Như vậy, trong mỗi làng Việt cổ truyền, từng
thành viên phải chịu sự quản lý của hai thiết
chế tổ chức quyền lực: tổ chức “quan
phương” và “phi quan phương”, thông qua
“cơ sở pháp lý” là hương ước kết hợp với
pháp luật, dư luận, nhằm ràng buộc các thành
viên trong những nghĩa vụ và trách nhiệm
nặng nề hơn là quyền lợi. Với hai tổ chức trên
cùng với hương ước và pháp luật, thiết chế
làng xã đã biến từng luỹ tre xanh của người
nông dân thành “pháo đài” tự trị, tự quản
tương đối đóng kín; tạo ra một uy quyền tuyệt
đối của làng với các thành viên làng xã. Nói
một cách khác là sự tồn tại song song của hai
tổ chức hành chính và tự trị đã tăng cường
hiệu lực của pháp luật, mở rộng dân chủ ở
nông thôn, giải quyết tốt mối quan hệ giữa
luật và tục, giữa nhà nước và làng xã
Trong tiến trình đó, làng xã huyện Phổ Yên
đã tiếp thu được những điểm tích cực như; mô
hình tổ chức phi quan phương đã phần nào
đem lại quyền lợi cho người nông dân, hạn
chế sự lũng đoạn của cường hào ác bá nông
thôn và sự can thiệp bóc lột của chính quyền
thực dân, phong kiến. Sự xuất hiện của tổ
chức Hội đồng kỳ mục gồm những thành viên
thuộc “kì cựu – hương lão” trong làng đã đại
diện cho dân làng tham gia quản lý, điều hành
bộ máy hoạt động của làng xã, đã làm thất bại
âm mưu mục đích của thực dân Pháp trong
chính sách “cải lương hương chính”. Sự có
mặt của chức Tiên chỉ, Thứ chỉ là hiện thân
quyền lực của Hội đồng kì mục ở các làng xã,
từng bước chi phối, lấn át các chức dịch trong
nhiều công việc làng kể cả việc sưu thuế, chia
ruộng đất công làng xã, Trong khi đó, tổ
chức Hội đồng lý dịch được Nhà nước xây
dựng khá hoàn hảo lại được hỗ trợ của các tổ
chức quần chúng làng xã: tư văn, phe – giáp,
tộc (họ), cùng tham gia quản lý điều hành
bộ máy làng xã đạt hiệu quả cao. Như vậy,
làng xã đã phát huy được tính năng động vốn
có và đặc biệt là trong việc tự quản, tự trị và
duy trì trật tự ở làng xã. Đây là những bài học
kinh nghiệm của lịch sử trong việc xây dựng
hệ thống chính trị ở cơ sở, phục vụ việc quản
lý xã hội nông thôn hiện nay
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức “Quan phương và phi quan phương” trong kết cấu xã hội làng xã truyền thống huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dương Văn Hợp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 73 - 78
73
TỔ CHỨC “QUAN PHƯƠNG VÀ PHI QUAN PHƯƠNG” TRONG KẾT CẤU
XÃ HỘI LÀNG XÃ TRUYỀN THỐNG HUYỆN PHỔ YÊN (THÁI NGUYÊN)
Dương Văn Hợp*, Đỗ Hằng Nga
Trường Đại Học Khoa Học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Vấn đề đặt ra là trong kết cấu xã hội làng xã Việt Nam cổ truyền có sự tồn tại cả hai hệ thống hành
chính nhà nước – tổ chức “quan phương” và hệ thống tự trị làng xã – tổ chức “phi quan phương”.
Hai hệ thống này cùng đồng thời tồn tại khiến cho chính quyền làng xã là dạng “chính quyền kép”,
trở thành hiện tượng độc đáo ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới ít có. Các tổ chức này được
phản ánh một cách rõ nét qua các bộ luật làng thành văn: hương ước.
Từ khóa: “quan phương”, “phi quan phương”, “chính quyền kép”, làng xã, Phổ Yên
Phổ Yên là một huyện trung du, nằm ở phía
Nam tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với nhiều
huyện khác trong và ngoài tỉnh thuộc cả hai
vùng miền: đồng bằng và miền núi. Là vùng
đất có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế,
văn hóa – xã hội, từ lâu Phổ Yên được chính
quyền trung ương ở mỗi thời kỳ lịch sử quan
tâm và muốn đặt ảnh hưởng, kể cả chính
quyền ngoại xâm. Năm 1858, thực dân Pháp
xâm lược nước ta và chính thức đặt ách thống
trị từ năm 1896 chúng đã biến nước ta thành
“nửa thuộc địa nửa phong kiến” nghĩa là tồn
tại hai thế lực phong kiến và thực dân cùng
nhau cai trị. Trong bối cảnh này, làng xã – nơi
tụ cư sinh sống của người nông dân Việt Nam
– chịu sự thống trị nặng nề. Nhận thức được
vai trò của làng xã Việt Nam trong quá trình
cai trị, bóc lột, đồng thời cũng thấy được mối
nguy hiểm từ tính tự trị của làng xã Việt Nam,
có thể là “pháo đài” chống lại chúng, ngay
buổi đầu đặt ách cai trị thực dân Pháp đã chú
ý tới việc quản lý làng xã.*Biện pháp đưa ra là
nắm lấy làng xã thông qua các địa chủ phong
kiến và Hội đồng kì mục, biến họ thành tay
sai phục vụ cho chính sách khai thác thuộc
địa của chúng “Một tổ chức phức tạp như thế,
dễ bảo như thế một tổ chức mà trong đó
không bao giờ thấy có một viên kì mục nào
hành động đơn độc cả, một tổ chức đã tồn tại
theo truyền thống từ rất xa xưa, tổ chức đó
chúng ta không nên đụng chạm tới, kẻo làm
dân chúng bất bình, xứ sở rối loạn”[1, 62].
*
Tel: 01698330718; Email: conduongdachon90@gmail.com
Đến những năm 20 của thế kỷ XX, thực dân
Pháp đã tiến hành cải tổ lại tổ chức xã thôn cổ
truyền với hi vọng tận dụng và khai thác
những phương thức tổ chức và quản lý nông
thôn truyền thống của người Việt để dần dần
đưa những người nông dân Việt Nam trung
thành với chế độ bảo hộ, vào nắm các chức vụ
quan trọng hướng hoạt động của bộ máy này
làm việc phục vụ đắc lực cho chính sách đô
hộ của Pháp, “cuộc cải lương hương chính
bắt đầu tiến hành ở Nam kì vào năm 1904 và
chỉ trong khoảng 40 năm đầu thế kỉ XX chúng
đã 7 lần vừa triển khai vừa điều chỉnh ở khắp
Nam, Bắc và Trung kì”[1, 62]. Trong cuộc cải
lương hương chính này thực dân Pháp đã
khôn khéo tận dụng hương ước của làng xã
Việt Nam để đưa luật pháp của Nhà nước bảo
hộ vào lệ làng –“lệ làng hóa phép nước”.
Làng xã Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX, có nhiều chuyển biến sâu sắc về xã hội
và kết cấu xã hội phức tạp trong đó có bộ máy
đứng đầu làng xã. Với sự xuất hiện của các tổ
chức như: Hội đồng kì mục, Hội đồng tộc
biểu, Hộ lại, Chưởng bạ dưới sự quản lý
của chính quyền thực dân, bên cạnh những tổ
chức truyền thống như Hội đồng lý dịch, Hội
tư văn làm bộ máy quản lý làng xã trở nên
cồng kềnh hơn.
Hương ước cải lương huyện Phổ Yên hiện
nay còn lại khá nhiều, các bản hương ước chủ
yếu được lập vào những năm 30, 40 của thế
kỷ XX. Chịu ảnh hưởng của chính sách “cải
lương hương chính” mà thực dân Pháp thực
hiện ở các làng xã trong cả nước, các bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Dương Văn Hợp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 73 - 78
74
hương ước cải lương huyện Phổ Yên trên đại
thể về cấu trúc là giống nhau, được chia ra
làm 2 phần chính là phần chính trị và phần tục
lệ. Trong đó tập trung chủ yếu vào các nội
dung như Hội đồng kì mục, Hội đồng lý dịch,
lệ bầu cử, việc thu thuế, tế tự, canh phòng
trong làng và ngoài đồng, việc sưu thuế, nộp
cheo và việc vệ sinh, khuyến nông. Đây là
nguồn tư liệu phong phú có giá trị trong quá
trình nghiên cứu, tìm hiểu về làng xã các
vùng miền trước năm 1945.
Ở nước ta trước năm 1945, “đối với Nhà
nước thì làng xã là một đơn vị về việc công,
Nhà nước chỉ biết toàn xã chứ không biết
từng người”[2], vì vậy các việc như sưu thuế
Nhà nước bổ cho mỗi làng một số nhất định,
rồi làng lo phân bổ cho dân theo cách nào
cũng được miễn là thu đủ và nộp vào kho cho
Nhà nước. Hương ước làng Đông Cao tổng
Tiểu Lễ mục việc sưu thuế có quy định rõ “Lý
trưởng tiếp phát chỉ bài về thì hội tề kỳ dịch
lại công Đình quân bổ rồi làm thành biên bản
đệ trình quan xét phê giao, về thì giao cho xã
dịch các thôn hành thu trong 20 ngày giao đủ
sưu thuế, lý trưởng đệ nộp tại tỉnh hay kho
thóc”[5, 1]. Từ đó, Nhà nước cần duy trì và
phát triển tổ chức bộ máy quản lý làng xã gọi
là tổ chức quan phương. Tuy nhiên, tính tự trị
của làng xã Việt nói chung và làng xã huyện
Phổ Yên nói riêng vẫn còn rõ nét. Mọi công
việc trong làng thường do dân làng bàn định,
chứ Nhà nước ít can thiệp đến được, do đó
trong bộ máy quản lý làng xã xuất hiện nhiều
tổ chức riêng của làng xã, gọi là phi quan
phương. Điều đó có nghĩa: quan phương là tổ
chức nằm trong hệ thống chính thức của Nhà
nước và phi quan phương là tổ chức dân sự
tự trị của nội bộ làng xã [1, 126]. Hầu hết các
bản hương ước cải lương huyện Phổ Yên đều
đề cập đến các tổ chức này và cũng chính các
tổ chức này điều hành làng xã lập ra hương
ước. Trong bài viết này chỉ tìm hiểu về tổ
chức “quan phương và phi quan phương”
trong kết cấu xã hội làng xã truyền thống qua
nguồn tư liệu của hơn 30 bản hương ước cải
lương huyện Phổ Yên mà tác giả đã khai thác.
HỘI ĐỒNG KỲ MỤC – TỔ CHỨC “PHI
QUAN PHƯƠNG”
- Thành phần, điều kiện: Hội đồng kì mục
là bộ máy quản lý làng xã truyền thống gồm
các tân, cựu, chánh, phó tổng, các chức sắc
quan lại về hưu, các cựu Lý phó trưởng,
những người có tuổi trong làng đã tham gia
đầy đủ các lệ vọng. v.vĐiều kiện để vào
Hội đồng kỳ mục là phải có địa vị, phẩm
tước, chức sắc, quan viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ “Nếu người tuần xã làm việc trong
3 năm chu đáo hết bổn phận thì dân cho ngôi
kỳ mục” [8, 3] và đặc biệt là phải đã tham gia
đầy đủ các lệ vọng. Vì trước đó để được địa
vị trong làng thì phải trải qua các lệ khao
vọng đồng dân “Người nào làm chánh – phó
– lý – tổng – xã đoàn, binh lính mà có đơn
dân tòng cửu phẩm trở lên, khao vọng cả dân,
tứ quý tại đình có sát sinh, đồng dân kính
biếu tọa bàn một cỗ” và “Ai làm tiên thứ chỉ
khao vọng cả dân tiền là 6đ00 dân cho mỗi
người một cái nhiêu, thời tứ quý tại đình có
sát sinh kính biếu”[9, 2]. Như vậy, qua các
bản hương ước cải lương huyện Phổ Yên tác
giả cho rằng vào Hội đồng kỳ mục không cần
qua bầu cử mà chỉ cần có đầy đủ các điều
kiện làng xã đã quy định.
- Chức năng, quyền hạn: Đứng đầu Hội
đồng kì mục là Tiên chỉ và có một hay hai
Thứ chỉ. Đây chính là cơ quan đứng đầu làng
xã, có toàn quyền quyết định các việc quan
trọng trong làng như: phân bổ thuế khóa, sưu
dịch, lính tráng, bầu cử tổng lý (tổng lý bao
gồm Lý trưởng và Phó lý được Hội đồng kỳ
mục chọn ra giới thiệu lên quan trên công
nhận), phân cấp công điền và tổ chức hội hè
đình đám, cũng như xây dựng tu sửa đình
chùa. Hội đồng kỳ mục với người đứng đầu là
Tiên chỉ và Thứ chỉ phối hợp với Lý trưởng
và Phó lý điều hành cũng như giải quyết việc
làng; “Chúng tôi là tiên thứ chỉ kỳ lý xã Vân
Phú phủ Phổ Yên xin lập tục lệ hương ước
như sau này”[3, 1]. Hội đồng kỳ mục dù
không phải do bầu cử và được Nhà nước công
nhận nhưng lại có vai trò và quyền lực lớn
nhất trong làng: “Làng có Hội đồng kỳ mục
cùng mấy lý trưởng bàn việc, các việc quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Dương Văn Hợp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 73 - 78
75
xong rồi giao cho lý trưởng đương thứ thi
hành lại có các tráng dịch để giúp lý trưởng
trong việc tuần phòng. Mỗi năm hai vụ thuế,
khi lý trưởng lĩnh lệ chỉ về phải mời họp Hội
đồng kỳ mục chức dịch hương lão nhân đinh,
chiểu bổ làm sổ bổ trình quan phê rồi lý
trưởng phải sao yết ra đình cho đồng dân biết
việc thu thuế và kì nộp thuế lý trưởng phải
ứng tiền làm cỗ cho các người đến họp bổ ăn
uống một bữa nhưng không được tiêu quá
10đ00, năm nào mất mùa thì bữa ấy ăn giảm
đi”[4, 1]. Như vậy, chức năng của kỳ mục
chính là đại diện của dân, cho dân tham gia
việc chính trị cùng với lý dịch về việc làng xã.
Bên cạnh quyền lợi ai tham gia vào Hội đồng
kỳ mục cũng có quy định về giới hạn “Các
người dự Hội đồng kỳ mục ai cũng có quyền
lợi bàn việc dân trước khi tỏ ý kiến của mình
phải nói năng cử chỉ khiêm tốn để cho hội
đồng tỏ ý kiến của mình, khi tế tự hoặc ăn họp
tại đình trung hay đám hiếu hỷ rước thần và
đưa ma ở ngoài đường có hương lý phải giữ
cho có trật tự không được làm huyên náo nếu
làm huyên náo xét ra lỗi nhẹ thì phải xin lỗi
với dân ưng thuận thì thôi, nếu ai tái phạm 3
lần sẽ phải bỏ ra ngoài dân nhưng lần nào
cũng phải làm biên bản”[9, 10]. Theo tác giả
với quyền hạn của tổ chức “phi quan phương”
phần nào hạn chế được nạn lộng quyền của tổ
chức “quan phương” làng xã.
- Sự biến đổi của Hội đồng kì mục: Hội
đồng kỳ mục chính là biến thể của Hội đồng
già làng ở các công xã nông thôn trước đây
bao gồm những người có tuổi và có uy tín
trong làng, tham gia bàn bạc các công việc
của làng, thành viên do dân làng tín nhiệm
không cần bầu cử. Trong quá trình phát triển,
Hội đồng kỳ mục vốn là hội đồng của những
người cao tuổi và có uy tín trong làng thì dần
đã trở thành hội đồng của những người có
thế lực và có uy tín trong làng. Như vậy, các
thành viên trong Hội đồng kỳ mục của làng
xã cũng không do bầu cử và không cần Nhà
nước công nhận.
Thực dân Pháp đến xâm lược và đặt ách
thống trị lên nước ta cuối thế kỷ XIX, chúng
đã nhận thấy rằng thôn xã có tổ chức Hội
đồng kỳ mục và Hội đồng lý dịch có thế lực
lớn thâu tóm làng xã mà chúng nhận xét là
“Hội đồng kỳ mục và Hội đồng lý dịch rất
lỏng lẻo, tùy tiện kém hiệu lực, gây ra sự lũng
đoạn, mọt rỗng của bọn chức dịch làng xã,
tạo nên tầng lớp cường hào đục khoét nông
dân, lừa dối chính quyền bảo hộ bên trên về
các nghĩa vụ sưu thuế, binh dịch, sử dụng bừa
bãi công quỹ, lấn chiếm ruộng đất công, ”
[2, 86]. Từ đó, chính quyền bảo hộ Pháp đã
tiến hành cuộc cải lương hương chính, mục
đích là nhằm cải cách thay thế Hội đồng kỳ
mục vốn khó nắm bắt và không được sự
công nhận của Nhà nước, bằng Hội đồng tộc
biểu mà theo chúng là phù hợp, chặt chẽ
hơn. Nghị định số 1949 ngày 12 tháng 8 năm
1921 do thống sứ Bắc kỳ quy định thành lập
mỗi làng một Hội đồng tộc biểu với số lượng
thành viên tùy thuộc vào số dòng họ và số
dân đinh trong làng. Cùng với việc cải cách
Hội đồng kỳ mục truyền thống chính quyền
bảo hộ Pháp còn tiến hành chấn chỉnh bộ
máy lý dịch bằng cách quy định nghĩa vụ và
quyền hạn của nó. Nghị định 1949 nêu Lý
trưởng là trung gian giữa làng với Nhà nước
có nhiệm vụ giữ con dấu và địa bạ, lo việc
thu thuế, Lý trưởng không được tự quyết
định các việc trong làng mà phải thông qua
Hội đồng tộc biểu.
Chính sách cải lương hương chính của Pháp
nhằm xóa bỏ tính tự trị của làng xã, mặc dù đã
có những cải cách mạnh mẽ nhưng thực dân
Pháp đã thất bại. Làng xã không chịu từ bỏ Hội
đồng kỳ mục vốn đã bám sâu gốc rễ trong tiềm
thức của dân làng, đến những năm 30 của thế
kỷ XX, Hội đồng kỳ mục vốn tồn tại và phát
triển ngày càng mạnh. Hội đồng tộc biểu hạn
chế dần đến những năm 40 dường như đã vắng
bóng. Các bản hương ước do làng xã huyện
Phổ Yên lập ra từ những năm 1940 đã chứng
minh điều đó. Mở đầu các bản hương ước luôn
xuất hiện vai trò của Hội đồng kỳ mục và Hội
đồng lý dịch, Hội đồng tộc biểu ít hoặc không
được nhắc đến “chúng tôi là tiên thứ chỉ, kỳ
mục làng (xã). cùng mấy hương lão lập hội
đồng xem khoản ước cũ của làng và kê cứu
những lệ”[4, 1]. Những ghi chép như vậy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Dương Văn Hợp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 73 - 78
76
trong hương ước là minh chứng cho tính tự trị
mạnh mẽ của các làng xã huyện Phổ Yên nói
riêng và vùng trung du – miền núi nói chung
so với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nguyên nhân
của hiện tượng này, đó là làng xã huyện Phổ
Yên giáp với các châu “kimi” của các huyện
miền núi phía Bắc: Đại Từ, Định Hóa, Võ
Nhai, Đồng Hỷ. Các châu “kimi” ở miền núi
có giao thông khó khăn, xa với chính quyền
trung ương và là nơi tụ cư sinh sống của các
đồng bào dân tộc thiểu số. Ở các châu “kimi”
Nhà nước không với tới được chỉ kiểm soát
thông qua người “tù trưởng”, “thủ lĩnh” hay
những “thổ ti” của họ. Vì vậy, tổ chức cộng
đồng làng xã ở các châu trung du, miền núi
không chịu ảnh hưởng nhiều từ chính quyền
trung ương như cộng đồng làng xã ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ.
HỘI ĐỒNG LÝ DỊCH – TỔ CHỨC
“QUAN PHƯƠNG”
- Thành phần, điều kiện: Đứng đầu Hội
đồng lý dịch là lý trưởng và phó lý được Hội
đồng kỳ mục chỉ định, do dân làng bầu ra và
phải được Nhà nước công nhận. Trong tổ
chức “quan phương” còn có nhiều người
giúp việc cho lý phó trưởng như: Tuần xã,
Tráng dõng, Tuần phiên, Thủ bạ, Trưởng bạ,
hương trưởng tạo thành bộ máy hoàn chỉnh
trong làng xã. Các bản hương ước của làng xã
lập ra đều quy định về việc bầu chọn lý
trưởng và phó lý. Hương ước xã Yên Mễ tổng
Nghĩa Hương có quy định: “Người nào có
nhiêu rồi và tuổi được đúng lệ Nhà nước trở
lên thời được ra ứng cử lý trưởng”. “Trong
làng cốt có kỳ hào lý trưởng để thay quyền
dân hoặc có công việc quan lên tỉnh dân chi
cho mỗi người vừa khứ hồi là 0đ.40 lên phủ lỵ
vừa khứ hồi mỗi người 0đ.20 để mà ẩm
thực”[6, 3]. Hương ước xã Cải Đan tổng
Hoàng Đàm có lệ bầu cử và bán thứ vị như
sau: “Bầu lý phó trưởng, tuần xã, các hạng
lính, tráng dõng, tuần phiên, thủ bạ, chưởng
bạ ai làm thì cứ 3 năm là một khóa, thì dân
cho một đơn nhiêu miễn trừ phu dịch hay là
nhiêu tư văn. Ai có gia sản và biết quốc ngữ
và chữ nho thì dân bầu làm phần thủ để thu
giữ các món tiền của công của dân nếu giữ
được 3 năm trở ra thì dân cho một đơn nhiêu
miễn hay là nhiêu tư văn”[7, 3]. Làng xã trở
thành Nhà nước thu nhỏ nằm trong Nhà nước
trung ương.
- Chức năng, quyền hạn: Hội đồng lý dịch là
tổ chức quan phương của làng xã đại diện cho
bộ máy Nhà nước phong kiến ở làng, chịu
trách nhiệm thu nộp các khoản sưu thuế, phu
lính của làng cho Nhà nước phong kiến “Mỗi
năm hai vụ thuế, khi lý trưởng lĩnh lệ chỉ về
phải mời họp Hội đồng kỳ mục chức dịch
hương lão nhân đinh, chiểu bổ làm sổ bổ
trình quan phê rồi lý trưởng phải sao yết ra
đình cho đồng dân biết việc thu thuế và kì nộp
thuế lý trưởng phải ứng tiền làm cỗ cho các
người đến họp bổ ăn uống một bữa nhưng
không được tiêu quá 10đ00, năm nào mất
mùa thì bữa ấy ăn giảm đi”[4, 1]. Ngoài ra,
còn có chức năng quản lý đôn đốc các xã dịch
tuần phòng, cắt tuần phu, binh lính và giải
quyết các việc trong làng xã như kiện cáo, vệ
sinh, cầu cống đường xá,... “Lý phó trưởng xã
tuần và tuần phu phải tuần phòng trong làng
và địa giới để cấm chấp những sự gian phi và
bắt kẻ trái phép”[10, 1].
Trong Hội đồng lý lịch thì lý trưởng và phó lý
là người có quyền thế cao nhất, chịu trách
nhiệm nhiều nhất trong quản lý công việc
làng xã, đồng thời là người được hưởng nhiều
quyền lợi: được trọng vọng về mặt tinh thần
(chỗ ngồi trong đình) vừa được ưu đãi về mặt
vật chất (phần quà biếu).
Trong các làng xã huyện Phổ Yên, tổ chức
phi quan phương rất mạnh, đồng thời tổ chức
quan phương cũng phát triển. Bộ máy quản lý
làng xã huyện Phổ Yên không tách rời với
Nhà nước nhưng cũng không hoàn toàn phụ
thuộc, chịu sự chi phối của Nhà nước, nó cân
bằng khiến cho làng xã ở đây khá ổn định
trong tiến trình phát triển.
- Sự biến đổi của Hội đồng Lý dịch: Một
thực tế trong việc tổ chức bộ máy quan viên
là có hiện tượng bán thứ vị, nghĩa là đồng tiền
đã thao túng bộ máy quan viên làng xã. Tuy
nhiên, hiện tượng này cũng chỉ dừng ở một
mức độ nhất định bởi các xã dịch được bầu cử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Dương Văn Hợp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 73 - 78
77
vẫn có quyền lực hơn so với những xã dịch
“bán thứ vị”. Việc có ngôi thứ trong làng xã
là vô cùng quan trọng, có khi chỉ vì thứ vị mà
người ta có thể làm mất hết gia sản của mình
để có một vị trí ngồi trong Đình. “Ai mua lý
phó trưởng thì phải xuất tiền là năm mươi
đồng bạc (50đ.00) dân cho nhiêu cũng như lý
phó trưởng đơn bầu ứng cử”[7, 4].
Có thể nói, tâm lý của con người làng xã về
“quan viên” là tầng lớp “ăn trên ngồi chốc”,
cùng với việc “quan viên” trong quá trình
phát triển mang mặt trái của xã hội đã lợi
dụng chức vụ mà mưu lợi riêng, do vậy mà có
được chân trong tổ chức quan viên là niềm
mơ ước chung của người làng xã. Hiện tượng
bán thứ vị trong làng xã phù hợp với tâm lý
này, bởi thế mà việc bán thứ vị ngày càng
phát triển mạnh làm cho tổ chức bộ máy làng
xã trở nên phức tạp. Cũng vì vậy, Nhà nước
ngày càng bất lực trong quản lý làng xã “Ai
mua nhiêu miễn trừ phu dịch thì phải xuất
tiền mười đồng bạc (10đ.00). Ai mua nhiêu tư
văn thì phải xuất tiền tám đồng bạc (8đ.00).
Còn lệ vọng ngồi thì phải lệ tư văn mà vọng,
ai đã có ngồi tư văn rồi thì mới được mua
ngôi – chùm xã, chia làm ba hạng: ai đã có
đơn bầu ứng dịch thì phải xuất năm đồng bạc
(5đ.00), ai đã mua nhiêu miễn rồi thì phải
xuất sáu đồng bạc (6đ.00), người giàu thì
phải xuất bảy đồng bạc (7đ.00)”[7, 4].
KẾT LUẬN
Như vậy, trong mỗi làng Việt cổ truyền, từng
thành viên phải chịu sự quản lý của hai thiết
chế tổ chức quyền lực: tổ chức “quan
phương” và “phi quan phương”, thông qua
“cơ sở pháp lý” là hương ước kết hợp với
pháp luật, dư luận, nhằm ràng buộc các thành
viên trong những nghĩa vụ và trách nhiệm
nặng nề hơn là quyền lợi. Với hai tổ chức trên
cùng với hương ước và pháp luật, thiết chế
làng xã đã biến từng luỹ tre xanh của người
nông dân thành “pháo đài” tự trị, tự quản
tương đối đóng kín; tạo ra một uy quyền tuyệt
đối của làng với các thành viên làng xã. Nói
một cách khác là sự tồn tại song song của hai
tổ chức hành chính và tự trị đã tăng cường
hiệu lực của pháp luật, mở rộng dân chủ ở
nông thôn, giải quyết tốt mối quan hệ giữa
luật và tục, giữa nhà nước và làng xã
Trong tiến trình đó, làng xã huyện Phổ Yên
đã tiếp thu được những điểm tích cực như; mô
hình tổ chức phi quan phương đã phần nào
đem lại quyền lợi cho người nông dân, hạn
chế sự lũng đoạn của cường hào ác bá nông
thôn và sự can thiệp bóc lột của chính quyền
thực dân, phong kiến. Sự xuất hiện của tổ
chức Hội đồng kỳ mục gồm những thành viên
thuộc “kì cựu – hương lão” trong làng đã đại
diện cho dân làng tham gia quản lý, điều hành
bộ máy hoạt động của làng xã, đã làm thất bại
âm mưu mục đích của thực dân Pháp trong
chính sách “cải lương hương chính”. Sự có
mặt của chức Tiên chỉ, Thứ chỉ là hiện thân
quyền lực của Hội đồng kì mục ở các làng xã,
từng bước chi phối, lấn át các chức dịch trong
nhiều công việc làng kể cả việc sưu thuế, chia
ruộng đất công làng xã, Trong khi đó, tổ
chức Hội đồng lý dịch được Nhà nước xây
dựng khá hoàn hảo lại được hỗ trợ của các tổ
chức quần chúng làng xã: tư văn, phe – giáp,
tộc (họ), cùng tham gia quản lý điều hành
bộ máy làng xã đạt hiệu quả cao. Như vậy,
làng xã đã phát huy được tính năng động vốn
có và đặc biệt là trong việc tự quản, tự trị và
duy trì trật tự ở làng xã. Đây là những bài học
kinh nghiệm của lịch sử trong việc xây dựng
hệ thống chính trị ở cơ sở, phục vụ việc quản
lý xã hội nông thôn hiện nay
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề
làng xã Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, HN.
[2] Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước,
Nxb Pháp lý, Hà Nội.
[3] Hương ước làng Vân Phú, tổngTiểu Lễ, Kí
hiệu HƯ 3302, Viện TTKHXH, HN.
[4] Hương ước xã Đan Hà, tổng Thượng Vụ, Kí
hiệu HƯ 3282, Viện TTKHXH, HN.
[5] Hương ước làng Đông Cao, tổng Tiểu Lễ, Kí
hiệu HƯ 3298, Viện TTKHXH, HN.
[6] Hương ước xã Yên Mễ, tổng Nghĩa Hương, Kí
hiệu HƯ 3304, Viện TTKHXH, HN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Dương Văn Hợp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 73 - 78
78
[7] Hương ước xã Cải Đan, tổng Hoàng Đàm, Kí
hiệu HƯ 3278, Viện TTKHXH, HN.
[8] Hương ước xã Thung Hạc, tổng Hoàng Đàm,
Kí hiệu HƯ 3287, Viện TTKHXH, HN.
[9] Hương ước làng Lợi Xá, tổng Hoàng Đàm, Kí
hiệu HƯ 3291, Viện TTKHXH, HN.
[10] Hương ước làng Hạ Vụ, tổng Vạn Phái, Kí
hiệu HƯ 3285, Viện TTKHXH, HN.
SUMMARY
ORGANIZATION “LOCAL AND NON – LOCAL” IN THE SOCIAL
STRUCTURE OF TRADITIONAL VILLAGE SOCIAL AT PHO YEN DISTRICT
(THAI NGUYEN)
Duong Van Hop*, Do HangNga
College of Science – TNU
The problem is in the social structure of traditional Vietnamese village with the existence of both
the state administrative system - the organization “local” village and autonomous systems -
organized “non-local”. The two systems co-exist to make the village government be a “dual
government”, to they became an unique phenomenon in Vietnam that many countries in the world
hasn’t much. These organizations reflected are clearly through written laws villages: conventions.
Key words: “local” “non-local”, “dual government”, villages, Pho Yen, ...
Ngày nhận bài: 05/3/2013; Ngày phản biện: 15/3/2013; Ngày duyệt đăng: 02/10/2013
Phản biện khoa học: PGS.TS. Đàm Thị Uyên – Đại học Thái Nguyên
*
Tel: 01698330718; Email: conduongdachon90@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- to_chuc_quan_phuong_va_phi_quan_phuong_trong_ket_cau_xa_hoi.pdf