Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XĨ qua thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một đề tài không nhỏ, những vấn đề mà chúng tôi đặt ra và giải quyết mới chỉ là bƣớc đầu. Nhiều công việc tiếp theo liên quan vẫn đang để ngỏ. Ví dụ phân tích kỹ hơn trào lƣu chủ tình qua các tác giả tiêu biểu trong giai đoạn văn học này nhƣ Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn. hoặc so sánh trào lƣu chủ tình với những trào lƣu cùng giai đoạn. Với thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng, chất chủ tình nhƣ ngọn lửa đƣợc nhen lên từ lò than đang độ ấm nồng nhất, rực đỏ nhất. Năng lƣợng của nó đủ sức nóng thu hút những ai quan tâm đến hành trình phát triển của tƣ tƣởng nhân quyền nói chung và nữ quyền nói riêng trên thế giới và Việt Nam. Đóng góp của thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng vì thế mang tầm nhân loại

pdf7 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XĨ qua thơ Nôm Hồ Xuân Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 44 TRÀO LƯU CHỦ TÌNH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII ĐẦU THẾ KỶ XIX QUA THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG Hoàng Thị Tuyết Mai, Vũ Thị Ngọc Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Giai đoạn thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là thời kì phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam. Nhìn từ góc độ nhân học văn hóa có thể nói đây là thời kỳ văn học lấy con ngƣời tự nhiên, phàm trần làm đối tƣợng thể hiện. Đề cao tình cảm, bộc bạch những cảm xúc đa dạng, phong phú, có màu sắc cá nhân, thầm kín, riêng tƣ thay vì các lý tƣởng thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của con ngƣời xã hội, con ngƣời cộng đồng. Trào lưu chủ tình là cách gọi mang hàm nghĩa đề cao cảm xúc, tình cảm một cách có ý thức, có cơ sở triết học. Trào lưu chủ tình trong văn học thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một khái niệm sử dụng theo nghĩa ƣớc lệ, nhằm định danh một xu hƣớng văn học chiếm vị trí nổi bật nhất, làm nên thành tựu quan trọng nhất của văn học giai đoạn này: trào lƣu văn học đề cao tình (emotions, feelings, cantiment). Trào lưu chủ tình gợi ra một hƣớng nghiên cứu mới trong tiến trình văn học trung đại, đặc biệt là thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi tìm hiểu thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng dƣới ánh sáng của Trào lƣu chủ tình. Từ khóa: văn học, trào lưu chủ tình, thất chủ tình, nhân học văn hóa, thơ Nôm Hồ Xuân Hương Giai đoạn thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là thời kì phát triển rực rỡ của văn học Việt nam. Nếu nhìn từ góc độ nhân học văn hóa có thể nói đây là thời kỳ văn học lấy con ngƣời tự nhiên, phàm trần làm đối tƣợng thể hiện. Đề cao tình cảm, bộc bạch những cảm xúc đa dạng, phong phú, có màu sắc cá nhân, thầm kín, riêng tƣ thay vì các lý tƣởng thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của con ngƣời xã hội, con ngƣời cộng đồng. Văn học giai đoạn này đƣợc PGS.TS Trần Nho Thìn gọi là Trào lưu chủ tình – tức là cách gọi mang hàm nghĩa đề cao cảm xúc, tình cảm một cách có ý thức, có cơ sở triết học. Trào lƣu chủ tình gợi ra một hƣớng nghiên cứu mới trong tiến trình văn học trung đại, đặc biệt là thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi tìm hiểu thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng dƣới ánh sáng của Trào lƣu chủ tình. HỒ XUÂN HƢƠNG VỚI TRÀO LƢU CHỦ TÌNH Hồ Xuân Hƣơng là một hiện tƣợng độc đáo trong văn học Việt Nam. Thơ Nôm của Hồ Xuân Hƣơng là mảng văn học thú vị và hấp dẫn. Lâu nay, nhiều nhà nghiên cứu dành giấy  Tel: 0986222413 bút cho mảng thơ độc đáo của thiên tài kĩ nữ này. Các tác giả: Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Văn Hạnh, Văn Tân, Xuân Diệu, Nguyễn Đức Bính, Chế Lan Viên, Vũ Đức Phúc, Trần Thanh Mại, N.I. Niculin, Lê Trí Viễn đã giải mã những tín hiệu nghệ thuật ở những khía cạnh khác nhau và đạt đƣợc những thành công nhất định. Tuy vậy, tiếp cận thơ Nôm của Hồ Xuân Hƣơng từ góc độ nhân học văn hóa là một hƣớng đi hoàn toàn mới. Gần đây, tác giả luận văn thạc sĩ Trần Thị Hƣơng có đi theo hƣớng nghiên cứu này nhƣng chƣa hình dung Hồ Xuân Hƣơng trong mạch chung của trào lƣu chủ tình. Vì vậy tìm hiểu thơ Nôm của Hồ Xuân Hƣơng dƣới ánh sáng của Trào lưu chủ tình chúng tôi hi vọng phát hiện ra những nét mới trong sáng tác của Bà. Trào lưu chủ tình trong văn học thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một khái niệm sử dụng theo nghĩa ƣớc lệ, nhằm định danh một xu hƣớng văn học chiếm vị trí nổi bật nhất, làm nên thành tựu quan trọng nhất của văn học giai đoạn này: Trào lƣu văn học đề cao tình (emotions, feelings, cantiment), tức thiên về xúc cảm thay vì lý trí tỉnh táo của nhà Nho truyền thống [1, tr 548]. MÔ TẢ TRÀO LƢU CHỦ TÌNH Hoàng Thị Tuyết Mai và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 44 - 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 45 Ở Việt Nam, Trào lƣu chủ tình đƣợc biểu hiện bởi ba khía cạnh tiêu biểu. Thứ nhất, Trên phương diện quan niệm về con người (nhân vật) có thể thấy mẫu nhân vật sống chủ tình, “việt danh giáo nhiệm tự nhiên” [1, tr 536] rất rõ nét. Thế kỉ XVIII – XIX con ngƣời đƣợc phản ánh với những khát vọng đời thƣờng nhất. Tiêu biểu là những ngƣời phụ nữ không che giấu xúc cảm, cam chịu theo giáo lý nữa mà đã nói lên tiếng lòng với những nỗi khát khao cháy bỏng về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Đó là ngƣời chinh phụ, ngƣời cung nữ, là cái tôi táo bạo Hồ Xuân Hƣơng hoặc Nguyễn Công Trứ theo đuổi lối sống phong lƣu, trọng tình cảm và có những nét “nhiệm đản”: ngất ngƣởng, công khai ca ngợi thú tài tình... Thứ hai, Về phương diện thể loại, sự xuất hiện những thể loại dân tộc với thơ Nôm Đƣờng luật phá cách, ngâm khúc, hát nói đã chuyển tải những tƣ tƣởng mới mẻ tạo cho thời đại một diện mạo mới. Thứ ba, Về phương diện quan niệm văn học, văn học giai đoạn này không phải để nói chí, để tải đạo nhƣ gần tám thế kỉ nay mà để bộc lộ khát vọng của con ngƣời trần thế nhất. Tức là quan niệm văn học thực sự là văn học, nó không còn là phƣơng tiện của chính trị, đạo đức hay ý chí nào khác. Điều đó cũng có nghĩa là đến lúc này văn học của ta mới thực sự có giá trị tự thân, là nó, với nghĩa đầy đủ nhất. BIỂU HIỆN CỦA TRÀO LƯU CHỦ TÌNH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII ĐẦU THẾ KỶ XIX QUA THƠ NÔM HỒ XUÂN HƢƠNG Trào lƣu chủ tình trong văn học thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX biểu hiện ở mỗi tác giả, mỗi tác phẩm có màu sắc và mức độ đậm nhạt khác nhau. Qua nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng, theo chúng tôi, Trào lƣu chủ tình đƣợc thể hiện ở những khía cạnh sau Tài năng được ý thức như một thứ đặc quyền không chỉ của đàn ông Hồ Xuân Hƣơng trƣởng thành trong giai đoạn lịch sử đen tối khủng hoảng, chịu sự ảnh hƣởng nặng nề của tƣ tƣởng nhất nam viết tử thập nữ viết vô. Đàn bà ít đƣợc đi học và không đƣợc ứng thí nhƣ đàn ông, may mắn là học ít chữ, lấy chồng sinh con và lo việc nội trợ. Sống trong xã hội tam cương, ngũ thường, tam tòng tứ đức, bao lễ giáo hạn chế, phủ nhận quyền ý thức về giá trị của mình, nhƣng Hồ Xuân Hƣơng luôn có ý thức khẳng định chính mình. Bà khinh thƣờng bọn phàm phu tục tử, bà đặt mình ngang hàng thậm chí cao hơn nam giới. Hồ Xuân Hƣơng ý thức rất rõ giá trị tài năng của mình và không ngần ngại khinh thị bọn nhà nho dốt nát một cách phũ phàng : Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ, Lại đây cho chị dạy làm thơ ( Mắng học trò dốt) Bình phẩm viên thái thú họ Sầm, kẻ mang quân từ Trung Quốc sang, tƣởng có thể “nuốt chửng” nƣớc Việt Nam nhỏ bé rút cuộc chỉ mua lấy một cái chết nhục nhã, Xuân Hƣơng đã mỉa mai và kiêu ngạo viết : Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu ? (Đề đền Sầm Nghi Đống) “Đây” là đại từ nhân xƣng, chỉ dùng trong đối ngoại suồng sã, thân mật giữa những ngƣời cùng vai phải lứa, ngang hàng. Đối thoại với quan Thái thú thần linh mà nữ sĩ xƣng “đây”, thế là xấc xƣợc, rất coi thƣờng. Ngang tàng quá! Rồi nữ sĩ lại đem mình - một ngƣời đàn bà - so sánh với vị tƣớng Thiên triều về cái sự anh hùng mới độc đáo làm sao. Thì sự anh hùng há bấy nhiêu? – câu thơ châm biếm nhắc lại cái chết nhục nhã, hèn nhát của tên tƣớng giặc phƣơng Bắc. Một câu hỏi tu từ rất “đắt”, xuất hiện đúng lúc, đặt đúng chỗ làm cho sự giễu cợt, hài hƣớc nhân lên nhiều lần. Đánh giá nhân cách - sự anh hùng - của Sầm Nghi Đống, nữ sĩ muốn nói lên “tầm vóc” của nữ sĩ phƣơng Nam. Bà đã ý thức và tự hào về tài năng, phẩm hạnh của mình, của giới mình. Bà đã chế giễu nhân cách tầm thƣờng, cách xử sự tầm thƣờng của những kẻ mày râu, những trang nam nhi, bậc quân tử bất tài, vô hạnh trong xã hội. Cái tôi cá nhân vốn không có đất sống trong xã hội vốn hình dung con ngƣời bằng các quan hệ ngôi thứ. Cái tôi ấy với ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền càng không mảy may có đất dung thân. Mặc lòng, trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hƣơng cái tôi Hoàng Thị Tuyết Mai và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 44 - 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 46 vẫn ngang ngƣợc tồn tại. Bài Mời trầu vừa nhƣ một cử chỉ thách thức, táo bạo vừa nhƣ một minh chứng cho sự tồn tại hiển nhiên của cái tôi trong tƣ duy táo bạo của ngƣời phụ nữ vốn chẳng tầm thƣờng. Với bài thơ này, nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng đã ghi dấu ấn cá nhân của mình nhƣ một hiện tƣợng mới mẻ trong lịch sử văn học. Khẳng định tài năng và ý thức về giá trị của mình nhƣ một “nguyên cớ” làm cơ sở coi thƣờng những đấng, bậc mày râu kém tài kém đức núp bên trong cái vỏ đạo đức. Dƣờng nhƣ không chỉ là ý thức mà đã trở thành tiềm thức, Hồ Xuân Hƣơng có một lòng tin mãnh liệt vào tài trí và khả năng sáng tạo của ngƣời phụ nữ . Hồ Xuân Hƣơng gạt đi cái hằng số mặc cảm phụ nữ thua kém đàn ông ăn sâu thành tầng bậc bao đời, bà đặt ngƣời phụ nữ ngang tầm với non sông nhƣ một phát hiện mới mẻ. Hơn bất cứ ai cùng thời, Hồ Xuân Hƣơng ý thức cao về vai trò của nữ giới và nói tiếng nói tố cáo một cách mạnh mẽ, quyết liệt. Khi ca ngợi những phẩm chất thiên bẩm về giới của mình bà tự hào khẳng định vẻ đẹp, tấm lòng son, tình yêu chung thủy (Bánh trôi nước, Mời trầu...). Hồ Xuân Hƣơng đã gạt những giọt nƣớc mắt yếu đuối của mình, của “chị em” phụ nữ: Nín đi kẻo thẹn với non sông để hiên ngang nhìn thẳng vào cuộc đời, ngang nhiên đòi tồn tại bình đẳng với những đấng bậc nam nhi của xã hội phong kiến... Hồ Xuân Hƣơng đã thật sự ý thức giá trị tài năng của mình, của giới mình và muốn khẳng định nó nhƣ một thứ đặc quyền không chỉ đàn ông mới có. Nhƣ thế, nhân vật chính trong thơ Nôm của bà chủ yếu là phụ nữ (trong đó có bản thân tác giả) với diện mạo và tầm vóc mới, trong đó tài năng là cơ sở cho những bứt phá về tƣ tƣởng, tạo tiền đề cho sự nổi loạn tinh quái về ngôn từ. Con ngƣời vũ trụ đứng giữa núi sông, trời đất vốn là độc quyền của nhà Nho- ngƣời đàn ông nay đã thấy xuất hiện trong tƣ thế ngƣời phụ nữ. Cảm hứng trần thế bản năng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương Trong văn học trung đại Việt Nam tình yêu, bản năng tính dục là mảng đề tài cấm kị. Tuy nhiên, nhƣ một qui luật bình thƣờng, có cấm kị thì có sự đối phó với cấm kị. Thơ đề vịnh của Hồ Xuân Hƣơng nhƣ một dạng cái khó ló cái khôn, là mảng thi pháp đối phó với cấm kị ra đời. Trong hoàn cảnh đặc thù của xã hội phong kiến, ngƣời ta né tránh việc đề cập đến đời sống bản năng. Hồ Xuân Hƣơng đã thông qua đề vịnh một đối tƣợng khác để thể hiện chất chủ tình trong sáng tác của mình. Đọc thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng, ta thấy sự vi phạm cấm kị trong khung thời gian thƣờng nhật, sự vi phạm bằng chữ bằng thơ. Mỗi bài thơ của Hồ Xuân Hƣơng là một hội hè ngôn ngữ, náo nức, mê say và tinh quái lạ thƣờng. Cái thiêng, cái dâm, cái hiển nhiên cùng tồn tại trong một hình ảnh thơ. Đọc thơ Nôm của bà, ngƣời đọc luôn di chuyển từ cực này sang cực kia trong cái không gian đạo đức – thẩm mĩ riêng biệt nhờ thế mà đƣợc hƣởng một thích khoái thẩm mĩ tối đa. Niềm thích khoái của kẻ ăn trái cấm mà có chiếc vỏ bọc an toàn, không lo bị trừng phạt Từ góc nhìn chủ tình, ngƣời ta thấy Hồ Xuân Hƣơng đề cao cái tự nhiên trong con ngƣời, tranh đấu cho quyền tồn tại hợp pháp cái tự nhiên ấy, mà trƣớc hết là tính dục: Đá kia còn biết xuân già dặn Chả trách người ta lúc trẻ trung (Đá ông chồng bà chồng) Tình ái vốn không phải vùng quan tâm của Nho giáo. Nhƣng thực tế đa thê đa thiếp lại đƣợc chấp nhận nhƣ một thứ đặc quyền, đặc lợi của đàn ông. Nhƣ thế, cấm kị dục tình chủ yếu áp dụng cho phụ nữ và đối tƣợng bị phán xét là vi phạm hay không vi phạm điều cấm kị này chỉ là phụ nữ. Hồ Xuân Hƣơng đã khinh bạc mà tài tình chỉ ra cái nguồn cơn chớ trêu ấy bằng sự linh hoạt của ngôn ngữ. Phụ nữ bị chối từ quyền làm chủ bản thể, quyền ý thức trách nhiệm về hành động của mình. Đề cập đến một vấn đề cấm kị trong văn chƣơng là tính dục – vấn đề vốn rất khó diễn đạt một cách thẩm mĩ kể cả với các nhà văn nam giới nhƣng Xuân Hƣơng lại tỏ ra rất “có nghề” khi diễn đạt bằng những hình ảnh gần gũi của đời sống: đèo Ba Dội, hang Cắc Cớ, ốc nhồi, quả mít, cái quạt, cảnh dệt vải, tát nƣớc, đánh đu, đánh cờ.....Công bằng mà nói, viết về bản năng tính dục rất khó vì ranh giới mong manh giữa phi đạo đức nhân bản với khát khao hạnh phúc, khát khao tự do. Hồ Xuân Hƣơng biểu Hoàng Thị Tuyết Mai và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 44 - 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 47 lộ cái khó ấy bằng thơ đề vịnh và đã kết hợp đƣợc cái thực với cái ảo, cái cụ thể với cái trìu tƣợng, cái công khai với cái ẩn kín, cái “mình thấy” với cái “mình cảm” theo bút pháp nghệ thuật “đồng hiện” khiến hình tƣợng thơ xuất hiện với hai nghĩa thanh tục khó có thể bóc tách. Thơ Nôm Xuân Hƣơng là sự khúc xạ của cuộc đời ngƣời phụ nữ nói chung trên cuộc đời riêng của bản thân bà. Thơ Xuân Hƣơng bao giờ cũng có tính cách nóng bỏng, quyết liệt sôi nổi, vì chính nhà thơ không chỉ quan sát cuộc sống mà là sống giữa lòng cuộc sống, không phải chỉ có đồng cảm mà là cảm nhận một cách sâu sắc, nếm trải tất cả... Điểm về của mọi rung động chủ tình trong Hồ Xuân Hƣơng là tiếng lòng với khát khao cháy bỏng về hạnh phúc lứa đôi – một cách mãnh liệt và táo bạo, vị tha và nhân hậu, lạc quan và tin yêu để gạt bỏ hết những trăn trở, âu lo, để ấp ôm hạnh phúc, để gìn giữ, chở che và nâng niu không ngừng. Những phức hợp tâm tình ấy neo đậu và ám ảnh trong tâm hồn ngƣời đọc không nguôi về một Hồ Xuân Hƣơng chủ tình góp phần tạo nên diện mạo của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Trong áp lực văn hoá của cả Nho giáo và Phật giáo cộng lại, tình bị áp chế, bị dồn nén để cho chí, đạo, tu tâm, quả dục, diệt dục thắng thế. Trên thực tế, tình là một thành tố hữu cơ không thể thiếu đƣợc trong kết cấu tâm lý của con ngƣời. Phân tâm học đã chỉ rõ, cái bản năng không thể bị tiêu diệt mà chỉ bị ý thức dồn nén, đẩy xuống tầng tiềm thức và đƣợc phát lộ ra qua ngả vô thức. Sự vận động của đời sống thực tiễn đã tạo nền tảng cho bƣớc chuyển biến từ quan niệm con ngƣời thánh nhân, quân tử, từ lý tƣởng Phật trở lại với quan niệm về con ngƣời trần thế, tự nhiên. Con ngƣời của thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là những con ngƣời “trị nội” (sống cho mình), khác với con ngƣời của văn học những thế kỷ trƣớc chủ yếu là con ngƣời “trị ngoại” (sống cho ngƣời khác). Hồ Xuân Hƣơng đã dùng văn chƣơng ca ngợi, khẳng định quyền sống bản năng con ngƣời nên dù ý thức hay vô thức Xuân Hƣơng đã truyền bá tƣ tƣởng mới mẻ cho thời đại. Sự cách tân thể loại thơ Nôm Đường luật Thơ Nôm Đƣờng luật là một thể loại lớn của văn học trung đại Việt Nam, lớn về số lƣợng và lớn về thành tựu nghệ thuật. Thơ Nôm Đƣờng luật có vị trí quan trọng trong hành trình văn học dân tộc. Sự ra đời của thơ Nôm Đƣờng luật đã tạo bƣớc ngoặt lớn của văn học Việt Nam: chính thức xuất hiện dòng văn học viết bằng tiếng Việt, tồn tại, phát triển song hành cùng văn học chữ Hán. Trên cơ sở tiếp thu thơ Đƣờng luật Trung Quốc để sáng tạo một thể loại văn học mới, thơ Nôm Đƣờng luật tuy có nguồn gốc ngoại lai nhƣng đã trở thành thể loại văn học dân tộc, có địa vị ngang hàng với những thể loại văn học thuần túy dân tộc nhƣ truyện thơ (viết theo thể lục bát), ngâm khúc (viết theo thể song thất lục bát), hát nói. Thế kỷ XV có thể gọi là thế kỷ của thơ Nôm Đƣờng luật, bởi sự xuất hiện của hai tập thơ lớn là Quốc âm thi tập nửa đầu thế kỷ và Hồng Đức quốc âm thi tập nửa cuối thế kỷ. Ngƣời có công đầu tiên là Nguyễn Trãi, với Quốc âm thi tập lịch sử văn học Việt Nam đã có thêm một thể thơ mới – thơ Nôm Đƣờng luật. Nguyễn Trãi là ngƣời thể hiện mạnh mẽ xu hướng phá cách trong sáng tác Đƣờng luật Nôm, và sau đó là Nguyễn Bỉnh Khiêm với phong cách triết gia kế thừa. Đến thế kỷ XVII thơ Nôm Đƣờng luật phát triển với nhịp điệu bình thƣờng, không có thành tựu đặc sắc, phải bƣớc sang thế kỷ XVIII – XIX thơ Nôm Đƣờng luật khởi sắc trở lại. Và ngƣời có đóng góp to lớn trong sự khởi sắc đó chính là hiện tƣợng Hồ Xuân Hƣơng. Với Hồ Xuân Hƣơng, thơ Nôm Đƣờng luật tiếp tục xu hƣớng dân tộc hóa đồng thời chuyển nhanh trên con đƣờng dân chủ hóa nội dung và hình thức thể loại. Trong văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hƣơng gần nhƣ là trƣờng hợp duy nhất không viết dƣới bất cứ ánh sáng của học thuyết tôn giáo chính trị nào từ trên rọi xuống. Thơ Hồ Xuân Hƣơng là sự vƣợt thoát hoàn toàn khỏi giáo điều phong kiến, là sự đoạn tuyệt khá triệt để với tinh thần “đẳng cấp” của Nho giáo. Với thơ Hồ Xuân Hƣơng, thơ Nôm Đƣờng luật không còn ở địa vị “đẳng cấp trên” trong hệ thống chủ đề, đề tài của văn học trung đại, nó đã thực hiện một cuộc cách tân đầy ý nghĩa: cuộc Hoàng Thị Tuyết Mai và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 44 - 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 48 sống đời thƣờng nguyên sơ, chất phác, dân dã là đối tƣợng thẩm mỹ. Cái bản năng, tự nhiên, trần tục vốn xa lạ với phong cách trang trọng, cao quý của Đƣờng luật bỗng trở nên thích dụng với phong cách trữ tình trào phúng của thơ Hồ Xuân Hƣơng. Nếu Nguyễn Trãi là ngƣời đầu tiên thể hiện mạnh mẽ tinh thần phá cách thì thơ Hồ Xuân Hƣơng là biểu hiện đầu tiên ý muốn trở về với hình thức vốn có của Đường luật. Sau thơ Hồ Xuân Hƣơng câu lục ngôn không còn vai trò của “cái mã” để nhận diện thơ Nôm Đƣờng luật. Ở Hồ Xuân Hƣơng xu hƣớng dân tộc hóa không thành vấn đề lớn, chiếm vị trí số một. Đóng góp lớn nhất của Hồ Xuân Hƣơng đối với sự phát triển của Đƣờng luật không phải ở xu hƣớng dân tộc hóa mà là dân chủ hóa. Thơ Hồ Xuân Hƣơng là tiếng nói dân chủ nhất thì đồng thời cũng là những vần thơ Việt Nam nhất trong dòng thơ Nôm Đường luật. Hồ Xuân Hƣơng bộc lộ thái độ tự nhiên tràn đầy tình cảm trong sáng, thơ Hồ Xuân Hƣơng rất bình dân, duyên dáng giàu khả năng gợi cảm, gợi tình, chứa chan tình tự và cảm khoái, không dùng Hán tự điển tích. Ngôn ngữ dân tộc dƣới ngòi bút của Hồ Xuân Hƣơng vừa súc tích, chính xác lại vừa uyển chuyển phong phú về nghĩa, đặc sắc về tạo hình, dồi dào về âm thanh nhịp điệu. Thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng cũng mang tinh thần phá cách nhằm xây dựng một lối thơ Việt Nam. Nếu Nguyễn Trãi phá cách cấu trúc hình thức Đƣờng luật, thì đến thơ Hồ Xuân Hƣơng thơ Nôm Đƣờng luật đã tiến tới một sự ổn định về cấu trúc hình thức, Hồ Xuân Hƣơng phá cách thơ Nôm Đƣờng luật là phá mối quan hệ chỉnh thể giữa nội dung và hình thức vốn có của thể loại. Hồ Xuân Hƣơng đã đƣa một nội dung không nghiêm chỉnh vào một hình thức nghiêm chỉnh để tạo lên sức công phá mạnh mẽ, để khẳng định chức năng trào phúng to lớn của thơ Nôm Đƣờng luật. Hồ Xuân Hƣơng đã cách tân thơ Nôm để chuyển tải cảm xúc riêng tƣ, nhất là tình yêu một cách táo bạo khi đề cập đến vấn đề cấm kỵ trong xã hội đó là tính dục Với những ngôn từ rất đơn giản nhƣng lại rất sống động và gợi hình. Hồ Xuân Hƣơng đã đem lửa thắp sáng cho nền văn học chữ Nôm. Cái tục của Hồ Xuân Hƣơng không phải là cái dung tục hạ cấp mà là cái tục rất thanh, rất mỹ học. Tất cả cái tục đó đều đƣợc bà hƣớng đến một mục tiêu rõ rệt là tôn vinh vai trò và vị trí ngƣời phụ nữ, chống lại địa vị độc tôn của nam giới đã đƣợc xã hội đƣơng thời thừa nhận một cách bất công, vô lí. Với thơ Hồ Xuân Hƣơng, thơ Nôm Đƣờng luật đã đạt tới đến đỉnh cao, và xuất hiện phong cách tác giả. Đây là bƣớc phát triển vƣợt bậc vì trƣớc đó chủ yếu là phong cách thời đại và phong cách thể loại của thơ Nôm Đƣờng luật. Hơn 50 bài thơ Nôm [13, tr 22] đã khẳng định một phong cách Hồ Xuân Hƣơng rất riêng và độc đáo. Đó là thế giới thơ Nôm thắm tƣơi trong trẻo thuần túy đến tuyệt vời, thiên nhiên căng tràn sức sống; là triết lý tự nhiên của cuộc đời trần thế, của trực giác bản năng, của say mê, và yêu thƣơng táo bạoPhong cách ấy bình dân hóa hơn quý tộc hóa, phong cách trữ tình trào phúng hơn là trữ tình trang nghiêm cao quý. KẾT Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một đề tài không nhỏ, những vấn đề mà chúng tôi đặt ra và giải quyết mới chỉ là bƣớc đầu. Nhiều công việc tiếp theo liên quan vẫn đang để ngỏ. Ví dụ phân tích kỹ hơn trào lƣu chủ tình qua các tác giả tiêu biểu trong giai đoạn văn học này nhƣ Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn..... hoặc so sánh trào lƣu chủ tình với những trào lƣu cùng giai đoạn. Với thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng, chất chủ tình nhƣ ngọn lửa đƣợc nhen lên từ lò than đang độ ấm nồng nhất, rực đỏ nhất. Năng lƣợng của nó đủ sức nóng thu hút những ai quan tâm đến hành trình phát triển của tƣ tƣởng nhân quyền nói chung và nữ quyền nói riêng trên thế giới và Việt Nam. Đóng góp của thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng vì thế mang tầm nhân loại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nhà xuất bản Giáo dục. Hoàng Thị Tuyết Mai và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 44 - 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 49 [2]. Trần Ngọc Vƣơng (1999), Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. [3]. Xuân Diệu (1998), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. [4]. Khoa Ngữ văn và Báo chí, Văn học so sánh nghiên cứu và dịch thuật, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội [5]. Trần Ngọc Vƣơng (chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam thế kỷ X – XIX những vấn đề lý luận và lịch sử, Nhà xuất bản Giáo dục. [6]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục. [7]. Đỗ Lai Thúy (1999), Hồ Xuân Hương – hoài niệm phồn thực, Nhà xuất bản văn hóa thông tin. [8]. Trần Thanh Mại, “Thử bàn lại vấn đề dâm và tục trong thơ Hồ Xuân Hƣơng”, Tạp chí Văn học, số 4/ 1961 [9]. Đỗ Đức Hiểu, “Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng”, Tạp chí Văn học, số 5/ 1990 [10]. Phạm Du Yên (tập hợp và giới thiệu), Thơ Hồ Xuân Hương, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai [11]. Tuấn Thành - Anh Vũ (tuyển chọn) (2007), Văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, [12]. Các nhà thơ nữ Việt Nam - Sáng tác và phê bình, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003 [13]. Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Hƣơng, Cấm kị và đối phó với cấm kị nhìn từ góc độ văn hóa, Trƣờng ĐHKHXH&NV Hà Nội, 2008. SUMMARY MOVEMENT OF CANTIMENTALISM IN THE 18TH-EARLY 19TH CENTURY VIETNAMESE LITERATURE THROUGH THE POETRY OF HO XUAN HUONG Hoang Thi Tuyet Mai  , Vu Thi Ngoc College of Science - Thainguyen University The period from the 18th century to the early 19th century marked the golden development of literature in Vietnam. Seen from the perpective of cultural anthropology it might be considered to be the literary period which focuses on the natural and secular man. Instead of such ideals as good will, sincerity, self- improvement, managing one’s household, pacifying the world, which are typical of the social man, it gives prominence to diversified emotions which are individualistic and secret. Movement of Cantimentalism is a movement which emphasizes feelings and emotions consciously and philosophically. The movement of Cantimentalism in the 18th century- early 19th century Vietnamese literature is a conventional concept which aims to define the most prominent and fruitful literary trend in this period: the one which dignifies emotions. Studying literature under the theory of Cantimentalism is a new research trend for approaching the medieval literary process, especially the 18th century - early 19th century period. Within the scope of this article, we examine the poetry in Chinese-transcribed Vietnamese of Ho Xuan Huong in the light of Cantimentalism movement. Keyword: literature, movement of cantimentalism, cantimentalistic, cultural anthropology, poetry in chinese-transcribed Vietnamese of Ho Xuan Huong Hoàng Thị Tuyết Mai và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 44 - 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32769_36609_2282012134884449_5311_2052667.pdf