Tìm hiểu về thị trường bán lẻ tổng công ty thương mại Hà Nội

Tìm hiểu về thị trường bán lẻ tổng công ty thương mại hà nội Năm ngoái, Việt Nam chỉ xếp thứ 4 trong số những thị trường bán lẻ "hot" nhất thế giới. Theo các chuyên gia của A.T. Kearney, Việt Nam đạt được bước tiến ấn tượng trong năm nay là nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, thể chế chính sách đang cải tiến theo hướng thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt là nhu cầu của người tiêu dùng về những mô hình bán lẻ hiện đại. Theo Mike Moriarty, trưởng bộ phận nghiên cứu về tiêu dùng và bán lẻ của A.T. Kearney, quy mô thị trường bản lẻ ở Việt Nam còn nhỏ, song vẫn rất hấp dẫn bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 8%. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất ở châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu.

pdf7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2372 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về thị trường bán lẻ tổng công ty thương mại Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tìm hiểu về các công ty bán lẻ Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) І. Tìm hiểu về thị trường bán lẻ Việt Nam Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới Hãng tư vấn Mỹ A.T. Kearney vừa công bố báo cáo thường niên về chỉ số phát triển mảng kinh doanh bán lẻ (GRDI) trên toàn cầu, theo đó Việt Nam soán ngôi vị số một của Ấn Độ, trở thành điểm đến hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư. Các siêu thị nước ngoài nhận được cảm tình của người tiêu dùng Việt. Ảnh: Hoàng Hà. Năm ngoái, Việt Nam chỉ xếp thứ 4 trong số những thị trường bán lẻ "hot" nhất thế giới. Theo các chuyên gia của A.T. Kearney, Việt Nam đạt được bước tiến ấn tượng trong năm nay là nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, thể chế chính sách đang cải tiến theo hướng thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt là nhu cầu của người tiêu dùng về những mô hình bán lẻ hiện đại. Theo Mike Moriarty, trưởng bộ phận nghiên cứu về tiêu dùng và bán lẻ của A.T. Kearney, quy mô thị trường bản lẻ ở Việt Nam còn nhỏ, song vẫn rất hấp dẫn bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 8%. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất ở châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu. Các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài như Metro của Đức, Casino của Pháp, Parkson... đều đã có mặt ở Việt Nam. Một tập đoàn bán lẻ của Canada cũng đã công bố kế hoạch khai trương chuỗi cửa hàng tiện lợi mang tên Circle K ở Việt Nam. Chuyên gia của A.T. Kearney ước tính quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam vào khoảng 20 tỷ USD. Song theo số liệu công bố trong nước, doanh số bán lẻ năm nay sẽ tăng khoảng 20,5% lên 975 nghìn tỷ đồng, tương đương 54,3 tỷ USD. Sau 3 năm duy trì vị trí số 1, Ấn Độ năm nay phải lùi xuống sau Việt Nam. Kế đó là Nga, Trung Quốc, Ai Cập, Morocco và Ảrập Xêút. A.T. Kearney bắt đầu công bố GRDI từ năm 2001, trong đó đánh giá về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ ở những nền kinh tế mới nổi, dựa trên 25 yếu tố khách nhau, bao gồm cả rủi ro kinh tế, chính trị, mức độ hấp dẫn cũng như bão hòa của thị trường bán lẻ. Đóng góp vào GDP Hiện nay, ngành bán lẻ của Việt Nam đã đóng góp trên 15% vào GDP hàng năm và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 5,4 triệu lao động. Năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và thời kỳ hậu suy thoái, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng trưởng 18-20%. Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh thị trường này như tăng trưởng GDP hàng năm khá cao và quan trọng nhất là Chính phủ luôn có các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài kịp thời; dân số đông và trẻ với khoảng 79 triệu người dưới 65 tuổi. Đặc biệt, thu nhập trung bình của người dân ngày càng tăng, trong đó nhóm người có thu nhập từ 500 - 1.000 USD/tháng tăng nhanh nhanh nhất; tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập của người dân cũng thuộc loại cao nhất ở Đông Nam Á (khoảng 70% thu nhập hàng tháng). “Điều này ảnh hưởng lớn tới mức tăng trưởng của thị trường bán lẻ. Từ năm 2007 trở về trước, mức này luôn đạt bình quân 20%; năm 2007 đã tăng lên 25 - 27%. Doanh số bán lẻ ước tính đến hết năm 2008 đạt 54,3 tỷ USD, tăng 20,5% so với 2007”, bà Loan dẫn chứng. Ngoài ra, các phương thức thanh toán tiện dụng bằng thẻ tín dụng đã xuất hiện. Dự báo, doanh số thị trường bán lẻ ở Việt Nam sẽ tăng từ 55,5 tỷ USD năm 2009 lên đến 85 tỷ USD vào năm 2012. Điều này cho thấy, thị trường bán lẻ ở Việt Nam không những là cơ hội đầu tư rất tốt cho những nhà đầu tư trong nước mà còn là địa điểm hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài Thị trường bán lẻ Việt Nam “tụt hạng” (Toquoc)- Ở thời điểm này năm 2008, với sự tăng điểm ngoạn mục, thị trường bán lẻ Việt Nam đã nhảy vọt giành ngôi vị thứ nhất thế giới, thì hiện tại, với việc mất điểm “không quá bất ngờ”, Việt Nam đã nhanh chóng rớt khỏi “TOP” 5 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Đó là thông tin vừa được Tập đoàn tư vấn A.T.Kearney công bố qua kết quả nghiên cứu và xếp hạng 30 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm 2009 trong tổng số 185 nền kinh tế được nghiên cứu. Theo đó, với 55 điểm ở “chỉ số phát triển bán lẻ chung”, thị trường bán lẻ Việt Nam bị giảm 21 điểm so với năm 2008 nên xếp vị trí thứ sáu sau các thị trường bán lẻ: Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Ả rập Xê út. Cuối năm 2008, nhiều tập đoàn bán lẻ lớn đã có mặt hoặc lên kế hoạch chiếm lĩnh thị trường bán lẻ ở Việt Nam. Còn nhớ, cũng từ kết quả nghiên cứu và xếp hạng này cách đây tròn 1 năm (năm 2008), thị trường bán lẻ Việt Nam đã có được số điểm ngoạn mục (88) và trở thành quốc gia có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, vượt trên cả các “người khổng lồ”: Ấn Độ, Nga, Trung Quốc... Điều đáng nói là sự “tụt hạng” quá nhiều sau một năm, đến 5 bậc, khiến giới quan sát bất ngờ. Trong lịch sử nghiên cứu và xếp hạng của A.T.Kearney, chưa từng có “kỷ lục” này, bởi nếu từ vị trí “hoa hậu” các nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn thường cũng chỉ “rớt”1 đến 2 hạng trên bảng xếp hạng vào năm sau mà thôi. ІІ. Tổng công ty thương mại Hà Nội (hapro) 1. Sự ra đời Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định số 125/2004/QD-UBND ngày 11 tháng 08 năm 2004 của UBND Thành phố Hà Nội. Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con với 33 công ty thành viên, có thị trường tại hơn 60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. 2. Các lĩnh vực hoạt động Doanh nghiệp hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có thể tổng kết lại như sau:  Xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến, đồ uống, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng hoá tiêu dùng;  Nhập khẩu máy, thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng;  Phân phối, bán lẻ với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích và chuyên doanh;  Cung ứng các dịch vụ: nhà hàng ăn uống, du lịch lữ hành, kho vận, trung tâm miễn thuế nội thành;  Sản xuất, chế biến: hàng thực phẩm, gia vị, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, may mặc, v.v;  Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ. 3.Mục tiêu chất lượng:  Hapro đảm bảo cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng mọi yêu cầu đã cam kết;  Hapro liên tục cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nhằm thoả mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng;  Hapro là người bạn đáng tin cậy và người đồng hành thuỷ chung của khách hàng. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu đó không hề đơn giản, bới chất lượng hàng thực phẩm hiện nay vẫn còn rất nhiều dấu ? cho ngay cả các nhà tiêu thụ. Một ví dụ về chất lượng sản phẩm: Siêu thị Hapro bán hàng sửa hạn sử dụng (Dân trí) - Chiều tối ngày 23/2, nhiều khách hàng đã rất tức giận khi phát hiện nhiều sản phẩm thực phẩm tươi sống bày bán tại siêu thị Hapro Food trên đường Lương Định Của (Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - Hapro) đã bị sửa hạn sử dụng 1 cách trắng trợn. Thiếu trung thực trên nhãn mác Theo bà Phạm Lê Bích, chập tối ngày 23/2, bà đến siêu thị này mua thực phẩm về chuẩn bị bữa tối trong đó có thịt lợn. Thế nhưng, mặc dù thời điểm mua thịt là chiều tối ngày 23/2, nhưng trên phần bao bì sản phẩm lại ghi ngày sản xuất là 24/2 (?!). “Như vậy, mặc dù chưa bước sang ngày mới, nhưng miếng thịt lợn này đã được mang nhãn sản xuất của ngày hôm sau. Hapro Food đã lừa dối người tiêu dùng”, bà Bích bức xúc. Miếng thịt lợn mà bà Bích đưa cho chúng tôi xem được gói trong bao nhựa, có nhãn mác Hapro Food. Theo quan sát, trọng lượng của gói hàng là 300g, giá 19.000đ, ngày sản xuất là 24/2/2008, ngày hết hạn sử dụng là 26/2/2008. Ngoài việc ghi ngày “ở thì tương lai”, chính sản phẩm mà bà Bích đưa ra, chúng tôi đã phát hiện thêm sự gian lận mới của Hapro ngay trên đó. Theo đó, với cùng một sản phẩm nhưng miếng thịt này lại có hai nhãn khác nhau. Ngoài lớp nhãn ghi các thông tin về ngày tháng sản xuất, thì phía sau lại có một nhãn mác khác bị dán đè lên. Tại phần nhãn bị ghi đè, ngày sản xuất của miếng thịt lợn mà bà Bích mua được ghi là 23/2/2008, ngày hết hạn sử dụng là 25/2/2008! Cũng theo bà Bích, tại thời điểm mua thịt, bà chứng kiến nhân viên của siêu thị này ra tận quầy bán thịt ghi chép lên bao bì. Theo bà Bích, vì sắp hết ngày 23 nên những nhân viên đã tích cực ghi đè để thay đổi ngày tháng, biến những miếng thịt sản xuất hôm trước thành ngày sản xuất hôm sau. Hết hạn sử dụng, thịt vẫn an toàn?! Sáng sớm ngày 24/2, chúng tôi đã có mặt tại Hapro Food và phát hiện thêm nhiều gói thịt lợn có hai nhãn mác. Trong hộp thịt chân giò rút xương (giá 26.000đ) mà chúng tôi mua ghi ngày sản xuất là 24/2, hết hạn sử dụng là 26/2. Bằng mắt thường, ai tinh ý sẽ thấy được trên hộp thịt lợn này có hai nhãn ghi dán đè lên nhau. Nhãn trên được nhân viên làm cẩu thả, nên thấy một phần lõi nhãn dưới bung ra phía ngoài. Để chắc chắn hơn, chúng tôi cũng đã kiểm tra tỉ mỉ nhãn hàng được ghi trên bao bì. Thật ngạc nhiên, cùng một hộp thịt nhưng được dán hai nhãn. Nhãn bị ghi đè có hạn sử dụng hết ngày 25/2, ngày sản xuất 23/2. Tại quầy thịt lợn của Hapro Food vào sáng 24/2, có nhiều miếng thịt lợn bỏ vào tủ mát. Theo quan sát thì thấy khoảng hơn 10 gói thịt ghi nhãn sử dụng bằng mực đỏ. Theo phản ánh của bà Bích, những bao bì được ghi bằng mực đỏ là số thịt bị thay đổi hạn sử dụng. Bên ngoài siêu thị này, chủ dịch vụ đã trấn an người tiêu dùng bằng dòng chữ “thực phẩm an toàn”, “vì sức khoẻ cộng đồng”. Người tiêu dùng, ít ra cũng xem đó là một cam kết giữa đơn vị cung ứng dịch vụ với họ. Sáng ngày 25/2, trả lời Dân trí về việc một sản phẩm nhưng có hai nhãn mác khác nhau, ông Nguyễn Hữu Việt, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh Gia súc gia cầm (đơn vị cung ứng thịt lợn cho Hapro Food) cho biết, việc một sản phẩm nhưng có hai nhãn mác khác nhau là sai. Ông Việt cho biết, quy định của công ty là hạn sử dụng của thịt lợn chỉ trong vòng hai ngày. Tuy nhiên, ông Việt cũng cam đoan rằng, sản phẩm thịt lợn bán tại Hapro Food vẫn đảm bảo chất lượng mặc dù thực tế thịt lợn được bán ở siêu thị này có thời hạn sử dụng đến… bốn ngày. Trước hiện tượng gian dối này, bà Việt Hoa, phụ trách Hapro Food, lại đổ lỗi cho nhân viên. Bà Hoa nói, chúng tôi sẽ có hình thức kỷ luật thích đáng đối với nhân viên sai phạm. 4.Các cơ sở siêu thị và cửa hàng tiện ích Hiện nay hapro đã có một chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích ở nhiều tỉnh thành khu vực miền bắc, trong đó có Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Bắc Cạn, Hải Dương quảng Ninh, Sơn La, Thanh Hóa. Trong đó khu vực Hà Nội tập trung chủ yếu với 25 siêu thị và cửa hàng tiện ích: 1. Cửa hàng tiện ích Hapromart số 35 Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội ( Tel : 04. 38250847) 2. Cửa hàng tiện ích Hapromart số 45 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm , Hà Nội (Tel:04.39233047) 3. Cửa hàng tiện ích Hapromart số 53 Hàng giấy, Hoàn Kiếm, Hà Nội ( Tel : 04.38295470) 4. Cửa hàng tiện ích Hapromart số 65 Cầu Gỗ , Hoàn Kiếm, Hà Nội ( Tel : 04.38263431) 5. Cửa hàng tiệc ích Hapromart số 102 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội ( Tel: 04.39283287) 6. Cửa hàng tiện ích Hapromart số 7 Hàng Đường, Hoàn Kiếm, Hà Nội ( Tel : 04.39284523) 7. Cửa hàng tiệc ích Hapromart 284 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội (Tel: 04. 38629707) 8. Cửa hàng tiện ích Hapromart số E6 Quỳnh mai, Hà Nội (Tel : 04.36368323) 9. Cửa hàng tiện ích Hapromart – Khu A Hồ Đình, Thanh Lương (Tel : 04.39877828) 10. Cửa hàng tiện ích Hapromart số 6 Cầu Bươu, Thanh Trì ( Tel: 04.36884337) 11. Cửa hàng tiện ích Hapromart số K3 Việt Hưng (Tel : 04.36523875) 12. Cửa hàng tiện ích Hapromart số B3A Nam Trung Yên (Tel : 04.62810213) 13. Cửa hàng tiện ích Hapromart số G3 Vĩnh Phúc ( Tel : 04.37615794) 14. Cửa hàng tiện ích Hapromart Khu chung cư Kim Chung ( Tel: 04.39518220) 15. Siêu thị Hapromart D2 Giảng Võ, Quận Ba Đình ( Tel: 04.38312329) 16. Siêu thị Hapromart C12 Thanh Xuân ( Tel : 04.35541157) 17. Siêu thị Hapromart số 5 Nam Bộ ( Tel: 04.37473050) 18. Siêu thị Hapromart – C13 Thành Công ( Tel : 04.38352378) 19. Siêu thị Hapromart – Tầng 1 chợ Bưởi ( Tel: 04.37592038) Công ty CP TM ĐT Long Biên Địa chỉ : Số 561 Nguyễn Văn Linh. Long Biên, Hà Nội Điện thoại : 04. 38752037 1. Siêu thị Hapromart - Phố Sài Đồng - Long Biên (Tel : 04.38759876) 2. Siêu thị Hapromart - Số 2 Ngô Xuân Quảng ( Tel: 04.38759876) 3. Siêu thị Hapromart - 622 Ngô Gia Tự - Long Biên ( Tel : 04.38273539) 4. Siêu thị Hapromart - Số 26 Đức Giang, Long Biên ( Tel : 04.36557746) 5. Siêu thị Hapromart - 176 Hà Huy Tập – Gia Lâm ( Tel : 0438273961) 6. Siêu thị Hapromart - 349 Ngọc Lâm – Long Biên ( Tel : 04.38736233) Công ty TM DV Tràng Thi Địa chỉ : Số 12-14 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại : 04. 38286334 Fax : 04.38243160 1. CHTI Hapromart - số 5 Thanh Trì – Văn Điển ( Tel : 04.38615262) Siêu thị ngoại tỉnh 1. Siêu thị Hapromart Số 1 Đường Lương Văn Thăng, P. Đông Thành, Ninh Bình (Tel: 030. 3885285) 2. Siêu thị Hapromart Thái Nguyên, 66 Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái Nguyên (Tel: 0280. 3656579) 3. Siêu thị Hapromart Km 3 + 500 Đường Hùng Vương, Thái Bình (Tel: 036. 2280889) 4. Siêu thị Hapromart Bắc Kạn, tổ 8B, Phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Tel:0281.3810268) 5. Siêu thị Hapromart Số 25 Đại lộ Lê Lợi, P.Lam Sơn, Thanh Hoá (Tel: 0373. 3759063) Nhượng quyền Hapromart 1. Siêu thị Hapromart Tiên Sơn, Thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Tel:0320.3266288) 2. Siêu thị Hapromart Thị trấn Nông Trường Mộc Châu Sơn La (Tel: 022. 3869533) 3. Siêu thị Hapromart Tổ 75 Đường Trần Phú Thượng, Cẩm Tây, Tx Cẩm Phả, Quảng Ninh (Tel: 033. 3862022) Mình nghĩ đây là điểm mà hapro trong thời gian tới cần chú ý: Đó là việc phát triển các cửa hàng tiện ích cũng như các siêu thị ra nhiều tỉnh thành hơn nữa. Bởi thị trường gốc của Hapro là Hà Nội đã khá ổn định, đây là lúc cần phát triển ra các tỉnh thành khác, trước hết là khu vực miền bắc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTìm hiểu về thị trường bán lẻ tổng công ty thương mại hà nội.pdf