TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
I. Những vấn đềchung vềNHTM
II. Các hoạt động chủyếu của NHTM
III. Phân loại nghiệp vụNHTM
IV. Kết quảhoạt động kinh doanh ngân
hàng
V. Những rủi ro chủyếu trong kinh doanh
ngân hàng
I. Những vấn đềchung vềngân hàng
thương mại
1. Khái niệm
NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực
tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổchức kinh tế
và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết
kiệm rồi sửdụng sốvốn đó đểcho vay, chiết
khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và
cung ứng dịch vụngân hàng cho các đối tượng
nói trên.
* Bản chất:
+ NHTM là một loại hình doanh nghiệp
đặc biệt.
+ Hoạt động của NHTM là kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ
ngân hàng.
1
89 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1945 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan hoạt động kinh doanh ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Ngày ….. tháng …. năm …
Người nhận tiền Thủ quỹ Kế toán Kế toán trưởng
23
Người phát hành
(người mua)
Người thụ hưởng
(người bán)
Đơn vị thanh toán
(NH bên mua)
Đơn vị thu hộ
(NH bên bán)
1.4. Quy trình thanh toán bằng séc
(2a)
(2b)
(1) (5) (6)
(3)
(5)
(4)
(3)
24
Người phát hành
(người mua)
Người thụ hưởng
(người bán)
Đơn vị thu hộ đồng
thời là đơn vị thanh
toán
(2a)
(2b)
(1)
(4a)
(4b)
(3)
2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
Ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền do chủ tài
khoản lập theo mẫu của ngân hàng để yêu
cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản của
người lập chuyển vào tài khoản của người
thụ hưởng.
ỦY NHIỆM CHI Số ….
Chuyển khoản, chuyển tiền thư, điện lập ngày …
Đơn vị trả tiền: …..
Số tài khoản:…………..
Tại Ngân hàng:…………..Tỉnh…….
Phần do NH ghi nợ
Số hiệu NHA……
Đơn vị nhận tiền:……………………..
Địa chỉ:……………………..
Số tài khoản:…………….
Tại Ngân hàng: ……. Tỉnh ……
Có
Số hiệu NHB….
Nội dung thanh toán:………
Số tiền bằng chữ:…………
Loại nghiệp vụ ……..
Ký hiệu thống kê …
Số tiền (bằng số)…..
Đơn vị trả tiền: NHA ghi sổ ngày: NHB ghi sổ ngày:
Kế toán Chủ tài khoản Kế toán Kiểm soát Kế toán Kiểm soát
25
* Nội dung thanh toán ủy nhiệm chi
Bên chi trả Bên thụ hưởng
NH bên chi
trả
NH bên thụ
hưởng
(1)
(2)
(5)
(3)
(4)
3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
Ủy nhiệm thu là giấy ủy nhiệm do khách
hàng lập theo mẫu của ngân hàng để ủy
nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền từ bên chi
trả sau khi đã cung cấp hàng hóa hoặc cung
ứng dịch vụ.
ỦY NHIỆM THU
Ngày…tháng ..năm…
Tên đơn vị mua hàng:
Số tài khoản:
Tại NH:… tỉnh… thành phố….
Tên đơn vị bán hàng:….
Số tài khoản:……
Tại NH:…tỉnh… thành phố…
Hợp đồng (đơn đặt hàng) số:… ngày… tháng….năm…
Số lượng từng loại chứng từ kèm theo:….
Số tiền chuyển (bằng chữ): (bằng số):
ĐƠN VỊ BÁN (ký, đóng dấu)
NGÂN HÀNG BÊN BÁN NGÂN HÀNG BÊN MUA
(nhận CT ngày, kiểm soát và gửi đi ngày, (Nhận ngày, thanh toán ngày, ký tên,
nhận thanh toán ngày, ký tên, đóng dấu) đóng dấu)
Số:….
Phần do NH ghi:
TK Nợ:
TK Có:
26
* Nội dung thanh toán ủy nhiệm thu
Bên chi trả Bên thụ hưởng
NH bên chi
trả
NH bên thụ
hưởng
(1)
(5)
(4)
(3)
(6)
(2) (7)
4. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh
toán do ngân hàng phát hành và cung cấp
cho khách hàng sử dụng trong thanh toán và
rút tiền mặt ở ngân hàng hoặc ở các máy rút
tiền tự động.
+ Phân loại:
* Căn cứ vào phạm vi sử dụng:
- Thẻ nội địa.
- Thẻ quốc tế.
* Căn cứ vào tính chất sử dụng:
- Thẻ thanh toán.
- Thẻ tín dụng.
27
* Những đối tượng liên quan:
- Ngân hàng phát hành thẻ.
- Chủ thẻ.
- Ngân hàng thanh toán thẻ.
- Đơn vị chấp nhận thẻ.
* Một số quy định liên quan đến thẻ
- Thẻ được làm bằng thứ nhựa dẻo đặc biệt
theo kích thước tiêu chuẩn quốc tế là 96mm x
54mm x 0.76mm do các ngân hàng phát hành.
- Mặt trước bao giờ cũng có ba yếu tố được
dập nổi:
+ Số thẻ.
+ Ngày hiệu lực thẻ.
+ Tên người sử dụng thẻ.
Ngoài ra còn một số nội dung như: tên thẻ,
biểu tượng thẻ, tên ngân hàng phát hành thẻ,
hình chủ thẻ (nếu có).
28
- Băng từ đen mặt sau chứa đựng những
thông tin sau:
+ Số thẻ.
+ Ngày hiệu lực thẻ.
+ Họ và tên chủ thẻ.
+ Địa chỉ của chủ thẻ.
+ Mã số bí mật.
+ Bảng lý lịch ở ngân hàng.
+ Mức rút tiền tối đa và số dư.
- Băng từ màu trắng có chữ ký mẫu của
khách hàng.
Ngân hàng
phát hành
Ngân hàng đại lý (ngân
hàng thanh toán)
Người sử
dụng thẻ
Cở sở tiếp
nhận thẻ
* Quy trình thanh toán thẻ
ATM
(7)
(6)
(1a) (1b) (8)
(7)
(3)
(2)
(4)
(5)
5. Thanh toán bằng thư tín dụng
Thư tín dụng là thể thức thanh toán theo đó
một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng
phát hành một thư tín dụng để cam kết thanh
toán tiền cho bên bán nếu bên bán xuất trình
được bộ chứng từ chứng minh đã cung cấp
hàng hóa theo đúng quy định ghi trong thư tín
dụng.
29
GIẤY MỞ THƯ TÍN DỤNG
Ngày … tháng … năm…
Tên đơn vị mua hàng:
Số tài khoản:
Tại ngân hàng:…. Tỉnh…. Thành phố….
Tên đơn vị bán:
Số tài khoản:…..
Tại ngân hàng:…. Tỉnh….Thành phố…
Thời hạn giá trị của thư tín dụng:
Hợp đồng hay đơn đặt hàng số:…. Ngày …..
Ủy nhiệm cho Ông(Bà):…. theo giấy ủy nhiệm số…ngày..tháng….năm…nhận hàng CMND
số…ngày..do CA tỉnh…TP.. Cấp.
Các điều khoản yêu cầu đơn vị bán thực hiện:…….
Số tiền (bằng chữ):……
(bằng số):…..
Đơn vị đặt hàng NH phục vụ bên mua (ủy nhiệm mở thư tín dụng)
Kế toán trưởng Chủ tài khoản (người được ủy quyền)
(Ký tên, đóng dấu)
Thư điện số: …
Phần do NH ghi:
TK Nợ:
Bên mua
(xin mở L/C)
Bên bán
(hưởng lợi L/C)
NH bên mua
(NH mở L/C)
NH bên bán
(NH thanh toán)
* Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng
HĐK
T
(4)
(1) (7) (3)
(5)
(6)
(2)
III. Thanh toán giữa các ngân
hàng
1. Thanh toán liên hàng
Là thanh toán được thực hiện giữa các
ngân hàng trong cùng một hệ thống. Đây là
phương thức thanh toán được áp dụng phổ
biến giữa các NH trong cùng hệ thống.
30
Trung tâm đối chiếu
Ngân hàng A Ngân hàng B
(2b)
(1b)
(1c)
(2c)
(1a)
(2a)
* Sơ đồ thanh toán liên ngân hàng
2. Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng
Phương thức này được áp dụng trong trường
hợp:
- Giữa các ngân hàng khác hệ thống.
- Mở tài khoản tiền gửi tại một chi nhánh
ngân hàng nhà nước, chi nhánh NHNN đó sẽ là
người tổ chức và chủ trì thanh toán bù trừ.
3. Thanh toán qua NHNN
Là việc thực hiện thanh toán giữa các NHTM
thông qua TK của các NHTM mở ở NHNN.
Phương thức này được áp dụng trong trường
hợp:
- Giữa các NH khác hệ thống.
- Các NH này có tài khoản tiền gửi mở tại các
chi nhánh NHNN khác nhau. Nếu cùng mở tài
khoản tiền gửi tại 1 chi nhánh ngân hành nhà
nước thì tham gia thanh toán bù trừ tiện lợi hơn.
31
NHNN NHNN
NH A NH B
* Quy trình thanh toán
4. Mở tài khoản tiền gửi ở NH khác để
thanh toán
Phương thức này được áp dụng trong
trường hợp sau:
- Giữa các NH khác nhau hoặc khác hệ
thống có quan hệ giao dịch với nhau khá
thường xuyên.
- Mỗi NH đều mở TK tiền gửi ở NH đối
phương và phải đảm bảo luôn có tiền để
thanh toán.
5. Ủy nhiệm thu chi hộ giữa các NH
- Các khoản thu hộ cho NH ủy nhiệm
đều phải được chuyển đến cho NH ủy
nhiệm.
- Các khoản chi đều phải được NH ủy
nhiệm hoàn lại trên cơ sở các chứng từ
chuyển đến hợp lệ.
32
IV. Thanh toán quốc tế
1. Các phương tiện thanh toán quốc tế
1.1. Hối phiếu
Hối phiếu là mệnh lệnh trả tiền vô điều
kiện do một người ký phát cho một người khác
yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu
hoặc đến một ngày xác định trong tương lai
phải trả một số tiền nhất định cho một người
hoặc theo lệnh của người này trả cho một
người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu.
1.2. Lệnh phiếu
Lệnh phiếu là chứng từ do người mắc nợ
lập để cam kết thanh toán vô điều kiện một
số tiền nhất định vào một ngày cụ thể đã xác
định trong tương lai cho người thụ hưởng có
ghi tên trên lệnh phiếu hoặc trả theo lệnh
của người này hoặc trả cho người cầm lệnh
phiếu.
1.3. Séc
Séc là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do
một khách hàng của ngân hàng ra lệnh cho
ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài
khoản của mình tại ngân hàng để trả cho
người cầm séc hoặc thanh toán cho người
được chỉ định trên séc.
33
1.4. Giấy chuyển tiền
Là giấy ủy nhiệm do khách hàng lập gửi
ngân hàng phục vụ, yêu cầu ngân hàng
chuyển một số tiền nhất định cho người
được hưởng tại một địa điểm nhất định.
1.5. Thẻ ngân hàng
Là một phương tiện thanh toán do ngân
hàng phát hành theo yêu cầu của khách
hàng, được sử dụng để thanh toán tiền mua
hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các
chi nhánh và các đại lý thanh toán thẻ.
2. Các phương thức thanh toán quốc tế
2.1. Phương thức chuyển tiền
Phương thức chuyển tiền là phương thức
thanh toán đơn giản nhất trong đó một khách
hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình
chuyển một số tiền nhất định cho người
hưởng lợi ở một địa điểm xác định và trong
một thời gian nhất định.
34
Ngân hàng Ngân hàng
Nhập khẩu Xuất khẩu
* Quy trình tiến hành nghiệp vụ
(3) Báo nợ (2)
Lệnh chi
(1)
HH
BCT
(4)
T/T
(5) Báo
có
2.2. Phương thức ghi sổ
Phương thức ghi sổ là phương thức thanh
toán mà trong đó tổ chức xuất khẩu khi xuất
khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ
cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ riêng
của mình và việc thanh toán các khoản nợ
này được thực hiện trong thời kỳ nhất định
(tháng, quý).
Buyer Seller
Buyer’s
Bank
Seller’s
Bank
* Quy trình thực hiện
(3)
Payme
nt
order
(4)
(5)
Payme
nt
(1)
(2)
Foreign trade
contract
35
2.3. Phương thức giao chứng từ nhận tiền
(CAD – COD)
Phương thức CAD là phương thức thanh
toán mà trong đó tổ chức nhập khẩu trên cơ
sở hợp đồng mua bán yêu cầu ngân hàng
bên xuất khẩu mở cho mình một tài khoản
tín thác để thanh toán tiền cho tổ chức xuất
khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ
chứng từ theo đúng thỏa thuận.
* Quy trình thanh toán
Xuất khẩu Nhập khẩu
Ngân hàng
HĐNT
(3)
HH
T/T (5) (4) (2) (1)
(6)
GỞI BCT
2.4. Phương thức thanh toán nhờ thu
Nhờ thu là phương thức thanh toán mà
nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung
cấp dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ
mình nhờ thu hộ tiền nhà nhập khẩu trên cơ
sở hối phiếu và chứng từ hàng hóa có liên
quan.
36
* Phân loại:
- Nhờ thu trơn
Là phương thức thanh toán mà trong đó tổ
chức xuất khẩu sau khi giao hàng cho tổ chức
nhập khẩu chỉ ký phát tờ hối phiếu (hoặc séc)
đòi tiền tổ chức nhập khẩu và yêu cầu ngân
hàng thu số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó,
không kèm theo một điều kiện nào cả của việc
trả tiền.
Ngân hàng Ngân hàng
Xuất khẩu Nhập khẩu
* Quy trình tiến hành nghiệp vụ nhờ thu trơn
(8) Báo có (2)
HP
(1)
HH
BCT
(6)
TT
(3)
HP
(4) HP (5
Lệnh chi
- Nhờ thu kèm chứng từ
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là
phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức XK
nhờ NH thu hộ tiền từ tổ chức NK không những
căn cứ vào HP mà còn căn cứ vào bộ chứng từ
hàng hóa gởi kèm theo HP, với điều kiện nếu tổ
chức nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận
lên HP thì NH mới giao bộ chứng từ hàng hóa
cho tổ chức NK để nhận hàng.
37
Ngân hàng Ngân hàng
Xuất khẩu Nhập khẩu
* Quy trình tiến hành nghiệp vụ nhờ thu kèm
chứng từ
(8) Báo có (2)
HP + BCT
(1)
HH
(7) TT
(3)
HP+BCT(4) HP (5) (6
BCT
2.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự
thỏa thuận mà trong đó ngân hàng đáp ứng
những nhu cầu của khách hàng cam kết hay cho
phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp thuận
những yêu cầu của người hưởng lợi khi những
điều kiện quy định trong thư tín dụng được thực
hiện đúng và đầy đủ.
NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
I. Khái niệm và các loại tín dụng ngân hàng
II. Quy trình tín dụng ngân hàng
III. Đảm bảo tín dụng
IV. Kỹ thuật cấp tín dụng
V. Cho thuê tài chính
VI. Bao thanh toán
38
I. Khái niệm và phân loại tín dụng
ngân hàng
1. Khái niệm
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho
khách hàng trong một thời gian nhất định với
một khoản chi phí nhất định.
* Tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội
dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn
từ người sở hữu sang cho người sử dụng.
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi
phí.
2. Phân loại
* Dựa vào mục đích tín dụng:
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh
công thương nghiệp.
- Cho vay tiêu dùng cá nhân.
- Cho vay bất động sản.
- Cho vay nông nghiệp.
- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu...
39
* Dựa vào thời hạn tín dụng:
- Cho vay ngắn hạn.
- Cho vay trung hạn.
- Cho vay dài hạn.
* Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách
hàng:
- Cho vay không có bảo đảm.
- Cho vay có đảm bảo.
* Dựa vào phương thức cho vay:
- Cho vay theo món vay.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng.
* Dựa vào phương phức hoàn trả:
- Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ.
- Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ.
- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có
kỳ hạn nợ cụ thể.
II. Quy trình tín dụng ngân hàng
1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng
các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân
của khách hàng.
40
- Phương án sản xuất kinh doanh và kế
hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư.
- Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất.
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp,
cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.
- Các giấy tờ liên quan khác ...
2. Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là phân tích khả năng
hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử
dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả
năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Phân tích
tín dụng bao gồm các nội dung sau:
- Phân tích tính khả thi của phương án
SXKD, dự án đầu tư của khách hàng.
- Phân tích, đánh giá tình hình tài chính
của khách hàng.
- Đánh giá tình hình SXKD và khả năng
trả nợ vay của khách hàng.
- Xác minh tính chất hợp pháp và đánh
giá tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh
của khách hàng.
- Đánh giá uy tín và khả năng phát triển
của khách hàng.
41
- Phân tích theo tiêu chuẩn CAMPARI:
+ Character
+ Ability
+ Margin
+ Purpose
+ Amount
+ Repayment
+ Insurance
- Phân tích theo tiêu chuẩn 5C:
+ Character
+ Capacity
+ Capital
+ Collateral
+ Conditions
- Phân tích theo tiêu chuẩn 5P:
+ Purpose
+ Payment
+ Protection
+ Policy
+ Pricing
42
3. Quyết định và ký hợp đồng tín dụng
Quyết định tín dụng là quyết định cho
vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn
của khách hàng.
Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả
có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay,
tùy vào kết quả phân tích và thẩm định ở
khâu trước.
4. Giải ngân
Giải ngân là phát tiền vay cho khách
hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết
trong hợp đồng.
Trường hợp một món vay giải ngân
nhiều lần, tất cả các lần giải ngân sau phải
được sự chấp thuận của trưởng phòng trên
phiếu đề nghị giải ngân do nhân viên tín
dụng lập.
5. Giám sát tín dụng
Giám sát tín dụng là khâu khá quan
trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay
được sử dụng đúng mục đích đã cam kết,
kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn
chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh
hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.
43
- Các phương pháp giám sát tín dụng có thể
bao gồm:
+ Giám sát hoạt động tài khoản của khách
hàng tại ngân hàng.
+ Phân tích các báo cáo tài chính của khách
hàng theo định kỳ.
+ Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi
định kỳ.
+ Giám sát hoạt động khách hàng thông qua
mối quan hệ với khách hàng khác.
6. Thanh lý hợp đồng tín dụng
Đây là khâu kết thúc của quy trình tín
dụng. Khâu này gồm các việc quan trọng
cần xử lý như: thu cả nợ gốc và lãi, tái xét
hợp đồng tín dụng và thanh lý hợp đồng tín
dụng. Đồng thời, ngân hàng thực hiện việc
giải toả tài sản thế chấp, cầm cố cho khách
hàng theo đúng quy định về thế chấp, cầm
cố tài sản do NHNN ban hành.
III. Đảm bảo tín dụng
1. Khái niệm
Đảm bảo tín dụng (đảm bảo tiền vay) là
việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp
nhằm phòng ngừa, tạo cơ sở kinh tế và pháp
lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách
hàng vay.
44
2. Các hình thức đảm bảo tín dụng
2.1. Đảm bảo bằng tài sản thế chấp
Là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của
mình cho bên cho vay để bảo đảm khả năng
hoàn trả vốn vay. Thế chấp có hai loại: thế
chấp bất động sản và thế chấp giá trị quyền
sử dụng đất.
- Thế chấp bất động sản
Bất động sản là những tài sản không di dời
được như nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh và
các tài sản khác gắn liền với nhà ở hoặc cơ sở
sản xuất kinh doanh.
- Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất
Ở Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu
toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
Trong các chủ thể được giao đất và cho thuê
đất, chỉ có các cá nhân, hộ gia đình và các tổ
chức kinh tế mới có thể sử dụng quyền sử
dụng đất làm tài sản thế chấp vay vốn ngân
hàng.
45
- Phân loại:
+ Thế chấp pháp lý và thế chấp công bằng.
+ Thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai.
+ Thế chấp trực tiếp và thế chấp gián tiếp.
+ Thế chấp toàn bộ và thế chấp một phần bất
động sản.
2.2. Đảm bảo tín dụng bằng tài sản cầm cố
Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản
là các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên
cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Động sản cầm cố có thể là loại không cần đăng
ký quyền sở hữu, có loại cần đăng ký quyền sở
hữu.
- Tài sản cầm cố bao gồm các loại sau:
+ Tài sản hữu hình: xe cộ, máy móc, hàng
hóa ...
+ Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ.
+ Giấy tờ có giá.
+ Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp ...
46
2.3. Đảm bảo tín dụng bằng hình thức bảo
lãnh
Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với
bên cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên đi vay nếu khi đến hạn mà người được
bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể
thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Bảo lãnh có
thể chia thành hai loại chính: bảo lãnh bằng
tài sản và bảo lãnh bằng tín chấp.
- Phân loại:
+ Bảo lãnh có bảo đảm bằng tài sản hoặc bằng uy
tín.
+ Bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ.
+ Bảo lãnh riêng biệt và bảo lãnh duy trì.
IV. Kỹ thuật cấp tín dụng
1. Cho vay theo hạn mức tín dụng
Sau khi hạn mức tín dụng đã được
duyệt, hai bên sẽ ký hợp đồng tín dụng để
làm cơ sở cho vay và thu nợ. Mỗi lần có
nhu cầu vốn phát sinh, đơn vị chỉ cần gửi
đến ngân hàng các chứng từ hóa đơn hoặc
chứng từ thanh toán thì sẽ được ngân hàng
giải ngân nếu chứng từ hóa đơn hợp lệ, hợp
pháp.
47
Việc giải ngân được thực hiện hoàn toàn
theo tiến độ thực hiện SXKD của doanh
nghiệp và được thực hiện nhiều đợt trong một
thời gian nhất định. Không kể nợ vay của đợt
trước được hoàn trả hay chưa miễn là số dư
trên tài khoản cho vay không được vượt quá
hạn mức tín dụng đã định.
Hạn mức tín dụng xác định theo công
thức:
Hạn mức tín dụng ngắn hạn = Nhu cầu
vốn lưu động – Vốn chủ sở hữu tham gia.
Nhu cầu vốn lưu động = Giá trị tài sản
lưu động – Nợ ngắn hạn phi ngân hàng –
Nợ dài hạn có thể sử dụng.
Hạn mức tín dụng trung dài hạn = Chi
phí dự toán dự án – Vốn có thể tham gia.
2. Cho vay từng lần (cho vay theo món)
Mỗi lần phát sinh nhu cầu vay vốn bắt
buộc bên vay phải tiến hành các thủ tục làm
đơn xin vay tiền theo các chứng từ hóa đơn
xin vay để cán bộ tín dụng kiểm tra, nếu đồng
ý hai bên lập HĐTD và người xin vay phải
cam kết trả nợ trong một thời gian nhất định.
48
Mức cho vay được xác định theo các bước
sau:
1. Xác định nhu cầu về vốn cho phương án.
2. Xác định vốn khách hàng tự lo (vốn của
khách hàng, vay phi ngân hàng).
3. Nhu cầu vay = (1) – (2).
4. Mức cho vay = nhu cầu vay < tỷ lệ quy
định mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản
đảm bảo trong chính sách tín dụng và các giới
hạn tín dụng do luật quy định.
3. Cho vay trả góp
Ngân hàng và khách hàng vay vốn thỏa
thuận mức cho vay, thời hạn vay vốn, lãi suất
cho vay và số kỳ hạn trả góp để xác định một
mức trả góp trong suốt thời hạn vay trả.
Tiền góp đều mỗi kỳ bao gồm vốn và lãi:
Vo x r x (1 + r)n
T = (1 + r)n – 1
T: số tiền trả góp mỗi kỳ.
Vo: số vốn ban đầu (vốn gốc).
r: lãi suất tiền vay.
n: số kỳ trả góp.
49
- Vốn trả đều mỗi kỳ góp, lãi giảm dần:
Ti = V + Li
V = Vo / n
Li = Vi x r
Ti: số tiền trả góp kỳ thứ i.
r: lãi suất.
Vo: vốn gốc ban đầu.
Li: lãi kỳ i.
n: số kỳ trả góp.
V: vốn trả đều mỗi kỳ góp.
Vi: vốn gốc còn lại đầu kỳ góp i.
- Vốn trả đều mỗi kỳ góp, lãi tăng dần:
V = Vo / n
Ti = V + Li
Li = Vi x …. R
Ti = V (1+ i x r)
V: vốn trảmỗi kỳ góp.
Vo: vốn vay ban đầu.
Vi: vốn gốc đã trả sau kỳ góp i.
r: lãi suất.
n: số kỳ góp.
i: kỳ góp thứ i.
4. Cho vay theo hạn mức thấu chi
Thấu chi là một kỹ thuật cấp tín dụng
cho khách hàng, theo đó ngân hàng cho
phép khách hàng chi vượt số dư có trên tài
khoản thanh toán của khách hàng để thực
hiện các giao dịch thanh toán kịp thời cho
nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Hạn mức thấu chi = Tỷ lệ hạn mức thấu
chi x số dư bình quân tài khoản tiền gửi
thanh toán.
50
5. Chiết khấu chứng từ có giá
Ngân hàng sẽ đứng ra trả tiền trước cho
các hối phiếu hoặc các chứng từ có giá khác
chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của
người thụ hưởng bằng cách khấu trừ ngay một
số tiền nhất định gọi là tiền chiết khấu. Người
thụ hưởng muốn nhận được số tiền này thì bắt
buộc phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền
hưởng lợi các chứng từ cho NH chiết khấu.
- Chứng từ phát hành theo chiết khấu:
Số tiền chuyển cho người xin chiết khấu =
Mệnh giá – Lãi chiết khấu – Hoa hồng phí.
Hoa hồng phí = Mệnh giá x tỷ lệ hoa hồng
(%).
Lãi chiết khấu = (Mệnh giá x Lãi suất chiết
khấu (%/năm) x số ngày nhận chiết khấu) / 365.
- Chứng từ phát hành theo hình thức MG:
Số tiền chuyển cho người xin chiết khấu = Trị
giá chiết khấu – Lãi chiết khấu – Hoa hồng phí.
Trị giá chiết khấu = Mệnh giá + Lãi được
hưởng định kỳ.
Lãi được hưởng định kỳ = Mệnh giá x Lãi
suất được hưởng định kỳ.
Hoa hồng phí = Trị giá nhận chiết khấu x tỷ lệ
hoa hồng (%).
Lãi chiết khấu = (Trị giá chiết khấu x Lãi suất
chiết khấu (%/năm) x số ngày nhận chiết khấu) /
365.
51
V. Cho thuê tài chính
1. Khái niệm
CTTC là một hoạt động tín dụng trung dài
hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị,
phương tiện vận chuyển và các động sản khác.
Bên cho thuê cam kết mua tài sản theo yêu cầu
của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu tài sản
thuê.
Bên đi thuê được sử dụng tài sản thuê và
thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê
đã được hai bên thỏa thuận và không được
hủy bỏ hợp đồng trước hạn.
Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được
chuyển quyền sở hữu mua lại hoặc tiếp tục
thuê tài sản theo các điều kiện đã thỏa thuận
trong hợp đồng thuê.
2. Đặc điểm
- Là loại hình tín dụng trung dài hạn có thể
tài trợ 100% nhu cầu vốn.
- Bên thuê chủ động trong việc tìm kiếm và
lựa chọn các tài sản cần sử dụng.
- Bên thuê được quyền mua tài sản theo
mức giá xác định trước trong hợp đồng.
52
- Thời hạn thuê chiếm phần lớn thời gian
hữu dụng của tài sản.
- Giá cả cho thuê được tính toán trước và
ghi vào phụ lục hợp đồng.
- Trong suốt thời hạn thuê, bên cho thuê
nắm giữ quyền sở hữu còn bên thuê chỉ có
quyền sử dụng tài sản đó.
3. Các hình thức tài trợ
- Cho thuê tài chính thông thường
Bên đi thuê
Nhà cung cấp Bên cho thuê
(1) (4a) (2)
(6)
(5)
(4b)
(3)
- Mua và cho thuê lại
Bên cho thuê mua lại tài sản của bên thuê
đồng thời dùng chính tài sản này cho chính
đơn vị đó thuê và trả tiền thuê theo định kỳ
như cho thuê thông thường.
- Cho thuê giáp lưng
Bên cho thuê đồng ý cho bên thuê ngoài
việc sử dụng tài sản thì còn được phép cho đơn
vị khác thuê với điều kiện bên thuê phải chịu
trách nhiệm về việc sử dụng tài sản và thanh
toán tiền thuê đầy đủ kịp thời.
53
- Tiền thuê sẽ được thu vào cuối mỗi định
kỳ:
a = [P.R (1+R)n – S.R] / [(1+R)n – 1]
a: số tiền thuê thanh toán cho mỗi kỳ hạn.
P: tổng số tiền tài trợ.
R: lãi suất cho kỳ hạn.
n: số kỳ thanh toán.
S: giá trị còn lại để xác định giá bán khi kết
thúc hợp đồng.
- Tiền thuê sẽ được thu vào đầu kỳ hạn:
a = [P.R (1+R)n – S.R] / (1+R) [(1+R)n – 1]
a: số tiền thuê thanh toán cho mỗi kỳ hạn.
P: tổng số tiền tài trợ.
R: lãi suất cho kỳ hạn.
n: số kỳ thanh toán.
S: giá trị còn lại để xác định giá bán khi kết
thúc hợp đồng.
- Tiền thuê sẽ được thu tăng dần hay giảm dần
theo hệ số k:
+ Tiền thuê thanh toán vào cuối kỳ hạn:
a = [P(1+R)n – S][(1+R) – k] / [(1+R)n – kn]
+ Tiền thuê thanh toán vào đầu kỳ hạn:
a = [P(1+R)n – S][(1+R) – k] / (1+R)[(1+R)n –
kn]
54
VI. Bao thanh toán
1. Định nghĩa
Bao thanh toán là hình thức tài trợ cho
những khoản thanh toán chưa đến hạn từ các
hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng
hóa và dịch vụ, đó chính là hoạt động mua bán
nợ.
2. Phân loại
- Bao thanh toán quốc tế.
+ Bao thanh toán có quyền truy đòi
(recourse factoring).
+ Bao thanh toán không có quyền truy
đòi (Non - recourse factoring).
- Bao thanh toán nội địa.
Bên bán
hàng
Bên mua
hàng
Ngân hàng
Quy trình bao thanh toán trong nước
1 5 7
3 6
2
4
55
Bên xuất
khẩu
Bên nhập
khẩu
Ngân hàng
Quy trình bao thanh toán quốc tế
1 4 5 7
6
2
3
Đơn vị bao
thanh toán nhập
khẩu
Bên xuất
khẩu
Bên nhập
khẩu
Đơn vị bao
thanh toán xuất
khẩu
Quy trình bao thanh toán quốc tế
1 4 5 7
6
2
3
NH
Bên xuất
khẩu
Bên nhập
khẩu
Ngân hàng
Quy trình bao thanh toán XK
6 3 2
4 5
1
3
Đại lý bao
thanh toán bên
nhập khẩu
56
Bên xuất
khẩu
Bên xuất
khẩu
Đại lý bao
thanh toán bên
xuất khẩu
Quy trình bao thanh toán NK
6 3 2
4 5
1
3
NH
NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ & KINH
DOANH CHỨNG KHOÁN
I. Hoạt động của thị trường chứng khoán
II. Các nghiệp vụ của NHTM trên TTCK
I. Hoạt động của thị trường chứng
khoán
1. Quy trình giao dịch
Các nhà đầu tư A,
B, C …
Các nhà đầu tư
X, Y, Z …
Các nhà
môi giới
Giao dịch trên thị trường OTC
Lệnh bán Lệnh mua
Lệnh mua Lệnh bán
Trực tiếp giao dịch
57
Các nhà đầu tư
mua …
Các nhà môi
giới …
NH giữ tài khoản
tiền gửi
Các nhà đầu tư
bán …
Các nhà môi
giới …
NH giữ tài khoản
tiền gửi
SởGDCK
TT lưu ký CK
Thanh toán
Giao dịch qua SGD
Lệnh mua Lệnh bán
Gửi lệnh
Gửi lệnhChuyể
n
quyền
sở
hữu
CP
Chuyể
n
quyền
sở
hữu
CP
- Nguyên tắc giao dịch:
+ Nguyên tắc trung gian.
+ Nguyên tắc công khai.
+ Nguyên tắc đấu giá (ưu tiên mức giá, thời
gian, khối lượng).
2. Phương thức giao dịch
2.1. Các loại lệnh
- Lệnh LO (Limit order).
- Lệnh ATO (At the open).
- Lệnh dừng bán ( Stop loss order).
- Lệnh dừng mua (Stop buy order).
58
2.2. Các phương thức khớp lệnh
- Phương thức đấu giá.
- Phương thức khớp lệnh với lệnh giao
dịch tại mức giá khớp lệnh.
II. Các nghiệp vụ của NHTM trên
TTCK
1. Sự tham gia của ngân hàng thương mại vào
thị trường chứng khoán
1.1. Trên thị trường sơ cấp
- Là người phát hành và bán cổ phiếu của
mình.
- Cung cấp các dịch vụ về tư vấn phát hành
chứng khoán, làm đại lý phát hành chứng khoán,
bảo lãnh phát hành chứng khoán.
1.2. Trên thị trường thứ cấp
- Mua bán chứng khoán hộ cho khách
hàng để hưởng phí hoa hồng.
- Bảo quản hộ chứng khoán.
- Thu hồi vốn, nhận lãi chứng khoán hộ
cho khách hàng cũng như dịch vụ thanh
toán các chứng khoán ...
- Tư vấn mua bán chứng khoán.
59
2. Các nghiệp vụ của NHTM trên TTCK
2.1. Môi giới chứng khoán
Là việc công ty chứng khoán làm trung gian
thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.
+ Sau khi hợp đồng được ký kết, công ty
chứng khoán sẽ lập phiếu lệnh để chuyển đến
nhà môi giới ở sở giao dịch chứng khoán.
+ Khi các nhà môi giới nhận được phiếu
lệnh do các công ty chứng khoán chuyển đến
thì bắt đầu thực hiện việc mua bán chứng
khoán cho khách hàng thông qua các chuyên
gia chứng khoán.
Đây là dịch vụ ngân hàng rất phát triển ở các
nước trên thế giới bởi vì:
- NH là người hiểu biết khá tường tận về các
doanh nghiệp phát hành chứng khoán.
- NH là người sẵn có những phương tiện kỹ
thuật cần thiết phù hợp với yêu cầu của người
môi giới.
- NH có đội ngũ cán bộ, nhân viên có nghiệp
vụ chuyên môn liên quan chặt chẽ và gần gũi với
nghiệp vụ về chứng khoán.
60
2.2. Tự doanh chứng khoán
Là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán
chứng khoán cho chính mình.
2.3. Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Là việc thực hiện quản lý theo uỷ thác của
từng nhà đầu tư trong mua, bán, nắm giữ chứng
khoán.
2.4. Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam
kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ
tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận
mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của
tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số
chứng khoán còn lại chưa được phân phối
hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ
chức phát hành trong việc phân phối chứng
khoán ra công chúng.
61
2.5. Tư vấn đầu tư chứng khoán
Là việc công ty chứng khoán cung cấp cho
nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo
phân tích và các khuyến nghị liên quan đến
chứng khoán.
2.6. Lưu ký chứng khoán
Là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển
giao chứng khoán cho khách hàng, giúp
khách hàng thực hiện các quyền liên quan
đến sở hữu chứng khoán.
NGHIỆP VỤ KINH
DOANH NGOẠI TỆ VÀ
VÀNG BẠC, ĐÁ QUÝ
I. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
II. Nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc, đá quý
62
I. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại
tệ
1. Tỷ giá hối đoái
1.1. Khái niệm
Ngoại tệ: là đồng tiền của các quốc gia được
lưu thông trên thị trường quốc tế.
Ngoại hối: bao gồm ngoại tệ và các phương
tiện có giá trị như ngoại tệ được sử dụng trong
thanh toán giữa các nước với nhau.
Tỷ giá hối đoái: là giá cả của một đơn vị
tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị
tiền tệ nước khác.
Hoặc: Tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi tiền
một nước này lấy tiền của một nước khác.
1.2. Một số quy định về tỷ giá hối đoái
1.2.1. Tên gọi và ký hiệu tiền tệ
- Tên gọi: mỗi nước có tên gọi tiền tệ riêng
nhằm phân biệt giữa tiền tệ nước này với nước
khác.
- Theo quy định, ký hiệu tiền tệ gồm ba
chữ: hai chữ đầu phản ánh tên quốc gia, một
chữ cuối phản ánh tên gọi tiền tệ của quốc gia
đó.
63
1.2.2. Các thuật ngữ liên quan đến tỷ giá hối đoái
USD / SGD 1,7870
Đồng tiền hàng hóa / Đồng tiền định giá
Đồng tiền cơ sở / Đồng tiền đối ứng
- Đồng tiền hàng hóa còn gọi là đồng tiền
cơ sở hay đồng tiền yết giá bởi vì đồng tiền
này được coi như là hàng hóa, ngoại tệ được
mua vào hoặc bán ra trên thị trường so với
ngoại tệ khác.
- Đồng tiền định giá còn được gọi là đồng
tiền đối ứng dùng để xác định giá trị của đồng
tiền hàng hóa trên thị trường.
1.2.3. Phương pháp yết giá
Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp
yết giá: trực tiếp và gián tiếp.
- Yết giá trực tiếp (kiểu Châu Âu): 1 đơn vị
ngoại tệ có thể được đổi lấy một số lượng nội
tệ.
Tại Tokyo: USD/JPY: 112,56
Tại Singapore: USD/SGD: 1,4560
Tại TPHCM: USD/VND: 16.350
64
- Yết giá gián tiếp (kiểu Mỹ): 1 đơn vị
nội tệ có thể đổi lấy một số lượng ngoại tệ.
Tại London: GBP/USD: 1,5897
Tại Newyork: USD/JPY: 112,56
USD/SGD: 1, 4560
1.3. Các loại tỷ giá
1.3.1. Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối
- Tỷ giá điện hối.
- Tỷ giá thư hối.
1.3.2. Căn cứ vào việc quản lý ngoại hối
- Tỷ giá chính thức.
- Tỷ giá cố định.
- Tỷ giá thả nổi.
- Tỷ giá thả nổi có quản lý.
1.3.3. Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế
- Tỷ giá séc.
- Tỷ giá hối phiếu.
- Tỷ giá chuyển khoản.
- Tỷ giá tiền mặt.
1.3.4. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối
- Tỷ giá mở cửa.
- Tỷ giá đóng cửa.
65
1.3.5. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại
hối
- Tỷ giá giao ngay.
- Tỷ giá kỳ hạn.
Trong tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn
bao gồm tỷ giá mua và tỷ giá bán.
1.4. Tỷ giá chéo
1.4.1. Khái niệm
Là tỷ giá một cặp tiền được tính toán dựa
vào đồng tiền thứ ba (đồng tiền trung gian).
1.4.2. Cách tính tỷ giá chéo
- Hai đồng tiền yết giá trực tiếp.
Currency pairs Bid Ask
(1) USD/Currency1 Bid1 Ask1
(2) USD/Currency2 Bid2 Ask2
Cross rates
Currency1/Currency2
Bid2/Ask1 Ask2/Bid1
66
- Hai đồng tiền yết giá gián tiếp.
Currency pairs Bid Ask
(1) Currency1/USD Bid1 Ask1
(2) Currency2/USD Bid2 Ask2
Cross rates
Currency1/Currency2
Bid1/Ask2 Ask1/Bid2
- Hai đồng tiền yết giá khác nhau.
Currency pairs Bid Ask
(1) Currency1/USD Bid1 Ask1
(2) USD/Currency2 Bid2 Ask2
Cross rates
Currency1/Currency2
Bid1xBid2 Ask1xAsk2
2. Các giao dịch trên thị trường hối đoái
2.1. Giao dịch hối đoái giao ngay
2.1.1. Khái niệm
Giao dịch hối đoái giao ngay là một giao
dịch mà trong đó hai bên trao đổi hai đồng
tiền khác nhau theo tỷ giá thỏa thuận vào một
ngày cụ thể, nhưng việc thanh toán được thực
hiện trong thời gian hai ngày làm việc.
67
2.1.2. Đặc điểm
- Thuật ngữ “Spot” phát xuất từ các giao
dịch được thực hiện ngay, nhưng thực tế việc
chuyển giao ngoại tệ chỉ diễn ra sau đó hai
ngày.
- Tỷ giá áp dụng trong nghiệp vụ này là tỷ
giá điện hối trên thị trường.
- Một hợp đồng giao dịch giao ngay bao
gồm các yếu tố sau:
+ Các bên đối tác tham gia: bên mua và
bên bán.
+ Các đồng tiền.
+ Tỷ giá giao ngay.
+ Số tiền được trao đổi.
+ Ngày giao dịch.
+ Ngày giá trị.
+ Các chỉ thị thanh toán.
+ Các chi phí.
2.1.3. Tác dụng
- Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu ngoại tệ của
các đối tượng tham gia trên thị trường khi cần
mua hoặc cần bán ngoại tệ.
- Không chỉ tạo điều kiện cho ngân hàng thu
được lợi nhuận thông qua chênh lệch giữa tỷ
giá bán so với tỷ giá mua và phí mà còn cân đối
ngoại tệ đảm bảo kiểm soát được trạng thái
ngoại hối theo quy định của NHTW.
68
2.2. Giao dịch kỳ hạn
2.2.1. Khái niệm
Là giao dịch hối đoái giữa hai bên để trao
đổi hai đồng tiền khác nhau ở một tỷ giá được
thỏa thuận vào ngày hôm nay cho việc chuyển
giao tiền vào một ngày được thỏa thuận trong
tương lai.
2.2.2. Đặc điểm
- Mua bán ngoại tệ có kỳ hạn được tiến
hành tại một thời điểm theo tỷ giá xác định
do hai bên thỏa thuận nhưng việc giao nhận
ngoại tệ được thực hiện trong tương lai.
- Giao dịch kỳ hạn có hai tập quán: theo
kiểu Châu Âu và theo kiểu Mỹ.
- Hợp đồng giao dịch kỳ hạn bao gồm các
yếu tố sau:
+ Ngày giao dịch.
+ Các bên đối tác tham gia.
+ Các đồng tiền.
+ Tỷ giá kỳ hạn.
+ Số tiền được trao đổi.
+ Ngày đáo hạn.
+ Ngày giá trị.
+ Các chỉ thị thanh toán.
+ Các chi phí.
69
- Tỷ giá Forward được tính toán như sau:
Forward rate = Spot rate + Forward points.
Rf = Rs (1+I2.t)/(1+I1t)
Rf = Rs + Rs (I2 – I1)t
2.2.3. Tác dụng
+ Là công cụ phòng chống rủi ro do biến
động của tỷ giá.
+ Cho phép những người tham gia mua,
bán có thể xác định thu nhập, chi phí cũng
như lợi nhuận trước khi đưa ra quyết định
kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, giao dịch kỳ hạn cũng là công
cụ đầu cơ trên thị trường hối đoái nhằm để
kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá.
2.3. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ
2.3.1. Khái niệm
Hoán đổi ngoại tệ là một cặp giao dịch
tiền tệ, một mua, một bán có 2 ngày giá trị
khác nhau, trong đó có một giao dịch giao
ngay và một giao dịch là giao dịch kỳ hạn.
70
2.3.2. Đặc điểm
- Hoán đổi ngoại tệ cho phép kết hợp đối
ngược nhau giữa giao dịch giao ngay với giao
dịch kỳ hạn.
- Swap gồm 2 chiều giao dịch: có thể bán
giao ngay và mua kỳ hạn hoặc có thể mua
giao ngay và bán kỳ hạn.
- Một hợp đồng hoán đổi bao gồm những nội
dung sau:
+ Ngày giao dịch, Loại giao dịch.
+ Các bên đối tác tham gia.
+ Hướng giao dịch, Các đồng tiền.
+ Tỷ giá giao ngay, Điểm kỳ hạn.
+ Số tiền được trao đổi.
+ Ngày đáo hạn, Ngày giá trị.
+ Các chỉ thị thanh toán.
+ Phí.
- Tỷ giá swap được tính toán như sau:
Swap rate = Forward rate – Spot rate.
71
2.3.3. Tác dụng
- Các đối tượng tham gia trên thị trường
sử dụng Swap như kỹ thuật phòng chống rủi
ro khá hoàn hảo khi tỷ giá hối đoái biến
động.
- Các ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ
Swap vừa giải quyết được yêu cầu ngoại tệ
trong kinh doanh, vừa đảm bảo có lời.
2.4. Giao dịch kinh doanh chênh lệch giá
2.4.1. Khái niệm
Arbitrage là nghiệp vụ kết hợp việc mua
(bán) ngoại tệ với thực hiện bán (mua) ngoại
tệ lại nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch tỷ giá
giữa các thị trường.
2.4.2. Nguyên tắc
- Arbitrage được áp dụng dựa vào nguyên
tắc là mua ngoại tệ ở nơi giá thấp và bán
ngoại tệ ở nơi giá cao.
- Giao dịch mua bán ngoại tệ tất cả đều
được thanh toán qua hệ thống ngân hàng nên
phát sinh chi phí bao gồm: chi phí giao dịch
mua bán qua nhà môi giới, chuyển tiền, điện
phí ...
72
2.4.3. Phân loại
- Căn cứ vào tính chất giao dịch:
+ Arbitrage giao ngay.
+ Arbitrage kỳ hạn.
- Căn cứ vào số lượng thị trường giao dịch:
+ Arbitrage đơn giản.
+ Arbitrage phức tạp.
2.4.4. Một số giao dịch Arbitrage
- Mua bán ngoại tệ trên thị trường hối
đoái quốc tế:
+ Giao dịch qua hai thị trường.
+ Giao dịch từ 3 thị trường trở lên.
- Mua bán ngoại tệ theo yêu cầu kinh
doanh của khách hàng:
+ Giao dịch trực tiếp với ngoại tệ.
+ Giao dịch qua đồng tiền trong nước.
2.5. Giao dịch quyền chọn ngoại tệ
2.5.1. Khái niệm
Quyền chọn ngoại tệ (mua hoặc bán) là
một sự thỏa thuận giữa hai đối tượng mà trong
đó người mua thanh toán cho người bán một
số tiền để được quyền chọn mua hoặc chọn
bán ngoại tệ đó theo một tỷ giá đã được thỏa
thuận nhưng không mang tính bắt buộc để
mua hoặc bán số lượng ngoại tệ vào một ngày
đã thỏa thuận trong tương lai.
73
2.5.2. Đặc điểm
- Trong nghiệp vụ này người mua đóng vai
trò chủ động, có thể không thực hiện quyền
chọn khi biến động giá cả trên thị trường bất
lợi cho mình.
- Giao dịch option cũng có hai tập quán
như giao dịch kỳ hạn: theo kiểu Châu Âu và
theo kiểu Mỹ.
- Hợp đồng Option bao gồm các yếu tố sau:
+ Ngày giao dịch.
+ Loại giao dịch.
+ Các bên đối tác tham gia.
+ Hướng giao dịch.
+ Các đồng tiền.
+ Số tiền được trao đổi.
+ Tỷ giá thực hiện.
+ Chi phí cho quyền chọn.
+ Ngày đáo hạn, ngày giá trị.
+ Các chỉ thị thanh toán.
2.5.3. Các loại quyền chọn
- Quyền chọn mua:
Người mua quyền chọn mua ngoại tệ vào
một kỳ hạn trong tương lai phải trả một khoản
chi phí cho mỗi quyền chọn mua để được
quyền chọn mua một số ngoại tệ nhất định
theo tỷ giá quy định (lúc ký hợp đồng) nhưng
không bắt buộc vào ngày đến hạn thanh toán.
+ Người mua quyền chọn mua.
+ Người bán quyền chọn mua.
74
- Quyền chọn bán:
Người mua quyền chọn bán ngoại tệ
được quyền bán một số lượng ngoại tệ nhất
định theo giá cả quy định (tại thời điểm ký
kết hợp đồng) vào ngày đến hạn thanh toán
nhưng không bắt buộc.
+ Người mua quyền chọn bán.
+ Người bán quyền chọn bán.
2.6. Giao dịch tương lai
2.6.1. Khái niệm
Giao dịch tương lai là giao dịch mua hoặc
bán số lượng ngoại tệ theo tỷ giá được xác
định do hai bên thỏa thuận, việc chuyển giao
ngoại tệ được thực hiện vào một ngày xác
định trong tương lai thông qua sở giao dịch
hối đoái.
2.6.2. Đặc điểm
+ Các hợp đồng tương lai chỉ thực hiện
với 6 loại ngoại tệ với quy định số lượng cho
từng loại ngoại tệ cho mỗi đơn vị giao dịch.
+ Khi bắt đầu tham gia nghiệp vụ này, các
nhà giao dịch đều phải thực hiện số tiền ký
quỹ ban đầu được tính theo tỷ lệ phần trăm
trên giá trị hợp đồng tại phòng thanh toán bù
trừ.
75
+ Hợp đồng giao sau có tính thanh khoản
khá cao.
+ Hầu hết các hợp đồng giao sau yết giá
theo kiểu Mỹ.
+ So với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng
quyền chọn thì hợp đồng giao sau có tính linh
động khá cao.
3. Cơ cấu tổ chức kinh doanh hối đoái của
ngân hàng thương mại
3.1. Cơ cấu tổ chức
- Front office.
- Middle office.
- Back office.
3.2. Cơ chế giao dịch
Phiếu giao dịch gồm các chi tiết sau:
- Ngày giao dịch.
- Loại giao dịch.
- Các bên tham gia, đối tác.
- Các đồng tiền được giao dịch.
- Tỷ giá trao đổi.
- Số tiền.
- Chỉ thị thanh toán.
- Ngày giá trị.
- Thông qua.
- Hướng giao dịch.
76
3.3.Các loại lệnh giao dịch
- Market orders.
- Limit orders (GTC và GFD).
- Stop orders.
II. Nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc,
đá quý
1. Gia công chế tác vàng bạc, đá quý
NHTM thực hiện nghiệp vụ này phải có đủ
những điều kiện nhất định về vốn, trang thiết
bị, đội ngũ cán bộ kỹ thuật am hiểu về vàng
bạc, đá quý theo sự xác nhận của NHTW.
2. Mua bán vàng bạc, đá quý
Được thực hiện dưới các hình thức như
mua bán ngoại tệ: trao ngay, kỳ hạn, quyền
chọn…
77
3. Cho vay kim loại quý
Lãi được trả dưới hình thức kim loại quý
hoặc có thể được trả bằng tiền theo giá cả
trung bình của kim loại quý được đem cho
vay.
CÁC NGHIỆP VỤ KINH
DOANH KHÁC CỦA NHTM
I. Nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm
II. Nghiệp vụ ngân hàng điện tử
III. Ngiệp vụ ủy thác và dịch vụ tư vấn
I. Nghiệp vụ kinh doanh bảo
hiểm
1. Những vấn đề chung về bảo hiểm
1.1. Định nghĩa
Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo
hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia
bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro thuộc
phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham
gia nộp một khoản phí cho chính họ hoặc cho
người thứ ba.
78
1.2. Vai trò của bảo hiểm
- Người tham gia bảo hiểm được trợ cấp,
bồi thường những tổn thất về tài chính khi xảy
ra rủi ro.
- Là kênh huy động vốn quan trọng.
- Đóng góp tích lũy cho ngân sách nhà
nước.
- Là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, tổ
chức.
- Thu hút được một số lao động nhất
định.
“ Nếu có thể, tôi sẽ viết từ “bảo hiểm”
khắp mọi nơi, trong mỗi khu phố, mỗi ngôi
nhà và trước mắt mọi người. Càng ngày tôi
càng tin chắc rằng, với một giá khiêm tốn,
bảo hiểm có thể giải phóng các gia đình ra
khỏi thảm họa khôn lường.”
(Winston Churchill)
“New York không phải là nơi sinh ra nhân
loại nhưng lại là nơi sinh ra các nhà bảo hiểm.
Không có BH sẽ không có các tòa nhà chọc trời
bởi không một công nhân nào sẽ chấp nhận làm
việc ở độ cao như vậy vì có nguy cơ bị rơi xuống
chết người để lại gia đình khốn khổ. Không có BH
sẽ không có nhà tư bản nào dám đầu tư hàng triệu
đô la để xây dựng các toà nhà lớn bởi một tàn
thuốc lá có thể biến tòa nhà ấy trở thành tro dễ
dàng. Không có BH, không ai dám lái xe hơi qua
các phố. Một người lái xe giỏi vẫn có ý thức rằng
anh ta có thể đâm vào người đi bộ bất cứ lúc nào”
(Henry Ford)
79
1.3. Những nội dung chính trong hợp đồng
bảo hiểm
- Nhà bảo hiểm
- Bên mua bảo hiểm
- Người được bảo hiểm
- Người thụ hưởng
- Sự kiện bảo hiểm
2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm qua
ngân hàng (Bancassurance)
2.1. Khái niệm
Bancassurance là việc các ngân hàng
tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm
cho khách hàng của mình.
2.2. Các hình thức của Bancassurance
- NH ký thỏa thuận phân phối sản phẩm
với công ty BH, đóng vai trò là người đại diện
bán hàng hoặc môi giới bảo hiểm cho công ty
BH.
- NH và công ty bảo hiểm nắm giữ cổ phần
của nhau.
- NH và công ty BH cùng thành lập một
công ty bảo hiểm mới để cùng kinh doanh.
80
- NH mua toàn bộ hoặc một phần công ty
bảo hiểm và ngược lại.
- NH thành lập một công ty bảo hiểm mới.
Như vậy, xét về mức độ kết hợp giữa ngân
hàng và bảo hiểm, Bancassurance có thể được
phân chia thành các hình thức cơ bản sau: thỏa
thuận phân phối, đồng minh chiến lược, liên
doanh và tập đoàn dịch vụ tài chính.
2.3. Lợi ích từ hoạt động Bancassurance
- Đối với công ty BH: tiếp cận nguồn
khách hàng mới, tăng doanh thu, đa dạng hóa
kênh phân phối, giảm chi phí.
- Đối với NH: tận dụng một cách tốt nhất
hệ thống phân phối có sẵn, tăng doanh thu từ
hoa hồng và các khoản phí, đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ.
- Đối với KH: thêm kênh tiếp cận sản
phẩm, có thêm dịch vụ và tiện ích.
2.4. Các loại hình hoạt động của Bancassurance
ở Việt Nam
* Ngân hàng ký thỏa thuận phân phối sản
phẩm với công ty bảo hiểm
- Ngân hàng HSBC và công ty bảo hiểm
quốc tế Mỹ AIA: an sinh thịnh vượng, an sinh
giáo dục ...
- Ngân hàng ACB và công ty BH Prudential:
Phú Bảo Tín, Phúc An Mỹ Thành Tài ...
81
- Vietcombank và AIA, Prudential.
- Agribank và Bảo Việt.
- Công ty BH BIDV (BIC) và NHTMCP
Sài Gòn (SCB).
* NH và công ty BH cùng thành lập 1 công
ty BH mới để kinh doanh hoặc thành lập công
ty BH độc lập
- Công ty liên doanh bảo hiểm phi nhân thọ
Châu Á-Ngân hàng công thương (IAI).
- Công ty cổ phần BH Viễn Đông: cổ đông
là Oricombank, Militarybank, Habubank và
các công ty, cá nhân khác.
- Công ty BH ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam (BIC).
3. Nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm tại các ngân
hàng
3.1. Bảo hiểm phi nhân thọ
Là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm
dân sự và các nghiệp vụ BH khác không thuộc
BH nhân thọ.
- BHTS: là loại bảo hiểm mà đối tượng là tài
sản của người được bảo hiểm: BH cho thiệt hại
vật chất xe cơ giới, BH hàng hóa xuất nhập
khẩu, BH tài sản bị trộm cắp ...
82
- BH trách nhiệm dân sự: đối tượng BH là
trách nhiệm dân sự của người được BH đối
với người thứ ba theo luật định: BHTNDS của
chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, BHTNDS
của chủ doanh nghiệp, BH trách nhiệm công
cộng và trách nhiệm sản phẩm ...
- BH con người phi nhân thọ: BH tai nạn
con người 24/24, BH tai nạn hành khách, BH
trợ cấp nằm viện phẫu thuật ...
3.2. Bảo hiểm nhân thọ
* Định nghĩa:
BHNT là quá trình BH các rủi ro có liên
quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ
của con người.
* Các loại hình BHNT:
- BH trong trường hợp tử vong.
+ BH tử kỳ (BH tạm thời hay BH sinh
mạng có thời hạn).
+ BH nhân thọ trọn đời (BH trường
sinh).
- BH trong trường hợp sống (BH sinh
kỳ).
- BH nhân thọ hỗn hợp...
83
II. Nghiệp vụ ngân hàng điện tử
1. Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
1.1. Khái niệm
Dịch vụ ngân hàng điện tử là một hệ thống
phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm
hiểu hay mua dịch vụ ngân hàng thông qua
việc kết nối mạng máy vi tính của mình với
ngân hàng.
1. 2. Các hình thái phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử
- Brochure-ware
- E-commerce
- E-business
- E-bank
2. Các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng điện
tử
2.1. Các dịch vụ ngân hàng điện tử
- Call centre
- Phone banking
- Mobile banking
- Home banking
- Internet banking
84
2.2. Các sản phẩm ngân hàng điện tử
- Tiền điện tử (digital cash)
- Séc điện tử (digital cheques)
- Thẻ thông minh (Store value smart card).
2.3. Các dịch vụ ngân hàng điện tử trong khu vực
và trên thế giới
- Cung cấp thông tin về tài khoản cho khách
hàng.
- Dịch vụ ngân hàng điện toán.
- Thẻ ghi nợ.
- Thanh toán trực tiếp.
- Gửi và thanh toán hóa đơn điện tử.
- Thẻ trả lương.
- Ghi nợ được ủy quyền trước.
- Dịch vụ đầu tư.
- Dịch vụ cho vay tự động.
- Dịch vụ ngân hàng tự phục vụ.
III. Nghiệp vụ ủy thác và dịch vụ
tư vấn
1. Dịch vụ ủy thác
1.1. Khái niệm
Việc sở hữu tài sản dẫn đến nhu cầu về các
dịch vụ quản lý tài sản. Việc quản lý tài sản
cho người khác được thực hiện dưới mọi hình
thức và cách sắp xếp khác nhau được gọi là
dịch vụ ủy thác.
85
1.2. Các dịch vụ ủy thác
1.2.1. Dịch vụ ủy thác cá nhân
- Quản lý di sản
Loại ủy thác này được hình thành và áp
dụng đối với tài sản của người đã mất. Ngân
hàng thực hiện nghiệp vụ này theo chúc thư
của người đã mất do những người thừa kế
thỏa thuận cử ra hoặc do sự chỉ định của toà
án.
* Ngân hàng cần thực hiện những công
việc sau:
+ Lập danh mục di sản, thu hồi tài sản
thuộc di sản của người chết mà người khác
đang chiếm hữu trừ trường hợp luật có quy
định khác.
+ Bảo vệ các di sản.
+ Thông báo về di sản cho những người
thừa kế.
+ Phân chia di sản.
- Quản lý tài sản theo hợp đồng ký kết
Đây là việc ngân hàng quản lý hộ tài sản
theo một hợp đồng ủy quyền được ký kết với
người ủy thác. Trong hợp đồng ủy quyền, ngân
hàng đứng ra quản lý các tài sản, công việc
kinh doanh của người ủy nhiệm, giúp cho
người này bớt đi gánh nặng về trách nhiệm
chăm lo tài sản mà vẫn được hưởng các lợi tức
về tài sản.
86
- Ủy thác giám hộ
Là loại ủy thác mà người thụ thác quản lý
toàn bộ tài sản chính cho một người không đủ
khả năng về mặt pháp lý như người chưa thành
niên hay người bị bệnh tâm thần.
- Dịch vụ đại diện
Ngân hàng có thể thực hiện nghiệp vụ
đại diện theo sự ủy thác quyền của các cá
nhân bằng một văn bản ủy quyền và chỉ
được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm
vi thẩm quyền đại diện. Các dịch vụ có thể
bao gồm:
+ Tiếp nhận và bảo quản tài sản.
+ Đại lý về quản trị.
+ Đại diện tố tụng.
1.2.2. Dịch vụ ủy thác đối với doanh nghiệp
- Quản lý quỹ hưu trí của doanh nghiệp
NH có thể hỗ trợ về việc xác định mục
tiêu, hình thành việc tổ chức cho các chương
trình hưu trí. NH còn tiến hành thực hiện việc
thu tiền, kiểm soát quỹ hưu trí, tính toán đầu
tư vào chứng khoán và nhận thu nhập từ đầu
tư vào chứng khoán cho quỹ hưu trí.
87
- Thụ thác theo khế ước
Hoạt động này nảy sinh khi các doanh
nghiệp vay nợ dài hạn, phát hành chứng
khoán công ty. Theo hợp đồng được ký kết,
ngân hàng trợ giúp cho các doanh nghiệp
trong việc phát hành chứng khoán, thực
hiện việc theo dõi, chi trả lãi và vốn gốc cho
các chứng khoán, xử lý các quỹ được tạo ra
để chuộc lại các trái phiếu.
1.3. Hoạt động của bộ máy ủy thác
- Tổ chức hoạt động
Việc tổ chức bộ máy ủy thác tùy thuộc
vào khối lượng và loại công việc ủy thác mà
ngân hàng thực hiện.
Tại các ngân hàng lớn, công việc ủy thác
được tách thành bộ phận riêng. Ở các ngân
hàng nhỏ, công việc ủy thác chủ yếu liên
quan đến lĩnh vực đầu tư chứng khoán, do
vậy nó có thể được tổ chức kết hợp với bộ
phận đầu tư.
- Chính sách và mục tiêu
Về cơ bản, bộ phận ủy thác tìm kiếm lợi
tức cao nhất trong phạm vi giới hạn sự lựa
chọn các tài sản đầu tư. Các giới hạn này
được đặt ra do luật định, theo yêu cầu của
người ủy thác, theo loại ủy thác và chính
sách đầu tư của bộ phận ủy thác.
88
- Hợp đồng ủy thác
Là sự thỏa thuận của các bên, theo đó
bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện
công việc được ủy quyền được đưa ra trong
hợp đồng.
Khi thực hiện các nghĩa vụ của mình,
ngân hàng được hưởng các khoản tiền thù
lao theo thương lượng hoặc theo sự chỉ định
của toà án: lệ phí hằng năm, lợi tức hằng
năm, các phí giám sát ...
2. Dịch vụ tư vấn
2.1. Khái niệm
Tư vấn là việc đưa ra sự giúp đỡ về nội
dung, phương pháp, quá trình hoặc cơ cấu
của nhiệm vụ trong đó người tư vấn thực sự
không chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm
vụ đó.
2.2. Các loại hình tư vấn
2.2.1. Cung cấp các thông tin có chọn lọc về
môi trường
NHTM trong các hoạt động đầu tư, cho
vay có thể tổng hợp được nhiều thông tin
liên quan đến các ngành kinh tế, nền kinh
tế. Chính vì vậy, ngân hàng có thể tổ chức
việc chọn lọc và cung cấp cho khách hàng
những thông tin về môi trường kinh doanh
trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và
pháp luật, đạo đức, kỹ thuật công nghệ.
89
2.2.2. Tư vấn trong quản lý tài chính
- Quản lý tiền mặt
NH có thể trợ giúp các doanh nghiệp
trong việc xây dựng một chương trình quản
lý ngân quỹ với mục đích sử dụng tiền mặt
một cách hiệu quả nhất nhưng vẫn đảm bảo
khả năng thanh toán. Các biện pháp đưa ra
bao gồm việc lập kế hoạch thu chi và sử
dụng các công cụ của thị trường tiền tệ.
- Xác định một cơ cấu vốn hiệu quả
Nhà tư vấn có thể giúp khách hàng xem
xét đánh giá cơ cấu vốn hiện hành gắn với
những điều kiện thị trường và các dòng tiền
mặt chu chuyển trong tương lai. Trên cơ sở
đó đưa ra các quyết định về việc có nên huy
động vốn bổ sung hay không và huy động
vốn dưới hình thức nào, những công việc có
liên quan đến việc bổ sung thêm vốn ...
- Tư vấn trong quản lý rủi ro hối đoái
Ngân hàng có thể giúp khách hàng thực hiện
các hoạt động:
+ Xác định khả năng về rủi ro hối đoái và
phân biệt những loại hình rủi ro khác nhau: rủi ro
trong thương vụ, rủi ro trong chuyển dịch, rủi ro
về kinh tế…
+ Đánh giá những vị thế có khả năng xảy ra
rủi ro, xác định thiệt hại có thể xảy ra.
+ Đưa ra các quyết định quản lý rủi ro hối
đoái.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổng quan hoạt động kinh doanh ngân hàng.pdf