Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và sự nghiệp giải phóng dân tộc
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười Nga đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới. Hồ Chí Minh nói: "Lê nin đã mở ra một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa. Lênin là người đầu tiên đã kiên quyết lên án mọi thành kiến đối với nhân dân các nước dân tộc thuộc địa đã ăn sâu trong xương tuỷ của nhiều công nhân Châu Âu và Châu Mỹ.
8 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và sự nghiệp giải phóng dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
VÀ SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười Nga đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới. Hồ Chí Minh nói: "Lê nin đã mở ra một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa. Lênin là người đầu tiên đã kiên quyết lên án mọi thành kiến đối với nhân dân các nước dân tộc thuộc địa đã ăn sâu trong xương tuỷ của nhiều công nhân Châu Âu và Châu Mỹ.
Cho nên, công cuộc giải phóng thuộc địa có thể và phải chủ động thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân nhân dân thuộc địa. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là "Một trong những cái cánh của cách mạng Vô sản". Người cho rằng: "Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống cho cho công cuộc giải phóng dân tộc nữa thôi". Người còn dự báo, khi mà cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thành công, khi mà họ thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản, tức là chủ nghĩa đế quốc thì, "họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong sự nghiệp giải phóng hoàn toàn".
Một đặc điểm nổi bật ở các nước thuộc địa là kinh tế chưa phát triển. Ở đó kinh tế nông nghiệp là chủ yếu và nông dân chiếm số đông trong dân cư; Hồ Chí Minh đã nhìn thấy: nếu chỉ với lực lượng riêng của chính mình, nông dân không thể tự giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột của đế quốc. Trong nhiều nước thuộc địa, nông dân đã nhiều lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong biển máu, vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo. Người khẳng định: "Trong thời đại hiện nay, giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất có có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, bằng cách liên minh với giai cấp nông dân",.
Ở các nước thuộc địa, giai cấp tư tư bản bản xứ không có thế lực về kinh tế và chính trị, không có khả năng độc lập lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Nếu họ khơi dậy được phong trào, thì người cộng sản phải tham gia để thúc đẩy cuộc cách mạng đi "đến nơi", đem lại quyền lợi thực sự cho công - nông và các tầng lớp nhân dân lao động khác, tránh không để cho họ nửa chừng thoả hiệp với đế quốc và phong kiến.
Người cộng sản ở các nước thuộc địa cần phải chống tư tưởng cải lương, đầy hy vọng bọn đế quốc thực dân ban cho những cải cách. Đồng thời cũng tránh tư tưởng cầu cứu một đế quốc khác đánh đuổi đế quốc đang thống trị mình Hồ Chí Minh còn kêu gọi những người cộng sản ở các nước thuộc địa phải chống đồng văn, đồng chủng, cũng như tư tưởng không phân biệt giai cấp nhưng phân biệt màu da. Tóm lại người chủ trương chống lại mọi biểu hiện của tư tưởng dân tộc tiểu tư sản, tư sản và phong kiến.
Để giải phóng dân tộc trong khi đế quốc dùng bạo lực để đàn áp các phong trào yêu nước, cách mạng Hồ Chí Minh đề ra phương pháp cách mạng bạo lực của quần chúng nhân dân chống lại bạo lực phản cách mạng của đế quốc và tay sai, giành chính quyền cách mạng. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là sự biểu hiện tư tưởng cách mạng bạo lực Hồ Chí Minh. Để cô lập kẻ thù và tập hợp lực lượng cách mạng, Người căn dặn những người cộng sản phải biết kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước chân thành với tinh thần quốc tế vô sản cao cả.
Đoàn kết quốc tế là một nội dung quan trọng trong chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. Theo Người đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của vô sản "chính quốc" và quyền lợi của nhân dân thuộc địa là thống nhất. Người nói: "Theo Lênin, cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên kết chặt chẽ với phong trào chống chủ nghĩa đế quốc ở các thuộc địa và các nước bị nô dịch và vấn đề dân tộc như Lênin đã dạy chúng ta, chỉ là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản". Luận điểm này đã được Hồ Chí Minh nêu lên bằng hình tượng "con đỉa hai vòi" và "hai cánh của một con chim". Sự phối hợp và giúp đỡ nhau của các dòng thác cách mạng trên thế giới từ thập kỷ 70 lại đây trong việc xoá bỏ đi một vết nhơ trong lịch sử loài người. Chế độ thuộc địa nói lên ý nghĩa thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ở các nước thuộc địa đã nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân đã ra đời, thì ở đó kẻ bóc lột giai cấp, áp bức là bọn tư bản, đế quốc đến cướp nước và tay sai của chúng. Vì vậy, giai cấp công nhân ở các nước ấy phải là người lãnh đạo cách mạng, để giải phóng cho mình đồng thời giải phóng toàn thể dân tộc khỏi xiềng xích của đế quốc chủ nghĩa. Ở các nước thuộc địa, giai cấp công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, có quan hệ mật thiết với nông dân. Đó là một đặc điểm mà khi thành lập đảng của giai cấp công nhân, những người cộng sản phải chú ý lôi cuốn nông dân và các phong trào yêu nước vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nước mình. Chỉ với điều kiện ấy, Đảng mới giương cao được ngọn cờ lãnh đạo của mình trong cách mạng giải phóng dân tộc.
"Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" đó là kết luận quan trọng mà Bác Hồ đã rút ra từ thực tiễn hoạt động cách mạng của Người. Vì vậy, mục tiêu cách mạng ở các nước thuộc địa là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: "Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn". Với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã dự đoán: "Cách mạng Việt Nam sau khi đánh đuổi đế quốc và tay sai, giành được độc lập về chính trị sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa". Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh chủ trương giải phóng dân tộc để đi tới chủ nghĩa cộng sản. Hồ Chí Minh đã nêu "Muốn cách mạng thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có Đảng bền vững, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại, phải theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
Tư tưởng về sự thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh được thể hiện nhất quán trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người. Hồ Chí Minh nêu rõ: "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ".
Năm 1930, khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Người đã đề ra chính cương, sách lược vắn tắt phản ánh được đường lối cơ bản của Đảng ta, của cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên trên đất nước ta có một Đảng có cương lĩnh và sách lược cách mạng đúng đắn thể hiện được những nguyện vọng thiết tha nhất của dân tộc. Cuối năm 1939, khi chiến tranh thế giới lần thứ II nổ ra, căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta vẫn chủ trương chiến lược cách mạng phản đế và điền địa, nhưng có sự thay đổi về chỉ đạo chiến lược: "Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mạng, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm mục đích mà giải quyết.
Tháng 8 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với thế giới: "nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập".
Trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, người kêu gọi: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".
Là chiến sĩ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh đã đấu tranh chống những tư tưởng sai lầm về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người cũng đã tính cực chống những khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa, cải lương, thoả hiệp".
Người đã định hướng từ đầu cho cách mạng Việt Nam: tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là tiền đề của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là để củng cố độc lập dân tộc. Có giải pháp dân tộc mới giải phóng được giai cấp, giải phóng xã hội.
Độc lập dân tộc là tiền đề của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là để củng cố độc lập dân tộc. có giải phóng được giai cấp, giải phóng xã hội và có giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội mới giải phóng được dân tộc, giải phóng được con người.
Nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, giữa lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản, giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giữa độc lập tự do của dân tộc và tự do của mỗi người.
Hồ Chí Minh quan niệm độc lập dân tộc, tự do cho dân tộc mình là điều kiện cho độc lập, tự do cho mọi dân tộc. Chỉ có làm cho tất cả các dân tộc trê thế giới đèu được độc lập tự do, bình đẳng có quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc thì mới bảo đảm được tự do, bình đẳng, quyền sống, quyền hạnh phúc cho mỗi người và mọi người. Chính vì vậy mà cách mạng Việt Nam được cả loài người tiến bộ đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện cho nhân dâ ta đánh thắng được những tên đế quốc to là Pháp và Mỹ và bước vào giai đoạn xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và sự nghiệp giải phóng dân tộc đã mở ra một phương hướng đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng của các dân tộc: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đúng như Hồ Chí Minh đã nói: "Các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới thấy rằng chỉ có dựa vào phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, đi theo đường lối của giai cấp công nhân, mới đánh đổ được bọn đế quốc để giành lại độc lập dân tộc hoàn toàn và bình đẳng thực sự giữa các dân tộc". Chúng ta cần giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nêu cao ý chí tự lực tự cường, tăng cường đoàn kết và mở rộng sự hợp tác với các nước trên thế giới, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân tất cả các nước chống đế quốc và phản động quốc tế, vì hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Trong thời đại ngày nay, tư tưởng về sự thống nhất độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là vấn đề cơ bản nhất của cách mạng nước ta và của tiến trình cách mạng các nước. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta quyết đạp bằng mọi khó khăn, phấn đấu và tự hào, vươn lên làm tròn nhiệm vụ đối với dân tộc ta và đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.
Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng, nhà lý luận Mác- Lênin, lãnh tụ cách mạng giải phóng dân tộc. Một trong những cống hiến quan trọng của Người vào kho tàng chủ nghĩa Mác Lênin là lí luận và thực tiễn cách mạng vô sản ở nước thuộc địa nửa phong kiến mà cốt lõi là tư tưởng về sư thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh là một trong những người cộng sản đầu tiên của một dân tộc thuộc địa đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin, sớm nêu ra luận điểm về sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng con người trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ này, nhiều người cộng sản Châu Âu cho rằng, chủ nghĩa cộng sản không thể áp dụng ở các nước phương Đông, nơi kinh tế chưa phát triển. Họ coi phong trào giải phóng dân tộc chỉ là đồng minh căn cứ vào đặc điểm châu Á và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã khẳng định: "Chủ nghĩa Cộng sản thích nghi dễ dàng với châu Á hơn là với châu Âu" và theo Người: "Vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản".
Ở Việt Nam một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế chưa phát triển, nông dân chiếm hơn 95% dân số, giai cấp công nhân và giai cấp tư sản dân tộc đang trong bước đầu hình thành, cả dân tộc chìm trong đêm dài nô lệ, thì theo Hồ Chí Minh nhiệm vụ chiến lược của Đảng vô sản là: phải giải phóng cho dân tộc trong đó có giai cấp mình khỏi ách áp bức bóc lộc của đế quốc xâm lược và tay sai của chúng.
Năm 1921, Người viết: "chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc. Cả hai cuộc cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới". Khi thành lập Đảng, Người "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội công sản". Tháng 11 - 1930 Người cho rằng: "Dân tộc cách mạng vẫn là nhiệm vụ trong giai cấp cách mạng, sự chuyển biến lối này sang lối khác đó là do hoàn cảnh từng nơi, từng lúc, chứ không phải hai đường sai trái với nhau". Năm 1941, Người về nước lãnh đạo cách mạng. Tại hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5-1941), Người vạch rõ: "Trong lúc này quyền lợi giải phóng dân tộc cao hơn tất thảy". Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đén vạn năm cũng không đòi lại được".
Thực tiễn đã chứng minh quan điểm của Bác là đúng đắn. Cách mạng tháng 8-1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, Người nêu ra ba nguyên tắc phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân là: dân tộc: độc lập; dân quyền: Tự do; dân sinh: Hạnh phúc.
Năm 1960 tại buổi lễ kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng, phát triển quan điểm "Đảng là bộ tham mưu của giai cấp vô sản và của nhân dân lao động" mà Người đã chỉ rõ cho Đảng từ năm 1930, Hồ Chí Minh nói: "Đảng ta vĩ đại. Vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác" Tháng 10 - 1967 nhân kỷ niệm lần thứ 50 năm cách mạng tháng 10 Nga, tổng kết phong trào giải phóng dành tộc trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, Người nói: "Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khiết của cách mạng vô sản trong phạm vi thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn".
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc và sự nghiệp giải phóng dân tộc.doc