Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học giải toán Hình học 9 góp phần rèn luyện cho học sinh một số hoạt động trí tuệ
Có rất nhiều phần vẽ BĐTD, chúng tôi sử
dụng phần mềm Concept Draw Mindmap
Pro.v5.2.2 (tải từ mạng internet) để lập BĐTD
tìm lời giải và khai thác 2 BT hình học 9.
Nhằm giúp HS nhìn thấy bức tranh tổng thể
Nhờ hình ảnh của BĐTD và các ý tưởng HS
biết cách liên tưởng đến những kiến thức cần
huy động để giải BT, biết củng cố hệ thống
hóa kiến thức, biết tìm nhiều lời giải của BT,
biết sáng tạo BT mới từ BT đã cho, biết hình
thành khái quát lại tri thức PP từ tri thức nội
dung. Qua đó HS được rèn luyện kĩ năng giải
toán và phát triển tư duy. Sau đây là hai BĐTD
tìm lời giải và khai thác hai BT hình học 9:
1. Cho nửa đường tròn (ĐTr) tâm O có đường
kính AB. Gọi Ax, By là các tia vuông góc với
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học giải toán Hình học 9 góp phần rèn luyện cho học sinh một số hoạt động trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bạch Phương Vinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 227 - 231
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 227
ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN HÌNH HỌC 9
GÓP PHẦN RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRÍ TUỆ
Bạch Phương Vinh*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm
tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức... bằng cách kết
hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, mầu sắc, chữ viết phù hợp với cấu trúc, hoạt
động và chức năng của bộ não, với sự tư duy tích cực không những tạo cho học sinh (HS) sự hứng
thú trong học tập mà còn góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở trường phổ
thông. Do vậy, có thể ứng dụng BĐTD trong dạy học giải toán hình học lớp 9 góp phần phát triển
cho HS một số hoạt động trí tuệ (HĐTT).
Từ khóa: hoạt động trí tuệ, phân tích, tổng hợp, chứng minh, học sinh.
Phát triển tư duy cho HS và giảng dạy kiến
thức về toán học luôn là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người giáo
viên (GV) dạy toán. Nhằm hướng HS đến một
phương pháp (PP) học tập tích cực và tự chủ,
người thầy không chỉ cần giúp HS khám phá
các kiến thức mới mà còn phải giúp HS hệ
thống được những kiến thức đó. Việc xây
dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên
hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi
ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát
triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và
khả năng sáng tạo Một trong những công
cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh
liên kết” là BĐTD.
Bài viết này nhằm giới thiệu tóm lược nguyên
lý nền tảng của BĐTD, ứng dụng BĐTD
trong dạy học giải toán hình học 9 sử dụng
phần mềm vẽ BĐTD Concept Draw Mindmap
Pro.v5.2.2 (tải từ mạng internet), góp phần
rèn luyện cho HS một số HĐTT.
KHÁI NIỆM, NGUYÊN LÝ VÀ CÁCH LẬP
BẢN ĐỒ TƯ DUY
BĐTD (Mind Map) là một hình thức ghi chép
sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và
đào sâu các ý tưởng [5]. Kỹ thuật tạo ra loại
bản đồ này gọi là Mind Mapping và được phát
triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960.
Email: bachvinhtn@yahoo.com
BĐTD là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là
PP dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não
của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó
là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và
rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “Sắp
xếp” ý nghĩ của bạn.
BĐTD là một lược đồ được sử dụng để thể
hiện từ ngữ, ý tưởng, nhiệm vụ, hay các mục
được liên kết và sắp xếp tỏa tròn quanh từ
khóa hay hình ảnh trung tâm. BĐTD là một
PP đồ họa thể hiện ý tưởng và khái niệm.
Trong BĐTD, thông tin được cấu trúc hóa
theo cách giống như bộ não HĐ.
BĐTD có thể được tạo ra bằng nhiều cách
khác nhau: trên giấy, trên bảng hoặc trên máy
tính với các phần mềm ứng dụng hay các
phần mềm tạo BĐTD...
Với cách thể hiện gần như cơ chế
HĐ của bộ não, BĐTD có ý nghĩa quan trọng
trong dạy học vì nó đem lại một cách tiếp cận
mới, phi tuyến trong việc kiến tạo ý tưởng,
kiến thức và suy nghĩ, nên nó làm chuyển
biến tích cực mối tương tác giữa giáo viên và
HS, sẽ giúp cho việc dạy học sáng tạo hơn,
tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy
bức tranh tổng thể, biết tổ chức và phân loại
suy nghĩ. Tony Buzan là người đi đầu trong
việc nghiên cứu tìm ra HĐ của bộ não. Theo
Tony Buzan thì “một hình ảnh có giá trị hơn
cả ngàn từ” và “màu sắc cũng có tác dụng
Bạch Phương Vinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 227 - 231
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 228
kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang
đến cho BĐTD những rung động cộng hưởng,
mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho
tư duy sáng tạo”.
Sử dụng BĐTD trong dạy học giúp người học
biết xác định và liệt kê ý tưởng quanh chủ đề
cho trước. Sau đó, tìm mối liên kết giữa các ý
tưởng và phân loại chúng sao cho BĐTD trở
nên có hệ thống và dễ phân tích. Trong một
số trường hợp BĐTD giúp người học biết xác
định vấn đề và đưa ra được cách giải quyết
phù hợp. Nó cũng giúp người học ghi lại và
trình bày ý tưởng một cách trực quan.
Những yếu tố làm cho BĐTD có tính hiệu
quả cao: BĐTD đã thể hiện ra bên ngoài cách
thức mà não bộ chúng ta HĐ. Đó là liên kết,
liên kết và liên kết. Mọi thông tin tồn tại trong
não bộ của con người đều cần có các mối nối,
liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng;
Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và
hình ảnh đã đem lại một công dụng lớn vì đã
huy động cả bán cầu não phải và trái cùng HĐ.
Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết
giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí
tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não.
Trong dạy học môn toán có thể sử dụng
BĐTD dạy học kiến thức mới, củng cố ôn tập
hệ thống hóa kiến thức, kiểm tra đánh giá kết
quả học tập và phát huy năng lực sáng tạo của
HS khá giỏi.
Cách lập BĐTD ([1], tr 12-14)
Bước 1: Chọn hình ảnh trung tâm hay từ
khóa. Hình ảnh trung tâm là một hình ảnh,
hình vẽ cần phát triển hay từ khóa (từ trung
tâm) là tên của một bài, tên một chủ đề hay
một nội dumg cần khai thác.
Bước 2: Vẽ nhánh cấp một. Các nhánh cấp
một là nội dung chính của chủ đề.
Bước 3: Vẽ nhánh cấp 2, cấp 3, và hoàn thiện
BĐTD. Các nhánh con cấp 2, cấp 3, là các
nhánh con của nhánh con trước nó hay là các ý
của nội dung của các nhánh con trước đó.
Một số gợi ý khi vẽ BĐTD:
- Bắt đầu từ hình ảnh trung tâm hay một cụm
từ tên chủ đề giúp HS tập trung vào chủ đề và
gây hứng thú cho HS.
- Sử dụng màu sắc, vì màu sắc có tác dụng
kích thích não như hình ảnh.
- Vẽ các nhánh chính cấp một từ hình ảnh
trung tâm, vẽ các nhánh cấp hai từ các nhánh
cấp một, bằng các đường kẻ thẳng, đường
cong có màu sắc khác nhau, nhánh màu nào
thì chữ viết trên nhánh có màu đó.
- Mỗi hình ảnh hay cụm từ liên quan đến
nhánh nào nên đứng độc lập và nằm gần
đường cong của nhánh đó.
- Tạo ra một kiểu BĐTD riêng cho mình (kiểu
đường kẻ, màu sắc, chữ viết).
- Nên dùng các đường cong nhiều hơn các
đường thẳng vì đường cong thu hút được sự
chú ý của mắt hơn.
- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung
tâm.
- Chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt
nhánh sao cho hình thức đẹp, chữ viết rõ.
ỨNG DỤNG BĐTD TRONG DẠY HỌC
GIẢI TOÁN GÓP PHẦN RÈN LUYỆN
CHO HS MỘT SỐ HĐTT
Trong dạy học giải toán có thể sử dụng
BĐTD hỗ trợ ôn tập, củng cố hệ thống hóa
kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải toán và phát
huy năng lực sáng tạo của HS khá giỏi.
Chúng tôi trình bày ứng dụng BĐTD trong
dạy học tìm lời giải và khai thác bài toán (BT)
hình học 9, góp phần rèn luyện cho HS một
số HĐTT (phân tích, tổng hợp, tương tự, khái
quát hóa, phân chia trường hợp, lật ngược vấn
đề, xét tính giải được) và bồi dưỡng khả
năng sáng tạo cho HS khá giỏi.
Có rất nhiều phần vẽ BĐTD, chúng tôi sử
dụng phần mềm Concept Draw Mindmap
Pro.v5.2.2 (tải từ mạng internet) để lập BĐTD
tìm lời giải và khai thác 2 BT hình học 9.
Nhằm giúp HS nhìn thấy bức tranh tổng thể
Bạch Phương Vinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 227 - 231
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 229
và chi tiết của HĐ giải toán và phát triển BT.
Nhờ hình ảnh của BĐTD và các ý tưởng HS
biết cách liên tưởng đến những kiến thức cần
huy động để giải BT, biết củng cố hệ thống
hóa kiến thức, biết tìm nhiều lời giải của BT,
biết sáng tạo BT mới từ BT đã cho, biết hình
thành khái quát lại tri thức PP từ tri thức nội
dung. Qua đó HS được rèn luyện kĩ năng giải
toán và phát triển tư duy. Sau đây là hai BĐTD
tìm lời giải và khai thác hai BT hình học 9:
1. Cho nửa đường tròn (ĐTr) tâm O có đường
kính AB. Gọi Ax, By là các tia vuông góc với
AB (Ax, By và nửa đường tròn thuộc cùng
một nửa mặt phẳng bờ AB). Qua điểm M
thuộc nửa đường tròn (M khác A và B), kẻ
tiếp tuyến với nửa đường tròn đó, nó cắt Ax,
By theo thứ tự ở C và D. Chứng minh rằng
COD 90
2. Cho tam giác vuông ABC ( 0A 90 ) có
AB < AC nội tiếp trong đường tròn (O), vẽ
đường cao AH và bán kính OA. Chứng minh
rằng OAH B C .
Bạch Phương Vinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 227 - 231
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 230
Chọn từ khóa cho BT 1 là “BÀI TOÁN MỞ”,
chọn từ khóa cho BT 2 là „HOẠT ĐỘNG
TÌM LỜI GIẢI VÀ KHAI THÁC BÀI
TOÁN” nhằm gợi cho HS các ý tưởng về tìm
lời giải và khai thác BT theo các hướng tìm
thêm nhiều lời giải, sáng tạo BT mới từ BT đã
cho theo dạng BT mở. Từ đó hình thành tri
thức PP và rèn luyện tư duy toán học.
Tải phần mềm Concept Draw Mindmap
Pro.v5.2.2 và bản hướng dẫn sử dụng phần
mềm từ mạng internet: www.mind-map.com
(trang web chính thức của Tony Buzan)
BĐTD là một công cụ hữu ích trong giảng dạy
và học tập ở các bậc học vì nó giúp GV và HS
trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ
ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua
lược đồ, tóm tắt thông tin của một bài học, bài
báo, củng cố hệ thống lại kiến thức đã học,
tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng
mới, v.v Sử dụng thành thạo và hiệu quả
BĐTD với các phần mềm mind mapping
trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt
trong việc đổi mới PPDH theo hướng ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào
dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Nó
cũng giúp GV tiết kiệm được thời gian, tăng
sự linh hoạt trong bài giảng và giúp HS nắm
được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể
hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức đáng
được khích lệ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011),
Thiết kế bản đồ tư duy dạy học môn toán, Nxb
Giáo dục Việt Nam.
[2]. Hoàng chúng (1997), PPDH Toán học ở
trường phổ thông THCS, Nxb GD.
[3]. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân
(chủ biên) (2005), Toán 9 tập 1; Bài tập Toán 9
tập 1, Nxb GD.
Bạch Phương Vinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 227 - 231
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 231
[4]. Nguyễn Bá Kim, Vương Dương Minh, Tôn
Thân (1999), Khuyến khích một số hoạt động trí tuệ
của HS qua môn Toán ở Trường THCS, Nxb GD.
[5]. Tony Buzan , Bản đồ Tư duy trong công việc,
NXB Lao động - Xã hội.
[6]. www.mind-map.com (trang web chính thức
của Tony Buzan).
Bạch Phương Vinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 227 - 231
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 232
SUMMARY
APPLICATION OF MIND – MAP IN TEACHING MATHEMATICS FOR GRADE 9
STUDENTS, CONTRIBUTING TO THE TRAINING OF STUDENTS IN INTELLECTUAL
ACTIVITIES
Bach Phuong Vinh
College of Education - TNU
Map of thinking also known as schematic, diagram, etc... is the form of notes to find stuff, digging deep, extending
the ideas, formulated a topic or a coherent knowledge ... by combining the use of images, lines, colour, written in
accordance with the structure operation and function of the brain, along with positive thinking not only gives
students the excitement of learning but also contributes to the implementation of innovative methods of teaching in
high school. Therefore, use Map of thinking in teaching mathematics 9th grade contributed to the development of
the students some intellectual activity.
Key words: intellectual activity, analysis, synthesis, prove, students.
Email: bachvinhtn@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32872_36708_248201214260ungdungbandotuduy_4039_2052639.pdf