Tình hình nhiễm giun tròn Trichocephalus ở lợn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

- Loài giun tròn giống Trichocephalus ký sinh ở lợn tại huyện Đồng Hỷ là loài Trichocephalus suis - Tỷ lệ lợn nhiễm giun T. suis ở huyện Đồng Hỷ là 28,27 %, biến động từ 19,33 % - 35,33%. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm T. suis ở lợn ≥ 2 - 4 tuần tuổi là cao và nặng nhất (41,11 % và 18,92 %). - Lợn nuôi theo phương thức truyền thống có tỷ lệ và cường độ nhiễm T. suis (40,38 %) cao và nặng hơn rõ rệt so với lợn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nhiệp.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình nhiễm giun tròn Trichocephalus ở lợn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Bích Ngà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 189 - 193 189 TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRÒN TRICHOCEPHALUS Ở LỢN TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Bích Ngà1*, Nguyễn Thị Kim Lan2, Đỗ Thị Vân Giang1, Trương Thị Tính1 1Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên, 2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mổ khám 110 lợn tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, thu thập giun tròn giống Trichocephalus ở những lợn bệnh để định loài, đã xác định được giun tròn giống Trichocephalus ký sinh ở lợn là một loài duy nhất - loài Trichocephalus suis (T. suis). Kiểm tra phân của 750 lợn ở 5 xã của huyện Đồng Hỷ, có 212 lợn nhiễm giun T. suis, chiếm tỷ lệ 28,27 %, lợn nhiễm từ cường độ nhẹ (60,38 %) đến nặng (12,74 %). Lứa tuổi, phương thức chăn nuôi, vệ sinh thú y có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở lợn. Từ khoá: Lợn, mổ khám, Trichocephalus spp., tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, huyện Đồng Hỷ. ĐẶT VẤN ĐỀ* Thái Nguyên là tỉnh có nghề chăn nuôi lợn khá phát triển. Để chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi thì ngoài các yếu tố như giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng... công tác phòng trị bệnh nói chung và bệnh ký sinh trùng nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Trong các ký sinh trùng gây tác hại lớn cho lợn, có giun tròn Trichocephalus ký sinh ở lợn. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [4], giun tròn Trichocephalus spp. ký sinh gây ra các tổn thương và viêm nhiễm kế phát do vi khuẩn xâm nhập vào các nội quan của lợn, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, đặc biệt là tiêu tốn thức ăn, giảm tăng trọng từ 15 - 20 % so với lợn không bị bệnh. Do vây, nghiên cứu về tình hình nhiễm giun tròn Trichocephalus ở lợn tại huyện Đồng Hỷ là rất cần thiết, làm cơ sở để xây dựng quy trình phòng trị bệnh có hiệu quả cao. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu - Định danh loài giun tròn giống Trichocephalus ký sinh ở lợn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. * Tel:0976238295;Email:nguyennga160182@gmail.com - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn Trichocephalus gây ra ở lợn tại huyện Đồng Hỷ. Vật liệu nghiên cứu - Mổ khám và thu thập giun tròn Trichocephalus ở lợn tại huyện Đồng Hỷ. - Mẫu phân lợn ở các lứa tuổi tại huyện Đồng Hỷ. - Kính hiển vi quang học, buồng đếm Mc. Master. - Dung dịch muối NaCl bão hoà, dung dịch Barbagallo. - Các hoá chất và dụng cụ thí nghiệm khác. Phương pháp nghiên cứu - Định danh loài giun tròn giống Trichocephalus theo khóa định loại của Skrjabin và cs (1963) [6], Nguyễn Thị Lê (1996) [5]. - Thu thập mẫu phân lợn theo phương pháp lấy mẫu phân tầng (Nguyễn Như Thanh, 2000) [7]. - Xác định tỷ lệ nhiễm bằng phương pháp Fullerborn (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012) [3] - Xác định cường độ nhiễm bằng phương pháp Mc. Master (Jorgen Hansen và cs, 1994) [2]. Nguyễn Thị Bích Ngà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 189 - 193 190 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Định danh loài giun tròn giống Trichhocephalus ký sinh ở lợn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Kết quả định danh giun Trichocephalus thu thập từ 110 lợn mổ khám được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Định danh loài giun tròn giống Trichhocephalus ký sinh ở lợn nuôi tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Địa phương (xã) Thành phần loài Vị trí ký sinh Tỷ lệ trong số mẫu xác định (%) Hoá Trung Trichocephalus suis Manh tràng, kết tràng 100 Sông Cầu Trichocephalus suis Manh tràng, kết tràng 100 Linh Sơn Trichocephalus suis Manh tràng, kết tràng 100 Quang Trung Trichocephalus suis Manh tràng, kết tràng 100 Hoá Thượng Trichocephalus suis Manh tràng, kết tràng 100 Mổ khám 110 lợn tại huyện Đồng Hỷ, thu thập giun tròn giống Trichocephalus ở những lợn bệnh để định loại tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, kết quả cho thấy: giun tròn giống Trichocephalus ký sinh ở lợn tại huyện Đồng Hỷ chỉ là một loài duy nhất - loài Trichocephalus suis (T. suis), thuộc họ Trichocephalidae. Trong đường tiêu hoá của lợn, giun tròn T. suis ký sinh ở manh tràng và kết tràng, đây là loài giun tròn ký sinh phổ biến, gây tác hại lớn cho lợn của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với dẫn liệu của các tác giả: Skrjabin (1963) [6], Phan Thế Việt và cs (1977) [8], Nguyễn Thị Lê và (1996) [5]. Hình 1. Lỗ sinh dục và trứng của giun T. suis cái Hình 2. Bao gai và gai giao cấu của giun T. suis đực Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở huyện Đồng Hỷ Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở lợn tại huyện Đồng Hỷ được trình bày ở bảng 2. Bảng 2 cho thấy: Kiểm tra 750 lợn ở 5 xã của huyện Đồng Hỷ có 212 lợn nhiễm giun T. suis, chiếm tỷ lệ 28,27 % (biến động từ 19,33 % - 35,33 %). Trong đó, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở xã Hoá Trung cao và nặng nhất (35,33 % và 18,87 %), sau đó đến xã Sông Cầu (32,67 % và 14,29 %), xã Quang Sơn (28,67 % và 11,63 %), và xã Linh Sơn (25,33 % và 13,16 %). Lợn nuôi ở xã Hoá Thượng có tỷ lệ nhiễm giun T. suis thấp nhất (19,33 %) và nhẹ nhất. Hình 3. Lợn nhiễm giun T. suis Hình 4. Trứng giun T. suis mới thải theo phân lợn Lợn nhiễm giun T. suis Nguyễn Thị Bích Ngà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 189 - 193 191 Bảng 2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở huyện Đồng Hỷ Địa phương (xã) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (trứng /g phân) ≤ 500 > 500 - 1000 >1000 n % n % n % Hoá Trung 150 53 35,33 26 49,06 17 32,08 10 18,87 Sông Cầu 150 49 32,67 27 55,10 15 30,61 7 14,29 Quang Sơn 150 43 28,67 28 65,12 10 23,26 5 11,63 Linh Sơn 150 38 25,33 25 65,79 8 21,05 5 13,16 Hoá Thượng 150 29 19,33 22 75,86 7 24,14 0 0 Tính chung 750 212 28,27 128 60,38 57 26,89 27 12,74 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo tuổi lợn Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo tuổi lợn được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo tuổi lợn Tuổi lợn (tháng) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ nhiễm (trứng/g phân) So sánh sự sai khác giữa các độ tuổi ≤ 500 > 500-1000 > 1000 n % n % n % ≤ 2 90 23 25,56 16 69,565 5 21,739 2 8,70 χ 2 ≤2,>2-4 = 7,191 P = 0,007 χ2>2-4,>4-6 = 0,851 P = 0,356 χ2>4-6,>6 = 13,929 P = 0,000 χ2≤2,>6 = 4,464 P = 0,031 χ2>2-4,>6 = 20,992 P = 0,000 > 2 - 4 90 37 41,11 19 51,351 11 29,73 7 18,92 > 4 - 6 90 31 34,44 19 61,29 9 29,032 3 9,68 > 6 90 10 11,11 8 80,00 2 20,00 0 0,00 Tính chung 360 101 28,06 62 61,39 27 26,73 12 11,88 Bảng 3 cho thấy: Ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ và cường độ lợn nhiễm giun T. suis có sự khác nhau. Lợn con nhiễm giun T. suis khá sớm với tỷ lệ, cường độ nhiễm tương ứng là 25,56 % và 8,7 %. Tỷ lệ, cường độ nhiễm cao và nặng nhất ở giai đoạn > 2 - 4 tháng tuổi (41,11 % và 18,92 %), sau đó là lứa tuổi > 4 - 6 tháng (34,44 % và 9,68 %). Lợn nái và lợn trưởng thành nhiễm giun T. suis nhưng thường ở thể mang trùng. Tỷ lệ lợn > 2 - 4 tháng tuổi nhiễm giun T. suis cao hơn rõ rệt so với lợn ≤ 2 tháng tuổi và trên 6 tháng tuổi (P < 0,001). Tuổi của lợn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính cảm thụ đối với bệnh giun T. suis. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm giun T. suis theo tuổi là một chỉ tiêu xác định gia súc ở lứa tuổi nào dễ nhiễm giun nhất để có kế hoạch phòng trị thích hợp (Nguyễn Thị Lê, 1996 [5]). Kết quả này góp phần xây dựng quy trình phòng trị bệnh giun T. suis có hiệu quả. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc theo phương thức chăn nuôi Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo phương thức chăn nuôi được trình bày ở bảng 4. Nguyễn Thị Bích Ngà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 189 - 193 192 Bảng 4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo phương thức chăn nuôi Phương thức chăn nuôi Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ nhiễm (trứng/g phân) ≤ 500 > 500 - 1000 > 1000 n % n % n % Truyền thống 104 42 40,38 22 52,381 13 30,952 7 16,67 Bán công nghiệp 104 31 29,81 20 64,516 8 25,806 3 9,68 Công nghiệp 104 13 12,50 10 76,923 2 15,385 1 7,69 Tính chung 312 86 27,56 52 60,47 23 26,74 11 12,79 So sánh sự sai khác giữa các phương thức chăn nuôi χ2TT - BCN = 2,554 P = 0,110 χ2BCN - CN= 9,339 P = 0,002 χ2TT - CN= 20,788 P = 0,000 Kết quả bảng 4 cho thấy: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis có sự khác nhau theo phương thức chăn nuôi. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở phương thức chăn nuôi truyền thống (40,38 % và 16,67 %) cao và nặng hơn hẳn so với phương thức chăn nuôi công nghiệp (12,50 % và 7,69%) (P < 0,001). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Phạm Văn Khuê (1982) [1], nuôi lợn bằng thức ăn sống hay chín, tập quán chăn nuôi lợn nhốt chuồng hay thả rông có liên quan chặt chẽ tới tình hình nhiễm giun sán. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo tình trạng vệ sinh thú y Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo tình trạng vệ sinh thú y được trình bày ở bảng 5. Bảng 5 cho thấy: Ở tình trạng vệ sinh thú y khác nhau, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis có sự khác nhau (P < 0,05). Lợn nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y kém có tỷ lệ nhiễm cao (43,30 %) và cường độ nhiễm giun T. suis nặng (16,67 %) hơn nhiều so với tình trạng vệ sinh thú y trung bình (27,84 % và 11,11 %) và tình trạng vệ sinh thú y tốt (13,40 % và 0,00 %). Bảng 5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo tình trạng vệ sinh thú y Tình trạng VSTY Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ nhiễm (trứng/g phân) ≤ 500 500 - 1000 > 1000 n % n % n % Tốt 97 13 13,40 10 76,923 3 23,077 0 0,00 Trung bình 97 27 27,84 17 62,963 7 25,926 3 11,11 Kém 97 42 43,30 23 54,762 12 28,571 7 16,67 Tính chung 291 82 28,18 50 60,98 22 26,83 10 12,20 So sánh sự sai khác giữa ba mức độ VSTY χ2T-TB = 6,173 P = 0,013 χ2TB-K = 5,061 P = 0,024 χ2T-K = 21,341 P = 0,000 Như vậy, vệ sinh thú y kém là điều kiện thuận lợi để trứng giun T. suis có sức gây bệnh nhiễm vào cơ thể lợn. Chuồng trại đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, góp phần tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi. KẾT LUẬN - Loài giun tròn giống Trichocephalus ký sinh ở lợn tại huyện Đồng Hỷ là loài Trichocephalus suis - Tỷ lệ lợn nhiễm giun T. suis ở huyện Đồng Hỷ là 28,27 %, biến động từ 19,33 % - 35,33%. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm T. suis ở lợn ≥ 2 - 4 tuần tuổi là cao và nặng nhất (41,11 % và 18,92 %). - Lợn nuôi theo phương thức truyền thống có tỷ lệ và cường độ nhiễm T. suis (40,38 %) cao và nặng hơn rõ rệt so với lợn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nhiệp. Nguyễn Thị Bích Ngà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 189 - 193 193 - Lợn nuôi ở tình trạng vệ sinh thú y kém có tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis cao nặng hơn nhiều so với lợn nuôi ở tình trạng vệ sinh thú y tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Văn Khuê (1982), Giun sán ký sinh ở lợn vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Thú y, Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội. [2]. Jorgen Hansen, Prian Perry (1994), The Epidemiology, Diagnosis and Control of helminth parasites of ruminant, International Livestock Centre for Africa. Addis Ababa, Ethiopia, Ilrad, pp. 17 - 18, 113. [3]. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, tr. 48 - 49. [4]. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Thọ (2006), Các bệnh ký sinh trùng và bệnh nội sản khoa thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, tr. 39 - 43. [5]. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học - Kỹ thuật, tr. 157 - 158. [6]. Skrjabi K.I., Petrov A.M. (Bùi Lập, Đoàn Thị Băng Tâm và Tạ Thị Vịnh dịch) (1963), Nguyên lý môn giun tròn thú y (tập 1), Nxb Khoa học - Kỹ thuật, tr. 102 - 104. [7]. Nguyễn Như Thanh (2000), Cơ sở của phương pháp nghiên cứu dịch tễ học thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp. [8]. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1997), Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam, Nxb Khoa học - Kỹ thuật, tr. 357 - 358. SUMMARY THE PREVALENCE OF TRICHOCEPHALUS SPP. IN PIGS IN DONG HY DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE Nguyen Thi Bich Nga1*, Nguyen Thi Kim Lan2, Do Thi Van Giang1, Truong Thi Tinh1 1 College of Economics and Technology - TNU, 2 College of Agriculture and Forestry - TNU Autopsy 110 pigs in Dong Hy district, Thai Nguyen province, Trichocephalus spp. worms that collected from pigs to classify. The results showed that: all of them were Trichocephalus suis species only. Examination of samples of 750 pigs in Dong Hy district, there was 212 pigs infected with T. suis worms, the infectious rate was 28,27%, the intensity rate from light to severe (60,38 % and 12,74 %). The age, raising precedures, veterinary hygiene that effected to the prevalence of T. suis in pigs. Key words: Pigs, autopsy, Trichocephalus spp., infectiuos rate, infections intensity rate, Dong Hy district. Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Văn Quang – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên * Tel:0976238295;Email:nguyennga160182@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_nhiem_giun_tron_trichocephalus_o_lon_tai_huyen_don.pdf
Tài liệu liên quan