Xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế - Nguyễn Thị Vân Yên

4. KẾT LUẬN Bài viết bước đầu nêu lên những nhận xét về thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên của trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế trong những năm gần đây. Qua đó, nêu lên những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại cần phải khắc phục để có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên tốt hơn trong thời gian tới; bài viết cũng đưa ra một số đề xuất đối với Nhà trường, các đơn vị và chuyên viên để có sự quan tâm, đầu tư phù hợp và thiết thực hơn cho công tác xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên viên, đảm bảo sự cân đối và đồng bộ giữa việc nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ đào tạo, Uy tín và chất lượng đào tạo của nhà trường được khẳng định qua chất lượng đội ngũ. Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có trình độ, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ chuyên viên giỏi, có kiến thức chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ để thực hiện tốt các hoạt động phục vụ đào tạo, quản lý hành chính, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý của Nhà trường. Cho nên, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên cũng chính là góp phần khẳng định uy tín và vị thế của Nhà trường trong bối cảnh đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng và thị trường đào tạo như hiện nay

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế - Nguyễn Thị Vân Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 159-165 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ VÂN YẾN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ chuyên viên nói riêng là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của nhà trường trong xu thế phát triển và hội nhập. Bài viết trình bày thực trạng về công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế và một số đề xuất cụ thể đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Nhà trường trong thời kỳ mới. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, quyết định đến sự phát triển của Nhà trường. Trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt từ năm 2007 đến nay, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã ưu tiên hàng đầu cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là giảng viên. Nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên cho việc học tập, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ, hỗ trợ khó khăn... được thực hiện có hiệu quả. Có thể xem đó là một sự “đầu tư” toàn diện để sớm có một đội ngũ giảng viên đủ năng lực, trình độ đảm đương nhiệm vụ đào tạo. Tuy nhiên, trong sự phát triển chung của Nhà trường, bên cạnh đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ chuyên viên là vấn đề cần thiết, góp phần thực hiện tốt công quản lý và đào tạo của Nhà trường. 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN CỦA TRƯỜNG TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1. Về các chủ trương của Trường Những năm qua, Trường đã thực hiện các chủ trương nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên, như: tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí cho chuyên viên tham gia các khóa bồi dưỡng Quản lý hành chính nhà nước (kể cả chuyên viên đang hợp đồng dài hạn); đi học cao học, tổ chức các đợt tập huấn chuyên môn, khuyến khích viết sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến công tác. Năm 2007, Trường đã ban hành văn bản quy định về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học đối với chuyên viên, kế toán viên... [3]. Đặc biệt, để nâng cao chất lượng đầu vào, năm 2007, Trường đã tổ chức thi tuyển tạo nguồn (thay cho hình thức xét tuyển trước đây) đối với ngạch chuyên viên gồm các môn: ngoại ngữ, tin học và quản lý hành chính Nhà nước (thi vấn đáp). Trường đã thực hiện công tác quy hoạch cán bộ chuyên môn giai đoạn 2007-2010, 2010-2015 cho đội ngũ giảng viên, chuyên viên và nghiên cứu viên theo hướng dẫn của NGUYỄN THỊ VÂN YẾN 160 Đại học Huế, “nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ về mặt chức danh, trình độ; đảm bảo chất lượng, số lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo”. [2] Tuy điều kiện kinh phí còn khó khăn, Trường đã đảm bảo cơ sở vật chất và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho đội ngũ chuyên viên. Các đơn vị đã có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, tạo điều kiện cho từng chuyên viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện tốt nhiệm vụ. 2.2. Về chất lượng đội ngũ chuyên viên - Về trình độ Theo số liệu thống kê đến 30/06/2011, toàn trường có 75 chuyên viên và 02 chuyên viên chính trên tổng số 421 CBVC và HĐLĐ, chiếm tỉ lệ 18.3%; trong đó có 44 chuyên viê nữ, chiếm 57%; 19 chuyên viên có trình độ thạc sĩ (09 ThS QLGD), chiếm 24.67%; 58 chuyên viên có trình độ cử nhân, chiếm 75.32%; khoảng hơn 85% chuyên viên đã được bồi dưỡng chương trình Quản lý hành chính nhà nước. 100% chuyên viên có trình độ tin học văn phòng hoặc sử dụng thành thạo vi tính để làm việc; hơn 75% chuyên viên có trình độ ngoại ngữ A, B, C và trình độ cử nhân. Như vậy, tất cả chuyên viên đều có trình độ từ đại học trở lên và cơ bản đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước (theo nội dung chương trình của Học viện Hành chính Quốc gia), có trình độ tin học, ngoại ngữ, đảm bảo chuẩn trình độ để thực hiện nhiệm vụ của người chuyên viên. - Về đào tạo, bồi dưỡng Hàng năm, Trường tổ chức các đợt tập huấn chuyên môn, như: tập huấn công tác văn thư lưu trữ, công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ; ứng dụng CNTT trong quản lý cán bộ, hoạt động đào tạo, ... . Ngoài ra, Trường còn cử một số chuyên viên tham dự các khóa tập huấn ngắn hạn ngoài trường về công tác Thư viện, Đo lường đánh giá trong QLGD, quản trị mạng... Từ năm 2007 đến nay, có 06 chuyên viên được cử đi học cao học (05 QLGD, 01 chuyên viên học cao học Đo lường và đánh giá trong QLGD), trong đó có 03 chuyên viên đã bảo vệ luận văn thạc sĩ. Tuy nhiên, số chuyên viên được cử đi học cao học còn ít. - Về thâm niên công tác Hiện nay, chuyên viên có thâm niên công tác dưới 5 năm là 27 chuyên viên; từ 5 đến 10 năm có 19 chuyên viên; từ 11 đến 15 năm có 11 chuyên viên; và trên 20 năm có 20 chuyên viên. Qua số liệu cho thấy, số lượng chuyên viên có thâm niên công tác trên 20 năm chiếm tỉ lệ thấp; chuyên viên công tác từ 10 năm đến dưới 5 năm chiếm số lượng khá cao, gần 60%, chứng tỏ tuổi nghề của chuyên viên đang dần được trẻ hóa. Điều đó cho thấy đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm công tác đang có sự giảm sút về số lượng do đến tuổi nghỉ chế độ (trong đó có cả 2 chuyên viên chính). Đây cũng là khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ (xem biểu đồ 2.1). XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN TRƯỜNG ĐHSP HUẾ... 161 24.68 14.29 25.9735.06 >20  năm 11-­‐20  năm 5-­‐10  năm <5  năm - Về cơ cấu độ tuổi Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ chuyên viên hiện nay được phân bố như sau: có 15 chuyên viên dưới 30; 36 chuyên viên từ 31 đến 40 tuổi; 11 chuyên viên từ 41 đến 50 tuổi và 15 chuyên viên trên 50 tuổi. Như vậy, đội ngũ chuyên viên có độ tuổi từ 41 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 33.76%; số còn lại là chuyên viên trẻ, tuổi đời từ 40 trở xuống, chiếm tỷ lệ 66,23%. Đây cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng để phát triển đội ngũ ((xem biểu đồ 2.2) 19.48 14.29 46.75 19.48 >50  tuổi 41-­‐50  tuổi 31-­‐40  tuổi <30  tuổi 2.3. Nhận xét chung về tình hình đội ngũ chuyên viên 2.3.1. Mặt mạnh Việc tuyển dụng hàng năm được Trường thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch nên đã tuyển được những chuyên viên có đủ tiêu chuẩn cơ bản của ngạch bậc và đáp ứng yêu cầu công việc ở các đơn vị. Trường và các đơn vị quan tâm, tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác; đảm bảo cơ sở vật chất, môi trường để chuyên viên làm việc và phát huy năng lực công tác. Đội ngũ chuyên viên của trường đảm bảo phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của của cán bộ viên chức trong môi trường giáo dục; đạt chuẩn trình độ theo quy định; có ý thức phấn đấu vươn lên; có khả năng nắm bắt chuyên môn, năng động, sáng tạo; biết ứng dụng CNTT trong công việc. Biểu đồ 2.1. Thâm niên công tác của chuyên viên Biểu đồ 2.2. Cơ cấu độ tuổi của chuyên viên NGUYỄN THỊ VÂN YẾN 162 Đa số chuyên viên tuổi nghề và tuổi đời còn trẻ nên có khả năng thích ứng và tiếp thu nhanh những vấn đề mới để vận dụng vào công việc, đáp ứng các yêu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay. 2.3.2. Một số tồn tại Đội ngũ chuyên viên của trường đảm bảo trình độ theo quy định nhưng chưa qua đào tạo chuyên môn thuộc ngạch chuyên viên một cách chính quy cho nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhiều khi gặp những khó khăn về vấn đề nghiệp vụ. Đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm công tác ngày càng giảm về số lượng do hết tuổi lao động; chuyên viên trẻ tuy năng động, sáng tạo nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong giải quyết công việc; một bộ phận chuyên viên chưa thật sự cố gắng trau dồi, rèn luyện kỹ năng, phương pháp làm việc khoa học. Mặc dầu Trường đã quan tâm đến công tác đào tạo, bối dưỡng đội ngũ chuyên viên, nhưng do tính chất và yêu cầu công việc ở mỗi đơn vị khác nhau nên các chương trình bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn chưa được tổ chức một cách thường xuyên và chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ, phù hợp với từng đối tượng. Hiện nay, Trường chưa xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn một cách cụ thể, phù hợp với từng vị trí công tác, vì thế chưa thúc đẩy được yếu tố tích cực cá nhân, tạo động lực phấn đấu đối với mỗi chuyên viên. 3. ĐỀ XUẤT 3.1. Đối với Trường - Để nâng cao hơn nữa chất lượng chuyên môn của đội ngũ chuyên viên, Trường cần quan tâm việc bồi dưỡng nhận thức chính trị về “chức trách”, “nhiệm vụ” và “hiểu biết” của người chuyên viên đối với công việc. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trường với các đơn vị trong việc đề xuất các phương án đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đối với đội ngũ chuyên viên. Trường cần xây dựng quy định về các tiêu chí đánh giá chất lượng chuyên môn của từng cá nhân, đơn vị để đảm bảo sự công bằng, khách quan trong đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho việc phấn đấu của cá nhân. - Trường cần có kế hoạch tổ chức nhiều hơn các đợt tập huấn chuyên môn, hỗ trợ kinh phí tham quan học tập kinh nghiệm, tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, bồi dưỡng trình độ quản lý hành chính nhà nước, học cao học... cho đội ngũ chuyên viên trên cơ sở kế hoạch và đề nghị của các đơn vị. - Công tác tổ chức tập huấn, cử chuyên viên đi đào tạo, bồi dưỡng cần có sự xem xét cụ thể về tính chất công việc của từng đối tượng, và nhu cầu thực tế của từng đơn vị (các khoa, bộ môn; các phòng chức năng, trung tâm) để có hiệu quả thiết thực. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN TRƯỜNG ĐHSP HUẾ... 163 - Nên nâng số lượng cử chuyên viên đi học cao học (tại trường) lên khoảng từ 3– 4%/năm để đến năm 2015 có khoảng trên 40% chuyên viên có trình độ thạc sĩ và đến năm 2020 có khoảng 70% chuyên viên có trình độ thạc sĩ, từng bước nâng cao trình độ đội ngũ, đáp ứng yêu cầu phục vụ đào tạo của nhà trường trong tình hình mới. Nên ưu tiên cho những chuyên viên có năng lực chuyên môn, có tinh thần và thái độ làm việc tốt được đi học cao học để có khả năng đảm nhiệm công việc ở những vị trí cao hơn. - Trường nên có kế hoạch bồi dưỡng những chuyên viên giỏi, có phẩm chất, năng lực công tác, đảm bảo các điều kiện để có thể tham gia dự thi nâng ngạch chuyên viên chính. Định kỳ, 2 năm (hoặc hơn), Trường nên tổ chức các cuộc thi “chuyên viên giỏi” và có chế độ khen thưởng xứng đáng để khuyến khích mọi người phấn đấu. 3.2. Đối với các đơn vị - Trong điều kiện hiện nay, số lượng biên chế cho các đơn vị chỉ vừa đủ để thực hiện nhiệm vụ. Việc cử các chuyên viên đi đào tạo tập trung là rất khó, ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị. Vì vậy, các đơn vị nên quan tâm đến công tác đào tạo tại chỗ thông qua quản lý kế hoạch, rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên đối với chuyên viên. - Các đơn vị là Phòng chức năng, Trung tâm nên tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn với từng chuyên đề cụ thể, thiết thực. Có thể phân công mỗi chuyên viên viết tham luận trình bày một vấn đề liên quan đến công việc của cá nhân, đơn vị; đề xuất cải tiến phương pháp làm việc; trao đổi, thảo luận về quy trình thực hiện một công việc cụ thể; chia sẻ những kinh nghiệm, thông tin và kiến thức mới liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của cá nhân, đơn vị... hoặc có thể mời những người có kinh nghiệm công tác về báo cáo, trao đổi để học tập thêm. Qua đó, giúp lãnh đạo các đơn vị nắm được năng lực công tác cũng như những vấn đề cần phải giúp đỡ, bồi dưỡng đối với từng chuyên viên. - Các Khoa, Bộ môn, do đặc thù công việc nên mỗi đơn vị chỉ có 01 chuyên viên nên việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn khó thực hiện. Vì vậy, lãnh đạo các đơn vị cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Thư ký văn phòng (do Trường quy định) để tạo điều kiện cho chuyên viên thực hiện tốt nhiệm vụ, như: tham dự các buổi tập huấn chuyên môn do Trường tổ chức; soạn thảo các văn bản hành chính, tham gia đề xuất ý kiến về công tác quản lý văn phòng, công tác của đơn vị... Mỗi năm, nên động viên, khuyến khích chuyên viên viết báo cáo cải tiến một công việc cụ thể để nâng cao chất lượng công việc. - Nên xây dựng và thống nhất trong đơn vị một số tiêu chí thi đua để chuyên viên tự đánh giá lẫn nhau. Ví dụ như tiêu chí về khả năng đề xuất, cải tiến phương pháp làm việc, giải quyết công việc đúng quy trình, mức độ hoàn thành... và những tiêu chí khác phù hợp với thực tế của đơn vị. Để thực hiện được vấn đề này còn phải khắc phục nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là tâm lý ngại “va chạm”. Vì vậy, nếu có những đánh giá đúng đắn, khách quan và công bằng đối với mọi NGUYỄN THỊ VÂN YẾN 164 người sẽ góp phần mang lại kết quả thiết thực cho công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn của cán bộ. 3.3. Đối với chuyên viên Chuyên viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ có nhiệm vụ giúp lãnh đạo các đơn vị tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ [1], cho nên mỗi chuyên viên cần hết sức coi trọng việc tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Muốn đạt được điều đó, mỗi người cần phải có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng một cách nghiêm túc và thiết thực. Cụ thể: - Cần thường xuyên nghiên cứu các văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước, của ngành và những văn bản liên quan đến công việc được giao để “nắm được đường lối, chính sách chung; nắm chắc phương hướng chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ của mình; nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh mình phụ trách” [1]. - Nắm vững quy trình và những vấn đề liên quan đến quy trình giải quyết công việc. Luôn dự đoán những tình huống, sự việc có thể xẩy ra để có sự chuẩn bị chu đáo đối với từng công việc. Thường xuyên tự rút kinh nghiệm qua mỗi lần vướng mắc, sai sót; tìm hiểu nguyên nhân và xác định được hướng giải quyết tốt hơn cho lần sau. Biết “rút kinh nghiệm” để có kinh nghiệm làm việc tốt hơn là cách tự học, tự bồi dưỡng có hiệu quả nhất. 4. KẾT LUẬN Bài viết bước đầu nêu lên những nhận xét về thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên của trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế trong những năm gần đây. Qua đó, nêu lên những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại cần phải khắc phục để có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên tốt hơn trong thời gian tới; bài viết cũng đưa ra một số đề xuất đối với Nhà trường, các đơn vị và chuyên viên để có sự quan tâm, đầu tư phù hợp và thiết thực hơn cho công tác xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên viên, đảm bảo sự cân đối và đồng bộ giữa việc nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ đào tạo, Uy tín và chất lượng đào tạo của nhà trường được khẳng định qua chất lượng đội ngũ. Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có trình độ, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ chuyên viên giỏi, có kiến thức chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ để thực hiện tốt các hoạt động phục vụ đào tạo, quản lý hành chính, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý của Nhà trường. Cho nên, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên cũng chính là góp phần khẳng định uy tín và vị thế của Nhà trường trong bối cảnh đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng và thị trường đào tạo như hiện nay. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN TRƯỜNG ĐHSP HUẾ... 165 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1993). Quyết định số 414/TCCP-VC về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành hành chính. Hà Nội. [2] Đảng ủy Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế (2008). Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ trường Đại học Sư phạm tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Huế. [3] Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế (2007). Quy định về việc tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và quản lý cán bộ công chức, viên chức, hợp đồng lao động tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Huế Title: BUILDING AND DEVELOPING ADMINISTRATION STAFF AT HUE UNIIVERSITY’S COLLEGE OF EDUCATION Abstract: Training and retraining staff in general, administration staff in particular is an important task and need of a college in the trend of development and integration. The article presents the current status of training and retraining the administration staff of Hue University’s College of Education; from that, highlighting some specific recommendations for training and retraining those staff to meet the requirements of building and development of the College. ThS. NGUYỄN THỊ VÂN YẾN Phòng Tổ chức - Hành chính, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13_193_nguyenthivanyen_23_nguyen_thi_van_yen_8516_2020976.pdf
Tài liệu liên quan