Truyện thơ nôm Hoa tiên ký qua sự tiếp nhận của các thế hệ độc giả

Như vậy, có thể nói việc đặt Hoa tiên ký trong dòng truyện Nôm bác học để khảo sát, qua đó thấy được những sáng tạo của Nguyễn Huy Tự khi tiếp thu một tác phẩm văn học nước ngoài, cải biến nó để nâng nghệ thuật truyện Nôm “lên một tầm cao mới” và những ảnh hưởng của nó đối với tác phẩm sau vẫn chưa thực sự được các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Vì thế, chúng tôi sẽ tiếp tục bàn về vấn đề còn bỏ ngỏ này ở những công trình khác, với hy vọng góp thêm một tiếng nói vào việc nghiên cứu thể loại truyện Nôm, nhưng quan trọng nhất vẫn là xác định một cách rõ ràng cụ thể về vị trí cũng như những đóng góp của Nguyễn Huy Tự cho sự phát triển của thể loại truyện Nôm nói chung và truyện Nôm bác học nói riêng trong nền văn học nước nhà.

pdf8 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyện thơ nôm Hoa tiên ký qua sự tiếp nhận của các thế hệ độc giả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 21 - 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 TRUYỆN THƠ NÔM HOA TIÊN KÝ QUA SỰ TIẾP NHẬN CỦA CÁC THẾ HỆ ĐỘC GIẢ Ngô Thị Thanh Nga Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Truyện thơ Nôm Hoa tiên ký tuy bắt nguồn từ một ca bản của Trung Quốc có tên gọi Đệ bát tài tử tiên chú, song tác giả Nguyễn Huy Tự đã có những sáng tạo riêng để tạo thành một tác phẩm văn học mang tinh thần Việt Nam. Bài viết này điểm qua quá trình nghiên cứu truyện Hoa tiên theo tiến trình thời gian từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, ở các phương diện: tác giả truyện, nội dung, nghệ thuật, nguồn gốc, so sánh các bản Hoa tiên (nguyên tác với nhuận chính) Những thành tựu nghiên cứu trên đã bước đầu khẳng định vị trí, cũng như giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Tuy nhiên việc đặt Hoa tiên ký trong dòng truyện Nôm bác học nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX để nghiên cứu vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Từ khoá: Hoa tiên truyện – Nguyễn Huy Tự. *Truyện thơ Nôm Hoa tiên ký bắt nguồn từ một ca bản của Trung Quốc có tên gọi Đệ bát tài tử tiên chú (tương truyền ra đời vào thời Thanh sơ và do một Giải nguyên và một ông Thám hoa soạn). Trong bối cảnh lịch sử xã hội thế kỷ XVIII- một thời kỳ mà trào lưu tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, ý thức cá nhân lớn mạnh, đề tài tình yêu được chú ý đặc biệt- Nguyễn Huy Tự đã tìm thấy ở ca bản Hoa tiên tiếng nói đồng điệu và đã sáng tạo ra Hoa tiên ký mang bản sắc văn hoá tinh thần Việt Nam. Có thể nói Hoa tiên ký ra đời là một bước đột phá của truyện Nôm nói riêng và của văn học Việt Nam trung * Ngô Thị Thanh Nga, Tel: 0982548560 Email: đại nói chung. Đây là truyện Nôm bác học đầu tiên ở Đàng ngoài, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến những truyện Nôm bác học ra đời sau, trong đó có đỉnh cao là Truyện Kiều. Vì thế, từ khi Hoa tiên ký xuất hiện đến nay đã có rất nhiều thế hệ độc giả quan tâm nghiên cứu và tiếp nhận trên nhiều góc độ khác nhau. Tìm hiểu về quá trình tiếp nhận của độc giả đối với tác phẩm này đã có một số nhà nghiên cứu để tâm đến như: Nguyễn Văn Hoàn, Lại Văn Hùng[2]... Nhưng những bài viết của các nhà nghiên cứu trên thường chỉ mang tính chất khái quát, còn nội dung và cách thức tiếp nhận như thế nào thì lại chưa bàn cụ thể. Vì thế chúng tôi muốn tiếp tục được bàn về vấn đề này để thấy được tính chất đa diện khi nghiên cứu Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 21 - 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 tác phẩm Hoa tiên ký. Ở bài viết này, chúng tôi tìm hiểu quá trình tiếp nhận của độc giả theo lịch trình thời gian qua hai thế kỷ: XIX và XX. 1. THẾ KỶ XIX Có thể nói người đầu tiên quan tâm đến Hoa tiên ký là Nguyễn Thiện. Ông đã tiến hành nhuận chính Hoa tiên truyện. Nhưng ngoài công việc này ông không có thêm một lời bình hay một lời nhận xét nào về tác phẩm. Những người tham gia vào công việc nhuận sắc sau đó như Vũ Đãi Vấn, Cao Bá Quát thì đều có lời tựa trước bản nhuận sắc. Đây có thể coi là những lời bình phẩm đầu tiên về Hoa tiên ký. Với Vũ Đãi Vấn (tiến hành nhuận sắc năm Minh Mệnh thứ 10) thì Hoa tiên ký có cả hay lẫn dở. Trong lời tựa của mình, ông viết: “Từ hồi hai mươi bốn trở về trên, lời và ý đều chu đáo; tuy rằng hạng người cụ nhỡn làm ra, chưa dám chắc là không có chút nào hỏng, nhưng đại để dụng ý sâu và kín, luyện chữ lạ và nhã, chưa dễ được nhiều như thế. Từ hồi hai mươi bốn trở về sau, lời thì nhiều chỗ trái tai mà ý thì không khỏi có chỗ thiếu sót. Thỉnh thoảng có một đôi câu răn dạy người đời thì thường thường chưa được hồn hậu” [3.251]. Như vậy Vũ Đãi Vấn đã bước đầu nhận xét về cả nội dung và nghệ thuật của Hoa tiên ký. Nghệ thuật thì tinh tế “chưa dễ được nhiều như thế”, còn nội dung thì mặc dù có “dụng ý sâu và kín” nhưng vẫn có chỗ “trái tai” chưa thật sự có được cái “ý trung hậu của cổ nhân”. Do vậy mà ông đã tiến hành sửa nội dung để cho lời và ý được chu đáo. Sau công việc sửa chữa của Vũ Đãi Vấn vào năm 1843, Cao Bá Quát cũng tiến hành nhuận sắc Hoa tiên ký, nhưng công việc chưa xong thì ông bận việc phải đi xa nên người đời sau không biết ông đã sửa những gì. Ở đây chúng tôi quan tâm đến lời tựa của ông. Lời tựa có những câu đánh giá, nhận xét như: Nguyễn Huy Tự đã “dùng bụi bặm tấm cám mà hun đúc nên gạch ngói lâu đài”[2.46]. Và cũng ở lời tựa này, người viết cũng là người đầu tiên đặt Hoa tiên ký trong dòng chảy của văn học Nôm và bên cạnh Đoạn trường tân thanh để đi đến một nhận định rằng: Hoa tiên ký là một động lực quan trọng khiến cho sau đó Kim Vân Kiều “đờ mắt trông theo”. Như vậy ở thế kỷ XIX- dù sự tiếp nhận của các độc giả về Hoa tiên ký không nhiều, nhưng những giá trị về nội dung, nghệ thuật cũng như giá trị mở đường cho sự phát triển của văn học Nôm nói chung và thể loại truyện thơ nôm nói riêng của tác phẩm cũng đã được các độc giả khẳmg định một cách vững chắc. 2. THẾ KỶ XX Nếu như trong thế kỷ XIX chỉ có một bản khắc in Hoa tiên (Hoa tiên nhuận chính) vào năm 1875 của Đỗ Hạ Xuyên thì sang thế kỷ XX- tác phẩm đã liên tục được khắc in, và tương ứng với nó là một phong trào nghiên cứu phẩm bình rầm rộ về Hoa tiên trên nhiều phương diện như: tác giả, nội dung, nghệ thuật, nguồn gốc và so sánh các bản Hoa tiên (nguyên tác với nhuận chính) Theo thứ tự thời gian chúng ta thấy có các tác giả đã quan tâm đến những vấn đề này của tác phẩm là: Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Huy Chương, Nguyễn Tiến Lãng, Kiều Thanh Quế, Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Tất Thứ, Hoài Thanh, Lại Ngọc Cang, Trần Quang Huy, Nguyễn Lộc, Đặng Thanh Lê, Lại Nguyên Ân, Phạm Tú Châu, Trần Thị Băng Thanh, Trần Đình Hượu, Phong Lê, Trần Nho Thìn, Nguyễn Phạm Hùng, Lại Văn Hùng, Trần Hải Yến, Với bài viết Văn Hoa tiên và văn Kiều in trên Phụ nữ tân văn số Xuân -1934, nhà thơ tài tử Tản Đà là người đầu tiên của thế kỷ XX tiếp nối ý tưởng Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 21 - 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 của tiền nhân là so sánh hai áng văn về phương diện lời văn. Theo ông thì: “Văn Truyện Kiều là văn chương, văn Hoa tiên tựa ở luân lý; Văn Truyện Kiều rất là bạo lời, văn Hoa tiên giữ ý cẩn thận. Văn Truyện Kiều nhiều giọng lịch lõi, văn Hoa tiên toàn vẻ trang nhã” [2.58]. Và sau khi trích dẫn một số câu thơ để minh chứng, nhà thơ đã khẳng định: “Văn Hoa tiên hay ở cái toàn thể còn văn Truyện Kiều hay ở từng câu chữ”. [2.59] Tác giả Nguyễn Tiến Lãng trong bài thuyết trình bằng tiếng Pháp tại một cuộc hội họp tổ chức tại Huế ngày 8 tháng 2 năm 1937 với nhan đề Những vẻ đẹp của Hoa tiên-Thơ An Nam đã khẳng định: Hoa tiên là một tác phẩm của văn học An Nam “là một sự sáng tạo tốt đẹp rất An Nam”, “là một áng thơ An Nam và không phải là một mô phỏng đơn giản của Trung Hoa” [2.118]. Có được điều này là do những vẻ đẹp của nó, đó là vẻ đẹp tình cảm, vẻ đẹp của nhận thức văn chương, vẻ đẹp của tư tưởng và vẻ đẹp của hình thức. Ông cũng nêu ý kiến không nên so sánh Truyện Kiều và Truyện Hoa tiên rằng: tác phẩm nào nổi trội hơn, bởi lẽ phải tính đến “lợi ích của những nhân tố cốt yếu được liệt vào trong quá trình xây dựng một tác phẩm văn học”[2.140] như sự tiến triển của ngôn ngữ, hoàn cảnh lịch sử,, và đồng thời phải dành cho Hoa tiên một vị trí xứng đáng bên cạnh Truyện Kiều. Năm 1942 trên tạp chí Tri tân số 50, tác giả Kiều Thanh Quế đã dựa vào bản Hoa tiên nhuận chính của Nguyễn Thiện để tiến hành so sánh hai tác phẩm Truyện Kiều và Hoa tiên với nhan đề Nỗi lòng Tố Như dưới triều Gia Long - So sánh hai áng văn chương ra đời dưới triều ấy: Kiều và Hoa tiên [2.149]. Trong bài viết này- ông chủ yếu viết về tâm sự của Nguyễn Du khi ra làm quan với triều Nguyễn, và nhân nói đến Truyện Kiều với lòng ngưỡng mộ “văn chương không tiền, tuyệt hậu”, tác giả đã lấy Hoa tiên ra để so sánh như một minh chứng cho nhận định của mình. Tác giả đã tiến hành liệt kê những câu na ná giống nhau trong Truyện Kiều và Hoa tiên nhuận chính để đi đến khẳng định: “Truyện Kiều về giá trị văn chương ăn đứt Hoa tiên”. Có lẽ do chỉ dựa vào Hoa tiên nhuận chính nên tác giả không đánh giá được công lao của Nguyễn Huy Tự cũng như những ảnh hưởng của Hoa tiên ký đối với Truyện Kiều. Một năm sau, năm 1943 trong một loạt bài in trên tạp chí Tri tân (các số 86, 87, 88), với nhan đề Hoa tiên truyện [2.160], nhà nghiên cứu Đào Duy Anh đã khảo sát khá kỹ về quê quán, dòng họ Nguyễn Huy Tự và ông đã dịch bản hành trạng của Nguyễn Huy Tự trong Nguyễn thị gia tàng. Cũng trong một loạt bài này, tác giả đã bước đầu nhận thấy ảnh hưởng của Hoa tiên ký đối với Truyện Kiều, ngược lại cũng không quên khẳng định bản nhuận chính Hoa tiên của Nguyễn Thiện lại chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của Đoạn trường tân thanh. Cũng trong năm 1943 ở các số tiếp theo (số 91, 92,93) vẫn trên tạp chí Tri tân, tác giả lại đặt vấn đề nghiên cứu Nguồn gốc Hoa tiên truyện [2.184]. Trong loạt bài này nhà nghiên cứu đã đề cập đến ca bản Hoa tiên ký (của Trung Quốc). Sau khi tiến hành dịch một số hồi của ca bản (chính xác là 5 hồi bao gồm Hoa tiên đại ý (hồi 1), Liễu âm khốc biệt (hồi 26), Văn gia thăng nhậm (hồi 31), Hàn uyển trùng phùng (hồi 38), Văn nhi thân táng (hồi 43) và so sánh các hồi dịch với Hoa tiên truyện (cả nguyên tác và nhuận chính)), ông đã có một số nhận xét ban đầu về sự khác nhau giữa Hoa tiên ký và Hoa tiên nhuận chính. Vẫn trong năm 1943, Dương Quảng Hàm đã cho in Việt Nam văn học sử yếu - một cuốn sách khái quát về văn học Việt Nam Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 21 - 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 từ giai đoạn mới hình thành đến những năm đầu thế kỷ XX. Trong bộ giáo khoa khá đồ sộ này, Hoa tiên được coi là một tác phẩm trường thiên bên cạnh một số tác phẩm khác như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm Về nghệ thuật Hoa tiên, tác giả bình: “Văn truyện ấy thật là lối văn uẩn súc, điêu luyện” và Hoa tiên cùng với những tác phẩm văn Nôm thế kỷ XVIII mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của Hán văn, song các tác giả của chúng đã cố trau chuốt, rèn rũa để sau này góp phần giúp nền văn học nước nhà sản sinh được những tác phẩm có giá trị như Truyện Kiều. Năm 1944, với bài viết Từ Hoa tiên truyện, Mai Đình mộng ký, Đoạn trường tân thanh, Văn phái Hồng Sơn là một con bướm vàng rực rỡ đã dạo qua làn hương phấn của chòm hoa phong dao[2.252], nhà văn Nguyễn Tất Thứ bằng việc liệt kê những câu ca dao, tục ngữ, ví phường vải giống hoặc gần giống với Hoa tiên, Mai Đình mộng ký, Đoạn trường tân thanh đã chỉ ra rằng: nguồn gốc của văn chương Hoa tiên, Đoạn trường tân thanh, Mai Đình mộng ký bắt nguồn từ phong dao, đặc biệt là từ nghệ thuật hát ví phường vải của vùng đất Trường Lưu. Chính vì thế, nguời đọc rất dễ nhận ra những nét giống nhau giữa chúng về mặt văn phong. Vào những năm 1949, 1957, 1958, Hoa tiên đã được đưa vào một số bộ sách văn học sử như: Việt Nam văn học sử trích yếu của Hạo Nhiên - Nghiêm Toản (1949), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957) của nhóm tác giả Vũ Đình Liên, Mấy vấn đề văn học sử của Trương Tửu (1958). Trong các cuốn văn học sử này, Hoa tiên cũng được nhìn nhận là tác phẩm có trên hai tác giả trong đó quan trọng nhất là Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thiện. Các nhà viết văn học sử cũng nghiên cứu, đánh giá Hoa tiên ở một số mặt như: nội dung, nghệ thuật (trong đó có cả khen lẫn chê), nhưng nổi bật vẫn là việc khẳng định sự vượt thoát của Hoa tiên về cả đề tài và ngôn ngữ nghệ thuật so với truyện Nôm trước đó. Và coi đây là một bước tiến lớn của truyện thơ Nôm, góp phần cho sự thành công sau này của một số tác phẩm cùng thể loại ở cuối thế kỷ XVIII - đầu XIX. Năm 1957 trong bài Trích bài giảng ở Đại học Hà Nội, Hoài Thanh là người đầu tiên đã nghiên cứu một cách khá toàn diện về nội dung và nghệ thuật truyện Hoa tiên. Ông cho rằng cái làm nên “sức lay động từ đáy sâu” của Hoa tiên vẫn là câu chuyện tình yêu được diễn tả với một bút pháp trữ tình và lời văn chải chuốt tao nhã. Bên cạnh đó cũng như một số tác giả khác, nhà nghiên cứu cũng có nhận định: mặc dù Hoa tiên không phản ánh được một hiện thực xã hội sinh động và rộng lớn, một nghệ thuật điêu luyện như Truyện Kiều nhưng nó lại là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời của tác phẩm này sau đó. Năm 1961 trong Khảo luận về truyện Hoa tiên, Lại Ngọc Cang đã tiến hành khảo về Hoa tiên một cách khá hệ thống từ tiểu sử tác giả ấtc giả của nguyên tác và tác giả của nhuận chính), thời điểm sáng tác, đến việc so sánh sơ bộ giữa bản Nôm nguyên tác với bản nhuận chính, giữa Hoa tiên ký của Nguyễn Huy Tự với ca bản Hoa tiên của Trung Quốc. Theo ông, Nguyễn Huy Tự khi diễn Nôm ca bản của Trung Quốc đã chuyển xu hướng kể và thuật của ca bản thành tả và gợi trong Hoa tiên ký. Còn khi so sánh các bản nhuận chính, nhuận sắc với Hoa tiên ký tác giả đã có nhận định như: các bản nhuận chính, nhuận sắc về sau có giá trị nghệ thuật cao hơn, còn về mặt nội dung thì căn bản như nhau. Năm 1975, trong luận án tiến sĩ của Trần Quang Huy- người Đài Loan: Việt Nam Nôm truyện dữ Trung Quốc Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 21 - 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 tiểu thuyết quan hệ chi nghiên cứu (nghĩa là: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyện Nôm Việt Nam và tiểu thuyết Trung Quốc) đã có một phần nói về ca bản Hoa tiên và truyện thơ Nôm Hoa tiên. Ở phần này, tác giả luận án bước đầu so sánh giữa ca bản Hoa tiên và truyện thơ Nôm Hoa tiên (tác giả dùng bản của Nguyễn Thiện). Từ việc phân tích một vài khía cạnh trong văn bản của hai tác phẩm, ông đã phần nào chỉ ra những ưu, nhược điểm cả về nội dung lẫn nghệ thuật của hai văn bản này. Sau Trần Quang Huy, vào những năm 1976-1978 nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc trong cuốn giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX có một chương viết về truyện Hoa tiên. Với chương viết này, có thể nói Nguyễn Lộc đã thâu tóm những nghiên cứu về Hoa tiên trước đó từ vấn đề tác giả truyện, thời điểm ra đời, nguồn gốc, nội dung đến nghệ thuật, đặc biệt ông đã “dung hòa được các ý kiến có phần chủ quan và chưa thật chính xác” (như coi Hoa tiên là tác phẩm “chỉ dọn bớt lại về sự thực cũng như về tư tưởng, cảm tình để cho sự tình thành gọn gàng nhẹ nhõm nhưng cũng có khi lại hóa sơ sài”, hoặc coi Hoa tiên là sản phẩm riêng của văn học Việt Nam). Theo ông, Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thiện đã thành công trong việc “diễn tả lại một câu chuyện nước ngoài với một cảm xúc tràn đầy thi vị của người Việt Nam”[2.422]. Như thế cũng có nghĩa tác giả Hoa tiên đã vay mượn cốt truyện nước ngoài và đã sáng tạo thành một truyện mới mang tinh thần Việt Nam. Đến 1975 văn bản Hoa tiên lại được Đào Duy Anh chọn làm đối tượng để nghiên cứu về diễn trình của chữ Nôm trong cuốn sách Chữ Nôm, nguồn gốc - cấu tạo - diễn biến. Năm 1977, tác giả Đặng Thanh Lê in Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm với mục đích chính là đặt Truyện Kiều trong dòng truyện Nôm để khảo sát. Nhưng khi nói về những tác phẩm truyện Nôm đầu tiên tác giả đã khẳng định: “Truyện Song Tinh (Đường Trong) và truyện Hoa tiên (Đường Ngoài) là những truyện Nôm có tên tác giả đầu tiên trong văn học thế kỷ XVIII” [1.57], và “Hoa tiên đã góp phần mở đầu cho khuynh hướng đi vào chủ đề tình yêu của truyện Nôm trong văn học viết đương thời” [1.58]. Vào những năm 1990 và 1993 của thế kỷ XX đã diễn ra hai cuộc hội thảo lớn nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh và 200 năm ngày mất của Nguyễn Huy Tự. Lúc này các vấn đề về dòng văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu, về tác giả Nguyễn Huy Tự và đặc biệt là về tác phẩm Hoa tiên ký của ông lại được bàn luận sôi nổi. Một điều đáng chú ý trong hai cuộc hội thảo này là việc các nhà nghiên cứu đã có xu hướng quay trở lại với nguyên tác Hoa tiên ký của Nguyễn Huy Tự để nghiên cứu. Qua đó, việc đánh giá công lao của Nguyễn Huy Tự cũng như việc khẳng định vị trí của Hoa tiên ký trong dòng truyện Nôm được chính xác hơn. Kết quả của hai cuộc hội thảo này là việc: Viện Văn học cho ra đời cuốn Kỷ yếu Nguyễn Huy Tự và truyện Hoa tiên, tập hợp 24 bài nghiên cứu và một bản tổng kết Nguyễn Huy Tự - truyện Hoa tiên trong vùng văn hóa Trường Lưu và trong dòng truyện Nôm thế kỷ XVIII của tác giả Nguyễn Huệ Chi. Bản tổng kết đã đặc biệt đi sâu vào một vấn đề cốt yếu mang tính chất tiền đề là khảo sát khu vực địa văn hoá Trường Lưu - Hồng Sơn - nơi ươm mầm những nhân cách văn hoá và con người nghệ sĩ. Đây là một vấn đề đã được các học giả tiền bối như: Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 21 - 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh quan tâm, đề xuất và được các nhà nghiên cứu đương đại: Trần Quốc Vượng, Ninh Viết Giao, Nguyễn Văn Hoàn,... tiếp tục đi sâu. Qua công trình của mình, các học giả đều khẳng định vùng văn hoá đặc trưng Trường Lưu nói riêng và Hồng Lĩnh nói chung là nơi “địa linh nhân kiệt”, nơi đã sản sinh ra những tài năng, những danh nhân văn hoá như: Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Nguyễn Du , và những dòng họ danh giá như: dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền, dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu. Bên cạnh việc thâu tóm vấn đề địa văn hoá nói trên, bản tổng kết còn khái quát các ý kiến đề cập đến ba phương diện cốt yếu của truyện Hoa tiên, đó là: Văn bản, nội dung và nghệ thuật. Ngoài loạt bài nghiên cứu phong phú qua hai cuộc Hội thảo về tác giả Nguyễn Huy Tự và tác phẩm Hoa tiên ký mà chúng tôi điểm xuyết ở trên, năm 2000, tác giả Lại Văn Hùng đã cho ra mắt công trình nghiên cứu Dòng văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu (Nhà xuất bản KHXH). Ở trong công trình này, tác giả đã dành trọn một chương - Chương IV (Nguyễn Huy Tự (1743-1790), tác giả chính của dòng văn - tr.153), để thống kê khảo sát khá kỹ lưỡng về tác giả Nguyễn Huy Tự và văn bản Hoa tiên ký, và bước đầu so sánh giữa ca bản Hoa tiên của Trung Quốc với Hoa tiên ký của Nguyễn Huy Tự (qua việc lập bảng đối chiếu giữa ba hồi của hai tác phẩm), giữa Hoa tiên nguyên tác và Hoa tiên nhuận chính, nhuận sắc, Bên cạnh đó ở một số cuốn sách khác - Hoa tiên cũng được đưa vào giới thiệu hoặc nghiên cứu như: Lược truyện các tác gia Việt Nam (1970- 1971) của Trần Văn Giáp, Từ điển văn học (nhiều tác giả) (1984), Lunivé des truyen Nôm của Maurice Durand (1998). Trong phần Hoa-tiên (tr.121- trích Lunivé des truyen Nôm) dựa vào một số tài liệu, tác giả Maurice Durand đã có những nghiên cứu sơ bộ về thời điểm ra đời của Hoa tiên nguyên tác, Truyện Kiều, Hoa tiên nhuận chính và khẳng định Hoa tiên nguyên tác ra đời trước, tiếp theo đến Truyện Kiều và sau cùng là Hoa tiên nhuận chính. Ngoài những công trình có nghiên cứu hoặc giới thiệu về Hoa tiên như đã kể trên, chúng tôi còn được biết có một luận án tiến sĩ nghiên cứu về Hoa tiên trước 1975 ở miền Nam. Nhưng do một số điều kiện khách quan nên chúng tôi chưa tiếp cận được công trình này. Song như thế chúng ta cũng biết Hoa tiên đã được giới nghiên cứu cả nước tìm hiểu từ khá sớm và tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Từ việc tìm hiểu quá trình tiếp nhận của độc giả ở trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: - Thứ nhất: Những vấn đề liên quan đến Hoa tiên và tác giả của nó (như quê quán, dòng họ, các bản nhuận sắc, nhuận chính, nội dung, nghệ thuật hoặc so sánh các văn bản Hoa tiên...) đã được các nhà nghiên cứu khảo sát phân tích khá kỹ lưỡng với những bài viết hoặc những công trình nghiên cứu trong suốt hai thế kỷ qua, đặc biệt là ở thế kỷ XX. Tuy nhiên khi nghiên cứu về một số vấn đề của Hoa tiên, nhiều nhà nghiên cứu đã không xuất phát từ chính Hoa tiên ký của Nguyễn Huy Tự, vì thế việc nhận định về vị trí của tác phẩm trong dòng truyện Nôm cũng chưa được thật chính xác. - Thứ hai: Qua việc nghiên cứu về Hoa tiên, các tác giả cũng đã bước đầu so sánh với ca bản Hoa tiên của Trung Quốc và khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Huy Tự khi diễn Nôm ca bản trở thành một tác phẩm truyện Nôm mang tinh thần và bản sắc Việt Nam. Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 21 - 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 - Thứ ba: Nhiều nhà nghiên cứu thấy cần thiết phải trở lại nguyên tác để xác định đúng tiến trình phát triển của truyện Nôm - một thể loại lớn của văn học trung đại, nên đã có xu hướng lấy bản Hoa tiên nguyên tác của Nguyễn Huy Tự làm đối tượng nghiên cứu. Và hầu hết họ đều có chung nhận định Hoa tiên ký là một động lực quan trọng giúp cho sự trưởng thành của thể loại truyện Nôm cũng như sự ra đời của kiệt tác Truyện Kiều sau này. Như vậy, có thể nói việc đặt Hoa tiên ký trong dòng truyện Nôm bác học để khảo sát, qua đó thấy được những sáng tạo của Nguyễn Huy Tự khi tiếp thu một tác phẩm văn học nước ngoài, cải biến nó để nâng nghệ thuật truyện Nôm “lên một tầm cao mới” và những ảnh hưởng của nó đối với tác phẩm sau vẫn chưa thực sự được các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Vì thế, chúng tôi sẽ tiếp tục bàn về vấn đề còn bỏ ngỏ này ở những công trình khác, với hy vọng góp thêm một tiếng nói vào việc nghiên cứu thể loại truyện Nôm, nhưng quan trọng nhất vẫn là xác định một cách rõ ràng cụ thể về vị trí cũng như những đóng góp của Nguyễn Huy Tự cho sự phát triển của thể loại truyện Nôm nói chung và truyện Nôm bác học nói riêng trong nền văn học nước nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Thanh Lê (1979), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [2]. Phẩm bình nhận định về Nguyễn Huy Tự và Hoa tiên (2002), Lại Văn Hùng và Đặng Thị Hảo sưu tầm, giới thiệu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [3]. Nguyễn Thiện, Nguyễn Huy Tự (1961), Truyện Hoa tiên, Lại Ngọc Cang khảo thích và giới thiệu, Nxb Văn hóa, Hà Nội. Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 21 - 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 SUMMARY ACKNONLEDGMENT THROUGH GENERATION OF THE READER ON HOA TIEN KY Ngo Thi Thanh Nga* College of Education – Thai Nguyen University Although Hoa tien ky - a Nom story made of verses, was originated from a Chinese version for singing named Đệ bát tài tử tiên chú, Nguyễn Huy Tự had his own great creation that helped to make it sound more Vietnamese. This article takes into consideration of many researches carried out on Hoa tien from the nineteenth century to the twentieth century at all aspects: the author, content, art, origin, comparison of different Hoa tien versions (origin to reproduction)The results of those researches contributed to confirmation of the position, art and content value of the work. However, there has not yet adequate interest in researching Hoa tien ky under the line of Nom academic stories in the latter half of eighteenth century and the first half of nineteenth century. Keywords: Hoa tien truyen - Nguyen Huy Tu. * Ngo Thi Thanh Nga, Tel: 0982548560, Email:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_1696_9597_truyenthonomhoatienkyquasutiepnhancuacacthehedocgiango_thi_thanh_nga_9523_2052936.pdf