Tính tích cực chính trị của người nông dân với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay

Sự nghiệp đổi mới với nội dung trọng tâm phát triển kinh tế - công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp cách mạng toàn diện của toàn dân và yêu cầu đặt ra là toàn dân được thụ hưởng thành quả của sự phát triển đất nước. Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: Dân là chủ và dân làm chủ. Quá trình này hướng trực tiếp vào dân chủ hóa kinh tế và dân chủ chính trị trong đời sống xã hội. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là một khâu then chốt của toàn bộ quá trình dân chủ hóa xã hội. Ở nông thôn, đây là quá trình thực hiện và phát triển dân chủ từ cơ sở làng xã, đảm bảo quyền dân chủ và làm chủ của nông dân - nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính tích cực chính trị của người nông dân với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VỚI VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN NAY ĐOÀN THỊ MINH OANH* Sự nghiệp đổi mới với nội dung trọng tâm phát triển kinh tế - công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp cách mạng toàn diện của toàn dân và yêu cầu đặt ra là toàn dân được thụ hưởng thành quả của sự phát triển đất nước. Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: Dân là chủ và dân làm chủ. Quá trình này hướng trực tiếp vào dân chủ hóa kinh tế và dân chủ chính trị trong đời sống xã hội. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là một khâu then chốt của toàn bộ quá trình dân chủ hóa xã hội. Ở nông thôn, đây là quá trình thực hiện và phát triển dân chủ từ cơ sở làng xã, đảm bảo quyền dân chủ và làm chủ của nông dân - nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.* Dân chủ hóa kinh tế và dân chủ chính trị ở nông thôn nhằm tạo ra những xung lực vật chất và tinh thần để khai thác, giải phóng sức lao động của nông dân, đảm bảo sự ổn định tích cực về chính trị, sự lành mạnh về quan hệ xã hội ở nông thôn. Quá trình này diễn ra với sự chi phối của rất nhiều yếu tố, trong đó, cần đặc biệt chú trọng yếu tố tính tích cực chính trị (TTCCT) của người nông dân. Đây thực sự là động lực của phát triển. Tính tích cực là “chủ động, hướng hoạt động nhằm tạo ra những thay đổi, phát triển”, biểu hiện ra trong thái độ, hành vi, cử chỉ của con người. Tính tích cực gắn với hoạt động chủ động, sáng tạo của con người nhằm đạt tới mục đích đã định ra trong cuộc sống. Có thể phân chia sự phát triển tính tích * TS. Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội cực thành 3 mức độ: tính tích cực mô phỏng - bắt chước, tính tích cực tìm kiếm - sử dụng, tính tích cực sáng tạo. Sáng tạo là mức độ phát triển cao nhất của tính tích cực vì nó tìm ra những cái mới, cách giải quyết mới, không phụ thuộc vào cái đã có. Tính tích cực trước hết thuộc về ý thức và nó được nhận biết, thể hiện ra qua các hoạt động cải tạo tự nhiên, xã hội và cải tạo chính bản thân mình. Nhận thức và hoạt động thực tiễn – đó là chu trình của tính tích cực. Nói đến tính tích cực xã hội là nói về toàn bộ những biểu hiện của sự hoạt động có ích về mặt xã hội của con người trong tất cả các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội và tinh thần. Hay nói lên vị trí, vai trò của con người với tư cách là chủ thể của xã hội và lịch sử với thái độ tích cực, chủ động của nó đối với môi trường sống.. Tính tích cực chính trị là một loại hình của tính tích cực xã hội, nó gắn với hoạt động chính trị của chủ thể chính trị. Điều quan trọng nhất trong chính trị là thiết chế, thể chế chính quyền nhà nước, việc quy định các hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước, là sự tham gia vào công việc nhà nước của mỗi công dân. Ở đây, tính tích cực chính trị của mỗi con người được hình thành, được biểu hiện trực tiếp ở yếu tố cụ thể: vị trí, vị thế của công dân trong tham gia vào công việc nhà nước như thế nào. Tính tích cực chính trị một mặt chịu sự quy định của điều kiện kinh tế xã hội, đồng thời gắn bó chặt chẽ với các quá trình chính trị và luôn biến đổi cùng những biến đổi của Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012 4 quá trình chính trị. Cơ sở quan trọng nhất để nhận biết tính tích cực chính trị là phải xem xét các chủ thể chính trị đã hiện thực hóa mục đích chính trị khi tham gia các quá trình chính trị tiến bộ hay thoái bộ như thế nào. Như vậy, có thể quan niệm tính tích cực chính trị là toàn bộ những biểu hiện của sự tự giác, chủ động, sáng tạo trong nhận thức và hoạt động của một cá nhân, một cộng đồng, một giai cấp, một chính đảng, một nhà nước với tư cách là những chủ thể chính trị khác nhau khi tham gia vào quá trình chính trị trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu chính trị vì sự phát triển, tiến bộ của cộng đồng. Tính tích cực chính trị có mặt đối lập của nó là tính thụ động, bị động chính trị. Đó là thái độ thờ ơ, dửng dưng đối với chính trị. Trạng thái này phản ánh sự lãnh đạm đối với chính trị, xa rời sinh hoạt chính trị, đấu tranh chính trị. Như vậy, quá trình chính trị trở nên xa lạ với công dân. Ở nước ta quá trình chính trị đòi hỏi sự tham gia rộng rãi của nhân dân, từ việc xác định mục tiêu chính trị đến hiện thực hóa các mục tiêu đó. Muốn vậy, lợi ích cá nhân với lợi ích chung và sự phát triển của cộng đồng phải thực sự thống nhất. Như vậy, tính tích cực chính trị của công dân là toàn bộ những biểu hiện của sự tự giác, chủ động, sáng tạo trong nhận thức và hoạt động tham gia vào quá trình chính trị trên những cơ sở, điều kiện xác định nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính trị tiến bộ, thúc đẩy sự phát triển của cá nhân công dân và của cộng đồng. Tính tích cực chính trị tiềm năng trong mỗi công dân, nó bộc lộ và được nâng cao khi có những điều kiện nhất định. Tính tích cực chính trị của nông dân nước ta sẽ phát huy khi môi trường hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phù hợp với trình độ, khả năng của họ, với một thiết chế thuận lợi, lành mạnh và quan trọng nhất là lợi ích được đảm bảo và tăng lên. Môi trường kinh tế nông nghiệp: Phải có định hướng thông qua các chính sách kinh tế cụ thể, được ưu tiên phân phối nguồn lực hợp lý, công bằng trong phân phối và vừa sức với các chủ thể kinh tế là người nông dân. Môi trường chính trị nông thôn. Hệ thống chính trị với cấu trúc và cơ chế hoạt động của nó phải là cơ sở, điều kiện cho phép phát huy TTCCT của mỗi người. Quy chế dân chủ ở cơ sở và các thiết chế của nó tạo điều kiện cho nông dân phát huy TTCCT, thực hiện quyền làm chủ trong sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội-thực hiện mục tiêu chính trị tiến bộ . Môi trường văn hóa nông thôn. Văn hóa không chỉ cung cấp một cơ sở thỏa mãn các nhu cầu và ham muốn thiết yếu của đời sống tinh thần con người mà còn là cơ sở để phát triển tâm lý, từ đó giúp cá nhân tăng cường hoạt động nhân cách của chính mình. Văn hóa chính trị gắn bó hữu cơ với TTCCT bởi nó có mặt và thẩm thấu trong hoạt động chính trị: từ tính chất cho đến bản chất và mục đích chính trị, quy định mục tiêu chính trị vì sự phát triển con người. Văn hóa chính trị có cấu trúc phức tạp, cho nên một mặt TTCCT công dân là nội dung của văn hóa chính trị ở cấp độ chủ thể của nó, mặt khác TTCCT của công dân được hình thành trên cơ sở, điều kiện của văn hóa chính trị theo cấp độ văn hóa thể chế, thiết chế, văn hóa bộ máy quản lý nhà nước và xã hội. Nâng cao văn hóa chính trị của nông dân nhằm giúp họ ý thức rõ vị trí của mình trong hệ thống quyền lực chính trị địa phương, của quốc gia, làm cho các phẩm chất, năng lực của con người chính trị ở họ trưởng thành hơn. Đó là điều kiện để nông dân tham gia tích cực, tự giác, hiệu quả vào công việc của đảng, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương. Môi trường xã hội nông thôn. Đó là đời sống cộng đồng của nông dân, với việc bảo đảm các nhu cầu cơ bản của cuộc sống và sự phát triển của họ. TTCCT của nông dân được thể hiện thông qua hoạt động không Tính tích cực chính trị 5 tách rời các quan hệ xã hội. Cuộc sống của mỗi người nông dân diễn ra ở gia đình, thôn xóm, làng quê. Mọi nhu cầu và khả năng của người nông dân hình thành và phát triển đều phải diễn ra và thông qua các thiết chế xã hội này. Các mối quan hệ trong xã hội nông thôn phải hướng mạnh mẽ đến công bằng, văn minh, là điều kiện để phát triển cá nhân, phát triển gia đình, phát triển xã hội nông thôn văn minh, tiến bộ. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, đổi mới về chính trị, sẽ xuất hiện những nhu cầu chính đáng về quyền lợi kinh tế, quyền lợi chính trị, quyền lợi pháp lý của các hội, hiệp hội, các tổ chức mới... giúp cho nông dân có nhiều cơ hội thực hiện quyền lợi chính đáng của mình, khi họ là thành viên của các tổ chức này. Như vậy, phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đáp ứng nhu cầu và lợi ích cơ bản, chính đáng của nông dân, vì mục tiêu tiến bộ xã hội đồng nghĩa với việc tạo tiền đề và từng bước thực hiện sự phát triển tự do, mọi mặt cho mỗi người nông dân. Đó cũng là cơ sở để người nông dân phát huy TTCCT, tham gia vào các quá trình chính trị, cùng gánh vác và giải quyết các nhiệm vụ chung, góp sức mình cho sự phát triển cộng đồng. Tiêu chí đánh giá mức độ của tính tích cực chính trị của nông dân, qua đó đánh giá tính tiến bộ - dân chủ của xã hội nông thôn, tính hợp lý, tính khoa học, tính thực tiễn của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tính hấp dẫn thiết thực về mặt thiết chế của các tổ chức, đoàn thể quần chúng... hiện nay, đó là: 1. Nông dân quan tâm tới mục đích của Quy chế dân chủ ở cơ sở, của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. 2. Nông dân tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. 3. Nông dân lao động sáng tạo thực hiện mục tiêu chính trị. Vấn đề phát huy tính tích cực chính trị của người nông dân thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong 10 năm và 4 năm thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở đã thu được những kết quả rất cơ bản trong đời sống xã hội nông thôn: góp phần nâng cao nhận thức, ý thức về dân chủ, về quyền và nghĩa vụ của nông dân - công dân, về vai trò và trách nhiệm của chính quyền cơ sở đối với dân; góp phần nâng cao vị thế xã hội người chủ của dân, rèn luyện năng lực làm chủ của dân, thiết lập được mối quan hệ tác động qua lại giữa dân và chính quyền ở cơ sở, chính quyền có phần gần dân hơn, tạo được lực đẩy chính trị - xã hội quan trọng để thực hiện xóa đói giảm nghèo cho nông dân... Song cũng không thể phủ nhận một thực tế, việc triển khai Quy chế dân chủ ở lúc khởi động, dân chúng rất hào hứng nhưng về sau sự hào hứng đó giảm dần, bản thân dân chúng cũng ít mặn mà với chính những điều mà trước đó họ chờ đợi, tâm đắc. Do vậy, vai trò tạo động lực cho TTCCT của nông dân phải được nâng cao về nội dung và yêu cầu thể hiện trong Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Cụ thể: - Công khai và minh bạch tài chính ngân sách, tiền của của dân đóng góp. Dân phải được thực sự tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền và xã. Đây là điều dân mong đợi, bức xúc nhất nhưng được đáp ứng ít nhất. - Dân chủ trong kinh tế. Không có lợi ích thiết thực cho dân thì dân sẽ không thể duy trì lâu bền TTCCT để nhiệt tình và quan tâm thực hiện quy chế, dần đẩy quy chế vào tình trạng hình thức hóa, mất tác dụng. Hiện nay, lợi ích, sự hưởng thụ lợi ích chính đáng, công bằng cho người nông dân còn rất hạn chế trong cả quy định và thực hiện. - Điều kiện vật chất hỗ trợ để thực hiện Pháp lệnh phải đảm bảo đáp ứng cho việc phổ biến tường tận, họp bàn một cách thấu đáo các chủ trương, chính sách, biện pháp cũng như hiệu quả công việc đã thực hiện Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012 6 được. Hiện nay, vật chất hỗ trợ thực hiện Pháp lệnh còn rất hạn chế. - Chế tài quy định trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện Pháp lệnh đối với cán bộ, tổ chức đảng, chính quyền và của chính quần chúng phải đầy đủ, nghiêm khắc và nghiêm minh. Những chế tài đã có chưa có sự hợp lý cần thiết. Đây là kẽ hở dẫn đến nảy sinh và phát triển sự lợi dụng, trì hoãn, hình thức hoặc cực đoan, quá đà... trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ. - Phải xác định rõ ràng, minh bạch mối quan hệ giữa quản lý nhà nước ở cấp xã và tự quản cộng đồng ở thôn, tránh chồng lấn, hoạt động sai chức năng và thẩm quyền... Hơn nữa, thực hiện vị thế và quyền làm chủ của dân trong thực tế là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Do vậy, dân chủ ở cơ sở không tách rời siêu hình với dân chủ ở các cấp mà tinh thần dân chủ phải trở thành mạch khí trong toàn bộ cơ thể xã hội. Tổng hợp những hạn chế trên là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn tới vị thế là chủ và quyền làm chủ của nông dân trong đời sống kinh tế, chính trị của mình còn rất hạn chế, thậm chí chỉ còn là hình thức. Do đó, TTCCT của nông dân chưa có điều kiện để phát huy, chưa hữu dụng trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của xã hội nông thôn. Nhìn vào khía cạnh kinh tế, người nông dân đã nhận được gì từ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước trong thời gian 15 năm qua? Xét chung trên bình diện cả nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa như cách thức hiện nay đã dẫn đến một số quyền và lợi ích cơ bản, chính đáng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nông dân bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực hoặc bị vi phạm nghiêm trọng. Thực tế, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp vẫn diễn ra rất chậm. Năng suất lao động toàn xã hội tăng lên khá cao nhưng ở nông nghiệp thì chững lại. Năm 2005, năng suất lao động nông nghiệp chỉ tăng 3,7%, năm 2006 tụt xuống còn 2,64%. Ngành công nghiệp hiện nay chưa sản xuất được bao nhiêu máy móc và vật tư cho nông nghiệp. 70% phân bón, thuốc trừ sâu phải nhập khẩu, trong khi một nửa sản phẩm làm ra của nông nghiệp cung cấp cho xuất khẩu và khu vực đô thị. Sản xuất nông nghiệp thu nhập quá thấp nhưng nông dân lại phải chịu nhiều khoản phí và có tiếng nói rất hạn chế trong những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của họ và gia đình. Theo báo cáo của 46 tỉnh, thành phố và kết quả điều tra của Cục hợp tác và phát triển nông thôn, số lượng, mức thu các khoản đóng góp của nông hộ rất cao. Tình trạng loạn thu phí và lệ phí ở nông thôn trước hết là “con đẻ” của chính quyền địa phương. Không ít địa phương lấy việc thu phí, lệ phí làm nguồn để duy trì hoạt động của chính quyền cơ sở. Việc chi tiêu không công khai, minh bạch gây nên nỗi bức xúc trong dân. Trình độ quản lý hay nói đúng hơn là hiểu biết về pháp luật, về dân chủ của cán bộ xã còn hạn chế dẫn đến việc người dân phải gánh thêm nhiều khoản đóng góp nặng nề. Chính sách tài chính đối với sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phát triển sản xuất của người nông dân. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng nông dân mua chịu vật tư nông nghiệp và phải trả lãi suất cắt cổ với mức 8%/tháng cho các đại lý cũng đang diễn ra khá phổ biến. Nhiều bất cập khác, bức xúc, nóng bỏng hơn như mất đất, không có việc làm, nợ nần, con bỏ học, ít khả năng tiếp cận dịch vụ y tế... Ví dụ, từ năm 2000 đến 2008, cả nước có hơn 500.000ha đất nông nghiệp bị thu hồi, bình quân mỗi năm nông dân phải giao 74.000ha đất canh tác cho việc phát triển khu công nghiệp và đô thị. Hiện nay, sau rất nhiều phản đối gay gắt của công luận với những phân tích, cứ liệu khoa học về giá trị kinh tế, về vấn đề xã hội của việc xây dựng sân gôn... thì cả nước hiện vẫn còn có tới 27 dự án sân gôn ngoài quy hoạch có ở 13 tỉnh, trong đó riêng Kiên Giang có 5 dự Tính tích cực chính trị 7 án 1. Chắc chắn chủ dự án và ngay cả các tổ chức trong hệ thống chính trị từ cơ sở đến các cấp có thẩm quyền phê duyệt đã không tính đầy đủ đến lợi ích cơ bản, chính đáng của người nông dân trong những dự án này. Đất đai – tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân cứ ”tự nhiên” mất một cách ”hồn nhiên” bởi chính quyền sở tại của họ, mà sự can dự của pháp luật để bảo vệ quyền chính đáng của người công dân-nông dân chưa xuất hiện kịp thời tại nơi sở tại, cũng như chưa kiên quyết bảo vệ họ từ các cấp có thẩm quyền, có trách nhiệm cao hơn. Vì vậy, sau khi ruộng đất bị thu hồi, chỉ có 5 - 6% nông dân tìm được việc làm, 94% còn lại phải xoay xở rất vất vả để kiếm sống. Chính quyền địa phương nhiều nơi không có hướng đi rõ ràng cho người nông dân mất ruộng. Không nghề nghiệp, người nông dân không có đất phải đổ về các thành phố lớn làm đủ mọi nghề để mưu sinh với cuộc sống tạm bợ... Sự vận động của xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay (đặc biệt rõ ở các địa phương mà tiến trình công nghiệp hoá đang được đẩy nhanh) đang tồn tại rất nhiều vấn đề tiêu cực: sự ”chia cắt” các thành viên trong gia đình, sự mất cân bằng trong lực lượng lao động nông nghiệp, sự chững lại của năng suất lao động nông nghiệp, sự ô nhiễm nặng nề về môi trường tự nhiên, sự quan liêu hóa của các thiết chế quan phương, tệ nạn xã hội... Với thực tế ấy, một bộ phận không nhỏ trong nông dân tính tích cực của họ không thể hướng tới những mục tiêu chính trị mà đành quay trở vào sự mưu sinh thuần túy. TTCCT của người nông dân theo yêu cầu của các chủ thể chính trị (đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị-xã hội) không có điều kiện để sinh dưỡng và biểu hiện. Việc hưởng lợi từ quá trình công nghiệp hóa của đất nước là cái gì đó còn rất xa vời với nông dân. Thực hiện công nghiệp hóa nông thôn trên nền tảng chính trị - thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nay là Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, phải tạo ra cho được các điều kiện để phát huy TTCCT của người nông dân. Về tổng quát, nông dân phải được được tham gia thực sự vào trong toàn bộ tiến trình kinh tế - chính trị - xã hội - văn hóa. Trong đó, trước hết phải dân chủ trong kinh tế để tạo được động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn, kinh tế hộ nông dân, kinh tế của từng người phát triển. Dân chủ trong kinh tế chẳng những đảm bảo phát triển kinh tế mà còn đem lại sự thụ hưởng lợi ích công bằng cho mỗi người nông dân. Đây chính là động lực thực sự của tính tích cực chính trị của người nông dân, vì nó là đảm bảo quan trọng nhất để lôi cuốn, thu hút nông dân phát huy TTCCT của mình trong lao động sản xuất phát triển kinh tế, xây dựng đảng, xây dựng chính quyền và đoàn thể. Đem lại lợi ích cho nông dân là cách tốt nhất để TTCCT của nông dân có sức sống, là sức mạnh hiện thực chứ không chỉ dừng lại ở tiềm năng. Tính tích cực chính trị của người nông dân không thể phát huy khi họ và gia đình họ, con cái họ còn chưa có cái ăn hàng ngày, còn nghèo khổ, còn thất nghiệp, thất học. Nông dân quan tâm tới chính trị, tới các vấn đề xã hội nói chung, một khi bằng cảm nhận thực tế họ thấy rằng, đó là chính trị thiết thực, cần thiết, có ích đối với họ. khi đó, dân chủ- chính trị trở thành một giá trị thực tế chứ không dừng lại là một khẩu hiệu đẹp đẽ. V.I. Lênin từng nhấn mạnh, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị là kinh tế cô đọng. Chính trị xét đến cùng là cuộc sống của nhân dân, là lợi ích và vận mệnh của hàng triệu con người. Muốn nông dân quan tâm tới chính trị thì mọi hoạt động chính trị phải nhằm vào lợi ích thiết thân, hàng ngày của họ, kích thích nhiệt tình sáng tạo và hành động tích cực của họ bằng cách đem lại cho họ những lợi ích chính đáng mà họ đang quan tâm hàng ngày. Cái sự thật hiển nhiên như C.Mác nói, trước hết, người ta phải có cái ăn, cái mặc, nhà và đồ dùng tối thiểu đã, nghĩa là phải tìm kiếm những phương tiện sinh tồn tối thiểu rồi mới có thể Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012 8 nghĩ đến và hoạt động văn hóa tinh thần, làm khoa học, hoạt động chính trị, tôn giáo... Đó chính là sự thật mà chính trị, nếu thực sự dân chủ, tiến bộ, vì dân phải tính đến. Công nghiệp hóa đất nước phải mang lại sự biến đổi cuộc sống hàng ngày của người nông dân, no đủ hơn, an toàn hơn, tiến bộ hơn, tức là vấn đề an sinh và an ninh cuộc sống của dân. Công nghiệp hóa dứt khoát không đồng nghĩa với việc nông dân mất đất - cuộc sống bấp bênh... như hiện nay ta đang làm. Đất đai luôn là tư liệu sản xuất cơ bản của nông dân, vì vậy vấn đề là làm gì, làm thế nào để dân có đất sản xuất, có đất thì làm sao cho đất sinh lợi, tổ chức dồn điền đổi thửa, hoặc dồn điền (không mất quyền sở hữu, sử dụng với đất) sao cho hợp lý, hợp tình. Phải tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại ngành nghề... đó trước hết là trọng trách của Đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở - tức thực hiện những nhiệm vụ, nghĩa vụ của hệ thống chính trị đối với dân, cũng đồng thời làm cho nông dân thực hiện tốt nghĩa vụ của người chủ đối với chế độ của mình. Có thể nói, chuyển động tích cực của kinh tế - xã hội ở nông thôn là thước đo hiệu quả của dân chủ nông thôn, của TTCCT của nông dân. Theo đúng tinh thần quý trọng sức dân, phát triển sức dân, tiết kiệm sức dân của Hồ Chí Minh, thì các khâu của quá trình chính trị, người nông dân không đứng ngoài công việc của chính quyền, mà họ thực sự được biết, được bàn, được quyết định, được kiểm tra, được giám sát hoạt động của tổ chức, của cán bộ mà mình ủy quyền. Dân bộc lộ những khả năng đó để làm gì? Để thực hiện quyền và nghĩa vụ làm chủ của mình, để phát huy mặt tích cực, để phát hiện-khắc phục-ngăn chặn và làm giảm thiểu những mặt sai trái, tiêu cực, lãng phí gây tổn hại sức người, sức của. Dân phải dùng Quy chế dân chủ để tự bảo vệ mình, phát triển xã hội - chế độ của mình. Chính nhờ sự tham gia của dân chúng với TTCCT của mình mà dân chúng trưởng thành, mà cán bộ được rèn luyện, thử thách, giữ được sự liêm khiết trong sạch, tổ chức được củng cố, có mối liên hệ giữa dân với Đảng, với Nhà nước được bền chặt. Chỉ khi nào, mỗi cán bộ cơ sở, mỗi tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở và các cấp trên biết xuất phát từ dân chủ mà tập trung mọi cố gắng để làm cho sản xuất ở thôn xóm, ở từng hộ gia đình khá lên, người nông dân được hưởng những điều lợi, tránh được điều hại... thì khi ấy, người nông dân sẽ ủng hộ những đề xuất của Đảng, chính quyền, đoàn thể. TTCCT của họ biểu hiện trực tiếp và hiệu quả thông qua sự tham gia tích cực, chủ động và sáng tạo vào quá trình ấy. Để phát huy hiệu quả tính tích cực chính trị của người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, quá trình công nghiệp hóa nông thôn thì phải có sự hoạch định chiến lược, chính sách một cách khoa học, hợp lý của Nhà nước, trong đó không được quên vấn đề an sinh, an ninh của nông dân, nông thôn. Đồng thời phải có những đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị các cấp, nhất là ở cấp cơ sở. Điều đó đòi hỏi những cải cách rất căn bản về thể chế, tổ chức, con người. ____________________ Chú thích 1. Theo bản tin Bất động sản, Đài truyền hình Việt Nam, ngày 5/11/2010. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông, 2005. Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Lê Xuân Đình, 2004. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và vấn đề thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạp chí Cộng sản (20), tr. 6-11. 3. Nguyễn Văn Long, 2003. Những hạn chế của lệ làng cần khắc phục trong quá trình dân chủ cho xã hội ở nông thôn. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (11), tr. 6. 4. Trịnh Ngọc Oanh, 2003. Phát huy quyền ;àm chủ của nhân dân, xây dựng hện thống chính trị cơ sở vững mạnh. Tạp chí Cộng sản (11), tr. 45-49.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf30758_103171_1_pb_3521_2012778.pdf