề ra kế hoạch, triển khai thực hiện chủ trương, nhiệm vụ cần xác định rõ các bước tiến hành cụ thể nối tiếp nhau, nhằm đạt mục tiêu đề ra. Chắc chắn là đòi hỏi hiệu quả công tác đạt được phải tạo ra cơ sở để có thể vững bước đi lên trong tương lai.4. Một số điểm cần chú ý khi thực hiện công tác dân tộc Tìm hiểu về tổ chức xã hội truyền thống trong từng dân tộc để kế thừa và phát huy những nhân tố cần thiết và có tác dụng tích cực. Tìm hiểu phong tục, tập quán sinh hoạt của từng dân tộc để đề ra chủ trương, nhiệm vụ công tác đúng đắn, sát hợp, có tính khả thi. Cụ thể hóa chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước thành các chương trình, dự án, nhất là các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và cơ sở. Xin ch©n thµnh c¶m ¬n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptvan_de_chinh_sach_va_dan_toc_cua_dang_cong_san_viet_nam_0089.ppt
Tài liệu liên quan