Thắng lợi và những bài học kinh nghiệm lớn của 20 năm đổi mới

Tên đề tài : Thắng lợi và những bài học kinh nghiệm lớn của 20 năm đổi mớiChủ đề THÀNH TỰU VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA 20 NĂM ĐỔI MỚI (1986-2006) MỞ ĐẦU Khi đánh giá về thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Hơn 20 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử”. Đồng thời, quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới hơn 20 năm qua, cũng để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm lớn có giá trị lịch sử và hiện thực sâu sắc. Để nhận thức đúng tầm vóc lịch sử của những thành tựu của 20 năm đổi mới và giá trị của các bài học kinh nghiệm lớn, chúng ta nghiên cứu chủ đề: Thành tựu và những bài học kinh nghiệm của 20 năm đổi mới. I. Mục đích, yêu cầu. - Giúp học viên nhân thức đúng tầm quan trọng của những thành tựu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước 20 năm qua, đồng thời hiểu giá trị lịch sử và hiện thực của những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới. - Trên cơ sở đó, vận dụng vào quá trình học tập, công tác tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới; phát huy vai trò trách nhiệm trong hiện thực hoá đường lối của Đảng góp phần tích cực vào xây dựng quân đội và đất nước. II. Nội dung: Kết cấu gồm 2 phần lớn (trọng tâm là phần II) 1. Khái quát những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của 20 năm đổi mới. 2. Những bài học kinh nghiệm lớn của sự nghiệp đổi mới. III. Thời gian: 6 tiết IV. Phương pháp: Quy nạp, diễn dịch và định hướng nghiên cứu. V. Tài liệu nghiên cứu: 1.Văn kiện Đại hội X, Nxb.CTQG, H.2006, tr.13-20. 2. Ban tư tưởng - văn hoá Trung ương, Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb.CTQG, H.2006, tr.77-87. 3. Ban tư tưởng - văn hoá Trung ương, Chuyên đề nghiên cứu nghị quyết Đại hội X của Đảng (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb.CTQG, H.2006, tr.35-41. 4. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, Đảng lãnh đạo cách mạng XHCN và bài học kinh nghiệm tổng quát của cách mạng VN, Dùng cho đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội - bậc đại học, Nxb. QĐND, H.2008, tr.133-151. 5. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, Đảng lãnh đạo cách mạng XHCN, Dùng cho đào tạo chức danh cán bộ chính trị cấp chiến thuật - chiến dịch, Nxb. QĐND, H.2005, tr.225-280. NỘI DUNG I. Khái quát những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của 20 năm đổi mới. 1. Kết quả 5 năm thực hiện NQ ĐH IX của Đảng (2001-2005). a. Thành tựu, nguyên nhân. * Thành tựu: to lớn và rất quan trọng - Nền KT đã vượt qua thời kỳ suy thoái, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện. + GDP bình quân: 7,51% (Nông nghiệp tăng 3,8%/năm, Công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%/năm; dịch vụ tăng 7%/năm). + GNP: năm 2005 đạt 838.000 tỷ đồng VN (gần 53 tỷ USD gấp đôi so với năm 1995) -> Bình quân đầu người GNP khoảng 10 triệu VN đồng (tương đương 640 USD). + Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, huy động nội lực cho sự phát triển bảo đảm. + Cơ cấu KT tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH: tỷ trọng CN tăng từ 36,5% năm 2001 lên 41% năm 2005. + Hoạt động KT đối ngoại có sự phát triển mới. - Về VH-XH: có tiến bộ nhiều mặt, việc gắn phát triển KT với giải quyết các vấn đề XH có chuyển biến tốt, đời sống các tầng lớp nhân dân phát triển tốt, giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển, đầu tư cơ sở vật chất tăng 18% ngân sách (năm 2005), qui mô đào tạo được mở rộng, số người đi học chiếm khoảng ¼ dân số (khoảng 22 triệu người). - Chính trị XH ổn định; quốc phòng – an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới. - Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN có nhiều tiến bộ trên cả

doc16 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5044 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thắng lợi và những bài học kinh nghiệm lớn của 20 năm đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề THÀNH TỰU VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA 20 NĂM ĐỔI MỚI (1986-2006) MỞ ĐẦU Khi đánh giá về thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Hơn 20 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử”. Đồng thời, quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới hơn 20 năm qua, cũng để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm lớn có giá trị lịch sử và hiện thực sâu sắc. Để nhận thức đúng tầm vóc lịch sử của những thành tựu của 20 năm đổi mới và giá trị của các bài học kinh nghiệm lớn, chúng ta nghiên cứu chủ đề: Thành tựu và những bài học kinh nghiệm của 20 năm đổi mới. I. Mục đích, yêu cầu. - Giúp học viên nhân thức đúng tầm quan trọng của những thành tựu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước 20 năm qua, đồng thời hiểu giá trị lịch sử và hiện thực của những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới. - Trên cơ sở đó, vận dụng vào quá trình học tập, công tác tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới; phát huy vai trò trách nhiệm trong hiện thực hoá đường lối của Đảng góp phần tích cực vào xây dựng quân đội và đất nước. II. Nội dung: Kết cấu gồm 2 phần lớn (trọng tâm là phần II) 1. Khái quát những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của 20 năm đổi mới. 2. Những bài học kinh nghiệm lớn của sự nghiệp đổi mới. III. Thời gian: 6 tiết IV. Phương pháp: Quy nạp, diễn dịch và định hướng nghiên cứu. V. Tài liệu nghiên cứu: 1.Văn kiện Đại hội X, Nxb.CTQG, H.2006, tr.13-20. 2. Ban tư tưởng - văn hoá Trung ương, Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb.CTQG, H.2006, tr.77-87. 3. Ban tư tưởng - văn hoá Trung ương, Chuyên đề nghiên cứu nghị quyết Đại hội X của Đảng (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb.CTQG, H.2006, tr.35-41. 4. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, Đảng lãnh đạo cách mạng XHCN và bài học kinh nghiệm tổng quát của cách mạng VN, Dùng cho đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội - bậc đại học, Nxb. QĐND, H.2008, tr.133-151. 5. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, Đảng lãnh đạo cách mạng XHCN, Dùng cho đào tạo chức danh cán bộ chính trị cấp chiến thuật - chiến dịch, Nxb. QĐND, H.2005, tr.225-280. NỘI DUNG I. Khái quát những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của 20 năm đổi mới. 1. Kết quả 5 năm thực hiện NQ ĐH IX của Đảng (2001-2005). a. Thành tựu, nguyên nhân. * Thành tựu: to lớn và rất quan trọng - Nền KT đã vượt qua thời kỳ suy thoái, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện. + GDP bình quân: 7,51% (Nông nghiệp tăng 3,8%/năm, Công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%/năm; dịch vụ tăng 7%/năm). + GNP: năm 2005 đạt 838.000 tỷ đồng VN (gần 53 tỷ USD gấp đôi so với năm 1995) -> Bình quân đầu người GNP khoảng 10 triệu VN đồng (tương đương 640 USD). + Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, huy động nội lực cho sự phát triển bảo đảm. + Cơ cấu KT tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH: tỷ trọng CN tăng từ 36,5% năm 2001 lên 41% năm 2005. + Hoạt động KT đối ngoại có sự phát triển mới. - Về VH-XH: có tiến bộ nhiều mặt, việc gắn phát triển KT với giải quyết các vấn đề XH có chuyển biến tốt, đời sống các tầng lớp nhân dân phát triển tốt, giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển, đầu tư cơ sở vật chất tăng 18% ngân sách (năm 2005), qui mô đào tạo được mở rộng, số người đi học chiếm khoảng ¼ dân số (khoảng 22 triệu người). - Chính trị XH ổn định; quốc phòng – an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới. - Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN có nhiều tiến bộ trên cả 3 lĩnh vực lập pháp, tư pháp, hành pháp; sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được tăng cường. -> Thông qua được 58 luật, 43 pháp lệnh mới, góp phần phân định rõ ràng hơn quyền hạn của các cơ quan Nhà nước. - Công tác xây dựng Đảng đạt được một số kết quả tích cực. * Nguyên nhân - Đảng có bản lĩnh chính trị vững vàng, đường lối đúng đắn; có hình thức, bước đi và cách làm thích hợp. - Quản lý bằng pháp luật của Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ có nhiều tiến bộ. - Sự nổ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, các ngành, các cấp. - Do tác động tích cực của những cơ chế, chính sách đã ban hành và kết quả đầu tư trong nhiều năm qua. b. Khuyết điểm và nguyên nhân. * Khuyết điểm. - Tăng trưởng chưa tương xứng với khả năng, chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của nền KT chưa cao, cơ cấu KT chuyển dịch còn chậm. - Cơ chế, chính sách về VH-XH chậm đổi mới, nhiều vấn đề XH bức xúc chậm được giải quyết. - Các lĩnh vực QP-AN, đổi ngoại còn một số hạn chế: + Công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược chưa theo kịp tình hình. + Còn một số sự kiện quốc tế, khu vực và trong nước dự báo, đánh giá chưa chính xác, phối hợp còn lúng túng trong một số vấn đề cụ thể. - Tổ chức hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn một số khâu chậm đổi mới. + Quốc hội lúng túng trong thực hiện chức năng giám sát. + Mô hình tổ chức chính quyền các cấp (HĐND) hiêu quả thấp. + Quan liêu, tham nhũng còn lớn. + Dân chủ XHCN còn bị vi phạm, kỷ luật kỷ cương Nhà nước chưa thật nghiêm minh. - Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu. * Nguyên nhân - Tư duy của Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới: một số vấn đề thuộc quan điểm, chủ trương lớn chưa được làm rỗ nên sự thống nhất nhận thức chưa cao, chưa phân định rõ chức năng. - Sự chỉ đạo tổ chức thực hiên chưa tốt. - Một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ chủ chốt yếu kém về phẩm chất, năng lực. 2. Thành tựu và hạn chế của 20 năm đổi mới (1986 -2006). a. Thành tựu: Đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử - Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng KT-XH, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất, có sự thay đổi cơ bản, toàn diện. Tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. + Thời kỳ 1986-1990: Tổng sản phẩm trong nước GDP tăng 4,4%/năm. + Thời kỳ 1991-1995: GDP bình quân tăng 8,2%/năm. + Thời kỳ giữa năm 1997 đến năm 1999: GDP bình quân tăng 7%/năm. + Thời kỳ 2001-2005: GDP bình quân đạt 7,51%/năm. -> Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp CNH, HĐH; nền KT thị trường định hướng XHCN phát triển mạnh mẽ. - Tạo dựng được những tiền đề để phát triển KT-XH trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. + Cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, đạt sự ổn định Ví dụ: năm 1996 - 2000 tích luỹ tăng 9,5%/năm; năm 2001 - 2005 tăng bình quân là: 11,3%/năm. + Cải thiện một bước kết cấu hạ tầng giao thông, điện, viễn thông, thuỷ lợi, thúc đẩy khả năng phát triển KT và cải thiện đời sống dân cư. + Giáo dục và đào tạo; khoa học và cộng nghệ phát triển khá. + Thể chế KT thị trường định hướng XHCN đã từng bước được hình thành; khuôn khổ pháp lý, các cơ chế, chính sách, các chế tài quản lý KT được đổi mới phù hợp, thúc đẩy phát triển KT-XH. - Thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu KT để phát huy tiềm năng của từng ngày, từng vùng, từng thành phần KT trong sự nghiệp CNH, HĐH. + Cơ cấu các ngành KT từng bước được chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. + Cơ cấu các thành phần KT đã có sự chuyển dịch: +/ KT nhà nước được cổ phần hoá và đa dạng các hình thức sở hữu. +/ KT tập thể tiếp tục phát triển với hình thức đa dạng. +/ KT cá thể, tư nhân phát triển khá. +/ Khu vực KT có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp tục phát triển và trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền KT quốc dân. - Thúc đẩy phát triển KT đối ngoại: hoạt động đối ngoại, hội nhập KT quốc tế có bước phát triển mới quan trọng. - Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt: tỷ lệ hộ ngèo giảm, mạng lưới y tế phát triển. - Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và ttăng cường. - Quốc phòng, an ninh được giữ vững; hoạt động đối ngoại rộng mở, vị thế nước ta trên trường quốc tế tăng lên. - Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn (hình thành được hệ thống lý luận trên những nét cơ bản). b. Khuyết điểm. - Đến nay nước ta vẫn ở trong tình trạng kém phát triển, KT còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. -> Quốc tế: + GDP bình quân < 500 USD là nước nghèo và kém phát triển. + GDP bình quân = 750 USD ra khỏi nhóm nước kém phát triển. -> Việt Nam: + Năm 2006: 640 USD (gần 10 triệu đồng) + Đến năm 2010, nước ta mới có thể ra khỏi nhóm nước nghèo và kém phát triển (bình quân khoảng 1000 USD). Ví dụ: + Lucxambua là 45.350 USD + Thuỵ Sĩ là 44.350 USD + Hoa kỳ 28.110 USD, Xômali 100 USD, Môrambíc 80 USD.. - Các lĩnh vực VH-XH, xây dựng hệ thống CT còn nhiều yếu kém - Trong công tác lý luận, hiện chưa giải đáp được một số vấn đề nãy sinh của sự nghiệp đổi mới và xây dựng CNXH ở nước ta. Ví dụ: + Quan niệm về bóc lột và không bóc lột. + Mô hình, mục tiêu xây dựng CNXH. + Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển. + Giữa tăng trưởng KT và thực hiện tiến bộ, công bằng XH. + Giữa đổi mới KT và đổi mới chính trị. + Giữa đổi mới và ổn định, phát triển. + Giữa độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập KT quốc tế. II. Những bài học kinh nghiệm của sự nghiệp đổi mới. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm. * Đại hội VI: nêu 4 bài học. * Đại hội VII: nêu 6 bài học. * Đại hội VIII: nêu 5 bài học. * Đại hội IX: nêu 4 bài học. -> Trên cơ sở các bài học đã được rút ra qua các kỳ ĐH và tổng kết 20 năm đổi mới, ĐH X đã rút ra 5 bài học. 1. Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. a. Cơ sở - Độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu cơ bản, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ lịch sử cách mạng VN từ khi Đảng ra đời. + Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin. + Tư tưỏng Hồ Chí Minh: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới XHCS”. (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb. CTQG, H.2002, tr.1) + Đường lối của Đảng lựa chọn ngay từ đầu: con đường cách mạng VN là cách mạng VS trãi qua hai giai đoạn là tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng tiến tới xã hội Cộng sản. + Đổi mới để có CNXH nhiều hơn, tốt hơn…. - Độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau không thể tách rời: độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để có CNXH, CNXH là điều kiện cơ bản để bảo đảm độc lập dân tộc vững chắc. - Hiện nay, nước ta tuy đã có độc lập dân tộc và đang đi lên CNXH song các thế lực thù địch đang ra sức chống phá. Ví dụ: Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt Nhóm phản động Trần Khải Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài... - Xuất phát từ vai trò của lý luận cách mạng và thực tiễn những năm đổi mới vừa qua + Lênin: không có lý luận cách mạng thì không có cách mạng vận động, chỉ Đảng nào được vũ trang bằng lý luận cách mạng khoa học mới hoàn thành nhiệm vụ của người chiến sĩ tiên phong. + Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều... + Thực tiễn: Những năm vừa qua do nắm vững lý luận...nên sự nghiệp đổi mới giành nhiều thắng lợi (nếu xa rời là thất bại). b. Những yêu cầu của bài học. - Kiên trì sự nghiệp đổi mới vì độc lập dân tộc và CNXH: do thành tựu của sự nghiệp đổi mới (phát hiện, sữa chữa sai lầm, phát triển lý luận). - Quá trình đổi mới phải giữ vững nguyên tắc chiến lược, linh hoạt sáng tạo về sách lược, chủ động nắm vững và giải quyết những vấn đề nãy sinh. + Nắm vững và thực hiệm tốt hai nhiệm vụ chiến lược. + Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng. + Nắm vững mục tiêu cách mạng XHCN. + Nắm vững nguyên tắc chiến lược trong giải quyết các mối quan hệ quốc tế. -> Thực hiện phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” - Kiên trì lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, coi đó là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động; đồng thời phải linh hoạt sáng tạo trong nắm và giải quyết các vấn đề mới nãy sinh. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới. - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thành tựu của công cuộc đổi mới. - Phải cụ thể hoá định hướng XHCN trên mọi lĩnh vực của đời sống XH, làm cho mục tiêu CNXH được hiện thực hoá sinh động và cụ thể. 2. Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm thích hợp. a. Vì sao đổi mới phải toàn diện, đồng bộ ? - Đổi mới là một cuộc cách mạng sâu sắc phải tiến hành toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, song phải làm từng bước thận trọng, làm cơ sở để thực hiện trên các lĩnh vực khác. - Thực tiễn: trong công cuộc đổi mới phải tiến hành toàn diện, đồng bộ song phải thận trọng, không có nghĩa là làm chậm chạp mà phải dứt điểm. => Nghiên cứu: * Vì sao đổi mới phải kế thừa ? * Vì sao đổi mới phải tiến hành từng bước ? -> Đổi mới toàn diện nên phải tiến hành từng bước, có hình thức, bước đi và cách làm thích hợp mới đạt đạt hiệu quả, tránh làm ồ ạt, nóng vội, đốt cháy giai đoạn. Ví dụ: Đổi mới chính trị là đổi mới tư duy chính trị, đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị để năng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị... b. Nội dung, yêu cầu. - Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ KT, chính trị, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống XH; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị. - Đổi mới tất cả các mặt của đời sống XH nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, có những bước đi thích hợp; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và động bộ giữa phát triển KT là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển VH - nền tảng tinh thần của XH. -> Đảng và Nhà nước đã có những bước đổi mới quan trọng, bắt đầu từ đổi mới KT đến đổi mới về chính trị: đạt mức độ tăng trưởng khá ổn định, bảo đảm cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện để giải quyết các vấn đề XH (tiến hành đúng qui luật, được nhân dân đồng tình, ủng hộ). 3. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới. a. Cơ sở: * Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân ? - Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. - Xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong các cuộc cách mạng. -> Quần chúng nhân dân luôn có vai trò to lớn. - Xuất phát từ truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc và thực tiễn cách mạng VN. + Nước lấy dân làm gốc -> sức mạnh của nhân dân, vai trò của nhân dân là nguồn gốc mọi thắng lợi của cách mạng trong lịch sử. + Đảng luôn dựa vào dân, đấu tranh vì lợi ích của nhân dân, đã phát huy đước sức mạnh đại đoàn kết toàn dân giành thắng lợi. Ví dụ: Cách mạng Tháng 8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi trên cả nước trong vòng 1 tháng. + Trong công cuộc đổi mới Đảng đã dựa vào dân, đường lối đổi mới là sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân. - Xuất phát từ mục tiêu của Đảng: ngoài lợi ích của nhân dân Đảng không có lợi ích nào khác. * Đổi mới phát xuất phát từ thực tiễn ? - Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là thước đo của nhân thức - Thực tiễn luôn vận động, phát triển và nãy sinh nhiều vấn đề mới, nhiều nhu cầu mới đòi hỏi phải giải quyết. * Đổi mới phải nhạy bén với cái mới ? - Đổi mới là một cuộc cách mạng to lớn, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực. Nên phải kiên định mục tiêu chiến lược, linh hoạt về sách lược, nhạy bén nắm bắt và giải quyết những vấn đề mới nãy sinh. - Đổi mới là một cuộc cách mạng thay cái cũ bằng cái mới. - Đổi mới là một cuộc cách mạng khó khăn, phức tạp. -> Phải nhạy bén, nắm bắt và giải quyết tốt các vấn đê mới nãy sinh, đòi hỏi trong quá trình đổi mới phải hết sức sáng tạo trên cơ sở nắm vững thực tiễn, giải quyết trên cơ sở nguyên tắc. b. Yêu cầu cần nắm vững. - Đổi mới phải phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, giải quyết hài hoà các lợi ích. - Tôn trọng, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân và các đoàn thể nhân dân trong đổi mới. - Nhạy bén nắm bắt và giải quyết các vấn đề mới, tiến bộ. - Luôn chủ động nắm bắt cái mới, vận dụng lý luận, giải quyết có hiệu quả. 4. Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. a. Vì sao phải phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực ? * Là vấn đề có tính nguyên tắc, bài học kinh nghiệm của cách mạng VN trong lịch sử. * Xuất phát từ mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giữa nội lực và ngoại lực -> trong đó: - Nội lực là: (nhân tố bên trong) + Sức mạnh của lịch sử truyền thống dân tộc + Sức mạnh của cả hệ thống chính trị + Sức mạnh tiềm năng của dân tộc + Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân - Ngoại lực là: (nhân tố bên ngoài) + Sức mạnh của khoa học – công nghệ + Sức mạnh của xu thế hội nhập * Xuất phát từ công cuộc đổi mới ở nước ta phù hợp với thực tiễn và xu thế thời đại. - Nước ta đi lên CNXH từ một nền SX kém phát triển - Nước ta đi lên CNXH trong xu thế phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. -> Do đó, phải tạo thế để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. b. Yêu cầu cần nắm vững. - Tranh thủ tối đa cơ hội thuận lợi do điều kiện quốc tế tạo ra để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, trên cơ sở nguyên tắc đối ngoại. - Chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi các nguy cơ tác động từ bên ngoài, chống cục bộ khép kín. - Nắm vững tình hình để đề ra chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới. - Trong hội nhập chú trọng chọn đối tác, nội dung, thời gian, hình thức, phương thức và bước đi phù hợp, chống thụ động. - Tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính sách để nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế. 5. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiên đấu của Đảng, không ngừng đổi mới HTCT, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. a. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiên đấu của Đảng coi đây là khâu then chốt, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. * Xuất phát từ vị trí, vai trò của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới. - Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: phải tổ chức ra chính Đảng độc lập của giai cấp công nhân. -> Mác-Ăngghen: “Việc giai cấp VS tổ chức thành chính đảng là tất yếu để bảo đảm cho cách mạng XH thu được thắng lợi và thực hiện mục đích cuối cùng của nó là tiêu diệt giai cấp” (Mác – Ăngghen, Tuyển tập, tập 1, Nxb.Sự Thật, H.1962, tr.618) - Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2, Nxb.CTQG, H.2000, tr.267-268) - Từ quan điểm của Đảng ta: ĐH VII chỉ ra “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”. -> Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua ĐH VII khẳng định: “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng VN” (Cương lĩnh…, Nxb.Sự Thật, H.1991, tr.5) * Yêu cầu cần nắm vững: - Đảng phải thường xuyên nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng để đề ra chủ trương, chính sách phù hợp. - Đảng phải luôn quan tâm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để từng bước bổ sung, phát triển đường lối đổi mới. - Trong quá trình đổi mới phải làm tốt công tác dự báo xu thế phát triển của tình hình để sớm đề ra các phương án xử lý đúng đắn. - Phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia xây dựng đường lối đổi mới. - Trong quá trình đổi mới Đảng phải coi xây dựng Đảng là nhân tố then chốt. b. Không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. * Xuất phát từ vai trò của hệ thống chính trị, luôn chăm lo xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. -> Coi đây là yêu cầu bức thiết. * Yêu cầu cần nắm vững: - Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường tính cụ thể, tính khả thi; xây dựng và cụ thể hoá cơ chế kiểm tra, giảm sát tính hợp hiến, hợp pháp các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền. - Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của quốc hội và HĐND các cấp. - Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại. - Xây dựng cơ quan tư pháp trong sạch vững mạnh, dân chủ, văn minh, bảo đảm công lý và quyền con người. - Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, UBND bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân công. - Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, bảo đảm bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh. c. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tập hợp các tổ chức quần chúng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc -> Yêu cầu: - Tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể quần chúng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới CNH, HĐH đất nước. - Xây dựng và hoàn thiện các qui chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia phát triển KT-XH, thực hiện tốt phương châm dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra. - Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của MTTQ và các đoàn thể nhân dân đối với các hoạt động của Đảng và Nhà nước. - Xác lập mối quan hệ thích ứng giữa Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể nhân dân nhằm tạo động lực mạnh cho sự nghiệp đổi mới. KẾT LUẬN Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo hơn 20 năm qua (1986-2006) đã giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, tạo nên thế và lực mới, đưa nước ta chuyển sang thời kỳ mới, tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nâng cao vị thế cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đạt được, cách mạng nước ta cũng đang đứng trước nhiều nguy cơ thách thức lớn. Để tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ thách thức, đưa cách mạng tiến lên, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần nắm vững, vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm đã được Đảng ta tổng kết tại Đại hội X. Để như Lênin đã dạy: "chúng ta phải cố gắng theo kịp các sự kiện đã xảy ra, tổng kết lại, rút ra kết luận, từ kinh nghiệm của lịch sử ngày nay, phải tiếp thu lấy những bài học có thể ứng dụng cho ngày mai" (1) Lªnin, Toµn tËp, tËp 9, Nxb. TiÕn bé, M. 1979, tr. 258. 1). Và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng nước ta, góp phần từng bước hiện thực hoá mục tiêu mục tiêu “dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThắng lợi và những bài học kinh nghiệm lớn của 20 năm đổi mới.doc