Project-based learning is the teaching method which gets the learners become the center. This
article gives some characteristics of project-based learning, some methods of organizing projectbased learning in teaching methodology module for mathematics students at the tertiary level as
well as the potential of developing pedagogical abilities through project-based learning in the form
of training with credit hours. The experimental results carry out at Thai Nguyen University of
Education has shown, the teachers organize project-based learning project for students helped the
students have access to the pedagogical training for themselves
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức dạy học theo dự án các môn phương pháp dạy học góp phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Sư phạm toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Việt Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 115 - 120
115
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN CÁC MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
GÓP PHẦN RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TOÁN
Trần Việt Cường1*, Phan Anh Hùng2
1Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên,2Trường Đại học Vinh
TÓM TẮT
Dạy học theo dự án (DHTDA) là hình thức dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung
tâm. Qua bài báo này, chúng tôi đưa ra một số đặc điểm của DHTDA, cách thức tổ chức DHTDA
trong dạy học học phần phương pháp dạy học (PPDH) cho sinh viên (SV) sư phạm Toán cũng như
tiềm năng phát triển khả năng nghiệp vụ sư phạm (NVSP) thông qua DHTDA học phần PPDH cho
SV sư phạm toán áp dụng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Những kết quả thực nghiệm sư
phạm bước đầu được tổ chức tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã cho thấy, việc
giáo viên (GV) tổ chức DHTDA cho SV đã giúp cho SV có điều kiện được rèn luyện về NVSP cho
bản thân.
Từ khoá: Dạy học theo dự án, phương pháp dạy học, nghiệp vụ sư phạm, tín chỉ, sinh viên.
PHẦN MỞ ĐẦU*
Hiện nay, các trường Đại học và Cao đẳng
trên toàn quốc đang dần chuyển sang hình
thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Bản chất
của đào tạo theo học chế tín chỉ là: Cá nhân
hóa, tích cực hóa hoạt động học tập, tăng
quyền tự chủ học tập cho người học; nâng cao
ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học,
tự nghiên cứu; phát triển tư duy sáng tạo, rèn
luyện kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng tìm kiếm
và xử lý thông tin, thảo luận... cho SV; tăng
cường vai trò định hướng, ủy thác, điều
khiển, tổ chức và hướng dẫn của giáo viên
(GV) đối với hoạt động học, hoạt động tư
duy, rèn luyện kỹ năng của SV, thúc đẩy và
tăng cường mối liên kết giữa đào tạo với
nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo.
Qua nghiên cứu về DHTDA, chúng tôi thấy,
hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ cho SV
là môi trường phù hợp cho việc tổ chức
DHTDA và khi đó DHTDA sẽ có nhiều điều
kiện để có thể phát huy hết thế mạnh.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đặc điểm của dạy học theo dự án
Theo chúng tôi, DHTDA có các đặc điểm như:
- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của các dự án
học tập (DAHT) xuất phát từ những tình
*
Tel: 0978 626727, Email: tranvietcuong2006@gmail.com
huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề
nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm
vụ của các DAHT cần chứa đựng những vấn
đề phù hợp với trình độ và khả năng của
người học. Các DAHT góp phần gắn việc học
tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống và
xã hội. Trong những trường hợp lý tưởng,
việc thực hiện các DAHT có thể mang lại
những tác động tích cực cho xã hội.
- Định hướng hứng thú người học: Người học
được tham gia lựa chọn những đề tài, nội
dung học tập phù hợp với khả năng và hứng
thú của cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người
học cần được tiếp tục phát triển trong quá
trình thực hiện các DAHT.
- Định hướng hành động: Trong quá trình
thực hiện DAHT có sự kết hợp giữa nghiên
cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong
hoạt động thực tiễn và thực hành. Qua đó,
kiểm tra, củng cố và mở rộng những hiểu biết
về lý thuyết cũng như rèn luyện những kỹ
năng hành động và kinh nghiệm thực tiễn cho
người học.
- Tính tự lực cao của người học: Trong
DHTDA, người học cần tự lực và tham gia
tích cực vào các giai đoạn của quá trình dạy
học. Điều đó đòi hỏi và khuyến khích tính
trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV
chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn và trợ
giúp người học. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần
Trần Việt Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 115 - 120
116
phù hợp với năng lực, khả năng của người học
và mức độ khó khăn của nhiệm vụ học tập.
- Cộng tác làm việc: Các DAHT thường
được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự
cộng tác làm việc và sự phân công công việc
giữa các thành viên trong nhóm. DHTDA
đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng
cộng tác làm việc giữa các thành viên tham
gia, giữa người học, với GV cũng như với
các lực lượng xã hội khác tham gia trong
DAHT. Đặc điểm này còn được gọi là học
tập mang tính xã hội.
- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực
hiện các DAHT, các sản phẩm học tập của
các nhóm được tạo ra. Sản phẩm này không
chỉ giới hạn trong phạm vi là những bài thu
hoạch thiên về lý thuyết, mà trong đa số
trường hợp, các DAHT tạo ra những sản
phẩm của hoạt động thực tiễn và thực hành.
Những sản phẩm của các DAHT này có thể
được sử dụng, công bố, giới thiệu...
- Có khả năng tích hợp cao: Trong DHTDA
có thể thực hiện phối hợp với nhiều PPDH,
hình thức dạy học khác nhau như: Dạy học
phát hiện và giải quyết vấn đề, Dạy học hợp
tác, Dạy học trong môi trường Công nghệ
thông tin... Nội dung của các DAHT có sự kết
hợp tri thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh
vực học tập khác nhau...
- Không bị ràng buộc chặt chẽ về không gian,
thời gian: DHTDA có thể được tiến hành
trong phạm vi một nhóm, một lớp học những
cũng có thể vượt ra khỏi phạm vi một lớp
học. Thời gian thực hiện một DAHT có thể là
một ngày, nhiều ngày hay hàng tuần... tuỳ
thuộc vào quy mô và mức độ của từng
DAHT. Cùng một nội dung nhưng mỗi thành
viên trong nhóm có thể tiếp cận bằng những
cách thức khác nhau sao cho phù hợp với
năng lực, sở trường, điều kiện thực tế của
từng thành viên trong nhóm.
- Tạo ra môi trường học tập tương tác:
DHTDA sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi
cho các hoạt động tương tác đa chiều: Tương
tác giữa GV - người học, người học - người
học, người học - xã hội và tương tác giữa
các thành tố trong quá trình dạy học...
Tổ chức DHTDA học phần PPDH theo
định hướng rèn luyện NVSP cho SV sư
phạm Toán
Để tổ chức DHTDA học phần PPDH cho SV
sư phạm Toán một cách hiệu quả, đáp ứng
được các yêu cầu trong dạy học, giúp SV có
được kiến thức cơ bản, hệ thống và hình
thành, rèn luyện được những kỹ năng, năng
lực sư phạm (NLSP) cần thiết, theo chúng tôi,
DHTDA học phần PPDH cho SV sư phạm
Toán bao gồm các giai đoạn như:
- Giai đoạn Chuẩn bị: Gồm các công việc
như: Hình thành DAHT, chia nhóm học tập,
thông báo tài liệu tham khảo cho SV.
- Giai đoạn Xây dựng kế hoạch thực hiện
DAHT: Gồm các công việc như: Xây dựng kế
hoạch thực hiện DAHT, kiểm tra tính khả
thi của bản kế hoạch thực hiện DAHT của
các nhóm.
- Giai đoạn Thực hiện DAHT: Gồm các
nhiệm vụ như: Nghiên cứu lý thuyết, tìm hiểu
thực tế tại trường phổ thông, giảng tập trước
nhóm, kiểm tra tiến độ thực hiện DAHT.
- Giai đoạn Báo cáo sản phẩm và đánh giá
DAHT của nhóm: Gồm các công việc như:
Báo cáo sản phẩm nghiên cứu lý thuyết trước
lớp, giảng tập trước lớp, giảng viên đánh giá
và nhận xét về kết quả thực hiện DAHT của
các nhóm.
DHTDA và vấn đề hình thành, phát triển
NLSP cho SV sư phạm Toán
Mục tiêu của DHTDA là thông qua việc tổ
chức các hoạt động học tập, người học có
được một số khả năng như: Khả năng sáng
tạo, khả năng thích ứng trong công việc, khả
năng làm việc theo nhóm, khả năng tìm kiếm
và xử lý thông tin Để đảm bảo chất lượng
học tập, việc dạy học không chỉ giới hạn
trong việc truyền thụ những tri thức lý thuyết,
khả năng tái hiện mà còn chú trọng rèn luyện
năng lực thực hành, năng lực vận dụng sáng
tạo các tri thức và các kỹ năng đã học vào
việc giải quyết các vấn đề khoa học và thực
tiễn cuộc sống cho SV. Việc đánh giá kết quả
học tập theo dự án không chỉ chú trọng vào
khả năng tái hiện tri thức mà còn chú trọng
năng lực vận dụng tri thức, tính tích cực, sự
Trần Việt Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 115 - 120
117
sáng tạo thông qua đánh giá quá trình học tập
và rèn luyện của mỗi SV. Như vậy, thông qua
DHTDA sẽ giúp cho SV không những tích
luỹ được những kiến thức cần thiết mà còn
hình thành những kỹ năng, NLSP cần thiết
cho bản thân.
Mỗi chủ đề của DAHT cần phải gắn với thực
tiễn, kết quả DAHT có ý nghĩa thực tiễn - xã
hội. Do đó, nhiệm vụ của DAHT cần chứa
đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và
khả năng của SV. Hơn nữa, các nhiệm vụ
học tập lại do chính SV tự xây dựng nhằm
đáp ứng được các mục đích, yêu cầu của
DAHT đã đề ra. Từ đặc điểm này cho thấy,
DHTDA giúp SV phát triển một số khả năng
như hiểu người học, dự kiến trước công việc,
nghiên cứu tài liệu, xác định nội dung bài
học phù hợp với yêu cầu của chương trình và
mục tiêu đề ra...
Trong DHTDA, các chủ đề, nội dung của
DAHT cần phải phù hợp với hứng thú của
SV. Việc SV tự xây dựng kiến thức cho bản
thân đã khuyến khích được tính tích cực, tự
lực, tính trách nhiệm và sự sáng tạo của SV.
Trong DHTDA, SV được tham gia lựa chọn
đề tài, nội dung học tập sao cho phù hợp với
khả năng và hứng thú của cá nhân. Từ đó
cho thấy, DHTDA giúp SV phát triển các
khả năng như phân tích, dự kiến trước công
việc, sáng tạo...
Trong DHTDA, SV tham gia tích cực và tự
lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học
nên SV có cơ hội để hình thành và phát triển
các NLSP cần thiết cho bản thân như năng lực
nghiên cứu tài liệu, năng lực tự giải quyết vấn
đề, năng lực sáng tạo, năng lực xử lý và điều
khiển thông tin...
Trong DHTDA, DAHT thường được thực
hiện theo nhóm, việc học mang tính xã hội
nên thông qua DHTDA sẽ góp phần rèn
luyện cho SV khả năng phối hợp, hợp tác với
những thành viên trong nhóm nhằm giải
quyết các vấn đề do DAHT đưa ra. Bên cạnh
đó, thông qua làm việc theo nhóm sẽ rèn
luyện cho SV một số năng lực như: tổ chức,
điều khiển; giao tiếp; xử lý các tình huống sư
phạm; lập kế hoạch...
DHTDA tạo ra môi trường dạy học không bị
ràng buộc chặt chẽ về không gian và thời
gian. Thời gian thực hiện một DAHT có thể
là một ngày, nhiều ngày hay hàng tuần... tuỳ
thuộc vào quy mô và mức độ của DAHT.
Cùng một nội dung nhưng mỗi thành viên
trong nhóm có thể tiếp cận bằng những cách
thức khác nhau sao cho phù hợp với năng lực,
sở trường và điều kiện thực tế của từng thành
viên trong nhóm. Vì vậy, DHTDA sẽ giúp SV
phát triển năng lực làm việc trong các môi
trường dạy học không truyền thống: Làm việc
trong lớp học ảo, làm việc online... SV có thể
phân tán ở nhiều nơi khác nhau khi học tập.
Mỗi người cùng một lúc có thể làm việc với
nhiều lớp, nhiều đối tượng, nhiều nội dung
chương trình khác nhau... Do vậy, thông qua
DHTDA sẽ giúp SV phát triển các khả năng
như hợp tác, tổ chức, lập kế hoạch, ứng dụng
Công nghệ thông tin trong dạy học...
DHTDA tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt
động tương tác đa chiều: Tương tác giữa GV -
SV, SV - SV, SV - xã hội... Tương tác giữa
các thành tố trong quá trình dạy học... Khi đó,
trong môi trường tương tác, SV có cơ hội
hình thành và phát triển các khả năng như
giao tiếp, tổ chức, hợp tác, lập kế hoạch, thu
nhận và xử lý thông tin... cho bản thân.
DHTDA có khả năng tích hợp cao với các
hình thức dạy học, PPDH khác như: Dạy học
phát hiện và giải quyết vấn đề, Dạy học hợp
tác, Dạy học trong môi trường Công nghệ
thông tin..., nội dung của các DAHT có sự kết
hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học
khác nhau. Do đó, SV có điều kiện phát triển
khả năng làm chủ các PPDH, hình thức dạy
học, biết được thế mạnh của từng PPDH, từng
hình thức dạy học và biết cách khai thác, phối
hợp chúng một cách nhuần nhuyễn trong từng
tình huống dạy học cụ thể nhằm hoàn thành
nhiệm vụ đề. Ngoài ra, SV còn có cơ hội để
vận dụng các kiến thức của nhiều môn học,
nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các
vấn đề thuộc nội dung của các DAHT. Qua
đó, SV có điều kiện để hình thành và phát
triển các khả năng như nghiên cứu tài liệu, tự
giải quyết vấn đề, sáng tạo, xử lý và điều
khiển thông tin...
Trần Việt Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 115 - 120
118
Trong quá trình triển khai nghiên cứu, tìm
hiểu và xử lý thông tin thu được từ các nguồn
tài nguyên liên quan tới DAHT, SV cần biết
cách khai thác thông tin từ những nguồn tài
nguyên đó, biết tra cứu những thông tin cần
thiết để phục vụ cho công việc của bản thân.
Từ đó, SV phát triển được các khả năng như
nghiên cứu tài liệu, tự học của bản thân, phân
tích, tổng hợp, xử lý thông tin...
Trong quá trình các nhóm hoàn thiện sản
phẩm của DAHT, hoàn thiện nội dung báo
cáo sản phẩm của DAHT để trình bày trước
tập thể lớp, SV sẽ có cơ hội phát triển các khả
năng như khả năng trình bày, khả năng giao
tiếp, khả năng tổ chức, khả năng hợp tác, khả
năng sử dụng ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ
Toán học), khả năng sử dụng các phương tiện
dạy học, khả năng khai thác và ứng dụng
Công nghệ thông tin trong dạy học...
Có thể nói, DHTDA là một hình thức tổ chức
dạy học nếu GV vận dụng một cách hợp lý, tổ
chức dạy học một cách khoa học, hiệu quả thì
không những giúp cho SV tiếp thu kiến thức
được nhiều hơn, sâu sắc hơn mà còn góp phần
hình thành và phát triển các kỹ năng, NLSP
cần thiết cho SV.
DHTDA và vấn đề rèn luyện NVSP cho SV
sư phạm Toán
Với quy trình tổ chức DHTDA học phần
PPDH cho SV sư phạm Toán ở trên, chúng
tôi đã tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết
quả nghiên cứu đối với SV Khoa Toán trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và
nhận thấy: nếu tổ chức dạy học một cách hợp
lý và đảm bảo được các nội dung công việc
như kế hoạch thực hiện DAHT đã đề ra thì sẽ
giúp cho SV lĩnh hội được những kiến thức
cần thiết và góp phần rèn luyện khả năng
NVSP cho SV.
1) Để hoàn thành nhiệm vụ hình thành
DAHT, SV cùng với GV tiến hành nghiên cứu
mục đích, yêu cầu và nội dung chương trình
của môn học để dự kiến những nội dung,
những chủ đề có thể triển khai tổ chức
DHTDA. Từ đó, SV và GV dự kiến một số
công việc liên quan cần thiết để tổ chức
DHTDA. Khi đó, SV có điều kiện hình thành
và phát triển các khả năng như: Từ kết quả
nghiên cứu và điều tra bằng phiếu hỏi sau
thực nghiệm cho thấy 100% SV có khả năng,
trong đó 85% SV có khả năng tốt trong việc
nghiên cứu tài liệu, dự kiến trước công việc,
giao tiếp...
2) Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng kế
hoạch thực hiện DAHT, SV phải tiến hành
các công việc như: Các nhóm SV phải tiến
hành họp nhóm để xây dựng kế hoạch cụ thể,
chi tiết nội dung các công việc để thực hiện
DAHT và phân công công việc cho các thành
viên trong nhóm. Với công việc như vậy, sản
phẩm của các nhóm cần đạt được đó là: Kế
hoạch chi tiết thực hiện DAHT. Khi đó, SV
có điều kiện để hình thành và phát triển các
khả năng như: Từ kết quả nghiên cứu và điều
tra bằng phiếu hỏi sau thực nghiệm cho thấy
100% SV đánh giá có khả năng, trong đó có
80% SV đánh giá có khả năng tốt trong tổ
chức, hợp tác, dự kiến trước công việc, thiết
lập kế hoạch, giao tiếp...
3) Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu lý
thuyết, SV phải tiến hành các công việc như:
Các thành viên trong nhóm theo chủ đề được
phân công tìm kiếm, thu thập, nghiên cứu tài
liệu và xử lý thong tin để hoàn thành sản
phẩm của mình; trao đổi, thảo luận trong
nhóm để các thành viên cùng nắm được nội
dung mà nhóm đang nghiên cứu và hoàn
thành sản phẩm nghiên cứu của nhóm; thiết
kế bài báo cáo sản phẩm nghiên cứu lý
thuyết; trao đổi, thảo luận trong nhóm để
hoàn thành nội dung bài báo cáo; tập báo cáo
trước nhóm và báo cáo sản phẩm nghiên cứu
trước lớp... Với những công việc như vậy, sản
phẩm của các nhóm cần đạt được đó là: Nội
dung nghiên cứu của từng thành viên trong
nhóm, nội dung sản phẩm nghiên cứu lý
thuyết của nhóm, nội dung báo cáo sản phẩm
nghiên cứu lý thuyết của nhóm. Khi đó, SV
có điều kiện nắm được các kiến thức cần thiết
về nội dung nghiên cứu và hình thành và phát
triển các khả năng như: Từ kết quả nghiên
cứu và điều tra bằng phiếu hỏi sau thực
nghiệm cho thấy 100% SV đã biết cách, trong
đó 75% SV đánh giá có khả năng tốt trong
nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa; lựa
chọn và nghiên cứu tài liệu; hợp tác; tự bồi
Trần Việt Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 115 - 120
119
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ của bản thân; sáng tạo; giao tiếp; tổ chức;
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
dạy học; nắm vững tri thức Toán học, Lý luận
và PPDH môn Toán; giải toán; sử dụng
CNTT; thuyết trình báo cáo trước đám đông...
4) Để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu thực tế
tại trường phổ thông, chúng tôi đã yêu cầu
các SV phải tiến hành các công việc như: Họp
nhóm trao đổi các công việc cần thiết khi đi
thực tế tại trường phổ thông, dự giờ dạy mẫu
của GV phổ thông, trao đổi với giáo viên phổ
thông về việc triển khai dạy học nội dung
đang nghiên cứu ở trường phổ thông, thảo
luận nhóm để đánh giá, nhận xét tiết dạy của
giáo viên phổ thông và viết thu hoạch đi thực
tế tại trường phổ thông... Với những công
việc như vậy, sản phẩm của các nhóm cần đạt
được đó là: Phiếu đánh giá giờ dạy của giáo
viên dạy mẫu của các thành viên trong nhóm,
báo cáo thu hoạch đi thực tế tại trường phổ
thông của nhóm. Khi đó, SV có điều kiện
được tìm hiểu việc tổ chức dạy học các nội
dung thuộc chủ đề đang nghiên cứu ở trường
phổ thông và hình thành và phát triển các khả
năng như: Từ kết quả nghiên cứu và điều tra
bằng phiếu hỏi sau thực nghiệm cho thấy
100% SV đã biết cách, trong đó 75% SV có
khả năng tốt trong việc nghiên cứu chương
trình, sách giáo khoa; tự bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân;
giao tiếp; xử lý các tình huống sư phạm; trình
bày bảng; tổ chức; đánh giá tiết dạy và đặc
biệt là SV nắm được cách thức tổ chức dạy
học một tiết cụ thể cho HS...
5) Để hoàn thành nhiệm vụ giảng tập trước
lớp, SV phải tiến hành các công việc như:
Các nhóm nhỏ lựa chọn nội dung tiết dạy, họp
nhóm để soạn giáo án với nội dung đã lựa
chọn, thông qua giáo án với GV, chỉnh sửa
giáo án theo yêu cầu của GV, giảng tập trong
nhóm nhỏ và giảng tập trước lớp... Với những
công việc như vậy, sản phẩm của các nhóm
cần đạt được đó là: Giáo án giảng tập của các
nhóm, phiếu đánh giá giờ dạy của các thành
viên trong nhóm. Khi đó, SV nắm được
cách thiết kế một giáo án giảng tập thuộc
chủ đề đang nghiên cứu ở trường phổ thông
và có điều kiện để hình thành và phát triển
các khả năng như: Từ kết quả nghiên cứu và
điều tra bằng phiếu hỏi sau thực nghiệm cho
thấy 100% SV đánh giá có khả năng, trong
đó 83% SV đánh giá có khả năng tốt trong
việc nghiên cứu chương trình, sách giáo
khoa; xử lý các tình huống sư phạm; trình
bày bảng; soạn giáo án; giao tiếp; tổ chức;
sáng tạo; hợp tác; thiết lập kế hoạch; triển
khai kế hoạch; ứng dụng Công nghệ thông
tin trong dạy học...
Với việc phải hoàn thành các công việc như
trên, được tiếp xúc thường xuyên với thực tế
dạy học ở trường phổ thông, SV không những
có được những tri thức cần thiết mà còn góp
phần rèn luyện NVSP cho bản thân.
KẾT LUẬN
Có thể nói, DHTDA là hình thức dạy học rất
phù hợp cho các trường Đại học nói chung và
cho các trường Sư phạm nói riêng đang từng
bước chuyển sang hình thức đào tạo theo học
chế tín chỉ. Thông qua DHTDA không những
giúp cho SV lĩnh hội được những kiến thức
cần thiết, có hệ thống cho bản thân mà còn
hình thành và phát triển NVSP cho mỗi SV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005), Hội
thảo tập huấn: Phát triển năng lực thông qua
phương pháp và phương tiện dạy học mới, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển THPT.
[2]. Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo
(2004), DHTDA - một phương pháp có chức năng
kép trong đào tạo GV, Tạp chí Giáo dục, số 80.
[3]. Nguyễn Bá Kim, Đinh Nho Chương, Nguyễn
Mạnh Cảng, Vũ Dương Thuỵ, Nguyễn Văn
Hưởng (1994), Phương pháp dạy học môn toán
phần 2 - dạy học những nội dung cơ bản, Nxb
Giáo dục.
[4]. J. W. Thomas (2000), A review of research on
Project - Based Learning, California.
Trần Việt Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 115 - 120
120
SUMMARY
ORGANIZING PROJECT -BASED LEARNING METHOD IN TEACHING
METHODOLOGY SUBJECT MAKING A CONTRIBUTION TO DEVELOP
PEDAGOGICAL ABILITIES FOR MATHEMATICS STUDENTS
Tran Viet Cuong1*, Phan Anh Hung2
1College of Education – TNU, 2 Vinh University
Project-based learning is the teaching method which gets the learners become the center. This
article gives some characteristics of project-based learning, some methods of organizing project-
based learning in teaching methodology module for mathematics students at the tertiary level as
well as the potential of developing pedagogical abilities through project-based learning in the form
of training with credit hours. The experimental results carry out at Thai Nguyen University of
Education has shown, the teachers organize project-based learning project for students helped the
students have access to the pedagogical training for themselves
Key words: Project-based learning, methodology, pedagogical abilities, credit hours.
Ngày nhận bài: 10/10/2012, ngày phản biện: 28/10/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012
*
Tel: 0978 626727, Email: tranvietcuong2006@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_36371_39970_4220139211115_6192_2052209.pdf