SUMMARY
Dendrobium Sonia is a popular orchid and used for many purposes in Vietnam. In this study, the
transformation is set on protocorm like bodies (PLBs) mediated by Agrobacterium tumefaciens containing
vector with GUS gene and kanamycin resistance gene. The main factors influencing the transformation
including medium for regeneration and growth of PLBs, acetosyringone (AS) concentration, the cocultivation time, Agrobacterium strain, bactericidal antibiotic concentrations and screening of transformed
PLBs were surveyed. Results showed that MS medium supplemented with 1.0 mg/l NAA in combination with
0.5 mg/l or 0.3 mg/l BA was suitable for PLBs regeneration from stem tissue slices. The highest
transformation efficiency (percentage of PLBs with GUS gene expression) was obtained when PLBs were
infected and co-cultivated with Agrobacterium on the medium containing 100 µM AS for 3 days (with strain
EHA105 and C58) or 4 days (with strain LBA4404). Medium containing 300 mg/l cefotaxime and 7-15 mg/l
hygromycin was suitable for the disinfection and screening of transformed PLBs.
9 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tối ưu hóa sự chuyển nạp gen ở lan dendrobium sonia qua trung gian vi khuẩn agrobacterium tumefaciens - Nguyễn Xuân Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 257-265
257
TỐI ƯU HÓA SỰ CHUYỂN NẠP GEN Ở LAN Dendrobium Sonia
QUA TRUNG GIAN VI KHUẨN Agrobacterium tumefaciens
Nguyễn Xuân Dũng1*, Dương Hoa Xô1, Chu Hoàng Hà2
1Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh, *nguyenxuandung294@gmail.com
2Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam
TÓM TẮT: Trong nghiên cứu này, sự chuyển nạp gen được thiết lập trên protocorm like bodies (PLBs) ở
hoa lan Dendrobium Sonia qua trung gian vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens chứa vector pCambia
1301 có mang gen GUS và gen kháng kanamycin. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự chuyển nạp gen bao
gồm môi trường tái sinh và tăng trưởng PLBs, nồng độ acetosyringone (AS); thời gian đồng nuôi cấy;
chủng Agrobacterium; nồng độ kháng sinh diệt khuẩn (cefotaxime) và sàng lọc mô chuyển gen
(hygromycin) đã được khảo sát. Kết quả cho thấy, môi trường MS bổ sung 1,0 mg/l NAA kết hợp với 0,5
mg/l hay 0,3 mg/l BA thích hợp cho sự tái sinh PLBs từ lát cắt mô thân. Hiệu quả chuyển gen (tỷ lệ PLBs
biểu hiện gen GUS) cao nhất đạt được khi PLBs được lây nhiễm và đồng nuôi cấy với Agrobacterium trên
môi trường chứa 100 µM AS trong 3 ngày (với chủng EHA105 và C58) hay 4 ngày (với chủng
LBA4404). Cefotaxime 300 mg/l và hygromycin 7-15 mg/l thích hợp cho sự diệt khuẩn và sàng lọc PLBs
chuyển gen.
Từ khóa: Agrobacterium tumefaciens, Dendrobium Sonia, chuyển nạp gen, tái sinh PLBs.
MỞ ĐẦU
Lan Dendrobium Sonia, một dòng lai giữa
lan Dendrobium Caesar và Dendrobium Tomie
Drake [14], được trồng phổ biến ở Việt Nam
cho mục đích sản xuất hoa cắt cành. Cho đến
nay, nhu cầu của thị trường đối với hoa lan
Dendrobium Sonia vẫn không ngừng gia tăng,
vì vậy, việc nghiên cứu chuyển gen nhằm cải
thiện chất lượng loài lan này là một vấn đề có ý
nghĩa quan trọng. Có hai phương pháp chuyển
gen thường được sử dụng trên hoa lan đó là sử
dụng súng bắn gen và vi khuẩn Agrobacterium
tumefaciens. Trong đó, phương pháp chuyển
gen qua trung gian vi khuẩn Agrobacterium
hiện đang được quan tâm do tính hiệu quả của
nó. Đã có nhiều nghiên cứu chuyển gen qua
trung gian vi khuẩn Agrobacterium trên lan
Dendrobium [1, 2, 3, 8, 15], và một số loài lan
khác như Hồ điệp [6, 9, 12], Vanda [12],
Cattleya [16], Oncidium [7, 11], Cymbidium [4]
được công bố trên thế giới. Tuy nhiên, các
nghiên cứu chuyển gen sử dụng vi khuẩn
Agrobacterium trên lan Dendrobium Sonia hầu
như chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình chuyển
gen vào loài lan này là thật sự cần thiết, tạo tiền
đề cho các nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu
này tiến hành tối ưu hóa một số nhân tố chính
ảnh hưởng đến quá trình chuyển gen qua trung
gian vi khuẩn Agrobacterium trên lan
Dendrobium Sonia như môi trường tái sinh và
tăng trưởng PLBs, nồng độ AS, thời gian đồng
nuôi cấy, chủng vi khuẩn, nồng độ kháng sinh
diệt khuẩn và sàng lọc mô chuyển gen.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đoạn thân (giả hành) của cây lan
Dendrobium Sonia trồng tại vườn ươm của
Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố
Hồ Chí Minh được sử dụng làm vật liệu.
Hình 1. Cấu trúc vùng T-DNA trên vector pCambia 1301
LAC Z CAM35S
HYR(R) GUS 35S pro NOS
RB LB
MSC GUS first exon Catalase intron
Nguyen Xuan Dung, Duong Hoa Xo, Chu Hoang Ha
258
Sử dụng các chủng vi khuẩn Agrobacterium
tumefaciens LBA4404, EHA105, C58 mang
vector pCambia 1301 với vùng T-DNA chứa
gen GUS và gen kháng hygromycin (hình 1).
Khảo sát môi trường thích hợp cho sự tái sinh
tạo PLBs từ lát cắt mỏng đoạn thân lan
Dendrobium Sonia nuôi cấy in vitro
Đoạn thân ở vị trí giữa hai chồi ngủ của cây
lan Dendrobium Sonia in vitro (cao 3-5 cm)
được tách và cắt thành những lát mỏng (0,5
mm) theo hướng vuông góc với chiều dài đoạn
thân. Các lát cắt mỏng sau đó được đặt nuôi cấy
trên môi trường MS [10] có bổ sung chất điều
hòa sinh trưởng BA ở các nồng độ từ 0,1-0,3
mg/l kết hợp lần lượt với NAA ở các nồng độ từ
0,5-5 mg/l. Mẫu cấy được đặt ở điều kiện ánh
sáng 2.500±500 lux, nhiệt độ 25±2oC, ẩm độ
50±5%. Theo dõi sự phát sinh PLBs sau 4 tuần
nuôi cấy. Thí nghiệm được lập lại 3 lần với số
lượng 3 bình/công thức/lần lập lại.
Khảo sát môi trường thích hợp cho sự tăng sinh
và phát triển PLBs
Các PLBs (đường kính khoảng 1,0 mm) của
lan Dendrobium Sonia được nuôi cấy trên môi
trường MS có bổ sung BA ở các nồng độ 0,1;
0,3 và 0,5 mg/l kết hợp lần lượt với NAA ở
nồng độ 1,0 mg/l. Mẫu cấy được nuôi cấy ở
điều kiện ánh sáng 2.500±500 lux, nhiệt độ
25±2oC, ẩm độ 50±5%. Theo dõi sự tăng trưởng
của PLBs sau 10 tuần nuôi cấy.
Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất cảm ứng
AS, thời gian đồng nuôi cấy và chủng vi khuẩn
lên khả năng chuyển gen vào PLBs
Chuẩn bị vi khuẩn cho chuyển gen
Vi khuẩn được tăng sinh qua đêm trong môi
trường LB (3 ml) có bổ sung 50 mg/l
kanamycin và 50 mg/l rifamicin, ở 28oC, tốc độ
lắc 250 vòng/phút. Mẫu vi khuẩn sau khi tăng
sinh, sẽ được kiểm tra OD để đảm bảo giá trị
OD nằm trong khoảng từ 0,6-1, sau đó tiến hành
li tâm thu sinh khối vi khuẩn ở 8.000 vòng/phút
trong 10 phút. Sinh khối vi khuẩn thu được sau
khi li tâm được pha loảng với môi trường MS
lỏng (cùng thể tích tăng sinh) có bổ sung chất
cảm ứng AS (Acetosyringone) ở các nồng độ 0,
50, 100, 200 và 300 M.
Chuẩn bị PLBs và thực hiện đồng nuôi cấy
Tiến hành tách riêng từng PLBs từ các cụm
PLBs có nguồn gốc từ lát thân cắt mỏng của cây
lan Dendrobium Sonia in vitro. Việc tách các
PLBs được thực hiện trong môi trường MS
lỏng. PLBs sau khi tách được ngâm trong môi
trường MS có bổ sung chất cảm ứng AS ở các
nồng độ 0, 50, 100, 200 và 300 M trong 15
phút ở 25oC. Sau đó, PLBs được chuyển sang ủ
tiếp tục trong môi trường MS có bổ sung AS ở
các nồng độ tương tự nhưng có bổ sung thêm vi
khuẩn (đã thực hiện trong phần chuẩn bị vi
khuẩn) trong 30 phút ở cùng nhiệt độ. Sau khi ủ,
PLBs được làm khô nhẹ bằng cách đặt trên giấy
thấm và chuyển sang đồng nuôi cấy trên môi
trường MS rắn có bổ sung AS ở các nồng độ
tương tự như môi trường ủ trong 1, 2, 3, 4 và 5
ngày. Các đĩa petri đồng nuôi cấy được đặt nuôi
trong tối ở nhiệt độ 252oC, ẩm độ 505%. Thí
nghiệm được tiến hành đồng thời với 3 chủng vi
khuẩn Agrobacterium khác nhau: C58, EHA105
và LBA4404.
Đánh giá hiệu quả chuyển gen thông qua
nhuộm GUS
Sau khi đồng nuôi cấy, PLBs được nhuộm
GUS với quy trình được cải tiến theo Jeffeson et
al. (1987) [5]. Theo đó, PLBs được chuyển vào
các eppendorf có chứa thuốc nhuộm GUS, ủ ở
nhiệt độ 37oC trong 72 giờ. Sau đó, loại bỏ
thuốc nhuộm, ngâm mẫu với ethanol 70% cho
đến khi diệp lục mất hoàn toàn (ít nhất sau 4
giờ). Cuối cùng, đánh giá sự biểu hiện màu của
PLBs và chụp ảnh dưới kính hiển vi soi nổi.
Khảo sát nồng độ kháng sinh cefotaxime thích
hợp để loại vi khuẩn từ PLBs sau khi đồng nuôi
cấy với vi khuẩn
Sau khi đồng nuôi cấy với vi khuẩn (chủng
LBA4404) 3 ngày, PLBs được rửa 3 lần với
nước cất vô trùng và rửa tiếp 1 lần với môi
trường MS lỏng có bổ sung kháng sinh
cefotaxime nồng độ 0, 300, 500 và 700 mg/l.
Sau khi rửa, làm khô nhẹ bề mặt PLBs bằng
giấy thấm và đặt nuôi cấy trên môi trường MS
rắn có bổ sung cefotaxime ở các nồng độ tương
tự như môi trường lỏng. Các đĩa petri đồng nuôi
cấy được đặt nuôi ở trong điều kiện ánh sáng
2.500500 lux, nhiệt độ 252oC, độ ẩm 505%.
Ghi nhận tình trạng nhiễm khuẩn của mẫu cấy
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 257-265
259
dựa vào sự hiện diện và kích thước của vòng
khuẩn bao quanh PLBs.
Khảo sát nồng độ kháng sinh hygromycin thích
hợp cho việc sàng lọc PLBs sau chuyển gen
Các PLBs đơn được nuôi cấy trên môi
trường MS rắn có bổ sung kháng sinh
hygromycin ở các nồng độ 0, 5, 7, 10 và 15
mg/l. Mẫu cấy được đặt nuôi trong điều kiện
ánh sáng 2.500500 lux, nhiệt độ 252oC, ẩm
độ 505%.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sự tái sinh PLBs từ lát cắt mỏng đoạn thân
lan Dendrobium Sonia in vitro
Sau 6 tuần nuôi cấy, trên tất cả 15 môi
trường đều có sự hình thành cấu trúc mới từ cát
lát cắt mỏng đoạn thân ban đầu. Tuy nhiên, có
sự khác biệt đáng kể về khả năng tạo PLBs trên
các loại môi trường. Trong 5 môi trường có sự
hiện diện của BA 0,1 mg/l kết hợp lần lượt với
NAA 0,5; 1,0; 2,0; 3,0 và 5,0 mg/l, lát cắt tạo
PLBs nhưng PLBs lại có xu hướng tăng trưởng
thành chồi (NAA 0,5; 1,0; 2,0 và 3,0 mg/l)
(hình 2-a, b, c, d) hay chỉ gia tăng về kích thước
(phồng lên) so với ban đầu (NAA 5 mg/l) (hình
2-e). Tương tự, ở các môi trường có sự hiện
diện của BA 0,3 mg/l kết hợp lần lượt với NAA
0,5; 1,0; 2,0; 3,0 và 5,0 mg/l, lát cắt chỉ tạo mô
sẹo (hình 2-f, g, i, j) hay cụm chồi (hình 2-h). Ở
các môi trường có sự hiện diện của BA 0,5 mg/l
kết hợp lần lượt với NAA 0,5; 1,0; 2,0; 3,0 và
5,0 mg/l, lát cắt tạo PLBs và tiếp tục nhân lên
về số lượng ở trường hợp NAA 0,5 và 1,0 mg/l
(hình 2-k, m) trong khi ở 3 trường hợp còn lại
(NAA 2,0; 3,0 và 5,0 mg/l), lát cắt cũng chỉ tạo
mô sẹo hay chồi (hình 2-m, n, o).
Hình 2. Sự hình thành PLBs từ lát cắt mỏng đoạn thân Dendrobium Sonia trên môi trường MS bổ
sung chất điều hòa sinh trưởng BA và NAA ở các nồng độ khác nhau
a, b, c, d, e: MS bổ sung 0,1 mg/l BA kết hợp lần lượt với 0,5; 1,0; 2,0; 3,0 và 5,0 mg/l NAA;
f, g, h, i, j: MS bổ sung 0,3 mg/l BA kết hợp lần lượt với 0,5; 1,0; 2,0; 3,0 và 5,0 mg/l NAA;
k, l, m, n, o: MS bổ sung 0,5 mg/l BA kết hợp lần lượt với 0,5; 1,0; 2,0; 3,0 và 5,0 mg/l NAA.
Như vậy, trong 15 loại môi trường được thử
nghiệm, môi trường MS bổ sung BA 0,5 mg/l
kết hợp với NAA 0,5 hay 1,0 mg/l thích hợp
nhất cho việc tạo PLBs từ lát cắt mỏng đoạn
thân lan Dendrobium Sonia. Các môi trường có
tỷ lệ auxin/cytokinin quá cao (từ 4 đến 50 lần)
đều không thích hợp cho sự tạo PLBs. Tỷ lệ
auxin/cytokinin từ 1 đến 2 lần có lẽ phù hợp
nhất cho mục đích tạo PLBs trong nghiên cứu
này. Sự tái sinh thành công PLBs từ mô thân là
một hướng tiếp cận khá mới, giúp đa dạng hóa
nguồn vật liệu phục vụ cho việc thu nhận PLBs.
a b c d e
f g h i j
k l m n o
Nguyen Xuan Dung, Duong Hoa Xo, Chu Hoang Ha
260
Sự tăng sinh và phát triển PLBs Dendrobium
Sonia in vitro
Sau 10 tuần nuôi cấy, ở tất cả các môi
trường đều có sự tăng sinh PLBs từ một PLBs
ban đầu thành khối với nhiều PLBs. Các môi
trường có bổ sung BA và NAA giúp PLBs tăng
sinh mạnh hơn so với đối chứng (MS cơ bản).
Trong đó, môi trường có bổ sung 0,3 mg/l BA
và 1,0 mg/l NAA cho kết quả tốt nhất. Với cùng
lượng PLBs được cấy vào (5 PLBs), số lượng
và khối lượng PLBs thu được trên môi trường
này cao hơn so với các môi trường còn lại (hình
3, bảng 1). Sự hiện diện của auxin đơn lẻ hay
kết hợp với cytokinin trong môi trường nuôi cấy
là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối
với sự tăng sinh PLBs. Điều này đã được ghi
nhận trong nghiên cứu của Atichart et al. (2007)
[1] khi NAA 0,5 mg/l được bổ sung vào môi
trường nuôi cấy đã tạo ra sự tăng sinh PLBs cao
nhất.
Hình 3. Sự tăng sinh PLBs của lan Dendrobium Sonia trên môi trường MS bổ sung chất điều hòa
sinh trưởng BA và NAA ở các nồng độ khác nhau sau 10 tuần nuôi cấy
a: MS; b: MS+0,1 mg/l BA+1,0 mg/l NAA; c: MS+0,3 mg/l BA+1,0 mg/l NAA;
d: MS+0,5 mg/l BA+1,0 mg/l NAA
Bảng 1. Sự thay đổi trọng lượng PLBs lan Dendrobium Sonia trên các môi trường.
Công thức Trọng lượng PLBs (g)
MS 1,50±0,15a
MS + 0,1 mg/l BA + 1,0 mg/l NAA 2,34±0,10ab
MS + 0,3 mg/l BA + 1,0 mg/l NAA 8,47±0,29c
MS + 0,5 mg/l BA + 1,0 mg/l NAA 3,15±0,01b
*Các giá trị trong cột với chữ cái khác nhau chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05.
Ảnh hưởng của nồng độ chất cảm ứng AS,
thời gian đồng nuôi cấy và chủng vi khuẩn
lên khả năng chuyển gen vào PLBs
Nhìn chung, cả ba chủng vi khuẩn
Agrobacterium được sử dụng trong nghiên cứu
này là C58, EHA 105 và LBA 4404 đều có thể
thực hiện việc chuyển gen vào PLBs của lan
Dendrobium Sonia. Tuy nhiên, có sự khác biệt
đáng kể về nồng độ chất cảm ứng AS, thời gian
đồng nuôi cấy cũng như hiệu quả chuyển gen
đối với từng trường hợp.
Trường hợp chủng C58
a b
c d
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 257-265
261
Ở các thời điểm 1 và 2 ngày đồng nuôi cấy,
hầu như không có sự khác biệt về tỷ lệ mẫu
dương tính GUS giữa các nồng độ AS, sự khác
biệt chỉ xuất hiện sau 3, 4 và 5 ngày. Trong đó,
tỷ lệ mẫu dương tính GUS cao nhất (71,67±
2,36) đạt được ở thời điểm 3 ngày với cả hai
trường hợp có (100 µM) và không có AS. Thời
gian đồng nuôi cấy ngắn (1-2 ngày) cho hiệu
quả chuyển gen không ổn định với độ biến động
lớn giữa các lần lặp lại (thể hiện ở kết quả có sai
số lớn), trong khi đó việc kéo dài thời gian đồng
nuôi cấy (4-5 ngày) lại làm giảm hiệu quả
chuyển gen (bảng 2). Có lẽ để thực hiện việc
chuyển gen vào mô thực vật vi khuẩn cần có
một khoảng thời gian chuẩn bị ban đầu trước
khi phát huy tối đa hiệu quả của chúng; và sự
biểu hiện gen trong mô thực vật bị ảnh hưởng
đáng kể do việc nuôi cấy kéo dài dưới áp lực
xâm nhiễm của vi khuẩn.
Bảng 2. Tỷ lệ mẫu dương tính sau khi nhuộm GUS ở các nồng độ AS theo thời gian đồng nuôi cấy
với chủng vi khuẩn Agrobacterium C58
Tỷ lệ mẫu dương tính GUS (%) Nồng độ
AS (µM)
Số mẫu xử lý
chuyển gen 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày
0 10 46,67±24,94a 76,67±18,86a 78,33±2,36b 55,42±3,58b 57,22±2,08b
50 10 46,67±24,94a 60,00±8,16a 58,33±2,36a 41,67±6,24ab 41,67±6,24a
100 10 40,00±32,66a 56,67±20,55a 71,67±2,36b 26,67±4,71a 51,67±6,24ab
200 10 53,33±24,94a 61,67±10,80a 60,00±0,00a 43,89±4,37ab 45,00±7,07ab
300 10 33,33±9,43a 41,67±23,92a 63,33±6,24a 50,0±24,49ab 48,33±2,36ab
Chú thích: như bảng 1.
Trường hợp chủng Agrobacterium EHA105
Tương tự với trường hợp chủng C58, không
có sự khác biệt về hiệu quả chuyển gen giữa các
nồng độ AS ở thời điểm 1 và 2 ngày đồng nuôi
cấy. Ở thời điểm 4 và 5 ngày, có sự khác biệt
giữa các nồng độ AS nhưng không rõ ràng, tỷ lệ
mẫu dương tính GUS biến động ngẫu nhiên
không tuân theo quy luật. Trái lại, ở thời điểm 3
ngày, tỷ lệ mẫu dương tính GUS biến động theo
quy luật cụ thể; theo đó việc bổ sung AS ở nồng
độ thấp (50 µM) hay quá cao (200-300 µM) đều
không tạo ra được sự khác biệt về hiệu quả
chuyển gen. Tỷ lệ mẫu dương tính GUS có sự
khác biệt và đạt giá trị cao nhất (75,00±4,08) ở
nồng độ AS 100 µM (bảng 3).
Trường hợp chủng LBA4404
Trái lại, với hai trường hợp trên, ở 4 thời
điểm đồng nuôi cấy từ 1 đến 4 ngày đều có sự
khác biệt rõ ràng về hiệu quả chuyển gen giữa
các nồng độ AS. Tỷ lệ mẫu dương tính GUS tăng
dần theo nồng độ AS, đạt giá trị cao nhất ở nồng
độ 100 µM (73,33±2,36) và sau đó giảm xuống ở
nồng độ 200 µM). Ở thời điểm 5 ngày, tỷ lệ mẫu
dương tính GUS mặc dù vẫn có sự khác biệt giữa
các nồng độ AS nhưng lại biến thiên ngẫu nhiên
không theo quy luật. Ở cùng nồng độ AS
100 µM, tỷ lệ này tăng dần theo thời gian đồng
nuôi cấy, đạt giá trị cao nhất ở thời điểm 4 ngày
và giảm xuống sau 5 ngày (bảng 4).
Bảng 3. Tỷ lệ mẫu dương tính sau khi nhuộm GUS ở các nồng độ AS theo thời gian đồng nuôi cấy
với chủng vi khuẩn Agrobacterium EHA105
Tỷ lệ mẫu dương tính GUS (%) Nồng độ
AS (µM)
Số mẫu xử lý
chuyển gen 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày
0 10 53,33±9,43a 60,00±0,00a 51,67±2,36a 51,67±8,50a 46,67±12,47b
50 10 36,67±12,47a 58,33±2,36a 50,00±8,16a 70,00±4,08b 31,67±2,36ab
100 10 60,00±28,28a 68,33±8,50a 75,00±4,08b 60,00±8,16ab 36,67±12,47ab
200 10 53,33±41,10a 56,67±2,36a 46,67±4,71a 54,17±8,25ab 53,33±9,43b
300 10 26,67±9,43a 68,33±8,50a 44,44±4,16a 54,44±4,16ab 20,00±0,00a
Chú thích: như bảng 1, 2.
Nguyen Xuan Dung, Duong Hoa Xo, Chu Hoang Ha
262
Bảng 4: Tỷ lệ mẫu dương tính sau khi nhuộm GUS ở các nồng độ AS theo thời gian đồng nuôi cấy
với chủng vi khuẩn Agrobacterium LBA4404
Tỷ lệ mẫu dương tính GUS (%) Nồng độ
AS
(µM)
Số mẫu xử
lý chuyển
gen 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày
0 10 20,00±16,33a 43,33±4,71a 33,33±9,43a 20,00±0,00a 00,00±0,00a
50 10 40,00±0,00ab 50,00±8,16ab 58,67±1,98bc 61,11±6,85c 13,33±9,43a
100 10 56,67±4,71b 67,78±11,00b 69,33±15,08c 73,33±2,36d 23,33±17,0ab
200 10 36,67±4,71ab 63,33±12,47ab 35,57±6,27a 49,30±8,45c 46,67±18,86b
300 10 40,0±14,14ab 55,00±4,08ab 46,67±4,71ab 36,67±4,71b 0,00±0,00a
Chú thích: như bảng 1.
Về mức độ biểu hiện gen GUS
Mức độ biểu hiện gen GUS được thể hiện
thông qua mức độ màu (xanh chàm) xuất hiện
trên mẫu. Các mẫu chuyển gen thành công ở cả 3
trường hợp đều xuất hiện màu xanh khác biệt so
với đối chứng không chuyển gen với 3 mức độ
khác nhau: biểu hiện rải rác, biểu hiện thành
mảng hay biểu hiện trên toàn bộ mẫu (hình 4).
Hình 4. Các mức độ biểu hiện gen GUS của mẫu (PLBs) chuyển gen
a. Đối chứng không chuyển gen; b. biểu hiện rải rác; c. biểu hiện thành mảng; d. biểu hiện trên toàn bộ mẫu.
Các kết quả trên cho thấy, cả 3 chủng vi
khuẩn được thử nghiệm đều có khả năng chuyển
gen vào PLBs. Nồng độ chất cảm ứng AS thích
hợp cho chuyển gen là 100 µM, tương tự với
nồng độ Men et al. (2003) [8] đã sử dụng để
chuyển gen trên lan Dendrobium nobile và thấp
hơn nhiều so với nồng độ (200 µM) mà Atichart
et al. (2007) [1] đã sử dụng trên lan Dendrobium
a b
c d
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 257-265
263
secundum. Thời gian đồng nuôi cấy thích hợp là
3 ngày (C58 và EHA105) hay 4 ngày
(LBA4404), phù hợp với nghiên cứu của Men et
al. (2003) [8], Atichart et al. (2007) [1] và
Bunnag & Pilahome (2012) [2]. Hiệu quả chuyển
gen tối ưu lần lượt cho 3 trường hợp đều vượt
trên 70%, cao hơn nhiều so với các nghiên cứu
trước đó với hiệu quả chuyển gen chỉ dao động
từ 18-60%. Như vậy, trái với những lo lắng ban
đầu về khả năng sử dụng vi khuẩn
Agrobacterium tumefaciens cho việc chuyển
gen trên loại cây một lá mầm như hoa lan, kết
quả này một lần nữa cho thấy điều hoàn toàn
ngược lại.
Hiệu quả diệt khuẩn của cefotaxime trên
PLBs
Sau 7 ngày nuôi cấy, khả năng diệt khuẩn
tăng dần theo sự gia tăng nồng độ cefotaxime và
đạt hiệu quả cao nhất ở nồng độ cefotaxime 700
mg/l, trong khi tỷ lệ mẫu sống không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nồng độ
cefotaxime. Ở thời điểm 14 ngày nuôi cấy, khả
năng diệt khuẩn đạt mức tối đa ở tất cả các
trường hợp có cefotaxime. Tuy nhiên, tỷ lệ sống
của PLBs có sự khác biệt đáng kể giữa các nồng
độ cefotaxime. Tỷ lệ PLBs sống đạt cao nhất ở
nồng độ 300 mg/l, sau đó giảm dần và đạt giá trị
thấp nhất ở nồng độ 700 mg/l (bảng 5).
Bảng 5. Hiệu quả diệt khuẩn của cefotaxime ở các nồng độ khác nhau trên PLBs
Thời gian nuôi cấy (ngày)
7 14 Nồng độ cefotaxime
(mg/l) Tỷ lệ mẫu sống
(%)
Tình trạng
nhiễm khuẩn
Tỷ lệ mẫu sống
(%)
Tình trạng nhiễm
khuẩn
0 100,00a±0,00 +++ 100,00c ±0,00 +++
300 93,30a ±11,50 ++ 80,00c±0,00 -
500 86,70a ±11,50 + 40,00b±34,6 -
700 80,00a ±34,60 - 0,00a±0,00 -
*Các giá trị trong cột với chữ cái khác nhau biểu hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05. Các kí
hiệu “+”: mức độ nhiễm khuẩn của PLBs và “-”: sạch khuẩn.
Trong thí nghiệm chuyển gen, để loại hoàn
toàn vi khuẩn Agrobacterium, cần có một nồng
độ cefotaxime vừa có khả năng diệt khuẩn vừa
đảm bảo được sức sống của mô. Cả 3 nồng độ
cefotaxime được thử nghiệm đều có khả năng
diệt khuẩn sau 14 ngày. Tuy nhiên, xét trên tỷ lệ
sống của PLBs, nồng độ 300 mg/l thích hợp
nhất cho việc diệt khuẩn. Cefotaxime 250 mg/l
đã được Men et al. (2003) [8] sử dụng trong
nghiên cứu chuyển gen ở lan Dendrobium
nobile. Nồng độ này tương đối gần với mức 300
mg/l trong nghiên cứu này.
Hiệu quả gây chết PLBs của hygromycin
Sau 7 ngày nuôi cấy, ở cả 4 nồng độ
hygromycin 5, 7, 10 và 15 mg/l và đối chứng
0 mg/l đều không có PLBs chết. Tuy nhiên, đến
thời điểm 14 ngày nuôi cấy, PLBs bắt đầu chết
ở tất cả các trường hợp có hygromycin. Tỷ lệ
mẫu chết khá thấp (13,33%) ở nồng độ
hygromycin 5 mg/l nhưng lại rất cao ở các nồng
độ hygromycin 7, 10 và 15 mg/l (90%). Ở thời
điểm 28 ngày nuôi cấy, tỷ lệ mẫu chết tiếp tục
tăng lên và đạt giá trị 26,67% ở nồng độ
hygromycin 5 mg/l trong khi ở các nồng độ
hygromycin còn lại 7, 10 và 15 mg/l tỷ lệ này
đều đạt giá trị 100% (bảng 6).
Như vậy, nồng độ hygromycin từ 7 đến 15
mg/l thích hợp nhất cho mục tiêu chọn lọc PLBs
chuyển gen. Nồng độ hygromycin này thấp hơn
nhiều so với nồng độ 25-30 mg/l đã được sử
dụng trong nhiều nghiên cứu khác trên lan
Dendrobium [1, 2, 8].
Nguyen Xuan Dung, Duong Hoa Xo, Chu Hoang Ha
264
Bảng 6. Hiệu quả gây chết của hygromycin đối với PLBs theo thời gian nuôi cấy
Tỷ lệ mẫu chết theo thời gian (%) Nồng độ
hygromycin (mg/l) 7 ngày 14 ngày 28 ngày
0 0,00±0,00 0,00a ±0,00 0,00a ±0,00
5 0,00±0,00 13,33a±11,55 26,67b±11,55
7 0,00±0,00 86,67b±0,00 100,00c±0,00
10 0,00±0,00 88,89b±7,70 100,00c±0,00
15 0,00±0,00 90,00b±10,00 100,00c±0,00
Chú thích: như bảng 1.
KẾT LUẬN
Sự tái sinh tạo PLBs từ lát cắt đoạn thân lan
lan Dendrobium Sonia xảy ra tốt nhất trên môi
trường MS bổ sung 0,5 mg/l BA và 1,0 mg/l
NAA. Các PLBs tạo ra tăng sinh tốt nhất trên
trường MS bổ sung 0,3 mg/l BA và 1,0 mg/l
NAA.
Sự chuyển gen vào PLBs lan Dendrobium
Sonia xảy ra tốt nhất ở nồng độ AS 100 µM,
thời gian đồng nuôi cấy 3 ngày đối với chủng vi
khuẩn Agrobacterium tumefaciens C58 và
Agrobacterium tumefaciens EHA105 hay 4
ngày đối với chủng vi khuẩn Agrobacterium
tumefaciens LBA4404.
Quá trình chuyển gen vào PLBs lan
Dendrobium Sonia có thể được thực hiện với cả
3 chủng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens
LBA4404, EHA105 và C58, với hiệu quả
chuyển gen trên 70%.
Cefotaxime ở nồng độ 300 mg/l thích hợp
cho việc loại khuẩn sau lây nhiễm và
hygromycin ở nồng độ từ 7 đến 15 mg/l thích
hợp cho việc sàng lọc PLBs chuyển gen.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atichart P., Bunnag S., Piyada T., 2007.
Agrobacterium - mediated transformation of
Dendrobium secundum (B. L.) Lindl with
antisense ACC oxidase. Asian J. Plant Sci.,
6(7): 1065-1071.
2. Bunnag S., Pilahome W., 2012.
Agrobacterium-mediated transformation of
Dendrobium chrysotoxum Lindl. Afr. J.
Biotechnol., 11(10): 2472-2476.
3. Chang C., Chen Y. C., Hsu Y. H., Wu J. T.,
Hu C. C., Chang W. C., Lin N. S., 2005.
Transgenic resistance to Cymbidium mosaic
virus in Dendrobium expressing the viral
capsid protein gene. Transgenic Res., 14:
41-46.
4. Chin D. P., Mishiba K., Mii M., 2007.
Agrobacterium - mediated transformation of
protocorm-like bodies in Cymbidium. Plant
Cell Rep., 26: 735-743.
5. Jefferson R. A., 1987. Assaying chimeric
genes in plants: The GUS gene fusion
system. Experimental protocols. Plant Mol.
Biol. Rep., 5(4): 387-405.
6. Julkifle A. L., Rathinam X., Sinniah U. R.
and Subramaniam S., 2010. Optimisation of
transient green fluorescent protein (GFP)
gene expression in Phalaenopsis violacea
orchid mediated by Agrobacterium
tumefaciens - mediated transformation
system. Aust. J. Bas. App. Sci., 4(8): 3424-
3432.
7. Liau C. H., You S. J., Prasad V., Hsiao H.
H., Lu J. C., Yang N. S., Chan M. T., 2003.
Agrobacterium tumefaciens - mediated
transformation of an Oncidium orchid. Plant
Cell Rep., 21: 993-998.
8. Men S., Ming X., Liu R., Wei C., Li Y.,
2003. Agrobacterium - mediated genetic
transformation of a Dendrobium orchid.
Plant Cell Tiss. Org., 75: 63-71.
9. Mishiba K., Chin D. P., Mii M., 2005.
Agrobacterium - mediated transformation of
Phalaenopsis by targeting protocorms at an
early stage affter germinatia. Plant Cell
Rep., 24: 297-303.
10. Murashige T., Skoog, 1962. Agrobacterium
revised medium for rapid growth and
bioassays with tobacco cultures. Plant
Physiol. 15: 473-497.
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 257-265
265
11. Raffeiner B., Serek M., Winkelmann T.,
2009. Agrobacterium tumefaciens -
mediated transformation of Oncidium and
Odontoglossum orchid species with the
ethylene receptor mutant gene etr1-1. Plant
Cell Tiss. Org., 98: 125-134.
12. Shrestha B. R., Chin D. P., Tokuhara K.,
Mii M., 2010. Agrobacterium - mediate
transformation of Vanda using PLB-like
bodies. Aspac J. Mol. Biol. Biotechnol.,
18(1): 225-228.
13. Sjahril1 R., Chin D. P., Khan R. S.,
Yamamura S., Nakamura I., Amemiya Y.,
Mii M., 2006. Transgenic Phalaenopsis
plants with resistance to Erwinia carotovora
produced by introducing wasabi defensin
gene using Agrobacterium method. Plant
Biotechnol., 23: 191-194.
14. Yang S. H., Yu H., Goh C. J., 2003.
Functional characterisation of a cytokinin
oxidase gene DSCKX1 in Dendrobium
orchid. Plant Mol. Biol., 51: 237-248.
15. Yu H., Yang S. H., Goh C. J., 2001.
Agrobacterium - mediated transformation of
a Dendrobium orchid with the class 1 knox
gene DOH1. Plant Cell Rep., 20: 301-305.
16. Zhang L., Chin D. P., Mii M., 2010.
Agrobacterium - mediated transformation of
protocorm-like bodies in Cattleya. Plant
Cell Tiss. Org., 103: 41-47.
OPTIMIZATION OF GENETIC TRANSFORMATION OF ORCHID
(Dendrobium Sonia) MEDIATED BY Agrobacterium tumefaciens
Nguyen Xuan Dung1, Duong Hoa Xo1, Chu Hoang Ha2
1Biotechnology Center of Ho Chi Minh City
2Isntitute of Biotechnology, VAST
SUMMARY
Dendrobium Sonia is a popular orchid and used for many purposes in Vietnam. In this study, the
transformation is set on protocorm like bodies (PLBs) mediated by Agrobacterium tumefaciens containing
vector with GUS gene and kanamycin resistance gene. The main factors influencing the transformation
including medium for regeneration and growth of PLBs, acetosyringone (AS) concentration, the co-
cultivation time, Agrobacterium strain, bactericidal antibiotic concentrations and screening of transformed
PLBs were surveyed. Results showed that MS medium supplemented with 1.0 mg/l NAA in combination with
0.5 mg/l or 0.3 mg/l BA was suitable for PLBs regeneration from stem tissue slices. The highest
transformation efficiency (percentage of PLBs with GUS gene expression) was obtained when PLBs were
infected and co-cultivated with Agrobacterium on the medium containing 100 µM AS for 3 days (with strain
EHA105 and C58) or 4 days (with strain LBA4404). Medium containing 300 mg/l cefotaxime and 7-15 mg/l
hygromycin was suitable for the disinfection and screening of transformed PLBs.
Keywords: Agrobacterium tumefaciens, Dendrobium Sonia, genetic transformation, orchird.
Ngày nhận bài: 15-7-2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4404_15729_1_pb_8751_1445_2017915.pdf