Ký quỹ phục hồi môi trường cũng như ký quỹ trong khai thác khoáng sản để
đảm bảo nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động khai thác tài nguyên gây ra là
một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt khi đất nước ta
đang trong thời kỳ đổi mới, đã vào sân chơi chung WTO với thế giới. Tuy nhiên ký
quỹ chưa được áp dụng một cách đồng bộ mà mới chỉ được áp dụng trong lĩnh vực
khai thác khoáng sản.
24 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 5193 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ký quỹ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài thập niên gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi
trường, và những bất lợi của thiên nhiên đang từng giờ, từng ngày ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng cuộc sống của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Việt Nam là
quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường như: Cạn kiệt
tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, biến đối khí hậu, môi trường ô nhiễm,…Chính vì
vậy, bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng
hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau,
Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã
hội để bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự
cố môi trường. Trong những biện pháp mà nhà nước sử dụng trong lĩnh vực này, pháp
luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự xuất hiện và vai trò ngày càng tăng của các
quy định pháp luật về môi trường kể từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị
trường là biểu hiện rõ nét về sự cấp bách của vấn đề môi trường và dẫn đến một hệ
quả tất yếu là phải đào tạo, giáo dục mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội những kiến
thức về pháp luật môi trường. Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì các loại quan hệ kinh tế là
rất đa dạng. Điều đó đòi hỏi không thể chỉ áp dụng một loại công cụ trong công tác
quản lý và bảo vệ môi trường mà nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các
loại công cụ mà đặc biệt là các công cụ kinh tế.
Ký quỹ môi trường là một trong các công cụ kinh tế hữu hiệu được áp dụng đối
với các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên xung quanh vấn đề
này vẫn còn rất nhiều hạn chế: Ký quỹ môi trường chưa được áp dụng một cách đồng
bộ, các quy định về ký quỹ còn chung chung, chưa được quy định rõ ràng đối với từng
ngành, từng lĩnh vực,… Trong từng ngành, từng lĩnh vực thì việc quy định nội dung
cải tạo, phục hồi môi trường, việc xác định mức tiền ký quỹ,… cũng như việc thanh
tra giám sát hoạt động cải tạo, phục hồi cũng còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, đề tài
2
đã tiến hành đi tìm hiểu thực trạng và các quy điṇh về ký quỹ môi ở Việt Nam để trả
lời cho các câu hỏi thực trạng hoạt động ký quỹ môi trưởng ở Việt Nam như thế nào?
Các yếu tố nào ảnh hưởng tới hoạt động đó và đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả của hoạt động ký quỹ trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng và các quy định của pháp luật về ký quỹ môi trường ở Việt
Nam, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ký quỹ và từ đó đề ra
các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ký quỹ môi trường
ở Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng ký quỹ môi trường ở Việt Nam cũng như trong hoạt động khai
thác khoáng sản.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động ký quỹ môi trường ở Việt
Nam.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ký
quỹ môi trường ở Việt Nam.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Thu thập tài
liệu thứ cấp là thu thập những nguồn tài liệu đã được công bố, tổng hợp ở sách báo,
internet, các báo cáo môi trường quốc gia qua các năm.
Đối với lý thuyết về ký quỹ môi trường được thu thập thông qua Luật Bảo vệ
môi trường (2005), Các quy định và trình tự về ký quỹ phục hồi môi trường trong lĩnh
vực khai thác khoáng sản: Quyết định số 71/2008/QĐ – TTg và Quyết định số
18/2013/QĐ – TTg ngày 29/03/2013; các báo cáo tổng kết đánh giá về công tác bảo
3
vệ môi trường của từng ngành qua các năm, sau khi kết thúc dự án; thông qua sách
báo, Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, đề tài còn tham khảo một số kết quả nghiên cứu đã công bố của một
số nhà khoa học, nhà nghiên cứu,…
1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
Dựa trên các số liệu thứ cấp thu thập được, đề tài đã tiến hành phân tích, mô tả
thực trạng và các quy định trong hoạt động ký quỹ môi trường ở Việt Nam cũng như
trong hoạt động khai thác khoáng sản.
4
PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng ký quỹ môi trường ở Việt Nam
2.1.1. Ký quỹ môi trường
Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra
ô nhiễm môi trường. Nó được quy định nhằm mục đích cải tạo, phục hồi môi trường
trong các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Điều 114 Luật Bảo vệ môi trường (2005) về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên đã quy định:
- Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên phải thực hiện ký quỹ cải
tạo, phục hồi môi trường theo các quy định sau đây:
+ Trước khi khai thác phải thực hiện việc ký quỹ tại tổ chức tín dụng trong
nước hoặc quỹ bảo vệ môi trường của địa phương nơi có khai thác tài nguyên thiên
nhiên; mức ký quỹ phụ thuộc vào quy mô khai thác, tác động xấu đối với môi trường,
chi phí cần thiết để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác;
+ Tổ chức, cá nhân ký quỹ được hưởng lãi suất phát sinh, được nhận lại số tiền
ký quỹ sau khi hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường;
+ Tổ chức, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường hoặc
thực hiện không đạt yêu cầu thì toàn bộ hoặc một phần số tiền ký quỹ được sử dụng
để cải tạo, phục hồi môi trường nơi tổ chức, cá nhân đó khai thác.
- Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể mức ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường đối với từng loại hình tài nguyên và việc tổ chức thực hiện quy định tại Điều
này.
Như vậy, nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp
trước khi đầu tư phải đặt cọc một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn
5
hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô
nhiễm hoặc suy thoái môi trường.
Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp chủ
động khắc phục, không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái ra môi trường đúng như cam
kết, thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không
thực hiện đúng cam kết hoặc phá sản, số tiền trên sẽ được rút ra từ tài khoản ngân
hàng chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm đồng thời với việc đóng cửa doanh
nghiệp.
Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích, đối với nhà nước không phải đầu tư kinh phí
khắc phục môi trường từ ngân sách, khuyến khích xí nghiệp hoạt động bảo vệ môi
trường. Xí nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại vốn khi không xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái
môi trường.
Ký quỹ phục hồi môi trường là một công cụ kinh tế cần thiết trong quản lý tài
nguyên môi trường, đóng vai trò tác động trực tiếp đến việc thực hiện trách nhiệm bảo
vệ môi trường ngay sau khi khai thác của các tổ chức, cá nhân. Đây cũng là căn cứ
quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước nâng cao công tác quản lý góp phần phục hồi,
hoàn nguyên môi trường, trả lại cảnh quan và bảo vệ môi trường.
2.1.2. Tình hình ký quỹ môi trường ở Việt Nam
Biện pháp ký quỹ môi trường ở Việt Nam được quy định trong Luật bảo vệ môi
trường (2005). Tuy nhiên, Luật Bảo vệ môi trường đề cập rất ít và chung chung đối
với biện pháp này, chưa nêu rõ được các lĩnh vực, ngành nghề nào phải tuân thủ biện
pháp này trước khi tiến hành khai thác hay sản xuất.
Mặt khác, biện pháp ký quỹ chưa được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực khai
thác tài nguyên ở Việt Nam mà mới chỉ áp dụng đối với hoạt động khai thác khoáng
sản. Tuy nhiên, ngay trong hoạt động này vẫn còn rất nhiều vướng mắc và bất cập.
Chính vì vậy, đề tài đã tiến hành nghiên cứu các quy định cũng như thực trạng ký quỹ
trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam.
2.1.3. Ký quỹ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam
6
2.1.3.1. Thực trạng ký quỹ trong hoạt động khai thác khoáng sản ở một số địa phương
ở nước ta
Tại Gia Lai, cho đến đầu năm 2012, toàn tỉnh đã có 61/92 mỏ ký quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường với số tiền 1,754 tỷ đồng. Trong đó, 1,072 tỷ đồng được ký quỹ
vào tài khoản phong tỏa mở tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai;
682 triệu đồng được gửi tại các ngân hàng địa phương. Vẫn còn 31/92 mỏ chưa ký
quỹ hoặc trong giai đoạn đang trình cơ quan chức năng xác nhận, phê duyệt.
Qua 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg, trên thực tế
vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như một số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đúng
đắn dẫn đến chậm lập bản cam kết bảo vệ môi trường, cam kết đăng ký đạt tiêu chuẩn
môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường, không thực hiện nghiêm túc các quy
định đã ghi trong giấy phép khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, một trong những vấn
đề đáng quan tâm nhất hiện nay là công tác hậu kiểm sau khi phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, dự án cải tạo phục hồi môi
trường... khi đội ngũ cán bộ môi trường tại địa phương vẫn còn thiếu và yếu về số
lượng lẫn chuyên môn.
Ký quỹ môi trường là một chủ trương đúng đắn, với mục đích bảo đảm tài
chính cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, ràng buộc nghĩa
vụ của chủ dự án trong giai đoạn hậu khai thác, chế biến khoáng sản. Thế nhưng, với
số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường trên thực tế hiện nay khá thấp so với trong bối cảnh
trượt giá liên tục thì liệu giải pháp ràng buộc kinh tế này có khả thi hay không; và liệu
có đảm bảo được nguồn tài chính bảo vệ, cải tạo phục hồi môi trường hậu khai thác
hay không là vấn đề cần được quan tâm.
Qua khảo sát của ngành chức năng, tùy thuộc vào quy mô dự án, sự tác động
môi trường và đặc thù của vùng mỏ sau khai thác thì số tiền ký quỹ dao động từ vài
triệu đồng đến vài trăm triệu đồng. Thậm chí mức ký quỹ của một số dự án (đa số là
các dự án gia hạn lại) rất thấp, từ 1,7 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng/dự án. Đa số
các dự án trên địa bàn tỉnh Gia Lai chỉ có mức ký quỹ từ 10 triệu đồng đến dưới 100
triệu đồng (38 dự án). Con số dự án có mức ký quỹ trên 100 triệu đồng chỉ đếm trên
7
đầu ngón tay (5 dự án), trong đó, duy nhất dự án đầu tư khai thác và chế biến mỏ chì,
kẽm Chư Mố của Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long với thời gian thực hiện 25
năm/diện tích 35 ha, tổng số tiền ký quỹ lên đến 3,3 tỷ đồng.
Cũng theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2008 đến nay
Bộ và các tỉnh, thành phố đã duyệt 1.420 dự án cải tạo, phục hồi môi trường, với tổng
số tiền ký quỹ trên 1.360 tỷ đồng.
Nhưng trên thực tế nhiều tổ chức, cá nhân vẫn chưa quan tâm thực hiện.
Nguyên nhân là do vẫn chưa có hướng dẫn kỹ thuật cụ thể về cải tạo, phục hồi môi
trường cho từng loại hình khai thác khoáng sản.
Thủ tục hành chính để rút khoản tiền mà chủ đầu tư đã ký quỹ phục hồi môi
trường phức tạp, nên nhiều doanh nghiệp không thực hiện cải tạo, phục hồi môi
trường như đã cam kết và cũng không lấy lại tiền ký quỹ.
Một bất cập nữa là thời hạn khai thác, đó là cấp quá nhiều giấy phép cho các dự
án có quy mô nhỏ: Như Bình Định có đến 85% dự án có vòng đời < 5 năm; Lâm
Đồng có 70% dự án có thời hạn < 5 năm, dẫn đến việc khó kiểm soát, do cấp phép
khai thác ngắn hạn, không ít doanh nghiệp đã trốn thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương, không nộp tiền thuê đất, thuế, cũng như tiền ký
quỹ cải tạo phục hồi môi trường.
Mặt khác, nhiều địa phương chưa thành lập được Quỹ Bảo vệ môi trường, gây
khó khăn cho việc ký quỹ và cho cả cơ quan quản lý nhà nước trong theo dõi tình hình
ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
khoáng sản. Đồng thời cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy mô, loại hình
tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường ở các địa phương. Vì vậy, các Quỹ
bảo vệ môi trường tại các tỉnh hoạt động không thống nhất, kém hiệu quả và chưa phát
huy được vai trò hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.
Hầu hết các dự án cải tạo, phục hồi môi trường do UBND cấp huyện thẩm
định, phê duyệt; tổng số tiền ký quỹ thấp, thiếu nhiều khoản chi phí, không đủ cải tạo,
phục hồi môi trường sau khi dự án kết thúc. Bản cam kết bảo vệ môi trường và dự án
8
cải tạo, phục hồi môi trường không được thẩm định, phê duyệt cùng một thời điểm.
Mục đích của việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là yêu cầu các chủ dự án khai
thác khoáng sản phải ký một khoảng tiền tối thiểu bằng chi phí thực tế để cải tạo, phục
hồi môi trường, nhưng lại không có quy định về yếu tố trượt giá trong tính tổng kinh
phí phải thực hiện. Do đó làm phát sinh rủi ro về nguồn tài chính cho công tác cải tạo,
phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác khoáng sản.
Đánh giá chung về tình hình ký quỹ trong hoạt động khai thác khoáng sản
theo Quyết đinh số 71/2008/QĐ –TTg.
Sau hơn 3 năm triển khai Quyết định 71/2008/QĐ-TTg, công tác quản lý, bảo
vệ môi trường (BVMT) và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai
thác khoáng sản đã đạt những thành tựu quan trọng, góp phần quan trọng cho sự
nghiệp BVMT của đất nước, cụ thể: Từ Trung Ương đến địa phương đã tăng cường
công tác quản lý, thẩm định các dự án cải tạo, phục hồi môi trường; hình thành các
Quỹ BVMT địa phương để tiếp nhận, quản lý khoản tiền ký quỹ; các tỉnh, thành phố
đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra xử lý các vi phạm về BVMT trong hoạt động
khai thác khoáng sản; các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã có trách nhiệm
hơn trong công tác cải tạo, phục hồi môi trường thông qua các phương án cải tạo,
phục hồi môi trường chi tiết hơn và hồ sơ ký quỹ, hoàn trả tiền ký quỹ rõ ràng, thuận
lọi hơn cho tổ chức, cá nhân so với thời điểm trước khi Quyết định 71/2008/QĐ-TTg
ban hành.
Tuy nhiên, trong những năm qua việc thực hiện ký quỹ khai thác khoáng sản
thực hiện theo quyết định này cũng đã bộc lộ một số bất cập và vướng mắc trong quá
trình triển khai.
Thứ nhất, ký quỹ chỉ là một hình thức để ràng buộc trách nhiệm các tổ chức,
cá nhân khai thác khoáng sản để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết
thúc khai thác khoáng sản. Trong khi đó, việc cải tạo, phục hồi môi trường bao gồm từ
việc lựa chọn, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường; ký quỹ; thực hiện
phương án; kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường, tuy nhiên
Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg vẫn quy định chưa rõ ràng và cụ thể: cùng một đối
9
tượng, cách thức quản lý được quy định tại nhiều nơi khác nhau trong Quyết định 71
/2008/QĐ-TTg làm cho người thực hiện khó theo dõi và tra cứu.
Thứ hai, một số đối tượng phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và Dự
án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung bị thiếu theo Quyết định 71/2008/QĐ-TTg và
Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT, cụ thể: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã
được phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường nhưng thay đổi về diện tích, độ
sâu, công suất khai thác, trữ lượng, thời gian khai thác hoặc thay đổi phương án cải
tạo, phục hồi môi trường so với Dự án đã được phê duyệt; Quyết định số 71/2008/QĐ-
TTg mới chỉ quy định về việc lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường các dự án riêng
lẻ, thiếu các quy định cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường tại các khu vực có
nhiều dự án liên vùng, liên mỏ.
Thứ ba, thiếu các quy định về nội dung cải tạo, phục hồi môi trường và thẩm
định, phê duyệt nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực chế biến
khoáng sản. Theo Luật Khoáng sản năm 2010, khai thác khoáng sản là hoạt động
nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản, khai đào, phân loại, làm giàu và
hoạt động khác có liên quan. Như vậy, Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg thiếu quy định
về cải tạo và phục hồi môi trường cho các khu vực chế biến khoáng sản (công đoạn
phân loại và làm giàu khoáng sản) nằm trong hoặc ngoài ranh giới được phép khai
thác khoáng sản; Thiếu các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường cho loại hình
khai thác khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ, khai thác nước khoáng.
Thứ tư, là bất cập về xác định và quản lý tiền ký quỹ. Cách xác định khoản tiền
theo hệ số thời gian tại khoản 2 Điều 8 của Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg là không
chính xác và rất khó khăn để xác định khoản tiền ký quỹ vì thời gian trong báo cáo
đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường là thời gian dự tính trên cơ sở đánh giá
trữ lượng và thiết kế công suất khai thác của tổ chức, cá nhân, còn thời gian theo giấy
phép khai thác là thời gian đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dựa trên quy
hoạch khai thác, quy hoạch sử dụng đất của địa phương và nhu cầu khai thác của tổ
chức, cá nhân. Vì vậy, đối với những dự án đã có giấy phép khai thác khoáng sản thì
việc tính toán khoản tiền ký quỹ cần dựa vào thời gian trong giấy phép khai thác
10
khoáng sản. Quyết định 71/2008/QĐ-TTg chưa quy định rõ, không ràng buộc trách
nhiệm phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường nên nhiều tổ chức, cá nhân khai
thác khoáng sản đã lợi dụng, tuyên bố phá sản để không phải thực hiện việc cải tạo,
phục hồi môi trường, gây khó khăn cho các nhà quản lý trong khắc phục hậu quả.
Sự cần thiết ban hành Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2929/VPCP-
KTTH ngày 10/5/2011 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg, Bộ
TN&MT đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tiến hành đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện Quyết định
71/2008/QĐ-TTg và báo cáo tình hình ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ
chức cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn. Tổng hợp các ý kiến về những khó
khăn bất cập trong quá trình triển khai Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg, Bộ TN&MT
đã xây dựng định hướng, chỉnh sửa, bổ sung Quyết định phù hợp với thực tế.
Ngày 29/3/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
18/2013/QĐ-TTg. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2013 và thay thế
Quyết định 71/2008/QĐ-TTg. Quyết định đã quy định chi tiết việc cải tạo, phục hồi
môi trường và ký quỹ cải tạo môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyết định được áp dụng đối với
các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản và các tổ chức, cá nhân khác có
liên quan. Quyết định không áp dụng đối với vấn đề cải tạo, phục hồi môi trường
trong các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, nước khoáng và nước nóng thiên
nhiên.
2.1.3.2. Các quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường được quy định tại quyết
định số 18/2013/QĐ – TTg ngày 29/03/2013
a. Cải tạo, phục hồi môi trường
Cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi
trường, hệ sinh thái (đất, nước, không khí, cảnh quan thiên nhiên, thảm thực vật,...) tại
khu vực khai thác khoáng sản và các khu vực bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác
11
khoáng sản về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt
được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường và phục vụ các mục đích có lợi
cho con người.
Như vậy, để đảm bảo khắc phục được hậu quả ô nhiễm môi trường tại khu vực
khai thác, thì mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản
phải lập Đề án, Đề án bổ sung (nếu có) để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê
duyệt. Và phải đảm bảo cải tạo, phục hồi môi trường ngay trong quá trình khai thác.
Quy trình Lập, trình Đề án và Đề án bổ sung; Tổ chức thẩm định, phê duyệt Đề
án hoặc Đề án bổ sung được quy định rõ tại Điều 5 và Điều 6 trong Quyết định
18/2013/QĐ – TTg ngày 29/03/2013.
b. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là
việc tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nộp một khoản tiền vào Quỹ
bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường của địa phương nơi khai
thác khoáng sản (sau đây gọi chung là Quỹ bảo vệ môi trường) để đảm bảo công tác
cải tạo, phục hồi môi trường.
* Mục đích, nguyên tắc của việc ký quỹ
Mục đích của ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là để đảm bảo tổ chức, cá
nhân khai thác khoáng sản thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định
của pháp luật.
Nguyên tắc của việc ký quỹ:
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ
môi trường. Trong trường hợp địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản
chưa có Quỹ bảo vệ môi trường thì tổ chức, cá nhân phải ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi
trường Việt Nam.
- Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam.
12
- Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và được tính từ thời
điểm ký quỹ.
- Tổ chức, cá nhân chỉ được rút tiền lãi một lần sau khi có giấy xác nhận hoàn
thành toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường.
* Cách tính khoản tiền ký quỹ
- Tổng số tiền ký quỹ bằng tổng kinh phí thực hiện của các hạng mục công
trình cải tạo, phục hồi môi trường:
Tùy thuộc vào phương án cải tạo, phục hồi môi trường được lựa chọn, tổng dự
toán cải tạo, phục hồi môi trường (Mcp) bằng tổng các chi phí thực hiện các hạng mục
chính dưới đây:
Mcp = Mkt + Mbt + Mcn + Mxq + Mhc + Mk
Trong đó:
Mkt: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khai trường khai thác, bao gồm các
chi phí: san lấp, củng cố bờ moong trong tầng đất phủ, trong tầng đất, đá; xây dựng kè
hoặc đê bao, lập hàng rào, biển báo kiên cố xung quanh; trồng cây xung quanh và khu
vực khai trường; xây dựng các công trình thoát nước, xử lý nước; san gạt, phủ đất
màu; đối với mỏ khai thác hầm lò, chi phí lấp kín cửa đường lò, các lò nhánh (nếu cần
thiết) theo quy phạm khai thác hầm lò; lu lèn chống thấm và xây dựng hệ thống ngăn
ngừa, xử lý dòng thải axit mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng vật sulfua và các mỏ
có tính phóng xạ; tái tạo thảm thực vật, hệ sinh thái,...;
Mbt: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khu vực bãi thải đất đá, bãi thải
quặng đuôi, bao gồm các chi phí: san lấp mặt bằng, cắt tầng đảm bảo các yêu cầu an
toàn; xây dựng đê, kè chân tầng để đảm bảo an toàn, tránh trượt lở chân bãi thải; xây
dựng hệ thống thu gom nước trên mặt tầng và chân tầng; xử lý nước từ bãi thải trước
khi xả ra môi trường; lu lèn, chống thấm và xây dựng hệ thống ngăn ngừa, xử lý dòng
thải axit mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng vật sulfua và các mỏ có tính phóng xạ;
trồng cây trên mặt tầng, sườn tầng các bãi thải,...;
13
Mcn: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường mặt bằng sân công nghiệp, khu vực
phân loại, làm giàu, khu vực phụ trợ, bao gồm các chi phí: tháo dỡ các công trình,
thiết bị trên mặt bằng và vận chuyển đến nơi lưu chứa; xử lý chất thải và khu vực bị ô
nhiễm; san gạt tạo mặt bằng, phủ đất màu, trồng cây; xây dựng hệ thống thu gom,
thoát nước; tái tạo thảm thực vật, hệ sinh thái,...;
Mxq: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khu vực ngoài biên giới mỏ nơi bị
ảnh hưởng do hoạt động khai thác, bao gồm các chi phí: khắc phục suy thoái và phục
hồi môi trường, nạo vét, khơi thông các dòng suối, sông; duy tu, bảo dưỡng các tuyến
đường vận chuyển; trồng cây tái tạo lại hệ sinh thái, thảm thực vật tại các khu vực
xung quanh mỏ,...;
Mhc: Chi phí hành chính phục vụ cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường,
chi phí thiết kế, thẩm định thiết kế; chi phí dự phòng do phát sinh khối lượng, do trượt
giá; chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải; chi phí duy tu, bảo trì các công trình
cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường
(được tính bằng 10% tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường),...
Mk: Những khoản chi phí khác.
- Kinh phí thực hiện từng hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường
phải áp dụng đơn giá của địa phương tại thời điểm lập Đề án hoặc Đề án bổ sung.
Trường hợp địa phương không có đơn giá, định mức thì áp dụng theo quy định của
Bộ, ngành tương ứng hoặc theo địa phương cùng khu vực.
- Thời gian ký quỹ được xác định như sau:
+ Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản mới thì thời gian ký quỹ được xác
định theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản được phê duyệt.
+ Đối với các khu vực khai thác khoáng sản đã được cấp Giấy phép khai thác
thì thời gian ký quỹ xác định theo thời hạn còn lại của Giấy phép khai thác khoáng
sản.
14
+ Đối với trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn khai thác
khác với thời gian đã tính trong Đề án hoặc Đề án bổ sung được phê duyệt thì tổ chức,
cá nhân điều chỉnh nội dung và dự toán số tiền ký quỹ theo Giấy phép khai thác
khoáng sản được cấp và gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để xem xét, điều chỉnh.
* Phương thức ký quỹ
- Trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 03 (ba) năm
phải thực hiện ký quỹ một lần. Mức tiền ký quỹ bằng 100% (một trăm phần trăm) số
tiền được phê duyệt.
- Trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 03 (ba) năm
trở lên thì được phép ký quỹ nhiều lần và theo quy định như sau:
+ Số tiền ký quỹ lần đầu:
• Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 10 (mười) năm thì
mức ký quỹ lần đầu bằng 25% (hai mươi lăm phần trăm) tổng số tiền ký quỹ;
• Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 10 (mười) năm đến
dưới 20 (hai mươi) năm thì mức ký quỹ lần đầu bằng 20% (hai mươi phần trăm) tổng
số tiền ký quỹ;
• Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 20 (hai mươi) năm trở
lên thì mức ký quỹ lần đầu bằng 15% (mười lăm phần trăm) tổng số tiền ký quỹ.
+ Số tiền ký quỹ những lần sau được tính bằng tổng số tiền ký quỹ trừ đi số tiền
ký quỹ lần đầu, chia đều cho các năm theo dự án đầu tư được phê duyệt hoặc thời gian
còn lại theo Giấy phép khai thác khoáng sản.
- Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn việc ký quỹ một lần cho toàn bộ số tiền ký
quỹ.
* Trình tự, thủ tục ký quỹ, hoàn trả tiền ký quỹ
- Thời điểm thực hiện ký quỹ:
15
+ Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ lần
đầu trước khi đưa mỏ vào khai thác 30 (ba mươi) ngày.
+ Trường hợp ký quỹ nhiều lần, việc ký quỹ từ lần thứ hai trở đi phải thực hiện
trước ngày 30 tháng 01 của năm ký quỹ.
- Hồ sơ ký quỹ gồm:
+ Văn bản đề nghị ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân.
+ Quyết định phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung.
- Nguyên tắc hoàn trả tiền ký quỹ:
+ Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã nộp tiền ký quỹ theo quy định
được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ tiền ký quỹ.
+ Việc hoàn trả tiền đã ký quỹ được xác định theo khối lượng đã hoàn thành
của từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn của Đề án hoặc Đề án bổ sung đã
được phê duyệt và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận.
- Hồ sơ đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ gồm:
+ Văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
+ Giấy xác nhận hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ cải tạo, phục hồi môi
trường.
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày, Quỹ bảo vệ môi trường hoàn trả tiền ký quỹ
cho các tổ chức, cá nhân sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều
10 trong Quyết định số 18/2013/QĐ – TTg.
* Quản lý và sử dụng tiền ký quỹ
- Quỹ bảo vệ môi trường quản lý, sử dụng và hoàn trả tiền ký quỹ theo đúng
quy định của pháp luật.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ nhưng bị phá
sản thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung có trách nhiệm sử
dụng số tiền ký quỹ, bao gồm cả tiền lãi để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.
16
Tổ chức, cá nhân sau khi đã hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải
tạo, phục hồi môi trường theo Đề án hoặc Đề án bổ sung được phê duyệt thì lập Báo
cáo hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường, để đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm
tra, xác nhận. Nguyên tắc lập Báo cáo, nội dung Báo cáo và hồ sơ đề nghị kiểm tra
xác nhận hoàn thành nội dung cải tạo, phục hồi môi trường được quy định rõ tại Điều
12, Quyết định số18/2013/QĐ – TTg ban hành ngày 29/03/2013.
Việc kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường được thực
hiện do cơ quan phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung. Nguyên tắc, quy trình kiểm tra
xác nhận và nội dung kiểm tra được ghi rõ tại điều 13 trong Quyết định số
18/2013/QĐ – TTg.
Một số điểm mới của Quyết định số 18/2013/QĐ – TTg so với Quyết định số
71/2008/QĐ – TTg
Thứ nhất, Quyết định 18/2013/QĐ-TTg yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải thực
hiện cải tạo, phục hồi môi trường ngay trong quá trình khai thác khoáng sản. Ngoài ra,
đối với khai thác khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ, việc phục hồi môi trường
còn phải đảm bảo tuân thủ Luật Năng lượng nguyên tử và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Thứ hai, tổ chức, cá nhân tham gia khai thác khoáng sản phải lập Đề án cải
tạo, phục hồi môi trường hoặc Đề án bổ sung (thay thế cho Dự án cải tạo, phục hồi
môi trường theo quy định của Quyết định 71/2008/QĐ-TTg). Đề án và Đề án bổ sung
được lập, trình thẩm định cùng thời điểm với Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
hoặc cam kết BVMT.
Thứ ba, các đối tượng không phải lập Đề án gồm: Tổ chức, cá nhân đang khai
thác khoáng sản đã có Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt và đã ký
quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; Và các tổ chức, cá nhân khai thác vật liệu xây dựng
thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản.
Thứ tư, tổ chức sau khi đã hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo,
phục hồi môi trường theo Đề án hoặc Đề án bổ sung phải Báo cáo hoàn thành cải tạo,
17
phục hồi môi trường. Theo đó, các dự án có giấy phép khai thác khoáng sản dưới 3
năm phải lập Báo cáo và đề nghị xác nhận hoàn thành phục hồi môi trường Ì lần. Dự
án có giấy phép trên 3 năm có thể lập Báo cáo và đề nghị hoàn thành từng hạng mục
công trình theo Đề án đã được phê duyệt.
Thứ năm, các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện tham vấn ý
kiến cộng đồng sau khi đã cải tạo và phục hồi môi trường. Việc tham vấn cộng đồng
được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ký quỹ môi trường
2.2.1. Hệ thống cơ chế chính sách và Pháp luật
Hệ thống cơ chế chính sách và pháp luật về hoạt động ký quỹ môi trường ở
nước ta còn thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng và được quy định chưa chặt chẽ. Hoạt động
ký quỹ chưa được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, mới chỉ có
trong hoạt khai thác khoáng sản. Chưa có quy định với từng dự án riêng lẻ trong khi
trong thực tế hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra trên diện rộng, với quy mô lớn
liên vùng, liên mỏ, do nhiều tổ chức, cá nhân cùng khai thác. Đồng thời, trong công
tác cấp phép khai thác cũng còn nhiều bất cập như: sai quy hoạch, không đảm bảo
trình tự thủ tục; được cấp phép khi chưa đánh giá tác động môi trường, nộp thuế đất;
cấp phép tại khu vực chưa có quy hoạch thăm dò khai thác; cấp phép vượt quá diện
tích được cấp thẩm quyền phê duyệt...Trong hoạt động khai thác phổ biến nhất là vi
phạm trong việc chấp hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn khai thác mỏ; cam kết bảo vệ
môi trường; dẫn đến quản lý hoạt động ký quỹ không đem lại hiệu quả.
2.2.2. Sự quản lý của Nhà nước
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động ký quỹ môi trường ở Việt Nam còn
chưa được chú trọng và còn nhiều kẽ hở, nhiều địa phương chưa thành lập được Quỹ
bảo vệ môi trường, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy mô, loại hình tổ chức và
hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường ở các địa phương.
18
Công tác thẩm định dự án cải tạo, phục hồi môi trường và khoản tiền ký quỹ
liên quan đến nhiều ngành khác nhau trong khi đội ngũ cán bộ chuyên ngành môi
trường chưa đủ năng lực, kinh nghiệm nên gây khó khăn cho công tác thẩm định.
Công tác hậu kiểm như thanh tra kiểm tra chưa được chú trọng. Công tác giám
sát mới chỉ chú trọng đến việc “ký quỹ ” chứ chưa quan tâm đúng mức tới công tác
“giám sát cải tạo, phục hồi môi trường”. Mặt khác chế tài xử phạt vi phạm về lĩnh vực
môi trường nói chung và lĩnh vực khai thác khoáng sản nói riêng còn chưa đủ mạnh.
Mặt khác, nhận thức của cộng đồng về quyền lợi người dân khu vực có khai
thác khoáng sản còn thấp. Cộng đồng và các tổ chức xã hội tại địa phương có điểm
mỏ khoáng sản ít tham gia thực hiện vai trò giám sát thi hành pháp luật về bảo vệ môi
trường của các đơn vị khai thác trên địa bàn.
2.2.3. Bản thân doanh nghiệp
Ý thức của các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp còn chưa cao, thiếu trách nhiệm,
hoạt động không quan tâm đến hậu quả. Một số doanh nghiệp khi lập dự án xong
nhưng không thực hiện mà lại cho doanh nghiệp khác thuê lại dẫn đến đùn đẩy trách
nhiệm (những doanh nghiệp thuê lại dự án thường là những doanh nghiệp không đủ
năng lực về tài chính, năng lực chuyên môn, ngành nghề kinh doanh, ...).
Hầu hết, các dự án khai thác chế biến khoáng sản đều thực hiện lập đánh giá
tác động môi trường ( ĐTM) nhưng mang tính đối phó, hình thức, hợp lý hóa hồ sơ.
Các hạng mục BVMT đã cam kết trong Báo cáo ĐTM không được thực hiện, hoặc
thực hiện không đúng và đầy đủ.
Mặt khác doanh nghiệp luôn có xu hướng không tính toán hết các khoản chi
phí trong việc hạch toán mức tiền ký quỹ. Trên thực tế, doanh nghiệp thường đưa ra
con số thấp hơn nhằm giảm bớt số tiền phải ký gửi. Điều này có nghĩa là để rút khoản
tiền ký quỹ, doanh nghiệp phải chi phí một khoản tiền lớn hơn hoặc bằng khoản tiền
ký gửi.
19
Bởi vậy, việc rút lại khoản tiền ký quỹ môi trường không phải là động lực để
doanh nghiệp thực hiện hoàn thổ môi trường, nên ký quỹ môi trường không nên coi là
công cụ để đảm bảo cho việc hoàn thổ môi trường.
2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ký quỹ môi trường
Một là, cần hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về ký quỹ môi trường.
Cần mở rộng phạm vi sử dụng biện pháp ký quỹ môi trường hơn nữa đối với các
ngành dễ gây ô nhiễm môi trường như trong lĩnh vực khai thác rừng hay sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp xây dựng…. Việc
mở rộng áp dụng biện pháp ký quỹ môi trường còn tạo cơ sở để đảm bảo tài chính cho
hoạt động môi trường ở phạm vi rộng hơn, trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Số tiền
ký quỹ sẽ cao hơn chi phí phục hồi môi trường, nên các doanh nghiệp ngay từ đầu, khi
hoạch định kế hoạch dự án xây dựng, sẽ thiết kế, đầu tư sử dụng kỹ thuật công nghệ
để đảm bảo việc tác động đến môi trường là an toàn. Chắc rằng, nếu các doanh nghiệp
thiết lập được cơ cấu kỹ thuật và vận hành đúng với quy trình công nghệ sản xuất sạch
hơn thì chi phí này bỏ ra sẽ nhỏ hơn chi phí mà họ phải chịu để phục hồi môi trường
và khi đó, họ sẽ được nhận lại khoản tiền ký quỹ.
Hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng đầu tư khai thác khoáng sản manh
mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả; chỉ cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, có năng lực
quản lý và công nghệ hiện đại tham gia thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng
sản quan trọng và chiến lược.
Đồng thời cần tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và Quỹ bảo vệ môi
trường dựa trên việc bổ sung các quy định về thủ tục và tài sản ký quỹ, đẩy nhanh tiến
độ thẩm định và phê duyệt các dự án cải tạo phục hồi môi trường.
Hai là, Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà
nước và việc giám sát của nhân dân, các tổ chức chính trị-xã hội; ưu tiên quyền và lợi
ích hợp pháp của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản; đẩy mạnh công tác thanh
tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các hành
20
vi vi phạm. Chế tài phải đủ mạnh để xử lý các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi
trường do hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
Ba là, Quy định cụ thể cách tính toán khoản tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường đối với các trường hợp thời gian khai thác mỏ, theo giấy phép khác với thời
gian đã dự tính trong báo cáo đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường; quy
định cụ thể định mức tính toán cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường.
Bốn là, Bổ sung quy định về cải tạo, phục hồi môi trường chung cho các khu
vực khai thác khoáng sản có nhiều tổ chức, cá nhân cùng khai thác; quy trình, hạng
mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với từng loại hình khai thác; nội dung tham vấn
ý kiến cộng đồng cho công tác này; tính toán khoản tiền ký quỹ, hệ số trượt giá theo
thực tế...
Năm là, Đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản: Bồi dưỡng, nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ về pháp luật, kỹ thuật khai thác mỏ, an toàn lao động,
phòng chống cháy nổ, BVMT... cho giám đốc các doanh nghiệp, giám đốc điều hành
mỏ, đội ngũ công nhân kỹ thuật.
21
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Ký quỹ phục hồi môi trường cũng như ký quỹ trong khai thác khoáng sản để
đảm bảo nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động khai thác tài nguyên gây ra là
một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt khi đất nước ta
đang trong thời kỳ đổi mới, đã vào sân chơi chung WTO với thế giới. Tuy nhiên ký
quỹ chưa được áp dụng một cách đồng bộ mà mới chỉ được áp dụng trong lĩnh vực
khai thác khoáng sản. Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu chúng ta đạt
được trong ký quỹ khai thác khoáng sản thì việc thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi
môi trường trong khai thác khoáng sản theo Quyết định 71/2008/QĐ – TTg vẫn còn
vướng phải những bất cập và hạn chế, vì thế một điều tất yếu là Quyết định số
18/2013/QĐ – TTg đã ra đời. Hiện nay, tất cả quy trình, quy định về ký quỹ môi
trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản được quy định rõ tại quyết định này.
Để khắc phục được những tồn tại hạn chế trong lĩnh vực này, yêu cầu đặt ra là
cần phải có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện hơn, quy định rõ ràng
hơn; Cần có sự phối hợp chặt chẽ từ Trung Ương tới địa phương trong công tác thẩm
định, phê duyệt cũng như thanh tra giám sát hoạt động khai thác; Đồng thời nâng cao
tinh thần, ý thức trách nhiệm của công ty, doanh nghiệp, đơn vị khai thác hơn nữa.
3.2. Kiến nghị
* Đối với Đảng và Nhà nước
Cần hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ký quỹ môi trường
cũng như trong hoạt động ký quỹ cải tạo, phục hồi đối với lĩnh vực khai thác khoáng
sản. Đồng thời, cần có những văn bản hướng dẫn thi hành Luật cụ thể, chi tiết cũng
như cần có sự giám sát, thanh tra thường xuyên liên tục để hoạt động ký quỹ đem lại
hiệu quả trong vấn đề BVMT.
* Đối với Doanh nghiệp – Chủ thể khai thác
22
Cần nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân với vấn đề BVMT thông qua
việc thực hiện ký quỹ cũng như thực hiện tốt các biện pháp cải tạo, phục hồi môi
trường nơi tiến hành khai thác tài nguyên.
* Đối với cộng đồng dân cư
Cần nâng cao sự giám sát của cộng đồng dân cư đối với hoạt động cải tạo, phục
hồi môi trường của các doanh nghiệp khai thác.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.“Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản”.
Có thể download tại:
cai-tao-phuc-hoi-moi-truong-doi-voi-hoat-dong-khai-thac-khoang-san-
vb66456t17.aspx
2. “Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với
hoạt động khai thác khoáng sản”. Có thể download tại:
moi-truong-vb180085.aspx
3. Sơn Ca (2011), “Ký quỹ môi trường: Giải pháp về tài chính bảo vệ môi trường”,
Bài viết chuyên mục Xã hội trên Báo điện tử của Đảng bộ tỉnh Gia Lai. Nguồn:
chinh-bao-ve-moi-truong-2114304/, ngày truy cập Thứ Tư, 25/12/2013, 15:39
[GMT+7]
4. ThS. Nguyễn Ngọc Anh Đào - Khoa Luật - Đại học Đà Lạt (2013), “Thực hiện
pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường”. Có thể download tại:
5. ThS. Nguyễn Hoài Đức - Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường ( 2013), “
Một số quy định mới về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cả tạo, phục hồi môi
trường”. Có thể download tại:
24
moi-truong-va-ky-quy-cai-tao-moi-truong-doi-voi-hoat-dong-khai-thac-khoang-
san-vn-n-1617-0.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_ky_quy_moi_truong_6209.pdf