Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Đẩy mạnh công tác xây dựng hoàn thiện khung pháp lý.
- Tách biệt luận NHTM và luật các tổ chức phi ngân hàng.
- Đảm bảo tính độc lập của các hệ thống tổ chức kinh doanh tiền tệ.
- Nâng cao phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công việc điều hành
chính schs tiền tệ.
- Tăng cường thanh tra giám sát hoạt động kinh doanh của các TCTD, tránh tình
trạng canh tranh không lành mạnh.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về hoạt động marketing của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam Vietcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
VIETCOMBANK
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Thiên Ân 1154020038
Nguyễn Thị Tuyết Hoa 1154
Lại Ngọc Bảo Toàn 1154
Giảng viên hướng dẫn
PGS. TS. Trịnh Quốc Trung
TP.HCM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
2CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM - VIETCOMBANK
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank
1.1.1 Lịch sử hình thành
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đƣợc thành lập
theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm
1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay
là Ngân hàng Nhà nước).
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định
số 286/QĐ- NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương theo mô hình Tổng công
ty 90, 91.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động ngày
02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc phát hành
cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.
Vietcombak gồm: gần 400 chi nhánh, phòng giao dịch; 03 công ty con tại Việt
Nam; 01 công ty con tại Hồng Kông, 04 công ty liên doanh, 03 công ty liên kết, 01
văn phòng đại diện tại Singapore. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ
thống Autobank với hơn 11.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS)
trên toàn quốc.
Thực hiện phương châm “ Tăng tốc - An toàn - Hiệu quả - Chất lượng”,
Vietcombank liên tục khẳng định vị thế là một ngân hàng có truyền thống lâu đời, hàng
đầu tại Việt Nam và ảnh hưởng ngày càng tăng trên trường quốc tế.
31.1.2 Qúa trình phát triển
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp
quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một
ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng
thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày
nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng
đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt
động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự áncũng như
mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ
thẻ, ngân hàng điện tử
Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng
Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở
chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng
giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại
diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết.
Vài cột mốc sự kiện điển hình
1962
Ngày 30/10/1962, Ngân hàng Ngoại Thương (NHNT - Vietcombank) được
thành lập theo Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách
ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN)
1963
Ngày 01/04/1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là một ngân
hàng đối ngoại độc quyền
1990
Ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh,
độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM nhà nước hoạt
động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng.
41995
NHNT được Tạp chí Asia Money – Tạp chí Tiền tệ uy tín của Châu Á - bình
chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam.
2012
Ngày 05/07/2012, Tạp chí Trade Finance đã trao tặng Vietcombank giải
thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt
Nam năm 2012” ( Best Vietnamese Trade Bank in 2012. Vietcombank là đại
diện duy nhất của Việt Nam lần thứ 5 liên tiếp nhận được giải thưởng này
(2008 - 2012).
2013
Ngày 03/07/2013, tại Lễ trao giải thưởng của Tạp chí Trade Finance tổ chức
tại Singapore, Vietcombank đã vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng cung
cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2013”. Đây là lần thứ 6
liên tiếp (2008-2013), Vietcombank là ngân hàng duy nhất của Việt Nam nhận
giải thưởng uy tín này.
2014
Theo bình chọn của tạp chí Nikkei Asian Review tháng
11/2014, Vietcombank là ngân hàng duy nhất của Việt Nam được bình chọn
trong Top 100 công ty đáng quan tâm nhất tại khu vực Asean
Bảng 1.1 Một số sự kiện tiêu biểu qua các năm
( Nguồn Trang chủ vietcombank.com.vn )
1.2 Sản phẩm dịch vụ và cơ cấu bộ máy quản lý
1.2.1 Sản phẩm dịch vụ
Danh mục sản phẩm, dịch vụ và lĩnh vực kinh doanh.
- Hoạt động huy động vốn.
- Hoạt động tín dụng.
- Hoạt động dịch vụ.
1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý
5Hình.. Cơ cấu bộ máy quản lý Ngân hàng Vietcombank
( Nguồn Báo cáo thường niên Vietcombank – 2014 )
1.3 Tình hình kinh doanh hiện tại
1.3.1 Nguồn vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: tỷ đồng
Biểu đồ.Nguồn vốn chủ sở hữu Vietcombank từ năm 2011 – 2014
6( Nguồn Báo cáo thường niên Vietcombank – 2014 )
Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng thương mại
Việt Nam.
Đơn vị: tỷ đồng
Tên ngân hàng Tên giao dịch Tổng VCSH
NH TMCP Ngoại Thương ViệtNam
VIETCOMBANK VCB 43.351
NH TMCP Công Thương Việt Nam
VIETINBANK CTG 55.013
NH TMCP Quân Đội
MB BANK MBB 16.561
NH TMCP Sài Gòn Thương Tín
SACOMBANK STB 18.063
NH TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
BIDV BIDV 33.271
(Nguồn: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính tại trang Vietinbank)
1.3.2 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR tại Vietcombank
Bảng 2.3: Hệ số an toàn vốn CAR qua các năm 2011 - 2014
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Hệ số CAR 11,14% 14,63% 13,13% 11,61%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank từ năm 2011 - 2014)
1.3.3 Lợi nhuận trước và sau thuế
7Đơn vị tính: tỷ đồng
Tên ngân hàng LNTT LNST
NH TMCP Ngoại Thương ViệtNam 5.876 4.612
NH TMCP Công Thương Việt Nam 7.302 5.727
NH TMCP Quân Đội 3.174 2.503
NH TMCP Sài Gòn Thương Tín 2.876 2.206
NH TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 6.297 4.986
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank -2014)
1.3.4 Tiền gửi khách hàng
Tên ngân hàng Số dư tiền gửi
2012 2013 2014
NH TMCP Ngoại Thương ViệtNam 285.382 332.246 422.204
NH TMCP Công Thương Việt Nam 289.105 364.497 424.181
NH TMCP Quân Đội 117.747 136.089 167.609
NH TMCP Sài Gòn Thương Tín 107.459 131.645 163.057
NH TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 303.060 338.902 440.472
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank từ năm 2012 - 2014)
Số dư tiền gửi từ khách hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank luôn
đứng sau 2 ngân hàng xuyên suốt trong những năm gần đây là BIDV và Vietinbank.
1.3.5 Tình hình Dư nợ và tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Vietcombank
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ và tốc độ tăng trưởng tín dụng
2008 - 2011.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ ( tỷ đồng) 209.435 241.191 274.315 323.287
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
so với năm trước (%)
- 15,16% 13,73% 17,85%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2011 – 2014)
1.3.6 Hệ số ROA và ROE
8Hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng đƣợc phản ánh qua nhiều tiêu chí khác
nhau, khả năng sinh lời qua 2 chỉ tiêu ROA và ROE.
Bảng Hệ số ROA của Vietcombank từ năm 2011 – 2014
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2011 – 2014)
Nhìn chung, với tỷ lệ 0,88% năm 2014 như hiện nay thì Ngân hàngVietcombank vẫn còn thấp
hơn so với Ngân hàng Vietinbanh (0,93%), MB Bank (1,31%) và Sacombank ( 1,26%).
Nguyên nhân là do Lợi nhuận sau thuế của Vietcombank từ năm 2011 đến năm 2014 vẫn nằm
trong khoảng từ trên 4.000 đến dưới 4.600 tỷ đồng tức xấp xỉ dưới 5% mỗi năm, còn mức tăng
trưởng Tổng tài sản mỗi năm đều trên dưới 15% đến 20%. Điều đó làm cho hệ số ROA giảm dần
theo từng năm.
Bảng Hệ số ROEcủa Vietcombank từ năm 2011 - 2014
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2011 – 2014)
Hệ số ROE năm 2014 của Ngân hàng Vietconbank ( 10,76%) thấp hơn MB Bank (15,79%)
và Sacombank ( 12,56%) và BIDV (15,27 %) và cao hơn Vietinbank (10,5%).
9Trong 2 năm 2011 và 2012, Vốn chủ sở hữu tăng mạnh 40% đến 60% là nguyên nhân làm giảm
mức ROE.
1.3.7 Vị thế cạnh tranh
Từ năm 2011 đến nay, Vietcombank luôn dành được nhiều giải thưởng và danh hiệu
trong nước cũng như quốc tế như: Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ tốt nhất Việt Nam
do tạp chí Trde Finance trao tặng năm thứ 4 liên tiếp ( 2008 – 2011); là năm thứ 9 liên
tiếp Vietcombank nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam
10
CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – VIETCOMBANK
2.1 Phân tích mô hình SWOT của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –
Vietcombank
Điểm mạnh ( Strength )
- Thương hiệu mạnh
- Tổng tài sản đứng vị trí lớn thứ 3 ( sau Vietinbank và BIDV )
- Hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp
- Đội ngũ quản lý chuyên nghiệp
- Tiềm lực mạnh về bán buôn, kho quỹ, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế
cũng như các ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại
- Đội ngũ nhân sự tận tụy, giàu kinh nghiệm, ham học hỏi, nhanh thích ứng
- Được sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt từ NHTW
- Được thực hiện cổ phần hóa và hiện đại hóa ngân hàng
- Là trung tâm ngoại tệ liên ngân hàng
Điểm yếu ( Weakness )
- Năng lực quản lý điều hành còn hạn chế so với yêu cầu NHTM hiện đại ( tỷ suất
lợi nhuận và chất lượng tài sản chưa cao )
- Chủ đạo thu nhập của Vietcombank vẫn là bán buôn
11
- Các tỷ lệ về chi phí khả năng nghiệp vụ và sinh lời còn thua kém các ngân hàng
trong khu vực
- Sự liên kết với các NHTM khác chưa thật sự chặt chẽ
- Có sự chậm trễ khi các ngân hàng nước ngoài đang chuẩn bị áp dụng Basel III
Cơ hội ( Opporrtunity )
- Hội nhập tạo điều kiện tranh thủ vốn, đào tạo cán bộ và công nghệ
- Từng bước mở rộng vị thế, nâng cao danh tiếng trong các giao dịch quốc tế
- Học hỏi nhiều kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài
- Đô thị hóa nhanh chóng mang lại thị trường tiềm năng rất lớn
Thách thức ( Threat )
- Thời gian tới sẽ cạnh tranh gay gắt hơn với các ngân hàng trong khu vực
ASEAN cũng như các ngân hàng quốc doanh
- Giai đoạn sắp sửa thí điểm áp dụng Basel II cuối năm 2015
- Áp lực cải tiến công nghệ kỹ thuật để cạnh tranh với các ngân hàng quốc doanh
- Chịu tác động về lãi suất, tỷ giá, dữ trữ ngoại tệ
- Chịu ảnh hưởng từ tình hình đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản
2.2 Tổng quan chiến lược trung và dài hạn của Vietcombank
Ngân hàng đạt Top 1 Bán lẻ và Top 2 Bán buôn
Tiếp tục củng cố phát triển bán buôn và đẩy mạnh hoạt động bán lẻ làm cơ sở nền
tảng phát triển bền vững. Duy trì, phát triển và mở rộng thị trường hiện có trong nước và
nước ngoài.
Ngân hàng đạt hiệu suất sinh lời cao nhất và đạt ROE tối thiểu 15%
Nổ lực tối ưu hóa chi phí hoạt động / thu nhập bán hàng, nâng cao hiệu quả hoạt
động của các khối, cơ cấu lại nguồn vốn hiệu quả. Đảm bảo các chỉ số an toàn theo quy
12
định của NHNN và mục tiêu của Vietcombank. Nâng cao chất lượng công tác độc lập và
giám sát theo thông lệ tiên tiến.
Ngân hàng đứng đầu về mức đồ hài lòng Khách hàng
Mục tiêu tăng dần số lượng khách hàng cũng như doanh số, nhưng quan trọng hơn
hết là chú trọng vào khách hàng mục tiêu, Vietcombank tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa
danh mục sản phẩm, phát triển các dịch vụ ngân hàng tiên tiến đi kèm với hoạt động phục
vụ tận tình chu đáo dựa trên công nghệ hiện đại cũng như nguồn nhân sự chuyên nghiệp
để thão mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn Nhân lực
Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực thông qua đổi mới cơ chế tuyển dụng, duy
trì, đạo tạo và luân chuyển cán bộ, tăng cường văn hóa hợp tác trong ngân hàng cũng như
sự gắn bó và làm việc hiệu quả của cán bộ.
Nhân hàng quản trị rủi ro tốt nhất
Tiếp tục khẳng định vị thế với hoạt động mảng kinh doanh lõi là hoạt động của
NHTM dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và quản trị theo chuẩn mực quốc tế ( triển
khai quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel II, nâng cao văn hóa quản trị rủi ro).
Ngân hàng đứng đầu về tính “nhân văn” đối với xã hội
Bên cạnh việc kinh doanh, ngân hàng luôn chú trọng đến công tác an sinh xã hội,
đề cao tính “nhân văn” như một phần giá trị cốt lõi văn hóa Vietcombank. Luôn sẵn sàng
chia sẽ không chỉ với khách hàng mà còn quan tâm hỗ trợ đến người nghèo, đồng bào dân
tộc tiểu số, vùng sâu vùng xa. Chính vì vậy, uy tín và thương hiệu của Vietcombank hơn
50 năm qua không ngừng lớn mạnh và vươn xa.
2.3 Chiến lược khách hàng mục tiêu
Những năm gần đây, nền kinh tế đang dần phục hồi và phát triển, nhu cầu đời
sống được mở rộng và nâng cao hơn. Đối với tín dụng cá nhân, Khách hàng trẻ đang dần
trở thành đối tượng khai thác tiềm năng của ngân hàng bởi tính năng động, có kiến thức
13
hiểu biết cũng như thu nhập khá tốt. Đối với tín dụng Doanh nghiệp, khách hàng
Vietcombank nhắm đến là các dự án lớn nhỏ như nhà hàng ăn uống, khách sạn mini cho
đến những dự án quy mô rất lớn như nhà máy sản xuất thép, công trình thủy điện hay các
khu đô thị mới
Vì vậy tiềm kiếm khách hàng mục tiêu là một yêu cầu cần thiết, do đó
Vietcombank đẩy mạnh đội ngũ quản trị và tiếp xúc với khách hàng. Chú trọng vào kỹ
năng chuyên môn nghiệp vụ cần thiết cũng như những kỹ năng mềm hỗ trợ khác trong
quá trình tìm kiếm và thu thập thông tin, nhu cầu, thị hiếu cũng như nguyện vọng của
khách hàng. Để từ đó khai thác tốt cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ, tạo
tiền đề để duy trì và mở rộng khách hàng mục tiêu hơn.
2.4 Phân tích hoạt động Marketing theo mô hình 7P
Mô hình Marketing 7P là một trong những lý thuyết theo xu hướng nâng cao vị thế
của marketing trong quản trị doanh nghiệp và quản trị tổ chức.
Mô hình Marketing 7P này bao gồm 3 cấp độ:
Cấp độ 1 là “4P” Market Solutions tức 4 yếu tố cơ bản trong quản trị
marketing. Đó là nhóm các giải pháp (hay chiến lược) Sản phẩm, từ ý tưởng cho đến sản
xuất ra sản phẩm, trong đó không quên định nghĩa sản phẩm là một tập hợp các lợi ích.
Nhóm kế tiếp là các giải pháp Giá, từ chi phí cho đến chiết khấu phân phối và giá tiêu
dùng; Kế đến là các giải pháp về Phân phối và bán hàng và sau cùng là các giải pháp
Quảng bá thương hiệu sản phẩm (nên nhớ là quảng bá thương hiệu, trong đó có sản
phẩm, chứ không phải quảng bá sản phẩm).
Cấp độ 2 Management Solutions gồm: Con người và Quy trình
Cấp độ 3 Leadership Solutions chứa 1 yếu tố duy nhất: Triết lý tư tưởng
14
Hình Mô hình 7P trong hoạt động Marketing
Sản phẩm
Là tập hợp các lợi ích để thõa mãn khách hàng. Sản phẩm là yếu tố quan trọng
trong chiến lược Marketing hỗn hợp của Ngân hàng, nó là tiền đề, là cơ sở để triển khai
các chiến lược quan trọng khác. Nó là yếu tố sắc bén, tạo ra sự khác biệt so với những
sản phẩm của các Ngân hàng khác cung cấp. Các dịch vụ chính của ngân hàng gồm có:
Nghiệp vụ huy động vốn: nhận tiền gửi, đi vay, phát hành công cụ nợ, đi vay
trực tiếp
Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính,
đầu tư góp vốn.
Các nghiệp vụ khác: thanh toán, quản lý ngân quỹ, ủy thác, đại lý bảo hiểm, tư
vấn, môi giới đầu tư chứng khoán
Các hoạt động kinh doanh: kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, kinh
doanh vàng bạc đá quý
Mục tiêu định tính của sản phẩm:
- Thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng
Tư tưởng
Văn hóa
Sản
phẩm
Gía
cả
Xúc tiến,
Thương hiệu
Phân
phối
Con
người
Quy
trình
15
- Nâng cao hình ảnh vị thế của ngân hàng
- Tạo sự khác biệt sản phẩm dịch vụ trên thị trường
Mục tiệu định lượng của sản phẩm:
- Tăng số lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, mở rộng thị phần
- Tăng doanh số của từng sản phẩm dịch vụ, nhóm sản phẩm dịch vụ dịch vụ
- Tăng số lượng sản phẩm dịch vụ mới
- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ
- Đạt chỉ tiêu về chất lượng nhất định
Danh mục sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Vietcombank hết sức đa dạng. Đặc
biệt trong những năm gần đây nhiều loại hình tín dụng mới, tài khoản mới đang phát
triển. Các kênh giao dịch mới như Internet, thẻ thông minh đang được mở rộng để thõa
mãn cho nhu cầu mới của khách hàng. Việc tăng cường các sản phẩm dịch vụ mới cũng
như tạo tính khác biệt nổi trội của sản phẩm dịch vụ đang trở thành xu hướng hoạt động
của ngân hàng hiện đại nói chung cũng như của Vietcombank nói riêng.
Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ khác nhau, sẽ có những đặc điểm tín năng
khác nhau để thỏa mãn những nhu cầu mong muốn đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên
một sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung thường được cấu thành bởi ba cấp độ:
Đáp ứng nhu
cầu cần thiết
Biểu tượng
Chất lượng Hình thức
Điều kiệnNhãn hiệu
Tư vấn
Khuyến mãi
Dịch vụ sau cung cấp
Dịch vụ bổ sung khác
16
Hình Các cấp độ của sản phẩm
Màu Ý nghĩa
Sản phẩm cốt lõi
Sản phẩm hữu hình
Sản phẩm bổ sung
Sản phẩm cốt lõi
Thường đáp ứng nhu cầu cấp thiết và là chủ yếu của khách hàng. Đó là những lợi
ích mà khách hàng tiềm kiếm tại sản phẩm dịch vụ của Vietcombank.
Sản phẩm hữu hình
Là hình thức biểu hiện bên ngoài như tên gọi, đặc điểm, điều kiện sử dụng, biểu
tượng. Đây là yếu tố khác biệt để khách hàng nhận biết, so sánh và lựa chọn sản phẩm
dịch vụ giữa các ngân hàng.
Sản phẩm bổ sung
Đây là phần tăng thêm, bổ sung cho những lợi ích mà khách hàng tiềm kiếm tại
Vietcombank. Chúng làm cho sản phẩm được hoàn thiện hơn, khách hàng hài lòng hơn
nhu cầu mong muốn ban đầu, cũng là yếu tố khác biệt so với những sản phẩm dịch vụ
khác. Đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình cạnh tranh và gầy dựng uy
tín hình ảnh của Vietcombank.
Gía
Trong lĩnh vực ngân hàng thì giá là yếu tố cạnh tranh trong việc kinh doanh tín
dụng. Ở đây nói chung là về lãi suất, phí cho các nghiệp vụ mà khách hàng sử dụng.
Vietcombank luôn cạnh tranh bằng cách liên tục giảm mức lãi suất cho vay và khi cần
huy động vốn thì nâng cao lãi suất tiền gửi một cách hợp lý.
Cùng với chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng mới, khách hàng thân
thiết, hay các chương trình tặng quà tri ân, quà sinh nhật, quà vào các dịp lễ tết, vv
Vietcombank chủ động thu hút khách hàng trong việc đưa ra lãi suất huy động và cho vay
17
hấp dẫn. Điều này mang lại một lợi thế rất lớn cho Vietcombank cũng như lợi ích của
khách hàng.
Việc thiết lập quan hệ đại lý với hơn 1.000 ngân hàng trên thế giới, xử lý tự động
lệnh Swiff và ký hợp đồng với những tổ chức chuyển tiền nhanh quốc tế làm cho
Vietcombank luôn dẫn đầu thị trường về doanh số kiều hối trong hàng chục năm.
Bên cạnh đó việc tiên phong áp dụng score banking và phát triển mạng lưới ATM
cùng thẻ ghi nợ nội địa để Vietcombank tự hào là một ngân hàng hoạt động mạnh và chất
lượng nhất.
Phân phối
Có 2 kênh chính trong việc phân phối: kênh phân phối truyền thống và kênh phân
phối hiện đại.
Kênh phân phối truyền thống
- Chi nhánh
- Ngân hàng đại lý
Kênh phân phối hiện đại
- Chi nhánh tự động hoàn toàn
- Chi nhánh ít nhân viên
- Ngân hàng điện tử
- Ngân hàng qua mạng
Tuy nhiên ở Việt Nam nói chung cũng như tại Vietcombank thì chi nhánh tự
động hoàn toàn chưa được áp dụng. Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường,
Vietcombank hiện có hơn 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao
dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại
Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch
trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại
18
nước ngoài, 4 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một
hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 56.000 điểm chấp nhận thanh toán
thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800
ngân hàng đại lý tại trên 176 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Xúc tiến, thương hiệu
Để đạt được những mục tiêu chiến lược tổng quan vừa nêu trên, bộ phận
Marketing của Vietcombank thường triển khai chiến lược xúc tiến để quảng bá thương
hiệu như: quảng cáo, khuyến mãi, Marketing trực tiếp, quan hệ công chúng và giao dịch
cá nhân.
Ngoài các chương trình khuyến mãi và tri ân cực hấp dẫn. Vietcombank còn tham
gia các chương trình từ thiện, an sinh xã hội như:
- Tặng các hộ nghèo tại 10 huyện miền núi giáp tây nguyên số tiền 15 tỷ đồng
- Tài trợ 7 tỷ đồng cho giáo dục và y tế tại Gia Lai 2014
- Các công trình an sinh xã hội tại Nghệ An với hơn 14 tỷ đồng năm 2014
Hình. Các chương trình khuyến mãi của Vietcombank
19
Các phương tiện truỳên thông mà Vietcombank sử dụng đó là: báo chí,
internet, truyền hình, áp phích, biển hiệu quảng cáo lớn, giao tiếp trực tiếp với khách
hàng, chương trình tài trợ, an sinh xã hội
Con người
Có thể nói, mỗi nhân viên đều là một hình ảnh thu nhỏ của ngân hàng đó.
Ngoài chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ, thái độ tiếp xúc, sự lắng nghe và
chia sẽ cũng như quan tâm hỗ trợ khách hàng là yếu tố quyết định xem khách hàng có
tiếp tục sử dụng sản phẩm dịch vụ tại Vietcombank nữa hay không.
Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, xuyên suốt những năm qua
Vietcombank là một trong những ngân hàng có quy chế tuyển dụng gắt gao nhất cũng
như chế độ ưu đãi lương thưởng công nhân viên tốt nhất.
Tính đến 31/12/2014 tổng số nhân viên tại Vietcombank là 14.099 người.
Qúa trình đào tạo chuyên sâu cũng được tích cực đẩy mạnh. Trong năm qua có 89 đồng
chí Gíam đốc/Phó giám đốc chi nhánh trong hệ thống được tham gia chương trình đào tạo
chức danh Gíam đốc chi nhánh. Cùng với 104 khóa đào tạo được tổ chức với 5.104 cán
bộ được đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân sự cho hệ thống Vietcombank. Tất cả
điều này được xem là chìa khóa đem lại thành công và hiệu quả cho Vietcombank.
Quy trình
Các dịch vụ tại Vietcombank hầu hết đều đã được chuẩn hoa theo quy trình
mà ngân hàng đã xây dựng nhằm tạo tính đồng bộ và quy chuẩn trong toàn bộ các hoạt
động của ngân hàng.
Tuy nhiên ngân hàng vẫn không tránh khỏi một số hạn chế như quy trình của
một số ít dịch vụ còn rườm rà, mất nhiều thời gian cho khách hàng.
Tư tưởng, văn hóa
Ở cấp độ 3, chúng ta tìm hiểu vai trò của tư tưởng, triết lý, văn hóa trong một
tổ chức, hay cụ thể là trong một doanh nghiệp. Các giải pháp ở cấp độ này thể hiện bởi sứ
mệnh hay tầm nhìn của doanh nghiệp, của thương hiệu; văn hóa, những thói quen ứng xử
và chuẩn giá trị trong doanh nghiệp, cũng như giữa thương hiệu ứng xử trước cộng đồng;
tư tưởng, tầm nhìn và giá trị của tổ chức cũng cần phải được thông đạt một cách hiệu quả
đến với toàn thể cá nhân trực thuộc và kể cả đối với cộng đồng trong đó dĩ nhiên là có
20
khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, người thân của họ, hay nói rộng hơn là của toàn xã
hội.
21
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA VIETCOMBANK VỚI
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
3.1 Đánh giá hoạt động Marketing của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam với các đối thủ cạnh tranh
3.1.1 Điểm khác biệt về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam
Luôn tiên phong trong việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài chính tối ưu
nhất, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam là ngân hàng thương
mại đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay.
Với kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam” được Bộ sách kỷ
lục Việt Nam công nhận và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả
7 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu American Express, Visa,
MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay, đến nay, Vietcombank luôn tự
hào với vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường thẻ Việt
Nam.
Đến với dịch vụ thẻ của Vietcombank, khách hàng có thể lựa chọn cho mình từ
sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đang được hơn 7 triệu khách hàng lựa chọn: Vietcombank
Connect24, thẻ ghi nợ quốc tế sành điệu: Vietcombank Connect24 Visa, Vietcombank
Mastercard và Vietcombank Cashback Plus American Express hoặc các sản phẩm thẻ tín
dụng cao cấp mang các thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới: American Express, Visa,
MasterCard, JCB và UnionPay.
22
Phong phú và đa dạng, tiện lợi và ưu việt, sành điệu và tinh tế, sản phẩm thẻ
Vietcombank thực sự giúp Bạn khẳng định phong cách của mình.
Để phục vụ các chủ thẻ một cách tốt nhất, Vietcombank không ngừng mở rộng
mạng lưới Đơn vị chấp nhận thẻ cũng như mạng lưới ATM. Đến nay, hệ thống thanh
toán của Vietcombank đạt hơn 23.000 đơn vị chấp nhận thẻ và 1835 máy ATM trên khắp
các tỉnh và thành phố sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của Quý khách trong và
ngoài nước.
Mới đây nhất, Vietcombank đã chính thức triển khai dịch vụ VCB Securities –
online – một dịch vụ kết nối tài khoản trực tuyến của nhà đầu tư tại ngân hàng với tài
khoản đầu tư chứng khoán của họ tại Công ty chứng khoán. Dịch vụ này một mặt hỗ trợ
các công ty chứng khoán và nhà đầu tư thực hiện quy định của nhà nước về việc tách
bạch trong quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư. Mặt khác tạo điều kiện cho nhà đầu tư
có thể linh hoạt trong sử dụng nguồn vốn của mình thông qua các tiện ích thanh toán nổi
trội trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Vietcombank. Đây cũng là cơ hội cho nhà đầu
tư tiếp cận và sử dụng các dịch vụ đa dạng khác của ngân hàng
3.1.2 Đánh giá kết quả hoạt động Marketing
Thành quả
- Trong 5 năm gần đâu từ 2011 – 2015, tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức cao,
tổng tài sản tăng bình quân từ 10 – 15% mỗi năm. Vietcombank đứng đầu trong
việc huy động vốn so với 2 ngân hàng đối thủ lớn đó là BIDV và Vietinbank.
Ngoài ra Vietcombank không chỉ dảm bảo thanh khoản tốt mà còn hỗ trợ cho
một số ngân hàng bạn, góp phần đảm bảo an toàn thanh khoản toàn hệ thống
ngân hàng.
23
- Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí số 1 trong thanh toán xuất nhập khẩu chiếm
hơn 20% thị phần cả nước. Hiện tại Vietcombank chiếm hơn 40% thị phần phát
hành thẻ quốc tế và 60% phát hành thẻ nội địa, hơn 50% thị phần thanh toán thẻ.
Hạn chế
- Hiện tại, tạo ra doanh thu và thu nhập chính vẫn là hoạt động tín dụng ( chiếm
hơn 70% doanh thu và thu nhập toàn ngân hàng). Từ hoạt động dịch vụ không
quá 30%.
- Thị phần của Vietcombank đang bị giảm bởi sự tăng trưởng mạnh của
Vietinbank, BIDB cùng với các ngân hàng quốc doanh khác đang dần thống lĩnh
một số thị trường.
- Một số điểm giao dịch, chi nhánh có cơ sở hạ tầng không đẹp, không đạt chất
lượng đối với một ngân hàng lớn như Vietcombank.
- Dịch vụ còn mang tính truyền thống, một số giao dịch còn thực hiện tại quầy,
tốn thời gian. Chưa áp dụng mạnh mẽ tính hiện đại để theo kịp với các ngân
hàng nước ngoài.
- Dịch vụ công nghệ còn chưa thật sự tiên tiến như các ngân hàng tại nước ngoài,
mức độ tự động hóa còn thấp.
- Hầu hết thời gian làm việc của ngân hàng đều là trong giờ hành chính, điều này
ảnh hưởng đến cán bộ công nhân viên khi cần có việc giao dịch với ngân hàng.
Điều này sẽ làm thâm hụt thời gian làm việc tại các công ty, xí nghiệp của chính
họ, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó ngân hàng nên có chính
sách mở cửa giao dịch vào các buổi chiều tối để tạo thuận lợi cho cán bộ công
nhân viên.
24
- Ngày trước, lợi nhuận của Vietcombank bằng 10 ngân hàng đứng sau công lại.
Tuy nhiên trong 5 năm gần đây, lợi nhuận sau thuế của Vietcombank chỉ xấp xỉ
con số trên dưới 5.000 tỷ đồng. Trong cùng thời gian đó, lợi nhuận của
Vietinbank chỉ từ dưới 800 tỷ đồng nay đã tăng gần 6.000 tỷ đồng.
3.2 Giaỉ pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Ngoại thường
Việt Nam
Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ
- Vietcombank cần xây dựng cơ chế kinh doanh hữu hiệu để nâng cao hóa lợi
nhuận.
- Áp dụng công nghệ quản lý hiện đại theo thông lệ quốc tế như xây dựng hệ
thống tự động hóa, kiểm soát bằng hệ thống máy tính. Xậy dựng hệ thống phân
tích rủi ro hiện đại.
Nâng cao việc áp dụng công cụ Marketing – mix
Sản phẩm, dịch vụ
- Về huy động vốn.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay, bao gồm kiểm tra trong và sau khi vay.
- Phát triển dịch vụ: thanh toán, thẻ, bán lẻ.
Gía cả
- Có chính sách giá cả, lãi suất, biểu phí ưu đãi và phù hợp.
Phân phối
- Duy trì và phát triển chất lượng kênh phân phối.
25
- Đa dạng kênh phân phối và hiệu quả kênh phân phối.
Xúc tiến
- Tăng cường hoạt động quảng cáo trên tất cả các kênh.
- Tổ chức các chương trình khuyến mãi.
- Tăng cường quan hệ công chúng.
- Marketing trực tiếp.
- Tham gia các chương trình tài trợ, an sinh xã hội.
Con người
- Đào tạo và nâng cao không ngừng chất lượng nguồn nhân lực hiện có.
- Có chính sách tuyển dụng thu hút nguồn nhân lực trẻ, chế độ lương thưởng hấp
dẫn.
Quy trình
- Các khâu trong một quy trần cần được chuẩn hóa, có tính liền mạch, giải quyết
phát sinh nhanh chóng hiệu quả
- Sử dụng các phần mềm SWOT Analysis vào phân tích Marketing.
Tư tưởng văn hóa hay bằng chứng vật chất
- Đó là bộ mặt ngoài của ngân hàng, cho phép nhìn thấy được sức khỏe và sự tiến
bộ, mạnh mẽ của một ngân hàng.
Tăng cường xây dựng công nghệ thông tin
26
- Công nghệ thông tin gắn liền với sự thành công của một ngân hàng. Chính vì thế
nền tảng công nghệ hiện đại không những là chìa khóa tạo vị thế, khẳng định vai
trò của mình mà còn là động lực, tạo sức mạnh khi Vietcombank tham gia mở
rộng thị phần của mình so với các ngân hàng quốc doanh khác.
Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Đẩy mạnh công tác xây dựng hoàn thiện khung pháp lý.
- Tách biệt luận NHTM và luật các tổ chức phi ngân hàng.
- Đảm bảo tính độc lập của các hệ thống tổ chức kinh doanh tiền tệ.
- Nâng cao phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công việc điều hành
chính schs tiền tệ.
- Tăng cường thanh tra giám sát hoạt động kinh doanh của các TCTD, tránh tình
trạng canh tranh không lành mạnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- marketing_nh_4689.pdf