2. Kiến nghị
- Để mở rộng diện tích cũng như quy mô hoạt
động nuôi trồng thủy sản, địa phương cần đầu tư
kinh phí cho những hệ thống nuôi với công nghệ
cao ở cách bờ trên 500m.
- Tăng cường tập huấn kỹ thuật nuôi phù hợp
với tình hình địa phương và đẩy mạnh công tác
quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản,
- Cần có cơ chế ổn định thị trường đầu ra cho
sản phẩm và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân nuôi
trồng thủy sản địa phương trong các trường hợp
rủi ro.
- Để so sánh và định hướng phát triển nuôi
trồng thủy sản cho các địa phương cần thiết phải
đánh giá khả năng phát triển bằng chỉ số. Do vậy,
cần phải có phương pháp luận để xây dựng chỉ số
phát triển bền vững phù hợp với điều kiện Việt Nam
nhằm áp dụng đối với các nghiên cứu phát triển
nuôi trồng thủy sản.
- Các nghiên cứu tương tự nên được thực hiện
ở nhiều địa phương để có thể so sánh số liệu thực
tế và kết quả tính toán làm cơ sở xây dựng chỉ số
phù hợp với điều kiện Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính bền vững của hoạt động nuôi trồng thủy sản - Trường hợp huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 3
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
TÍNH BỀN VỮNG CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN -
TRƯỜNG HỢP HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN
SUSTAINABILITY OF AQUACULTURE ACTIVITIES: A CASE STUDY
OF PHU QUY DISTRICT, BINH THUAN PROVINCE
Nguyễn Văn Quỳnh Bôi1, Đặng Thị Tem2
Ngày nhận bài: 29/7/2013; Ngày phản biện thông qua: 30/9/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013
TÓM TẮT
Mô phỏng theo chỉ số bền vững đối với nuôi trồng thủy sản (Aquaculture Sustainable Index - ASI) được đề xuất
bởi Pablo (2007), một nghiên cứu tính bền vững của hoạt động nuôi trồng thủy sản tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình
Thuận được thực hiện theo phương pháp có sự tham gia (Participatory Research) với công cụ phỏng vấn bán cấu trúc
(Semi-strucrured interview). Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số ASI = 2,31 thấp hơn giá trị bền vững nhất của bản thân
chỉ số là 3,48. Điều đó chỉ ra rằng hoạt động nuôi trồng thủy sản của khu vực nghiên cứu chưa bền vững. Trong đó, giá
trị chỉ báo sinh thái là 2,36; chỉ báo xã hội là 2,77 và chỉ báo kinh tế là 1,81. Do vậy, chính quyền địa phương và các cơ
quan chức năng cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc định hướng, quy hoạch và quản lý hoạt động nhằm phát triển bền
vững nuôi trồng thủy sản.
Từ khóa: nghiên cứu có sự tham gia, nuôi trồng thủy sản, chỉ số bền vững
ABSTRACT
Imitating Aquaculture Sustainable Index (ASI) raised by Pablo (2007), a study of sustainability of aquaculture at Phu
Quy district, Binh Thuan province was carried out basing on Participatory Research method with a tool of Semi-strucrured
interview. The results showed that ASI was 2.31, lower than the most sustainable value of index itsshelf being 3.48. This
indicated that aquaculture activity of studied region was not sustainable in which, value of component indicator of
Ecology, Society and Economy were 2.36, 2.7, and 1.81, respectively. Therefore, local government and functional
organizations should take more concern about orientation, planning and management of activity in order to develop
aquaculture sustainablly.
Keywords: participatory research, aquaculture, sustainable index
1 ThS. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
2 KS. Đặng Thị Tem: Huyện đảo Phú Quý - Bình Thuận
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần
đầu vào năm 1980 trong Chiến lược bảo tồn thế giới
(Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên
nhiên quốc tế) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát
triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát
triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất
yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh
thái học” (Nash và cộng sự, 2008). Trong báo cáo
Brundtland năm 1987, “Phát triển bền vững” được
định nghĩa “Là sự phát triển nhằm đáp ứng được
nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”
(Phillip và cộng sự, 2001).
Xem xét mối liên hệ giữa nuôi trồng thủy
sản với phát triển bền vững, Phillips và cộng sự
(2001) nhận định rằng đây là vấn đề phức tạp,
rất khó để xác định và áp dụng cho nuôi trồng
thủy sản. Để đạt được bền vững đến một mức độ
như yêu cầu thực tế thì cần xem xét các vấn đề
môi trường, kinh tế và xã hội trong phát triển nuôi
trồng thủy sản.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
4 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Có những hướng dẫn chung để xem xét các vấn
đề, ví dụ Quy tắc thực hiện nghề cá có trách nhiệm
(The Code of Conduct on Responsible Fisheries -
CCRF) được thông qua bởi FAO năm 1995. Quy
tắc này đề cập tới sức khỏe động vật, an toàn và chất
lượng thực phẩm, an toàn môi trường, trách nhiệm xã
hội đi kèm với nghề cá.
Nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã đạt được
những thành tựu đáng kể nhưng cũng gặp không
ít khó khăn trong vấn đề thức ăn, môi trường nuôi,
dịch bệnh và cả thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để
thực hiện chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam
đến năm 2020 (theo quyết định số 1690 của Thủ
tướng Chính phủ), việc đánh giá tính bền vững đối
với hoạt động nuôi trồng thủy sản đóng vai trò rất
quan trọng và cần thiết. Bài viết này đặt vấn đề
nghiên cứu tính bền vững đối với hoạt động nuôi
trồng thủy sản địa phương qua nghiên cứu trường
hợp huyện đảo Phú Quý.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành tại vùng biển Lạch
Dù, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận từ tháng 2 đến
tháng 6 năm 2012 theo phương pháp nghiên cứu có
sự tham gia với công cụ phỏng vấn mở đối với các
hộ nuôi.
Mô phỏng theo Pablo (2007), nghiên cứu
này tập trung trong khu vực nuôi cấp huyện nên
chỉ số bền vững nuôi trồng thủy sản (Aquaculture
Sustainable Index - ASI) và các tiêu chí được xây
dựng lại để phù hợp với tình hình thực tế. Trong
nghiên cứu này, các chỉ báo - chỉ số và cách tính
điểm nhằm đánh giá tính bền vững của hoạt động
nuôi trồng thủy sản được quy ước như sau:
Hình 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
(Nguồn:
1. Chỉ số bền vững nuôi trồng thủy sản (ASI)
Chỉ số này phản ánh các khía cạnh sinh thái,
xã hội và kinh tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản.
ASI được thiết kế ở đây bao gồm 3 chỉ báo riêng biệt
là chí báo sinh thái (ecological indicator - ECO), chỉ
báo xã hội (social indicator - SOC) và chỉ báo kinh tế
(economic indicator).
1.1. Chỉ báo về sinh thái (ECO)
Bảng 1. Mô tả các chỉ báo sinh thái trong nuôi trồng thủy sản
Tiêu chí
sinh thái Diễn giải các tiêu chí và hệ thống tính điểm
Đối
tượng
nuôi
Điểm số được đánh giá dựa theo mức độ tác động đến tính đa dạng sinh học và sinh thái địa
phương trong trường hợp đối tượng nuôi thoát ra ngoài. Theo đó, loài nuôi có nguồn gốc địa
phương có mức bền vững cao nhất là 3 điểm, loài nhập nội là 1 điểm. Loài có nguồn gốc quốc gia
nhưng không có ở địa phương thì điểm số trung bình là 2 điểm.
Loại thức
ăn
Thang điểm được xây dựng với việc đánh giá thức ăn tự nhiên đối với các đối tượng nuôi ăn thực
vật (như động vật ăn lọc) có mức bền vững cao nhất tương ứng với 5 điểm. Thức ăn tổng hợp
có điểm tương ứng là 4. Cá tạp có chất lượng tốt hoặc phế phẩm từ chế biến thủy sản là 3 điểm.
Nguồn cá tạp có chất lượng xấu được xem là kém bền vững nhất tương ứng với 1 điểm, và hỗn
hợp cá tạp có và không có chất lượng có điểm tương ứng là 2.
Hệ thống
nuôi
Tính bền vững phụ thuộc dựa vào khoảng cách so với bờ kết hợp với kích thước hệ thống nuôi.
Theo đó, vị trí bè nuôi có khoảng cách so với bờ lớn hơn 300 m được xem là bền vững tương ứng
với 2 điểm, trường hợp còn lại tương ứng với 1 điểm. Đối với kích thước hệ thống, số lồng của bè
nhỏ hơn hoặc bằng 8 được đánh giá là bền vững nhất, tương ứng điểm 4; số lồng lớn hơn 16 là
kém bền vững nhất, tương ứng với 1 điểm; các trường hợp khác tương ứng lần lượt với 2 điểm
(13 - 16 lồng) và 3 điểm (9 - 12 lồng).
Nguồn
gốc con
giống
Xem xét theo khía cạnh sinh thái, con giống tự nhiên được thu mua từ các chủ vựa sẽ kém bền
vững nhất, tương ứng với 1 điểm. Con giống tự đánh bắt là 3 điểm. Con giống từ trại sản xuất có
mức bền vững nhất là 5 điểm. Các trường hợp khác tương ứng với 2 điểm (vừa mua từ chủ vựa
vừa từ đánh bắt) hoặc 4 điểm (tự đánh bắt và mua từ trại sản xuất giống).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 5
Tác động
môi
trường
Vệ sinh lồng bè là một hoạt động chăm sóc cá của người nuôi nhưng hoạt động này diễn ra
thường xuyên sẽ không tốt cho môi trường xung quanh. Do đó, hoạt động này được thực hiện
với tần suất lớn hơn 1 lần/7 ngày có mức bền vững thấp nhất, tương ứng với 1 điểm. Trường
hợp vệ sinh lồng nhỏ hơn 1 lần/10 ngày được đánh giá là bền vững nhất, tương ứng với 3 điểm.
Trường hợp trung gian tương ứng với 2 điểm.
1.2. Chỉ báo xã hội (SOC)
Bảng 2 . Mô tả các chỉ báo xã hội trong nuôi trồng thủy sản
Tiêu chí xã
hội Diễn giải các tiêu chí và hệ thống tính điểm
Trình độ
người nuôi
Đối với tiêu chí này, kinh nghiệm nuôi và trình độ học vấn được kết hợp đánh giá.
Về khía cạnh học vấn, trình độ cấp III được đánh giá là bền vững nhất, tương ứng với 4 điểm;
trình độ cấp 2 tương đương với 3 điểm; trình độ cấp 1 tương đương với 2 điểm; và mù chữ
được xem là kém bền vững nhất tương đương với 1 điểm.
Xét theo khía cạnh kinh nghiệm nuôi, hoạt động nuôi trên 8 năm là trường hợp bền vững nhất,
tương ứng với 3 điểm; nuôi dưới 5 năm là kém bền vững nhất tương ứng với 1 điểm; trường
hợp còn lại tương ứng với 2 điểm.
Sử dụng
thuốc và
hóa chất
Phương pháp và cách sử dụng thuốc có liên quan đến sức khỏe người nuôi và an toàn thực
phẩm. Việc sử dụng thuốc không đúng cách và sử dụng các loại thuốc cấm sẽ gây nguy hại
đến sức khỏe con người là trường hợp kém bền vững nhất, tương ứng với 1 điểm; việc dùng
thuốc theo khuyến nghị được xem là bền vững nhất, tương ứng với 3 điểm; trường hợp còn
lại tương ứng với 2 điểm.
Quyền sử
dụng mặt
nước
Tính công bằng xã hội ảnh hưởng đến điểm số. Trường hợp hoạt động nuôi có giấy phép và
đóng thuế đầy đủ được đánh giá là bền vững nhất, tương ứng với 4 điểm. Trường hợp nuôi
tự phát là kém bền vững nhất, tương ứng với 1 điểm. Các trường hợp khác tương ứng với 2
điểm (đã xin phép nhưng chưa có giấy phép) hoặc 3 điểm (có giấy phép nhưng không đóng
thuế đầy đủ).
Phát triển
nhân lực
nuôi trồng
thủy sản
Đối với tiêu chí này, tỷ lệ số hộ tham gia và hiệu quả lớp tập huấn được đánh giá cho điểm.
Trường hợp hộ nuôi trồng thủy sản tham gia đầy đủ và hiệu quả lớp tập huấn được đánh giá
tốt có mức bền vững cao nhất, tương ứng với 4. Ngược lại, tỷ lệ số hộ tham gia thấp (<40%)
với hiệu quả kém được đánh giá có mức bền vững thấp nhất, tương ứng với 1. Các trường
hợp khác có mức điểm trung bình, tương ứng với 2 điểm (tỷ lệ tham gia ≥40% hoặc đánh giá
hiệu quả lớp tập huấn ở mức trung bình) hoặc 3 (tỷ lệ tham gia ≥70% hoặc đánh giá hiệu quả
lớp tập huấn ở mức khá).
1.3. Chỉ báo kinh tế (EC I)
Bảng 3. Mô tả các chỉ báo kinh tế
Tiêu chí kinh tế Diễn giải các tiêu chí và hệ thống tính điểm
Tính ổn định của
thị trường đầu ra
Thị trường đầu ra ổn định góp phần tạo thu nhập và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản
được xem là bền vững nhất, tương ứng với 2 điểm. Ngược lại, thị trường đầu ra không
ổn định là kém bền vững, tương ứng với 1 điểm.
Đóng góp của
nuôi trồng thủy
sản vào sinh kế
Trường hợp bền vững nhất khi tỷ lệ đóng góp từ 90% trở lên, tương ứng với 4 điểm. Tính
bền vững giảm dần khi tỷ lệ đóng góp thấp, với mức đóng góp nhỏ hơn 30% được xem
là kém bền vững nhất, tương ứng với 1 điểm. Các trường hợp còn lại tương đương với
2 điểm (tỷ lệ đóng góp 30% - 50%) hoặc 3 điểm (tỷ lệ đóng góp 60% - 80%).
2. Công thức tính giá trị của chỉ báo theo các tiêu chí
Sau khi đánh giá và cho điểm từng tiêu chí đối với n trường hợp khảo sát, giá trị trung bình của chỉ báo
theo mỗi tiêu chí được tính theo công thức:
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
6 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Trong đó:
Sdi - giá trị của chỉ báo theo tiêu chí tương ứng;
i - trường hợp thứ i;
wi - điểm số trường hợp thứ i;
ni - số trường hợp ứng với wi và n là số mẫu khảo sát
3. Cách tính các chỉ số
Giá trị của các chỉ báo (sinh thái, xã hội và kinh
tế) được lấy trung bình theo điểm của mỗi chỉ báo
theo các tiêu chí tương ứng bằng cách áp dụng
công thức sau:
Với: Mdj là giá trị của một trong ba chỉ báo được
sử dụng, thể hiện giá trị của chỉ báo theo các tiêu
chí tương ứng được ghi chỉ số theo i, chúng tạo nên
mỗi chỉ báo và n’ là số lượng tiêu chí có trong mỗi
chỉ báo.
Chỉ số bền vững nuôi trồng thủy sản (ASI) được
lấy trung bình dựa trên các chỉ báo sinh thái, chỉ báo
xã hội và chỉ báo kinh tế, giá trị được tính theo công
thức với Mdj lần lượt là các chỉ báo tương ứng:
Với: ASI là chỉ số bền vững nuôi trồng thủy sản
sản, thể hiện các chỉ báo được ghi chỉ số theo j.
Nguồn số liệu sơ cấp được được dựa trên quá
trình phỏng vấn trực tiếp người nuôi tại khu vực
nghiên cứu thông qua bộ câu hỏi điều tra với số
mẫu điều tra được lấy theo công thức sau:
Nn = ————
(1 + N.e2)
Trong đó: n - kích cỡ mẫu; N - tổng số hộ nuôi
trong khu vực nghiên cứu; e - xác suất có khả năng
gặp sai số loại 2 (thông thường 5%) (C.Bhujel,
2007). Dựa theo công thức trên, số mẫu được khảo
sát là 85 hộ trong số 108 hộ nuôi trồng thủy sản tại
địa phương.
Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ các báo cáo
của Ủy ban Nhân dân huyện và từ các tổ chức, ban
ngành, đoàn thể ở địa phương.
Số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp sẽ được
tổng hợp, phân tích và thống kê bằng phần mềm
Microsoft Excel (Version 2003). Thông tin sẽ được xử
lý theo từng nội dung dựa trên phiếu câu hỏi điều tra.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Các chỉ báo liên quan đến tính bền vững của
hoạt động nuôi trồng thủy sản
Qua quá trình khảo sát hoạt động, kết quả đánh
giá được dựa trên 11 chỉ báo của vùng nuôi trồng
thủy sản Lạch Dù thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 4. Kết quả phân tích tính bền vững nuôi trồng thủy sản thông qua 11 chỉ báo
Các chỉ báo Giá trị tính toán
Giá trị nhỏ nhất
theo quy ước
Giá trị lớn nhất
theo quy ước
Đối tượng nuôi 3,00 1 3
Thức ăn 2,02 1 5
Hệ thống nuôi
Vị trí hệ thống nuôi 1,51 1 2
Kích thước hệ thống 3,48 1 4
Nguồn gốc con giống 4,36 1 5
Tác động môi trường 1,59 1 3
Trình độ người nuôi
Trình độ học vấn 2,16 1 4
Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản 2,25 1 3
Sử dụng thuốc và hóa chất 1,96 1 3
Quyền sử dụng mặt nước 3,79 1 4
Phát triển nguồn nhân
lực nuôi trồng thủy sản
Tỷ lệ người nuôi tham gia lớp tập huấn 3,55 1 4
Hiệu quả lớp tập huấn 2,71 1 4
Tính ổn định của thị trường 1,00 1 2
Đóng góp của nuôi trồng thủy sản vào sinh kế 2,62 1 4
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 7
1.1. Các chỉ báo sinh thái (ECO)
- Đối tượng nuôi
Theo Quy tắc nghề nghiệp của ICES
(International Council for Exploration of the Sea)
năm 2005, tất cả loài mới được đưa vào nuôi đều
mang đến những rủi ro tiềm ẩn cho vùng nuôi, dù
loài đưa vào nuôi có mục đích hay là không. Nghiên
cứu của Craig (1999) cũng nhận định có bốn tác
động của loài mới đến môi trường sinh thái là tương
tác loài ở dạng vật dữ và loài cạnh tranh, tương tác
gen, lan truyền bệnh và thay đổi môi trường sống. Vì
những loài nuôi thoát ra môi trường ngẫu nhiên hay
cố tình đều tạo nên mối đe dọa đến hệ sinh thái địa
phương nếu những sinh vật này không thể bắt giữ
lại trong một thời gian, khi đó thế hệ con của chúng
có thể sống sót và thích nghi với môi trường mới
(ICES, 2005; FAO, 1995; dẫn theo Pablo, 2007).
Theo kết quả khảo sát, đối tượng được nuôi là
loài địa phương (cá mú đỏ và cá mú cọp), không có
loài ngoại nhập. Theo đó, đối tượng nuôi ở khu vực
nghiên cứu được xem là yếu tố bền vững nhất.
- Thức ăn
Trong thực tế, yếu tố thức ăn rất khó để đạt đến
bền vững trừ khi phát triển việc nuôi các đối tượng
ăn thực vật (như động vật ăn lọc); hoặc, ở mức thấp
hơn, khi các nhà nghiên cứu tạo ra được loài thức
ăn viên phù hợp cho cá nuôi.
Trong các đối tượng nuôi trồng thủy sản, các
loài tự dưỡng có bậc dinh dưỡng thấp, được xem
là loài nuôi bền vững nhất về yếu tố thức ăn. Tuy
nhiên, các đối tượng nuôi tại khu vực nghiên cứu là
những loài ở bậc dinh dưỡng cao với yêu cầu cao
về thành phần thức ăn đặc biệt là nguồn protein.
Việc sử dụng thức ăn là “cá tạp” (trashfi sh) ở khu
vực nuôi đã tạo ra một lượng lớn chất thải trong môi
trường nuôi (Midlen và Redding, 1998), gây ô nhiễm
môi trường, đồng thời có khả năng đưa đến sự căng
thẳng về mặt thức ăn đối với các cộng đồng dân cư
có thu nhập thấp và nguy cơ suy thoái nguồn lợi.
Kết quả bảng 4 cho thấy giá trị bền vững của
khía cạnh này được đánh giá thấp, tương ứng với
2,02 điểm.
- Hệ thống nuôi
Tại khu vực nghiên cứu, các hệ thống nuôi
được đặt trong cùng điều kiện tự nhiên nên kích
thước ô lồng, kích cỡ mắc lưới lồng là như nhau.
Với mỗi ô lồng cách nhau từ 0,6 - 0,7m, tạo điều
kiện cho dòng nước chảy giữa các lồng lưu thông
tốt. Thêm vào đó, kích cỡ mắc lưới được thay đổi
2a = 1,5 – 3,5 cm là một sự điều chỉnh hợp lý, ngoài
việc tạo cho nước ra vào lồng còn góp phần tăng
hàm lượng oxi hòa tan. Tuy nhiên, việc chọn vị trí
nuôi cũng là yếu tố quan trọng để hoạt động nuôi
đạt bền vững. Người nuôi đặt bè ở vùng nước sâu
trên 5 m và cách bờ trên 200m tập trung chủ yếu ở
vực nước từ 200m - 400m. Đối với những bè cách
bờ 200m - 300m thường có số lồng dao động từ 4 - 12
lồng, với những bè ở xa bờ hơn thường trên 12 lồng.
Kết quả khảo sát cho thấy có 42 bè đặt ở khoảng
cách dưới 300 m so với bờ, chiếm đến 49,41% tổng
số hệ thống nuôi. Đây là những trường hợp được
đánh giá có tính bền vững thấp. Tuy nhiên, số lồng
của mỗi bè không nhiều, có 52 bè với số lồng nhỏ
hơn 9, chiếm đến 61,18%; 25 bè có số lồng dao
động từ 9 - 12, tương đương 29,41%. Điều này làm
giảm áp lực về hàm lượng oxi hòa tan khi dòng nước
chảy yếu, qua đó góp phần nâng cao tính bền vững
của hoạt động nuôi (tương ứng 1,51 và 3,48 điểm).
- Nguồn gốc con giống
Hai đối tượng nuôi chính ở khu vực nghiên cứu
đều là loài địa phương nhưng có nguồn gốc con giống
khác nhau. Cá mú đỏ được đánh bắt ngoài tự nhiên,
cá mú cọp được mua từ các trại sản xuất giống.
Con giống ngoài tự nhiên được người nuôi tự
đánh bắt hoặc thu mua trực tiếp từ ngư dân đánh
bắt hoặc từ các chủ vựa. Việc thu mua cá giống có
hệ thống đã thúc đẩy ngư dân khai thác nguồn lợi cá
giống một cách ồ ạt vì lợi nhuận. Điều này gây ảnh
hưởng đến nguồn lợi tự nhiên của đối tượng nuôi
và cả những đối tượng khác không theo mục đích.
Ngược lại, cá mú cọp giống mua từ các trại sản xuất
có thể chủ động được nguồn giống và qua đó làm
giảm áp lực đánh bắt ngoài tự nhiên. Do vậy, phần
lớn người nuôi chọn cá mú cọp để nuôi. Kết quả
khảo sát cho thấy có 83 trường hợp chiếm 97,65%;
trong đó có 57 hộ, chiếm 67,06% nuôi 100% cá mú
cọp; và 26 hộ còn lại chiếm 30,59% nuôi cả hai đối
tượng gồm cá mú cọp và mú đỏ. Xem xét theo tình
hình thực tế, nguồn giống cá mú cọp có thể thả
quanh năm với lượng lớn nhưng không ảnh hưởng
đến nguồn lợi ngoài tự nhiên. Do đó, tính bền vững
nguồn gốc con giống ở khu vực nghiên cứu được
đánh giá tương đối cao là 4,36 (bảng 4).
- Tác động môi trường
Vệ sinh lồng là một trong những hoạt động
chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá nuôi. Tuy nhiên,
điều này ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do
chất thải từ xác rong tảo và một số sinh vật bám lâu
ngày trên lưới. Kết hợp với hoạt động này, người
nuôi còn tắm cá với nhiều loại thuốc và hóa chất.
Nước ngọt pha thuốc sau khi tắm cá được đổ trực
tiếp xuống biển. Do đó dư lượng thuốc và hóa chất
tồn tại ở vùng nuôi có khả năng ngày càng tăng
lên nếu hoạt động này diễn ra với mức độ cao.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
8 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Đây có thể là hành động đưa đến nguy cơ tiềm ẩn
cho vùng nuôi địa phương.
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 43 hộ nuôi
vệ sinh lồng với tần số nhiều hơn 1 lần/7 ngày,
34 hộ là 1 lần/7 - 10 ngày và 8 hộ là thấp hơn
1 lần/10 ngày lần lượt chiếm tỷ lệ là 50,59%, 40%
và 9,41%. Thực tế còn cho thấy các hệ thống nuôi
có khoảng cách gần so với bờ có tần số vệ sinh lồng
cao hơn những bè có khoảng cách xa bờ. Do vậy,
xét về yếu tố tác động của môi trường, hoạt động
nuôi ở địa phương rất khó đạt được bền vững với
kết quả đánh giá là 1,59 điểm (bảng 4).
1.2. Các chí báo xã hội (SOC)
- Trình độ người nuôi
Thực tế tại khu vực nghiên cứu, người nuôi
có học vấn thấp cùng với việc không có trình độ
chuyên môn. Điều này đã hạn chế người nuôi trong
việc nghiên cứu tài liệu cũng như tiếp cận với kỹ
thuật nuôi mới. Hơn nữa, thông tin dịch bệnh và đặc
biệt là thị trường luôn thay đổi nên việc cập nhật
thường xuyên là một vấn đề cho người nuôi. Tuy
nhiên, kinh nghiệm nuôi nhiều năm đã tạo nên tính
bền vững khá cao trong hoạt động nuôi của vùng
với giá trị được đánh giá là 2,25 điểm (bảng 4).
- Sử dụng thuốc và hóa chất
Kết quả khảo sát tại khu vực nghiên cứu cho
thấy chỉ một vài trường hợp tuân thủ đúng theo
hướng dẫn sử dụng thuốc và hóa chất của trạm
khuyến ngư. Phần lớn (lên đến 70 trường hợp,
chiếm tỷ lệ 82,35%) người nuôi sử dụng thêm thuốc
của các cơ sở bán cá giống. Tuy họ không dùng
các loại thuốc cấm nhưng luôn dùng thuốc theo cảm
tính. Phần còn lại (tương ứng với 7,06%) sử dụng
cả thuốc và hóa chất đã bị cấm. Điều đó nói lên ý
thức người nuôi không cao trong việc dùng thuốc và
hóa chất phòng trị bệnh cá. Do đó dễ gây ảnh hưởng
đến sức khỏe người nuôi cũng như của người tiêu
thụ sản phẩm do dư lượng trong thịt cá. Do thuốc và
hóa chất được sử dụng chủ yếu theo cảm tính nên
tính bền vững của hoạt động nuôi tương đối thấp với
điểm số là 1,96 (bảng 4).
- Quyền sử dụng mặt nước
Người nuôi phải đóng thuế mặt nước hàng năm
theo diện tích mà người nuôi sử dụng đã được đề
cập trong quy định xử phạt hành chính trong lĩnh
vực nuôi trồng thủy sản của Chính phủ Việt Nam về
việc giao và thuê mặt nước biển tại điều 16 và 17,
mục 3, chương 2 của Nghị Định 31/2010/NĐ-CP.
Tuy nhiên, nguyên tắc này không được tất cả người
nuôi địa phương tuân thủ. Kết quả khảo sát cho thấy
có 65 hộ nuôi, chiếm 76,47% thực hiện đầy đủ theo
các yêu cầu quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương
nên yếu tố quyền sử dụng mặt nước có tính bền
vững cao, giá trị đạt được là 3,79 điểm (bảng 4).
- Phát triển nguồn nhân lực nuôi trồng thủy sản
Phát triển nguồn nhân lực nuôi trồng thủy sản
được đánh giá dựa trên tỷ lệ tham gia lớp tập huấn
và đánh giá hiệu quả lớp tập huấn của người nuôi.
Kết quả điều tra cho thấy phần lớn người nuôi tích
cực tham gia lớp tập huấn, có 59 hộ nuôi tham gia
đầy đủ chiếm 69,41%. Tuy nhiên hiệu quả lớp tập
huấn không được đánh giá cao, chỉ có 10 trường
hợp đánh giá tốt, 66 trường hợp đánh giá khá và 9
trường hợp còn lại là trung bình, tương ứng lần lượt
với tỷ lệ 11,76%, 77,65% và 10,59%. Kết quả phân
tích tính bền vững của hoạt động nuôi trồng thủy
sản địa phương theo chí báo này là 3,55 và 2,71 lần
lượt theo tỷ lệ người tham gia và hiệu quả của lớp
tập huấn (bảng 4).
1.3. Chỉ báo kinh tế (ECO)
- Tính ổn định của thị trường đầu ra
Ở khu vực nghiên cứu, yếu tố thị trường đầu ra
của sản phẩm nuôi trồng thủy sản rất khó đạt bền
vững. Cá nuôi chủ yếu xuất sang thị trường nước
ngoài. Tuy nhiên người nuôi không có cơ hội trực
tiếp tiếp cận được thị trường tiêu thụ hoặc thông
tin về thị trường. Do đó sản phẩm được thu mua
thông qua thương lái. Điều này làm cho giá trị của
sản phẩm dễ bị hạ thấp và thị trường đầu ra của sản
phẩm không ổn định. Với hai đối tượng nuôi chính
của địa phương, dòng cá mú đỏ được xem là có thị
trường tương đối ổn định, giá bán không dao động
nhiều và được người tiêu dùng ưa chuộng trong khi
đó thị trường cá mú cọp luôn bất ổn.
- Đóng góp của nuôi trồng thủy sản vào sinh kế
Do hoạt động nuôi trồng thủy sản ở địa phương
không tạo thu nhập ổn định và mang tính rủi ro
cao nên chưa được hầu hết người nuôi xem đây
là hoạt động tạo thu nhập chính của gia đình. Kết
quả điều tra cho thấy chỉ hơn 60% hộ gia đình dựa
vào chủ yếu nguồn thu nhập này với tỷ lệ đóng góp
hơn 50%. Điều này cho thấy tính bền vững của hoạt
động này chưa cao, với giá trị đạt được là 2,62 điểm
trong khi giá trị được đánh giá bền vững nhất của
khía cạnh là 4,0 điểm. Do vậy, khả năng đầu tư cho
hoạt động này cũng hạn chế và chưa được nhiều
người quan tâm.
2. Chỉ số bền vững nuôi trồng thủy sản của vùng
nghiên cứu (ASI)
Chỉ số bền vững nuôi trồng thủy sản (ASI) là sự
kết hợp của ba chỉ báo gồm sinh thái (ECO), xã hội
(SOC) và kinh tế (ECO). Giá trị các chỉ số được thể
hiện ở bảng 5.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 9
Bảng 5. Kết quả phân tích tính bền vững hoạt động nuôi của khu vực thông qua chỉ số ASI
Chỉ số Giá trị tính toán Giá trị nhỏ nhất theo quy ước
Giá trị lớn nhất theo quy
ước
Sinh thái (ECO) 2,36 1 3,80
Xã hội (SOC) 2,77 1 3,63
Kinh tế (ECO) 1,81 1 3,00
ASI 2,31 1 3,48
Bảng 5 cho thấy hoạt động nuôi trồng thủy
sản ở vùng biển Lạch Dù, huyện Phú Quý chưa
đạt bền vững với chỉ số bền vững 2,31 điểm,
thấp hơn giá trị bền vững nhất của bản thân chỉ
số là 3,48 điểm. Do đó, địa phương cần quan
tâm nhiều hơn nữa trong việc định hướng, quy
hoạch, phát triển và quản lý nuôi trồng thủy sản.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản trong khu vực
nghiên cứu đạt bền vững không chỉ ảnh hưởng
quan trọng đến người nuôi mà còn góp phần
phát triển huyện đảo.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Chỉ số ASI = 2,31 cho thấy nuôi trồng thủy sản
của khu vực nghiên cứu chưa bền vững. Trong đó,
giá trị chỉ báo sinh thái là 2,36 (so với giá trị lớn nhất
theo quy ước là 3,80); chỉ báo xã hội là 2,77 (so
với giá trị lớn nhất theo quy ước là 3,63) và chỉ báo
kinh tế là 1,81 (so với giá trị lớn nhất theo quy ước
là 3,00). Thực tế cho thấy hoạt động nuôi trồng thủy
sản địa phương còn nhiều vấn đề cần giải quyết,
đặc biệt là thị trường đầu ra.
2. Kiến nghị
- Để mở rộng diện tích cũng như quy mô hoạt
động nuôi trồng thủy sản, địa phương cần đầu tư
kinh phí cho những hệ thống nuôi với công nghệ
cao ở cách bờ trên 500m.
- Tăng cường tập huấn kỹ thuật nuôi phù hợp
với tình hình địa phương và đẩy mạnh công tác
quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản,
- Cần có cơ chế ổn định thị trường đầu ra cho
sản phẩm và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân nuôi
trồng thủy sản địa phương trong các trường hợp
rủi ro.
- Để so sánh và định hướng phát triển nuôi
trồng thủy sản cho các địa phương cần thiết phải
đánh giá khả năng phát triển bằng chỉ số. Do vậy,
cần phải có phương pháp luận để xây dựng chỉ số
phát triển bền vững phù hợp với điều kiện Việt Nam
nhằm áp dụng đối với các nghiên cứu phát triển
nuôi trồng thủy sản.
- Các nghiên cứu tương tự nên được thực hiện
ở nhiều địa phương để có thể so sánh số liệu thực
tế và kết quả tính toán làm cơ sở xây dựng chỉ số
phù hợp với điều kiện Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Craig Emerson, 1999. Aquaculture impacts on the environment. Cambridge Scientifi c Abtracts.
2. International Council for Exploration of the Sea (ICES), 2005. Report of the ICES - FAO Working Group on Fish Techonology
and Fish Behaviour (WTFGFB) (18 - 22 April 2005). Rome, Italy.
3. Nash, C.E., Burbridge, P.R. and Volkman, J.K. 2008. Guidelines for ecological risk assessment of marine fi sh aquaculture.
In M.G. Bondad-Reantaso, J.R. Arthur and R.P. Subasinghe (eds). Understanding and applying risk analysis in aquaculture.
FAO Fisheries and Aquculture Technical Paper. No. 519. Rome, FAO: 135-151.
4. Pablo Trujillo, 2007. A global analysis of the sustainability of marine aquaculture. A thesis submitted in partial fulfi llment of
the requirements for the degree of master of science. In the faculty of graduate studies. The university of British Columbia.
5. Phillips, M.J., Boyd, C. & Edwards, P. 2001. Systems approach to aquaculture management. In R.P. Subasinghe, P. Bueno,
M.J. Phillips, C. Hough, S.E. McGladdery & J.R. Arthur (eds). Aquaculture in the Third Millennium. Technical Proceedings
of the Conference on Aquaculture in the Third Millennium, Bangkok, Thailand, 20-25 February 2000: 239-247. NACA,
Bangkok and FAO, Rome.
6. Ram C.Bhujel, 2007. Statistics for aquaculture, Asian Institure of Technology (AIT). Wiley- Blackwell.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_ben_vung_cua_hoat_dong_nuoi_trong_thuy_san_truong_hop_h.pdf