ĐỀ BÀI:
TÌM HIỂU NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HNGĐ VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
A. MỞ BÀI
Chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm các qui định về vấn đề sở hữu tài sản của vợ chồng; căn cứ xác lập tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản đó; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng .Kế thừa và phát triển các qui định về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 của Nhà nước ta (các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 95) đã qui định chế độ cộng đồng tạo sản của vợ chồng tương đối cụ thể và có nhiều điểm mới. Thực hiện và áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng những năm qua góp phần vào sự ổn định các quan hệ hôn nhân và gia đình, tạo cơ sở pháp lý thực hiện các quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được của pháp luật điều chỉnh vấn đề tài sản của vợ chồng, quá trình thực hiện và áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về chế độ tài sản của vợ chồng cho thấy còn khá nhiều bất cập và vướng mắc. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu những vướng mắc, bất cập đó và đưa ra phương hướng hoàn thiện quy định luật hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng.
18 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3012 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện quy định của luật hôn nhân gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI:
TÌM HIỂU NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HNGĐ VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
A. MỞ BÀI
Chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm các qui định về vấn đề sở hữu tài sản của vợ chồng; căn cứ xác lập tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản đó; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng...Kế thừa và phát triển các qui định về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 của Nhà nước ta (các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 95) đã qui định chế độ cộng đồng tạo sản của vợ chồng tương đối cụ thể và có nhiều điểm mới. Thực hiện và áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng những năm qua góp phần vào sự ổn định các quan hệ hôn nhân và gia đình, tạo cơ sở pháp lý thực hiện các quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được của pháp luật điều chỉnh vấn đề tài sản của vợ chồng, quá trình thực hiện và áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về chế độ tài sản của vợ chồng cho thấy còn khá nhiều bất cập và vướng mắc. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu những vướng mắc, bất cập đó và đưa ra phương hướng hoàn thiện quy định luật hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng.
B. NỘI DUNG
I.Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình 2000.
1. Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
1.1. Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng.
Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, việc xác định tài sản chung của vợ chồng dựa vào nguồn gốc phát sinh tài sản. Cụ thể tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”.
- Tài sản chung của vợ chồng được xác lập trong thời kỳ hôn nhân.
Theo Khoản 7 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình thì: “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”.
Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại của quan hệ vợ chồng trước pháp luật, việc kết hôn phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhân theo đúng thủ tục và các điều kiện luật định. Những tài sản (gồm bất động sản và động sản) do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân (trừ tài sản riêng của vợ, chồng) đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy, pháp luật chỉ quy định tài sản chung của vợ chồng căn cứ vào nguồn gốc, thời điểm phát sinh tài sản mà không căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi người vào việc tạo dựng và phát triển khối tài sản chung. Có thể do điều kiện sức khoẻ, đặc điểm công việc và nghề nghiệp nên sự đóng góp công sức của vợ chồng vào khối tài sản chung là không bằng nhau, nhưng quyền sở hữu của họ với tài sản là ngang nhau. Tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do công sức của cả hai vợ chồng trức tiếp tạo ra, có thể chỉ do vợ hoặc chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân.
Bao gồm:
Tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là loại tài sản phổ biến trong khối tài sản chung , Hành vi “tạo ra” tài sản có nghĩa là vợ chồng dựa vào công việc, chuyên môn của mình để trực tiếp làm ra tài sản đó hay dùng tiền để có những tài sản đó như: xây nhà ở, làm ra đồ dùng sinh hoạt (bàn ghế, giường, tủ,…),…Hoặc thông qua những hợp đồng mua sắm các tài sản đó, hoặc để đầu tư, kinh doanh.
//Tài sản chung của vợ chồng bao gồm các thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đây là loại tài sản chủ yếu thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Đó là những lợi ích vật chất mà vợ, chồng có được do tham gia lao đông, hoạt động sản xuất, kinh doanh; hay đó còn là việc vợ chồng được hưởng những thành quả lao động, lợi nhuận kinh doanh mang lại, các hoa lợi, lợi tức thu được từ các loại tài sản của vợ chồng trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
//Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung. Đây là trường hợp xác lập tài sản chung của vợ chồng dựa trên sự định đoạt của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế theo Điều 245, Điều 631 và Điều 686 Luật dân sự 2005.
//Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn, được quy định cụ thể trong Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ: Quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc mỗi bên vợ hay chồng được Nhà nước giao, kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng (các quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối; đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lăm nghiệp để trồng rừng, đất ở được Nhà nước giao,…). Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hay chỉ một bên được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng, cũng là tài sản chung của vợ chồng đối với đất mà vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của người khác. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
- Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm nhiều tài sản mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung; những tài sản không đủ chứng cứ xác định là tài sản riêng. Sau nhiều năm chung sống trong quan hệ vợ chồng, cùng chung sức tạo dựng tài sản chung của vợ chồng, và thực hiện quyền sở hữu quyền sở hữu đối với tài sản vì lợi ích gia đình. Tuy nhiên, khi tranh chấp giữa vợ chồng xảy ra thì rất khó để chứng minh những tài sản thuộc khối tài sản chung là tài sản riêng của mỗi bên. Vì vây, giữa vợ chồng có thể thoả thuận với nhau đâu là tài sản chung và tài sản riêng, việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung có thể mặc nhiên hoặc bằng văn bản. Nhưng thực tế xét xử những vụ việc tranh chấp tài sản giữa vợ chồng thì ranh giới phân định tài sản chung với tài sản riêng là rất khó khăn, nên dựa trên nguyên tắc suy đoán về nguồn gốc tài sản, thì Luật hôn nhân và gia đình đã quy định theo Khoản 3 Điều 2 như sau: “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”. Vậy nên dựa vào “thời kỳ hôn nhân” và nguồn gốc các loại tài sản, nhà làm luật đã sử dụng nguyên tắc suy đoán để đảm bảo được công bằng trên cơ sở lợi ích chung của vợ chồng và gia đình.1.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung.
- Đối với tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt như theo Điều 28 của Bộ luật hôn nhân và gia đình: “1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này”. Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với khối tài sản chung thể hiện trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư, kinh doanh phải có sự bàn bạc, thoả thuận giữa hai người. Đối với tài sản có giá trị không lớn lắm hoặc phục vụ cho nhu cầu hàng ngày thì chỉ cần một bên thực hiện và bên còn lại đồng ý. Còn trong trường hợp vì lý do nào đó mà chỉ có một bên thực hiện giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình thì bên còn lại phải chịu trách nhiệm liên đới, theo quy định tại Điều 25 của Luật này: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”. - Đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng: Đối với những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu như nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản có giá trị khác…thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả hai vợ và chồng. Đây chính là căn cứ pháp luật để xác định tài sản chung của vợ chồng khi có tranh chấp xảy ra.
1.3. Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình 2000.
Xuất phát từ tình hình thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình, đồng thời cũng nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ chồng về vấn đề tài sản, luật hôn nhân và gia đình đã quy định các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng, bao gồm:
- Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình có quy định: “1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận”.
Như vậy, luật hôn nhân và gia đình 2000 đã nêu rõ hơn về những trường hợp (điều kiện) để vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: khi vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng( vì việc đầu tư kinh doanh cần phải “chớp thời cơ” để đạt hiểu quả cao nhất, nhưng có thể đem lại rủi ro cao,…),hay vì do mâu thuẫn sâu sắc nhưng không muốn ly hôn mà chỉ muốn ở riêng và muốn yêu cầu chia tài sản chung, hay yêu cầu chia để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng ( như trước khi kết hôn hay trong thời kỳ hôn nhân vợ hoặc chồng đã vay nợ để phục vụ cho lợi ích cá nhân,…). Luật còn quy định rõ về phương diện chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, cho phép hai vợ chồng tự thoả thuận chia tài sản chung bằng văn bản hoặc yêu cầu Toà án giải quyết.
Việc chia tài sản trong trường hợp này là một ngoại lệ, quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng cũng như quyền lợi của những người khác có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. - Chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn, được quy định rõ trong Điều 95 luật hôn nhân và gia đình 2000. Theo Khoản 1 Điều 95 quy định thì đối với tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó. Nếu có tranh chấp về tài sản riêng, bên nào cho rằng đó là tài sản riêng của mình thì phải có nghĩa vụ chứng minh (bằng sự công nhân của bên kia hoặc giấy tờ xác nhận quyền sở hữu của mình), nếu không chứng minh được thì tài sản đó là tài sản chung (Khoản 3 Điều 27 quy định).
- Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết. Quan hệ hôn nhân chấm dứt tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo yêu cầu của người vợ, chồng còn sống hoặc những người thừa kế của người vợ, chồng đã chết. Theo nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, trong đó có quan hệ thừa kế tài sản của nhau giữa vơ chồng. Điều 31 Luật hôn nhân và gia đình coa quy định: Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định về thừa kế. Mà theo luật dân sự có quy định hai hình thức thừa kế đó là thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.
2. Tài sản riêng của vợ chồng.
2.1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ chồng.
Theo Khoản 1 Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình quy định: “1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung”.
Như vậy, tài sản riêng của vợ, chồng được xác lập dựa vào thời điểm phát sinh trước khi kết hôn; dựa vào sự định đoạt của chủ sở hữu tài sản đã chuyển dịch tài sản của mình cho mỗi bên vợ, chồng trên sự kiện chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Nên tài sản riêng của vợ, chồng gồm:
- Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có từ trước khi kết hôn.
- Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân.
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm đồ dùng, tư trang cá nhân.
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà vợ chồng được chia khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
- Tài sản riêng của vợ, chồng còn (có thể) gồm những tài sản mà vợ, chồng thoả thuận là tài sản riêng của một bên.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng.
- Quyền của vợ, chồng đối với tài sản riêng. Theo quy định của Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình thì với tư cách là chủ sở hữu tài sản của mình thì ng ười vợ hoặc chồng có toàn quyền sở hữu như định đoạt, chiếm hữu, sử dụng tài sản đó mà không bị phụ thuộc vào ý chí của bên kia. Trong trường hợp không thể tự quản lý tài sản của mình thì có thể uỷ quyền cho người vợ, chồng kia quản lý tài sản riêng đó như theo Khoản 2 Điều 33 Luật này. Trong khi được quản lý tài sản riêng đó thì người vợ, chồng này có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản đó, nếu làm hư hại mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường khi có yêu cầu của người uỷ quyền. Trường hợp một bên tự ý định đoạt tài sản riêng của bên vợ, chồng kia để tham gia giao dịch dân sự thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
- Nghĩa vụ được thực hiện bằng tài sản riêng của vợ, chồng. Với tư cách chủ sở hữu tài sản của mình người vợ, chồng được hưởng toàn quyền sở hữu tài sản đó, thì đồng thời cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình liên qua tới tài sản riêng đó, như: Được sử dụng vào nhu cầu thiết yếu của gia đình khi tài sản chung không đủ đáp ứng.
Hay để thực hiện nghĩa vụ riêng, và theo luật quy định những nghĩa vụ riêng đó là: trả nợ khi vay trước khi kết hôn hay trong thời kỳ hôn nhân nhưng phục vụ cho nhu cầu riêng; trả nợ phát sinh trong khi sử dụng, định đoạt, chiếm hữu tài sản riêng trừ trường hợp khi vợ, chồng tiến hành khai thác các hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó trong thời kỳ hôn nhân mà không thoả thuận những hoa lợi đó vẫn thuộc tài sản riêng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi làm hư hại tẩu tán di sản thừa kế khi là người quản lý tài sản đó; các khoản nợ phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân vợ, chồng như chi phí cho con riêng; nghĩa vụ cấp dưỡng các thành viên trong gia đình; hay bồi thường khoản cấp dưỡng đã làm tiêu tán khi được giao quản lý; khoản nợ phát sinh khi tự ý tiến hành giao dịch dân sự liên quan đến tài sản có giá trị lớn hay là nguồn sống duy nhất của gia đình; bồi thường thiệt hại đối với hành vi trái pháp luật của người vợ, chồng.
II.Những vướng mặc, bất cập và hướng hoàn thiện quy định của luật hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng.
Mặc dù, đã có khá nhiều văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định, hướng dẫn áp dụng về chế độ tài sản của vợ chồng, nhưng do tính chất phức tạp và rất "nhạy cảm" từ các quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung, trong đó có các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng. Thực tiễn áp dụng đã có nhiều quan điểm, nhận thức, đánh giá khác nhau, chưa có sự thống nhất từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cá nhân thực thi pháp luật, liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. Trong báo cáo tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử của ngành Tòa án hàng năm, hầu như đều có các vấn đề về xác định và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ chồng. Điều đó cho thấy các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng luôn là loại việc phức tạp, thường gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi áp dụng, hạn chế và có nhiều bất cập trong công tác thi hành án liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. Nguyên nhân có nhiều, trong đó phải kể đến một số qui định của Luật hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng mới chỉ dừng lại ở tính chất định khung, nguyên tắc chung; các văn bản qui định chi tiết thi hành và hướng dẫn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng còn thiếu, chưa cụ thể, chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa.
1. Thực tiễn áp dụng những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng.
Căn cứ vào thực tiễn xét xử của toà án, đặc biệt qua công tác kiểm tra xét xử, công tác xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà àn nhân dân tối cao cho thấy, việc vận dụng các căn cứ chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong luật hôn nhân và gia đình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc hoặc thiếu sót tập trung ở các vấn đề sau:
1.1. Công nhận sự thoả thuận của vợ chồng trong giải quyết các tranh chấp về tài sản.
Theo Khoản 1 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình thì pháp luật hôn nhân tôn trọng và thừa nhận sự thoả thuận của vợ chồng là căn cứ đầu tiên, quyết định trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng. Trên thực tế, Toà án nhân dân các cấp đã vận dụng căn cứ này vào giải quyết các tranh chấp đạt hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, từ quy định mang tính nguyên tắc trên, trong thực tiễn áp dụng phát sinh hai quan điểm: thứ nhất, có quan điểm cho rằng khi vợ chồng không có tranh chấp về tài sản chung, họ tự thoả thuận thì toà án không có nghĩa vụ phải xác minh, điều tra, định giá mà đơn thuần chỉ căn cứ vào lời khai của các đương sự để giải quyết chia theo pháp luật hoặc chia theo sự thoả thuận. Ngược lại, có quan điểm cho là toà án luôn tôn trọng sự thoả thuận của các bên, nhưng vẫn phải tiến hành xác minh, điều tra tính phù hợp pháp luật và đạo đức của thoả thuận đó.
Một số Toà án trong quá trình giải quyết tranh chấp, do chú trọng sự thoả thuận của vợ chồng mà đã công nhận những thoả thuận bất thường, như thoả thuận có liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của người khác, tài sản vợ, chồng chưa có căn cứ xác lập quyền sở hữu…Có vụ việc Toà án công nhận sự thoả thuận về tài sản trong khi đương sự đang phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản hoặc đang là bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự mà không tiến hành điều tra, xác minh lại hay không trưng cầu ý kiến của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, tạo điều kiện cho đương sự tẩu tán tài sản gây khó khăn cho công tác giải quyết án hình sự, gây thiệt hại về tài sản cho Nhà nước và công dân. Cũng có vụ việc, Toà án công nhận thoả thuận về tài sản của đương sự trong khi họ đang vay nợ của rất nhiều người, gây ra sự phản ứng và khiếu kiện kéo dài của các chủ nợ. Từ thực tế trên, một vấn đề đặt ra bản thân toà án cũng không biết tài sản chung của vợ chồng thực sự là bao nhiêu, ở đâu, có nguồn gốc hợp pháp không để chia cho đúng…nếu các đương sự không tranh chấp, không khai về tài sản chung. Dù theo quy đinh của pháp luật hiện hành, Toà án chỉ có trách nhiệm điều tra, xác minh khi các đương sự có yêu cầu phân chia tài sản. Nhưng theo tôi, Toà án có quyền xác điều tra, xác minh lại thoả thuận của các đương sự nếu thoả thuận đó có dấu hiệu lừa dối,cưỡng ép hay liên quan đến tài sản có tranh chấp, hay thực hiện thoả thuận để trốn tránh nghĩa vụ tài sản. Đồng thời cần có sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, chứng cứ để chứng minh thoả thuận là hợp pháp.
1.2. Xác định thời điểm và nguồn gốc phát sinh tài sản của vợ chồng.
Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành là chế độ cộng đồng tạo sản, do đó về nguyên tắc tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân thuộc khối tài sản chung của vợ chồng (trừ những tài sản riêng của vợ, chồng). Trên thực tế, nguyên tắc này đã giúp đỡ cho Toà án các cấp có căn cứ pháp lý chặt chẽ để giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng, đảm bảo quyền lợi của gia đình với quyền lợi của bản thân đương sự.Tuy nhiên, nhiều vụ việc đã qua nhiều cấp xét xử nhưng vấn còn thiếu sót trong việc xác định thời điểm phát sinh tài sản dẫn đến sai lầm trong xác định tài sản chung, tài sản riêng. Và theo Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình có quy định nếu vợ, chồng có yêu cầu xác định về tài sản riêng nhưng nếu không đủ chứng cứ để chứng minh thì tài sản đó thuộc tài sản chung của hai vợ chồng. Căn cứ xác định tài sản mang tính suy đoán pháp lý này đã giúp Toà án giải quyết những vướng mắc thường gặp trong xác định nguồn gốc của tài sản đang có tranh chấp. Nhưng một số Toà án đã không bám sát vào quy đinh trên đẫn đến thiếu sót trong bản án, quyết định của mình. Không chỉ thiếu sót trong xác định thời điểm phát sinh và nguồn gốc tài sản, một số Toà án cấp huyện thường lúng túng trong việc chứng minh các khoản chi trong quá khứ của vợ, chồng là thực hay chỉ là khai man để hưởng lợi về tài sản. Trong nhiều vụ việc, đương sự đã khai mang các khoản chi không có thực để trục lợi và Toà án đã sai sót trong điều tra, đặc biệt trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ đã thừa nhận các khoản chi đó là hợp lệ, dẫn đến việc ra bản án, quyết định không phù hợp.
1.3. Định giá tài sản trong giải quyết tranh chấp.
Một nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng là chia tài sản bằng hiện vật, chỉ khi tài sản không thể chia được bằng hiện vật hoặc theo thoả thuận thì tài sản của vợ chồng mới được chia theo giá trị (Điểm d khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình quy định). Nguyên tắc đặt ra là vậy, nhưng khi đương sự không thoả thuận được về chia tài sản bằng hiện vật hay theo giá trị thì đây là một vấn đề gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ở nhiều cấp xét xử, đặc biệt ở cấp sơ thẩm.Và khắc phục vướng mắc đó Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP đã hướng dẫn, theo đó nguyên tắc trong xác định giá trị tài sản là dựa trên giá giao dịch thực tế của tài sản đó, kể cả những tài sản mà Nhà nước đã quy định khung giá như nhà ở, quyền sử dụng đất…Tuy nhiên, trong nhiều vụ việc do còn máy móc trong áp dụng khung giá do Nhà nước quy định, một số Toà án đã xác định mức giá thấp hơn nhiều giá giao dịch thức tế gây thiệt hại về quyền lợi của các đương sự, ảnh hưởng tới lợi ích của Nhà nước qua việc xác định án phí loại có giá ngạch. Để khắc phục các vướng mắc đó, Toà án cần quán triệt chặt chẽ hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao là giá giao dịch thực tế trên thị trường là căn cứ bắt buộc.
1.4. Xác định nghĩa vụ tài sản của vợ chồng.
Trong nền kinh tế thị trường, để tạo lập , quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ, chồng đã tham gia rộng rãi vào giao dịch dân sự hoặc kinh tế. Trong hoàn cảnh đó việc phát sinh các nghĩa vụ tài sản là yếu tố khách quan và tranh chấp về nợ trong gia đình đã trở thành một loại việc phổ biến trong hoạt động xét xử của Toà án hiện nay.
Đây là loại tranh chấp rất phức tạp vì không chỉ liên quan đến quyền lợi của vợ chồng mà còn liên quan đến quyền lợi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với đương sự. Có vụ tranh chấp tài sản khi ly hôn, số người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan lên tới hàng chục người, trong đó chủ yếu là chủ nợ của cả hai vợ chồng hoặc của một bên vợ, chồng. Trong một số tranh chấp, đương sự có khai vay nợ của một hoặc nhiều người và có người trên danh nghĩa là chủ nợ lại hợp tác với một bên đương sự để hợp thức hoá hoặc khai man các khoản nợ giữa họ với một bên vợ, chồng để buộc bên kia phải cùng gánh chịu các khoản nợ này. Ngược lại, có trường hợp, bản thân các chủ nợ không có yêu cầu đòi nợ hoặc họ không chịu tham gia vào quá trình tố tụng. Do đó, Toá án không đủ căn cứ để khẳng định các khoản nợ có hay không nên dẫn đến không thể giải quyết theo yêu cầu của đương sự, và nhiều toà án vẫn giải quyết nên dẫn đến sai lầm trong xét xử. Việc xác định các khoản nợ của vợ chồng còn phức tạp, khó khăn trong công tác điều tra, thu thập, đánh giá chứng cứ. Do tập quán hoặc thói quen, các khoản nợ mà vợ chồng vay thường không được lập thành văn bản hoặc có lập nhưng lại không thoả thuận cụ thể khoản nợ đó thuộc nợ chung hay nợ riêng, trong khi hầu hết các khoản nợ đều do một ngưới dứng tên. Để giải quyết vấn đề này, Luật hôn nhân và gia đình có quy định trong khoản 3 Điều 38 và cả trong điều 25, nhưng đối với các khoản nợ vì nhu cầu chung của gia đình chỉ do một bên tiến hành khi có tranh chấp bên kia không thừa nhận thì việc chứng minh rất khó. Thực tiễn xét xử, những vụ án nhưn vậy rất cần sự công minh, khách quan của Toà án nhưng vẫn còn nhiều bản án quyết định còn thiếu sót, chưa thoả đáng.
1.5. Tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng.
Nhà ở và quyền sử dụng đất luôn là loại tài sản đặc biệt về giá trị vật chất, cũng như đảm bảo quyền có chỗ ở, quyền sản xuất, kinh doanh cho vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Vì vậy,những năm qua tranh chấp về nhà ở và đất luôn là loại tranh chấp phức tạp và gay gắt nhất. Việc giải quyết tranh chấp đất đai một phần thuộc thẩm quyền cảu cơ quan hành chính một phần thuộc thẩm quyền toà án nhân dân. Việc tranh chấp càng trở lên phức tạp hơn trong việc định giá nhà và quyền sử dụng đâtsao cho đúng gia trị thực tế; hay tranh chấp trong trường hợp vợ chồng sống chung hoặc canh tác trên nhà ở hay đất của cha mẹ vợ, chồng cũng rất phức tạp.
2. Hướng hoàn thiện quy định của luật hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng.
- Theo Điều 26 luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định về quan hệ hôn nhân khi một bên vợ, chồng bị tuyên bố là chết mà lại trở về như sau: “Khi Toà án ra quyết định huỷ bỏ tuyên bố một người là đã chết theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật dân sự mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục; trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật”.
Quy định này mới chỉ đề cập đến quan hệ nhân thân giữa vợ chồng mà không dự liệu về quan hệ tài sản vợ chồng khi một bên vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà lại trở về, nhất là hậu quả pháp lý đối với khối tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp vợ, chồng đã bị tuyên bố chết, sau này người đó lại trở về và nếu người vợ hoặc chồng kia chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân của họ đương nhiên được khôi phục. Tuy nhiên, chế độ tài sản chung của họ được xác định như thế nào khi người đã chết trở về? Khi Toà án quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người vợ, chồng đã chết thì quan hệ hôn nhân của họ đương nhiên khôi phục, thì quan hệ tài sản gồm khối tài sản chung của họ có được khôi phục không? Cả những tài sản do người vợ, chồng còn sống tạo dựng cùng với hoa lợi, lợi tức thu được thì kể từ khi người vợ, chồng kể từ lúc tuyên bố đã chết cho đến khi trở về thì những tài sản kể trên là tài sản chung hay tài sản riêng của người vợ, chồng còn sống đó? Hay những hợp đồng mà người vợ, chồng đã ký với người khác nhưng chưa thực hiện; các món nợ mà vợ hoặc chồng vay của người khác để phục vụ cho nhu cầu cần thiết của gia đình (khối cộng đồng tài sản phải gánh chịu) theo trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng của Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình, hay thuộc nghĩa vụ riêng của người đó? Những vấn đề này cần pháp luật dự liệu để coa cơ sở pháp lý giải quyết những tranh chấp về tài sản của vợ chồng và liên quan đến quyền lợi của người khác. Và qua đó pháp luật nên chỉnh sửa theo hướng: khi phán quyết của toà án tuyên bố vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân chấm dứt; kể cả trường hợp sau này vì lý do nào đó mà người đó lại trở về cũng không thể đương nhiên phục hồi quan hệ hôn nhân được dù người vợ, chồng kia chưa kết hôn với người khác. Nếu vợ chồng muốn tái hợp chung sống lại với nhau thì phải đăng ký kết hôn theo thủ tục chung, tức phát sinh một quan hệ hôn nhân mới.- Qua nghiên cứu nôi dung Điều 27 luật hôn nhân và gia đình 2000 về căn cứ xác lập tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, liên quan đến các loại hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, có những quan điểm không thống nhất về xác định hoa lợi, lợi tức đó thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay vẫn là tài sản riêng của vợ, chồng? Khi xét dưới góc độ luật dân sự thì chỉ chủ sở hữu tài sản mới có quyền thu lợi phát sinh từ tài sản riêng của mình. Nhưng dựa theo cách nhìn nhận của luật hôn nhân và gia đình, thì một đặc điểm của căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng cùng trực tiếp tạo ra chỉ cần một bên tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Và tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ đáp ứng.
Những giao dịch mà vợ, chồng thiết lập với người khác nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình thì pháp luật luôn coi đã có sự thoả thuận mặc nhiên của cả hai vợ chồng; nếu liên quan đến tài sản có giá trị lớn mới cần phải có sự thoả thuận của hai vợ chồng. Và theo Khoản 2 Điều 28 luật này quy định thì cần phải làm rõ mục đích sử dụng tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm bảo nhu cầu của gia đình. Nhưng chưa có một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, giải thích, hướng dẫn về vấn đề này. Và dưới góc độ luật hôn nhân và gia đình thì “nhu cầu gia đình” phải được hiểu là sự tồn tại và phát triển của gia đình, tài sản chung phải được dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cần thiết của gia đình, thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần, chăm sóc nuôi dưỡng con cái…Và cũng theo quy định của khoản 2 điều 28 luật này thì tài sản chung phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng, đó là những nghĩa vụ gì? Bây giờ, các văn bản hướng dẫn vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.
Thực tế cho thấy, cuộc sống vợ chồng rất tế nhị và phức tạp, đời sống vợ chồng chủ yếu được gắn kết bởi tình cảm nên vấn đề tiền bạc, vật chất thường bị xem nhẹ, nhất là đối với gia đình Việt Nam. Nhưng khi có tranh chấp, do vấn đề phân biệt nợ chung với nợ riêng của vợ, chồng là rất khó khăn, chính vậy khi giải quyết tranh chấp nảy sinh càng phức tạp. Như theo Điều 25 luật này thì “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”. Quy định này nhằm quy kết trách nhiệm chung cho cả hai vợ chồng đối với giao dịch dân sự hợp pháp thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Tuy nhiên, cần phải xác định việc vợ, chồng vay nợ có nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình không và những nhu cầu đó bao gồm những gì? Luật vẫn chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể. Từ đó, ta thấy luật cần quy định rõ tài sản chung của vợ chồng được dùng để thanh toán các khoản nợ sau: Nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình; nợ liên quan đến việc tạo lập, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng; liên quan đến tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình; liên quan đến công việc mà cả hai vợ chồng cùng thực hiện; nợ theo thoả thuận của hai vợ chồng.
- Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhà nước và của người khác về tài sản, liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, khoản 2 điều 29 luật hôn nhân và gia đình coa quy định: “Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận”. Đây là điểm mới của luật hôn nhân và gia đình 2000 so với luật 1986, nhưng một thiếu sót nữa đặt ra là luật 1986 tại điều 18 đã dự liệu về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (nếu vợ chồng không thoả thuận) thì chia như khi ly hôn tức áp dụng nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng là đầu tiên, sau đó mới áp dụng các nguyên tắc chia theo điều 42 luật 1986, trong khi đó luật 2000 không dự liệu về nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng khi có yêu cầu. Và xuất phát từ đặc điểm của tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, trong đó tỷ lệ tài sản của mỗi bên trong khối tài sản chung là ngang nhau, nên ta thấy cần quy định nguyên tắc đó trước tiên trong việc chia tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời, luật cần dự liệu thêm các trường hợp về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, vì nhiều trường hợp sau khi chia tài sản chung vợ chồng vẫn chung sống và gánh vác công việc gia đình, hay theo Điều 9 Nghị định 70/2001/NĐ-CP coa quy định vợ chồng có thể thảo thuận nhằm khôi phục lại chế độ tài sản chung sau khi chia, nên mới đặt ra là:sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, một thời gian sau vợ chồng mới có yêu cầu ly hôn hay một bên chết trước thì vấn đề chia tài sản chung có đặt ra nữa không? Ngoài ra, theo Điều 29, 30 luật hôn nhân và gia đình 2000 và Điều 8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định về hậu quả pháp lý chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, các thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên vợ, chồng được coi là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác. Như vậy, phải chăng quy định này đã chấp nhận chế độ “biệt sản” – là một loại tài sản giữa vợ chồng trong đó không có khối cộng đồng tài sản? Có mâu thuẫn gì với Điều 27 luật hôn nhân và gia đình khi quy định về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng? Vì theo quy định này thì tuỳ từng trường hợp mà chế độ tài sản được áp dụng cho các cặp vợ chồng là khác nhau, còn luật có hiệu lực bắt buộc đối với các cặp vợ chồng trên thực tế.
Vì vậy, pháp luật cần dự liệu những vấn đề sau: sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì hôn nhân vẫn đang tồn tại trước pháp luật, các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng vẫn phải được bảo đảm thực hiện; trường hợp vợ chồng thoả thuận hoặc đã yêu cầu toà án chia hết tài sản chung, nhưng vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau nếu một bên túng thiếu khi có yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng và nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái tuỳ theo khả năng của người cấp dưỡng. Đồng thời một vấn đề nưa nảy sinh đó là sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, thì thu nhập do lao động, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản riêng của mỗi bên hay không? Và có phải tất cả trường hợp vợ chồng thoả thuận hoặc yêu cầu toà án giả quyết đối với toàn bộ tài sản hay một phần tài sản đều áp dụng các quy định trên? Vậy nên những vấn đề này cần luật dự liệu cụ thể thì mới có căn cứ áp dụng trong thực tế.
- Khi luật quy định các đồ dùng và tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ chồng nhằm đảm bảo quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tư của vợ chồng. Tuy nhiên, kể từ khi luật hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực cho đến nay vẫn chưa có văn bản thi hành và hướng đẫn cụ thể về quy định này. Vậy hiểu như thế nào về đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng? Đã có nhiều quan điểm khác nhau về mặt học lý và thực tiễn áp dụng luật. Theo tôi cần hiều đồ dùng, tư trang cá nhân là tà sản riêng với nguồn gốc phát sinh từ tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, phục vụ trực tiếp cho công việc, nghề nghiệp và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân vợ chồng, đồng thời trong trường hợp cụ thể cần xem xét loại tài sản này có giá trị và nguồn gốc so với khối tài sản chung và mức thu nhập thực tế của vợ chồng.
C. KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên, bài làm đã đưa ra những vướng mắc, bất cập cùng với hướng hoàn thiện quy định của luật hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng. Mặc dù các nhà làm luật đã cố gắng dự liệu đầy đủ các khả năng có thể xảy ra trong luật hôn nhân và gia đình, nhưng khi áp dụng vào thực tế lại phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập dẫn đến việc áp dụng luật vào trong xét xử gặp nhiều khó khăn, vậy nên em mong rằng từ những kiến nghị về hướng hoàn thiện trên luật hôn nhân và gia đình sẽ quy định về chế độ tài sản của vợ chồng phù hợp và thống nhất hơn.
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình, Nxb.CAND, Hà Nội, 2009.
2. TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Tư pháp.
3. Luận án tiến sĩ Luật học, Nguyễn Hồng Hải, xác định tài sản của vợ chồng một số vấn đề lý luận và thực tế, Hà Nội, 2002.
4. Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005.
5. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000.
6. Nghị định của Chính phủ số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành luật hôn nhân gia đình năm 2000.
MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU
B.NỘI DUNG
I.Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình 2000.
1
1. Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
1
1.1. Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng
1
1.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung.
3
1.3. Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình 2000.
4
2. Tài sản riêng của vợ chồng.
5
2.1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ chồng.
5
II.Những vướng mặc, bất cập và hướng hoàn thiện quy định của luật hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng.
7
1.Thực tiễn áp dụng những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng.
7
1.1. Công nhận sự thoả thuận của vợ chồng trong giải quyết các tranh chấp về tài sản.
8
1.2. Xác định thời điểm và nguồn gốc phát sinh tài sản của vợ chồng.
9
1.3. Định giá tài sản trong giải quyết tranh chấp.
9
1.4. Xác định nghĩa vụ tài sản của vợ chồng.
10
1.5. Tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng.
11
2. Hướng hoàn thiện quy định của luật hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng.
C. KÊT LUẬN
11
15
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện của luật hngd về chế độ tài sản của vợ chồng.doc