Tổ chức và quản lý sản xuất

Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Hồ Chí Minh bàn nhiều về lý luận tổ chức cách mạng. Bên cạnh các tổ chức chính trị, đoàn thể và xã hội, Người quan tâm đến “cách tổ chức công hội”, dành cho công nhân và “tổ chức dân cày” dành cho nông dân. Qua nội dung và cách trình bày của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy nổi bật vấn đề: muốn làm cách mạng thành công, tất yếu phải tổ chức lực lượng cách mạng và thường xuyên giáo dục tư cách và đạo đức cách mạng. Dù là hình thức tổ chức nào, quy mô lớn nhỏ ra sao, thì cũng phải đầy đù ba yếu tố: mục đích, biện pháp và tổ chức thực hiện. Đối với kinh tế, tổ chức sản xuất cũng là nhân tố rất quan trọng, cũng là tổ chức lực lượng – lực lượng sản xuất, và trong quá trình đó tất yếu hình thành các mối quan hệ- quan hệ sản xuất, trong đó quan trọng là mối quan hệ giữa những người lao động với nhau và với bộ máy quản lý. Hồ Chí Minh, ngay từ ngày đó, đã lựa chọn hợp tác xã làm hình thức tổ chức sản xuất căn bản, chuẩn bị cho cuộc cách mạng về kinh tế khi dành được độc lập dân tộc.Theo Người, hợp tác xã là mầm mống, vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, của chủ nghĩa xã hội. Hợp tác xã có bốn loại hình: hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã mua, hợp tác xã sản xuất và hợp tác xã bán; tức là tất cả các hoạt động kinh tế đều có thể tổ chức thành hợp tác xã và giữa bốn loại hình hợp tác xã này có mối quan hệ tác động lẫn nhau chặt chẽ. Việc lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất là hợp tác xã, Hồ Chí Minh xuất phát từ đặc điểm và hoàn cảnh đặc thù của nền kinh tế- xã hội Việt Nam. Sau này, ngày 11 tháng 4 năm 1946, trong “Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “ Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có hợp tác xã”. Như vậy, vấn đề sống còn của một đảng cách mạng là xác định đường lối, trong đường lối kinh tế, việc xác định cơ cấu kinh tế là quan trọng, tức là xác định vai trò và tỉ lệ của các ngành kinh tế trong nền kinh tế. Việc xác định náy đúng hay không đúng, hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế, đến mục tiêu cần đạt tới của cách mạng. Trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, phần “Về phương diện kinh tế”, Hồ Chí Minh xác định: “Mở mang công nghiệp và nông nghiệp”.

docx9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức và quản lý sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức và quản lý sản xuất Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Hồ Chí Minh bàn nhiều về lý luận tổ chức cách mạng. Bên cạnh các tổ chức chính trị, đoàn thể và xã hội, Người quan tâm đến “cách tổ chức công hội”, dành cho công nhân và “tổ chức dân cày” dành cho nông dân. Qua nội dung và cách trình bày của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy nổi bật vấn đề: muốn làm cách mạng thành công, tất yếu phải tổ chức lực lượng cách mạng và thường xuyên giáo dục tư cách và đạo đức cách mạng. Dù là hình thức tổ chức nào, quy mô lớn nhỏ ra sao, thì cũng phải đầy đù ba yếu tố: mục đích, biện pháp và tổ chức thực hiện. Đối với kinh tế, tổ chức sản xuất cũng là nhân tố rất quan trọng, cũng là tổ chức lực lượng – lực lượng sản xuất, và trong quá trình đó tất yếu hình thành các mối quan hệ- quan hệ sản xuất, trong đó quan trọng là mối quan hệ giữa những người lao động với nhau và với bộ máy quản lý. Hồ Chí Minh, ngay từ ngày đó, đã lựa chọn hợp tác xã làm hình thức tổ chức sản xuất căn bản, chuẩn bị cho cuộc cách mạng về kinh tế khi dành được độc lập dân tộc.Theo Người, hợp tác xã là mầm mống, vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, của chủ nghĩa xã hội. Hợp tác xã có bốn loại hình: hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã mua, hợp tác xã sản xuất và hợp tác xã bán; tức là tất cả các hoạt động kinh tế đều có thể tổ chức thành hợp tác xã và giữa bốn loại hình hợp tác xã này có mối quan hệ tác động lẫn nhau chặt chẽ. Việc lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất là hợp tác xã, Hồ Chí Minh xuất phát từ đặc điểm và hoàn cảnh đặc thù của nền kinh tế- xã hội Việt Nam. Sau này, ngày 11 tháng 4 năm 1946, trong “Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “ Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có hợp tác xã”. Như vậy, vấn đề sống còn của một đảng cách mạng là xác định đường lối, trong đường lối kinh tế, việc xác định cơ cấu kinh tế là quan trọng, tức là xác định vai trò và tỉ lệ của các ngành kinh tế trong nền kinh tế. Việc xác định náy đúng hay không đúng, hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế, đến mục tiêu cần đạt tới của cách mạng. Trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, phần “Về phương diện kinh tế”, Hồ Chí Minh xác định:  “Mở mang công nghiệp và nông nghiệp”. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Cách lý giải của Người rất độc đáo. Người chỉ ra rằng: “ Nước vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta….. Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp cũng như trong nông nghiệp.Máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, gấp nghìn lần và giúp người làm việc phi thường. Muốn có nhiều máy, thì phải mở mang các ngành công nghiệp làm ra máy, ra gang, thép, dầu, than… đó là con đường phải đi của chúng ta, con đường công nghiệp hóa nước nhà. Hiện nay, chúng ta lấy sản xuất nông nghiệp làm chính. Vì muốn mở mang công nghiệp thì phải có đủ lương thực nguyên liệu.Nhưng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường ấm no thực sự của nhân dân ta”. Ngắn gọn và súc tích ! chỉ rất ít chữ mà Hồ Chì Minh đã nói lên chiến lược kinh tế, về đường lối công nghiệp hóa, về vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, về mục tiêu trước mắt và lâu dài, về những nhiệm vụ cụ thể của bước đi ban đầu trong thời ký quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Về công nghiệp, Hồ Chí Minh bàn sâu về mối quan hệ giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, giữa công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương, giữa công nghiệp quốc doanh và công nghiệp ngoài quốc doanh, giữa các ngành công nghiệp với nhau. Hồ Chí Minh quan niệm: “…Chưa có công nghiệp năng thì chưa thể có một nền kinh tế tự chủ và giàu mạnh được”. Người xác định: Công nghiệp quốc doanh có vai trò chủ đạo, “ các xí nghiệp quốc doanh phải chú ý giúp đỡ làm cho công nghiệp địa phương ngày một phát triển. Nhưng các địa phương không nên ỷ lại vào trung ương mà phải chú ý làm cho đúng phương châm: vốn, nguyên liệu, vật liệu, nguồn của địa phương là chính; sản xuất hàng ra chủ yếu bán ở địa phương”. Cụ thể hơn, khi nói về cong nghiệp địa phương ở miền núi, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Công nghiệp địa phương cần phải nhằm cung cấp những hàng hóa và dụng cụ thích hợp với nhu cầu của đồng bào các dân tộc, trước hết là các thứ nông cụ.Phải làm đúng bốn chữ: nhiều, nhanh, tốt, rẻ”. Như vậy, mục tiêu cần đi tới là phát triển đất nước thịnh vượng, nhân dân ấm no, theo Hồ Chí Minh xác định, chẳng có con đường nào khác là phải thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Công nghiệp hóa` là nhiệm vụ chiến lược để đạt mục tiêu duy nhất của cách mạng. Ở đây, phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” lại được Hồ Chí Minh vận dụng một cách sáng tạo và triệt để. Để có “một nền kinh tế tự chủ và giàu mạnh” thì phải xây dựng nền công nghiệp nặng phát triển vững chắc, phải tiến hành công nghiệp hóa nước nhà. Mục tiêu là bất biến, biện pháp thực hiện là linh hoạt, thay đổi phù hợp với tình hình, điều kiện của từng bước đi, từng thời kỳ xác định. Nội dung và phương thức tiến hành công nghiệp hóa không thể giống nhau ở tất cả các giai đoạn, thời kỳ; và, việc xác định cụ thể cho từng bước đi ắt phải thay đổi, điều chỉnh, bổ sung hoặc hoán cải cụ thể tong quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế, trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất một cách hợp lý. Đó cũng là sự điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, để làm sao phù hợp với quy luật: quan hệ sản xuất thay đổi tương ứng với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất. Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, trình độ sản xuất còn lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, yếu kém thì quá trình thực hiện công nghiệp hóa nước ta không thể vội vàng, không thể đốt cháy giai đoạn. thực hiện công nghiệp hóa nước nhà trong điều kiện như vậy và trong hoàn cảnh đất nước tạm thời chia cắt, không có cách nào khác là trước mắt phải phát triển nông nghiệp, đảm bảo những nhu cầu thiết yếu, từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân, cho bộ đội và thực hiện tích lũy dần dần cho công cuộc mở mang kinh tế. Công nghiệp và nông nghiệp, như cách nói của Hồ Chí Minh, là hai chân của nền kinh tế, hai chân phải cùng khỏe, cùng bước đi nhịp nhàng và vững vàng. Và, để thực hiện được điều đó, thì các ngành trong công nghiệp và trong nông nghiệp phải phát triển toàn diện, cân đối và không ngừng nâng cao chất lượng phát triển. Sinh thời, trên cương vị người lãnh đạo cao nhất của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế; một mặt, Người chỉ ra những nội dung căn bản, những biện pháp chủ yếu để các ngành, các lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển theo đúng định hướng của mục tiêu; mặt khác, Người tiến hành giáo dục mọi người cách thức tư duy, ý thức và tinh thần lao động với cương vị những người làm chủ xã hội, làm chủ đất nước, làm thế nào để ai cũng có đóng góp phần mình một cách thiết thực cho cách mạng, cho nhân dân. Nghiên cứu những bài nói chuyện, những bài viết của Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thức được rằng: 1. Hồ Chí Minh có một tầm nhìn xa và rộng, bao quát hết thảy mọi vấn đề, mọi khía cạnh cùa quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế- xã hội đất nước. Quá trình đó thật lâu dài và đầy rẫy những khó khăn. Nhưng Người luôn hằng tin tưởng vào sự thắng lợi và mong muốn Đảng ta, nhân dân ta mau chóng thực hiện thành công, thành công từng bước chắc chắn, thành công hoàn toàn.Niềm tin ấy, Người đặt vào nhân dân, vào sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, vào tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, vào ý chí phát huy những truyền thống tốt đẹp được dân tộc kết tinh hàng ngàn năm và tinh thần cách mạng tiến công không ngừng để làm chủ thời đại. Cốt lõi của niềm tin ấy là tình cảm yêu dân của Người, Người mong mỏi nhân dân được hưởng ấm no, hạnh phúc trong hòa bình. Tư tưởng của Người là tư tưởng nhân nghĩa- nhân đạo- nhân văn. Hành động của Người là hành động của người cách mạng chân chính hi sinh quyền lợi cá nhân vì quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Người là hiện thân của khát vọng dân tộc, khát vọng thời đại. 2. Tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh được biểu hiện cụ thể qua một hệ thống tư duy chặt chẽ và cụ thể, vừa sâu sắc vừa đa dạng. Điều này cho thấy sự hiểu biết của Người về lý thuyêt1 kinh tế học cực kỳ phong phú, sự am hiểu của Người về thực tiễn sản xuất- kinh doanh ở nhiều mặt khác nhau; và, sự vận dụng vào thực tiễn những những kinh nghiệm tiên tiến, hiện đại kết hợp với truyền thống ở Người hết sức độc đáo.Bởi, như chúng ta đã biết, sau khi Nguyễn Tất Thành rời tổ quốc ra đi, Người đã đặt chân lên nhiều thành phố lớn, nhiều trung tâm kinh tế và văn hóa lớn của hầu hết các châu lục và trước khi đến cư trú ở Pháp (cụ thể ở thủ đô Paris) khá lâu, trước khi tiếp cận với luận cương của Lênin và trở thành một trong những người sáng lập đảng cộng sản Pháp, ủng hộ Quốc Tế III, Người đã có ba năm ở thủ đô London của Anh quốc, nghiên cứu sâu những học thuyết của các nhà kinh tế kinh điển Anh và thế giới, am hiểu quá khứ và hiện tại của nền kinh tế Anh- quê hương của chủ nghĩa tư bản. Sau này, mặc dù chưa khi nào Hồ Chí Minh kể về thời kỳ ở Anh, về sự nghiên cứu kinh tế học, nhưng trong các tác phẩm và bài nói của Người chúng ta vẫn nhân ra một khối lượng tri thức đồ sộ về những vấn đề then chốt của kinh tế học, chỉ có điều những tri thức ấy được Người thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ giản dị mà đầy đủ,toàn diện, ngắn gọn mà súc tích. Cái vỏ ngôn ngữ ấy chứa đựng khối lượng lý thuyết to lớn và hệ thống lý luận sắc bén. Người sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích một cách hệ thống theo phong cách của nhà hiền triết phương Đông. Người rất ít dùng các thuật ngữ kinh tế học cứng nhắc, mà sử dụng nhuần nhuyễn tiếng việt – thứ tiếng việt phổ thông, thứ tiếng việt dân gian có sẵn trong ca dao, tục ngữ, phương ngữ, nhằm truyền đạt dễ hiểu, đặc biệt dễ làm theo.Khi diễn đạt về tầm qua trọng của công nghiệp nặng,Người nói: “ Quan trọng nhất trong đời sống của nhân dân ta là vấn đề ăn. Để giải quyết tốt vấn đề ăn thì sản xuất lương thực phải dồi dào. Muốn như vậy, thì công nghiệp phải giúp cho nông nghiệp có nhiều máy làm thủy lợi, máy cày, máy bừa, nhiều phân hóa học,…..” Cách nói của Người, theo lối dân dã,nhằm tới nhiều mục đích khác nhau. Nội dung đoạn trích trên gồm các ý về: mục đích, bước đi, yêu cầu, phương pháp, biện pháp; tổ chức sản xuất, cơ cấu sản xuất; mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, mối quan hệ giữa các ngành, mối quan hệ giữa người lao động sản xuất công nghiệp với người lao động sản xuất nông nghiệp…. phong cách tư duy của Hồ Chí Minh không có trong tư duy tư biện lý luận phương Tây, song không đơn giản không cổ, ngược lai vẫn hiện đại – hiện đại ở tính tổng hợp, tính hệ thống, tính lôgic biện chứng. Đôi khi, Hồ Chí Minh dùng một vài thuật ngữ kinh tế học, nhưng “tích lũy để mở rộng sức lao động”, “hạ giá thành”.v.v, thì các thuật ngữ đó đã được Việt hóa trong một ngữ cảnh đượm tính dân tộc, tính nhân dân, vừa có ý nghĩa giải thích cho rõ ràng vừa kích thích tư duy của người nghe, người đọc dễ liên tưởng đến thực tế. Cách nói, cách viết của Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu rõ ràng, có mục đích cụ thể. 3. Đó là giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ đổi mới tư duy trong thực hiện và trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng và phát triển xã hội. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rất rõ, rất sâu sắc tâm lý và cách tư duy của người Việt Nam, mà đại bộ phận là nông dân, xuất phát từ nông dân- luôn luôn đòi hỏi mọi vấn đề phải được chứng minh bằng thực tế- một thực tế phải nhìn thấy được, kể cả tích cực và tiêu cực, thành công hay thất bại, một thực tế của lợi ích thiết thực đối với nước với dân. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả giáo dục và rút ngắn thời gian giáo dục, Hồ Chí Minh lựa chọn phương pháp: nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, gương mẫu làm trước. Tác phẩm “Đời sống mới” của Hồ Chí Minh xuất bản năm 1947, ký tên Tân Sinh, dưới dạng hỏi- đáp, thực chất là một bản chiến lược về đổi mới. Quan điểm đổi mới của Hồ Chí Minh là toàn diện, tổng hợp. Trước hết đó là sự đổi mới về nhận thức, về tư tưởng, từ đó đổi mới về hành động. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích đời sống mới”. Để đạt được mục đích đó là cả một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, cần phải kiên trì, nỗ lực trên tinh thần đoàn kết toàn dân. Bản chất của đổi mới là phát triển- đổi mới để phát triển và phát triển là đổi mới liên tục- đó là tinh thần tiến công cách mạng. Con đường thực hành đời sống mới, theo Hồ Chí Minh, là Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Đó cũng là con đường phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tiếp tục xây dựng một nền văn hóa mới, một nền đạo đức xã hội mới xuất phát từ việc giáo dục và xây dựng con người mới. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, xuất bản năm1948 ký tên X.Y.Z, Hồ Chí Minh cho rằng: Việc sao nhãng học tập của cán bộ, Đảng viên là một “khuyết điểm rất to”, cần phải “tẩy sạch”, tức là thiếu tri thức thì khó có thể tiến bộ trong công việc”.Cái nền, cái gốc của đổi mới là tri thức. Nhiệt tình cách mạng không thể thay thế cho hiểu biết được. Cho nên, sự hiểu biết tường tận và thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ hiểu biết trở thành tiêu chuẩn cơ bản của đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng không phải là khái niệm trừu tượng, mơ hồ; nó cụ thề hóa bằng việc mỗi cá nhân có thực hiện phương châm gắn liền với thực tế, nói đi đôi với làm hay không.Hồ Chí Minh viết: “Trí thức là gì ? Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra. Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào khác”. Đó là lời tổng kết xác đáng. Lời tổng kết này không thể chỉ do sự suy luận mà thành, phải có sự nghiên cứu nghiêm túc, cặn kẽ một cách hệ thống, toàn diện và đúng hướng mới có thể tổng hợp và khái quát thành lý luận có tính chất chân lý và khoa học như vậy được. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục và xây dựng con người mới là trước hết phải giáo dục cán bộ, vì cán bộ là những chiến sĩ cách mạng đi tiên phong trong mọi lĩnh vực hoạt động và là những người lãnh đạo quần chúng nhân dân làm cách mạng, hướng dẫn mọi người thực hiện đời sống mới. Họ phải cải tạo và biết cải tạo ngay chính mình. “Cách mạng tiên cách tâm” mà Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên, là như vậy. Hồ Chí Minh quan tâm nhiều đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ quá độ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hóa nước nhà, là Người xuất phát từ đặc điểm cụ thể của hoàn cảnh kinh tế xã hội nước ta, cũng như đặc điểm tâm lý, thói quen lao động của người nông dân. Những đặc điếm ấy có thuận lợi cơ bản, nhưng không thiếu những khó khăn, thậm chí cản trở công cuộc đổi mới nền kinh tế- xã hội, theo hướng công nghiệp hóa nước nhà. Một trong những khó khăn lớn nhất là kém lý luận do trình độ dân trí có hạn. “Vì kém lí luận, cho nên gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại”. Hồ Chí Minh nhận xét như vậy.  Về sản xuất nông nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra những nhiệm vụ cụ thể của tổ chức và quản lý. Nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Hưng Yên ngày 16 tháng 9 năm 1961, Người khẳng định: “ Làm thủy lợi thì phải khó nhọc trong vài năm để được sung sướng muôn đời”, và Người nói rõ: “ Làm thủy lợi cần phải kết hợp công trình lớn với công trình vừa và công trình nhỏ, cần phải kết hợp việc giữ nước với việc dẫn nước và việc tháo nước”. Kinh nghiệm của người Việt Nam là: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Kinh nghiệm đó đúc kết từ một nền nông nghiệp lúa nước phụ thuộc vào những điều kiện thiên nhiên thường diễn biến thất thường. Đắp đê, làm thủy lợi là để cải tạo thiên nhiên, chủ động trong sản xuất trồng trọt, cấy hái. Trước đây nhân dân đã từng làm thế, ngày nay cũng làm thế, nhưng cần phải được tổ chức quy cũ hơn, khoa học hơn để đạt hiệu quả cao hơn. “Cái hơn” bây giờ là ở sự “kết hợp” có tính toán, có mục đích rõ ràng. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến quy mô sản xuất vừa và nhỏ.  Cách tư duy này vẫn trong phương châm “nhiều, nhanh, tốt , rẻ”, để kiệm sức người, sức của. Cũng trong bài nói chuyện này,Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên chín điều cần phải làm đúng để các hợp tác xã tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc ! Thứ nhất là cần, kiệm chống tham ô,lãng phí. Thứ hai, sản xuất nông nghiệp phải toàn diện, sản xuất thóc là chính, nhưng phải rất coi trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, thả cá và nghề phụ; phải rất coi trọng tăng năng suất, tăng vụ và khai hoang. Thứ ba, phát triển sàn xuất chung của hợp tác xã là chính, nhưng cần chiếu cố đúng mức sản xuất gia đình của xã viên. Thứ tư, phải làm đúng tám việc: “Đủ nước, nhiều phân, cày sâu, cấy dầy, chọn giống tốt, làm cỏ sạch, cải tiến nông cụ, và hằng ngày lo diệt chuột, trừ sâu”. Thứ năm, mỗi hợp tác xã chỉ nên có từ 150 đến 200 hộ, không nên quá nhiều, quá nhiều thì khó quản lý.. Thứ sáu, hợp tác xã cấp cao thì sản xuất thu nhập phải cao. Quản trị phải công bằng, dân chủ, minh bạch. Cán bộ đảng viên, đoàn viên và dân quân tự vệ cần phải xung phong, gương mẫu trong mọi việc. Thứ chín, phải chú ý phát triển công nghiệp địa phương nhằm phục vụ cho nông nghiệp. Không phải trước đây mà ngay cả bây giờ, trong công cuộc đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng cần thực hiện đúng chín điều như chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn. Đã có thời kỳ, vì làm sai lời Người, nóng vội chuyển hợp tác xã bậc thấp lên bậc cao, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, quản lý lỏng lẻo, cán bộ tham ô, lãng phí nhiều,…., nên phong trào hợp tác hóa ở nhiều địa phương thoái trào, thậm chí tan rã. Đó là sự lãng phí sức người, sức của và thời gian. Suy nghỉ kỹ, trong chín điều Hồ Chí Minh nêu lên đã hàm chứa những nội dung cơ bản có tính định hướng cho quá trình nông nghiệp hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Vấn đề quan trọng là quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp phải được tiến hành từng bước, ở mỗi bước đều phải quan tâm cả hai việc: phát triển sản xuất và nâng cao mức sống cho nhân dân. Đó là hai nhiệm vụ không thể tách rời nhau. Muốn làm tốt hai nhiệm vụ này thì tổ chức sản xuất tốt phải đi đôi với quản lý tốt. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: muốn phát triển nông nghiệp một cách toàn diện và vững chắc, cần ra sức làm tốt cuộc vận động “Cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật”; cụ thể là: “Ở các hợp tác xã, lãnh đạo phải thực sự dân chủ, tài chính phải thực sự công khai, phải tẩy sạch tệ tự tư tự lợi, lãng phí, tham ô. Phải nâng cao ý thức của các xã viên “hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ”. Phải làm cho cán bộ, xã viên phấn khởi và vui vẻ thực hiện khẩu hiệu “ cần kiệm xây dựng hợp tác xã”. Trong công nghiệp,Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu ý thức của người công nhân và người quản lý sản xuất cao hơn nữa- đó là tự nguyện tự giác giữ kỷ luật lao động. Đứng trong dây chuyền sản xuất công nghiệp , người công nhân không có ý thức kỷ luật sẽ gây ra nhiều hậu quả tai hại: khâu trước làm xấu, khâu sau chắc chắn bị ảnh hưởng; do đó mỗi người công nhân phải rèn luyện tác phong công nghiệp: không đi muộn về sớm, làm đúng quy trình quy phạm và đặc biệt là không ngừng tăng năng suất và nâng cao chất lượng. Năng suất và chất lượng là thước đo về phẩm chất và đạo đức của người lao động mới. Không có ý thức làm chủ, thì không thể đạt năng suất và chất lượng được. Vấn đề là làm thế nào để mỗi người công nhân có được ý thức làm chủ, tự nguyện tự giác giữ kỷ luật lao động. Đó là nhiệm vụ của công tác quản lý, quản lý nhà nước và quản lý sản xuất. Hồ Chí Minh nói: “ Vấn đề có ý nghĩa quyết định là cán bộ đảng viên hiểu rõ yêu cầu mới của cách mạng là phát triển sản xuất, hiểu rõ nâng cao năng suất lao động là nguồn của cải to lớn nhất. Do đó, cần phải thiết thực tổ chức bộ máy sản xuất mới, tích cực học tập quản lý kinh tế,cải tiến kũ thuật.Ngày nay, Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về chính trị,mà còn phải giỏ về chuyên môn; không thể lãnh đạo chung chung. Lại phải biết đoàn kết với những người ngoài đảng, phải biết dựa vào quần chúng, phát huy sức sáng tạo của quần chúng lao động, học tập kinh nghiệm của quần chúng, phải tạo mọi điều kiện cho nhân dân lao động có thể lắm được những hiểu biết khoa học, kỹ thuật ; ra sức đào tạo ra thật nhiều cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cần thiết cho sản xuất phát triển. Chỉ có như thế, chúng ta mới xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội . Người nói tiếp: “cán bộ và đảng viên… phải gạt bỏ những thái độ sai lầm như: thỏa mãn với thành tích bước đầu, bảo thủ, tự mãn với những kinh nghiệm đã có,có ít nhiều tri thức thì kiêu căng, coi khinh quần chúng,hoài nghi những sáng kiến bình thường của quần chúng, lười biếng không tích cực học cái mới, v.v.”  Thực chất của các cuộc vận động,các phong trào thi đua yêu nước, thoe quan điểm của Hồ Chí Minh, là nhằm làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân lao động đều tiến bộ, đều phấn khởi và cùng hăng hái tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước cần phải tổ chức chặt chẽ, nội dung cụ thể,hình thức gọn, tiết kiệm từ: phát động, tuyên truyền, làm mẫu, nhân rộng,động viên, kiểm tra, đến: tổng kết, khen thưởng, phê bình, rút kinh nghiệm.Hồ Chí Minh thực hiện việc theo dõi rất chặt chẽ, sâu sát các cuộc vận động, các cuộc thi đua. Người biểu dương, khen thưởng kịp thời và phổ biến rộng rãi những cá nhân,tập thể có những việc làm tốt, sáng kiến hay. Người đề xướng việc các báo mở mục “Người tốt, việc tốt” và xuất bản sách “Người tốt, việc tốt”. Đồng thời, Người phê bình thẳng thắn, công khai và chính xác những hành vi xấu, lối nghĩ sai, đăc biệt là các thói hư, tật bệnh: lãng phí, tham ô, quan liêu, cửa quyền, hách dịch, bảo thủ, lười biếng, chủ nghĩa cá nhân. Người nhấn mạnh: chủ nghĩa xã hội; do đó cần phải tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân và tiến hành xây dựng tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa. Người nói: “Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động… Chúng ta có quyền và có đủ điều kiện để tự tay mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho mình. Nhân dân lao động là những người chủ tập thể của tất cả những của cải vật chất và văn hóa đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Bởi vậy mỗi người đều phải thấm nhuần sâu sắc tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Đặc điểm cơ bản trong tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh là tất cả mọi thao tác đều quy tụ về nhân tố người lao động. Tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế cũng phải xuất phát từ nhân tố con người và nhằm phục vụ con người. Trong đó,sử dụng hơp lý người lao động trong quá trình sản xuất được xem là nhiệm vụ quan trọng.Tổ chức sản xuất, trước hết phải xếp đặt người nào vào việc nấy, người nào giỏi việc nào thì bố trí vào công việc thích hợp,để làm sao sản xuất thông suốt, nhip nhàng ăn khớp, khâu sau đã có khâu trước đảm bảo, hỗ trợ và hỗ trợ cho khâu tiếp theo . Dụng nhân như dung mộc, là vậy. Nếu sử dụng không đúng người, đúng việc, thì không có điều kiện tăng năng suất và nâng cao chất lượng. Do đó, tổ chức lao động hợp lý là: vì việc xếp người, không vì người mà đặt việc. Thực tế cho thấy, tổ chức lao động lủng củng,người thì nhiều mà việc không chạy,chỉ thấy người chạy lăng xăng, là do làm ngược,do không biết cách sử dụng người. Tổ chức lao động thất bại, nguyên nhân lại xuất phát từ thói tự tư tự lợi, bỏ người giỏi để lấy vào cơ quan,xí nghiệp người nhà, người thân, thậm chí ăn của đút dù người đó kém năng lực. Quản lý kinh tế, trước hết là phải quản lý người lao động. Quản lý chặt chẽ phải đi đôi với giáo dục . Hệ thống pháp luật dù có chặt chẽ phải đi đôi với giáo dục. Hệ thống pháp luật dù có chặt chẽ và đầy đủ như thế nào vẫn không đủ, vẫn có kẽ hở. Cho nên, giáo dục tính tự nguyện tự giác cho người lao động mới thực sự có ý nghĩa. Hô hào chung chung không phải là giáo dục.Nói chuyện với cán bộ, công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), ngày 15 tháng 9 năm 1958,chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ở xí nghiệp phải biết quản lý;có quản lý mới biết thu vào và tiêu ra, mới biết lỗ lãi, mới biết ai làm tốt, ai làm xấu, ai làm vượt mức, ai không vượt mức, muốn làm được như thế, phải biết quản lý” (XVII, 156-157). Người còn nói: “Quản lý một nước cũng như quản lý một doanh nghiệp: phải có lãi. Cái gì ra, cái gì vào,việc gì phải làm ngay, việc gì chờ,hoãn, món gì đáng tiền,người nào đáng dùng: tất cả mọi thứ đều phải tính toán cẩn thận.về mặt này chúng ta thiếu sót nhiều”. Điều này có ý nghĩa: muốn quản lý tốt, phải có người quản lý giỏ, nhưng trước tiên người quản lý phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn. Hồ Chí Minh yêu cầu: cán bộ tham gia lao động, công nhân tham gia quản lý. Đây là cách tư duy biện chứng và rất thực tế. Người quản lý giỏi không chỉ giỏi về lý thuyết quản lý, mà phải lăn lộn vào hoạt động sản xuất, hiểu rõ quy trình sản xuất, hiểu rõ từng khâu trong dây chuyền sản xuất, hiểu rõ từng người lao động, từ đó mới có được quan điểm quản lý rõ ràng, biện pháp quản lý cụ thể. Làm như vậy là chống được bệnh quan liêu,mênh lệnh, chống được thói bảo thủ, rụt rè, chống được tệ coi kinh, xem thường người lao động. Dành thời gian tham gia lao động, người quản lý sẽ có điều kiện nâng cao tinh thần trách nhiệm, nắm bắt được những vấn đề sai để điều chỉnh các biện pháp quản lý cho thực tế. Tham gia quản lý, người lao động thực sự thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi công dân của mình. Trong sản xuất, người lao động có điều kiện phát hiện những điều hợp lý hay chưa hợp lý và đề xuất với người quản lý cách thức phát huy hoặc biện pháp khắc phục, giúp cho người quản lý điều chỉnh phương pháp, biện pháp kịp thời, làm tốt nhiệm vụ quản lý. Làm như vậy, thì xí nghiệp có lợi và người lao động cũng có lợi: năng xuất tăng cao,chất lượng tốt, có lãi, xí nghiệp phát triển mở rộng, người lao động tăng thu nhập. Do đó,người quản lý và người lao động cũng có lợi: năng xuất cao, chất lượng tốt, có lãi, xí nghiệp phát triển mở rộng, người lao động tăng thu nhập. Do đó, người quản lý và người lao động luôn luôn đoàn kết, tư tưởng thoải mái trong mối quan hệ tình người. Nếu lưng lại với nhau, thì sẽ trống đánh xuôi kèn thổi ngược, tài chính thất thoát, lỗ nặng dẫn đến phá sản. Hồ Chí Minh cho rằng: Công tác cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật và cải tiến tổ chức như cái kiềng ba chân; ba chân phải bằng nhau thì cái kiềng mới đứng vững được. Muốn làm tốt cả ba việc, cần phải thực hiện dân chủ. Có dân chủ, mới phát huy được sáng kiến cải tiến. Người quản lý có giỏi mấy, cũng chỉ là một cái đầu: “Một cây làm chẳng nên non; Nhiều cây chụm lại thành hòn núi cao” .Dân chủ là động lực của phát triển. Mất dân chủ là làm mất động lực to lớn đó. Dân chủ là sự lắng nghe, cùng nau bàn bạc để khẳng định sáng kiến hay, có khả năng thực hiện và đem lại nhiều lợi ích cho tập thể. Cái xấu nhất và cũng là cái dại nhất của người quản lý là bóp nghẹt dân chủ,không chịu lắng nghe ý kiến của quần chúng, cất vào ngăn kéo những sáng kiến hay của người lao động. Đó cũng là thói dấu dốt, tự kiêu tự đại. Quản lý có nhiều việc: quản lý sản xuất, quản lý vật tư, quản lý lao động, quản lý kỹ thuật, quản lý tài chính, v.v. Cho nên càng cần phải thực hiên công nhân tham gia quản lý, cán bộ tham gia lao động. Hồ Chí Minh yêu cầu: Phải tăng cường việc quan lý từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện việc quản lý một cách nghiêm chỉnh. Cụ thể là phải làm tốt công tác kế hoạch. Kế hoạch phải cụ thể, toàn diện và chu đáo. Thực hiện kế hoạch phải trên nguyên tắc: tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến tệ bao biện, độc đoán, chủ quan, kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân, thì thì đi đến tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ; kết quả cũng là hỏng việc. Tại Hội Nghị phổ biến Nghị quyết của Bộ Chính trị về cuộc vận động “nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu” , ngày 27 tháng 7 năm 1963, Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói” “Nhưng chúng ta phải thật thà nhận rõ những khuyết điểm và nhược điểm, để khiên quyết sửa chữa: như ý thức làm chủ nước nhà và tinh thần trách nhiệm còn kém. Chế độ và phương pháp quản lý kinh tế tài chính của chúng ta còn nhiều thiếu sót và lỏng lẻo. Kỷ luật lao động chưa được thật nghiêm túc, sử dụng lao động chưa được hợp lý. Khả năng thiết bị máy móc tuy có khá nhiều nhưng chưa được sử dụng đầy đủ. Bởi những khuyết điểm đó, mà năng xuất lao động bình quân tăng rất chậm, sản xuất phát triển chưa được mạnh mẽ,vững chắc và cân đối. Do đó mà đời sống vật chất của nhân dân chưa được cải thiện nhiều. Mọi người biết rằng mức sông với sản xuất là như thuyền với nước. Nước cao thì thuyền mới lên cao.sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ thì đời sống mới được cải thiện, không có cách nào khác”. Lời nói của Hồ Chí Minh càng sáng tỏ: sản xuất tăng trưởng cao, thì đời sống người lao động cũng phải được nâng cao,xã hội ngày một tiến bộ; tức là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội, thì sự phát triển mới đầy đủ ý nghĩa. Kinh tế tăng trưởng kém ắt tiến bộ xã hội không thể đi lên; song, kinh tế tăng trưởng cao mà xã hội tiến bộ, các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại, thậm chí còn lan tràn, hoạt động ngày càng tinh vi, thì sự tăng trương ấy có vấn đề, tăng trưởng không thực sự, những chỉ số tăng trưởng không co ý nghĩa đích thực. Nguyên nhân chính của mâu thuẫn ấy là do giáo dục chính trị, tư tưởng không mạnh, không thường xuyên, không đến nơi đến chốn; mỗi thành viên trong xã hội chưa tự giác rèn luyện đạo đức cách mạng, xã hội chưa đủ điều kiện để phát triển thành một xã học tập. Điều đó cho thấy: muốn tăng trưởng gắn liền với tiến bộ xã hội, tức là xây dựng một nền kinh tế xã hội phát triển, thì việc học, tu dưỡng, rèn luyện là yếu tố hàng đầu và liên tục tác động đến quá trình phát triển kinh tế -xã hội đất nước. Con đường công nghiệp hóa nước nhà đòi hỏi mọi người, bất kỳ ở cương vị lao động nào, phải có tri thức, phải có tinh thần làm chủ. Hiểu biết là mênh mông, nên thường xuyên phải học, phát triển là không ngừng, nên cũng phải học thường xuyên. Học để làm chủ, để thực hiện quyền dân chủ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTổ chức và quản lý sản xuất.docx
Tài liệu liên quan