Tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học học phần phương pháp dạy học cho sinh viên Sư phạm toán trong đào tạo theo tín chỉ

Project-based learning (PBL) is a form of organizational learning. PBL focuses on studentcentered inquiry. In this paper, an overview of project-based learning is presented; some orientations and the criteria for selecting the topics, contents and organizational processes of it with teaching method courses for mathematic pedagogical students are also presented here. From this study, we found that it is a suitable form of instruction in training credit.

pdf8 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học học phần phương pháp dạy học cho sinh viên Sư phạm toán trong đào tạo theo tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Việt Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 3 - 10 3 TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TOÁN TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ Trần Việt Cường Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Dạy học theo dự án (DHTDA) là hình thức tổ chức dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất phương án vận dụng DHTDA trong tổ chức dạy học học phần phương pháp dạy học (PPDH) cho sinh viên sư phạm (SVSP) toán với các vấn đề như: Những định hướng, những tiêu chí lựa chọn những nội dung cũng như quy trình tổ chức DHTDA học phần này cho SVSP. Từ việc nghiên cứu chúng tôi thấy, DHTDA là hình thức dạy học phù hợp trong đào tạo theo tín chỉ cho SV. Từ khóa: Dạy học theo dự án, phương pháp dạy học, sinh viên sư phạm toán, đào tạo theo tín chỉ ĐẶT VẤN ĐỀ* Dự án là một quá trình hoạt động của một hay một nhóm người để thực hiện kế hoạch tự đề ra để tạo ra sản phẩm nhằm đạt được các mục đích đề ra. Dự án học tập (DAHT) là một dự án trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành; kết hợp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Dạy học theo dự án (DHTDA) là hình thức tổ chức dạy học những DAHT dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên (GV). Như vậy, trong DHTDA, người học phải thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành; kết hợp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Người học phải tự lực lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá kết quả, cuối cùng tạo ra được những sản phẩm phù hợp với mục đích, yêu cầu đã đề ra. Hiện nay, các trường Đại học và Cao đẳng trên toàn quốc đang dần chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Bản chất của đào tạo theo học chế tín chỉ là: Cá nhân hóa, tích cực hóa hoạt động học tập, tăng quyền tự chủ học tập cho người học; nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu; phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, thảo * Tel: 0988686154 luận... cho SV; tăng cường vai trò định hướng, ủy thác, điều khiển, tổ chức và hướng dẫn của GV đối với hoạt động học, hoạt động tư duy, rèn luyện kỹ năng của SV, thúc đẩy và tăng cường mối liên kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Qua nghiên cứu về DHTDA, chúng tôi thấy, hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ cho SV rất phù hợp cho việc tổ chức DHTDA và khi đó DHTDA sẽ có nhiều điều kiện để phát huy hết thế mạnh. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG KHI TỔ CHỨC DHTDA HỌC PHẦN PPDH CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TOÁN Để vận dụng DHTDA trong tổ chức các hoạt động dạy học một cách hiệu quả và đáp ứng được những yêu cầu trong dạy học, GV cần chú ý những định hướng sau: - Dạy học tập trung vào những mục tiêu học tập gắn với các chuẩn: DHTDA không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một buổi học, một bài học mà còn được mở rộng ra trong cả một chủ đề, một môn học và thậm chí trong nhiều môn học thì mới có thể phát huy được hết những ưu điểm của DHTDA. Mục tiêu của DHTDA là thông qua các DAHT, SV không những trả lời được những câu hỏi, giải quyết được những nhiệm vụ học tập, nắm được những kiến thức cần thiết mà còn lĩnh hội được cách thức làm việc, có được khả năng tự học, tự nghiên cứu đặc biệt là hình thành và phát triển những kỹ năng, năng lực sư phạm (NLSP) cần thiết cho bản thân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Việt Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 3 - 10 4 - Dạy học phải hướng vào mục tiêu bồi dưỡng các NLSP nói chung và các năng lực đặc thù của người GV để chuẩn bị tiềm năng SP dạy học ở trường phổ thông: Không phải bất kỳ một SV SP nào được trang bị đầy đủ, có hệ thống những tri thức khoa học cơ bản ở trình độ Đại học đều có thể trở thành một người GV tốt. Chất lượng đào tạo GV và sự đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội hiện nay phụ thuộc không nhỏ vào quá trình rèn luyện nghiệp vụ SP của SV hiện nay ở các trường SP. Do vậy, việc tổ chức dạy học cho SV nói chung và dạy học các học phần thuộc bộ môn PPDH nói riêng cần hướng vào việc hình thành và bồi dưỡng những kỹ năng, NLSP cần thiết, đặc biệt là những năng lực đặc thù của người GV cho SV trong quá trình học tập tại trường SP để SV trước khi ra trường có được những kỹ năng, NLSP cần thiết của người GV. - Dạy học phải chú ý tới hứng thú của người học, lấy việc học làm trung tâm: DHTDA là một trong những hình thức dạy học phát huy cao độ tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của SV trong quá trình học tập. Trong DHTDA, SV được tham gia hoạt động vào hầu hết các khâu thực hiện của DAHT. Trong triển khai thực hiện các DAHT, GV không phải là người “cầm tay chỉ việc” cho SV mà GV đóng vai trò là người cộng tác, hướng dẫn, tư vấn... cho SV trong quá trình học tập. Một DAHT chỉ được thực hiện có hiệu quả và thành công khi SV hiểu rõ về nó, có hứng thú tham gia vào các hoạt động triển khai thực hiện DAHT, được cộng tác làm việc với mọi người trong quá trình thực hiện DAHT và được quyền quyết định về sản phẩm DAHT của mình. Để tổ chức DHTDA cho SV, trong quá trình dạy học, GV cần phải quan tâm, chú ý tới những đặc điểm tâm lý, định hướng vào hứng thú học tập của SV, tạo điều kiện cho SV phát huy được tính tự lực, chủ động, cộng tác làm việc... Ngoài hứng thú, sự ổn định và tập trung tư tưởng, khuynh hướng khắc phục khó khăn cũng giữ vai trò quan trọng đối với việc học tập của mỗi SV. - Dạy học phải đảm bảo sự phù hợp giữa lý thuyết với thực hành và giữa lý luận với thực tiễn: Trong DHTDA, DAHT, GV tổ chức để SV thực hiện phải là một cơ hội tốt để SV được làm việc, được tự mình khám phá ra tri thức. Quan trọng hơn nó còn là cơ hội giúp cho SV được vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng... đã có vào thực tế cuộc sống của bản thân. Những DAHT này phải là cơ hội để cho SV được tìm hiểu, được nghiên cứu, được giải quyết những vấn đề mang tính xã hội và tính thời đại. Chính vì điều này mà tính thực tiễn trong DHTDA được phát triển thêm một mức. Khi tổ chức DHTDA cho SV SP, GV cần phải lựa chọn những nội dung, chủ đề gắn với thực tiễn cuộc sống của SV, giúp SV giải quyết được những vấn đề thiết thực và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. GV cần lựa chọn những nội dung, chủ đề có gắn với thực hành. Sau mỗi DAHT, sản phẩm do SV tạo ra không chỉ có những sản phẩm mang tính lý thuyết mà còn có những sản phẩm thực hành. SV cũng cần phải vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng đã được tích luỹ, được trang bị để hoàn thành nhiệm vụ học tập do DAHT đề ra. - Đảm bảo tính khách quan, khoa học thường xuyên trong quá trình đánh giá việc thực hiện DAHT của SV nhằm thúc đẩy việc học của SV và cải tiến việc dạy của GV: Đánh giá không phải là một hoạt động đơn lẻ mà nó là một quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt thời gian thực hiện DAHT. Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp GV biết được SV đã lĩnh hội, đã làm được gì trong thời gian qua để có những điều chỉnh cần thiết. Đánh giá trở thành một công cụ nhằm cải thiện việc nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng, NLSP cần thiết ở SV. Nhờ đánh giá định kỳ thông qua những hướng dẫn trong bài học, GV có thêm thông tin cần thiết về SV. Từ đó, GV có những điều chỉnh cho phù hợp trong việc tổ chức những hoạt động dạy học của bản thân nhằm giúp cho SV đạt kết quả cao hơn trong quá trình học tập. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Việt Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 3 - 10 5 - Đảm bảo tính khả thi: Nếu tổ chức DHTDA cho SV SP một cách hiệu quả thì SV không những có thể lĩnh hội được những tri thức khoa học cơ bản mà còn được trang bị những kỹ năng, NLSP cần thiết cho bản thân. Để tổ chức DHTDA đảm bảo tính khả thi, hiệu quả so với những PPDH, hình thức dạy học khác, GV cần quan tâm đến nội dung kiến thức của mỗi DAHT và quỹ thời gian để triển khai tổ chức DHTDA sao cho phù hợp, không làm ảnh hưởng đến việc học tập các môn học khác, ảnh hưởng đến tâm lý, hứng thú học tập của SV do thời lượng dạy học dành cho bộ môn PPDH ở các trường không nhiều. GV cần dự tính được việc thực hiện các nhiệm vụ của DAHT đó được thực hiện vào thời gian nào, thời điểm nào hay được lồng ghép vào những hoạt động học tập nào của SV. Mặt khác, việc xây dựng kế hoạch triển khai các DAHT một cách chi tiết, cụ thể cùng ảnh hưởng tới sự thành công và hiệu quả của việc tổ chức DHTDA. Kế hoạch triển khai DAHT càng chi tiết, cụ thể sẽ giúp cho SV, giúp cho các nhóm học tập có thể sớm hình dung được những công việc cần phải làm và sớm triển khai được những hoạt động để thực hiện DAHT đó. Trong kế hoạch triển khai DAHT này cần thể hiện rõ mục tiêu, nội dung của DAHT, yêu cầu về sản phẩm của DAHT, những công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện các hoạt động... TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NỘI DUNG ĐỂ TỔ CHỨC DHTDA HỌC PHẦN PPDH CHO SVSP TOÁN Để tổ chức DHTDA cho SV SP đạt được hiệu quả và phù hợp với những định hướng khi tổ chức DHTDA như đã đề ra ở trên, theo chúng tôi không phải mọi nội dung đều có thể tổ chức DHTDA cho SV được hiệu quả. Mỗi nội dung khi lựa chọn để tổ chức DHTDA cho SV cần đáp ứng được những tiêu chí sau: - Những nội dung được lựa chọn cần có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành dạy học và gắn với những vấn đề thực tiễn nghề nghiệp: DHTDA không chỉ nhằm mục đích là cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết mà thông qua đó còn nhằm mục đích là hình thành và phát triển ở người học những kỹ năng, năng lực cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Do vậy, khi tổ chức DHTDA cho SV, GV cần lựa chọn những nội dung kiến thức có mối liên hệ giữa lý thuyết với thực hành và gắn với những vấn đề thực tiễn nghề nghiệp, giúp SV giải quyết được những vấn đề thiết thực và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Điều này đòi hỏi người SV phải biết cách vượt qua được những khoảng cách giữa lý luận với thực tiễn, giữa lý thuyết với thực hành, đưa những tri thức, kinh nghiệm và những kỹ năng cơ bản đã được trang bị trong quá trình học tập để giải quyết những vấn đề gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp và có ích với bản thân. Những nội dung kiến thức được lựa chọn này phải là cơ hội để giúp cho SV được tìm hiểu, giải quyết những vấn đề, những nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp, đáp ứng được những yêu cầu cần thiết của SV trong cuộc sống hiện nay. Những nội dung kiến thức được lựa chọn để tổ chức DHTDA cho SV phải là một cơ hội tốt để SV được làm việc, được tự mình tìm hiểu, khám phá để tìm ra tri thức, qua đó hình thành và phát triển những kỹ năng, NLSP cần thiết cho bản thân. - Nội dung của các DAHT phải mang tính tích hợp cao: Nội dung của DAHT cần có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều môn học khác nhau nhằm mục đích giải quyết được những nhiệm vụ, những vấn đề do DAHT đặt ra. Mặt khác, ngoài việc SV phải vận dụng những tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều môn học khác nhau để giải quyết những vấn đề, những nhiệm vụ học tập do DAHT đặt ra thì SV còn phải sử dụng phối hợp nhiều PPDH, nhiều hình thức dạy học khác nhau để hoàn thành DAHT của mình. - Các nội dung của DAHT phải gắn với định hướng rèn luyện nghiệp vụ SP cho SV: Rèn luyện nghiệp vụ SP cho SV SP là một trong những hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong mỗi trường SP vì thông qua hoạt động này những phẩm chất, kỹ năng và NLSP cần thiết của người GV sẽ được hình thành và phát triển ở mỗi SV. Chất lượng đào tạo GV và sự đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội hiện nay phụ thuộc rất lớn vào quá trình rèn luyện nghiệp vụ SP của SV hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Việt Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 3 - 10 6 Một SV tốt nghiệp trường SP sẽ được trang bị đầy đủ, có hệ thống những tri thức khoa học cơ bản ở trình độ Đại học. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai có được những tri thức khoa học cơ bản ở trình độ Đại học đều có thể trở thành một người GV tốt, vững vàng trên bục giảng. Vì vậy, trong dạy học người GV cần phải lựa chọn những nội dung, những hoạt động dạy học phù hợp sao cho đáp ứng được yêu cầu vừa có thể tích luỹ được những kiến thức chuyên môn cần thiết và vừa có thể hình thành và rèn luyện được những kỹ năng, NLSP cần thiết cho SV trong quá trình học tập tại trường SP. TỔ CHỨC DHTDA HỌC PHẦN PPDH CHO SVSP TOÁN Để tổ chức DHTDA học phần PPDH cho SV SP một cách hiệu quả, đáp ứng được những yêu cầu trong dạy học, giúp SV không những có được những kiến thức cơ bản mà còn hình thành và rèn luyện được những NLSP cần thiết, theo chúng tôi, quy trình tổ chức DHTDA cho SV SP gồm các giai đoạn sau: • Giai đoạn Chuẩn bị: GV và SV cần thực hiện những công việc sau: - Hình thành DAHT: GV cùng SV nghiên cứu mục đích, yêu cầu và nội dung chương trình của môn học để dự kiến nội dung, chủ đề có thể triển khai tổ chức DHTDA cho SV. Từ đó, GV cùng SV trong lớp xác định mục tiêu của DAHT, xác định những công việc cần thực hiện trong DAHT (Nghiên cứu lý thuyết, tìm hiểu thực tế tại trường phổ thông, giảng tập trước lớp), xác định những sản phẩm cần đạt được sau khi hoàn thành DAHT (Kế hoạch chi tiết thực hiện DAHT của nhóm, nội dung nghiên cứu của từng thành viên trong nhóm, nội dung sản phẩm nghiên cứu lý thuyết của nhóm, nội dung báo cáo sản phẩm nghiên cứu lý thuyết của nhóm, phiếu đánh giá giờ dạy mẫu của GV phổ thông của các thành viên, báo cáo thu hoạch đi thực tế tại trường phổ thông của nhóm, giáo án giảng tập của các nhóm, phiếu đánh giá giờ dạy của các tiết giảng tập của các thành viên trong nhóm), dự kiến thời gian thực hiện DAHT, xác định một số mốc thời gian quan trọng trong quá trình thực hiện DAHT (Thời gian thông qua kế hoạch chi tiết thực hiện DAHT, thời gian đi thực tế tại trường phổ thông, thời gian dự giờ dạy mẫu của từng nhóm, thời gian báo cáo sản phẩm nghiên cứu lý thuyết, thời gian thông qua giáo án với GV, thời gian giảng tập trước lớp...) - Chia nhóm học tập: Căn cứ vào mục tiêu, khối lượng kiến thức của DAHT, khả năng, năng lực của từng SV trong lớp... GV cùng với tập thể lớp quyết định số lượng thành viên của mỗi nhóm học tập. Tập thể lớp tổ chức chia lớp thành các nhóm học tập sao cho mỗi nhóm đều có SV giỏi, SV khá và SV trung bình để tiến hành những hoạt động thực hiện DAHT. Mỗi nhóm học tập cử một SV trong nhóm làm nhóm trưởng để điều hành các hoạt động trong nhóm. - Thông báo tài liệu tham khảo cho SV: GV định hướng cho SV những nguồn tài liệu tham khảo chính phục vụ cho việc hoàn thành các sản phẩm nghiên cứu của DAHT, như tham khảo ở tài liệu nào? ở trang Web nào?... DHTDA rất quan tâm đến các nguồn tài liệu mà người học cần phải tiếp cận vì những tài liệu đó ảnh hưởng tới chất lượng kết quả nghiên cứu của DAHT. • Giai đoạn Xây dựng kế hoạch thực hiện DAHT: GV và SV thực hiện những công việc sau: - Xây dựng kế hoạch thực hiện DAHT: Các nhóm học tập tiến hành họp nhóm để xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện DAHT, xác định những công việc cần triển khai cho từng mảng công việc như: Nghiên cứu lý thuyết (xác định tiêu đề của bài viết, những nội dung cần tìm hiểu, phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm như: Tìm hiểu từng nội dung cụ thể, viết sản phẩm nghiên cứu của nhóm, thiết kế nội dung báo cáo sản phẩm nghiên cứu của nhóm...), tìm hiểu thực tế tại trường phổ thông (họp nhóm chuẩn bị những công việc cần thiết khi đi thực tế, phân công người viết báo cáo thu hoạch đi thực tế tại trường phổ thông...), soạn giáo án và giảng tập trước lớp... - Kiểm tra tính khả thi của bản kế hoạch thực hiện DAHT của các nhóm: Sau khi mỗi nhóm nộp bản kế hoạch chi tiết thực hiện DAHT, GV xem xét kế hoạch thực hiện DAHT của từng nhóm và từ đó có những đóng góp ý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Việt Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 3 - 10 7 kiến cho kế hoạch chi tiết thực hiện DAHT của từng nhóm sao cho khả thi, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. • Giai đoạn Thực hiện DAHT: GV và SV cần thực hiện những công việc sau: - Nghiên cứu lý thuyết: Để hoàn thành sản phẩm nghiên cứu, mỗi nhóm học tập cần tiến hành những công việc sau: Từng thành viên hoặc từng nhóm nhỏ trong nhóm học tập theo chủ đề được phân công tiến hành thu thập, nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm và xử lý thông tin, trao đổi với GV hoặc với những SV khác để hoàn thành sản phẩm nghiên cứu của bản thân; viết sản phẩm nghiên cứu chung của nhóm (SV được nhóm phân công tổng hợp nội dung từ các bài viết của từng thành viên trong nhóm để hoàn thành nội dung sản phẩm nghiên cứu của nhóm); trao đổi, thảo luận trong nhóm để các thành viên cùng nắm được nội dung mà nhóm đang nghiên cứu và hoàn thành sản phẩm nghiên cứu của nhóm; thiết kế nội dung báo cáo sản phẩm nghiên cứu của nhóm (SV được nhóm phân công từ nội dung sản phẩm nghiên cứu của nhóm thiết kế nội dung báo cáo sản phẩm nghiên cứu của nhóm bằng phần mềm PowerPoint hoặc bằng những phần mềm trình chiếu tương tự); trao đổi, thảo luận trong nhóm để hoàn thành nội dung báo cáo và tiến hành tập báo cáo trước nhóm. - Tìm hiểu thực tế tại trường phổ thông: Để hoàn thành công việc này, các nhóm cần thực hiện những công việc sau: Họp nhóm trao đổi các công việc khi đi thực tế tại trường phổ thông (xác định khối lượng kiến thức, kiến thức trọng tâm của tiết học sẽ dự giờ dạy mẫu, xác định những công việc cần phải làm khi đi thực tế); dự giờ dạy mẫu của GV phổ thông; trao đổi với GV phổ thông về việc xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học nội dung mà nhóm đang nghiên cứu hiện nay ở trường phổ thông; thảo luận nhóm để trao đổi, đánh giá, nhận xét về nội dung tiết dạy mẫu của GV phổ thông và trao đổi nội dung bài viết thu hoạch; viết bài thu hoạch và nộp bài thu hoạch cho GV. - Giảng tập trước nhóm: Để hoàn thành công việc này, các nhóm cần tiến hành những công việc sau: Mỗi nhóm được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ lựa chọn nội dung một tiết dạy thuộc chủ đề đang nghiên cứu trong chương trình phổ thông để soạn giáo án, họp nhóm soạn giáo án, thông qua giáo án với GV, chỉnh sửa giáo án theo yêu cầu của GV và giảng tập trong nhóm nhỏ. - Kiểm tra tiến độ thực hiện DAHT: Trong quá trình các nhóm thực hiện DAHT, trên cơ sở kế hoạch chi tiết thực hiện DAHT do các nhóm đã xây dựng và phân công công việc cho từng thành viên trong từng nhóm, GV giám sát, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc của mỗi thành viên trong nhóm cũng như tiến độ thực hiện DAHT chung của cả nhóm. Nếu thấy cần thiết, GV phải điều chỉnh, giúp đỡ để các thành viên thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ và hoàn thành nội dung công việc đã được giao. Trong khâu hoàn thiện DAHT, GV cũng cần phải kiểm tra các sản phẩm của DAHT của từng nhóm xem có phù hợp với nội dung học tập và mục tiêu của DAHT như đã đề ra hay không để có những điều chỉnh, trợ giúp cho các nhóm. • Giai đoạn Báo cáo sản phẩm và đánh giá DAHT của nhóm: GV và SV cần thực hiện những công việc sau: - Báo cáo sản phẩm nghiên cứu lý thuyết trước lớp: Để hoàn thành công việc này, GV và SV cần thực hiện những công việc sau: GV cùng SV chuẩn bị những cơ sở vật chất cần thiết (máy tính, máy chiếu...) để cho từng nhóm trình bày nội dung báo cáo sản phẩm nghiên cứu lý thuyết trước lớp và GV. Đại diện các nhóm (do GV gọi ngẫu nhiên) lên trình bày nội dung báo cáo sản phẩm nghiên cứu lý thuyết trước lớp. Tập thể lớp và GV đóng góp ý kiến và đưa ra những câu hỏi nhằm mục đích trao đổi về nội dung nghiên cứu của nhóm. SV báo cáo hoặc đại diện của nhóm báo cáo trả lời các câu hỏi do GV và tập thể lớp đưa ra. Trên cơ sở những đóng góp, đánh giá của GV và tập thể lớp, các nhóm chỉnh sửa để hoàn chỉnh sản phẩm nghiên cứu của nhóm và nộp sản phẩm cho GV. - Giảng tập trước lớp: Để hoàn thành nội dung công việc này, GV và SV cần thực hiện những nhiệm vụ sau: GV cùng SV chuẩn bị những cơ sở vật chất cần thiết (máy tính, máy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Việt Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 3 - 10 8 chiếu, Overhead...) để cho từng nhóm nhỏ tiến hành giảng tập nội dung của tiết dạy đã chuẩn bị trước lớp. Đại diện của từng nhóm nhỏ (do GV gọi ngẫu nhiên) lên thể hiện nội dung tiết giảng trước lớp. Tập thể lớp và GV theo dõi, nhận xét, đánh giá và đóng góp ý kiến về nội dung tiết dạy. Các nhóm nhỏ nộp sản phẩm giáo án cho GV. - GV cùng SV đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện DAHT của từng nhóm: Trên cơ sở kết quả những hoạt động để triển khai thực hiện DAHT như: Nghiên cứu lý thuyết, đi tìm hiểu thực tế tại trường phổ thông, soạn giáo án và thực tế giảng dạy trước lớp của từng nhóm... GV cùng SV nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện DAHT cũng như kết quả thực hiện DAHT của nhóm. ĐÁNH GIÁ TRONG DHTDA HỌC PHẦN PPDH CHO SVSP TOÁN Đánh giá việc học tập của SV ngoài việc dựa vào điểm số của các bài kiểm tra, các bài thi hết môn sau đó sử dụng phương pháp thống kê học để xử lý số liệu, dựa vào các thông tin thu được từ việc trao đổi, kết quả của các mẫu phiếu điều tra... từ đó đưa ra những kết luận đánh giá về những tác động tích cực của DHTDA đối với việc lĩnh hội kiến thức và hình thành những kỹ năng, NLSP cần thiết của SV thì GV cần sử dụng hình thức đánh giá quá trình để có thể thu được những thông tin cần thiết về việc lĩnh hội kiến thức và hình thành những kỹ năng, NLSP cần thiết cho SV. Để GV có được những thông tin về quá trình học tập của SV một cách khách quan, chính xác và toàn diện thì trong quá trình đánh giá GV cần sử dụng phối hợp các loại hình đánh giá như: GV đánh giá SV, các thành viên trong nhóm tự đánh giá chéo lẫn nhau và SV tự đánh giá. Để tiến hành đánh giá quá trình học tập của SV SP, chúng ta có thể đánh giá theo các giai đoạn sau: - Đánh giá việc hình thành DAHT: Trong đó cần đánh giá khả năng lựa chọn chủ đề cũng như khả năng xác định mục tiêu, nội dung của DAHT, xác định những công việc cần thực hiện trong DAHT, những sản phẩm chính cần đạt được sau khi hoàn thành DAHT, dự kiến thời gian thực hiện DAHT, xác định những mốc thời gian quan trọng trong quá trình thực hiện DAHT... Mặt khác trong quá trình đánh giá, chúng ta cần đánh giá mức độ hỗ trợ của GV cũng như mức độ tự đề xuất ý tưởng của SV trong mỗi công việc. - Đánh giá việc xây dựng kế hoạch thực hiện DAHT: Trong đó cần đánh giá: Khả năng dự kiến công việc cần triển khai trong nhóm có chi tiết, logic và khả thi hay không? khả năng dự kiến nội dung cần nghiên cứu tìm hiểu có cụ thể hay không? phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm có phù hợp không? dự kiến thời gian hoàn thành từng nội dung công việc, thời gian hoàn thành dự án có hợp lý không? khả năng xác định các sản phẩm cần đạt được trong mỗi giai đoạn, trong mỗi nội dung công việc, đối với mỗi cá nhân trong nhóm có phù hợp hay không?... Trong quá trình đánh giá, chúng ta cần đánh giá mức độ hỗ trợ của GV cũng như mức độ tự đề xuất ý kiến, ý tưởng của SV trong công việc. - Đánh giá việc thực hiện DAHT: Trong đó cần đánh giá những nội dung chủ yếu sau: + Đánh giá về việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu của SV: Trong đó cần đánh giá khả năng tự lực nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu của SV, khả năng xử lý các thông tin thu được từ quá trình nghiên cứu tài liệu, khả năng tổng hợp các vấn đề nghiên cứu để được sản phẩm của bản thân... + Đánh giá sản phẩm nghiên cứu lý thuyết của từng nhóm: Đánh giá về hình thức, nội dung của sản phẩm nghiên cứu (nội dung của sản phẩm có được đầy đủ hay không? có đưa ra được các ví dụ minh họa cho từng nội dung lý thuyết và phân tích được ví dụ đưa ra hay không?...). + Đánh giá nội dung báo cáo sản phẩm nghiên cứu lý thuyết của từng nhóm trước lớp: Chúng ta có thể sử dụng gợi ý đánh giá sau: Nội dung báo cáo (đảm bảo chính xác, đầy đủ về nội dung; đảm bảo khoa học, lôgíc trong cách thiết kế, trình bày nội dung;...), hình thức bài báo cáo (hình và chữ rõ ràng; nét, cỡ chữ đủ lớn để xem, gọn lời, trình bày đẹp và có tính trực quan, thể hiện nổi bật được nội dung; các hiệu ứng hình ảnh, mầu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Việt Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 3 - 10 9 hợp lý, không lạm dụng, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung của người nghe;...), cách thức báo cáo (phương pháp trình bày báo cáo, tư thế, tác phong báo cáo...)... + Đánh giá hoạt động đi tìm hiểu thực tế tại trường phổ thông của SV: Trong đó, chúng ta cần đánh giá một số mặt như sau: Đánh giá về ý thức, thái độ chủ động, tích cực, tự lực của SV trong việc học hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy, kinh nghiệm trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học nội dung mà nhóm đang nghiên cứu với GV phổ thông; đánh giá việc trao đổi, thảo luận trong nhóm để chuẩn bị các công việc cần thiết trước khi đi thực tế tại trường phổ thông cũng như khi tiến hành nhận xét đánh giá về tiết dạy mẫu của GV phổ thông; đánh giá nội dung báo cáo thu hoạch đi tìm hiểu thực tế tại trường phổ thông của các nhóm... Từ đó, GV có những nhận xét về kết quả của hoạt động đi tìm hiểu thực tế tại trường phổ thổng của từng SV. + Đánh giá về việc soạn giáo án giảng tập của SV: Trong đó đánh giá khả năng nghiên cứu sách giáo khoa, sách GV để xác định mục tiêu bài học, xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài dạy, khả năng khai thác các thông tin từ sách giáo khoa, sách GV, các sách tham khảo... để phục vụ cho nội dung bài dạy, khả năng dự kiến các hình thức tổ chức, phương pháp và các phương tiện dạy học cho tiết học và khả năng dự kiến phân phối thời gian trong một tiết học và khả năng thiết kế kế hoạch dạy học (soạn giáo án) của SV. + Đánh giá nội dung giảng tập trước lớp: Chúng ta có thể sử dụng gợi ý đánh giá sau: Chính xác, khoa học (quan điểm, lập trường chính trị); Đảm bảo tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm; Liên hệ với thực tế, có tính giáo dục; Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, tiết dạy; Kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy và học; Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài; Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực, giáo án hợp lý; Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý; Tổ chức, điều khiển HS học tập tích cực, phù hợp, HS hứng thú học tập... Đa số HS hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức. + Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải đánh giá về mặt thái độ chung của SV trong quá trình tham gia các hoạt động để hoàn thành DAHT. Chúng ta có thể đánh giá trên các phương diện của gợi ý sau: Tham gia đề xuất ý kiến, Cộng tác trong công việc, Trách nhiệm trong công việc, Hiệu quả công việc... Dựa vào kết quả của việc đánh giá ở trên, GV có thể đánh giá được sự hình thành và phát triển các kỹ năng, các NLSP của mỗi SV thông qua quá trình DHTDA. Với việc sử dụng đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, GV có thể thu được những thông tin thực, để biết được SV đã lĩnh hội những tri thức, hình thành những kỹ năng, NLSP cần thiết cho bản thân ra sao để GV có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp. KẾT LUẬN Từ quá trình thực hiện DAHT, chúng tôi nhận thấy các SV đã tiếp cận với DHTDA. Việc các nhóm phải tự lực lập kế hoạch và thực hiện để hoàn thành sản phẩm DAHT đã kích thích được tính tích cực, trách nhiệm và sáng tạo trong học tập của SV. Mặt khác, do các công việc của DAHT được phân công cụ thể cho từng SV và được SV thực hiện nghiêm túc, hơn nữa mỗi SV lại nhận được sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả từ nhóm của mình mỗi khi gặp khó khăn nên chất lượng sản phẩm DAHT của các nhóm đã đáp ứng được yêu cầu của GV. Qua đó, SV tích luỹ được các kiến thức cần thiết ở trường phổ thông và hình thành các NLSP cần thiết cho bản thân. Có thể nói, DHTDA là hình thức dạy học phù hợp cho các trường Đại học nói chung và cho các trường SP nói riêng đang từng bước chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Bá Kim (chủ biên) (1994), PPDH môn Toán phần 2 - dạy học những nội dung cơ bản, Nxb Giáo dục. 2. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2008), DHTDA và vận dụng trong đào tạo GV môn Công nghệ phần Kinh tế gia đình, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Việt Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 3 - 10 10 SUMMARY ORGANIZATION OF PROJECT-BASED LEARNING - A SUITABLE FORM IN TEACHING THE TEACHING METHOD'S COURCE FOR PEDAGOGICAL STUDENTS WITHIN TRAINING CREDITS Dr. Tran Viet Cuong* College of Education – TNU Project-based learning (PBL) is a form of organizational learning. PBL focuses on student- centered inquiry. In this paper, an overview of project-based learning is presented; some orientations and the criteria for selecting the topics, contents and organizational processes of it with teaching method courses for mathematic pedagogical students are also presented here. From this study, we found that it is a suitable form of instruction in training credit. Key words: Project-based learning, teaching method, mathematic pedagogical students, training credit Ngày nhận: 04/04/2012; Ngày phản biện:16/05/2012; Ngày duyệt đăng:12/06/2012 * Tel: 0988686154 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_33555_37381_119201294559so9406_split_1_2227_2048479.pdf
Tài liệu liên quan