Bài viết phân tích tư tưởng tự do và sáng tạo của N.Berdyaev, nhà
triết học người Nga. Theo tác giả bài viết, triết học của N.Berdyaev là một biến
thể của triết học hiện sinh, với chủ đề cơ bản, xuyên suốt là cá nhân con người
tự do và sáng tạo. N.Berdyaev luôn gắn những kiến giải về vấn đề này với
Kyto giáo. Con người chỉ thể hiện bản chất tự do và sáng tạo trong quan hệ với
Chúa: sáng tạo là yêu cầu của Chúa đối với con người, là sự hưởng ứng của
con người đối với hành động sáng tạo của Chúa, đồng thời cũng là bước đột
phá vào một tồn tại khác; thế giới được tạo nên không chỉ bởi Chúa, mà còn
bởi Con Người, là sự nghiệp của Chúa - Nhân. Sáng tạo gắn liền với Tự do. Tự
do là điều kiện tiên quyết của Sáng tạo; Sáng tạo là hiện thực hóa Tự do, là
cách thức đạt tới “Vương quốc Tinh thần” mang những giá trị thiêng liêng, cao
cả Chân, Thiện, Mỹ.
11 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng tự do và sáng tạo của Nikolai Berdyaev: Quan niệm và tiếp nhận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(76) - 2014
102
TƯ TƯỞNG TỰ DO VÀ SÁNG TẠO
CỦA NIKOLAI BERDYAEV: QUAN NIỆM VÀ TIẾP NHẬN*
VIKTORIYA MUSYUCHUK **
Tóm tắt: Bài viết phân tích tư tưởng tự do và sáng tạo của N.Berdyaev, nhà
triết học người Nga. Theo tác giả bài viết, triết học của N.Berdyaev là một biến
thể của triết học hiện sinh, với chủ đề cơ bản, xuyên suốt là cá nhân con người
tự do và sáng tạo. N.Berdyaev luôn gắn những kiến giải về vấn đề này với
Kyto giáo. Con người chỉ thể hiện bản chất tự do và sáng tạo trong quan hệ với
Chúa: sáng tạo là yêu cầu của Chúa đối với con người, là sự hưởng ứng của
con người đối với hành động sáng tạo của Chúa, đồng thời cũng là bước đột
phá vào một tồn tại khác; thế giới được tạo nên không chỉ bởi Chúa, mà còn
bởi Con Người, là sự nghiệp của Chúa - Nhân. Sáng tạo gắn liền với Tự do. Tự
do là điều kiện tiên quyết của Sáng tạo; Sáng tạo là hiện thực hóa Tự do, là
cách thức đạt tới “Vương quốc Tinh thần” mang những giá trị thiêng liêng, cao
cả Chân, Thiện, Mỹ.
Từ khóa: Chủ nghĩa nhân vị, cá nhân, tự do, sáng tạo, tinh thần, Kyto giáo,
Chúa - Nhân, tư tưởng Nga, tâm hồn Nga.
1. Dẫn nhập
Thế kỷ Bạc của nền văn hóa Nga đã
ban tặng cho thế giới nhiều văn nghệ sĩ
và triết gia tài năng, trong đó có Nikolai
Aleksandrovich Berdyaev (1874-1948) -
nhà triết học, nhà văn, cây bút chính
luận, nhà hoạt động xã hội. Là một trong
những nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XX,
N.Berdyaev không chỉ chứng kiến mà
còn tham gia tích cực vào những sự kiện
trọng đại trong lịch sử nước Nga và thế
giới: cách mạng, nội chiến, hai cuộc
chiến tranh thế giới.
N.Berdyaev đã say mê nghiên cứu
triết học Đức và F.Dostoevsky, L.Tolstoy
ngay từ khi học Đại học Tổng hợp Kiev.
Năm 1889, ông đã công bố công trình
nghiên cứu đầu tiên trên tạp chí Thế giới
của Chúa - bài F.A.Lang và triết học
phê phán dung chứa những tiền đề cho
sự phát triển tư tưởng của ông từ chủ
nghĩa Mác sang chủ nghĩa duy tâm với
nhận thức mới về Kyto giáo.(*)
Sau khi công bố các cuốn Triết học
của sự bất bình đẳng. Thư gửi kẻ thù
triết học xã hội, Thế giới quan của
(*) Nguyên văn bài viết bằng tiếng Nga, (Phạm
Gia Lâm chuyển ngữ).
(**) Tiến sĩ, Viện Đông Phương học, Viện Hàn
lâm Khoa học quốc gia Ukraina.
Tư tưởng tự do và sáng tạo của Nikolai Berdyaev...
103
Dostoevsky và hơn 40 bài chính luận về
các sự kiện cách mạng, năm 1922, ông
bị kết tội mang tư tưởng bài xô - viết và
bị trục xuất ra nước ngoài, ban đầu sống
ở Berlin, sau đó ở Paris. Tại những nơi
này, ngoài việc viết sách, ông còn tham
gia những hoạt động giảng dạy và khai
sáng văn hóa như thành lập Học viện
Triết học - Tôn giáo và Liên đoàn Văn
hóa Chính thống giáo, giảng bài và làm
biên tập viên cho Tạp chí Con đường và
Nhà xuất bản YMCA-Press(1).
Thuộc số những học giả nổi tiếng của
thế kỷ XX, N.Berdyaev là tác giả của
khoảng 40 cuốn sách và 500 bài báo.
Nổi bật trong số những trước tác của
ông là công trình Triết học tự do (1927,
được trao giải thưởng của Viện Hàn lâm
Khoa học Tâm linh Pháp), mở đầu cho
việc xem xét lại những vấn đề cơ bản
của Kyto giáo trong hoạt động sáng tạo
của ông. Những công trình nổi tiếng tiếp
theo gồm: Về thiên chức của con người
(1931), Số phận con người trong thế
giới hiện đại (1934), Tinh thần và hiện
thực (1935), Nguồn gốc và ý nghĩa của
chủ nghĩa cộng sản Nga (1938), Về sự
nô lệ và tự do của con người (1939), Tự
ý thức (1940), Tư tưởng Nga (1946),...
Các công trình của ông đã được dịch ra
hơn một chục thứ tiếng và là đối tượng
nghiên cứu của nhiều sách chuyên khảo.
Theo nhà nghiên cứu D.Lowrie, trước
tác của N.Berdyaev là sự kết nối giữa
phương Đông và phương Tây, giữa
Kyto hữu và phi Kyto hữu, giữa các
quốc gia, giữa quá khứ và tương lai,
giữa triết học và thần học, giữa cái hữu
hình và cái vô hình; ông là một trong
những triết gia và nhà tiên tri vĩ đại nhất
của thời đại chúng ta, sánh ngang với
Nietzsche, Hegel, và thậm chí cả Aristotle(2).
2. Những quan điểm cơ bản của
triết học về tự do và sáng tạo
Viết về nhiều đề tài khác nhau, nhưng
tư tưởng về tự do và sáng tạo xuyên suốt
toàn bộ trước tác của ông. “Triết học
của tôi, - ông đã tự xác nhận, là triết học
tinh thần. Mà tinh thần đối với tôi là tự
do, là hành động sáng tạo, nhân cách, là
sự hiệp thông của tình yêu.(...). Tôi coi
Boehme và Kant, Main de Brian và dĩ
nhiên cả Dostoevsky là những người đi
trước triết học tự do của mình”(3).
Trong các công trình của mình,
Berdyaev đã bao quát và đối chiếu nhiều
khuynh hướng và học thuyết tôn giáo,
triết học trên thế giới như triết học Nga,
triết học Hy Lạp, triết học Ấn Độ, Phật
giáo, chủ nghĩa Kant mới, Thần bí luận,
Vũ trụ luận, Nhân triết học... Nhưng
động cơ chính trong tư tưởng triết học
của ông là Kyto giáo. Tuy mang đậm
tính chất tôn giáo, nhưng triết học của
ông vẫn hướng đến con người, đến việc
nhận thức thiên chức của con người,
(1) YMCA (Young Men's Christian Association) -
Hội Thanh niên Kyto giáo.
(2) Lowrie D.A. (1960), Nhà tiên tri nổi loạn:
Cuộc đời của N.Berdyaev, NewYork, (tiếng Anh).
(3) Berdyaev N.A. (2007), Tự nhận thức, Мoskva,
(tiếng Nga).
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(76) - 2014
104
hướng đến thuyết Chúa - Nhân (nhận
thức về Chúa thông qua nhận thức con
người). “Đã đến lúc phải viết về (...)
Nhân triết học. (...). Cuốn sách của tôi là
một thử nghiệm Nhân triết học thông
qua sáng tạo”(4). Phát triển tư tưởng vũ
trụ luận của nhà triết học tôn giáo
Vladimir Solovev, Berdyaev khẳng định
rằng con người phải nằm ở trung tâm
của tồn tại; con người, cá nhân là bản
nguyên và ngọn nguồn của vũ trụ. Trong
Lời nói đầu cho cuốn Tôi và thế giới
khách quan, ông nhấn mạnh: “Tư tưởng
cơ bản trong cuộc sống của tôi là tư
tưởng con người, tư tưởng về hình ảnh
của nó, tự do sáng tạo và thiên chức
sáng tạo của nó”(5). Ở Berdyaev, các
khái niệm tự do và sáng tạo gắn bó mật
thiết với nhau, được phản ánh trước hết
trong các công trình Triết học tự
do và Tư tưởng sáng tạo của ông. Theo
ông, cơ chế sáng tạo thống nhất là tự do
và để có tự do thì cần phải sáng tạo.
Berdyaev thường xuyên quan tâm đến
đề tài về mối tương tác giữa sáng tạo và
đạo đức Kyto giáo. “Không phải bất kỳ
sự sáng tạo nào cũng tốt đẹp. Có những
sáng tạo xấu xa. Sáng tạo có thể nhân
danh Chúa, nhưng cũng có thể nhân
danh Quỷ. Chính vì thế không thể
nhường sự sáng tạo cho Quỷ, cho kẻ lộn
Chúa”(6). Berdyaev cho rằng, chỉ có thời
đại sáng tạo của tôn giáo mới đem lại
cho con người ý thức tích cực, chỉ có
thông qua sáng tạo mới có thể thoát khỏi
nô lệ để đến với tự do. Như vậy tự do và
sáng tạo luôn gắn bó mật thiết với nhau,
cái nọ tất yếu cần cho cái kia.
Tư tưởng sáng tạo là một đặc điểm cơ
bản trong quan niệm nhân đạo của
Berdyaev bởi nó được xem như biểu
hiện vĩ đại của con người. Gắn sáng tạo
với sự sáng tạo nên thế giới, ông khẳng
định rằng, thế giới được tạo nên không
chỉ bởi Chúa Trời mà còn bởi con người,
“nó là sự nghiệp của Chúa - Nhân”(7).
N.Berdyaev không bao giờ quy cảm
hứng đạo đức của sự sáng tạo vào
những cải cách và cương lĩnh chính trị -
xã hội cụ thể ngay cả khi ông bị lôi
cuốn bởi chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa
xã hội. Tuy nhiên, trong nhiều tác phẩm
của mình, ông không chỉ cho thấy sự
hiểu biết sâu sắc về những vấn đề chính
trị, mà còn dự cảm được những chấn
động xã hội bao trùm lên nước Nga và
toàn thế giới trong thế kỷ XX. Triết học
của ông cũng như trước tác của nhiều
triết gia, văn nghệ sĩ Nga khác trong
Thế kỷ Bạc đã mang tính chất tiên
tri. Suy xét về “ngọn nguồn vũ trụ sâu
(4) Berdyaev N.A. (1916), Ý nghĩa của sáng tạo
(Thử nghiệm biện giải con người) (tiếng Nga),
Moskva.
(5) Berdyaev N.A.(2011), Tôi và thế giới khách
quan Moskva, (tiếng Nga),
(6) Nikolai Aleksandrovich Berdyaev (2002), Sự
cứu chuộc và sáng tạo (Hai cách hiểu về
Kytogiáo), N.Berdyaev. Ý nghĩa của sáng tạo
(tuyển tập), Moskva, (tiếng Nga).
(7) Berdyaev N.A. (1995), Sáng tạo và khách
quan hóa. Thử nghiệm siêu hình học mạt thế,
Vương quốc của Chúa và vương quốc của
Caesar Moskva, tr. 164, 286, (tiếng Nga).
Tư tưởng tự do và sáng tạo của Nikolai Berdyaev...
105
xa” của những sự kiện làm rung chuyển
nước Nga và thế giới đầu thế kỷ XX,
ông hiểu rằng, để có thể chạm tới những
sức mạnh này, để hiểu được ảnh hưởng
của chúng đối với nhân loại không thể
bỏ qua những học thuyết truyền thống,
“cần phải đào sâu vào không gian vũ trụ
của ý thức”(8). Tiền đề tất yếu của triết
học chính là việc con người hiểu về
thiên chức vũ trụ của mình.
Tuy theo tinh thần vũ trụ luận, nhưng
N.Berdyaev vẫn rất chú ý nghiên cứu
những đặc điểm của tâm thức, tính cách
và lịch sử Nga. Trong Tư tưởng Nga,
N.Berdyaev đã luận giải ba đặc điểm
của lịch sử Nga là tính đứt đoạn, tính bi
thương và tiềm năng. Nếu bỏ qua những
đặc điểm này thì không thể giải đoán
được bí ẩn lịch sử của nước Nga và bản
chất sâu xa của tư tưởng Nga. Mặt khác,
khi đặc biệt chú ý đến đặc điểm nghịch
lý của dân tộc Nga, N.Berdyaev đã gọi
dân tộc Nga là “dân tộc bị phân
cực”. Đồng thời ông cũng gắn nghịch lý
của dân tộc với nghịch lý của xã hội
Nga. Trong Tâm hồn Nga (1918) khi chỉ
ra bản sắc của tính cách Nga, ông cho
rằng, “muốn giải đoán bí ẩn trong tâm
hồn Nga có lẽ phải thừa nhận ngay tính
chất nghịch lý của nước Nga”. Điều này
hết sức quan trọng bởi lẽ nó “giải phóng
bản sắc Nga thoát khỏi những quan
điểm lý tưởng hóa hết sức sai lầm và
ngụy tạo cũng như tình trạng nô lệ nước
ngoài”(9).
N.Berdyaev đã nêu bật ba nghịch của
tâm hồn Nga. Nghịch lý thứ nhất nằm
trong quan hệ với Nhà nước: “Nước
Nga là một đất nước phi công dân nhất,
vô chính phủ nhất trên thế giới. Không
có giới hạn cho sự nhẫn nại chịu đựng
của dân tộc Nga vốn có quá nhiều đau
khổ”; đồng thời “Nước Nga là một đất
nước công dân và quan liêu nhất trên thế
giới; mọi thứ ở Nga đều biến thành công
cụ chính trị”(10). Nghịch lý thứ hai nằm
trong thái độ của nước Nga và ý thức
Nga đối với dân tộc: “Nước Nga là một
đất nước phi sô vanh nhất trên thế giới,
người Nga hầu như xấu hổ vì họ là
người Nga, họ xa lạ với niềm tự hào dân
tộc và than ôi, thường xa lạ cả với phẩm
giá dân tộc!”(11); nhưng “Nước Nga – đó
cũng là đất nước dân tộc tính nhất trên
thế giới, đất nước đề cao chủ nghĩa dân
tộc cực đoan chưa từng thấy, đất nước
đàn áp các dân tộc bị phụ thuộc bằng
việc Nga hóa”(12). Còn về nghịch lý thứ
ba thì N.Berdyaev xem nó như là mâu
thuẫn giữa tự do tinh thần với thái độ
vâng phục đến lạ kỳ, với tình trạng thiếu
vắng quyền con người, tình trạng “Nhà
nước nô dịch đời sống tôn giáo”(13).
Theo logic kiến giải của Berdyaev, có
sự thâm nhập lẫn nhau giữa xã hội Nga
(8) Berdyaev N.A. (1990), Số phận của nước
Nga, Moskva, tr. 148, (tiếng Nga).
(9) Berdyaev N.A. (1990), Số phận của nước
Nga, tr. 10.
(10) Berdyaev.NA. (1990), sđd, tr. 11 - 13.
(11) Sđd, tr. 14 - 15.
(12) Sđd, tr. 16.
(13) Sđd, tr. 21.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(76) - 2014
106
đầy mâu thuẫn và nhân dân Nga. Trong
Tư tưởng Nga, N.Berdyaev đã viết về
nghịch lý của dân tộc Nga như sau:
“Dân tộc Nga là một dân tộc bị phân cực
mạnh nhất, nó là tổng hòa của những
mâu thuẫn. Nó có thể vừa hi vọng vừa
thất vọng. Nó luôn khiến người ta bất
ngờ, nó có thể hứng khởi bởi một tình
yêu mãnh liệt và một lòng hận thù sâu
sắc”(14). Ông gọi tính chất phân cực này
là “bản tính người Nga”: một mặt, chịu
đựng, bỏ qua, mặt khác nổi loạn đòi
công bằng; một mặt cảm thông, bao
dung, mặt khác có thể tàn bạo; một mặt
yêu tự do, mặt khác có thiên hướng nô
lệ; trong con người Nga có sự hòa trộn
giữa đức khiêm cung và thói kiêu ngạo,
giữa thái độ nô lệ và nổi loạn. Nguyên
nhân những mâu thuẫn đó, theo ông,
nằm ở sự xung đột và tương tác giữa các
mô hình lịch sử phương Đông và
phương Tây, sự thống nhất giữa bản
nguyên nữ và bản nguyên nam trong
tính cách dân tộc Nga.
3. Triết học sáng tạo và phê bình
văn học
Văn học Nga là một thứ lớn hơn văn
học. Nó vượt ra ngoài khuôn khổ của
mình và bao quát nhiều phương diện của
văn hóa dân tộc. Văn học Nga gắn bó
mật thiết với triết học, lịch sử và tôn
giáo Nga. Vì thế không có gì ngạc nhiên
khi N.Berdyaev đã dành nhiều công
trình của mình cho phê bình văn học.
Nhưng phê bình văn học của ông chủ
yếu vẫn là phân tích triết học về sáng tác
hoặc thế giới quan của nhà văn.
Trong số các nhà văn Nga, N.Berdyaev
tôn sùng F.Dostoevsky nhất. Qua các tác
phẩm của Dostoevsky, Berdyaev thường
tìm thấy biểu hiện quan điểm về tự do
và sáng tạo của ông, đồng thời ông cũng
coi mình là đứa con của nhà văn trên
bình diện tư tưởng. Đối với Berdyaev,
Dostoevsky không đơn thuần là đối
tượng nghiên cứu, mà còn là một người
thầy giải đáp cho những những vấn đề
phức tạp của tồn tại. Ông miêu tả toàn
bộ thế giới quan của Dostoevsky bằng
con đường “đưa trực giác vào thế giới tư
tưởng năng động của ông”, cố tránh
những sơ đồ và định thức cứng nhắc.
Trong công trình Thế giới quan của
Dostoevsky (1923), N.Berdyaev đã giải
thích nguyên nhân khiến cả thế giới kính
phục sáng tác của nhà văn vĩ đại này
như sau: “Dostoevsky phản ánh toàn bộ
mâu thuẫn của tinh thần Nga, toàn bộ
tính chất nghịch lý của nó. Có thể
nghiên cứu cơ chế tinh thần độc đáo của
chúng ta theo cách của Dostoevsky”(15).
Ông nhấn mạnh rằng ở Dostoevsky,
sáng tạo nghệ thuật mang tính chất khải
huyền và chính vì thế ông là thiên tài
của dân tộc Nga... Dostoevsky trước hết
là một nhà tâm lý và nhà siêu hình
(14) Nhiều tác giả (1990), Về nước Nga và văn
hóa triết học Nga Moskva, tr. 43 - 44, (tiếng Nga).
(15), (16) Berdyaev N.(1923), Thế giới quan của
Dostoevsky, Pгaha, (tiếng Nga).
Tư tưởng tự do và sáng tạo của Nikolai Berdyaev...
107
học vĩ đại. Toàn bộ sáng tạo của ông là
một sự khám phá về con người, khám
phá không chỉ chiều sâu tâm hồn, mà cả
chiều sâu tâm linh. Xét về sức mạnh và
sự mẫn tiệp của trí tuệ, thì trong số các
nhà văn vĩ đại chỉ Shakespeare mới có
thể sánh ngang được với Dostoevsky(16).
Theo N.Berdyaev, Dostoevsky không
tuyệt đối hóa cái Ác mà xếp nó “ngang
bằng” với cái Thiện và Tình yêu. Chìa
khóa để ông nghiên cứu các cuốn tiểu
thuyết nổi tiếng của Dostoevsky là
“cân” cái Thiện và cái Ác trên cái cân
Tự do. Đấy chính là nơi bộc lộ bản chất
của con người. Do vậy, các cuốn tiểu
thuyết Chàng ngốc, Tội ác và hình
phạt dưới góc nhìn triết học nhân vị của
Berdyaev là “những khảo nghiệm thiên
tài đối với bản chất con người”, “gợi
nhắc đến sự thử nghiệm của một ngành
khoa học mới về con người”(17).
Dostoevsky là nhà văn Kyto giáo nhất
bởi trung tâm chú ý của ông là con
người, tình yêu của con người và sự mặc
khải của tâm hồn con người”(18).
Nhà văn Nga thứ hai mà N.Berdyaev
quan tâm nghiên cứu là N.Gogol. Trong
công trình Tư tưởng Nga, khi giới thiệu
chân dung của Gogol giữa nhiều chân
dung khác. N.Berdyaev đã đưa ra một
cách nhìn mới đối với sáng tác của
Gogol chứ không thể chỉ khuôn nó vào
phạm trù chủ nghĩa hiện thực. Với ông,
sáng tác của Gogol là “sự mặc khải bằng
nghệ thuật cái ác với tư cách là bản
nguyên siêu hình và sâu xa”, qua đó có
sự song chiếu với Picasso. “Ở ông cũng
có những cách tri nhận hiện thực theo xu
hướng lập thể. Gogol nhìn thấy những
quái vật mà sau này Picasso cũng nhìn
thấy bằng hội họa”.
N.Berdyaev còn quan tâm đến một
nhà văn Nga vĩ đại khác là L.Tolstoy.
Tuy rất kính trọng sáng tạo văn học của
Tolstoy, nhưng Berdyaev lại phê phán
gay gắt niềm tin tôn giáo của nhà văn.
Khi so sánh Tolstoy và Dostoevsky, ông
nhấn mạnh: “Dostoevsky tham dự vào
tinh thần và từ đó ông nhận biết tất
cả. Tolstoy tham dự vào bề nổi tâm hồn,
nên không thể nhận biết những gì diễn
ra trong chính đáy sâu, không thấy được
hậu quả của quá trình cách mạng. Nghệ
thuật của Tolstoy có thể hoàn hảo hơn
nghệ thuật của Dostoevsky, các cuốn
tiểu thuyết của ông là những tiểu thuyết
tốt nhất trên thế giới. Ông là nghệ
sĩ vĩ đại của cái đã hoàn kết. Còn
Dostoevsky thì hướng đến cái đang hình
thành”(19).
4. Tiếp nhận và đánh giá di sản của
N.Berdyaev
Học thuyết của Berdyaev luôn gây
tranh luận, có nhiều người hâm mộ và
(17) Berdyaev N. (1918), Mặc khải về con người
trong sáng tác của Dostoevsky”, Tư tưởng Nga
(tái bản 1989), tr.68, 98, (tiếng Nga).
(18) Berdyaev N. (1918), sđd, tr. 68 - 98.
(19) Berdyaev N. (1923), Thế giới quan của
Dostoevsky Praha, (tiếng Nga).
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(76) - 2014
108
kế tục, nhưng cũng không ít người phê
phán gay gắt, nhất là trong giới triết học
Nga cùng thời với ông.
Nhưng các nhà nghiên cứu trước tác
của Berdyaev thường không thể xác
định được dòng mạch chính trong các
quan điểm triết học của ông. N.Poltoratsky
cho rằng, “không thể đổ dung nham tư
tưởng của Berdyaev vào bất kỳ một
khuôn mẫu, giai đoạn, thời kỳ nào. Dẫu
không thể gọi triết học của Berdyaev là
triết học thế tục, nhưng trong đó đề tài xã
hội vẫn chiếm vị trí to lớn”(20). Còn
A.Belyi thì thấy, “thấy thế giới quan của
Berdyaev giống như một nhà ga hàng
ngày có nhiều chuyến tàu từ các ngả đổ
về(21). Chúng tôi cho rằng, tính chất vô
thường và sự kiếm tìm bất tận đó là nét
đặc trưng cho toàn bộ Thể kỷ Bạc của
văn hóa Nga, gắn với những biến đổi
chính trị và tinh thần to lớn ở trong nước.
N.Berdyaev là triết gia Nga được đọc
nhiều nhất hiện nay. Phổ biến nhất ở
phương Tây là những cuốn sách của ông
liên quan đến cách hiểu lịch sử, văn hóa
Nga và chủ nghĩa Mác ở Nga. Ở nước
Nga hiện nay, những suy ngẫm của ông
về tính cách Nga và số phận của nước
Nga, về Kyto giáo cũng rất nổi tiếng.
Những tác phẩm của ông thường được
coi là mang tính chất tiên tri. Con người
luôn kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống,
nguyên nhân sâu xa của tất cả những gì
đang diễn ra, con người có suy nghĩ sâu
sắc, có học vấn, lại từng trải qua nhiều
thử thách trong đời - chiến tranh, cách
mạng, tù đày, lưu vong, được thừa nhận
và bị chối từ - tất cả những điều đó là cơ
sở cho sự sáng tạo phong phú và đa
dạng của ông.
Nếu nói đến sự tiếp nhận của nước
ngoài thì người ta thường coi Berdyaev
như là triết gia - thần học hoặc là nhà tư
tưởng không tưởng (Đại học Cambridge
đã trao bằng tiến sĩ danh dự về thần học
cho ông). Nhưng hầu hết các học giả
vẫn coi ông là nhà triết học.(20)
Sự nổi tiếng ở phương Tây đã tạo
điều kiện thuận lợi để ông hoạt động
trong giới Nga kiều. Sống lưu vong ở
nước ngoài, nhưng ông luôn nhớ về Tổ
quốc, viết nhiều về nước Nga, bằng cả
tiếng Nga lẫn bằng tiếng nước ngoài; tác
phẩm của ông được dịch và tái bản
nhiều lần ngay từ khi ông còn sống.
Sống xa Tổ quốc, N.Berdyaev luôn tìm
điểm kết nối giữa văn hóa và truyền
thống triết học Nga và Tây Âu. Chính tư
tưởng phổ quát về tinh thần của ông
được phương Tây coi trọng nhất lại thể
hiện bản chất Nga. Dẫu được thừa nhận
(20) N.Poltoratsky chia ra 4 giai đoạn sáng tạo
của Berdyaev: 1) xã hội học (trước 1905); 2) sử
học hay vũ trụ luận (trước năm 1925); 3) đạo
đức học hay nhân vị học (trước năm 1935); 4)
mạt thế luận (trước khi qua đời). Xem:
Poltoratsky N.(1987), Berdyaev và nước Nga
(Triết học về lịch sử Nga của N.A.Berdyaev)
New York, tr. 11, (tiếng Nga).
(21) Belyi A. (1990), Giữa hai cuộc cách mạng,
Moskva, (tiếng Nga).
Tư tưởng tự do và sáng tạo của Nikolai Berdyaev...
109
ở phương Tây, nhưng ở ngay nước Nga
xô viết trước đây ông hầu như bị quên
lãng. Chính quyền xô - viết tỏ thái độ
với Berdyaev theo những cách rất khác
nhau. Một mặt, họ kết tội và tống ông
vào tù. Mặt khác, ông lại nằm trong
danh sách 12 nhà hoạt động văn hóa nổi
tiếng được chính phủ cấp khẩu phần đặc
biệt(22). Mặc dầu có những cấm đoán về
tư tưởng, nhưng người ta vẫn chuyền tay
nhau đọc các công trình của ông.
Nét đặc trưng trong cách tiếp nhận
Berdyaev hiện nay là các nhà nghiên
cứu ở Nga và các nước cộng hòa thuộc
Liên Xô cũ tìm thấy trong sáng tác của
ông nhiều câu trả lời cho những vấn đề
cấp thiết, liên quan đến toàn cầu hóa,
hội nhập quốc tế, chủ nghĩa thế giới và
giữ gìn bản sắc dân tộc.
Những thay đổi chế độ xã hội ở các
nước sau khi Liên Xô tan rã dẫn đến nhu
cầu tất yếu nghiên cứu những hệ hình
thế giới quan mới. Do vậy, di sản của
các nhà tư tưởng thuộc Thế kỷ Bạc,
trong đó có N.Berdyaev, đã được nghiên
cứu và phổ biến rộng rãi. Nhưng thiếu
sự tri nhận tổng thể tư tưởng của
Berdyaev sẽ khiến việc thử nghiệm xây
dựng những hệ hình thế giới quan mới
trên cơ sở của nó không thể đạt được kết
quả, và rồi thì mode thời thượng nghiên
cứu về Berdyaev (cũng như về các triết
gia khác của Thế kỷ Bạc) sẽ qua đi.
Hiện nay, N.Berdyaev được quan tâm
đến ở phương Tây cũng như ở Nga
chính do ông tập trung hướng vào thuyết
duy nhân trung tâm (anthropocentrism)
như là một khuynh hướng tổng hợp giữa
triết học và nhân học của chủ nghĩa hậu
công nghiệp. Sáng tác của N.Berdyaev
đã phát triển một trong những truyền
thống đặc trưng của tư tưởng triết học
Nga là gắn sự tiến bộ của nhân loại
trước hết với những biến đổi về chất
trong thế giới đạo đức - tinh thần của
con người. N.Berdyaev phản đối mọi sự
chính thống một khi nó xâm phạm tự do
cá nhân, tư tưởng và lương tâm. Ông
kiên trì tư tưởng cho rằng, chỉ có thể
thực hiện chân lý, lẽ công bằng và sự
hoàn thiện trong tự do và thông qua tự
do. Không thể dùng bạo lực để giải
phóng, để đạt đến sự hoàn thiện – tư
tưởng ông luôn ấp ủ đó có lẽ chỉ đến bây
giờ nhân loại mới bắt đầu hiểu.(22)
N.Berdyaev hết sức ác cảm với
những hình thức của chủ nghĩa dân
tộc. Vượt trước thời đại mình, ông chủ
trương một học thuyết Phổ độ căn bản
và hữu sinh mà cũng như học thuyết
Nhân vị cấp tiến của ông, nó không
giống với tinh thần và quan niệm hiện
hành của thời đại. Berdyaev đã gắn
tương lai của nhân loại với thế giới quan
phổ độ từ bỏ sự biệt lập và tự khép kín,
thừa nhận sự tiếp xúc giữa tất cả các
quốc gia, dân tộc để làm cho nhau giàu
có thêm lên.
(22) Shevchuk S., sđd.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(76) - 2014
110
Trong triết học nhân vị - hiện sinh
của N.Berdyaev, sự khẳng định đầy đủ
và toàn vẹn cá nhân con người được
mặc định là sự thống nhất hữu cơ, tràn
đầy thương yêu với mọi người, với thiên
nhiên, vũ trụ, là trung thành với những ý
nghĩa và giá trị cao quý. Berdyaev tìm
thấy chủ nghĩa nhân vị sâu sắc và nhất
quán trong học thuyết Kyto giáo. Nhưng
không thể coi chủ nghĩa nhân văn tôn
giáo và nhân học Chúa - Nhân của
Berdyaev là đại diện cho Kyto giáo
Chính thống và tư tưởng Giáo hội Chính
thống. Thái độ phê phán Kyto giáo cổ
xưa và lịch sử quan hệ của ông với giới
nhà thờ Nga và phương Tây là hết sức
quan trọng đối với những tìm kiếm về
tinh thần hiện nay, nhất là khi nổi lên
những mưu toan coi Kyto giáo truyền
thống là tâm điểm của nhân loại. Có
một điều rõ ràng là giới tôn giáo bảo
thủ đều nhất tề tỏ thái độ thù địch đối
với tư tưởng tôn giáo hiện đại của
Berdyaev muốn tuyên xưng Kyto giáo
như là tôn giáo về tự do và sáng tạo của
cá nhân, tôn giáo của tình yêu và vị tha
chứ không phải tôn giáo của quyền lực
và truyền thống, của hù dọa và gây
khiếp sợ.
Sự luận chiến của Berdyaev với
những khuynh hướng xã hội - chính trị,
triết học và tôn giáo hàng đầu của thời
đại, với những tâm trạng và tín ngưỡng
đang thống ngự đã bộc lộ cốt lõi ý
nghĩa thế giới quan hết sức sâu xa của
ông, bộc lộ những tư tưởng đoán trước
sẽ có sự đánh giá lại toàn bộ những giá
trị diễn ra ở thế kỷ XXI trên quy mô
toàn thế giới. Lấy một đề tài hết sức
quan thiết hiện nay làm ví dụ: đề tài “số
phận của nước Nga”, “số phận của chủ
nghĩa cộng sản Nga” và của chủ nghĩa
xã hội nói chung trong mối tương liên
của chúng với số phận của nhân loại và
lịch sử thế giới. Trong dòng chảy những
ấn phẩm gần đây về chủ đề này chứa
đựng những ý kiến không chỉ nghiêm
túc, thận trọng mà cả hân hoan ác độc
về “sai lầm nghiêm trọng của cuộc
Cách mạng tháng Mười năm 1917”, sự
phê phán chủ nghĩa Mác của Berdyaev
vẫn chừng mực và công bằng hơn(23).
Berdyaev khẳng định “có chân lý vĩ đại
của chủ nghĩa xã hội khi đối mặt với xã
hội tư sản”, “tất cả những lập luận
chống lại chủ nghĩa xã hội đều giả dối
và ác độc”. Còn nói về song đề “chủ
nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội”,
khi hiện nay nhiều ý kiến cho rằng, sự
cứu chuộc duy nhất cho đất nước là
nhanh chóng “hội nhập” chủ nghĩa tư
bản thì đối với Berdyaev, song đề đó
không tồn tại.
Bằng trải nghiệm sâu sắc số phận cá
nhân con người và số phận toàn nhân
loại, Baerdyaev không cho phép có bất
cứ thái độ nào coi thường các thời đại
(23) Kosheleva V. (1991), “Đã đến thời của
Berdyaev?”, Khoa học xã hội và thời đại hiện
nay, №3, tr. 132 – 139, (tiếng Nga).
Tư tưởng tự do và sáng tạo của Nikolai Berdyaev...
111
lịch sử và các tiền nhân. Ông đã nhiều
lần viết rằng, không có gì đáng thương
và gây nhiễu loạn lương tâm con người
hơn là sự trông đợi vào phúc lạc và sự
viên mãn của các thế hệ tương lai.
N.Berdyaev cho rằng, tình trạng suy
kiệt nền tảng đạo đức và tinh thần trong
cuộc sống con người sẽ hủy diệt cái điều
chủ yếu nhất: đó là cá nhân, cá tính,
nhân tính. Sự khẳng định tự do khởi
thủy và sáng tạo tích cực, qua đó hình
ảnh con người được khôi phục, bản chất
phổ quát của con người được bộc lộ,
đồng thời sự biến đổi cuộc sống về mặt
bản thể và đạo đức tinh thần chứ không
phải về mặt biểu tượng và kỹ thuật được
thực hiện – đó là đề tài trân quý nhất
trong siêu hình học hiện sinh của
Berdyaev và những phóng chiếu xã hội
tiếp theo của nó.
Nhân loại ngày nay đang vấp phải
những khó khăn nghiêm trọng trong
sáng tạo tích cực gắn với việc khôi phục
sự cân bằng sinh thái và mối tương tác
hài hòa giữa con người và xã hội; đang
chịu khủng hoảng không chỉ bởi những
quan niệm về khoa học và kỹ thuật, mà
còn bởi những quan niệm và dạng thức
hoạt động của khoa học xã hội và nhân
văn. Những vấn đề sinh thái văn hóa
đang đặt ra trước nhân loại hiện nay
không kém phần gay gắt so với những
vấn đề sinh thái tự nhiên. Nói đúng ra,
về bản chất những vấn đề toàn cầu hiện
nay không thể giải quyết được bằng việc
thay thế các phương tiện lao động, kỹ
thuật, tổ chức xã hội, nếu như vẫn giữ
nguyên hệ thống những giá trị, thái độ
và ưu tiên cũ; (những giá trị, thái độ và
ưu tiên cũ này được Berdyaev xác định
bằng thuật ngữ “chất tư sản”). Để giải
quyết những mâu thuẫn nêu trên, nhân
loại cần hướng tới sáng tạo ra những
hình thức văn hóa mới. Một sự sáng tạo
chỉ có thể được thực hiện trong điều
kiện con người tự thay đổi bản thân
thông qua khẳng định một thang giá trị
mới và động lực mới trong mọi hình
thức hoạt động. N.Berdyaev gọi việc đề
cao con người về phương diện đạo đức
và tinh thần, thái độ tiết chế tự do và kỷ
luật tự giác là một cuộc cách mạng đạo
đức, tinh thần, nhân vị - một cuộc cách
mạng phức tạp nhất, quy mô và sâu sắc
nhất trong số những cuộc cách mạng
nhân loại từng biết đến. Dĩ nhiên, những
tư tưởng triết học của Berdyaev có ý
nghĩa to lớn chính là ở phương diện hoạt
động thực tiễn mang tính chất cải tạo tư
tưởng nhằm phóng chiếu một hệ thống
những lý tưởng, giá trị, ý nghĩa.
Khi xem xét bản chất của các quá
trình đó thì không thể không thừa nhận
rằng với niềm đam mê suy ngẫm về
thiên chức đích thực của con người, về ý
nghĩa của lịch sử và số phận của nhân
loại, nhà triết học Nga N.Berdyaev đã
đoán trước sẽ có sự đánh giá lại trên quy
mô toàn cầu những giá trị và các ưu tiên
mà nhân loại giờ đây đang đối diện.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(76) - 2014
112
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23255_77750_1_pb_2248_2009636.pdf