Triết học - Nguyên lí vật chất, ý thức, 2 nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật

*Nội dung và hình thức –Định nghĩa Phạm trù nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả các mặt ,những yếu tố,những quá trình tạo nên sự vật,hiện tượng Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật,hiện tượng đó,là hệ thống các mối quan hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó -Quan hệ biện chứng Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ ,thống nhất biện chứng với nhau. Vì vậy, không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, đồng thời không có nội dung nào lai không tồn tại trong một hình thức nhất định. cùng một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức và cùng 1 hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung Mqh giữa nội dung và hình thức là mqh biện chứng,trong đó nội dung quyết đinh hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Khuynh hướng chủ đạo của nội dung là khuynh hướng biến đổi,còn hình thức là mặt tương đối ổn đinh trong sự vật,hiện tượng.Nội dung thay đổi bắt buộc hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp

docx13 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triết học - Nguyên lí vật chất, ý thức, 2 nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÍ VẬT CHẤT,Ý THỨC,2 NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khác quan được đem lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác chúng ta chép lại chụp lại phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Thứ nhất cần phân biệt khái niệm”vật chất”với tư cách là phạm trù triết hocjvowsi khái niệm”vật chất” được sử dụng trongcasc kha học chuyên nghành Thứ hai là thuộc tính cơ bản nhất,phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại khách quan,túc tồn tại ngoài ý thức,độc lập không phụ thuộc vào ý thức con người. Thứ ba vật chất dưới cái cụ thể là cái có thể gây ra cảm giác ở con người khi nó tác động trực tiếp hay gán tiếp đến giác quan con người;ý thức là là sự phản ánh đối với vật chất,vật chất là cái được ý thức phản ánh. Ys Nghĩa: -tìm ra thuộc tính cơ bản nhất phổ biến nhất của vật chất là thuộc tính tồn tại khách quan -khẳng định vật chất là thực tại khách quan,được đem lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác chúng ta chụp lại, chép lại,phản ánh. +Phương thức tồn tại: -vận động là phương thức tồn tại của vật chất: Là một thuộc tính cố hữu của vật chất nên thông qua vận động mà dạng cụ thể của vật chất thể hiện sự tồn tại của nó -vận động có 5 hình thúc cơ bản: Vận động cơ giới:là sự di chuyển trí của các vật thể trong không gian Vận động vật lý:là vận động của các phần tử,điện tử,các hạt cơ bản,các quá trình nhiệt điện Vận động hóa:sự biến đổi các chất vô cơ,hữu cơ trong quá trình hóa hợp và phân giải. Vận động sinh vật:sự biến đổi của các cơ thể sống,biến thá cấu trúc gen Vận động xã hội;sự biến đổi trong lĩnh vực king tế,chính trị văn hóa Đứng im là tương đối tạm thời vì đứng im ,cân bằng chỉ xảy ra trong một số quan hệ nhất định,lầ trạng thái đặc biệt của của vận động,là vaannj động trong thế cân bằng,ổn định,chưa làm thay đổi veefbarn chất vị trí hình dáng kết cấu của sự vật -thời gian không gian là phương thức tồn tại của vật chất +tính thống nhất của vật chất: -thế giới vật chất là cái có trước tồn tại khachs quan,đọc lập với ý thức Con người. -thế giới vật chất tồn taaji vĩnh viễn,vô tận,vô hận,không được sinnh ra và không bị mất đi -mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ khách quan,thống nhất với nhau,đều là những dạng cụ thể của vật chất,là những kết cấu vật chất’có nguồn gốc vật chất,do vật chất sinh ra 2;ý thức -nguồn gốc tự nhiên của ý thức :nhân tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thứ là bộ óc con người và hoạt đông của nó cùng mối quan hệ giữa con người và thế giới khách quan Về bộ óc con người:ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người Về mối quan hệ giữa con người và thế giới khách quan.tạo ra qá trình phản ánh năng động sán tạo: Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau. Phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình thức: +phản ánh vạt lý,hóa học:là hình thức thấp nhất,đặc trưng cho vật chất vô sinh. +phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn;đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh +phản ánh tâm lý là phản ánh của động vật có hệ thần kinh TW được thể hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh thông qua phản xạ có điều kiện +phản ánh năng động sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất ,nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất,có tổ chức cao nhất là bộ óc con người. -nguồn gốc xã hội của ý thức:yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội của ý thức cơ bản nhất và trực tiếp nhất là lao ddoonhj và ngôn ngữ. +lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào các đối tượng của giới tự nhiên nhằm thay đổi chúng cho phù hợp với nhu cầu của con người.là quá trình thay đổi cấu trúc cơ thể ,đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân,giải phóng hai tay,phát triển khí quan,phát triển não bộ. +ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức,kg có ngôn ngữ,ý thức không thể tồn tại và thể hiện b;bản chất và kết cấu ý thức: ý thức là phản ánh có tính chất năng động,sáng tạo của bộ óc con người về thế giới khách quan là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan là một hiện tượng xã hội và mang bẩn chất xã hội =kết cấu của ý thức:có ba yếu tố cơ bản nhất hợp thành ý thức +tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người,là kết quả của quá trình nhận thức,là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức đưới các loại ngôn ngữ. Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh Tri thức được chia làm nhiều loại :tri thứ về tự nhiên tri thức về con người và xã hội Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức tri thức được chia thành:tri thức đời thường và trti thức khoa học,tri hức kinh nghiệm và tri thức lí luận,tri thức cảm tính và tri thức lí tính. Tình cảm là những rung đọng biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ,là một hình tfasi đặc biệt của sự phản áng hiện thực ,được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích cuả nó,là mặt năng động của ý thức,là quyền lực con người đối với mình ,ó điều khiển điều chỉnh hành vi để con người hướng tới mục đích một cách tự giác. Tri thức là yếu tố quan trọng nhất ,là phương thức tồn tại của ý thức,là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác II 2 nguyên lý cơ bản của PBCDV 1.nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Mối liên hệ dùng đẻ chỉ sự quy định,sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật ,hiện tượng ,hay giữa các mặt ,các yếu tố của mỗi sự vật ,hiện tượng trong thế giới. Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật ,hiện tượng của thế giới, và dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện tượng của thế giới Mối liên hệ phổ biến là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật ,hiện tượng của thế giới ,.đó là mối quan hệ giữa :các mặt đối lập,lượng và chất ,khẳng định và phủ định cái chung và cái riêng,bản chất và hiện tượng B,tính chất của mối liên hệ. -tính khách quan của các mối liên hệ:các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng của thế giới là có tính khách quan.Sự quy dịnh, tác động và làm chuyể hóa lẫn nhau cuẩ các sự vật hiện tượng là cái vốn có của nó,tồn tại độc lập kg phụ thuộc vào ý chí con người con người chỉ nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. -tính phổ biến:không có bất cứ sự vật, hiện tượng,hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật hiện tượng hay quá trình khác.bất cứ tồn tại nào cũng là một hệ thống mở,tồn tại trong mối liên hệ với mối liên hệ khác,tương tác và làm biến đổi lẫn nhau. -tính đa dạng phong phú của mối liên hệ: Được thể hiện ở chỗ:các sự vật ,hiện tượng,hay quá trình khác nhau đều có mối liên hệ cụ thể khác nhau,giữ vai trò vị trí khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó. C;ý nghĩa pp luận -từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện -từ tính chất đa dạng,phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cán phải kết hợp với quan điểm lịch sử-cụ thể, 2,nguyên lý về sự phát triển -là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật,là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa,nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật. B; tính chất của sự phát triển -Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển,là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật ,hiện tượng ;là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vaattj hiện tượng đó .phát triển là thuộc tính tất yếu,khách quan kg phụ thuộc vào ý thức con người. -tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên ,xã hội và tư duy --tính đa dạng và phong phú được thể hieenjj ở chỗ :phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật hiện tượng ,mỗi hiện tượng mỗi lĩnh vục hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau BA QUY LUẬT CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT I)Quy luật lượng chất Từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại a, khái niệm - Lượng chỉ tính khách quan vốn có của sự vật hiện tượng biểu hiện ở màu sắc âm thanh , trình độ, nhịp điệu - Chất chỉ tính khách quan vốn có của sự vật hiện tượng nói lên nó là nó chứ không phải là cái khác b, mối qua hệ giữa chất và lượng + Bất cứ một sự vật hiện tượng nào đều có chất và lượng , sự phát triển diễn ra bắt đầu thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình đó diễn ra : -Độ : nơi đó diễn ra sự thay đổi về lương nhưng chưa thay đổi về chất -Điểm nút : là nơi đó giới hạn sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất -Bước nhảy : là nơi đó sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, chất mới ra đời và lượng mới ra đời è Tóm tắt quy luật : quy luật lượng chất chính là sự tích lũy về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất diễn ra trong quá trình độ, điểm nút và bước nhảy chất mới ra đời và lượng mới ra đời đó chính là cách thức của sự phát triển. c,ý nghĩa vảu phương pháp luận -trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng của sự vật, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật. -trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn tùy theo mục đích cụ thể , cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật , đồng thời có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật -chống lại quan điểm tả khuynh : chủ quan nóng vội , duy ý chí , khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy -chống lại quan điểm hữu khuynh :bảo thủ, trì trệ , khi lượng đã đến điểm nút nhưng không thực hiện bước nhảy -phải thấy được tính đa dạng của bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiên cho bước nhảy thực hiện một cách kịp thời -phải có thái độ khách quan quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội tụ các điều kiện chính nguồi. II ) Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập a,khái niệm -mặt đối lập là những mặt những thuộc tính những đặc điểm trong cùng một sự vật nhưng có khuynh hướng vận động biến đổi trí ngược nhau. -mâu thuẫn dùng để chỉ sự liên hệ thống nhất đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong cùng 1 sự vật hiện tương hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau, hai mặt đối lập thì trở thành một mâu thuẫn + các tính chất của mâu thuẫn Tính khách quan: mâu thuẫn là nguồn gốc vận động của mọi dạng vật chất.Vật chất tồn tại khách quan nên mâu thuẫn cung tồn tại khách quan. Tính phổ biến biểu hiện: Trong bất kể sự vật hiện tượng nào, ở bất cứ địa điểm nào, ở bất cứ thời gian cũng tồn tại các mặt đối lập Tính đa dạng phong phú: Thế giới vật chất có vô vàn các dạng khác nhauchúng có một không gian khác nhau, thời gian khác nhau, mối liên hệ khácnhau cho nên chúng có những mâu thuẫn khác nhau, không có một dạng mâuthuãn nào chùng khít lên dạng mâu thuẫn nào. Có mâu thuẫn trong tựnhiên, có mâu thuẫn trong xã hội, có mâu thuẫn trong tư duy... b,quá trình vận động của mâu thuẫn -mâu thuẫn biểu hiên ở các mặt đối lập vừa thống nhất lại vừa đấu tranh -thống nhất giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng nương tựa phụ thuộc vò nhau làm tiền đề cho nhau -đấu tranh giữa các mặt đối lập là theo xu hướng cài trừ phủ định lẫn nhau ènhư vậy thống nhất giữa các mặt đối lập là tương đối đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối , giải quyết mâu thuẫn tạo ra sự phát triển c,mâu thuẫn là nguồn gốc vận động của sự phát triển -đấu tranh giữa các mặt đối lập thì mâu thuẫn được giải quyết sự vật mới ra đời -đấu tranh giữa các mặt đối lập thì những cái gì lạc hậu lỗi thời phản tiến bộ bị loại bỏ d,ý nghĩa phương pháp luận -khi phát hiện mâu thuẫn thì giải quyết mâu thuẫn -trong những điều kiện khác nhau thì giải quyết mâu thuẫn khác nhau III) Quy luật phủ định của phủ định a,khái niện phủ định biện chứng là tự phủ định, tự thân phát triển là mắt khâu trên con đường dẫn tới sự phát triển ra đời cái mới +Đặc trưng của phủ định biện chứng -Tính khách quan: nguyên nhân phủ định sự vật nằm bên trong sự vật do mâu thuẫn tạo thành -Tính kế thừa : sự phát triển lặp lại trên cơ sở ban đầu nhưng cao hơn b, phủ định của phủ định -Thế giới phát triển theo chu kì, mỗi chu kì của sự phát triển bao giờ cũng diễn ra ít nhất 2 lần phủ định -Phủ định lần thứ nhất trở thành cái đối lập , phủ định lần thứ hai trở về cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn -Quy luật phủ định của phủ định nói lên sự phát triển theo đường xoáy ốc, phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính quanh co phức tạp nhưng đồng thời là sự kế thừ lặp lại èQuy luật phủ định của phủ định chỉ ra chu kì của sự phát triển đồng thời diễn tả con đường phát triển là đường xoáy ốc thể hiện sự phức tạp và quanh co nhưng tất cả đều là vận động và phát triển, sự vật mới ra đời c,Ý nghĩa phương pháp luận -Phát triển là phải kế thừa nên chống tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh -Phải tin tưởng ủng hộ cái mới CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN *Cái chung cái riêng: -Định nghĩa +Cái riêng: là phạm trù triết học dung để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định +Cái chung:là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác -Quan hệ biện chứng: + cái riêng,cái chung và cái đơn giản đều tồn tại khách quan.trong đó,cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của nó;cái chung không tồn tại biệt lập,tách rời cái riêng,tức mỗi sự vật,hiện tượng,quá trình cụ thể. +cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung,không có cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung. +cái riêng là cái toàn bộ, phong phú,đa dạng hơn cái chung;còn cái chung là bộ phận nhưng sâu sắc,bản chất hơn cái riêng.Bởi vì cái riêng là tổng hợp của các cái chung và cái đơn nhất;còn cái chung biểu hiện tính phổ biến,tính quy luật của nhiều cái riêng. +cái chung và cái đơn giản nhất có thể chuyển hóa chon nhau trong ~ điều kiện xác định -Ý nghĩa phương pháp luận +cần phải nắm vững cái chung để vận dụng vào cái riêng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. +cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh,điều kiện cụ thể;khắc phục bệnh giáo điều,siêu hình ,máy móc hoặc cục bộ,địa phương trong vận dụng mỗi casichung để giải quyết mỗi trường hợp cụ thể. +vận dụng các điều kiện thích hộ cho sự chuyển hóa giứa cái đơn nhất và cái chung theo mục đích nhất định. *NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ -Định nghĩa: +Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật,hiện tượng hoặc giữa các sự vật ,hiện tượng với nhau,từ đó tạo nên sự biến đổi nhất định +Phạm trù kết quả: chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt.các yếu tố trong một sự vật,hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng. -Qan hệ biện chứng Là mối quan hệ khách quan,bao hàm tính tất yếu: ko có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân Nguyên nhân sinh ra kết quả do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả,còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân Một nguyên nhân có thể sinh ra 1 hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể di 1 hoặc nhiều ng nhân tạo nên. -Ý nghĩa phương pháp luận: Phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với môi trường cụ thể trong nhận thức và thực tiễn Vì một ng nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại,mội kết quả có thể do nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn mang tính toàn diễn và lịch sử cụ thể trong phân tích,giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân quả. *Nội dung và hình thức –Định nghĩa Phạm trù nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả các mặt ,những yếu tố,những quá trình tạo nên sự vật,hiện tượng Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật,hiện tượng đó,là hệ thống các mối quan hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó -Quan hệ biện chứng Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ ,thống nhất biện chứng với nhau. Vì vậy, không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, đồng thời không có nội dung nào lai không tồn tại trong một hình thức nhất định. cùng một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức và cùng 1 hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung Mqh giữa nội dung và hình thức là mqh biện chứng,trong đó nội dung quyết đinh hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Khuynh hướng chủ đạo của nội dung là khuynh hướng biến đổi,còn hình thức là mặt tương đối ổn đinh trong sự vật,hiện tượng.Nội dung thay đổi bắt buộc hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC CẢM TÍNH VÀ NHẬN THỨC LÝ TÍNH Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng , hoạt động nhận thức của con người đi tư trực quan sinh đông đến tư duy trừu tượng , và từ ut duy trừu tượng đến thực tiễn . Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn đơn giản đến phức tạp , từ thấp đến cao , từ cụ thể đến trừu tượng , từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong như sau : a, Khái niệm -Nhận thức cảm tính(hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên cảu quá trình nhận thức . Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.Nhận thức cảm tính gồm các hình thức : cảm giác,tri giác , biểu tượng -Nhận thức lí tính(hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng , khía quát sự vật thông qua bộ não được thể hiện qua các hình thưc như : khái niệm , phán đoán, suy luận b,Mối quan hệ Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau . Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Không có nhạn thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính : nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính. Lê Nin nói “ không có cảm giác thì không có quá trình nhận thức nào cả” Nhận thức lý tính phải dựa trên nhận thức cảm tính , gắn chặt với nhận thức cảm tính , thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính. Dù nhận thức lý tính có trừu tượng và khái quát đến đâu thì nội dung của nó cũng chứa đựng các thành phần của nhận thức cảm tính.Bởi vì nhận thức cảm tính phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức, phản ánh bề ngoài phản ánh cái tất nhiên ngẫu nhiên , cả cái bản chất và không bản chất.Những nhận thức này đã trở thành nguyên liệu cho nhận thức lý tính trong quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật , hiện tượng đi sâu vào bản chất. Ngược lại nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính làm cho nhận thức cảm tính tinh vi , nhạy bén và chính xác hơn . Nhận thức cảm tính chưa khẳng định được những mặt những mối liên hệ bản chất tất yếu bên trong sự vật mà chỉ nhận thức được những phản ánh bề ngoài. Khi quá trình nhận thức lặp lại với nhiều sự vật hiện tượng qua quá trình cảm tính và lý tính , dần dần sẽ khiến nhận thức cảm tính trở nên nhạy bén hơn đối với tựng sự vật hiện tượng nhất định. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI NHẬN THỨC a, Khía niệm thực tiễn : là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú trong đó có 3 hình thức cơ bản là : hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hôi, hoạt động thực nghiệm xã hội(trong đó hoạt động sản xuất vật chất đống vai trò quan trọng nhất, quyết định đối với các hoạt đông thực tiễn khác) b, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. -Thực tiễn là cơ sỏ nguồn gốc của nhận thức : Trong hoạt động thưc tiễn con người làm biến đổi thế giới khách quan , nắt các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính quy luật của chúng.Trong quá trình hoạt động thực tiễn luôn luôn nảy sinh các vấn đề đòi hỏi con người giải đáp do đó nhận thức được hình thành.Thực tiễn là nguồn tri thức đồng thời là đối tương của nhận thức. -Thực tiễn là đông lực của nhận thức: Ngay từ đầu nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn do thực tiễn quy định . Mỗi bước phát triển của thực tiễn lại luôn đặt ra những vấn đề mới cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức tiếp tục phát triển. Như vậy thực tiễn trang bị những phương diện mới , đặt ra những nhu cầu cấp bách hơn , nó rà soát sự nhận thức. -Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Những tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa nghĩa thực tiễn khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân các tri thức mà là nhằm cải tạo hiện thực khách quan , đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần xã hội. Sự hình thành và phát triển của nhận thức là bắt nguồn từ thực tiễn và do yêu cầu của thực tiễn -Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai.Khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại èNhư vậy thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể hiện tính đúng đắn của mình. QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT VỚI TRÌNH ĐỘ CỦA LL SẢN XUẤT Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mqh thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất Mqh giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mqh thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG a,Khái niệm: -Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế xã hội nhất định Cơ sở hạ tầng bao gồm :-Quan hệ sx thống trị -Quan hệ sx tàn dư -Quan hệ sx mầm móng tương lai -Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị pháp quyền triết học , đạo đức ,tôn giáo cùng với những tiết chế xã hội tương ứng là nước , đảng phái , giáo hội, các đoàn thể xã hội được nảy sinh trên một cơ sở han tầng nhất định. b, Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng -Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng + cơ sở hạ tầng như thể nào thì kiến trúc thượng tầng như thế ấy + cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo -Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng +các yếu tố như pháp luật , đạo đức văn hóa nghệ thật của kiến trúc thượng tầng nó sẽ tác động biến đổi nhất định cơ sở hạ tầng + kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng theo 2 hướng Nếu phù hợp thì thúc đẩy Không phù hợp thì kìm hãm +Trong kiến trúc thượng tầng vai trò của nhà nước tác động tới cơ sở hạ tầng lớn nhất BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI KN Tồn tại xh là toàn bô phương diện hoạt động vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, tồn tại gồm 3 yếu tố cơ bản(Phương thức sản xuất vật chất: là y tố cơ bản nhất và quyết định ; điều kiện tự nhiên;hoàn cảnh địa lý dân cư) Ý thức xã hội dùng để chỉ phương diên hoạt động tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tai xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. MQH biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội : 1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội – Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội thể hiển: tồn tại xã hội sinh ra ý thức xã hội, còn ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội; tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy; mối khi tồn tại xã hội biến đổi, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn học, nghệ thuật v.v.. sớm muộn thay đổi theo. – Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là phản ánh tồn tại xã hội, nhưng không phải bất cứ tư tưởng, quan điểm lý luận xã hội nào, tác phẩm văn học nghệ thuật nào cũng nhất thiết trực tiếp phản ánh những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ xét đến cùng thì các quan hệ kinh tế mới được phản ánh bằng cách này hay cách khác vào trong những tư tưởng đó. Bởi vì ý thức xã hội trong sự phát triển của mình có tính độc lập tương đối. 2. Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội biểu hiện ở những mặt dưới đây: – Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội – Ý thức xã hội có tính vượt trước tồn tại xã hội. Đó là những tư tưởng tiến bộ, khoa học. – Ý thức xã hội có nhiều hình thái khác nhau, giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau trọng sự phát triển chung. – Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là biểu hiện quan trọng nhất của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, biểu hiện tập trung vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng xã hội đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó nảy sinh những tư tưởng nhất định; phụ thuộc vào vai trò lịch sử của giai cấp giương cao ngọn cờ tư tưởng đó; phụ thuộc vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đó đối với các nhu cầu phát triển của xã hội, phụ thuộc vào mức độ xâm nhập của tư tưởng đó vào quần chúng đông đảo. BẢN CHẤT CON NGƯỜI Bản chất con người kg phải là một cái trứu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.nó là tổng hào những mối quan hệ xã hội. -thừa nhận bản tính tự nhiên của con người,lý giải con người từ giác độ quan hệ lịch sử xã hội ,từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó -chính bản tính xã hội con người là phương diện bản chất của con người với tư cách “người” phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Con người là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội Xã hội là xã hội của con người,được tạo nên từ taonf bộ các quan hệ giữa người với người trên các mặt kinh tế ,chính trị ,văn hóa -Ý NGHĨA PP LUẬN +Để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn ,có tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó,từ nnhuwngx quan hệ kinh tế-xã hội của nó -động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo của con người -sự ngiệp giải phóng con người nhằm phát huy kkhar năng sáng tạo lịch sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế xã hội. 7;Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu’khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thồng các nguyên lí,quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc pp luận của nhận thức và thực tiễn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnguyen_li_5617.docx